Buổi thảo luận Trách nhiệm dân sự
Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án và quy định hiện hành liên quan đến lỗi của người có quyền?
TL: Ở vụ việc này các bên đều có lỗi trong việc để mất chiếc xe máy: bên bị đơn không trông coi cẩn thận và bên nguyên đơn chủ quan.Do vậy, nếu quy hết trách nhiệm về phía bi đơn là hoàn toàn không đúng nên việc tòa án chỉ buộc bên bị đơn bồi thường 60% giá trị xe máy là hoàn toàn hợp tình hợp lí.
Trong các điều luật trong BLDS hiên nay vẫn chưa quy định rõ ràng, chi tiết về việc xử lí đối với lỗi của bên có quyền, có chăng đó chỉ mới là những quy định đi kèm theo sau mà thôi.Thiết nghĩ, chúng ta cần xây dựng những điều luật cụ thể, rõ ràng cho từng trường hợp để hệ thống pháp luật của nước ta ngày càng hiệu quả hơn trong việc xử lí cãc tranh chấp, mâu thuẫn trong cuộc sống hàng ngày
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 5335 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Buổi thảo luận Trách nhiệm dân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BUỔI THẢO LUẬN THỨ 3: TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
Vấn đề 1: Buộc tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng:
1/ Đoạn nào của bản án cho thấy hợp đồng trong tranh chấp trên có hiệu lực pháp luật?
Trả lời(TL): Xét hợp đồng chuyển nhượng sử dụng đất lập ngày 14/02/2006 giữa bên chuyển nhượng là ông Nguyễn Sô với bên nhận chuyển nhượng là chị Nguyễn Thị Hoài (hợp đồng giả cách) đã được UBND xã La Kênh, thành phố Pleiku chứng thực, do đã thực hiện đầy đủ các thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất và nghĩa vụ tài chính đối với lô đất nêu trên nên ngày 16/05/2005 UBND thành phố Pleiku đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AD 648237 mang tên chị Nguyên Thị Hoài. Như vậy, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 14/02/2006 được ký kết giữa vợ chồng anh Lục chị Thủy với anh Trung chị Hoài ghi tên bên chuyển nhượng là ông Nguyễn Sô và bên nhận chuyển nhượng là chị Nguyễn Thị Hoài đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sư dụng đất mang tên chị Ngyuễn Thị Hoài nên đây là hợp đồng có hiệu lưc.
2/ Đoạn nào của bản án cho thấy bên bán không muốn tiềp tục thực hiện đúng hợp đồng?
TL: Sau khi lô đất trên đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên chị Hoài, vợ chồng tôi đem giấy này đến nhf chị Hoài để giao. Tuy nhiên trong khi vợ chồng tôi đếm tiền, vợ chồng Trung-Hoài xem bìa đỏ thì thấy phần ghi chú có ghi” đất nằm trong khu QH an ninh-quốc phòng và rừng phòng hộ đầu nguồn” thì họ bảo vợ chồng tôi lừa bán đất quy hoạch không xây dựng được nha, sau đó họ nói không mua nửa và đòi lại tiền đặt cọc. Vợ chồng tôi nói khi nào làm xongg giấy sang nhượng lại và khấu trừ chi phí làm giấy tờ đất thì sẽ trả lại cho họ.
Nay phía nguyên đơn yêu cầu phải tiếp tục thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất chúng tôi không đồng ý mà chỉ chấp nhận trả lại cho họ số tiền đặt cọc là 13.000.000đ.
3/ Đoạn nào của bản án cho thầy tòa án buộc bên bán tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng?
TL: Buộc anh Trương Quốc Lục và chị Hoàng Thị Thủy phải thực hiện nghĩa vụ giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AD648237 do UBND thành phố Pleiku cấp ngày 16/05/2006 mang tên chị Nguyễn Thị Hoài và diện tích đất 660m2( 6m x 110m), thuộc thửa đất số 344, tờ bản đồ số 02, vị trí lô đất tại thôn Larôc, xã La kênh( nay là xã Chưhdrông), thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Đất có tứ cận như sau:
-Đông giáp quốc lộ 14.
-Tây giáp đường lộ 2.
-Nam giáp đất ông Bình.
-Bắc giáp đất ông Sô.
Cho chị Nguyễn Thị Hoài và anh Nguyễn Trọng Trung.
4/ Có quy định nào cho phép Tòa án buộc bên bán tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng trên không?
TL: Theo điều 699 và điều 702 BLDS năm 2005 thì bên chuyển nhượng phải tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng và bên nhận chuyển nhượng có quyền yêu cầu bên chuyển nhượng phải tiếp tục thực hiện hợp đồng.
5/ Suy nghĩ cua anh/chị về hứơng giải quyết của Toà án?
TL: Việc tòa án buộc bên bán tiếp tục thực hiện đồng chuyển nhượng của mình là hoàn toàn phù hợp với những quy định của pháp luật. Vì ở đây, bên bán đã có lỗi khi không chịu giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bên mua khi họ giao đủ tiền và cũng không chứng minh được lí do vì sao không chịu giao giấy tờ cho bên mua.
6/ Theo bản án, kể từ thời điểm bên bán yêu cầu bên mua thanh toán tiền chuyển nhượng, bên mua có phải chịu thêm một khoản tiền nào nữa không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?
TL: Theo bản án, ở phiên tòa phúc thẩm kể từ thời điểm bên bán yêu cầu bên thanh toán tiền chuyển nhượng, bên mua phải chịu thêm một khoản tiền lãi chậm trả.
Đoạn: “Kể từ ngày anh Lục chị Thủy có đơn yêu cầu thi hành án cho đến khi thi hành xong khoản tiền trên hàng tháng chị Hoài anh Trung còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm thi hành án ”.
7/ Theo bản án, kể từ thời điểm bên mua yêu cầu bên bán tiến hành giao tài sản, bên bán có phải chịu thêm một khoản tiền nào nữa không?
TL: Theo bản án, ở phiên tòa sơ thẩm kể từ thời điểm bên mua yêu cầu bên bán thi hành án và phải trả tiền lãi nếu chậm thực hiện nghĩa vụ giao đất và giấy tờ nhà đất.
Đoạn: “Ngoài ra án sơ thẩm còn tuyên quyền kháng cáo, nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm, chi phí định giá và các khoản tiền lãi của số tiền chậm trả theo mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng công bố tương ứng với thời gian châm trả tại thời điểm thanh toán cho các bên đương sự.” và đoạn: “Xét kháng nghị của viện kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai về việc đối với khoản tiền 107.000.000đ mà phía nguyên đơn chị Hoài anh Trung phải trả cho phía bị đơn anh Lục chị Thủy nhưng án sơ thẩm lại tuyên lãi chậm trả trong quá trình thi hành án khi chị Hoài, anh Trung co đơn yêu cầu thi hành án”
8/ Suy nghĩ của anh chị về câu trả lời cho hai câu hỏi vừa nêu trên?
TL: Ở bản án sơ thẩm, do tòa án nhận định sai về quan hệ pháp luật dân sự giữa hai bên là “tranh chấp về thực hiện nghĩa vụ dân sự” và tòa án nhận thấy rằng bên bị đơn đã có lỗi vì không thực hiện nghĩa vụ giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bên nguyên đơn khi họ giao tiền và đã buộc bên bị đơn phải trả lãi nếu chậm thi hành án sau khi bên nguyên đơn có đơn yêu cầu thi hành án.
Còn ở phiên tòa phúc thẩm, sau khi nghiên cứu kĩ bản án và đơn khang nghị của viện kiểm sát, tòa phúc thẩm đã nhận định lại quan hệ pháp luật dân sự ở đây là “tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” nên các bên đều có quyền và nghĩa vụ đối với nhau, và một khi bên nào không thực hiện nghĩa vụ thì phải chịu tráh nhiệm về phần mình. Nên tòa phúc thẩm đã tuyên: “Kể từ ngày anh Lục chị Thủy có đơn yêu cầu thi hành án cho đến khi thi hành xong khoản tiền trên hàng tháng chị Hoài anh Trung còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm thi hành án ” là hoàn toàn hợp lí.
Vấn đề 2: Phạt vi pham hợp đồng
1/ Trong Quyết định của Trọng tài, mức phạt vi pham hợp đồng được giới hạn như thế nào?
TL: Theo quyết định của trọng tài thì mức phạt không được vượt quá 8% giá trị của hợp đồng. Cụ thể: “Mức phạt hợp đồng trong trường hợp này được xác định căn cứ theo quy định của Luật thương mại Việt Nam năm 2005 là 8% giá trị của hợp đồng.”
2/ So với văn bản, mức giới hạn phạt vi phạm trong Quyết định có thuyết phục không? Vì sao?
TL: So với văn bản, mức giới hạn phạy vi phạm trong Quyết định là không thuyết phục.
Vì theo văn bản tại khoản 2 điều 422 BLDS năm 2005 quy định: “Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận”. Tuy nhiên vì đây là hợp đồng thương mại nên ở đây Luật thương mại đóng vai trò chủ đạo trong việc xử án.
3/ Trong pháp luật dân sự và pháp luật thương mại, phạt vi phạm hợp đồng có được kết hợp với bồi thường thiệt hại không nếu các bên không có thỏa thuận về vấn đề này? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
TL: Trong pháp luật dân sự không bắt buộc phải có phạt vi phạm hợp đồng kết hợp với bồi thường thiệt hại khi các bên không có thỏa thuận về vấn đề này và nều các bên không thỏa thuận bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm chi phải nộp tiền phạt vi phạm.Cụ thể là ở khoản 3 điều 422 BLDS năm 2005.
Còn ở trong pháp luật thương mại thì khi các bên có thỏa thuận phạt khi vi phạm hợp đồng thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật thương mại có quy định khác. Cụ thể là khoản 2 điều 307 Luật thương mại.
4/ Trong Quyết định trọng tài, phạt vi phạm có được kết hợp với bồi thượng thiệt hại không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
TL: Trong quyết định trọng tài. Phạt vi phạm có được kết hợp với bồi thường thiệt hại.
Cụ thể đoạn: “HĐTT cho rằng có thể xét bồi thường hiệt hại thực tế cho Nguyên đơn, song tổng mức bồi thường thiệt hại và khoản phạt vi phạm sẽ không được cao quá 30% giá trị hợp đồng”.
5/ Điểm giống và khác nhau giữa phạt vi phạm hợp đồng và bồi thượng thiệt hại do không thực hiện đúng hợp đồng?
TL: + Giống nhau:
- Cả hai đều có thể áp dụng khi có một bên vi phạm các điều khoản trong hợp đồng.
- Mục đích của việc áp dụng phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại là để bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của bên bị vi phạm.
+ Khác nhau:
Phạt vi phạm hợp đồng
Bồi thường thiệt hại
- Phạt vi phạm đó là sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng. Vì vậy nếu không có thỏa thuận của các bên về phạt vi phạm thì biện pháp này không được áp dụng.
- Phạt vi phạm là một chế tài có thể áp dụng không cần quan tâm đến thiệt hại thực tế.
- Bồi thường thiệt hại do không thực hiện đúng hợp đồng được áp dụng ngay cả khi không có thỏa thuận.
- Chỉ áp dụng khi có tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
6/ Theo văn bản, khoản tiền do kết hợp phạt vi phạm hợp đồng với bồi thượng thiệt hại có bị giới hạn không? Vì sao?
TL: Theo văn bản, khoản tiền vi phạm hợp đồng kết hợp với bồi thường thiệt hại không bị giới hạn, Vì đây là quan hệ pháp luật dân sự nên các bên đều có quyền thương lượng với nhau về các vấn đề trong hợp đồng và đã là thương lượng rồi thì các bên tự ràng buộc lẫn nhau như thế nào là việc của họ miễn sao không vi pham pháp luật là được.
7/ Trong Quyết định trọng tài, khoản tiền do kết hợp vi phạm và bồi thượng thiệt hại có bị giới hạn không? Suy nghĩ của anh/chị về giải pháp trong Quyết định về vấn đề này.
TL: Trong Quyết định trọng tài, khoản tiền do kết hợp vi phạm và bồi thượng thiệt hại có bị giới hạn.
Như đã trình bày ở trên đây là hợp đồng thương mại nên toa án đã áp dụng các quy định của luật thương mại để xử lí vi phạm là hoàn toàn hợp lí. Tuy nhiên, việc HĐTT giới hạn mức phạt vi pham và bồi thường thiệt hại là 30% thì tôi tháy chưa thật sự hợp lí. HĐTT đưa ra lí do là các bên đã thỏa thuận với nhau mức bồi thường thiệt hại tối đa là 30% nên việc cho phép bồi thường mức cao hơn sẽ tạo bất ngờ cho bị đơn. Điều đó theo em là không đúng, vì theo như hợp đồng 30% này là tiền phạt vì vi phạm hợp đồng chứ không phải là bồi thường thiệt hại, và về phia bị đơn cũng không đưa ra được chứng cứ để giải thích việc chậm xếp dỡ hàng hóa của mình. Nên phía bị đơn có lẽ cũng đã thấy trước là minh sẽ bị phạt và phải bồi thường cho phía nguyên đơn, dẫn đến là họ sẽ không bất ngờ như là HĐTT đã nhận định. Do vậy cần phải kết hợp với mức thiệt hại thực tế đã xảy ra đối với phía nguyên đơn và các điều khoản ghi trong hợp đồng để đưa ra mức tiền phạt thì hợp lí hơn.
8/ Suy nghĩ của anh/chị về khả năng của Tòa án được quyền giảm mức phạt vi phạm hợp đồng khi mức phạt quá cao so với thiệt hại thực tế.
TL: Theo em, không phải nhất thiết mọi trường hợp tòa án đều được quyền giảm mức phạt vi phạm khi mức phạt quá cao so với thực tế. Vì đây là các giao dịch dân sự và các bên đã thương lương và thống nhất các điều khoản với nhau, do vậy họ có nghĩa vụ phải thực hiện những điều khoản đã kí(bút sa gà chết). Nếu như tòa án can thiệp quá sâu vào những điều đó thì vô hình chung đã xâm phạm vào quyền tự do ý chí cuả các bên. Do vậy, phải xét đến từng trường hợp cụ thể để giải quyết, trong các hợp đồng thương mại thi tòa án có thể áp dụng Luật thương mại để giải quyết còn trong các hợp đồng khác thì tòa án nên vừa xem xét thực tế vừa xem xét đến nguyện vọng của các bên đương sự để giải quyết cho phù hợp.
Vấn đề 3: Sự kiện bất khả kháng
1/ Số hàng trên có bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng không? Phân tích các điều kiện hình thành sự kiện bất khả kháng với tình huống trên.
TL: Số hàng trên bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng. Vì:
+ Thứ nhất, chuyến hàng trên bị hư hỏng do tàu bị gió lốc nhấn chìm, đây là sự kiện khách quan vì nó là một hiện tượng tự nhiên không nằm trong ý chí chủ quan của con người.
+ Thứ hai vì đây là hiện tượng tự nhiên nên anh Văn không thể biết được là lúc nào nó sẽ xảy ra(sự kiện không lường trước được).
+ Thứ ba vì tàu bị chìm nên anh Văn không thể cứu được số hàng hóa trên tàu(không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng hết các biện pháp cần thiết và khả năng cho phép).
2/ Nếu hàng bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng, anh Văn có phải bồi thường cho anh Bình về việc hàng bị hỏng không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
TL: Anh Văn không phải bồi thường cho anh Bình về việc hàng bị hỏng vì hàng hóa bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng.
Cơ sở pháp lý:
+ Khoản 2 điều 302 BLDS năm 2005: “Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ dân sự do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc theo quy định của pháp luật”.
+ Khoản 3 điều 546 BLDS năm2005: “Trong trường hợp bất khả kháng dẫn đến tài sản vận chuyển bị mất mát, hư hỏng hoặc bị hủy hoại trong quá trình vận chuyển thì bên vận chuyển không phải bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luậtcó quy định khác”.
3/ Nếu hàng hư hỏng do sự kiện bất khả kháng và anh Văn thỏa thuận bồi thường cho anh Bình giá trị hàng bị hư hỏng thì anh Văn có được yêu cầu Công ty bảo hiểm thanh toán khoản tiền này không? Tìm câu trả lời nhìn từ góc độ văn bản và thực tiễn xét xử.
TL: Nếu hàng hư hỏng do sự kiện bất khả kháng và anh Văn thỏa thuận bồi thường cho anh Bình giá trị hàng bị hư hỏng thì anh Văn được quyền yêu cầu Công ty bảo hiểm thanh toán khoản tiền này.
Từ gốc độ văn bản, theo khoản 1 điều 580 BLDS năm 2005, anh Văn có quyền yêu cầu công ty bảo hiểm thanh toán khoản tiền này.
Thực tiễn xét xử, nếu xảy ra trường hợp hàng hóa hư hỏng, mất mát do sự kiện bất khả kháng, nếu các bên không thỏa thuận bồi thương cho nhau thì tòa án sẽ bác bỏ yêu cầu buộc phía công ty bảo hiểm trả tiền bảo hiểm hoặc trả lại tiền cho bên mua bảo hiểm khi đã trả cho phía có hàng hóa bị hư hỏng, mất mát. Vì theo quy định tại tại khoản 2 điều 302 và khoản 3 điều 546 thì bên nhận chuyển nhượng không phải bồi thường thiệt hại nếu không có lỗi, anh đã không phải bồi thường thiệt hại thì không có quyền bắt buộc bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho anh được.Còn nếu các bên có thõa thuận sẽ bồi thường thiệt hại cho nhau thì khi có yêu câu bên bảo hiểm trả tiền bảo hiểm thì phía tòa ấn sẽ chấp nhận.
Vấn đề 4: Lỗi của bên có quyền
1/ Ai là bên giữ xe và ai là bên gửi xe trong vu việc trên?
TL: Ông Trần Văn Tuyến là bên giữ xe và ông Nguyễn Văn Hưng là bên gửi xe trong vụ việc trên.
2/ Xe bị mất trên trị giá bao nhiêu tiền? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?
TL: Xe bị mất trên trị giá 10.000.000đ.
Đoạn: “ Ông yêu cầu chủ quán là ông Trần Văn Tuyên bồi thường trị giá xe 10.000.000 đồng”; “Người có nghĩa vụ liên quan trình bày: xe Wave alpha biển số 84H2-7781 là của ông, ngày 02/6/2006 ông đã cho ông Nguyễn Văn Hưng mượn và xe bị mất nên ông yêu cầu ông Trần Văn Tuyên bồi thường 10.000.000 đồng”.
3/ Đoạn nào của văn bản cho thấy bên gửi xe không được bồi thường toàn bộ thiệt hại?
TL: “ Ông yêu cầu chủ quán là ông Trần Văn Tuyên bồi thường trị giá xe 10.000.000 đồng”; “Người có nghĩa vụ liên quan trình bày: xe Wave alpha biển số 84H2-7781 là của ông, ngày 02/6/2006 ông đã cho ông Nguyễn Văn Hưng mượn và xe bị mất nên ông yêu cầu ông Trần Văn Tuyên bồi thường 10.000.000 đồng”.
4/ Vì sao Tòa án chỉ cho bên gửi xe được bồi thường một phần thiệt hại? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?
TL: Vì trong việc làm mất xe thì cả bên gửi xe và bên giữ xe đều có lỗi vì không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.
Đoạn: “Xét ông Hưng cũng có trách nhiệm khi phát hiện và nghi ngờ xe bị người lạ tới lấy xe và hỏi lớn xe của ai nhưng ông Hưng không ra nhìn nhận, như vậy ông Hưng cũng có 01 phần lỗi nên Tòa án sơ thẩm chấp nhận 01 phần yêu cầu nguyên đơn buộc ông Tuyên bồi thường 60% theo yêu cầu nguyên đơn là có cơ sở”.
5/ Lý do để Tòa án chỉ cho bên gửi xe được bồi thường một phần thiệt hại có được quy định trong BLDS không? Vì sao?
TL: Lý do để Tòa án chỉ cho bên gửi xe được bồi thường một phần thiệt hại không được quy định trong BLDS.
Vì theo khoản 2 điều 605 BLDS quy định: “Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường thiệt hại nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình”, khoản 4 điều 562: “Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất mát, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng”, khoản 3 điều 302: “Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền”, và ở đây bị đơn đều không rơi vào các trường hợp trên.
6/ Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án và quy định hiện hành liên quan đến lỗi của người có quyền?
TL: Ở vụ việc này các bên đều có lỗi trong việc để mất chiếc xe máy: bên bị đơn không trông coi cẩn thận và bên nguyên đơn chủ quan.Do vậy, nếu quy hết trách nhiệm về phía bi đơn là hoàn toàn không đúng nên việc tòa án chỉ buộc bên bị đơn bồi thường 60% giá trị xe máy là hoàn toàn hợp tình hợp lí.
Trong các điều luật trong BLDS hiên nay vẫn chưa quy định rõ ràng, chi tiết về việc xử lí đối với lỗi của bên có quyền, có chăng đó chỉ mới là những quy định đi kèm theo sau mà thôi.Thiết nghĩ, chúng ta cần xây dựng những điều luật cụ thể, rõ ràng cho từng trường hợp để hệ thống pháp luật của nước ta ngày càng hiệu quả hơn trong việc xử lí cãc tranh chấp, mâu thuẫn trong cuộc sống hàng ngày.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai thao luan thu 3.doc