Rào cản trong chính sách tự chủ đại học
hiện nay
Nhận diện rào cản là nhiệm vụ ban đầu của
đề tài, chúng tôi sử dụng các cách tiếp cận phân
tích các thiết chế ngầm định (implicit institution)
của chính sách để nhận diện. Từ cách tiếp cận
này, chúng tôi đã nhận ra khá nhiều rào cản đối
với quyền tự chủ học thuật trong chính sách
KH&CN hiện hành. Để khảo sát chính sách
KH&CN, nhóm nghiên cứu đã chọn Luật
KH&CN (2013) và Luật Giáo dục đại học sửa
đổi (2018) và một số biểu mẫu được sử dụng
trong hệ thống quản lý KH&CN. Khi phân tích
các chính sách liên quan quyền tự chủ học thuật,
chúng ta có thể thấy, các chính sách KH&CN và
chính sách giáo dục đại học đã có những thiết
chế ngầm định vi phạm các đặc điểm của hoạt
động khoa học. Chẳng hạn, Điều 10 Luật
KH&CN (2013) và Điều 11 Luật Giáo dục đại
học sửa đổi (2018) về quy hoạch mạng lưới các
tổ chức KH&CN và các trường đại học, kèm theo
đó là các điều khoản về việc chỉ được lập tổ chức
KH&CN và trường đại học theo quy hoạch đã
được phê chuẩn. Điều này là vi phạm tính mới
của hoạt động khoa học, bởi vì theo các điều
khoản này, không thể có quyền tự chủ thành lập
các tổ chức KH&CN và các trường đại học trong
các lĩnh vực KH&CN mới xuất hiện sau bản quy
hoạch đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Hai đạo luật về KH&CN và giáo dục đại học có
khá nhiều những điều khoản mang các thiết chế
ngầm định vi phạm tính mới của khoa học, gây
khó khăn cho việc thực hiện quyền tự chủ của
các viện khoa học và các trường đại học.
Có thể lấy một số ví dụ khác, trong biểu mẫu
thuyết minh đề tài để đăng ký trước các cơ quan
quản lý, chủ nhiệm đề tài phải thuyết minh “địa
chỉ áp dụng”. Như thế có nghĩa, các trường đại
học không thể tự chủ học thuật trong việc thực
hiện các đề tài nghiên cứu đi trước nhu cầu áp
dụng, vì thuyết minh được địa chỉ áp dụng ngầm
định rằng, nguyên tắc quản lý đã không cứu xét
tới “Tính trễ” trong áp dụng kết quả của những
nghiên cứu đi trước, “tự chủ” chuẩn bị cho các
bước phát triển công nghệ dài hạn.
Sự vi phạm các đặc điểm của hoạt động khoa
học của hoạt động khoa học như một vài ví dụ
trên đây chính là những rào cản quyền tự chủ học
thuật của các trường đại học.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các cách tiếp cận khác nhau về xác lập quyền tự chủ của Đại học ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35, No. 4 (2019) xx-xx
1
Original Article
Different Approaches to Establishing University Autonomy
in Vietnam
Vu Cao Dam*, Nguyen Thi Ngoc Anh
VNU University of Social Sciences and Humanities,
336 Nguyen Trai, Thanh Xuan, Hanoi, Vietnam
Received 04 December 2019
Accepted 20 December 2019
Abstract: Previously, we were familiar with the subsidy mechanism in all socio-economic activities.
Entering the period of renovation, we have realized that the subsidy mechanism has negative effects
on the innovation of social activities by discouraging the creativity of individuals and organizations.
And now, the "subsidy" still exists in the management culture in production, business or even in the
field of training. The change of the market-oriented economy has required: the autonomy of
organizations to be self-responsible is extremely necessary. Through a survey of Vietnam's legal
documents, the research team identified two approaches to university autonomy: academic approach
and financial approach. Preliminary research leads to the notion that university autonomy must be
academic autonomy. In order to achieve academic autonomy, all policies must acknowledge the
importance of the novelty of science.
Keywords: Autonomy, academic approach, financial approach, features of scientific activities,
novelty, risk.*
________
* Corresponding author.
E-mail address: vcd.precen@gmail.com
https://doi.org/10.25073/2588-1116/vnupam.4172
VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35, No. 4 (2019) xx-xx
2
Các cách tiếp cận khác nhau về xác lập quyền tự chủ
của đại học ở Việt Nam
Vũ Cao Đàm*, Nguyễn Thị Ngọc Anh
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN,
336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam
Nhận ngày 04 tháng 12 năm 2019
Chấp nhận đăng ngày 20 tháng 12 năm 2019
Tóm tắt: Trước đây, chúng ta đã quen với cơ chế bao cấp trong tất cả các hoạt động kinh tế - xã
hội. Bước vào thời kỳ đổi mới, chúng ta đã nhận thức được rằng cơ chế bao cấp có những tác động
tiêu cực đến sự đổi mới các hoạt động xã hội, không khuyến khích sự sáng tạo của các cá nhân và
tập thể. Và hiện nay, tính “bao cấp” vẫn còn tồn tại trong văn hóa quản lý trong sản xuất, kinh doanh
hay cả trong lĩnh vực đào tạo. Sự thay đổi của nền kinh tế theo định hướng thị trường đã đặt ra đòi
hỏi: giao quyền tự chủ để các tổ chức tự chịu trách nhiệm là một việc vô cùng cần thiết. Qua khảo
sát các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam, nhóm nghiên cứu nhận diện có hai cách tiếp cận
về tự chủ đại học, là tiếp cận học thuật và tiếp cận tài chính. Nghiên cứu sơ bộ đi đến quan niệm tự
chủ đại học phải là tự chủ học thuật. Muốn tự chủ học thuật, thì trong mọi chính sách phải xem trọng
tính mới của khoa học.
Từ khóa: Tự chủ, tự trị, tiếp cận học thuật, tiếp cận tài chính, đặc điểm của hoạt động khoa học, tính
mới, tính rủi ro.
1. Dẫn nhập
Tự chủ đại học, nói rộng hơn, là tự chủ khoa
học và đại học, là một thuật ngữ bắt nguồn từ
khái niệm “Autonomy”, với nghĩa nguyên gốc là
chế độ tự trị trong khoa học và đại học.
Trên website của tuần báo The Vietnam
News số ra ngày 7/11/2018 có bài viết tường
thuật phiên họp Quốc hội thảo luận Dự thảo Luật
________
Tác giả liên hệ.
Địa chỉ email: vcd.precen@gmail.com
https://doi.org/10.25073/2588-1116/vnupam.4172
Giáo dục đại học sửa đổi với đầu đề “University
autonomy indispensable trend” (Xu hướng tất
yếu của tự chủ đại học) đã khẳng định rằng tự
chủ đại học đang là xu thế tất yếu và chúng ta
không thể thờ ơ [1].
Từ khi ban hành Nghị định 115/2005/NĐ-
CP (gọi tắt là Nghị định 115) về quyền tự chủ
của các tổ chức khoa học và công nghệ
(KH&CN) công lập và Nghị định 43/2006/NĐ-
V.C. Dam, N.T.N. Anh / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35, No. 4 (2019) xx-xx
3
CP (Nghị định 43) về quyền tự chủ của các tổ
chức sự nghiệp công lập, trong đó có các trường
đại học công lập, vấn đề tự chủ đại học được bàn
khá sôi động trên các diễn đàn. Mười năm sau,
Nghị định 16/2015/NĐ-CP (Nghị định 16) và
Nghị định 54/2016/CP-CP (Nghị định 54) được
ban hành lần lượt thay thế Nghị định 43 và Nghị
định 115. Theo đó, tình hình tự chủ đại học và
khoa học cũng có những diễn biến đáng quan
tâm phân tích để rút bài học cho việc xác lập
quyền tự chủ cho các trường đại học.
Phân tích các nghị định nêu trên đây, đối
chiếu với truyền thống tự chủ khoa học và đại
học trên thế giới, chúng ta nhận ra có những cách
tiếp cận rất khác nhau về tự chủ khoa học và đại
học, nếu không thống nhất cách hiểu và lựa chọn
một cách tiếp cận phù hợp thì việc xác lập quyền
tự chủ đại học sẽ gặp nhiều trở ngại.
Trong nghiên cứu của mình, chúng tôi gắn tự
chủ đại học với tự chủ khoa học, vì từ trong lịch sử,
đại học và khoa học luôn gắn bó mật thiết với nhau.
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu này,
nhóm nghiên cứu đã bắt đầu từ các nghiên cứu
các văn bản quy phạm pháp luật (VBQP), phỏng
vấn, trao đổi với các chuyên gia và tọa đàm xoay
quanh chủ đề tự chủ đại học với các đồng nghiệp
và đã thu được những kết quả bước đầu. Bài viết
này là sự ghi nhận các kết quả nghiên cứu bước
đầu đó.
2. Các cách tiếp cận về tự chủ đại học
Nhận diện các quan điểm về tự chủ đại học
ở Việt Nam và trên thế giới, chúng ta nhận ra có
hai cách tiếp cận cơ bản: Đó là các cách tiếp cận
mà chúng tôi gọi là tiếp cận học thuật và tiếp
cận tài chính. Làm rõ sự khác biệt giữa hai cách
tiếp cận này sẽ có được những luận cứ cần thiết
cho việc xác lập quyền tự chủ trong khoa học và
đại học nước ta.
2.1. Tiếp cận học thuật
Hồi 7 giờ sáng ngày 23/10/2019, nhóm
nghiên cứu đã tìm các thông tin trên mạng về
quyền tự chủ đại học với từ khóa là “University
Autonomy”, thì trong thời gian khoảng 0,56 giây
đã xuất hiện 60.500.000 mục từ về tự chủ đại
học, trong đó, thể hiện ý nghĩa cơ bản của tự chủ
đại học là tự chủ về học thuật, về bài giảng, không
chịu sự chi phối của nhà nước hoặc của cơ quan tài
trợ. Chúng tôi xin viện dẫn một vài kết quả:
Trên website của tờ The Nation có bài viết
về tự chủ đại học, mở đầu bằng luận điểm sau:
“An autonomous university characteristically
means a higher education institution which
exercises independent control over its day-to-
day operations and curriculum. It is generally
associated with universities, institutions and
implies that the funding agency or state does not
have control over academic matters. Conversely,
universities that are not autonomous generally
have their academic programs, curriculum,
controlled, and even dictated by the state or
government agency regulating higher education”
[2]. Và khi tìm mục từ “University Autonomy”
trong Wikipedia [3], chúng ta nhận ra một luận
điểm rất rõ ràng, cùng với quan điểm bên trên
khi coi “một trường đại học tự chủ điển hình có
nghĩa là một tổ chức giáo dục đại học thực hiện
quản lý độc lập đối với các hoạt động và chương
trình giảng dạy hàng ngày. Nó thường được liên
kết với các trường đại học, tổ chức và ngụ ý rằng
các cơ quan tài trợ hoặc nhà nước không quản lý
các vấn đề học thuật. Ngược lại, các trường đại
học không tự chủ thường có chương trình học,
chương trình giảng dạy được kiểm soát và thậm
chí là bắt buộc theo quy định của Bộ Giáo dục
hoặc cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm giáo
dục đại học”
Như vậy, qua các viện dẫn trên đây, chúng ta
thấy nổi lên quan điểm tự chủ đại học là tự chủ
về học thuật. Về các quyết định học thuật của đại
học không bị chi phối bởi một định chế nào.
Qua trao đổi với các đồng nghiệp, nhóm
nghiên cứu cũng nhận ra, ý nghĩa cơ bản của
tự chủ đại học là tự chủ học thuật. Nói cách
khác, tiếp cận cơ bản về tự chủ đại học là tự
chủ học thuật.
Nhóm nghiên cứu có tham gia các đoàn công
tác Hàn Quốc của Khoa Khoa học Quản lý vào
tháng 7/2018 và chuyến công tác tại Cộng hòa
V.C. Dam, N.T.N. Anh / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35, No. 4 (2019) xx-xx
4
Liên bang Đức vào tháng 9/2018 của Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, trong đó có
dành thời gian tìm hiểu vấn đề tự chủ của các
trường đại học và đã có cơ hội xác nhận: Các
trường đại học và các viện nghiên cứu hoàn toàn
tự chủ về học thuật, bao gồm: lập trường đại học,
mở ngành đào tạo, tuyển sinh và soạn thảo
chương trình đào tạo, bao gồm cả chương trình
đào tạo đại học và sau đại học.
2.2. Tiếp cận tài chính
Đây là cách tiếp cận điển hình trong các văn
kiện chính sách đối với các tổ chức khoa học và
đại học của Việt Nam. Chúng ta có thể phân tích
qua hai văn kiện gần đây nhất, Nghị định 16 và
Nghị định 54.
Điều 5, Nghị định 16 có hai khoản quy định
việc “Tự chủ trong xây dựng kế hoạch”, được nói
rõ thêm là “Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ” – Đối
với trường đại học, đương nhiên được hiểu là
“Nhiệm vụ học thuật”, trong đó:
Khoản 5a quy định, với trường đại học
không sử dụng ngân sách Nhà nước, thì đơn vị
hoàn toàn tự chủ trong việc xây dựng kế hoạch
nhiệm vụ phù hợp chức năng, nhiệm vụ được
giao.
Khoản 5b quy định, với trường đại học sử
dụng ngân sách nhà nước, thì đơn vị xây dựng kế
hoạch và báo cáo để cấp trên phê duyệt và quyết
định phương thức giao kế hoạch nhiệm vụ cho
đơn vị thực hiện.
Từ hai điều khoản này, chúng ta có thể rút ra
nhận thức về mặt triết lý là “Quyền tự chủ học
thuật do khả năng tự chủ tài chính quyết định”.
Với Khoản 5a này thì có thể thấy rằng việc sử
dụng ngân sách Nhà nước của các trường đại học
tỷ lệ nghịch với quyền tự chủ học thuật. Tuy
nhiên, phân tích kỹ Khoản 5a, chúng ta thấy, thật
ra Khoản này cũng chưa tạo điều kiện cho trường
đại học quyền tự chủ thật sự, vì theo Khoản này,
trường đại học dù không sử dụng ngân sách, vẫn
chỉ được tự chủ trong khuôn khổ “Chức năng,
nhiệm vụ được giao”1, không thể tự chủ tiếp
nhận cái mới trong học thuật, nhưng ngoài
khuôn khổ chức năng, nhiệm vụ được giao.
Với Khoản 5a chúng ta nhận ra, nếu các
trường đại học không sử dụng ngân sách Nhà
nước thì được quyền tự chủ học thuật chỉ được
giới hạn “trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ
được giao”, nghĩa là cũng chưa được thật sự
được tự chủ, nếu như, vì tính mới của khoa học,
nhà trường nảy sinh một nhiệm vụ nghiên cứu
mới nào đó ngoài “phạm vi chức năng và nhiệm
vụ được giao”. Chúng ta thử lấy ví dụ, chẳng
hạn, Labô của bà Marie Curie nếu đặt ở Hà Nội,
thì theo Điều 11, Khoản 4 của Luật KH&CN
phải đăng ký hoạt động trong lĩnh vực nghiên
cứu hóa màu (xem như nhiệm vụ được giao), thì
chỉ được hoạt động trên cơ sở “chức năng được
giao”, là nghiên cứu hóa màu, không được phép
“tự chủ” mở rộng hoạt động sang lĩnh vực vật lý
phóng xạ để phát hiện nguyên tố radium.
Sau khi ban hành Nghị định 16 để thay thế
Nghị định 43, Chính phủ đã ban hành Nghị định
54 để thay thế Nghị định 115 cho các đối tượng
là các tổ chức KH&CN công lập. Nghị định 54
khác Nghị định 16 ở chỗ phân loại tổ chức
KH&CN thành 4 loại với 4 mức độ tự chủ khác
nhau theo Bảng 1:
Bảng 1. Phân loại tự chủ theo tiếp cận tài chính
Loại Chi thường xuyên Chi đầu tư Mức độ tự chủ
Loại 1 Tự đảm bảo hoàn toàn Tự đảm bảo hoàn toàn Cao nhất
Loại 2 Tự đảm bảo hoàn toàn Nhà nước đảm bảo Thấp hơn
Loại 3 Tự đảm bảo một phần Nhà nước đảm bảo Thấp hơn nữa
Loại 4 Nhà nước đảm bảo Nhà nước đảm bảo Hoàn toàn không có
________
1 Chúng tôi nhấn mạnh.
V.C. Dam, N.T.N. Anh / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35, No. 4 (2019) xx-xx
5
Nguồn: Tổng hợp từ Nghị định 54/2016/NĐ-CP
Phân tích Nghị định 16 và Nghị định 54,
chúng ta có thể khái quát hóa về triết lý tự chủ
trong các nghị định này là “Viện khoa học và
trường đại học càng tự đảm bảo tài chính cao bao
nhiêu, càng được đảm bảo quyền tự chủ học
thuật cao bấy nhiêu”
Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 54,
một nhóm nghiên cứu của Viện Chính sách và
Quản lý đã có cuộc điều tra động thái của các tổ
chức KH&CN, và nhận ra một xu hướng thú vị,
là hàng loạt viện thuộc Viện Hàn lâm Khoa học
và Công nghệ Việt Nam phải làm công việc gọi
là “Đa dạng hóa” hoạt động để tăng thu nhập, có
nghĩa, xa rời các hoạt động nghiên cứu cơ bản,
để có “Quyền tự chủ cao hơn”[4].
2.3. Điều kiện cần và đủ của quyền tự chủ
đại học
Từ kết quả nghiên cứu vừa viện dẫn trên đây,
nhóm nghiên cứu đã thảo luận với các đồng
nghiệp và đã đi tới một số luận điểm về điều kiện
cần và đủ để xác lập quyền tự chủ đại học
như sau.
Trước hết, quyền tự chủ đại học, trước hết
là tự chủ về học thuật, bao gồm, tự chủ mở ngành
đào tạo, tự chủ quyết định chỉ tiêu tuyển sinh, tự
chủ xây dựng chương trình đào tạo và tự chủ
quyết định nội dung các bài giảng trong chương
trình đào tạo.
Thứ hai, tiếp đó là quyền tự chủ về tài chính,
bao gồm tự chủ tìm kiếm các nguồn tài chính và
quyền tự chủ trong việc sử dụng các nguồn tài
chính được nhận. Nhóm nghiên cứu còn lưu một
số tài liệu của Dự án “Tài chính cho khoa học và
công nghệ khi Việt Nam trong công cuộc cải
cách sang nền kinh tế thị trường” do Quỹ IDRC
của Canada tài trợ cho Viện Quản lý Khoa học
thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
Trong đó, có Bản báo cáo rất đáng quan tâm do
Dự án đặt hàng với GS Jan Annerstedt, Trung
tâm nghiên cứu Đổi mới Bắc Âu, ngày 19/6/1996
mang tựa đề “Ai là người tài trợ cho Nghiên cứu
và Triển khai”[5]. Bản báo cáo được trình bày đã
hơn 20 năm trước đây, nhưng đến nay vẫn còn
đầy đủ giá trị tham khảo khi bàn về tự chủ khoa
học và đại học. Trong báo cáo này, Annerstedt
đề cập hai khía cạnh:
1- Đa dạng hóa các đối tượng khoa học và
đại học được ngân sách Nhà nước tài trợ, bao
gồm hoạt động R&D trong công nghiệp, nông
nghiệp, y tế và hoạt động R&D trong các trường
đại học. Ở đây, Annerstedt không nói các thành
phần kinh tế, chúng tôi hiểu, theo quan niệm của
các học giả nước ngoài thì đây là lẽ đương nhiên.
2- Đa dạng hóa các nguồn tài trợ cho khoa
học và đại học, bao gồm các quỹ của nhà nước,
các quỹ của các công ty và quỹ tư nhân, quỹ của
các đảng và các tôn giáo trong và ngoài nước.
3. Rào cản trong chính sách tự chủ đại học
hiện nay
Nhận diện rào cản là nhiệm vụ ban đầu của
đề tài, chúng tôi sử dụng các cách tiếp cận phân
tích các thiết chế ngầm định (implicit institution)
của chính sách để nhận diện. Từ cách tiếp cận
này, chúng tôi đã nhận ra khá nhiều rào cản đối
với quyền tự chủ học thuật trong chính sách
KH&CN hiện hành. Để khảo sát chính sách
KH&CN, nhóm nghiên cứu đã chọn Luật
KH&CN (2013) và Luật Giáo dục đại học sửa
đổi (2018) và một số biểu mẫu được sử dụng
trong hệ thống quản lý KH&CN. Khi phân tích
các chính sách liên quan quyền tự chủ học thuật,
chúng ta có thể thấy, các chính sách KH&CN và
chính sách giáo dục đại học đã có những thiết
chế ngầm định vi phạm các đặc điểm của hoạt
động khoa học. Chẳng hạn, Điều 10 Luật
KH&CN (2013) và Điều 11 Luật Giáo dục đại
học sửa đổi (2018) về quy hoạch mạng lưới các
tổ chức KH&CN và các trường đại học, kèm theo
đó là các điều khoản về việc chỉ được lập tổ chức
KH&CN và trường đại học theo quy hoạch đã
được phê chuẩn. Điều này là vi phạm tính mới
của hoạt động khoa học, bởi vì theo các điều
khoản này, không thể có quyền tự chủ thành lập
các tổ chức KH&CN và các trường đại học trong
các lĩnh vực KH&CN mới xuất hiện sau bản quy
hoạch đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
V.C. Dam, N.T.N. Anh / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35, No. 4 (2019) xx-xx
6
Hai đạo luật về KH&CN và giáo dục đại học có
khá nhiều những điều khoản mang các thiết chế
ngầm định vi phạm tính mới của khoa học, gây
khó khăn cho việc thực hiện quyền tự chủ của
các viện khoa học và các trường đại học.
Có thể lấy một số ví dụ khác, trong biểu mẫu
thuyết minh đề tài để đăng ký trước các cơ quan
quản lý, chủ nhiệm đề tài phải thuyết minh “địa
chỉ áp dụng”. Như thế có nghĩa, các trường đại
học không thể tự chủ học thuật trong việc thực
hiện các đề tài nghiên cứu đi trước nhu cầu áp
dụng, vì thuyết minh được địa chỉ áp dụng ngầm
định rằng, nguyên tắc quản lý đã không cứu xét
tới “Tính trễ” trong áp dụng kết quả của những
nghiên cứu đi trước, “tự chủ” chuẩn bị cho các
bước phát triển công nghệ dài hạn.
Sự vi phạm các đặc điểm của hoạt động khoa
học của hoạt động khoa học như một vài ví dụ
trên đây chính là những rào cản quyền tự chủ học
thuật của các trường đại học.
4. Kết luận
1) Qua kết quả khảo sát tình hình các trường
đại học ở nước ngoài và phân tích các văn bản
quy phạm đã ban hành trong nước cho đến ngày
nay, bao gồm Luật KH&CN, Luật Giáo dục đại
học, Nghị định 115, Nghị định 43, Nghị định 16,
Nghị định 54, nhóm nghiên cứu nhận diện được
hai cách tiếp cận về xác lập quyền tự chủ trong
các trường đại học và tổ chức KH&CN ở nước ta:
Thứ nhất, tiếp cận học thuật, xem tự chủ đại
học là tự chủ học thuật, bao gồm từ việc tự quyết
định mở trường, mở ngành đào tạo, xây dựng
chương trình.
Thứ hai, tiếp cận tài chính, xem tự chủ đại
học là tự chủ tạo nguồn tài chính, trên cơ sở tự
chủ tài chính mà có quyền tự chủ về việc lập và
thực hiện kế hoạch, nhưng vẫn trong phạm vi
chức năng và nhiệm vụ được giao.
2) Kết quả nghiên cứu năm 2019 cho phép
sơ bộ ghi nhận, quyền tự chủ của các tổ chức
KH&CN và các trường đại học là tự chủ học
thuật, trên cơ sở tự chủ học thuật mà xác lập các
quyền tự chủ khác.
Lời cảm ơn
Bài viết là kết quả nghiên cứu thuộc nhiệm
vụ “Đánh giá vai trò các chính sách của Nhà
nước với chế độ tự chủ đại học trên cơ sở các
nghị định: Nghị định 115/2005/NĐ-CP, Nghị
định 43/2006/NĐ-CP, Nghị định 16/2015/NĐ-
CP và Nghị định 54/2016/NĐ-CP”, Mã số:
TXTCN.19.08.
Tài liệu tham khảo
[1] University autonomy indispensable trend,
https://vietnamnews.vn/politics-
laws/469321/university-autonomy-indispensable-
trend.html#z23V9Y TTkmif6Ccs.97, truy cập
ngày 23/10/2019
[2] Autonomous university,
https://en.wikipedia.org/wiki/Autonomous_
university, truy cập ngày 23/10/2019
[3] Muhamad Murtaza Noor, University autonomy,
https://nation.com.pk/16-May-2017/university-
autonomy, truy cập ngày 22/10/2019
[4] Lành Thị Thúy Thanh (2017), Đa dạng hóa các
nguồn thu trong hoạt động KH&CN nhằm nâng cao
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Viện Cơ học
thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt
Nam, Báo cáo chuyên đề của Đề tài “Đánh giá kết
quả và đề xuất giải pháp tăng cường triển khai thực
hiện Nghị định 115/2005/NĐ-CP về quyền tự chủ,
tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN công
lập và Nghị định 80/2007/NĐ-CP về doanh nghiệp
KH&CN”
[5] Jan Annerstedt, Who is to pay for R&D, Nordic
Center for Innovation, June 19, 1996.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_cach_tiep_can_khac_nhau_ve_xac_lap_quyen_tu_chu_cua_dai.pdf