Những nội dung cần sửa đổi, bổ sung pháp luật giống cây trồng

Công nhận giống cây trồng mới Thứ nhất, cần bổ sung điều kiện về việc đánh giá sâu bệnh nhân tạo đối với một số loại bệnh hại chính, các thí nghiệm đánh giá về tính thích ứng và phản ứng với điều kiện bất lợi trước khi công nhận chính thức giống cây trồng mới, đặc biệt đối với cây lúa Thứ hai, sửa đổi một số nội dung về công tác khảo nghiệm và công nhận giống cây trồng mới cho phù hợp với điều kiện thực tế như: khảo nghiệm cơ bản, khảo nghiệm sản xuất, khảo nghiệm DUS, sản xuất thử, thời gian, diện tích quy định công nhận giống cây trồng mới. Thứ ba, yếu tố quan trọng trong việc công nhận cây trồng mới là đơn vị có chức năng tham gia quá trình sản xuất giống cây trồng mới được thể hiện trong Điều 36 Pháp lệnh 2004. Tuy nhiên, pháp luật chưa làm rõ những điều kiện đối với các loại doanh nghiệp tham gia lĩnh vực sản xuất giống cây trồng như: mặt bằng, đất đai, nhà xưởng, kho tàng và trang thiết bị, nguồn nhân lực mang tính định lượng cụ thể từng tiêu chuẩn đối với từng loại giống cây trồng, nhằm giảm thiểu tình trạng các cơ quan quản lý cấp giấy phép kinh doanh đối với các đơn vị chưa đủ điều kiện cả về nguồn nhân lực lẫn cơ sở vật chất, dẫn đến giống cây trồng mới không đảm bảo chất lượng, làm thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 125 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những nội dung cần sửa đổi, bổ sung pháp luật giống cây trồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
51 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 05(333) T3/2017 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 1. Một số bất cập trong các quy định của pháp luật về giống cây trồng 1.1 Về công bố chất lượng giống cây trồng Việc công bố chất lượng giống cây trồng được quy định tại Điều 45 Pháp lệnh 2004. Theo đó, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng khi công bố chất lượng phù hợp tiêu chuẩn phải dựa vào một trong các căn cứ sau đây: NHÛÄNG NÖÅI DUNG CÊÌN SÛÃA ÀÖÍI, BÖÍ SUNG PHAÁP LUÊÅT GIÖËNG CÊY TRÖÌNG Lê Ngọc Thạnh* Lê Thị Hằng** * ThS. Trường Đại học Lao động - Xã hội (CS. II, TP. Hồ Chí Minh). ** KS. Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk. Thông tin bài viết: Từ khoá: Pháp lệnh giống cây trồng, công bố, thanh tra, công nhận giống cây trồng mới. Lịch sử bài viết: Nhận bài: 17/04/2016 Biên tập: 19/07/2016 Duyệt bài: 15/12/2016 Article Infomation: Keywords: The Ordinance on Varieties, publication, inspection, new plant variety certification. Article History: Received: 14 Apr. 2016 Edited: 19 Jul. 2016 Approved: 15 Dec. 2016 Tóm tắt: Sau khi Pháp lệnh Giống cây trồng được Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành năm 2004 (Pháp lệnh 2004), nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được Chính phủ, Bộ chuyên ngành xây dựng nhằm hướng dẫn thi hành, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và tổ chức, triển khai thực hiện việc sản xuất, kinh doanh giống cây trồng. Tuy nhiên vẫn còn một số điểm bất cập, chưa tương thích trong hệ thống pháp luật như công bố chất lượng giống cây trồng, thanh tra giống cây trồng và công nhận giống cây trồng mới. Bài viết phân tích, đánh giá và đề xuất một số nội dung cần sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh 2004 nhằm góp phần hoàn thiện một số quy định pháp luật có liên quan trong lĩnh vực này. Abstract: Since the Ordinance on Varieties approved by the Standing Committee of the National Assembly in 2004 (The Ordinance of 2004), several legal regula- tions have been developed by the Government, the specialized ministries as implementation guidelines for the government administration and organiza- tion and implementation of the production, business of varieties. However there are still some shortcomings, inconsistencies in the legal regulation sys- tem, such as publication of the seed quality, seed inspection, new plant variety certification. The article provides analysis, evaluation and suggestion of amendments and supplements to The Ordinance of 2004 to complete some legal provisions relevant in this field. 52 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 05(333) T3/2017 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT Thứ nhất, kết quả chứng nhận chất lượng của cơ sở kiểm định, kiểm nghiệm đối với giống cây trồng có trong danh mục giống cây trồng phải được chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam của Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc tiêu chuẩn ngành do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) ban hành. Thứ hai, kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân hoặc kết quả đánh giá của cơ sở kiểm định, kiểm nghiệm đối với giống cây trồng không có trong danh mục giống cây trồng phải được chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn ngành như đã nêu trên. Thứ ba, trình tự và thủ tục công bố chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn phải thực hiện theo quy định của pháp luật về chất lượng hàng hoá. Như vậy, pháp luật hiện hành chưa quy định về thời gian và hiệu lực của giống cây trồng đã được công bố để các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, cũng như cơ quan nhà nước có thẩm quyền và người sử dụng tiện trong việc áp dụng. 1.2. Thanh tra giống cây trồng và thẩm quyền quản lý có liên quan đến giống cây trồng 1.2.1. Thanh tra giống cây trồng Về thanh tra giống cây trồng, Điều 48 Pháp lệnh 2004 quy định: - Thanh tra giống cây trồng là thanh tra chuyên ngành. - Tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành giống cây trồng theo quy định của pháp luật về thanh tra. Bên cạnh đó, pháp luật về thanh tra chuyên ngành có một số nội dung liên quan: Thứ nhất, các đơn vị được giao chức năng thực hiện thanh tra chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là: Tổng cục Thủy lợi; Tổng cục Lâm nghiệp; Tổng cục Thủy sản; Cục Thú y; Cục Bảo vệ thực vật; Cục Trồng trọt; Cục Chăn nuôi; Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn; Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối. Ngoài ra, pháp luật cũng quy định một số Chi cục thuộc Sở, Chi cục thuộc Cục và tương đương được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành như: Chi cục về bảo vệ thực vật, thú y, thủy sản, quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, thủy lợi, đê điều, lâm nghiệp, phát triển nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn1. Thứ hai, thời hạn thanh tra của Đoàn thanh tra chuyên ngành được quy định như sau: Một là, cuộc thanh tra chuyên ngành do Thanh tra bộ, Tổng cục, Cục thuộc Bộ tiến hành không quá 45 ngày; trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày; Hai là, cuộc thanh tra chuyên ngành do Thanh tra sở, Chi cục thuộc Sở tiến hành không quá 30 ngày; trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày. Ba là, thời hạn của cuộc thanh tra được tính từ ngày công bố quyết định thanh tra đến ngày kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra. Bốn là, việc kéo dài thời hạn thanh tra do người ra quyết định thanh tra chuyên ngành quyết định2. 1 Chính phủ (2012), Nghị định 07/2012/NĐ-CP Quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành; Khoản 6 Điều 6, Khoản 6 Điều 8. 2 Chính phủ (2012), Tlđd, Điều 16. 53 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 05(333) T3/2017 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT Tất nhiên, pháp luật chỉ khống chế thời hạn tối đa của một cuộc thanh tra chuyên ngành, không quy định thời gian tối thiểu. Như vậy việc kết thúc sớm hay đến ngưỡng tối đa của thời hạn thanh tra chuyên ngành hoàn toàn phụ thuộc vào đối tượng thanh tra, diễn biến của sự việc thanh tra và cả ý chí của những người làm công tác thanh tra nữa. Tuy nhiên, với hàng loạt thủ tục như: ra quyết định thành lập Đoàn Thanh tra chuyên ngành; đoàn Thanh tra xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra của Đoàn thanh tra; Trưởng đoàn Thanh tra phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra; Trưởng đoàn Thanh tra xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo; Trưởng đoàn Thanh tra thông báo việc công bố quyết định thanh tra chuyên ngành; Trưởng đoàn Thanh tra công bố quyết định thanh tra chuyên ngành; Đoàn Thanh tra thu thập thông tin tài liệu, đánh giá việc chấp hành chính sách, pháp luật; Trưởng đoàn Thanh tra báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành; Trưởng đoàn Thanh tra báo cáo kết quả thanh tra chuyên ngành; Trưởng đoàn Thanh tra xây dựng kết luận thanh tra chuyên ngành; Người có thẩm quyền ra quyết định thanh tra ban hành Kết luận thanh tra chuyên ngành; Người ra kết luận thanh tra có trách nhiệm thực hiện việc công khai kết luận thanh tra chuyên ngành3; thì rõ ràng là, khó có thể kết thúc nhanh chóng cuộc thanh tra chuyên ngành được. 1.2.2. Thẩm quyền quản lý có liên quan đến giống cây trồng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã quy định một số nội dung về phân công và thẩm quyền quản lý vật tư nông nghiệp; trong đó có nội dung phân công cơ quan đầu mối quản lý chuyên ngành việc khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm nghiệm, công nhận, đăng ký lưu hành vật tư nông nghiệp như sau: (i) Tổng cục Thủy sản tiếp nhận, thẩm định, xử lý hồ sơ về giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản; (ii) Tổng cục Lâm nghiệp tiếp nhận, thẩm định, xử lý hồ sơ về giống cây lâm nghiệp; (iii) Cục Chăn nuôi tiếp nhận, thẩm định, xử lý hồ sơ về giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, bao gồm cả chất kích thích sinh trưởng dùng trong chăn nuôi; (iv) Cục Trồng trọt tiếp nhận, thẩm định, xử lý hồ sơ về giống cây trồng nông nghiệp chính; (v) Cục Bảo vệ thực vật tiếp nhận, thẩm định, xử lý hồ sơ về thuốc bảo vệ thực vật, bao gồm cả chất điều hòa sinh trưởng đối với cây trồng; (vi) Cục Thú y tiếp nhận, thẩm định, xử lý hồ sơ về thuốc thú y 4. Như vậy, chỉ có hai cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được Bộ trưởng ủy quyền quản lý nhà nước trên lĩnh vực giống cây trồng là Tổng cục Lâm nghiệp và Cục Trồng trọt. Về mặt lý luận, các cơ quan trên đã có quyền quản lý nhà nước trên lĩnh vực giống cây trồng thì đương nhiên cũng chính họ có quyền triển khai các hoạt động quản lý và thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật có liên quan đến công tác giống cây trồng, nhằm đảm bảo tính pháp chế trong việc chấp hành pháp luật của các đối tượng bị điều chỉnh. Như chúng ta đã biết, giống cây trồng là hàng hóa sinh học đặc biệt, không phải ai cũng có đầy đủ kiến thức chuyên ngành để tiến hành kiểm tra và thời gian kiểm tra kéo dài sẽ không đảm bảo cho quá trình sinh trưởng, phát triển được. Thiết nghĩ nội dung này cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. 3 Chính phủ (2012), Tlđd, Điều 17 đến Điều 28. 4 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014), Thông tư 20/2014/TT-BNNPTNT Quy định một số nội dung về phân công và thẩm quyền quản lý vật tư nông nghiệp, Điều 4. 54 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 05(333) T3/2017 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 1.3 Công nhận giống cây trồng mới Về công nhận giống cây trồng mới, Pháp lệnh 2004 đã quy định quy trình chặt chẽ các bước để sản phẩm cuối cùng là công nhận giống cây trồng mới: nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng mới; khảo nghiệm giống cây trồng mới; cơ sở khảo nghiệm giống cây trồng mới; đặt tên giống cây trồng mới; công nhận giống cây trồng mới5. Theo Điều 18 Pháp lệnh 2004, giống cây trồng mới sử dụng trong nông nghiệp, lâm nghiệp được công nhận khi đáp ứng được các yêu cầu sau đây: (i) Có kết quả khảo nghiệm của cơ sở khảo nghiệm giống cây trồng mới; (ii) Có kết quả sản xuất thử và được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi sản xuất thử chấp nhận đưa vào sản xuất đại trà; (iii) Có tên phù hợp theo quy định về đặt tên giống cây trồng mới; (iv) Được Hội đồng khoa học chuyên ngành do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập đánh giá kết quả khảo nghiệm, kết quả sản xuất thử và đề nghị công nhận; (v) Căn cứ vào đề nghị của Hội đồng khoa học chuyên ngành, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản (nay là Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) xem xét, quyết định công nhận giống cây trồng mới. Giống cây trồng mới có thể được đề nghị công nhận đặc cách, không phải qua sản xuất thử nếu kết quả khảo nghiệm cho thấy giống đó đặc biệt xuất sắc; (vi) Giống cây trồng mới đã được công nhận được đưa vào Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh. Trên cơ sở đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã quy định về điều kiện, thủ tục công nhận chính thức giống cây trồng mới như sau: Thứ nhất, về điều kiện công nhận bao gồm: (i) Giống đã qua sản xuất thử ít nhất hai vụ đối với cây ngắn ngày, hai năm thu hoạch đối với cây dài ngày và đạt diện tích tối thiểu theo quy định; (ii) Kết quả sản xuất thử cho thấy giống vẫn giữ được các đặc tính tốt như trong khảo nghiệm và đáp ứng được yêu cầu của sản xuất; (iii) Giống có tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định; (iii) Giống mới có tên gọi phù hợp theo quy định; (iv) Có ý kiến đánh giá giống của địa phương, nơi sản xuất thử. Thứ hai, về thủ tục công nhận phải đảm bảo các yêu cầu sau: (i) Tổ chức, cá nhân có giống mới đề nghị công nhận lập hồ sơ gửi về Cục Trồng trọt, hồ sơ gồm: - Đơn đề nghị công nhận giống cây trồng mới; - Báo cáo kết quả sản xuất thử; - Quy trình kỹ thuật trồng trọt của giống đề nghị công nhận; - Báo cáo kết quả khảo nghiệm DUS (DUS: Distinctness, Uniformity, Stabilit, là quá trình đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định của giống cây trồng mới theo Quy phạm khảo nghiệm DUS đối với từng loài cây trồng) (bắt buộc đối với cây trồng chính); - Biên bản họp của Hội đồng khoa học cơ sở đề nghị công nhận chính thức; - Ý kiến đánh giá giống bằng văn bản của địa phương, nơi sản xuất thử. (ii) Trong thời hạn 30 ngày (ba mươi ngày) kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt thẩm định và trình Bộ thành lập Hội đồng khoa học chuyên ngành đánh giá kết quả sản xuất thử. Căn cứ vào đề nghị của Hội đồng khoa học chuyên ngành, Cục Trồng trọt trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp 5 Pháp lệnh 2004, Điều 14 đến Điều 18. 55 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 05(333) T3/2017 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT và Phát triển nông thôn công nhận chính thức giống cây trồng nông nghiệp mới6. Như vậy, bên cạnh những điều kiện như đã nêu thì tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định là những yêu cầu đặt ra của giống cây trồng mới được công nhận. Tính khác biệt ấy phải thể hiện qua các đặc điểm sinh trưởng phát triển theo hướng tích cực. Tuy nhiên theo đánh giá của Cục Trồng trọt thì trên thực tế, nhiều giống cây trồng mới đã được công nhận nhưng tính thích ứng còn hạn chế. Hầu hết các giống khi công nhận đều chưa được đánh giá mức độ nhiễm một số loại sâu bệnh hại chính trong điều kiện nhân tạo. Trên thực tế sản xuất sâu bệnh phát sinh gây hại ngày càng tăng7. 2. Một số kiến nghị 2.1 Về công bố chất lượng giống cây trồng Đề nghị bổ sung khoản 2 Điều 45 và sửa số thứ tự Khoản 2 và Khoản 3 của Điều 45 Pháp lệnh 2004 thành Khoản 3, Khoản 4. Nội dung bổ sung như sau: “Điều 45. Công bố chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn 1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng khi công bố chất lượng phù hợp tiêu chuẩn phải dựa vào một trong các căn cứ sau đây: 2. Thời gian và hiệu lực của giống cây trồng được công bố”. 2.2 Về nội dung có liên quan đến thanh tra giống cây trồng Thứ nhất, cần quy định về thời gian, trình tự thủ tục thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giống cây trồng đảm bảo ngắn, gọn về thủ tục hành chính nhằm không ảnh hưởng đến chất lượng giống cây trồng có đặc thù là hàng hóa sinh học, hàng hóa sống. Thứ hai, cần quy định rõ thẩm quyền thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giống cây trồng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là Tổng cục Lâm nghiệp và Cục Trồng trọt để thuận tiện trong việc áp dụng pháp luật. 2.3 Công nhận giống cây trồng mới Thứ nhất, cần bổ sung điều kiện về việc đánh giá sâu bệnh nhân tạo đối với một số loại bệnh hại chính, các thí nghiệm đánh giá về tính thích ứng và phản ứng với điều kiện bất lợi trước khi công nhận chính thức giống cây trồng mới, đặc biệt đối với cây lúa Thứ hai, sửa đổi một số nội dung về công tác khảo nghiệm và công nhận giống cây trồng mới cho phù hợp với điều kiện thực tế như: khảo nghiệm cơ bản, khảo nghiệm sản xuất, khảo nghiệm DUS, sản xuất thử, thời gian, diện tích quy định công nhận giống cây trồng mới. Thứ ba, yếu tố quan trọng trong việc công nhận cây trồng mới là đơn vị có chức năng tham gia quá trình sản xuất giống cây trồng mới được thể hiện trong Điều 36 Pháp lệnh 2004. Tuy nhiên, pháp luật chưa làm rõ những điều kiện đối với các loại doanh nghiệp tham gia lĩnh vực sản xuất giống cây trồng như: mặt bằng, đất đai, nhà xưởng, kho tàng và trang thiết bị, nguồn nhân lực mang tính định lượng cụ thể từng tiêu chuẩn đối với từng loại giống cây trồng, nhằm giảm thiểu tình trạng các cơ quan quản lý cấp giấy phép kinh doanh đối với các đơn vị chưa đủ điều kiện cả về nguồn nhân lực lẫn cơ sở vật chất, dẫn đến giống cây trồng mới không đảm bảo chất lượng, làm thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp n 6 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2007), Quyết định 95/2007/QĐ-BNN Ban hành Quy định về công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới, Điều 10. 7 Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2015), Tài liệu Hội nghị Tổng kết đánh giá mười năm thực hiện Pháp lệnh Giống cây trồng năm 2004, Hà Nội, tr. 19.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhung_noi_dung_can_sua_doi_bo_sung_phap_luat_giong_cay_trong.pdf
Tài liệu liên quan