Các hình thức, giải pháp khắc phục và xử lý vi phạm quy định hành nghề y tư nhân của phòng khám đa khoa, chuyên khoa tại tỉnh Bình Dương năm 2013

Đối với cơ quan quản lý về y tế ở địa phương mà đại diện là Phòng y tế cần duy trì và tổ chức việc liên lạc với các cơ sở hành nghề y tư nhân trên địa bàn để trao đổi thông tin và phổ biến các văn bản pháp luật cũng như cập nhật kiến thức cho người phụ trách chuyên môn của các phòng khám tư nhân, và các cá nhân hành nghề trên địa bàn. Trong công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra, cần có sự liên kết các đơn vị quản lý nhà nước, các sở ban ngành có liên quan. Đối với tuyến tỉnh, Sở Y tế chủ trì và làm đầu mối tham mưu công tác lên kế hoạch và thực hiện thanh tra, phối hợp với các đơn vị và Sở ban ngành có liên quan. Đối với tuyến huyện/thị/thành phố, Phòng y tế các địa phương liên hệ chặt chẽ với các phòng chức năng thuộc UBND huyện/thị/thành phố mà có kế hoạch kiểm tra hàng năm, đối với các loại hình đã được phân cấp quản lý mà ở đây là các phòng khám chuyên khoa tư nhân

pdf16 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 482 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các hình thức, giải pháp khắc phục và xử lý vi phạm quy định hành nghề y tư nhân của phòng khám đa khoa, chuyên khoa tại tỉnh Bình Dương năm 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình độ chuyên môn người đứng  đầu, số năm hành nghề, sự thanh tra, kiểm tra trong năm 2012 và công tác tham gia tập huấn công tác hành nghề  y, vốn điều lệ và công tác tham gia tập huấn công tác hành nghề y.   Kết luận: Đa số phòng khám vi phạm các quy định về công tác khử trùng, tiệt trùng, xử lý rác thải y tế, các  quy định về hành nghề y. Cần tăng cường đội ngũ các cán bộ làm công tác thanh tra tại Sở Y tế và cán bộ quản lý  hành nghề y tư nhân tại các Phòng y tế huyện/thị/thành phố về chất lượng và số lượng. Công tác thanh tra, kiểm  tra phải được chú trọng, đặc biệt là các kế hoạch định kỳ cần bao quát các lĩnh vực trong hành nghề y, dược tư  nhân, tất cả các loại hình. Trong công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra, cần có sự liên kết các đơn vị quản lý nhà  nước, các sở ban ngành có liên quan.  Từ khóa: Y tế tư nhân, vi phạm.  ABSTRACT  TYPES OF VIOLATIONS OF REGULATIONS OF PRIVATE HEALTH SECTOR   AND SOLUTIONS FOR ADDRESSING THIS ISSUE AMONG GENERAL   AND SPECIALIZED CLINICS IN BINH DUONG PROVINCE  Nguyen Tan Hung, Le Vinh* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6 ‐ 2014: 587 ‐ 562  Background: Binh Duong is now developing a system of private health facilities with 460 private general  * Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương  ** Viện Y tế Công cộng thành phố Hồ Chí Minh  Tác giả liên lạc: BS.CKII. Nguyễn Tấn Hùng  ĐT: 0908945987  Email: nguyentanhung23@yahoo.com  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 588 specialized clinics. The violations of regulations of private health sectors have direct impacts on people using the  service  that  can  lead  to  fatal  consequences.  The  question  for  the management  agencies  is  that what  are  the  violations? Are there factors related to this violations? What are the solutions and measures to handle with these  violations?  Objectives:  Identify  types  of  violations,  solutions  and  control  measures  towards  violations  of  private  specialized and general clinic in Binh Duong 2013  Methods: A cross ‐ sectional study of 460 private health clinics in Binh Duong January 2013 to April 2013  was conducted.  Result: The percentage of violations of licensing regulations, legal records of the clinics and personnel was  14.13% and 23.04%, respectively. There were 41.52% of facilities infringing regulations on signs, advertising,  and  listing  the  cost  of  the  clinics. The  prevalence  of  clinics  violating  regulations  on  storing  records, medical  records and regulations of prescription was 44.13%. The proportion of violations of regulations on facilities and  equipment of the clinic was 30%. In addition, there was of 76.09% of clinics which did not follow the regulations  of disinfection, sterilization and medical waste disposal. This study also found that 21.9% and 88.4% of clinics  violating  the  regulations  on  the  use  of  the  drug  and medical  practice,  respectively.  There were  associations  between violations of private clinics and  type of clinic,  the  level of education of  the heads, number of years of  practice,  inspection  and  investigation  in  2012,  training  course  for  private  clinics,  chartered  capital  and  participation in training activities.   Conclusion: Most clinics infringed the regulations on disinfection, sterilization, and medical waste disposal,  and  the  regulation  of medical practice.  It  is necessary  to  enhance  the quality  and quantity  of private medical  practice inspectors working at the Department of Health and in the District Health Department /urban/ city. The  cooperation between health agencies and relevant departments should be improved in inspection of private clinics.   Keywords: private health clinics, violations  ĐẶT VẤN ĐỀ  Ở các nước đang phát triển hệ thống y tế tư  nhân đã góp phần không nhỏ đáp ứng nhu cầu  chăm  sóc  sức  khỏe  của người dân. Tuy nhiên,  vai trò của y tế tư nhân ở các quốc gia lại hết sức  khác nhau trước sự định hướng, quản lý và kiểm  soát của nhà nước. Tại Việt Nam, Đảng và nhà  nước đã đánh giá cao sự cần thiết và tầm quan  trọng việc xã hội hóa ngành y tế nhằm huy động  mọi  nguồn  lực  xã  hội  thúc  đẩy  sự  phát  triển  ngành y tế nói riêng và đất nước nói chung(4,5).  Tuy nhiên, hoạt  động quản  lý hành nghề y  tư  nhân (HNYTN) vẫn còn những hạn chế, thể hiện  ở tình trạng vi phạm về phạm vi hành nghề và  quy chế chuyên môn vẫn còn phổ biến(1,2,3).  Tại  Bình  Dương  đang  phát  triển  một  hệ  thống các cơ sở hành nghề y tư nhân với quy mô  đa  dạng,  trong  đó  phòng  khám  đa  khoa  và  phòng khám chuyên khoa tư nhân là 440 (chiếm  trên 59,06%). Việc các cơ sở HNYTN vi phạm các  quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh và các  văn bản trong lĩnh vực hành nghề y tư nhân đã  ảnh  hưởng  trực  tiếp  đến  người  dân  sử  dụng  dịch vụ có thể dẫn đến hậu quả chết người. Câu  hỏi đặt ra ở đây cho các cơ quan quản  lý  là các  hình  thức vi phạm  là gì?  có những yếu  tố nào  liên quan đến việc vi phạm này? Các giải pháp  khắc phục và xử  lý vi phạm quy định về hành  nghề y tư nhân như thế nào?  Mục tiêu nghiên cứu  1. Xác định các đặc điểm của phòng khám đa  khoa, phòng khám chuyên khoa tư nhân tại tỉnh  Bình Dương.  2. Xác định  tỷ  lệ các hình  thức vi phạm các  quy định về hành nghề y tư nhân của các phòng  khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa tư   3.  Các  giải  pháp  khắc  phục  và  xử  lý  vi  phạm quy  định về hành nghề y  tư nhân  của  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  589 các phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên  khoa tư nhân.  4. Xác định mối liên quan giữa các đặc điểm  của phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên  khoa  tư nhân và việc vi phạm các quy định về  hành nghề y tư nhân.   ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Thời gian, Địa điểm  Từ  tháng 01/2013 đến  tháng 4/2013,  tại  tỉnh  Bình Dương.  Thiết kế nghiên cứu  Nghiên cứu cắt ngang mô tả   Đối tượng nghiên cứu  Các  phòng  khám  đa  khoa,  phòng  khám  chuyên khoa đang hoạt động  trên địa bàn  tỉnh  Bình  Dương.  (Theo  thống  kê  đến  01/01/2013  của  Phòng Quản  lý hành nghề trên toàn tỉnh có khoảng  460 cơ sở).  Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu  Công thức lấy mẫu trong nghiên cứu: [11]  )1(2 2 21 pp d Z N   (1)  Z : Trị số từ phân phối chuẩn ở độ tin cậy (1 ‐ α).  α : 5%  P : Trị số tỷ lệ các hình thức vi phạm các quy định về hành  nghề y tư nhân của các phòng khám đa khoa, phòng khám  chuyên khoa tư nhân.  d : Độ chính xác mong muốn.  Áp dụng công thức(1):  Z = 1,96 (độ tin cậy 95%)  d = 0,05  P  =  0,5  (Do  không  tìm  thấy  một  tài  liệu  nghiên cứu nào trước đây trên địa bàn tỉnh Bình  Dương về  tỷ  lệ các hình  thức vi phạm các quy  định  về  hành  nghề  y  tư  nhân  của  các  phòng  khám  đa  khoa,  phòng  khám  chuyên  khoa  tư  nhân, chọn p = 0,5 để có cỡ mẫu lớn nhất).   N = 384  Theo số liệu quản lý hành nghề, tổng số các  phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa  tư nhân  trên  địa bàn  tỉnh Bình Dương khoảng  460  cơ  sở, nên  đề  tài  chọn  lấy mẫu  toàn bộ  là  460cơ sở.   Phương pháp thu thập số liệu  Quan sát, mô tả, thu thập số liệu hoạt động  chuyên môn  trực  tiếp  của  các phòng khám  đa  khoa, phòng khám chuyên khoa tư nhân tại thời  điểm kiểm tra. Khi quan sát trực tiếp dùng bản  kiểm để thu thập số liệu. Công cụ: bảng hỏi thiết  kế sẵn.  Sử dụng số  liệu thống kê báo cáo của cơ sở  YTTN  được  chọn  nghiên  cứu,  các  Phòng Y  tế  huyện,  thị  xã  và  của  Sở  Y  tế  Bình Dương  để  phân tích, đánh giá.  Xứ lý và Phân tích số liệu  Tất  cả những dữ kiện  thu  thập  được  trong  ngày sẽ được kiểm tra, chỉnh biên lại ngay trong  ngày hôm đó. Những dữ kiện không phù hợp sẽ  bị loại ra.   ‐ Sử dụng phần mềm Epidata 3.1  để nhập  liệu.   ‐ Sử dụng phần mềm Stata 10.0 để phân tích  thống kê;  Thống kê mô tả : Số tuyệt đối, tỷ lệ (để mô tả  các biến  số về  tỷ  lệ  các cơ  sở vi phạm  các quy  định về hành nghề y  tư nhân, các biến về  tỷ  lệ  các hình thức vi phạm).  Thống kê phân tích: sử dụng Kiểm định Chi  bình  phương,  tính  PR  (prevalence  ratio)  với  khoảng tin cậy 95% của PR và Kiểm định chính  xác Fisher (để phân tích mối  liên quan giữa các  đặc điểm của các phòng khám tư nhân và việc vi  phạm các quy định về hành nghề y tư nhân).  KẾT QUẢ‐ BÀN LUẬN  Đặc điểm các phòng khám đa khoa, phòng  khám chuyên khoa tư nhân   Bảng 1. Mô tả về loại hình hành nghề của PKĐK,  PKCK (n=460):  Đặc điểm của mẫu Tần số Tỷ lệ (%) Về loại hình hành nghề Phòng khám đa khoa 42 9,13 Phòng khám chuyên khoa 418 90,87 Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 590 Đặc điểm của mẫu Tần số Tỷ lệ (%) Các loại hình phòng khám chuyên khoa (n=418) PKCK Nội 222 48,26 PKCK Răng hàm mặt 93 20,22 PKCK Sản 52 11,3 PKCK Nhi 21 4,57 PKCK Ngoại 9 1,96 PKCK Mắt 9 1,96 PKCK Tai mũi họng 9 1,96 PKCK Da liễu 3 0,65 Trong  các  loại  hình  PKCK,  chiếm  tỉ  lệ  cao  nhất trên toàn tỉnh và từng địa phương bao giờ  cũng là loại hình PKCK Nội, do đặc trưng yếu tố  các bác sĩ sau khi được đào tạo về đa khoa chiếm  tỉ lệ lớn, sau thời gian thực hành chuyên môn sẽ  được phép mở phòng khám  chuyên khoa Nội,  ngược lại nếu muốn mở các loại hình khác như:  Răng hàm mặt, Ngoại, Tai mũi họng, Mắt, Da  liễu  thì chủ yếu là các bác sĩ học chuyên khoa  hoặc là bác sĩ đa khoa nhưng có học thêm chứng  chỉ sơ bộ về chuyên khoa. Số  lượng các phòng  khám Da Liễu chỉ chiếm tỉ lệ rất thấp (0,65%) do  đặc  thù  chuyên  khoa  này  là  chuyên  khoa  sâu  chủ yếu phục vụ tại các bệnh viện công  lập, và  nhu cầu người dân đến khám không cao, nếu có  bệnh người dân sẽ về bệnh viện chuyên khoa về  da liễu tại TP.HCM để được đáp ứng đầy đủ về  trang thiết bị và thuốc điều trị.  Bảng 2:Bảng mô tả hình thức xử lý rác thải y tế của  PKĐK, PKCK (n=460)  Xử lý rác thải Tần số Tỷ lệ (%) Các hình thức xử lý rác thải y tế Hợp đồng với đơn vị rác thải 202 43,91 Không phát sinh rác y tế 99 21,52 Chôn rác vào hố riêng 18 3,91 Gom và đốt rác riêng 49 10,65 Xử lý chung với rác sinh hoạt 92 20 Các hình thức xử lý chất thải lỏng y tế Có hệ thống xử lý nước thải 17 3,7 Hợp đồng thu gom nước thải 35 7,6 Không phát sinh nước thải 249 54,13 Hầm tự hoại 79 17,17 Xử lý chung với nước thải sinh hoạt 80 17,39 Đối  các  PKĐK,  PKCK  trên  địa  bàn  tỉnh  Bình Dương hầu như không cơ sở nào đầu tư  lò đốt rác y tế chuyên biệt mà tất cả chọn hình  thức ký hợp đồng với các đơn vị có chức năng xử  lý rác thải là 202 cơ sở (chiếm 43,91%). Trong đó,  phần  lớn  các  cơ  sở này ký hợp  đồng  xử  lý  rác  từng năm với Công ty Trách nhiệm hữu hạn một  thành  viên  Cấp  thoát  nước  môi  trường  Bình  Dương là đơn vị có sự đầu tư hệ thống xử lý rác  vào  loại  lớn  nhất  tại  Bình  Dương.  Các  cơ  sở  không phát sinh  rác  thải y  tế chiếm 21,52% chủ  yếu là loại hình PKCK Nội do đặc trưng chuyên  khoa này không  có bệnh phẩm phát  sinh  trong  quá trình thăm khám. Mặc dù các hình thức xử lý  rác khác không được khuyến khích nhưng trong  thời điểm nghiên cứu còn các cơ sở hành nghề cũ  đã cấp phép nhiều năm  trước và các cơ sở mới  hoạt động thì hình thức xử lý rác thải y tế chung  với rác sinh hoạt vẫn đang được các phòng khám  vận dụng chiếm 20%, bên cạnh tỉ lệ ít các phòng  khám chọn cách đốt hoặc chôn rác y tế.  Đối với các phòng khám có phát sinh nước  thải  y  tế  như:  PKĐK,  PKCK  Sản  phụ  khoa  –  KHHGĐ, Ngoại, Răng hàm mặt  đảm bảo về  công tác xử lý cho thấy cơ sở có hệ thống xử lý  nước thải chỉ có 17 cơ sở chiếm 3,7% và có hợp  đồng  thu  gom  và  xử  lý  nước  thải  là  35  cơ  sở  chiếm 7,6%. Tất cả các cơ sở có hệ  thống xử  lý  nước thải y tế đều là PKĐK, đây được xem như  khoản đầu  tư bắt buộc nếu muốn phòng khám  hoạt động theo quy định. Bên cạnh việc nếu các  PKĐK, PKCK không có hệ thống xử lý thì chọn  cách ký hợp  đồng  thu gom và xử  lý nước  thải  với Công  ty  Trách  nhiệm  hữu  hạn một  thành  viên Cấp thoát nước môi trường Bình Dương.  Đối với  cơ  sở  có phát  sinh nước  thải y  tế  nhưng chưa có hình thức xử  lý theo quy định  thì hầu hết các cơ sở đó áp dụng hình thức thải  ra  chung  với hệ  thống nước  sinh  hoạt  chiếm  17,39% hoặc tập trung tại hầm tự hoại và xử lý  hóa chất  trước khi  thải ra hệ  thống nước sinh  hoạt chung chiếm 17,17%. Đây  là các hành vi  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  591 phạm về công tác xử lý nước thải y tế và sẽ bị  các  cơ  quan  quản  lý  về môi  trường  (Chi  cục  Bảo vệ môi trường–Sở Tài nguyên môi trường)  kiểm tra nếu phát hiện sẽ xử phạt rất nặng. Vì  vậy các PKĐK, PKCK có phát sinh nước thải y  tế  hiện  nay  hầu  hết  đang  lên  kế  hoạch  xây  dựng  hệ  thống  xử  lý  nước  thải  phù  hợp  với  quy mô phòng khám mình hoặc  tìm phương  thức thu gom và giao cho đơn vị có chức năng  xử lý. Yếu tố cản trở việc các phòng khám xây  dựng hệ  thống xử  lý nước  thải y  tế  là chi phí  bỏ ra là khá cao, từ tối thiểu 50 ‐ 100 triệu đối  với  một  hệ  thống  xử  lý  từ  1  đến  5  m3  ngày/đêm. Việc này  là bất khả  thi đối với các  phòng  khám  nhỏ  lẻ,  có  quy  mô  và  lượng  khách hàng ít.   Bảng 3: Công tác tập huấn công tác hành nghề y năm  2012 của PKĐK, PKCK (n=460)  Đặc điểm của mẫu Tần số Tỷ lệ (%) Có tham gia tập huấn công tác hành nghề y Có 397 86,3 Không 63 13,7 Số lần tập huấn công tác hành nghề y (n=397) Một lần 324 81,61 Từ 2 lần trở lên 73 18,39 Chi tiết cơ quan tiến hành tập huấn (n=489) Sở Y tế. 392 80,16 Phòng y tế hoặc Trung tâm y tế quận/huyện 64 13,09 Do các cơ quan chức năng khác 33 6,75 Công tác tập huấn về các quy định của pháp  luật về hành nghề y tư nhân và tập huấn chuyên  môn luôn được chú trọng tổ chức thường xuyên  và nhận được  tham gia  đầy  đủ của các cán bộ  PKĐK, PKCK.  Về công tác tập huấn hành nghề và chuyên  môn trong năm 2012, nghiên cứu cho thấy hầu  hết  các  cơ  sở  khám  chữa  bệnh  đều  tham  dự  hoạt  động này  chiếm 86,3%,  số  lượt  tham dự  chiếm đa số  là 01  lượt/năm chiếm 81,61 và cơ  quan chức năng tổ chức công tác tập huấn chủ  yếu là Sở Y tế chiếm 80,16%.  Các  hình  thức  vi  phạm  các  quy  định  về  hành nghề y tư nhân  Bảng 4: Các hình thức vi phạm về giấy phép, hồ sơ  pháp lý (n=460)  Các hình thức vi phạm về giấy phép, hồ sơ pháp lý Tần số Tỉ lệ (%) Giấy đăng ký kinh doanh Đạt 416 90,43 Không đạt 44 9,57 Giấy chứng chỉ hành nghề Đạt 434 94,35 Không đạt 26 5,65 Giấy CNĐĐKHN/GPHĐ Đạt 401 87,17 Không đạt 59 12,83 Tổng hợp vi phạm về giấy phép, hồ sơ pháp lý Đạt 395 85,87 Không đạt 65 14,13 Nghiên cứu cho  thấy  tỷ  lệ vi phạm các quy  định về giấy phép, hồ sơ pháp lý của các phòng  khám  là  14,13%  là  tương  đối  cao,  vì  theo  quy  định về hành nghề y  tư nhân  các  cơ  sở không  được phép hoạt động khi chưa hoàn  tất  tất các  thủ tục cấp phép. Những cơ sở không đảm bảo  này  chủ  yếu  gặp  các  lỗi  về  không  giấy  chứng  nhận  đủ  điều  kiện  hành  nghề  hoặc  giấy  phép  hoạt  động  (chiếm  12,86%). Mặc  dù  theo  Luật  khám bệnh, chữa bệnh năm 2010, cơ sở phải có  giấy phép hoạt động mới được hoạt động nhưng  điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự cung cấp  các dịch vụ y tế tư nhân nên các cơ quan quản lý  và ngay trên đề tài nghiên cứu này đã giới hạn  lại  điều  kiện  khi  cơ  sở  chỉ  cần  có  giấy  chứng  nhận  đủ  điều  kiện  hành  nghề  của  do  Sở Y  tế  hoặc  có  phiếu  tiếp  nhận  cấp  giấy  phép  hoạt  động thì được xem là đạt.  Bảng 5: Các hình thức vi phạm về nhân sự (n=460)  Các hình thức vi phạm về nhân sự Tần số Tỉ lệ (%) Có mặt người phụ trách chuyên môn Đạt 422 91,74 Không đạt 38 8,26 Người hành nghề có đầy đủ CCHN Đạt 378 82,17 Không đạt 82 17,83 Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 592 Các hình thức vi phạm về nhân sự Tần số Tỉ lệ (%) Người hành nghề có HĐLĐ, KSK, bằng cấp Đạt 418 90,87 Không đạt 42 9,13 Tổng hợp vi phạm về nhân sự Đạt 354 76,96 Không đạt 106 23,04 Nghiên cứu cho  thấy  tỷ  lệ vi phạm các quy  định về nhân sự của các phòng khám là 23,04%  là  tương  đối  thấp,  trong  đó  các  hình  thức  vi  phạm chủ yếu là vi phạm về quy định tất cả các  bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng trong cơ sở đều phải có  CCHN  hoặc  quyết  định  tiếp  nhận  người  thực  hành  nếu  chưa  có  CCHN  là  cao  nhất  chiếm  17,83%, còn thấp nhất là việc vi phạm quy định  người  phụ  trách  chuyên môn  có mặt  tại  thời  điểm  cơ  sở  hoạt  động  chiếm  8,26%.  Từ  đó  ta  thấy  công  tác  cấp  chứng  chỉ  hành  nghề  cho  người phụ trách chuyên môn tại phòng khám và  các cá nhân hành nghề hiện nay còn nhiều bất  cập. Các  lý do có thể nêu ra  là: việc cấp CCHN  cho  tất  cả  các  y  bác  sĩ  chưa  được  các  phòng  khám quan  tâm  thực hiện, công  tác cấp của cơ  quan quản lý là Sở Y tế cũng còn nhiều chậm trễ  và  việc  các  văn  bản  hướng  dẫn  chưa  rõ  ràng  cũng gây khó khăn cho người muốn cấp CCHN.  Bảng 6: Các hình thức vi phạm về bảng hiệu, quảng  cáo, niêm yết giá (n=460)  Các hình thức vi phạm về bảng hiệu, quảng cáo, niêm yết giá Tần số Tỉ lệ (%) Có bảng hiệu theo quy định Đạt 327 71.09 Không đạt 133 28.91 Niêm yết giá theo quy định Đạt 358 77,83 Không đạt 102 22,17 Quảng cáo đúng với phạm vi chuyên môn Đạt 394 85,65 Không đạt 66 14,35 Tổng hợp vi phạm về bảng hiệu, quảng cáo, niêm yết giá Đạt 269 58,48 Không đạt 191 41,52 Nghiên cứu cho  thấy  tỷ  lệ vi phạm các quy  định về bảng hiệu, quảng cáo, niêm yết giá của  các  phòng  khám  là  41,52%,  trong  đó  các  hình  thức vi phạm chủ yếu  là vi phạm về quy định  bảng hiệu cao nhất chiếm 28,91%, còn thấp nhất  là việc vi phạm quy  định quảng  cáo  đúng với  khả năng, trình độ chuyên môn được cấp phép  chiếm 14,35%. Các hình thức vi phạm chủ yếu về  bảng  hiệu  là:  không  có  tên  người  phụ  trách  chuyên  môn,  không  có  số  giấy  CNĐĐKN/GPHĐ còn diễn ra phổ biến. Đối với  loại hình phòng khám đa khoa thì thường có sự  đầu  tư  về  bảng  hiệu  hơn  so  với  phòng  khám  chuyên  khoa.  Các  phòng  khám  chuyên  khoa  thường có lượng khách hàng quen biết, việc treo  bảng hiệu  không  được mấy  chú  trọng, nếu  có  treo cũng chỉ đề khám chuyên khoa gì và tên bác  sĩ điều  trị. Một vấn đề nữa  là các Phòng khám  chuyên khoa  răng hàm mặt  (chiếm  tỷ  lệ  tương  đối trong mẫu nghiên cứu) thường chỉ đề là Nha  khoa, Trung tâm Nha khoa, Nha khoa thẩm mỹ,  tuy nhiên điều này bị cấm trong việc quảng cáo  và làm bảng hiệu.  Bảng 7: Các hình thức vi phạm về sổ sách lưu trữ, hồ  sơ bệnh án và quy chế kê đơn (n=460)  Các hình thức vi phạm về sổ sách lưu trữ, hồ sơ bệnh án và quy chế kê đơn Tần số Tỉ lệ (%) Thực hiện HSBA và đơn thuốc điều trị ngoại trú Đạt 419 91,09 Không đạt 41 8,91 Trang bị sổ theo dõi khám chữa bệnh Đạt 331 71,96 Không đạt 129 28,04 Thực hiện báo cáo, thống kê gửi cơ quan quản lý Đạt 317 68,91 Không đạt 143 31,09 Tổng hợp vi phạm về sổ sách lưu trữ, hồ sơ bệnh án và quy chế kê đơn Đạt 257 55,87 Không đạt 203 44,13 Nghiên cứu cho  thấy  tỷ  lệ vi phạm các quy  định về sổ sách  lưu  trữ, hồ sơ bệnh án và quy  chế kê đơn của các phòng khám là 44,13%, trong  đó các hình thức vi phạm chủ yếu là vi phạm về  quy định các cơ sở khám chữa bệnh phải báo cáo  định  kỳ  về  cơ  quan  quản  lý  y  tế  địa  phương  (TTYT hoặc Phòng Y tế) cao nhất chiếm 31,09%,  vi  phạm  quy  định  về  sổ  theo  dõi  khám  chữa  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  593 bệnh  chiếm  28,04%;  còn  thấp  nhất  là  việc  vi  phạm quy  định  thực hiện HSBA và  đơn  thuốc  điều trị ngoại trú chiếm 8,91%. Từ đó ta thấy, hệ  thống thông tin báo cáo về công tác khám chữa  bệnh tư nhân chưa được các cơ sở này báo về cơ  quan quản lý, mặc dù theo quy định hàng tháng,  quý,  năm  các  cơ  sở  phải  thực  hiện. Còn  hình  thức sai phạm về  sổ  theo dõi khám chữa bệnh  thì  xuất  hiện  phổ  biến  ở  hầu  hết  các  cơ  sở  từ  những  lỗi vi phạm nhỏ như:  sổ không  đầy  đủ  cột mục, có đầy đủ cột mục thì không ghi chép  đầy đủ thông tin bệnh nhân, chẩn đoán điều trị  còn ghi  tắt và đặc biệt các cơ sở  thường không  ghi phần điều trị. Việc thực hiện các công tác về  sổ  sách,  lưu  trữ,  bệnh  án  đối  với  các  đơn  vị  thường bị  cho  là  chiếm nhiều  thời gian nhưng  thực sự đây  là công cụ pháp  lý nếu có  tai biến  hoặc các sai sót chuyên môn xảy ra sẽ làm chứng  cứ quan trọng.  Bảng 8: Các hình thức vi phạm về cơ sở vật chất,  trang thiết bị (n=460)  Các hình thức vi phạm về cơ sở vật chất, trang thiết bị Tần số Tỉ lệ (%) Nơi khám bệnh không ẩm mốc, an toàn Đạt 418 90,87 Không đạt 42 9,13 Nơi khám bệnh có nơi rửa tay, xà phòng Đạt 389 84,57 Không đạt 71 15,43 Diện tích phòng khám Đạt 436 94,78 Không đạt 24 5,22 Diện tích tối thiểu /giường bệnh, ghế nha Đạt 443 96,3 Không đạt 17 3,7 Đầy đủ trang thiết bị Đạt 445 96,74 Không đạt 15 3,26 Trang bị hộp thuốc chống sốc Đạt 407 88,48 Không đạt 53 11,52 Trang bị thuốc cấp cứu Đạt 442 96,09 Không đạt 18 3,91 Tổng hợp vi phạm về cơ sở vật chất, trang thiết bị Đạt 322 70 Không đạt 138 30 Nghiên cứu cho  thấy  tỷ  lệ vi phạm các quy  định  về  cơ  sở  vật  chất,  trang  thiết  bị  của  các  phòng khám  là 30%,  trong  đó các hình  thức vi  phạm chủ yếu là vi phạm các quy định về phòng  khám cần trang bị nơi rữa tay và xà phòng cho  bác sĩ và bệnh nhân chiếm 15,43%, vi phạm quy  định về hộp thuốc chống sốc chiếm 11,52%; còn  thấp nhất là việc vi phạm quy định diện tích tối  thiểu đối với 01 giường bệnh hoặc ghế nha khoa  chiếm 3,26%. Hầu hết  các  cơ  sở  chấp hành  các  điều kiện về diện  tích  tối  thiểu  cho  các phòng  khám, cho từng giường bệnh, cho từng ghế nha  khoa. Tuy nhiên, việc đảm bảo nơi rửa tay trước  và sau khi khám bệnh chưa được chú trọng lắm,  mặc dù đối với các cơ  sở đây  là điều kiện nhỏ  nhưng thực sự cần thiết và quan trọng bật nhất  trong  việc  chống  nhiễm  khuẩn  và  lây  nhiễm  chéo giữa các bệnh nhân.  Bảng 9: Các hình thức vi phạm về công tác khử  trùng, tiệt trùng, xử lý rác thải y tế (n=460)  Các hình thức vi phạm về công tác khử trùng, tiệt trùng, xử lý rác thải y tế Tần số Tỉ lệ (%) Tuân thủ vệ sinh tay Đạt 384 83,48 Không đạt 76 16,52 Làm sạch, tiệt trùng dụng cụ Đạt 405 88,04 Không đạt 55 11,96 Phân loại rác thải tại nguồn Đạt 344 74,78 Không đạt 116 25,22 Túi đựng rác đúng quy định Đạt 361 78,48 Không đạt 99 21,52 Công tác xử lý rác thải y tế Đạt 202 43,91 Không đạt 159 34,57 Không phát sinh rác y tế 99 21,52 Nơi bảo quản rác y tế (n=202) Đạt 157 77,72 Không đạt 45 22,28 Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 594 Các hình thức vi phạm về công tác khử trùng, tiệt trùng, xử lý rác thải y tế Tần số Tỉ lệ (%) Công tác xử lý nước thải y tế Đạt 52 11,3 Không đạt 159 34,57 Không phát sinh rác y tế 249 54,13 Hệ thống xử lý nước thải hoạt động thường xuyên (n=16) Đạt 14 87,5 Không đạt 2 12,5 Kết quả xứ lý nước thải đạt yêu cầu (n=16) Đạt 12 75 Không đạt 4 25 Tổng hợp vi phạm về công tác khử trùng, tiệt trùng, xử lý rác thải y tế Đạt 110 23,91 Không đạt 350 76,09 Nghiên cứu cho  thấy  tỷ  lệ vi phạm các quy  định về công tác khử trùng, tiệt trùng, xử lý rác  thải y tế của các phòng khám là 76,09%, trong đó  các hình  thức vi phạm chủ yếu  là vi phạm các  quy định về xử lý rác thải y tế và xử lý nước thải  y  tế đều chiếm 34,57%; còn thấp nhất  là việc vi  phạm  quy  định  làm  sạch,  khử  khuẩn, hấp  tiệt  trùng dụng cụ chiếm 11,96%. Các cơ sở chưa có  nhiều sự đầu tư về công tác xử lý rác thải, nước  thải  theo  quy  định.  Đây  là  công  tác  cần  có  sự  phối hợp hướng dẫn từ nhiều ngành: Y tế, Môi  trường, Khoa học công nghệ... nhằm giúp  tháo  gỡ các khó khăn cho cơ sở khám chữa bệnh có  điều kiện hoạt động theo đúng quy định  Bảng 10: Các hình thức vi phạm về sử dụng thuốc  (n=460)  Các hình thức vi phạm về sử dụng thuốc Tần sốTỉ lệ (%) Có bán lẻ thuốc trong phòng khám Có 176 38,26 Không 284 61,74 Có đầy đủ hồ sơ pháp lý (n=176) Đạt 88 50 Không đạt 88 50 Thuốc có nguồn gốc rõ ràng (n=176) Đạt 133 75,57 Không đạt 43 24,43 Lưu toa, sổ theo dõi bán thuốc (n=176) Đạt 108 61,36 Các hình thức vi phạm về sử dụng thuốc Tần sốTỉ lệ (%) Không đạt 68 38,64 Điều kiện về sử dụng thuốc trong cơ sở khám chữa bệnh Đạt 363 78,91 Không đạt 97 21,09 Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ vi phạm các quy  định về công tác sử dụng thuốc của các phòng  khám  là  21,09%,  trong  đó  các  hình  thức  vi  phạm  chủ yếu  là vi phạm quy  định về  cơ  sở  khám chữa bệnh không được bán  thuốc dưới  mọi  hình  thức,  không  có  giấy  phép  bán  lẻ  thuốc theo quy định chiếm 50%; còn thấp nhất  là việc vi phạm quy định thuốc bán lẻ phải có  nguồn  gốc  rõ  ràng,  có  hóa  đơn  mua  chiếm  24,43%. Các  cơ  sở không  có giấy phép bán  lẻ  thuốc hầu hết là các phòng khám chuyên khoa  với  đa  số  các bác  sĩ  thường khám, kê  đơn và  bán thuốc cho bệnh nhân. Đây là một hành vi  cấm  theo  Luật  khám  bệnh,  chữa  bệnh  2010,  nếu  phát  hiện  có  thể  bị  tước  giấy  phép  hoạt  động, nhưng hầu hết các cơ sở vì yếu tố thuận  lợi  cho  bệnh  nhân,  yếu  tố  lợi  nhuận  thường  vẫn thực hiện. Hầu hết thuốc trong các phòng  khám đều có nguồn gốc, có hóa đơn chứng từ,  còn hạn sử dụng đây là điều có thể an tâm một  phần cho công tác khám chữa bệnh.  Bảng 11: Tỷ lệ phòng khám có vi phạm các quy định  về hành nghề (n=460)  Phòng khám có vi phạm các quy định về hành nghề Tần số Tỉ lệ (%) Đạt 53 11,52 Không đạt 407 88,48 Tỷ lệ vi phạm các quy định về hành nghề y  của  các  PKĐK,  PKCK  chiếm  tỷ  lệ  là  88,48%,  trong đó hình thức vi phạm chủ yếu là vi phạm  các quy định về công  tác khử  trùng,  tiệt  trùng,  xử lý rác thải y tế (76,09%), về sổ sách lưu trữ, hồ  sơ bệnh án và quy chế kê đơn (44,13%); về bảng  hiệu, quảng cáo, niêm yết giá (41,52%).  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  595 Mối liên quan giữa các đặc điểm của các phòng khám tư nhân và việc vi phạm các quy định  về hành nghề y tư nhân  Bảng 12: Mối liên quan giữa điều kiện về giấy phép, hồ sơ pháp lý và các đặc điểm của mẫu (n=460)  Đặc điểm của mẫu Điều kiện về giấy phép, hồ sơ pháp lý p - value PR (KTC 95%) Đạt Không Về loại hình hành nghề PKĐK 42 (100) 0 (0) 0,001* 1,18 (1,14 - 1,23) PKCK 353 (84,45) 65 (15,15) Về trình độ chuyên môn người đứng đầu cơ sở Bác sĩ 222 (82,22) 48 (17,78) 0,002 0,46* 1 1,12 (1,04 - 1,2) 0,91 (0,65 - 1,27) Bác sĩ CKI, CKII 164 (92,13) 14 (7,87) Thạc sĩ, Tiến sĩ 9 (75) 3 (25) Số năm hành nghề của cơ sở <= 1 năm 55 (72,37) 21 (27,63) 0,005 0,001 1 1,2 (1,03 - 1,39) 1,25 (1,08 - 1,44) Từ 1 - 5 năm 164 (86,77) 25 (13,23) >= 5 năm 176 (90,26) 19 (9,74) Vốn điều lệ Dưới 10 triệu 131 (88,51) 17 (11,49) 0,051 0,08* 1 0,92 (0,84 - 1) 1,08 (1,01 - 1,17) Từ 10 - 100 triệu 192 (81,01) 45 (18,99) Từ 100 triệu trở lên 72 (96) 3 (4) Được thanh tra, kiểm tra trong năm 2012 Có 233 (88,93) 29 (11,07) 0,03 1,08 (1 - 1,17) Không 162 (81,82) 36 (18,18) Có tham gia tập huấn công tác hành nghề y Có 354 (89,17) 43 (10,83) <0,001 1,37 (1,13 - 1,64) Không 41 (65,08) 22 (34,92) * : Kiểm định chính xác Fisher   ‐  Có  sự  khác  biệt  có  ý  nghĩa  thống  kê  (p<0,05) giữa điều kiện về giấy phép, hồ sơ pháp  lý  với  loại  hình  phòng  khám.  Như  vậy,  các  PKĐK có khả năng đạt về điều kiện giấy phép,  hồ sơ pháp lý cao gấp 1,18 lần so với các PKCK  (PR=1,18, KTC 95%=1,14 ‐ 1,23).   ‐  Có  sự  khác  biệt  có  ý  nghĩa  thống  kê  (p<0,05)  giữa  điều  kiện  về  giấy  phép,  hồ  sơ  pháp  lý với trình độ chuyên môn người đứng  đầu  cơ  sở.  Như  vậy,  người  đứng  đầu  các  PKĐK, PKCK có trình độ chuyên môn là Bác sĩ  CKI, CKII  có khả năng  đạt về  điều kiện giấy  phép, hồ sơ pháp lý cao gấp 1,12 lần so với các  PKĐK,  PKCK  mà  có  trình  độ  là  bác  sĩ  (PR=1,12, KTC 95%=1,04 ‐ 1,2).   ‐  Có  sự  khác  biệt  có  ý  nghĩa  thống  kê  (p<0,05) giữa điều kiện về giấy phép, hồ sơ pháp  lý với số năm hành nghề của cơ sở. Như vậy, số  năm hành nghề  của  các PKĐK, PKCK  từ 1  ‐ 5  năm và trên 5 năm có khả năng đạt về điều kiện  giấy  phép,  hồ  sơ  pháp  lý  so  với  các  PKĐK,  PKCK  hoạt  động  dưới  01  năm  lần  lượt  là  cao  gấp  1,2  lần  (PR=  1,2, KTC  95%= 1,03  ‐ 1,39) và  1,25lần (PR= 1,25, KTC 95%= 1,08 ‐ 1,44).   ‐  Có  sự  khác  biệt  có  ý  nghĩa  thống  kê  (p<0,05) giữa điều kiện về giấy phép, hồ sơ pháp  lý  với  sự  thanh  tra,  kiểm  tra  trong  năm  2012.  Như  vậy,  các  PKĐK,  PKCK  được  thanh  tra,  kiểm tra trong năm 2012 có khả năng đạt về điều  kiện giấy phép, hồ sơ pháp lý cao gấp 1,08 lần so  với  các  PKĐK,  PKCK  không  được  thanh  tra,  kiểm (PR=1,08, KTC 95%=1 ‐ 1,17).   ‐  Có  sự  khác  biệt  có  ý  nghĩa  thống  kê  (p<0,05) giữa điều kiện về giấy phép, hồ sơ pháp  lý với sự tham gia tập huấn công tác hành nghề  y. Như vậy, các PKĐK, PKCK được tham gia tập  huấn công  tác hành nghề y có khả năng đạt về  điều kiện giấy phép, hồ sơ pháp lý cao gấp 1,37  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 596 lần  so với  các PKĐK, PKCK không  được  tham  gia tập huấn (PR=1,37, KTC 95%=1,13 ‐ 1,64).   ‐ Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê  (p>0,05) giữa điều kiện về giấy phép, hồ sơ pháp  lý với vốn điều lệ của cơ sở hành nghề.  Bảng 13: Mối liên quan giữa điều kiện về nhân sự và các đặc điểm của mẫu (n=460)  Đặc điểm của mẫu Điều kiện về nhân sự p - value PR (KTC 95%) Đạt Không Về loại hình hành nghề PKĐK 22 (52,38) 20 (47,62) 0,001 0,66 (0,49 - 0,88) PKCK 332 (79,43 86 (20,57) Về trình độ chuyên môn người đứng đầu cơ sở Bác sĩ 188 (69,63) 82 (30,37) <0,001 0,191* 1 1,25 (1,13 - 1,37) 1,32 (1,09 - 1,59) Bác sĩ CKI, CKII 155 (87,08) 23 (12,92) Thạc sĩ, Tiến sĩ 11 (91,67) 1 (8,33) Số năm hành nghề của cơ sở <= 1 năm 45 (59,21) 31 (40,79) 0,007 <0,001 1 1,28 (1,04 - 1,57) 1,44 (1,18 - 1,74) Từ 1 - 5 năm 143 (75,66)166 46 (24,34) >= 5 năm (85,13) 29 (14,87) Vốn điều lệ Dưới 10 triệu 133 (89,86) 15 (10,14) 0,001 0,74 1,3 (1,1 - 1,52) 1,03 (0,87 - 1,22) 1 Từ 10 - 100 triệu 169 (71,31) 68 (28,69) Từ 100 triệu trở lên 52 (69,33) 23 (30,67) Được thanh tra, kiểm tra trong năm 2012 Có 210 (80,15) 52 (19,85) 0,06 1,1 (0,99 - 1,22) Không 144 (72,73) 54 (27,27) Có tham gia tập huấn công tác hành nghề y Có 323 (81,36) 74 (18,64) <0,001 1,65 (1,28 - 2,13) Không 31 (49,21) 32 (50,79) * : Kiểm định chính xác Fisher   ‐  Có  sự  khác  biệt  có  ý  nghĩa  thống  kê  (p<0,05) giữa điều kiện về nhân sựvới  loại hình  phòng khám. Như vậy, các PKĐK có khả năng  đạt về điều kiện nhân sự chỉ bằng 0,66 lần so với  các PKCK (PR=0,66, KTC 95%=0,49 ‐ 0,88).   ‐  Có  sự  khác  biệt  có  ý  nghĩa  thống  kê  (p<0,05) giữa điều kiện về nhân sự với trình độ  chuyên môn người  đứng  đầu  cơ  sở. Như vậy,  người  đứng  đầu  các PKĐK, PKCK  có  trình  độ  chuyên môn là Bác sĩ CKI, CKII có khả năng đạt  về điều kiện nhân sự cao gấp 1,25 lần so với các  PKĐK, PKCK mà có trình độ là bác sĩ (PR=1,25,  KTC 95%=1,13 ‐ 1,37).   ‐  Có  sự  khác  biệt  có  ý  nghĩa  thống  kê  (p<0,05) giữa điều kiện về nhân sự với  số năm  hành  nghề  của  cơ  sở. Như  vậy,  số  năm  hành  nghề của các PKĐK, PKCK từ 1 ‐ 5 năm và trên 5  năm  có  khả  năng  đạt  về  nhân  sự  so  với  các  PKĐK, PKCK hoạt động dưới 01 năm lần lượt là  cao gấp 1,28 lần (PR= 1,28, KTC 95%= 1,04 ‐ 1,57)  và 1,44 lần (PR= 1,44, KTC 95%= 1,18 ‐ 1,74).   ‐  Có  sự  khác  biệt  có  ý  nghĩa  thống  kê  (p<0,05)  giữa  điều  kiện  về  nhân  sự  với  vốn  điều  lệ.  Như  vậy,  các  PKĐK,  PKCK  có  vốn  điều lệ dưới 10 triệu đồng có khả năng đạt về  nhân  sự  cao  gấp  1,3  lần  so  với  các  PKĐK,  PKCK  có  vốn  điều  lệ  từ  100  triệu  trở  lên  (PR=1,3, KTC 95%=1,1 ‐ 1,52).   ‐  Có  sự  khác  biệt  có  ý  nghĩa  thống  kê  (p<0,05) giữa điều kiện về nhân sự với sự tham  gia  tập huấn công  tác hành nghề y. Như vậy,  các  PKĐK,  PKCK  được  tham  gia  tập  huấn  công tác hành nghề y có khả năng đạt về nhân  sự  cao  gấp  1,65  lần  so  với  các  PKĐK,  PKCK  không được tham gia tập huấn (PR=1,65, KTC  95%=1,28 ‐ 2,13).  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  597  ‐ Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê  (p>0,05) giữa điều kiện về nhân sự với sự thanh  tra, kiểm tra năm 2012.  Bảng 14. Mối liên quan giữa điều kiện về bảng hiệu, quảng cáo, niêm yết giá và các đặc điểm của mẫu  (n=460)  Đặc điểm của mẫu Điều kiện về bảng hiệu, quảng cáo, niêm yết giá p - value PR (KTC 95%) Đạt Không Về loại hình hành nghề PKĐK 26 (61,9) 16 (38,10) 0,63 1,06 (0,83 - 1,37) PKCK 243 (58,13) 175 (41,87) Về trình độ chuyên môn người đứng đầu cơ sở Bác sĩ 143 (52,96)120 127 (47,04)58 0,84 0,21 1,06 (0,59 - 1,89) 1,35 (0,76 - 2,4) 1 Bác sĩ CKI, CKII (67,42) (32,58)6 (50) Thạc sĩ, Tiến sĩ 6 (50) Số năm hành nghề của cơ sở <= 1 năm 37 (48,68)110 39 (51,32)79 0,15 0,037 1 1,2 (0,92 - 1,55) 1,29 (1 - 1,66) Từ 1 - 5 năm (58,20)122 (41,80)73 >= 5 năm (62,56) (37,44) Vốn điều lệ Dưới 10 triệu 86 (58,11)137 62 (41,89)100 0,95 0,64 1 0,99 (0,84 - 1,18) 1,06 (0,84 - 1,32) Từ 10 - 100 triệu (57,81)46 (42,19)29 Từ 100 triệu trở lên (61,33) (38,67) Được thanh tra, kiểm tra trong năm 2012 Có 166 (63,36) 96 (36,64) 0,014 1,22 (1,04 - 1,43) Không 103 (52,02) 95 (47,98) Có tham gia tập huấn công tác hành nghề y Có 253 (63,73) 144 (36,27) <0,001 2,51 (1,63 - 3,86) Không 16 (25,40) 47 (74,60) * : Kiểm định chính xác Fisher   ‐  Có  sự  khác  biệt  có  ý  nghĩa  thống  kê  (p<0,05) giữa điều kiện về bảng hiệu, quảng cáo,  niêm yết giá với  số năm hành nghề  của  cơ  sở.  Như vậy, các PKĐK, PKCK hành nghề từ 5 năm  trở  lên  theo có khả năng đạt về điều kiện bảng  hiệu, quảng cáo, niêm yết giá cao gấp 1,29 lần so  với  các PKĐK, PKCK hành nghề  từ 1 năm  trở  xuống (PR=1,29, KTC 95%=1 ‐ 1,66).   ‐  Có  sự  khác  biệt  có  ý  nghĩa  thống  kê  (p<0,05) giữa điều kiện về bảng hiệu, quảng cáo,  niêm  yết  giá  với  sự  thanh  tra,  kiểm  tra  trong  năm  2012.  Như  vậy,  các  PKĐK,  PKCK  được  thanh tra, kiểm tra trong năm 2012 có khả năng  đạt về điều kiện bảng hiệu, quảng cáo, niêm yết  giá  cao  gấp  1,22  lần  so  với  các  PKĐK,  PKCK  không  được  thanh  tra,  kiểm  (PR=1,22,  KTC  95%=1,04 ‐ 1,43).   ‐  Có  sự  khác  biệt  có  ý  nghĩa  thống  kê  (p<0,05) giữa điều kiện về bảng hiệu, quảng cáo,  niêm yết giá với sự tham gia tập huấn công tác  hành nghề y. Như vậy, các PKĐK, PKCK được  tham gia tập huấn công tác hành nghề y có khả  năng  đạt  về  điều  kiện  bảng  hiệu,  quảng  cáo,  niêm yết giá cao gấp 2,51  lần so với các PKĐK,  PKCK không được tham gia tập huấn (PR=2,51,  KTC 95%=1,63 ‐ 3,86).   ‐ Không có sự khác biệt có ý nghĩa  thống  kê (p>0,05) giữa điều kiện về bảng hiệu, quảng  cáo,  niêm  yết  giá  với  loại  hình  hành  nghề,  trình  độ  chuyên môn  người  đứng  đầu,  vốn  điều lệ phòng khám.  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 598 Bảng 15. Mối liên quan giữa điều kiện về sổ sách lưu trữ, hồ sơ bệnh án, quy chế kê đơn và các đặc điểm của  mẫu (n=460)  Đặc điểm của mẫu Điều kiện về sổ sách lưu trữ, hồ sơ bệnh án, quy chế kê đơn p - value PR (KTC 95%) Đạt Không Về loại hình hành nghề PKĐK 9 (21,43) 33 (78,57) <0,001 0,36 (0,2 - 0,65) PKCK 248 (59,33) 170(40,67) Về trình độ chuyên môn người đứng đầu cơ sở Bác sĩ 131 (48,52)119 139 (51,48)59 0,001 0,5057 1 1,38 (1,17 - 1,62) 1,2 (0,73 - 1,97) Bác sĩ CKI, CKII (66,85)7 (33,15)5 (41,67) Thạc sĩ, Tiến sĩ (58,33) Số năm hành nghề của cơ sở <= 1 năm 35 (46,05)95 41 (53,95)94 0,53 0,004 1 1,09 (0,82 - 1,45) 1,41 (1,09 - 1,84) Từ 1 - 5 năm (50,26)127 (49,74)68 >= 5 năm (65,13) (34,87) Vốn điều lệ Dưới 10 triệu 91 (61,49)136 57 (38,51)101 0,426 0,002 1 0,93 (0,79 - 1,1) 0,65 (0,48 - 0,88) Từ 10 - 100 triệu (57,38)30 (40) (42,62)45 (60) Từ 100 triệu trở lên Được thanh tra, kiểm tra trong năm 2012 Có 141 (53,82) 121 (46,18) 0,30 0,92 (0,78 - 1,08) Không 116 (58,59) 82 (41,41) Có tham gia tập huấn công tác hành nghề y Có 241 (60,71) 156 (39,29) <0,001 2,39 (1,55 - 3,68) Không 16 (25,4) 47 (74,6)  ‐  Có  sự  khác  biệt  có  ý  nghĩa  thống  kê  (p<0,05) giữa điều kiện về sổ sách lưu trữ, hồ sơ  bệnh án và quy chế kê đơn với loại hình phòng  khám. Như vậy, các PKĐK có khả năng đạt về  điều kiện sổ sách lưu trữ, hồ sơ bệnh án và quy  chế kê  đơn  chỉ bằng 0,36  lần  so với  các PKCK  (PR=0,36, KTC 95%=0,2 ‐ 0,65).   ‐  Có  sự  khác  biệt  có  ý  nghĩa  thống  kê  (p<0,05) giữa điều kiện về sổ sách  lưu  trữ, hồ  sơ  bệnh  án  và  quy  chế  kê  đơn  với  trình  độ  chuyên môn người đứng đầu cơ sở. Như vậy,  người đứng đầu các PKĐK, PKCK có trình độ  chuyên môn  là Bác  sĩ CKI, CKII  có khả năng  đạt về điều kiện sổ sách lưu trữ, hồ sơ bệnh án  và quy chế kê đơn cao gấp 1,38  lần so với các  PKĐK,  PKCK  mà  có  trình  độ  là  bác  sĩ  (PR=1,38, KTC 95%=1,17 ‐ 1,62).   ‐  Có  sự  khác  biệt  có  ý  nghĩa  thống  kê  (p<0,05) giữa điều kiện về sổ sách lưu trữ, hồ sơ  bệnh  án  và  quy  chế  kê  đơn  với  số  năm  hành  nghề của cơ sở. Như vậy, số năm hành nghề của  các PKĐK, PKCK trên 5 năm có khả năng đạt về  điều kiện sổ sách lưu trữ, hồ sơ bệnh án và quy  chế kê đơn so với các PKĐK, PKCK hoạt động  dưới  01 năm  lần  lượt  là  cao gấp  1,41  lần  (PR=  1,41, KTC 95%= 1,09 ‐ 1,84).   ‐  Có  sự  khác  biệt  có  ý  nghĩa  thống  kê  (p<0,05) giữa điều kiện về sổ sách lưu trữ, hồ sơ  bệnh án và quy chế kê đơn với vốn điều lệ. Như  vậy, các PKĐK, PKCK có vốn điều lệ từ 100 triệu  đồng trở lên có khả năng đạt về sổ sách lưu trữ,  hồ sơ bệnh án và quy chế kê đơn chỉ bằng 0,65  lần so với các PKĐK, PKCK có vốn điều lệ dưới  10 triệu (PR=0,65, KTC 95%=0,48 ‐ 0,88).   ‐  Có  sự  khác  biệt  có  ý  nghĩa  thống  kê  (p<0,05) giữa điều kiện về sổ sách  lưu  trữ, hồ  sơ bệnh án và quy chế kê đơn với sự tham gia  tập huấn công  tác hành nghề y. Như vậy, các  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  599 PKĐK, PKCK được tham gia tập huấn công tác  hành nghề y có khả năng đạt về điều kiện sổ  sách lưu trữ, hồ sơ bệnh án và quy chế kê đơn  cao  gấp  2,39  lần  so  với  các  PKĐK,  PKCK  không được tham gia tập huấn (PR=2,39, KTC  95%=1,55 ‐ 3,68).   ‐ Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê  (p>0,05) giữa điều kiện về sổ sách lưu trữ, hồ sơ  bệnh  án  và  quy  chế  kê  đơn  với  sự  thanh  tra,  kiểm tra năm 2012.  Bảng 16. Mối liên quan giữa điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bịvà các đặc điểm của mẫu (n=460)  Đặc điểm của mẫu Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị p - value PR (KTC 95%) Đạt Không Về loại hình hành nghề PKĐK 34 (80,95) 8 (19,05) 0,10 1,17 (1 - 1,38) PKCK 288 (68,9) 130 (31,1) Về trình độ chuyên môn người đứng đầu cơ sở Bác sĩ 184 (68,15)130 86 (31,85)48 0,26* 1 1,07 (0,95 - 1,21) 0,98 (0,65 - 1,47) Bác sĩ CKI, CKII (73,03)8 (26,97)4 Thạc sĩ, Tiến sĩ (66,67) (33,33) Số năm hành nghề của cơ sở <= 1 năm 52 (68,42)131 24 (31,58)58 0,88 0,64 1 1,01 (0,85 - 1,21) 1,04 (0,87 - 1,24) Từ 1 - 5 năm (69,31)139 (30,69)56 >= 5 năm (71,28) (28,72) Vốn điều lệ Dưới 10 triệu 106 (71,62)154 42 (28,38)83 0,17 0,07 1 0,91 (0,79 - 1,04) 1,15 (1 - 1,33) Từ 10 - 100 triệu (64,98)62 (35,02)13 Từ 100 triệu trở lên (82,67) (17,33) Được thanh tra, kiểm tra trong năm 2012 Có 204 (77,86) 58 (22,14) <0,001 1,31 (1,15 - 1,49) Không 118 (59,6) 80 (40,4) Có tham gia tập huấn công tác hành nghề y Có 293 (73,8) 104 (26,2) <0,001 1,6 (1,22 - 2,11) Không 29 (46,03) 34 (53,97) * : Kiểm định chính xác Fisher   ‐  Có  sự  khác  biệt  có  ý  nghĩa  thống  kê  (p<0,05) giữa điều kiện về cơ sở vật chất,  trang  thiết  bị  với  sự  thanh  tra,  kiểm  tra  trong  năm  2012. Như  vậy,  các  PKĐK,  PKCK  được  thanh  tra, kiểm tra trong năm 2012 có khả năng đạt về  điều kiện cơ  sở vật chất,  trang  thiết bị cao gấp  1,31  lần  so  với  các  PKĐK,  PKCK  không  được  thanh tra, kiểm (PR=1,31, KTC 95%=1,15 ‐ 1,49).   ‐  Có  sự  khác  biệt  có  ý  nghĩa  thống  kê  (p<0,05) giữa điều kiện về cơ sở vật chất,  trang  thiết bị với sự tham gia tập huấn công tác hành  nghề y. Như vậy, các PKĐK, PKCK được tham  gia tập huấn công tác hành nghề y có khả năng  đạt về cơ sở vật chất,  trang  thiết bị cao gấp 1,6  lần  so với  các PKĐK, PKCK không  được  tham  gia tập huấn (PR=1,6, KTC 95%=1,22 ‐ 2,11).   ‐ Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê  (p>0,05) giữa điều kiện về cơ sở vật chất,  trang  thiết bị với loại hình hành nghề, trình độ chuyên  môn người  đứng  đầu,  số năm hành nghề, vốn  điều lệ của cơ sở hành nghề.  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 600 Mối liên quan giữa điều kiện về công tác khử trùng, tiệt trùng, xử lý rác thải y tế và các đặc  điểm của mẫu  Bảng 17: Mối liên quan giữa điều kiện về công tác khử trùng, tiệt trùng, xử lý rác thải y tế và các đặc điểm  của mẫu (n=460)  Đặc điểm của mẫu Điều kiện về công tác khử trùng, tiệt trùng, xử lý rác thải y tế p - value PR (KTC 95%) Đạt Không Về loại hình hành nghề PKĐK 14 (33,33) 28 (66,67) 0,10 1,17 (1 - 1,38) PKCK 96 (22,97) 322 (77,03) Về trình độ chuyên môn người đứng đầu cơ sở Bác sĩ 58 (21,48)51 212 (78,52)127 0,08 0,47* 1 1,33 (0,96 - 1,85) 0,39 (0,06 - 2,57) Bác sĩ CKI, CKII (28,65)1 (8,33) (7,35)11 Thạc sĩ, Tiến sĩ (91,67) Số năm hành nghề của cơ sở <= 1 năm 17 (22,37)43 59 (77,63)146 0,94 0,57 1 1,02 (0,62 - 1,67) 1,15 (0,71 - 1,86) Từ 1 - 5 năm (22,75)50 (77,25)145 >= 5 năm (25,64) (74,36) Vốn điều lệ Dưới 10 triệu 48 (32,43)40 100 (67,57)197 0,001 0,63 1 0,52 (0,36 - 0,75) 0,9 (0,59 - 1,38) Từ 10 - 100 triệu (16,88)22 (83,12)53 Từ 100 triệu trở lên (29,33) (70,67) Được thanh tra, kiểm tra trong năm 2012 Có 70 (26,72) 192 (73,28) 0,10 1,32 (0,94 - 1,86) Không 40 (20,2) 158 (79,8) Có tham gia tập huấn công tác hành nghề y Có 102 (25,69) 295 (74,31) 0,024 2,02 (1,04 - 3,95) Không 8 (12,70) 55 (87,30) * : Kiểm định chính xác Fisher  Bảng 18. Mối liên quan giữa điều kiện về sử dụng thuốc và các đặc điểm của mẫu (n=460)  Đặc điểm của mẫu Điều kiện về sử dụng thuốc p - value PR (KTC 95%) Đạt Không Về loại hình hành nghề PKĐK 35 (83,33) 7 (16,67) 0,46 1,06 (0,92 - 1,23) PKCK 328 (78,47) 90 (21,53) Về trình độ chuyên môn người đứng đầu cơ sở Bác sĩ 218 (80,74)136 52 (19,26)42 0,27 0,70* 1 0,95 (0,86 - 1,05) 0,93 (0,67 - 1,29) Bác sĩ CKI, CKII (76,4)9 (75) (23,6)3 (25) Thạc sĩ, Tiến sĩ Số năm hành nghề của cơ sở <= 1 năm 59 (77,63)153 17 (22,37)36 0,54 0,97 1 1,04 (0,91 - 1,2) 1 (0,87 - 1,15) Từ 1 - 5 năm (80,95)151 (19,05)44 >= 5 năm (77,44) (22,56) Vốn điều lệ Dưới 10 triệu 100 (67,57)201 48 (32,43)36 0,001 1 1,26 (1,11 - 1,42) 1,22 (1,05 - 1,42) Từ 10 - 100 triệu (84,81)62 (15,19)13 Từ 100 triệu trở lên (82,67) (17,33) 0,016 Được thanh tra, kiểm tra trong năm 2012 Có 216 (82,44) 46 (17,56) 0,032 1,11 (1,01 - 1,23) Không 147 (74,24) 51 (25,76) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  601 Đặc điểm của mẫu Điều kiện về sử dụng thuốc p - value PR (KTC 95%) Đạt Không Có tham gia tập huấn công tác hành nghề y Có 316 (79,6) 81 (20,4) 0,36 1,07 (0,92 - 1,24) Không 47 (74,6) 16 (25,4) * : Kiểm định chính xác Fisher  KẾT LUẬN  Tỷ lệ vi phạm các quy định về giấy phép, hồ  sơ pháp lý của các phòng khám là 14,13%.  Tỷ  lệ vi phạm các quy định về nhân sự của  các phòng khám là 23,04%.  Tỷ  lệ vi phạm các quy định về bảng hiệu,  quảng cáo, niêm yết giá của các phòng khám là  41,52%.  Tỷ  lệ vi phạm các quy định về sổ sách  lưu  trữ, hồ  sơ bệnh án và quy  chế kê  đơn  của  các  phòng khám là 44,13%.  Tỷ lệ vi phạm các quy định về cơ sở vật chất,  trang thiết bị của các phòng khám là 30%.  Tỷ lệ vi phạm các quy định về công tác khử  trùng, tiệt trùng, xử lý rác thải y tế của các phòng  khám là 76,09%.  Tỷ  lệ vi phạm các quy định về công  tác sử  dụng thuốc của các phòng khám là 21,09%.  Tỷ lệ vi phạm các quy định về hành nghề y  của các PKĐK, PKCK chiếm tỷ lệ là 88,48%.  Có mối  liên  quan  giữa  điều  kiện  về  giấy  phép, hồ sơ pháp  lý với loại hình phòng khám,  trình độ chuyên môn người đứng đầu, số năm  hành  nghề,  sự  thanh  tra,  kiểm  tra  trong  năm  2012  và  công  tác  tham  gia  tập  huấn  công  tác  hành nghề y.   Có mối  liên  quan  giữa  điều  kiện  về  nhân  sựloại hình phòng khám,  trình độ chuyên môn  người đứng đầu, số năm hành nghề, vốn điều lệ  và  công  tác  tham  gia  tập  huấn  công  tác  hành  nghề y.   Có mối  liên  quan  giữa  điều  kiện  về  bảng  hiệu, quảng cáo, niêm yết giá với số năm hành  nghề, thanh tra, kiểm  tra  trong năm 2012 và sự  tham gia tập huấn công tác hành nghề y.   Có mối  liên quan giữa điều kiện về sổ sách  lưu trữ, hồ sơ bệnh án và quy chế kê đơn với loại  hình phòng khám,  trình độ chuyên môn người  đứng đầu, số năm hành nghề, vốn điều lệ và sự  tham gia tập huấn công tác hành nghề y.   Có mối liên quan giữa điều kiện về cơ sở vật  chất,  trang  thiết  bị  với  sự  thanh  tra,  kiểm  tra  trong năm 2012 và  sự  tham gia  tập huấn  công  tác hành nghề y.   Có mối liên quan giữa điều kiện về công tác  khử trùng, tiệt trùng, xử lý rác thải y tế với vốn  điều  lệ và sự  tham gia  tập huấn công  tác hành  nghề y.   Có mối liên quan giữa điều kiện về sử dụng  thuốcvới vốn  điều  lệ và  sự  thanh  tra, kiểm  tra  trong năm 2012.   KIẾN NGHỊ  Tăng cường đội ngũ các cán bộ làm công tác  thanh tra tại Sở Y tế và cán bộ quản lý hành nghề  y tư nhân tại các Phòng y tế huyện/thị/thành phố  về  chất  lượng  và  số  lượng. Về  chất  lượng  đội  ngũ thì cần nâng cao năng lực, kỹ năng thanh tra  và kiến  thức quản  lý nhà nước  thông qua việc  tham gia các khóa  tập huấn ngắn hạn, dài hạn  định  kỳ  hằng  năm. Ngoài  ra,  các  cán  bộ  làm  công tác thanh tra, kiểm tra phải thường xuyên  cập nhật các văn bản quy phạm pháp  luật, các  văn bản hướng dẫn về  chuyên môn  của Quốc  hội, Chính phủ, Bộ Y tế, Thanh tra Chính phủ và  các ngành có liên quan.   Công  tác  thanh  tra, kiểm  tra phải được chú  trọng, đặc biệt  là các kế hoạch định kỳ cần bao  quát  các  lĩnh  vực  trong  hành  nghề  y, dược  tư  nhân,  tất  cả  các  loại  hình. Riêng  các  kế  hoạch  thanh tra đột xuất cần kịp thời, và giải quyết dứt  điểm các vấn đề nóng trong dự  luận xã hội đối  với hoạt  động hành nghề y  tư nhân. Công  tác  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 602 thanh tra, kiểm tra phải đi kèm với công tác xử  lý  vi  phạm  hành  chính  và  công  tác  giáo  dục,  chấn  chỉnh  các  hoạt  động  hành  nghề  trong  khuôn khổ các quy định của ngành.   Đối  với  cơ  quan  quản  lý  về  y  tế  ở  địa  phương mà đại diện là Phòng y tế cần duy trì và  tổ chức việc liên lạc với các cơ sở hành nghề y tư  nhân  trên địa bàn để  trao đổi  thông  tin và phổ  biến các văn bản pháp  luật cũng như cập nhật  kiến thức cho người phụ trách chuyên môn của  các phòng khám  tư nhân, và các cá nhân hành  nghề trên địa bàn.   Trong công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra,  cần có sự  liên kết các đơn vị quản  lý nhà nước,  các  sở  ban  ngành  có  liên  quan.  Đối  với  tuyến  tỉnh, Sở Y tế chủ trì và làm đầu mối tham mưu  công  tác  lên  kế  hoạch  và  thực  hiện  thanh  tra,  phối hợp với các đơn vị và Sở ban ngành có liên  quan. Đối với tuyến huyện/thị/thành phố, Phòng  y  tế  các  địa  phương  liên  hệ  chặt  chẽ  với  các  phòng chức năng thuộc UBND huyện/thị/thành  phố mà có kế hoạch kiểm tra hàng năm, đối với  các loại hình đã được phân cấp quản lý mà ở đây  là các phòng khám chuyên khoa tư nhân.   TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam. (1993).  Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII về những vấn đề cấp bách  trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Hà  Nội. Tr. 1 ‐ 2.  2. Bộ chính trị (2005). Nghị quyết số 46 ‐ NQ/TW ngày 23/2/2005  của bộ chính trị về công tác bảo vệ. chăm sóc và nâng cao sức  khoẻ nhân dân trong tình hình mới. Hà Nội. Tr. 3 ‐ 4.  3. Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 12  (2009). Luật Khám bệnh. chữa bệnh. Hà Nội. ngày 23/11/2009.  Hà Nội. Tr. 1 ‐ 2.  4. Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Cộng Hoà xã hội chủ nghĩa  Việt Nam  (1993). Pháp  lệnh hành nghề y dược  tư nhân. Hà  Nội. tháng 10/1993. Tr. 1 ‐ 2.  5. Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa  Việt Nam  (2003). Pháp  lệnh hành nghề y dược  tư nhân. Hà  Nội. tháng 10/2003. Tr. 1 ‐ 2.  Ngày nhận bài báo:       22/5/2014  Ngày phản biện nhận xét bài báo:   8/6/2014  Ngày bài báo được đăng:     14/11/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcac_hinh_thuc_giai_phap_khac_phuc_va_xu_ly_vi_pham_quy_dinh.pdf
Tài liệu liên quan