Các loại hàng hóa được phép giao dịch trên thị trường vàng: Bản chất pháp lý và các yêu cầu pháp luật

Một là, cần bổ sung các quy định về loại hình vàng chứng chỉ nhằm đa dạng hóa các loại hàng hóa trên thị trường vàng. Thay vì hoàn toàn ngăn cấm như hiện nay, cần sớm quy định lộ trình phát triển các công cụ và loại hình kinh doanh trên thị trường vàng theo từng bước, phù hợp với điều kiện và trình độ quản lý cụ thể của đất nước. Các sản phẩm lưu hành trên thị trường vàng cần được phát triển từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với trình độ phát triển của thị trường và kiến thức của nhà đầu tư. Có lẽ không nên lấy lý do một cách đơn giản là trình độ quản lý và kiến thức của người dân chưa đáp ứng được nên không cho phép, vì điều đó đi ngược với tiến trình phát triển của nền kinh tế đất nước cũng như không cho thấy sự nỗ lực của cơ quan quản lý nhà nước để đáp ứng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Hai là, cần cho phép thực hiện huy động vốn thông qua phát hành chứng chỉ chứng nhận vàng. Để đảm bảo tính nhất quán, chứng chỉ chứng nhận vàng sẽ do NHNN phát hành với các biện pháp bảo đảm an toàn và thông qua các ngân hàng để thực hiện. Việc mua, bán chứng chỉ chứng nhận vàng sẽ được phép thực hiện với những quy định chặt chẽ của NHNN và là những giao dịch đầu tư hoàn toàn tự nguyện. Người sở hữu chứng chỉ chứng nhận vàng cũng có quyền chuyển đổi chứng chỉ chứng nhận vàng thành vàng vật chất sau thời hạn ghi trên chứng chỉ. Ba là, từng bước mở lại thị trường huy động vốn và cho vay bằng vàng giữa tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp kinh doanh vàng để liên thông giữa các bộ phận của thị trường vàng. Điều đó không những đảm bảo sự điều tiết tốt hơn đối với giá vàng vật chất, mà còn hạn chế sự đầu cơ, thao túng giá vàng. Bốn là, đồng bộ với những bước đi trên, NHNN cần xây dựng các điều kiện, tiêu chí cụ thể đối với từng loại hình kinh doanh vàng, cũng như đảm bảo khả năng giám sát đối với thị trường vàng bằng những công cụ giám sát hiệu quả hơn. Việc nghiên cứu để thành lập chính thức hệ thống thị trường vàng với những thiết chế tập trung phù hợp sẽ có ý nghĩa quan trọng để khơi thông nguồn vốn vật chất quan trọng này đối với nền kinh tế

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 258 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các loại hàng hóa được phép giao dịch trên thị trường vàng: Bản chất pháp lý và các yêu cầu pháp luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CAÁC LOAÅI HAÂNG HOÁA ÀÛÚÅC PHEÁP GIAO DÕCH TRÏN THÕ TRÛÚÂNG VAÂNG: BAÃN CHÊËT PHAÁP LYÁ VAÂ CAÁC YÏU CÊÌU PHAÁP LUÊÅT Trần Vũ hải* Đào Ánh TuyếT** Hiện nay, thị trường vàng Việt Nam được hiểu là thị trường vàng miếng (theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Nhà nước - NHNN), vàng nguyên liệu và thị trường vàng trang sức1. Điều đó cho thấy, hàng hóa được phép giao dịch trên thị trường vàng khá đơn điệu và chưa đáp ứng được những đòi hỏi của nền kinh tế. Đồng thời, chính sách quản lý thị trường vàng mà NHNN thực thi dù đã có những hiệu ứng nhất định, nhưng chưa đáp ứng được các kỳ vọng đặt ra. Bài viết phân tích thực trạng hàng hóa trên thị trường vàng theo thông lệ quốc tế, đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện chính sách và pháp luật Việt Nam đối với thị trường vàng. 40 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 17(321) T9/2016 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT * TS. Trường Đại học Luật Hà Nội. * ThS. Trường Đại học Luật Hà Nội. 1 Xem: Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/04/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. 2 Gary O’Callaghan (1991), The Structure and Operation of the World Gold Market, IMF Working Paper, Nguồn: pers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=885158. 1. hàng hóa trên thị trường vàng theo thông lệ quốc tế và trên thị trường Việt nam Theo quan niệm phổ biến, thị trường vàng có thể được hiểu theo nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng. Theo nghĩa hẹp, thị trường vàng là thị trường trao đổi những hàng hóa kim loại quý là vàng, bạc hay bạch kim. Còn theo nghĩa rộng, thị trường vàng bao gồm vàng, bạc (vàng dưới hình thức vật lý) và tất cả các phương tiện đầu tư liên quan đến thị trường vàng vật lý. Gary O’Callaghan (1991) cho rằng, thị trường vàng bao gồm: (1) thị trường vàng vật chất (physical gold), trong đó vàng thỏi, tiền, trang sức được chuyển giao giữa các chủ thể trên thị trường, và (2) thị trường vàng giấy (paper gold), có thể gọi là vàng chứng chỉ, trong đó bao gồm giao dịch được thực hiện với các loại chứng khoán tương ứng2. Vàng vật chất được xem như một loại tài sản thuần túy. Tuy nhiên, khác với những tài sản khác, vàng và bạc từ lâu trong lịch sử đã được xem như những hàng hóa đặc biệt vì đặc tính vật lý và sự khan hiếm của nó. Cùng với màu sắc và khả năng dễ tạo hình, đặc tính khá trơ với môi trường cho phép vàng, bạc trở thành những tài sản có khả năng lưu giữ lâu dài cũng như làm đồ trang 41 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 17(321) T9/2016 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT sức. Bên cạnh đó, sự khan hiếm những kim loại này cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng giá trị của nó đối với nhân loại. Chính vì vậy, trái ngược với khuynh hướng giảm giá của các loại hàng hóa thông dụng, vàng luôn có khuynh hướng chung là tăng giá, nên thường thì các hợp đồng giao ngay (spot) sẽ có thỏa thuận về giá vàng thấp hơn các hợp đồng giao sau (forward). Trong lịch sử, vàng và bạc đã được sử dụng như tiền cho phần lớn lịch sử của nền văn minh, kể cả ở châu Âu cũng như châu Á từ thời cổ đại. Tiêu chuẩn lấy vàng để đảm bảo cho tiền tệ đã có từ thế kỷ 19 cho đến hết Thế chiến thứ II. Sau Thế chiến thứ II, khả năng chuyển đổi của đồng đô la Mỹ sang vàng ở một tỷ lệ cố định là 35 đô la Mỹ ($) cho mỗi troyounce3 đã củng cố sự ổn định của trật tự tài chính mới thành lập theo Hiệp ước Bretton Woods năm 1945. Đến cuối năm 1960, trước áp lực lạm phát, đô la Mỹ và nhiều đồng tiền khác ở châu Âu phải phá giá. Trong năm 1968, một hệ thống hai cấp đã được thiết lập, trong đó có một thị trường riêng dành cho vàng khi các ngân hàng trung ương tiếp tục giao dịch với nhau theo tỷ giá chính thức. Đến năm 1971, áp lực lên đồng đô la Mỹ quá lớn dẫn đến việc chuyển đổi từ tiền thành vàng không còn được duy trì, chấm dứt với mức 42,22 $ mỗi troyounce và kỷ nguyên của cơ chế tỷ giá hối đoái cố định và neo theo vàng đã kết thúc4. Kể từ đó, thị trường vàng không còn cơ chế pháp lý để liên thông với thị trường tiền tệ, nhưng trên thực tế, mối quan hệ giữa thị trường vàng và thị trường tiền tệ vẫn rất khăng khít. Cùng với cả quá trình lịch sử phát triển nền kinh tế thế giới, dường như con người không hề giảm sút niềm tin đối với vàng, và do đó, thị trường vàng vẫn là một kênh đầu tư hấp dẫn, cũng như là nơi “trú ẩn an toàn” cho dòng vốn đầu tư trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Theo cách hiểu thông dụng trên thế giới, vàng chứng chỉ có hình thức chứng chỉ và được xem như thay thế cho vàng vật chất trong quan hệ sở hữu và đầu tư. Với vàng chứng chỉ, nhà đầu tư không sở hữu vàng vật chất mà chỉ có cam kết về vàng vật chất theo nghĩa nhà đầu tư là một chủ nợ của công ty phát hành vàng chứng chỉ và không nhất thiết phải chuyển giao vàng chứng chỉ thành vàng vật chất. Do đó, sở hữu vàng chứng chỉ có độ rủi ro cao hơn so với sở hữu vàng vật chất vì liên quan đến rủi ro thanh khoản. Vàng chứng chỉ có thể do các ngân hàng, các đơn vị được phép kinh doanh vàng phát hành thông qua các tài khoản đầu tư và các sản phẩm khác. Vàng chứng chỉ cho phép nhà đầu tư có lợi nhuận từ việc mua bán những sản phẩm này dựa trên thông số từ thị trường vàng vật chất. Nhiều sản phẩm vàng chứng chỉ được giao dịch nhằm mục đích đầu cơ và bảo hiểm rủi ro và hiếm khi được trực tiếp chuyển thành vàng vật chất. Vàng chứng chỉ dành cho những trường hợp này bao gồm nhiều loại như hợp đồng tương lai (bao gồm cả Goldfuturescontracts và Gold leverage contracts), quyền chọn mua (call option), quyền chọn bán (put option) hay chứng quyền (warranty). Với từng loại chứng chỉ cơ bản này, còn phát sinh nhiều sản phẩm khác để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư trên thị trường vàng5. Nhiều loại vàng chứng chỉ khá phức tạp, và gần đây thậm chí xuất hiện 3 Đơn vị quốc tế về khối lượng vàng, 1 troyounce (toz) = 31.1034768 grams = 1.09714285 ounce (oz). 4 Richard Michaud, Robert Michaud, Katharine Pulvermacher (2006), Gold as a Strategic Asset, Published by World Gold Council, 55 Old Broad Street, London EC2M 1RX. 5 Có lẽ cũng cần nói thêm về cách hiểu chứng chỉ vàng ở Việt Nam hiện nay. Theo quan điểm của nhiều chuyên gia, chứng chỉ vàng là chứng nhận về việc một chủ thể đã gửi vàng cho các tổ chức được phép huy động vốn bằng vàng. Ở khía cạnh lý thuyết, chứng chỉ vàng trong trường hợp này chỉ là bằng chứng cho một lượng vàng đã gửi, nhưng cũng có thể được xem như là tài sản nếu pháp luật cho phép nó được mua, bán trên thị trường. Khi được phép giao dịch, chứng chỉ vàng (mà nếu gọi đúng tên là chứng nhận gửi vàng) cũng được coi là vàng chứng chỉ. 42 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 17(321) T9/2016 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT hình thức vàng chứng chỉ dưới dạng kỹ thuật số (digital gold)6. Bên cạnh đó, cũng có những quan điểm cho rằng, thị trường vàng còn bao gồm các sản phẩm tài chính có liên quan đến ngành vàng truyền thống như các chứng chỉ các quỹ đầu tư vào vàng, cổ phiếu các công ty khai thác và kinh doanh vàng hay thậm chí là vàng chứng chỉ mô phỏng khối lượng vàng thật (thường là 1/10 ounce vàng)7. Như vậy có thể kết luận, hàng hóa trên thị trường vàng khá đa dạng, nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có một kênh đầu tư hiệu quả, cũng như tăng cường lưu thông nguồn vốn trong nền kinh tế. Theo quan điểm chung được thế giới chấp nhận thì cả hai thị trường vàng vật chất và vàng chứng chỉ được liên kết chặt chẽ bởi khả năng của người tham gia bị buộc phải đáp ứng các yêu cầu của thị trường vàng vật chất, và giá vàng giấy bị ảnh hưởng sâu sắc bởi sự phát triển của thị trường vàng vật chất, mà đầu tiên phải kể đến là sự thay đổi thường xuyên và đôi khi khá bất ngờ về cung và cầu của vàng vật chất trên thị trường. Tại Việt Nam, hàng hóa được giao dịch trên thị trường vàng đã được quy định tại Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 3/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (sau đây gọi tắt là Nghị định 24/2012/NĐ-CP), bao gồm: - Vàng trang sức, mỹ nghệ là các sản phẩm vàng có hàm lượng từ 8 kara (tương đương 33,33%) trở lên, đã qua gia công, chế tác để phục vụ nhu cầu trang sức, trang trí mỹ thuật. - Vàng miếng là vàng được dập thành miếng, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng được NHNN Việt Nam cho phép sản xuất hoặc vàng miếng do NHNN tổ chức sản xuất trong từng thời kỳ. - Vàng nguyên liệu là vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng và các loại vàng khác. Bên cạnh ba loại vàng vật chất nêu trên, Nghị định 24/2012/NĐ-CP còn định nghĩa hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản dưới hình thức giao dịch ký quỹ và giá trị ròng được định giá lại liên tục theo biến động của giá vàng, tuy nhiên lại không có các quy định cụ thể sau đó. Về bản chất, “vàng trên tài khoản” không phải là một loại hàng hóa, mà đơn giản là tên gọi của phương thức đầu tư, kinh doanh mua, bán hàng hóa trên thị trường vàng và ghi nhận vào tài khoản đầu tư theo thông lệ quốc tế. Kinh doanh vàng trên tài khoản cũng có thể bao gồm cả hình thức kinh doanh vàng vật chất và hình thức kinh doanh vàng chứng chỉ8. Như vậy, có thể khẳng định, thị trường vàng Việt Nam là thị trường hiểu theo nghĩa hẹp, tức là chỉ được phép giao dịch các loại hàng hóa là vàng vật chất, còn vàng chứng chỉ thì không được phép thực hiện do không có quy định. Điều 19 Nghị định 24/2012/NĐ-CP đã quy định rõ hoạt động kinh doanh vàng khác khi chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép và NHNN cấp giấy phép là hành vi vi phạm pháp luật. 2. Sự cần thiết của việc công nhận và cho phép kinh doanh vàng chứng chỉ tại Việt nam Trong những năm qua, từ chỗ cho phép kinh doanh vàng chứng chỉ đến chỗ không cho phép kinh doanh loại sản phẩm tài chính này, NHNN Việt Nam đã có những quyết định nhằm đảm bảo điều hành thị trường vàng đạt hiệu quả trong ngắn hạn. Tuy nhiên, xét dưới góc độ dài hạn thì Nhà nước cần từng bước cho phép kinh doanh vàng 6 B.J.Tolentino (2010), What are the Types of Gold Investment Products, index.php/what-are-the-types-of-gold-investment-products-13503/. 7 Xem: Jonathan Spall, Đầu tư vào vàng: Khoản đầu tư tuyệt đối an toàn thiết yếu cho mỗi danh mục đầu tư, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2010. 8 Xem: Jonathan Spall, Sđd. 43 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 17(321) T9/2016 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT chứng chỉ tại thị trường trong nước vì những lý do cơ bản sau: Thứ nhất, thị trường vàng phải được nhìn nhận là một kênh đầu tư của nền kinh tế. Đa dạng hóa các kênh đầu tư vốn là chủ trương chung, nhất quán của Đảng và Nhà nước. Trên thế giới, thị trường vàng từ lâu đã hình thành và có tính quốc tế rất cao. Việt Nam mong muốn và đang nỗ lực trong quá trình hội nhập thì cần có những bước cải cách mạnh dạn về thị trường vốn, trong đó có thị trường vàng. Đối với vàng vật chất, những giải pháp mạnh tay của NHNN trong những năm gần đây đã có hiệu ứng tích cực, làm cho chất lượng mặt hàng vàng, trước tiên và chủ yếu là vàng miếng, đã tăng lên và tạo ra sự tin tưởng của người dân. Tuy nhiên, tính nửa vời trong việc xây dựng “thương hiệu vàng quốc gia” SJC đã làm cho thị trường vàng vật chất vẫn còn có chênh lệch đáng kể giữa mặt hàng SJC và những thương hiệu còn lại. Việc các tổ chức kinh doanh vàng, đặc biệt là hệ thống các tổ chức tín dụng được phép huy động vốn của dân cư thông qua thị trường vàng sẽ góp phần khơi thông nguồn vốn vẫn ứ đọng trong dân, bao gồm cả nguồn vốn bằng tiền và nguồn vốn bằng vàng. Việc hạn chế kinh doanh vàng chứng chỉ sẽ tác động làm tăng tính khan hiếm của vàng vật chất, khi nhà đầu tư chỉ duy nhất có cách thức đầu tư vào vàng vật chất để kiếm lời, do đó sẽ khó có hy vọng kéo giá vàng trong nước ngang bằng với giá vàng quốc tế, mặc dù NHNN đã có nhiều nỗ lực cải cách vì mục tiêu này. Trong thời gian vừa qua, thực chất giá vàng vật chất khá ổn định, thậm chí có chiều hướng đi xuống trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, hiện tượng đó có phải là kết quả của chính sách hạn chế kinh doanh vàng của Nhà nước hay đơn giản chỉ vì người dân đã cạn kiệt nguồn tiết kiệm nên không sẵn lòng bỏ tiền đầu tư, ngay cả đối với vàng? Rõ ràng, câu hỏi này cần có câu trả lời cụ thể thì mới biết được những hiệu ứng chính sách hiệu quả thật sự đến đâu. Thứ hai, thực hiện chính sách chống “vàng hóa” nền kinh tế thông qua việc thu hút vàng vật chất trong dân cư. Có thể nhận thấy chính sách chống “vàng hóa” nền kinh tế là cách đi đúng hướng. Tuy nhiên, liệu có thể chống “vàng hóa” bằng việc hạn chế kinh doanh vàng hay không? Bởi lẽ, nhu cầu về vàng vật chất là có thật, nhu cầu kinh doanh vàng cũng là có thật thì việc hạn chế bằng các biện pháp hành chính đối với thị trường vàng có thể sẽ tạo ra “những hiệu ứng ngược” như những hành vi buôn lậu vàng vật chất cũng như các hình thức kinh doanh vàng “trái phép” đang diễn ra hiện nay9. Do đó, để quản lý thuận lợi hơn về giá vàng, đảm bảo giá vàng phù hợp giá thế giới, cần xem xét lộ trình để thị trường vàng có thêm những hàng hóa mới. Tại sao giá vàng Việt Nam lại thường xuyên cao hơn giá vàng thế giới ngay cả khi NHNN đã từng nỗ lực điều tiết thông qua việc liên tiếp tổ chức đấu thầu vàng trong năm 2014? Có nhiều nguyên nhân, nhưng có thể thấy thị trường vàng thế giới rất đa dạng về hàng hóa và do đó có khả năng bảo vệ tốt hơn cho nhà đầu tư. Bản chất của vàng chứng chỉ không khác bao nhiêu so với các loại chứng khoán, thậm chí có một số loại hình còn được bảo đảm bằng vàng vật chất. Nếu chúng ta quản lý được thị trường chứng khoán thì không có lý do gì không quản lý được thị trường vàng chứng chỉ. Vấn đề là ở cách làm và quyết tâm thực hiện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền10. 9 Xem: 10 Ở đây cũng có vấn đề cần bàn thêm: Khi các cơ quan thực hiện pháp luật lại đồng thời ban hành chính sách và quy định thì có thể đặt nghi vấn về động cơ né tránh những vấn đề mà theo họ là khó khăn và rủi ro. An toàn nhất cho những cơ quan này là không cho thực hiện. Nghe có vẻ vô lý nhưng trên thực tế đã có nhiều ví dụ về hiện tượng này. 44 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 17(321) T9/2016 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT Bên cạnh đó, nếu thị trường vàng cởi mở hơn thì nguồn vàng dự trữ trong dân cư sẽ được chuyển giao cho các tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp kinh doanh vàng, vì khi đó người dân có thể lựa chọn những kênh đầu tư hiệu quả hơn việc giữ vàng. Khi người dân cảm thấy an toàn khi chuyển giao vàng, bao gồm cả quyền được hưởng lợi và quyền được lấy lại vàng, thì không có lý do gì để họ không ủng hộ việc đưa vàng vật chất đang cất trữ vào lưu thông. Các chủ thể kinh doanh cũng do đó mà có nhiều vàng vật chất hơn, hạn chế việc nhập khẩu vàng và giúp cân bằng tốt hơn cán cân thanh toán. Như thế, chính sách chống “vàng hóa” nền kinh tế sẽ từng bước đạt hiệu quả. Thứ ba, thị trường vàng Việt Nam chưa liên thông giữa các bộ phận của thị trường như giữa các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp có chức năng sản xuất, kinh doanh vàng. Việc NHNN cấm các tổ chức tín dụng huy động vốn và cho vay bằng vàng được thực hiện từ ngày 01/5/2011 bằng Thông tư số 11/2011/TT-NHNN ngày 29/4/2011 của NHNN quy định về chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng và các văn bản sửa đổi sau đó11 đã hoàn toàn chấm dứt tình trạng “hỗn loạn” đối với thị trường vàng Việt Nam giai đoạn này (theo như đánh giá của NHNN). Tuy nhiên, trái với kỳ vọng của NHNN, giá vàng tại thị trường Việt Nam trong giai đoạn này lại không hề giảm và khoảng cách với giá vàng thế giới luôn ở mức cao và khó giải thích. Điều đó có thể lý giải một phần ở việc thị trường vàng Việt Nam hiện nay đang bị “cắt khúc” giữa các doanh nghiệp kinh doanh vàng và các ngân hàng. Mặc dù, nhiều ngân hàng cũng có doanh nghiệp kinh doanh vàng của riêng mình nhưng điều đó không có nghĩa là việc chuyển dịch vàng giữa ngân hàng và doanh nghiệp kinh doanh vàng là dễ dàng. Có thể đặt ra một tình huống là có doanh nghiệp đang dư thừa vàng nhưng lại có doanh nghiệp thiếu vàng và sự không liên thông giữa các bộ phận của thị trường sẽ đẩy giá vàng tăng lên và thiếu ổn định. Bên cạnh đó, việc thiếu vắng các loại công cụ phái sinh (vàng chứng chỉ) để phòng ngừa rủi ro đối với sản xuất, kinh doanh vàng của các doanh nghiệp đã làm cho thị trường vàng trở nên bấp bênh hơn, dẫn đến việc điều tiết giá vàng sẽ khó khăn hơn cho bản thân NHNN. Theo thông lệ quốc tế, ngay cả những doanh nghiệp khai thác vàng vật chất cũng cần có những công cụ để bảo vệ như thông qua các thỏa thuận về hợp đồng tương lai chẳng hạn. Nếu thiếu vàng chứng chỉ thì các nhà đầu tư trên thị trường vàng không có công cụ để đảm bảo rủi ro, mà còn thiếu các hình thức đầu tư để thu lợi nhuận tương tự như thị trường quốc tế. 3. Đề xuất một số giải pháp Sau bốn năm, từ khi triển khai các giải pháp quản lý thị trường vàng theo Nghị định 24/2012/NĐ-CP, đến nay thị trường đang diễn biến ổn định, biến động của giá vàng không còn tác động lớn đến tỷ giá, thị trường ngoại tệ cũng như ổn định kinh tế vĩ mô, nhu cầu về vàng miếng đang ngày càng giảm12. Mặc dù mục tiêu giữ ổn định thị trường vàng vẫn là hướng đi đúng nhưng việc quản lý chặt không có nghĩa là cấm đoán, mà chính là việc đưa ra các tiêu chuẩn minh bạch, cần và đủ để thực hiện cũng như hiệu quả trong quá trình giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Từ những phân tích trên đây và từ những ý kiến đóng góp trong việc tổng kết và sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP, chúng tôi xin đưa ra một 11 Thông tư số 11/2011/TT-NHNN, Thông tư số 32/2011/TT-NHNN, Thông tư số 12/2012/TT-NHNN, Thông tư số 24/2012/TT- NHNN quy định về việc chấm dứt huy động vốn và cho vay bằng vàng của tổ chức tín dụng. 12 45 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 17(321) T9/2016 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT số đề xuất để có thể quản lý thị trường vàng đạt hiệu quả tốt hơn trong thời gian tới: Một là, cần bổ sung các quy định về loại hình vàng chứng chỉ nhằm đa dạng hóa các loại hàng hóa trên thị trường vàng. Thay vì hoàn toàn ngăn cấm như hiện nay, cần sớm quy định lộ trình phát triển các công cụ và loại hình kinh doanh trên thị trường vàng theo từng bước, phù hợp với điều kiện và trình độ quản lý cụ thể của đất nước. Các sản phẩm lưu hành trên thị trường vàng cần được phát triển từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với trình độ phát triển của thị trường và kiến thức của nhà đầu tư. Có lẽ không nên lấy lý do một cách đơn giản là trình độ quản lý và kiến thức của người dân chưa đáp ứng được nên không cho phép, vì điều đó đi ngược với tiến trình phát triển của nền kinh tế đất nước cũng như không cho thấy sự nỗ lực của cơ quan quản lý nhà nước để đáp ứng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Hai là, cần cho phép thực hiện huy động vốn thông qua phát hành chứng chỉ chứng nhận vàng. Để đảm bảo tính nhất quán, chứng chỉ chứng nhận vàng sẽ do NHNN phát hành với các biện pháp bảo đảm an toàn và thông qua các ngân hàng để thực hiện. Việc mua, bán chứng chỉ chứng nhận vàng sẽ được phép thực hiện với những quy định chặt chẽ của NHNN và là những giao dịch đầu tư hoàn toàn tự nguyện. Người sở hữu chứng chỉ chứng nhận vàng cũng có quyền chuyển đổi chứng chỉ chứng nhận vàng thành vàng vật chất sau thời hạn ghi trên chứng chỉ. Ba là, từng bước mở lại thị trường huy động vốn và cho vay bằng vàng giữa tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp kinh doanh vàng để liên thông giữa các bộ phận của thị trường vàng. Điều đó không những đảm bảo sự điều tiết tốt hơn đối với giá vàng vật chất, mà còn hạn chế sự đầu cơ, thao túng giá vàng. Bốn là, đồng bộ với những bước đi trên, NHNN cần xây dựng các điều kiện, tiêu chí cụ thể đối với từng loại hình kinh doanh vàng, cũng như đảm bảo khả năng giám sát đối với thị trường vàng bằng những công cụ giám sát hiệu quả hơn. Việc nghiên cứu để thành lập chính thức hệ thống thị trường vàng với những thiết chế tập trung phù hợp sẽ có ý nghĩa quan trọng để khơi thông nguồn vốn vật chất quan trọng này đối với nền kinh tế n Biểu đồ giá vàng thế giới trong 5 năm từ tháng 7/2011 đến tháng 6/2016. (Nguồn:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcac_loai_hang_hoa_duoc_phep_giao_dich_tren_thi_truong_vang_b.pdf
Tài liệu liên quan