Các loại giá dùng trong bảng nguồn và sử dụng

Mối liên hệ giữa các loại giá trong bảng SUT Để thấy rõ mối quan hệ giữa các loại giá dùng trong bảng SUT, sau đây đề cập mối liên hệ có tính “tuần tự” giữa các loại giá trong thống kê Tài khoản Quốc gia: a. Giá sản xuất bằng giá cơ bản cộng với thuế sản phẩm, không bao gồm thuế giá trị gia tăng hay thuế được khấu trừ tương tự do người mua phải trả từ đi trợ cấp sản phẩm. b. Giá sử dụng bằng giá sản xuất cộng với thuế giá trị gia tăng không được khấu trừ hay loại thuế tương tự không được khấu trừ, cộng với phí vận tải và phí thương nghiệp do đơn vị khác cung cấp. c. Trường hợp người sử dụng mua trực tiếp hàng hóa từ người sản xuất, giá sử dụng lớn hơn giá sản xuất bởi hai yếu tố: (a) Giá trị của thuế giá trị gia tăng không được khấu trừ do người mua phải nộp và (b) Phí vận tải do người mua phải trả khi mua hàng hóa. Giá sản xuất là giá “ngoại lai” giữa giá cơ bản và giá sử dụng vì nó không bao gồm một số loại thuế sản phẩm. Giá sản xuất không phải là số tiền người sản xuất nhận được khi bán sản phẩm và cũng không phải số tiền người sử dụng phải trả khi mua hàng. Nhà sản xuất dựa vào giá cơ bản để đưa ra các quyết định kinh tế; trong khi đó người tiêu dùng dựa vào giá sử dụng để quyết định việc mua hàng. Bảng SUT đã không đề cập gì tới giá sản xuất.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 278 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các loại giá dùng trong bảng nguồn và sử dụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thông tin Khoa học Thống kê số 1/2004 - Trang 15 công nghệ; chú trọng đào tạo nhân lực và các ch−ơng trình khoa học-công nghệ phục vụ phát triển nông thôn; bảo vệ tài nguyên môi tr−ờng... 5- Tiếp tục đầu t− cơ sở hạ tầng cho miền núi, hải đảo, biên giới, vùng dân tộc; thực hiện tốt chính sách hỗ trợ đối với đồng bào dân tộc có nhiều khó khăn,... 6- Tăng c−ờng, giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội; hạn chế tai nạn giao thông, chữa cháy và phòng chống bão lụt. 7- Tiếp tục thực hiện đ−ờng lối đối ngoại mở; tạo dựng và củng cố khuôn khổ pháp lý cho quá trình hội nhập quốc tế của đất n−ớc; tổ chức thực hiện thành công hội nghị á - âu lần thứ 5 (ASEM-5); tạo b−ớc phát triển mới về kinh tế đối ngoại; thực hiện tốt các cam kết về lộ trình tham gia AFTA; đẩy nhanh quá trình đàm phán gia nhập WTO,... 8- Tiếp tục nâng cao hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, hạn chế thấp nhất án oan sai; xử lý nghiêm cán bộ vi phạm; giải quyết căn bản án tồn đọng; kịp thời triển khai nghị quyết về thi hành bộ luật tố tụng hình sự; khắc phục, giải quyết khiếu nại, tố cáo,... 9- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về cải cách hành chính. Năm 2003 bản lề đã trôi qua với bao ấn t−ợng và năm 2004 sắp đến với bao thách thức chúng ta hãy nhớ đến câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết” đó là nền tảng của ổn định xã hội và là cơ sở cho việc phát huy tối đa tiềm lực của quốc gia cho công cuộc đổi mới và phát triển đất n−ớc. Năm tháng trôi qua các giá trị mà chúng ta để lại sẽ còn mãi với thời gian và các thế hệ ng−ời Việt Nam yêu n−ớc Các loại giá dùng trong bảng Nguồn vμ Sử dụng ThS. Nguyễn Bích Lâm Viện Khoa học Thống kê Cấu trúc của bảng Nguồn và Sử dụng (SUT) và ph−ơng pháp tính chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong n−ớc theo giá so sánh đã đề cập trong tờ Thông tin Khoa học Thống kê(1). Những chỉ tiêu khác nhau trong bảng SUT đ−ợc đánh giá theo các loại giá khác nhau: Giá cơ bản dùng để đánh giá chỉ tiêu giá trị sản xuất; giá sử dụng dùng để đánh giá các chỉ tiêu chi phí trung gian, tiêu dùng cuối cùng và tích lũy tài sản; giá FOB và giá CIF dùng đánh giá chỉ tiêu Xuất và nhập khẩu hàng hóa; giá giao dịch dùng để đánh giá xuất và nhập khẩu dịch vụ. Bài viết này đề cập tới định nghĩa, nội dung và sự khác biệt giữa các loại giá dùng trong bảng SUT. Nội dung các loại giá dùng trong bảng SUT nói riêng và trong thống kê tài khoản quốc gia nói chung khác nhau cơ bản bởi cách xử lý thuế sản xuất và trợ Trang 16 - Thông tin Khoa học Thống kê số 1/2004 cấp sản xuất, phí vận tải và th−ơng nghiệp. Để làm rõ hơn nội dung các loại giá, tr−ớc hết cần đề cập tới khái niệm, nội dung thuế sản xuất và trợ cấp sản xuất. I. Thuế sản xuất và trợ cấp sản xuất 1. Thuế sản xuất: Thuế sản xuất là khoản phải nộp bắt buộc, một chiều, bằng tiền hay hiện vật từ đơn vị sản xuất cho Nhà n−ớc(2). Thuế sản xuất phải nộp không quan tâm tới khả năng lợi nhuận của hoạt động sản xuất. D−ới góc độ đơn vị sản xuất, thuế sản xuất là một khoản chi phí và làm giảm thặng d− của đơn vị. Thuế sản xuất bao gồm. a. Thuế sản phẩm: Thuế sản phẩm là loại thuế phải nộp theo đơn vị hàng hóa và dịch vụ. Thuế sản phẩm có thể đ−ợc xác định theo số tiền cụ thể trên một đơn vị hàng hóa và dịch vụ hay tính theo một tỷ lệ phần trăm nào đó của giá của một đơn vị hàng hóa và dịch vụ. Thuế sản phẩm bao gồm 4 nhóm sau: - Thuế dạng giá trị gia tăng: Loại thuế này gồm thuế giá trị gia tăng theo mặt hàng; thuế giá trị gia tăng đ−ợc khấu trừ và thuế giá trị gia tăng không đ−ợc khấu trừ; thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu. - Thuế nhập khẩu và thuế hàng nhập khẩu, không kể thuế VAT: Loại thuế này gồm thuế nhập khẩu và thuế đánh vào hàng nhập khẩu. Thuế đánh vào hàng nhập khẩu bao gồm: Thuế doanh thu; thuế tiêu thụ đặc biệt; thuế đánh vào các dịch vụ đặc biệt; lợi nhuận độc quyền nhập khẩu; thuế do hệ thống đa tỷ giá hối đoái. - Thuế xuất khẩu: Loại thuế này gồm thuế xuất khẩu; lợi nhuận độc quyền xuất khẩu; thuế do hệ thống đa tỷ giá hối đoái. - Thuế sản phẩm khác: Loại thuế này gồm: Thuế doanh thu; thuế tiêu thụ đặc biệt; thuế giao dịch vốn và tài chính. b. Thuế sản xuất khác: Thuế sản xuất khác là tất cả các loại thuế trừ thuế sản phẩm do đơn vị sản xuất phải nộp khi tiến hành hoạt động sản xuất. Thuế sản xuất khác bao gồm thuế đánh vào thuê m−ớn lao động, sử dụng đất đai, nhà x−ởng, tài sản dùng trong sản xuất. Thuế sản xuất khác bao gồm các loại sau: - Thuế đánh vào quỹ l−ơng hoặc lực l−ợng lao động; - Thuế đất, nhà x−ởng hay vật kiến trúc khác; - Giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép hành nghề; - Thuế sử dụng tài sản cố định; - Thuế tem; - Thuế ô nhiễm môi tr−ờng. 2. Trợ cấp sản xuất: Trợ cấp sản xuất là chuyển nh−ợng một chiều của Nhà n−ớc cho các doanh nghiệp. Trợ cấp sản xuất hiểu theo nghĩa là thuế sản xuất âm. Trợ cấp sản xuất bao gồm trợ cấp sản phẩm và trợ cấp sản xuất khác. a. Trợ cấp sản phẩm: Trợ cấp sản phẩm có thể đ−ợc xác định theo số tiền cụ thể trên một đơn vị hàng hóa và dịch vụ hay tính theo một tỷ lệ phần trăm nào đó của giá của một đơn vị hàng hóa và dịch vụ. Thông tin Khoa học Thống kê số 1/2004 - Trang 17 Trợ cấp sản phẩm th−ờng thực hiện tại thời điểm khi sản phẩm đ−ợc sản xuất ra, hoặc khi đ−a vào l−u thông nh−: khi bán sản phẩm, chuyển nh−ợng, xuất khẩu, nhập khẩu, cho thuê, hoặc dùng sản phẩm sản xuất ra để tự tiêu dùng và tích lũy. b. Trợ cấp sản xuất khác: Trợ cấp sản xuất khác là các khoản trợ cấp cho đơn vị sản xuất do đơn vị tham gia vào hoạt động sản xuất. Trợ cấp sản xuất khác không liên quan tới số l−ợng sản phẩm sản xuất ra của đơn vị. Trợ cấp sản xuất khác bao gồm hai nhóm sau: - Trợ cấp quỹ l−ơng hoặc lực l−ợng lao động; - Trợ cấp làm giảm ô nhiễm môi tr−ờng. II. Nội dung các loại giá trong bảng Nguồn và Sử dụng 1. Khái niệm, nội dung các loại giá dùng trong bảng SUT a. Giá cơ bản là số tiền ng−ời sản xuất nhận đ−ợc do bán một đơn vị hàng hóa hay dịch vụ sản xuất ra trừ đi thuế đánh vào sản phẩm, cộng với trợ cấp sản phẩm. Giá cơ bản không bao gồm phí vận tải không do ng−ời sản xuất trả khi bán hàng. b. Giá sử dụng là số tiền ng−ời mua phải trả để nhận đ−ợc một đơn vị hàng hóa hay dịch vụ tại thời gian và địa điểm do ng−ời mua yêu cầu. Giá sử dụng không bao gồm thuế giá trị gia tăng đ−ợc khấu trừ hay thuế t−ơng tự đ−ợc khấu trừ. Giá sử dụng bao gồm cả phí vận tải do ng−ời mua phải trả. c. Giá FOB áp dụng cho hàng hóa xuất, nhập khẩu là giá trị thị tr−ờng tại biên giới hải quan của “nền kinh tế” từ đó hàng hóa đ−ợc xuất đi. Giá FOB là giá sử dụng do các nhà nhập khẩu phải trả nếu họ chịu tránh nhiệm chuyên trở hàng nhập khẩu sau khi hàng hóa đã xếp vào ph−ơng tiện vận chuyển tại cửa khẩu của n−ớc xuất khẩu. Giá FOB bao gồm cả các khoản sau đây: phí vận tải chuyên chở hàng hóa tới biên giới hải quan của n−ớc xuất khẩu, phí bốc xếp hàng hóa lên ph−ơng tiện vận tải ở biên giới và tất cả các loại thuế trừ đi trợ cấp đánh vào sản phẩm tại n−ớc xuất khẩu. Nói cách khác, hàng hóa xuất khẩu đánh giá theo giá FOB là giá sử dụng. d. Giá CIF là giá của hàng hóa nhập khẩu tính tại biên giới hải quan của n−ớc nhập khẩu tr−ớc khi đóng bất kỳ loại thuế nhập khẩu hay thuế khác đánh vào hàng nhập khẩu. Giá CIF của hàng nhập khẩu không bao gồm phí vận tải và phí th−ơng nghiệp để chuyên chở hàng nhập khẩu trong phạm vi của n−ớc nhập khẩu. Hàng nhập khẩu tính theo giá CIF bằng hàng nhập khẩu tính theo giá FOB cộng với phí vận tải và phí bảo hiểm giữa biên giới hải quan của n−ớc xuất khẩu và biên giới hải quan của n−ớc nhập khẩu. e. Giá giao dịch là giá thỏa thuận giữa ng−ời nhập khẩu và ng−ời xuất khẩu dịch vụ và áp dụng để đánh giá giá trị của xuất, nhập khẩu dịch vụ. Với đặc tr−ng của sản phẩm dịch vụ đó là quá trình sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời, do vậy giá giao dịch áp dụng trong đánh giá xuất, nhập khẩu dịch vụ chính là giá sử dụng. Tuy vậy, nếu đứng trên quan điểm Trang 18 - Thông tin Khoa học Thống kê số 1/2004 của ng−ời nhập khẩu dịch vụ, giá sử dụng trong tr−ờng hợp này cũng là giá cơ bản. Ngoài các loại giá trên trong thống kê Tài khoản Quốc gia còn dùng hai loại giá sau: - Giá sản xuất là số tiền ng−ời sản xuất nhận đ−ợc do bán một đơn vị hàng hóa hay dịch vụ sản xuất ra trừ đi thuế giá trị gia tăng hay thuế đ−ợc khấu trừ t−ơng tự. Giá sản xuất không bao gồm phí vận tải không do ng−ời sản xuất trả khi bán hàng. - Giá thị tr−ờng là giá thực tế thỏa thuận giữa các đối t−ợng khi thực hiện giao dịch. Trong hệ thống thuế đ−ợc khấu trừ nh− thuế giá trị gia tăng sẽ dẫn tới hai loại giá thực tế thỏa thuận cho một hoạt động giao dịch nếu đứng trên quan điểm của nhà sản xuất (giá cơ bản) và ng−ời sử dụng (giá sử dụng) Thống kê Tài khoản Quốc gia gọi các loại giá: Giá cơ bản; giá sử dụng; giá FOB; giá CIF và giá sản xuất là “giá có ý nghĩa kinh tế”. Một loại giá đ−ợc gọi là có ý nghĩa kinh tế nếu giá đó có ảnh h−ởng tới số l−ợng sản phẩm mà nhà sản xuất sẵn sàng cung cấp cho thị tr−ờng và số l−ợng sản phẩm ng−ời tiêu dùng sẵn sàng mua. Điều này mô tả mối t−ơng quan giữa chi phí sản xuất (nhà sản xuất) và sở thích của ng−ời tiêu dùng. Sản phẩm bán theo giá có ý nghĩa kinh tế đ−ợc gọi là sản phẩm thị tr−ờng. Sản phẩm không bán trên thị tr−ờng hoặc bán với giá không có ý nghĩa kinh tế đ−ợc gọi là sản phẩm phi thị tr−ờng. Để xác định giá trị, Tài khoản Quốc gia tách sản phẩm phi thị tr−ờng thành hai loại: Sản phẩm tự sản xuất để phục vụ cho tích lũy và tiêu dùng; sản phẩm sản xuất ra để cấp không hoặc bán với giá gần nh− cho không (giá không có ý nghĩa kinh tế). Thí dụ sản phẩm phi thị tr−ờng thuộc loại thứ nhất đó là tự sản tự tiêu các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản,v.v... trong các hộ gia đình; tự chế tạo ra máy móc, thiết bị dùng trong sản xuất của các doanh nghiệp. Sản phẩm phi thị tr−ờng thuộc loại thứ hai đó là dịch vụ của các đơn vị không vị lợi phục vụ hộ gia đình; dịch vụ của Nhà n−ớc cung cấp cho toàn bộ cộng đồng. Giá cả để thể hiện hai loại sản phẩm này trong bảng Nguồn và Sử dụng nh− sau: - Hàng hóa và dịch vụ tự sản xuất để tích lũy và tiêu dùng đ−ợc xác định theo giá cơ bản của những hàng hóa và dịch vụ t−ơng tự bán trên thị tr−ờng. Nếu không có giá cơ bản của những sản phẩm t−ơng tự trên thị tr−ờng, quy −ớc lấy bằng tổng chi phí sản xuất. - Hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra để cấp không hoặc bán với giá gần nh− cho không đ−ợc xác định giá trị bằng tổng chi phí sản xuất. Sản phẩm phi thị tr−ờng bên sử dụng của bảng SUT có thể xuất hiện d−ới dạng: (a) Chi tiêu dùng của hộ gia đình; (b) Chi tiêu của các tổ chức không vị lợi phục vụ hộ gia đình; (c) Chi tiêu của Nhà n−ớc; (d) Tích lũy tài sản cố định và tài sản l−u động. Giá trị của sản phẩm phi thị tr−ờng thuộc dạng (a) và (d) bên sử dụng luôn bằng giá trị của chúng ở bên nguồn trong bảng SUT. Giá trị của sản phẩm phi thị tr−ờng thuộc dạng (b) và (c) bên sử dụng bằng giá trị của chúng ở Thông tin Khoa học Thống kê số 1/2004 - Trang 19 bên nguồn trong bảng SUT trừ đi doanh thu khi bán sản phẩm này nếu có. 2. Mối liên hệ giữa các loại giá trong bảng SUT Để thấy rõ mối quan hệ giữa các loại giá dùng trong bảng SUT, sau đây đề cập mối liên hệ có tính “tuần tự” giữa các loại giá trong thống kê Tài khoản Quốc gia: a. Giá sản xuất bằng giá cơ bản cộng với thuế sản phẩm, không bao gồm thuế giá trị gia tăng hay thuế đ−ợc khấu trừ t−ơng tự do ng−ời mua phải trả từ đi trợ cấp sản phẩm. b. Giá sử dụng bằng giá sản xuất cộng với thuế giá trị gia tăng không đ−ợc khấu trừ hay loại thuế t−ơng tự không đ−ợc khấu trừ, cộng với phí vận tải và phí th−ơng nghiệp do đơn vị khác cung cấp. c. Tr−ờng hợp ng−ời sử dụng mua trực tiếp hàng hóa từ ng−ời sản xuất, giá sử dụng lớn hơn giá sản xuất bởi hai yếu tố: (a) Giá trị của thuế giá trị gia tăng không đ−ợc khấu trừ do ng−ời mua phải nộp và (b) Phí vận tải do ng−ời mua phải trả khi mua hàng hóa. Giá sản xuất là giá “ngoại lai” giữa giá cơ bản và giá sử dụng vì nó không bao gồm một số loại thuế sản phẩm. Giá sản xuất không phải là số tiền ng−ời sản xuất nhận đ−ợc khi bán sản phẩm và cũng không phải số tiền ng−ời sử dụng phải trả khi mua hàng. Nhà sản xuất dựa vào giá cơ bản để đ−a ra các quyết định kinh tế; trong khi đó ng−ời tiêu dùng dựa vào giá sử dụng để quyết định việc mua hàng. Bảng SUT đã không đề cập gì tới giá sản xuất. Việc xác định giá trị của các chỉ tiêu có tầm quan trọng đặc biệt khi biên soạn bảng Nguồn và Sử dụng. Ngay chỉ tiêu sản l−ợng sản xuất ra trong nền kinh tế phải đánh giá theo các loại giá khác nhau (giá cơ bản hay tổng chi phí sản xuất) tuỳ thuộc vào mục đích sản xuất và sử dụng sản phẩm – sản phẩm sản xuất ra là sản phẩm thị tr−ờng hay phi thị tr−ờng. Điều này đòi hỏi các nhà Thống kê nói chung và các nhà thống kê Tài khoản Quốc gia nói riêng phải hiểu đúng khái niệm, nội dung của từng loại giá áp dụng trong bảng SUT; xác định nguồn thông tin hiện có; ph−ơng pháp thu thập thông tin để biên soạn thành công bảng Nguồn và Sử dụng (1) Dùng bảng nguồn và sử dụng trong đánh giá Tổng sản phẩm trong n−ớc theo giá so sánh, Thông tin Khoa học Thống kê số 6/2003. (2) Tài khoản quốc gia 1993, mục 7.48 Tμi liệu tham khảo: (1) System of National Accounts 1993. Brussels/Luxembourg New York, Paris, Washington, D.C, 1993 (2) Ph−ơng pháp biên soạn Hệ thống tài khoản quốc gia ở Việt Nam. NXB Thống kê, Hà Nội 2003. (3) Handbook of Input - Output table compilation and analysis. United Nations, New York, 1999, series F No 74

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcac_loai_gia_dung_trong_bang_nguon_va_su_dung.pdf
Tài liệu liên quan