Sổ tay Theo dõi việc xét xử trong tố tụng hình sự

Vi phạm các luật lệ và tiêu chuẩn quốc tế về xét xử công bằng và pháp trình chính đáng có thể xảy ra rất nhiều và đa dạng. Một số vi phạm có thể ảnh hưởng tới toàn bộ tiến trình xét xử, trong khi một số khác chỉ ảnh hưởng một số khía cạnh hoặc giai đoạn trong tiến trình tố tụng. Do đó, cơ chế sửa sai và hình thức bồi thường có thể khác nhau về tính chất và phạm vi/quy mô, tùy vào hình thức vi phạm. Nguyên tắc chung là, nếu việc vi phạm nguyên tắc pháp trình chính đáng là kết quả của một quyết định do tòa án hay thẩm phán tống đạt, thì khi đó, quyết định đó phải bị hủy bỏ, hiệu lực của nó phải bị lật lại, và các hậu quả nó gây ra phải được sửa chữa, ngay cả khi phán quyết cuối cùng đó đã là res judicata [chung thẩm]. Trong trường hợp đó, điều thiết yếu là quyết định tư pháp phải do một tòa án có thẩm quyền, độc lập và vô tư đưa ra và tiến trình tố tụng phải hoàn toàn tuân thủ các yêu cầu tư pháp về pháp trình chính đáng 421. [Còn nếu] Các bản án bắt nguồn từ tiến trình tố tụng vi phạm rõ ràng các tiêu chuẩn quốc tế về xét xử công bằng và pháp trình chính đáng, hoặc được tống đạt bởi các cơ quan tư pháp không đáp ứng mức độ độc lập, vô tư và có thẩm quyền đòi hỏi, thì các bản án đó không thể được coi là có giá trị chung thẩm.

pdf230 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 388 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sổ tay Theo dõi việc xét xử trong tố tụng hình sự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
e Right to Restitution, Compensation and Rehabilitation for Victims of Gross Violations of Human Rights and Fundamental Freedoms: 2nd Progress Report, E/CN.4/ Sub.2/1992/8, para. 52. Cẩm nang Hướng dẫn Thực hành số 5190 Để chống vấn nạn tội ác không bị trừng phạt, nhà nước có các nghĩa vụ chung sau đây: i. Điều tra tội ác và xác định những kẻ bị cáo buộc là thủ phạm; và ii. Tiến hành các biện pháp xử lý phù hợp trong hệ thống pháp luật đối với những kẻ bị cáo buộc là thủ phạm, để đảm bảo rằng bọn họ bị điều tra, truy tố, xét xử và trừng phạt thích đáng. B. Tiêu chuẩn quốc tế căn bản về đấu tranh chống tội ác không bị trừng phạt Đa số các tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến vấn đề “tội ác không bị trừng phạt” đều có thể được tìm thấy ở rất nhiều quy tắc khác nhau, kể cả công ước lẫn những công cụ mang tính chất một tuyên bố, cũng như trong tài liệu luật học quốc tế. Tuy nhiên, Bộ Nguyên tắc cập nhật về việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người thông qua hành động đấu tranh chống tội ác không bị trừng phạt, do Ủy ban Nhân quyền LHQ đề xuất, 409 đưa ra một bản tóm tắt có hệ thống đại đa số những tiêu chuẩn quốc tế hiện hành xoay quanh vấn đề này. Cả Bộ Nguyên tắc cập nhật lẫn phiên bản trước đó đều đã từng được các cơ quan nhân quyền quốc tế và nhiều cơ quan nhà nước, kể cả ngành tư pháp, sử dụng làm cơ sở tham chiếu về pháp lý 410. 1. Các nguyên tắc chung Nhà nước phải tiến hành điều tra tội ác một cách nhanh chóng, toàn diện, độc lập, vô tư và có hiệu quả. 409 The set of principles was initially drawn up and adopted by the former UN Sub-Commission on Prevention of Discrimination and Protection of Minorities in 1997 (E/CN.4/Sub.2/1997/20/ Rev.1 of 2 October 1997). The former Human Rights Commission arranged for it to be up- dated and once that had been done, in 2005, recommended that all States implement the said principles in their efforts to combat impunity (Resolution 2005/81 of 21 April 2005). The Updated Set can be found in UN Doc. E/CN.4/2005/102/Add.1 as well as in Impunidad y Graves Violaciones de Derechos Humanos, Practitioners’ Guide No. 3, op. cit. 410 See, for example, Inter-American Court of Human Rights: Bámaca Velásquez v. Guatemala, Judgment of 22 February 2002, Series C No. 91; Castillo Páez v. Peru, Judgment of 27 November 1998, Series C No. 43; and Trujillo Oroza v. Bolivia, Judgment of 27 February 2002, Series C No. 92. Inter-American Commission on Human Rights: Report No. 136/99 of 22 December 1999, Case No. 10.488, Ignacio Ellacuría, S.J. et al. (El Salvador); Report No. 37/00 of 13 April 2000, Case No. 11.481, Monsignor Oscar Arnulfo Romero y Galdámez (El Salvador); Report No. 45/00 of 13 April 2000, Case No. 10.826, Manuel Mónago Carhuaricra and Eleazar Mónago Laura (Peru); Report No. 44/00 of 13 April 2000, Case No. 10.820, Américo Zavala Martínez (Peru);Report No. 43/00 of 13 April 2000, Case No. 10.670, Alcides Sandoval et al. (Peru); Report No. 130/99 of 19 November 1999, Case No. 11.740, Víctor Manuel Oropeza (Mexico); Report No. 133/99 of 19 November 1999, Case No. 11.725, Carmelo Soria Espinoza (Chile); and Report No. 46/00 of 13 April 2000, Case No. 10.904, Manuel Meneses Sotacuro and Félix Inga Cuya (Peru). See also: Argentina, Decree No. 1259 on the creation of the Archivo Nacional de la Memoria, National Memory Archive, oí 16 December 2003; Constitutional Court of Colombia, Judgment C-426/06 of 31 May 2006, case D-5935; and Supreme Court of Justice of Colombia (Criminal Division), Decision dated 11 July 2007 concerning the appeal in the case of Orlando César Caballero Montalvo / Tribunal Superior de Antioquia. Sổ tay Theo dõi việc Xét xử trong Tố tụng Hình sự 191 Một cuộc điều tra độc lập đòi hỏi cơ quan điều tra và các điều tra viên phải không được dính líu vào tội ác, phải độc lập với (những) kẻ bị tình nghi là thủ phạm và những tổ chức hay cơ quan mà những kẻ đó làm việc. Điều tra độc lập cũng đòi hỏi cơ quan điều tra và các điều tra viên không có mối quan hệ theo kiểu thứ bậc hay theo kiểu giữa các cơ quan với nhau – với (những) kẻ bị tình nghi là thủ phạm hoặc cơ quan mà những kẻ đó làm việc. Tính độc lập của hoạt động điều tra có thể bị thương tổn nếu việc điều tra những tội ác bị quy cho thành viên quan đội lại do chính các thành viên của lực lượng vũ trang tiến hành. Điều tra vô tư, không thiên vị, đòi hỏi những người tiến hành điều tra phải hoàn toàn không có những quan điểm định trước hay những thành kiến. Để việc điều tra được có hiệu quả, nó phải nhằm xác định những kẻ chịu trách nhiệm về tội ác, xác định hoàn cảnh và động cơ đưa đến tội ác, truy tố và xét xử những kẻ đó. Khi nào có các căn cứ hợp lý để cho rằng đã xảy ra một vụ vi phạm nhân quyền thô bạo hoặc một tội ác, theo luật quốc tế, thì cơ quan điều tra, gồm cả công tố viên và/hoặc thẩm phán điều tra, phải tiến hành công cuộc điều tra, ngay cả khi chưa có khiếu nại chính thức. Nhà nước phải thực hiện các biện pháp xử lý phù hợp những kẻ bị cáo buộc là thủ phạm, để bảo đảm rằng bọn họ bị truy tố, xét xử, và nếu bị chứng minh là có tội, thì phải chịu những hình phạt tương xứng với mức độ nghiêm trọng của tội ác. Những người bị cáo buộc là thủ phạm phải bị truy tố, xét xử và trừng phạt thích đáng theo các tiêu chuẩn quốc tế về xét xử công bằng và pháp trình chính đáng (xem Chương IV, V và VI trong sổ tay này). Có thể không có cơ sở nào để hạn chế việc áp dụng những tiêu chuẩn đó dưới bất kỳ hình thức nào – lý do là tính chất nghiêm trọng của tội ác đã phạm. Những người bị cáo buộc là thủ phạm của các vụ vi phạm hoặc lạm dụng nhân quyền thô bạo, hoặc các tội đi ngược lại với công pháp quốc tế, nhằm vào dân thường, thì phải bị xét xử bởi một tòa án có thẩm quyền, độc lập, vô tư và được lập ra trên cơ sở luật pháp. Những người bị cáo buộc là thủ phạm của các tội ác chống lại loài người, diệt chủng, a-pac-thai và các vụ vi phạm hoặc lạm dụng nhân quyền thô bạo khác (như tra tấn, hành quyết ngoài luật pháp, và mất tích cưỡng bức), phải được xét xử chỉ bởi những tòa án thông thường và có thẩm quyền, chứ không phải bởi tòa quân sự: Cẩm nang Hướng dẫn Thực hành số 5192 ■ Không thể coi các tội này là các sai phạm trong quân đội hay là sai phạm liên quan đến quân sự, sai phạm trong lúc thi hành nhiệm vụ [công vụ - ND]; ■ Quyền tài phán của tòa án quân sự phải bị hạn chế nghiêm ngặt, chỉ giới hạn trong các sai phạm thuộc lĩnh vực quân sự, của viên chức trong quân đội. Trong trường hợp tội ác chiến tranh, tòa án có thẩm quyền có thể là một tòa thông thường hoặc tòa quân sự, tùy vào bản chất của mỗi sai phạm (quân sự hay phi quân sự) và vào cương vị của nạn nhân (là dân thường hay thành viên quân đội). Mặc dù quyết định truy tố chủ yếu thuộc thẩm quyền của nhà nước, nhưng nạn nhân, gia đình và người thừa kế của họ cũng phải có quyền tiến hành tố tụng, với tư cách cá nhân hoặc tập thể. Nhà nước phải bảo đảm sự tham gia rộng rãi về pháp lý vào tiến trình tố tụng, đối với bất kỳ bên bị hại nào và đối với bất kỳ cá nhân hay tổ chức phi chính phủ nào có lợi ích chính đáng liên quan. 2. Các tiêu chuẩn về trách nhiệm hình sự Không có một tình huống ngoại lệ nào – cho dù là tình trạng chiến tranh hay nguy cơ có chiến tranh, bất ổn chính trị nội bộ, hay bất kỳ tình huống khẩn cấp công cộng nào khác – có thể được dùng làm cái cớ để miễn trừ trách nhiệm hình sự hoặc bao biện cho hành động nào là tội ác, theo luật quốc tế. Tuân lệnh cấp trên và tội ác, theo luật quốc tế: Bất kỳ lệnh hay chỉ đạo nào, từ bất kỳ cơ quan nhà nước nào, cho dù là lệnh/chỉ đạo dân sự, quân sự hay hình thức nào khác, cũng không thể được coi là lý do để bao biện cho một hành động tội ác theo luật quốc tế. Việc thủ phạm của một tội ác hành động theo lệnh của chính quyền hay cấp trên không miễn trừ cho thủ phạm trách nhiệm hình sự, nhưng có thể được coi là căn cứ để giảm án. Trách nhiệm hình sự của cấp trên: Một vị chỉ huy hay người ở cấp bậc cao hơn, kể cả thường dân lẫn người trong quân đội, phải chịu trách nhiệm hình sự vì những tội ác do cấp dưới, quân lính hoặc người thuộc sự kiểm soát thực tế của ông/bà ta gây ra, khi ông/bà ta: Sổ tay Theo dõi việc Xét xử trong Tố tụng Hình sự 193 i. Biết hoặc bỏ qua một cách có ý thức những thông tin rõ ràng cho thấy cấp dưới, thuộc thẩm quyền và chịu sự kiểm soát hữu hiệu của ông/bà ta, đã hoặc sắp sửa phạm tội ác đó; ii. Đã thực thi trách nhiệm thực tế hoặc đã có sự kiểm soát thực tế về những hoạt động có liên quan đến tội ác; và iii. Đã không tiến hành tất cả các biện pháp cần thiết và hợp lý trong thẩm quyền của mình để ngăn ngừa hoặc chấm dứt tội ác, hoặc để đánh động sự chú ý của các cơ quan có thẩm quyền, sao cho tội ác có thể bị điều tra và truy tố. Cương vị chính thức của thủ phạm: Việc một cá nhân có một hành động cấu thành tội ác theo luật quốc tế – mà cá nhân đó đang nắm giữ cương vị nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu chính phủ, thành viên nội các, đại biểu quốc hội, đại diện của dân qua bầu cử, hoặc quan chức chính quyền, hoặc đang thi hành công vụ – không khi nào có thể miễn trừ cho cá nhân đó khỏi trách nhiệm hình sự, không biện hộ được cho việc giảm án, cũng không được coi là tình tiết giảm nhẹ. Việc luật quốc gia không hình sự hóa hoặc không trừng phạt một hành động cấu thành tội ác, vi phạm luật quốc tế, cũng không miễn trừ được cho cá nhân phạm tội khỏi trách nhiệm hình sự theo luật quốc tế. Tội ác theo luật điều ước quốc tế: Việc một hành động, hoặc sự không hành động, không phải là phạm tội hình sự theo luật quốc gia vào thời điểm vi phạm, không ngăn được việc thủ phạm phải bị xét xử và kết tội vì hành động hoặc sự không hành động đó là một tội ác, căn cứ theo luật điều ước quốc tế, vào thời điểm vi phạm. Tội ác theo tập quán pháp quốc tế: Việc một hành động, hoặc sự không hành động, không phải là phạm tội hình sự theo luật quốc gia hay luật điều ước quốc tế vào thời điểm vi phạm, không ngăn được việc thủ phạm phải bị xét xử và kết tội vì hành động hoặc sự không hành động đó là một tội ác, căn cứ vào các nguyên tắc luật pháp chung được cộng đồng quốc tế thừa nhận (là tội ác theo tập quán pháp quốc tế, crimen iuris gentiumor jus cogenscrime), vào thời điểm vi phạm. Cẩm nang Hướng dẫn Thực hành số 5194 3. Các tiêu chuẩn liên quan đến nguyên tắc “hết thời hiệu tố quyền” Không được áp dụng nguyên tắc “hết thời hiệu tố quyền” [statutes of limitation, có người dịch là “thời hiệu tố quyền bị tiêu diệt” – ND] đối với các tội ác chống lại loài người, diệt chủng, a-pac-thai và tội ác chiến tranh. Trong các vụ vi phạm nhân quyền thô bạo, cấu thành tội ác theo luật quốc tế (như tra tấn, hành quyết ngoài luật pháp và mất tích cưỡng bức), nhưng chưa đến mức là tội ác chống lại loài người (trên diện rộng hoặc có hệ thống) hay tội ác chiến tranh (phạm tội trong hoàn cảnh có xung đột vũ trang), và khi nguyên tắc “hết thời hiệu tố quyền” được áp dụng theo luật quốc gia cho các vấn đề liên quan đến tội ác, thì: i. Nguyên tắc “hết thời hiệu tố quyền” liên quan đến những tội ấy sẽ được kéo dài thời hiệu và phải tương xứng với mức độ cực kỳ nghiêm trọng của các tội ác đang đề cập; ii. Trong trường hợp phạm tội liên tục hay kéo dài, ví dụ như mất tích cưỡng bức hoặc bắt người làm con tin, thời hiệu áp dụng nguyên tắc này bắt đầu từ lúc tội ác chấm dứt (ví dụ, trong trường hợp mất tích cưỡng bức, thời hiệu ấy sẽ bắt đầu khi số phận hoặc địa điểm của người bị mất tích được xác định chắc chắn); iii. Khi các cơ chế tư pháp không còn hiệu lực nữa, thời hiệu của nguyên tắc trên sẽ ngừng cho đến khi hiệu lực của các cơ chế đó được phục hồi. Tuy nhiên, ở các hệ thống luật hình sự quốc gia áp dụng nguyên tắc “hết thời hiệu tố quyền”, cần phải chú ý xem liệu có luật quốc gia cụ thể hoặc tài liệu luật học cụ thể nào ngăn chặn hoặc không công nhận việc áp dụng nguyên tắc đó cho các vụ vi phạm nhân quyền thô bạo hay không. 4. Các nguyên tắc liên quan đến luật ân xá và các biện pháp tương tự khác Ân xá: Những người bị cáo buộc là thủ phạm của các tội ác chống lại loài người (gồm diệt chủng và a-pac-thai), tội ác chiến tranh và vi phạm/lạm dụng nhân quyền thô bạo lên tới mức tội ác trong luật quốc tế, thì không được hưởng ân xá hay các biện pháp tương tự mà có thể có tác dụng giải thoát họ khỏi trách nhiệm hình sự và/hoặc miễn tố tụng hình sự cho họ hoặc miễn trừng phạt họ. Sổ tay Theo dõi việc Xét xử trong Tố tụng Hình sự 195 Những người bị cáo buộc là thủ phạm không được hưởng bất kỳ một hình thức miễn trừ chung nào trước khi phiên xét xử diễn ra. Trong luật hình sự quốc gia, những điều khoản miễn cho các thành phần nhà nước khỏi trách nhiệm hình sự khi vi phạm xảy ra trong quá trình hoạt động quân sự hoặc trong chiến dịch chống khủng bố/ tội phạm có tổ chức – những điều khoản đó không được áp dụng cho các tội ác chống lại loài người (gồm diệt chủng và a-pac-thai), tội ác chiến tranh và vi phạm nhân quyền thô bạo. 5. Các tiêu chuẩn liên quan đến tính chất phi chính trị của tội ác, theo luật quốc tế Mặc dù các tội ác chống lại loài người, diệt chủng, a-pac-thai, tội ác chiến tranh và các hành vi vi phạm nhân quyền thô bạo khác có thể xuất phát từ nguyên nhân chính trị hoặc ý thức hệ, nhưng luật quốc tế không coi chúng là các vi phạm mang tính chất chính trị, có liên quan đến một vi phạm chính trị, hay là các vi phạm có động cơ chính trị. Do đó, những hệ quả thấy trước, theo luật quốc tế, trong các trường hợp vi phạm chính trị, không được áp dụng đối với loại tội ác này, đặc biệt vì mục đích dẫn độ và tị nạn chính trị. Quyền tị nạn: Nhà nước không cấp quy chế tị nạn cho những người mà, liên quan đến họ, đã có những lý do nghiêm túc để tin rằng họ đã phạm bất kỳ tội nào trong số những tội ác nêu trên, đi ngược với luật quốc tế. Dẫn độ: Vì mục đích dẫn độ, các tội ác đi ngược với luật quốc tế nêu trên đây sẽ không được coi là vi phạm chính trị, có liên quan đến một vi phạm chính trị, hay có động cơ chính trị. Vậy nên, không được từ chối các đề nghị dẫn độ có liên quan đến những tội ác như vậy trong luật quốc tế, lấy lý do chúng là các vi phạm chính trị. Tuy nhiên, các yêu cầu dẫn độ phải luôn bị từ chối nếu cá nhân liên quan có nguy cơ phải chịu án tử hình, và/hoặc khi có những căn cứ vững chắc để tin rằng cá nhân đó sẽ có rủi ro trở thành nạn nhân của những vi phạm nhân quyền thô bạo, như tra tấn, mất tích cưỡng bức, hoặc hành quyết ngoài luật. Nếu việc dẫn độ bị từ chối vì các nguyên nhân đó, nước nhận được yêu cầu dẫn độ phải chuyển vụ án cho các cơ quan có thẩm quyền của nó, để mở tiến trình tố tụng hình sự. Cẩm nang Hướng dẫn Thực hành số 5196 6. Các tiêu chuẩn về Ne bis in idem và Res Judicata Ne bis in idem: Việc một cá nhân trong quá khứ đã từng bị xét xử vì liên quan đến một tội ác chống lại loài người, diệt chủng, a-pac-thai, tội ác chiến tranh hay các hành vi vi phạm nhân quyền thô bạo khác bị coi là tội ác theo luật quốc tế, không ngăn được việc cá nhân đó bị truy tố, xét xử và trừng phạt vì cùng tội danh đó, nếu: i. Mục đích của lần xét xử đầu tiên là để che chắn cho cá nhân đó khỏi trách nhiệm hình sự; hoặc ii. Lần xét xử đầu tiên được tiến hành theo một cách mà xét hoàn cảnh lúc đó là không nhất quán với mục đích đưa cá nhân có liên quan ra trước công lý. Res Judicata: Nguyên tắc res judicata không còn hiệu lực nữa và không được viện dẫn nếu phán quyết đưa ra là kết quả của: i. Một phiên xét xử vốn dĩ vi phạm các yêu cầu căn bản về tư pháp đối với một phiên tòa công bằng; ii. Một tòa án không độc lập, không vô tư, cũng không có thẩm quyền; iii. Thực thi luật ân xá hoặc các biện pháp tương tự không phù hợp với những nghĩa vụ quốc tế về việc truy tố, xét xử và trừng phạt thủ phạm của các tội ác chống lại loài người, diệt chủng, a-pac-thai, tội ác chiến tranh hay các hành vi vi phạm nhân quyền thô bạo khác bị coi là tội ác theo luật quốc tế; hoặc iv. Một phiên tòa có chủ đích giải thoát cá nhân liên quan khỏi trách nhiệm hình sự. 7. Các tiêu chuẩn về hình phạt, giảm tội, tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng Các hình phạt do tòa án hay thẩm phán ấn định sau một phiên tòa công bằng phải tuân thủ nguyên tắc hình phạt tương xứng và không được cấu thành sự trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ thấp nhân phẩm (xem Chương VI). Hình phạt đối với các tội ác chống lại loài người, diệt chủng, a-pac-thai, tội ác chiến tranh hay các hành vi vi phạm nhân quyền thô bạo khác bị coi là tội ác theo luật quốc tế, phải phù hợp và tương xứng với mức độ cực kỳ nghiêm trọng của những vi phạm đó, có tính đến mức độ trách nhiệm hình sự, mức độ phạm tội và dính líu tới tội ác của người bị kết tội. Sổ tay Theo dõi việc Xét xử trong Tố tụng Hình sự 197 Việc không áp đặt được hình phạt tương xứng với mức độ nghiêm trọng của tội ác (những bản án nhạo báng công lý) hoặc không thực hiện được các bước thi hành án (ví dụ, bắt người đã bị kết án tù) có thể là chỉ dấu cho thấy sự né tránh công lý, và điều đó cấu thành một dạng “tội ác không bị trừng phạt”. Trong các vụ phạm tội ác chống lại loài người, diệt chủng, a-pac-thai, tội ác chiến tranh hay các hành vi vi phạm nhân quyền thô bạo khác bị coi là tội ác theo luật quốc tế, và xét tính chất và mức độ nghiêm trọng của các tội ác đó, thẩm phán hoặc tòa có thể cho áp dụng việc giảm án hoặc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ, nếu những người bị phát hiện có tội đó: i. Đã góp phần làm rõ tội ác hoặc xác định các thủ phạm khác; hoặc ii. Đã có cố gắng làm giảm nhẹ thiệt hại cho nạn nhân hoặc hạn chế số nạn nhân. Trong các vụ phạm tội ác chống lại loài người, diệt chủng, a-pac-thai, tội ác chiến tranh hay các hành vi vi phạm nhân quyền thô bạo khác bị coi là tội ác theo luật quốc tế, tòa án hay thẩm phán phải công nhận và áp dụng các tình tiết tăng nặng nếu nạn nhân của tội ác là phụ nữ có thai, trẻ vị thành niên, người khuyết tật hoặc các cá nhân đặc biệt dễ bị tổn thương khác. Cẩm nang Hướng dẫn Thực hành số 5198 X. QUYỀN ĐƯỢC SỬA SAI MỘT CÁCH THIẾT THỰC VÀ NHẬN BỒI THƯỜNG DO CÁC HÀNH VI VI PHẠM QUYỀN ĐƯỢC XÉT XỬ CÔNG BẰNG Trong chương này, chúng ta xem xét vấn đề quyền được sửa sai một cách thiết thực và nhận bồi thường đối với bất kỳ ai bị vi phạm quyền được xét xử công bằng và pháp trình chính đáng trong tiến trình tố tụng hình sự. Ngay cả nạn nhân, người thân của họ và các bên khác tham gia tố tụng cũng có thể bị vi phạm quyền được xét xử công bằng, và do đó, họ có quyền theo đuổi một cơ chế sửa sai và bồi thường thiết thực; chương này tập trung vào những người đã bị cáo buộc, truy tố hoặc kết tội vi phạm hình sự. 1. Các đặc điểm chung của quyền được sửa sai một cách thiết thực và nhận bồi thường Mọi người bị vi phạm nhân quyền đều có quyền được sửa sai một cách thiết thực và nhận bồi thường cho những thiệt hại họ đã phải chịu. Một nguyên tắc được thừa nhận từ lâu trong luật quốc tế là bất kỳ hành vi vi phạm nghĩa vụ quốc tế nào cũng đều kéo theo nghĩa vụ bồi thường 411. Luật nhân quyền quốc tế áp dụng bình đẳng đối với nguyên tắc chung này. Mọi sự vi phạm nghĩa vụ bảo đảm việc thụ hưởng nhân quyền một cách thiết thực và ngăn chặn sự vi phạm quyền con người, đều kéo theo nghĩa vụ cung cấp một cơ chế sửa sai thiết thực và bồi thường. Chuyên gia Độc lập của LHQ về quyền được hoàn về nguyên trạng, bồi thường và phục hồi cho nạn nhân của những vụ vi phạm thô bạo quyền con người và các quyền tự do căn bản đã chỉ ra, “vấn đề trách nhiệm nhà nước sẽ bắt đầu nảy sinh khi nhà nước vi phạm nghĩa vụ tôn trọng các quyền con người đã được quốc tế thừa nhận. Cơ sở pháp lý của những nghĩa vụ như vậy nằm trong các hiệp ước quốc tế, và/ hoặc trong tập quán pháp quốc tế, đặc biệt là những quy tắc có tính cưỡng chế của tập quán pháp quốc tế (ius cogens)” 412. Vào tháng 12/2005, Đại Hội đồng LHQ thông qua Các nguyên tắc và hướng dẫn căn bản về quyền được sửa sai và bồi thường đối với nạn nhân của các vụ vi phạm thô bạo luật nhân quyền quốc tế và vi phạm nghiêm trọng luật nhân đạo quốc tế, tạo thành một bước ngoặt pháp lý trong lĩnh vực này. 411 See: Permanent Court of International Justice, Judgment of 13 September 1928, Case Concerning the Factory at Chorzów (Germany v. Poland), Series A, No. 17; International Court of Justice: Judgment on the Merits, Corfu Channel case,June 1949; and Judgment on the Merits, Military and paramilitary activities in and against Nicaragua (Nicaragua v. United States of America), 1984. 412 Study concerning the right to restitution, compensation and rehabilitation for victims of gross violations of human rights and fundamental freedoms, UN document E/CN.4/Sub.2/1993/8, 2 July 1993, para. 41. Sổ tay Theo dõi việc Xét xử trong Tố tụng Hình sự 199 Quyền được sửa sai một cách thiết thực 413, đầu tiên và quan trọng nhất, đảm bảo rằng mọi cá nhân đều có quyền đòi quyền của mình trước một cơ quan độc lập và vô tư, để hành động vi phạm nhân quyền có thể bị xác nhận và chấm dứt nếu như nó vẫn còn đang tiếp diễn, và được bồi thường thỏa đáng. Quyền được sửa sai cũng có liên quan theo nhiều cách đến quyền được bồi thường. Quyền được bồi thường vì những vi phạm nhân quyền đã được tái khẳng định trong rất nhiều công ước và các công cụ mang tính chất tuyên bố, và cũng được các tòa án và cơ quan nhân quyền quốc tế nhắc lại nhiều lần 414. Tòa án Liên Mỹ về Nhân quyền đã nói rằng nghĩa vụ bồi thường của nhà nước, tỷ lệ với quyền được bồi thường mà nạn nhân của các vụ vi phạm nhân quyền được hưởng lợi từ đó, là “một luật bất thành văn, vốn là một trong các nguyên tắc căn bản của luật quốc tế đương đại về trách nhiệm của nhà nước. Do đó, khi một việc phi pháp xảy ra và bị quy cho nhà nước, ngay lập tức sẽ phát sinh trách nhiệm quốc tế của nhà nước đó đối với hành động vi phạm luật quốc tế đó, và sau đó là trách nhiệm sửa sai và chấm dứt các hậu quả của hành động vi phạm” 415. Bồi thường có thể có nhiều hình thức, gồm: phục hồi về nguyên trạng [restitution], đền tiền [compensation], phục hồi [rehabilitation], thỏa mãn về tinh thần [satisfaction], và bảo đảm không tái diễn [guarantees of non- recurrence]. Bồi thường phải thích đáng, công bằng và nhanh chóng. Bồi thường có thể là cho cá nhân hoặc tập thể, tùy vào quyền bị vi phạm và nhóm người bị ảnh hưởng. 2. Quyền được sửa sai một cách thiết thực và bồi thường, và quyền được xét xử công bằng Bất kỳ ai bị cáo buộc, truy tố hoặc kết tội vì một vi phạm, và bản thân anh/chị ta đã bị vi phạm quyền được xét xử công bằng và quyền hưởng pháp trình chính đáng, hoặc bị kết tội oan, đều có quyền được sửa sai một cách thiết thực, và được bồi thường. 413 Article 2 (3) of the International Covenant on Civil and Political Rights; Article 25 of the American Convention on Human Rights; Article 7 (1) (a) of the African Charter on Human and Peoples’ Rights; Article 9 of the Arab Charter on Human Rights; Article 13 of the European Convention on Human Rights; and Article 47 of the Charter of Fundamental Rights of the European Union. 414 In this regard, see: International Commission of Jurists, The Right to a Remedy and to Reparation for Gross Human Rights Violations – Practitioners’ Guide No.2, ICJ, Geneva, 2006. 415 Inter-American Court of Human Rights, Caracazo v. Venezuela, Judgment of 29 August 2002, Series C No. 95, para. 76. Cẩm nang Hướng dẫn Thực hành số 5200 Bất kỳ ai bị cáo buộc, truy tố hoặc kết tội vì một vi phạm, và bản thân anh/ chị ta đã bị vi phạm quyền được xét xử công bằng và quyền hưởng pháp trình chính đáng, hoặc bị kết tội oan, đều có quyền được sửa sai một cách thiết thực và được bồi thường 416. Bên cạnh các trường hợp mà người bị cáo buộc, truy tố hoặc kết tội kia đã bị tước đoạt tự do thân thể trái luật 417, luật nhân quyền quốc tế quy định hai trường hợp khác trong đó phát sinh nghĩa vụ bồi thường: i. Khi một cá nhân cuối cùng đã bị kết tội oan uổng 418; ii. Khi luật lệ và tiêu chuẩn liên quan đến xét xử công bằng và pháp trình chính đáng trong tố tụng hình sự đã bị vi phạm 419. 3. Bồi thường cho người bị oan Bất kỳ ai, trong phán quyết cuối cùng của tòa, bị kết tội sai về một vi phạm hình sự, do sai lầm của công lý, thì đều có quyền được nhận bồi thường. Một lời kết tội sai hoặc phán quyết sai, là tình huống trong đó một cá nhân bị phán quyết cuối cùng của tòa xác nhận là có tội, do một sự sai lầm của công lý. Một phán quyết như vậy có thể là kết quả của tiến trình tố tụng phù hợp 416 See, inter alia: Human Rights Committee, Views of 22 July 2003, Gómez Casafranca v. Peru; Communication No. 981/2001; Views of 6 November 1997, Polay Campos v. Peru, Communication No. 577/1994; and Views of 27 July 2000, Arredondo v. Peru, Communication No. 688/1996; European Court of Human Rights Judgment of 8 April 2004, Assanidze v. Georgia, Application No. 71503/01 paras. 202-203, and Judgment of 8 July 2004, Ilascu and others v. Moldova and Russia, Application No. 48787/99; Inter-American Court of Human Rights Judgment of 17 September 1997, Loayza-Tamayo v. Peru, Series C No. 33; Judgment of 30 May 1999, Castillo-Petruzzi et al. v. Peru, Series C No. 52; and Judgment of 31 August 2004, Ricardo Canese v. Paraguay, Series C No. 111; Inter-American Commission on Human Rights, Report No. 15/87 of 30 June 1987, Case 9635 (Argentina); and African Commission on Human and Peoples’ Rights (Constitutional Rights Project and Civil Liberties Organization v. Nigeria, Communication 102/93; Centre for Free Speech v. Nigeria, Communication 206/97; Constitutional Rights Project and Civil Liberties Organization v. Nigeria, Communications 143/95 and 150/96; and Constitutional Rights Project and Civil Liberties Organization v. Nigeria, Communication 148/96). 417 Article 9 (5) of the International Covenant on Civil and Political Rights; Article 5 (5) of the European Convention on Human Rights; Article 14 (7) of the Arab Charter on Human Rights; and Principle M (1, h) of the Principles and Guidelines on the Rights to a Fair Trial and Legal Assistance in Africa. 418 Article 14(6) of the International Covenant on Civil and Political Rights; Article 3 of Protocol No. 7 to the 1950 European Convention for the Protection of Human Rights and Fundamental Freedoms; Article 10 of the American Convention on Human Rights; and Principle N (10, c) of the Principles and Guidelines on the Rights to a Fair Trial and Legal Assistance in Africa. 419 Article 2 (3) of the International Covenant on Civil and Political Rights; Article 13 of the European Convention for the Protection of Human Rights and Fundamental Freedoms; Articles 8 and 25 of the American Convention on Human Rights; Article 7 (1) (a) of the African Charter on Human and Peoples’ Rightsand Article 9 of the Arab Charter on Human Rights. Sổ tay Theo dõi việc Xét xử trong Tố tụng Hình sự 201 với các tiêu chuẩn liên quan đến pháp trình chính đáng, và đã được ban hành bởi một tòa án độc lập, vô tư và có thẩm quyền. Tuy nhiên, phán quyết đó lại cấu thành một vụ oan sai (ví dụ, người bị kết tội không phạm tội, hoặc hành động phạm pháp đó chưa bao giờ xảy ra), và sau đó được lật ngược, hoặc cá nhân đó được xin lỗi sau đó, căn cứ vào việc có bằng chứng mới hoặc phát hiện thêm bằng chứng cho thấy chắc chắn đã xảy ra oan sai 420. Tuy nhiên, tình huống này chỉ áp dụng đối với những lời kết tội từ một phán quyết cuối cùng của tòa, và không có hiệu lực đối với những lời kết tội đã được lật ngược khi kháng cáo lên tòa cấp cao hơn. Tương tự, bất kỳ quyết định lật ngược một phán quyết hoặc xin lỗi nào cũng phải căn cứ vào việc có tồn tại oan sai hay không. Việc xin lỗi, hoặc các biện pháp khác hủy bỏ một lời kết tội – vì lý do nhân đạo, công bằng, vì nguyên nhân chính trị, hay vì chính sách trong lĩnh vực hình sự và nhà tù – đều không rơi vào danh mục được bồi thường. Mặc dù một số tiêu chuẩn quốc tế có đề cập đến việc trao tiền bồi thường trong trường hợp cá nhân bị kết tội sai vì sai lầm của công lý, nhưng nghĩa vụ bồi thường của nhà nước không chấm dứt với việc thanh toán xong tiền bồi thường. Nhà nước phải tiến hành tất cả các bước cần thiết để lật ngược lại hoặc tuyên vô hiệu tất cả các hệ quả của một sự kết tội sai. Bên cạnh việc thanh toán bồi thường và tùy vào các tình huống trong từng trường hợp, có thể có các hình thức bồi thường khác như: i. Phục hồi về mặt xã hội, và các biện pháp phục hồi danh dự, uy tín cho cá nhân bị kết tội oan; ii. Phục hồi các quyền theo pháp luật nếu cá nhân đó vì bị kết tội sai mà đã bị tước đoạt các quyền đó trên thực tế; iii. Phục hồi về mặt pháp luật, bằng các biện pháp sửa chữa hồ sơ tư pháp của cá nhân đó. Nhà nước phải ban hành các luật để đảm bảo rằng bất kỳ ai bị kết tội hình sự oan bởi phán quyết cuối cùng của tòa án, thì đều có các cơ chế sửa sai một cách thiết thực đối với họ để họ có thể nhận tiền bồi thường trong một khoảng thời gian hợp lý, cũng như nhận các hình thức đền bù khác. 420 Human Rights Committee, General Comment No. 32, Article 14, Right to equality before courts and tribunals and to a fair trial, para. 52. Cẩm nang Hướng dẫn Thực hành số 5202 4. Cơ chế sửa sai hiệu quả và bồi thường cho những vi phạm đối với quyền được xét xử công bằng Bất kỳ ai bị cáo buộc, truy tố hoặc kết tội, mà việc đó vi phạm các luật lệ và tiêu chuẩn của quốc tế về xét xử công bằng và pháp trình chính đáng, thì đều có quyền được sửa sai một cách thiết thực và nhận bồi thường. Vi phạm các luật lệ và tiêu chuẩn quốc tế về xét xử công bằng và pháp trình chính đáng có thể xảy ra rất nhiều và đa dạng. Một số vi phạm có thể ảnh hưởng tới toàn bộ tiến trình xét xử, trong khi một số khác chỉ ảnh hưởng một số khía cạnh hoặc giai đoạn trong tiến trình tố tụng. Do đó, cơ chế sửa sai và hình thức bồi thường có thể khác nhau về tính chất và phạm vi/quy mô, tùy vào hình thức vi phạm. Nguyên tắc chung là, nếu việc vi phạm nguyên tắc pháp trình chính đáng là kết quả của một quyết định do tòa án hay thẩm phán tống đạt, thì khi đó, quyết định đó phải bị hủy bỏ, hiệu lực của nó phải bị lật lại, và các hậu quả nó gây ra phải được sửa chữa, ngay cả khi phán quyết cuối cùng đó đã là res judicata [chung thẩm]. Trong trường hợp đó, điều thiết yếu là quyết định tư pháp phải do một tòa án có thẩm quyền, độc lập và vô tư đưa ra và tiến trình tố tụng phải hoàn toàn tuân thủ các yêu cầu tư pháp về pháp trình chính đáng 421. [Còn nếu] Các bản án bắt nguồn từ tiến trình tố tụng vi phạm rõ ràng các tiêu chuẩn quốc tế về xét xử công bằng và pháp trình chính đáng, hoặc được tống đạt bởi các cơ quan tư pháp không đáp ứng mức độ độc lập, vô tư và có thẩm quyền đòi hỏi, thì các bản án đó không thể được coi là có giá trị chung thẩm. Vậy nên trong những trường hợp như thế, luật học quốc tế đã đưa ra quan điểm rằng quyền được sửa sai một cách thiết thực và được bồi thường có nghĩa là những người có liên quan phải được trả tự do hoặc những lời kết tội họ phải được xem xét lại cho phù hợp với các yêu cầu về xét xử công bằng,kể cả thông qua việc mở lại tiến trình tố tụng và tổ chức một phiên tòa mới, và 421 Human Rights Committee, Views of 6 November 1997, Polay Campos v. Peru, Communication No. 577/1994; Inter-American Court of Human Rights, Judgment of 30 May 1999, Castillo Petruzzi et al. v. Peru, Series C No. 52, paras. 218 and 219; Inter-American Commission on Human Rights, Report No. 15/87 of 30 June 1987, Case 9635 (Argentina); and African Commission on Human and Peoples’ Rights, judgments in the cases of Media Rights Agenda v. Nigeria, Communication N° 224/98, and Avocats sans Frontières (Gaëtan Bwampamye), Communication N° 231/99. Sổ tay Theo dõi việc Xét xử trong Tố tụng Hình sự 203 họ phải được trả tiền bồi thường 422. Các biện pháp như vậy đã được tài liệu luật học quốc tế đưa ra trong trường hợp: i. Có người bị xét xử và kết tội bởi những thẩm phán “bí mật” hoặc “ẩn danh” 423; ii. Có người bị xét xử và kết tội trong các tiến trình tố tụng thiếu những yêu cầu căn bản về xét xử công bằng, chẳng hạn, khi tiến trình tố tụng đó vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội, quyền được điều trần công khai (trong khi không có cơ sở khách quan, hợp lý để hạn chế quyền đó), quyền được xét xử trong một khoảng thời gian hợp lý, quyền kiểm tra và kiểm tra chéo chứng cớ và bác bỏ bằng chứng do bên công tố đưa ra 424; iii. Dân thường bị xét xử và kết tội bởi tòa án quân sự 425; và 422 See, inter alia: Human Rights Committee, Views of 28 October 1981, Sendic v. Uruguay, Communication No. 63/1979; and Views of 27 July 2000, Arredondo v. Peru, Communication No. 688/1996; European Court of Human Rights Judgment of 8 April 2004, Assanidze v. Georgia, Application No. 71503/01, Judgment of 8 July 2004, Ilascu and others v. Moldova and Russia, Application No. 48787/99; Judgment of 18 December 2003, Ükünç and Günes v. Turkey, Application No. 42775/98; Judgment of 23 October 2003, Gençel v. Turkey, Application No. 53431/99; Judgment of 18 May 2004, Somogyi v. Italy, Application No. 67972/01; and Judgment of 24 March 2005, Stoichkov v. Bulgaria, Application No. 9808/02; Inter-American Court of Human Rights, Judgment of 17 September 1997, Loayza Tamayo v. Peru, Series C No. 33, and Judgment of 25 November 2004, Lori Berenson Mejía v. Peru, Series C No. 119; and African Commission on Human and Peoples’ Rights (Constitutional Rights Project and Civil Liberties Organization v. Nigeria, Communication 102/93; Centre for Free Speech v. Nigeria, Communication 206/97; Constitutional Rights Project and Civil Liberties Organization v. Nigeria, Communications 143/95 and 150/96; and Constitutional Rights Project and Civil Liberties Organization v. Nigeria, Communication 148/96). 423 See, inter alia: Human Rights Committee, Views of 22 July 2003, Gómez Casafranca v. Peru; Communication No. 981/2001; Views of 6 November 1997, Polay Campos v. Peru, Communication No. 577/1994; Views of 27 July 2000, Arredondo v. Peru, Communication No. 688/1996; Inter-American Court of Human Rights, Judgment of 30 May 1999, Castillo Petruzzi et al. v. Peru, Series C No. 52;Judgment of 25 November 2004, Lori Berenson Mejía v. Peru, Series C No. 119. 424 See, inter alia: Human Rights Committee, Views of 30 March 2005, Vazgen Arutyuniantz v. Uzbekistan, Communication No. 971/2001, Views of 20 July 2000, Gridin v. the Russian Federation, Communication No. 770/1997, and Views of 11 July 2006, Barney v. Colombia, Communication No.1298/2004. See also: InterAmerican Court of Human Rights, Judgment of 31 August 2004, Ricardo Canese v. Paraguay, Series C No. 111, and Inter-American Commission on Human Rights, Report No. 15/87 of 30 June 1987, Case 9635 (Argentina). 425 See, inter alia: Human Rights Committee, Views of 27 October 1987, Cariboni v. Uruguay, Communication No. 159/1983, and Views of 6 November 1997, Polay Campos v. Peru, Communication No. 577/1994; InterAmerican Court of Human Rights, Judgment of 30 May 1999, Castillo Petruzzi et al. v. Peru, Series C No. 52, and Judgment of 18 August 2000,Cantoral- Benavides v. Peru, Series C No. 69; Inter-American Commission on Human Rights, Report No. 22/78 of 18 November 1978, Case 2266 (Argentina); European Court of Human Rights, Judgment of 4 May 2006, Ergin v. Turkey (No. 6), Application No. 47533/99 and Judgment of 21 September 2006, Maszni v. Romania, Application No. 59892/00; African Commission on Human and Peoples’ Rights, Judgment of 6 November 2000, Communication No. 223/98 (Sierra Leone), and Judgment of 15 November 1999, Communication No. 206/97 (Nigeria). Cẩm nang Hướng dẫn Thực hành số 5204 iv. Có người bị xét xử và kết tội bởi tòa án khẩn cấp, không đạt mức độ độc lập và vô tư phải có ở một cơ quan tư pháp, hoặc tòa án đó không được lập ra trên các cơ sở khách quan và hợp lý để có thể biện hộ cho quá trình tố tụng, và/hoặc một tòa án không phải các tòa án có quyền tài phán thông thường 426. Trong trường hợp án tử hình đã được tuyên trong một tiến trình tố tụng vi phạm các yêu cầu tố tụng về pháp trình chính đáng (chẳng hạn, vi phạm quyền được bào chữa hay kháng án), luật học quốc tế đã kết luận rằng, cơ chế sửa sai và bồi thường thiết thực phải kéo theo việc trả tự do cho người bị kết tội, cũng như kéo theo quyền được kháng cáo đối với bản án, hoặc được có một phiên xét xử mới 427. Trong trường hợp quyền kháng cáo bị vi phạm, luật học quốc tế kết luận rằng, sửa sai một cách thiết thực đối với những vi phạm pháp trình chính đáng đó đòi hỏi người bị kết tội phải có một cơ chế tư pháp sửa sai, để họ có thể kháng án lên tòa cấp cao hơn. Luật học xác định các trường hợp đó xảy ra nếu: i. Người có liên quan bị kết tội trong tiến trình tố tụng không có quyền kháng án lên tòa cấp cao hơn; hoặc ii. Người được tuyên trắng án ở lần xét xử thứ nhất lại bị kết tội khi phúc thẩm, và phán quyết và/hoặc bản án do lần xét xử thứ hai tống đạt không được đưa lên tòa cấp cao hơn để phúc thẩm hay xem xét lại; hoặc 426 See, inter alia: Human Rights Committee, Views of 20 July 1994, Blanco v. Nicaragua, Communication No. 328/1988, and Views of 4 April 2001, Joseph Kavanagh v. Ireland, Communication No. 819/1998; European Court of Human Rights, Judgment of 9 June 1998, Incal v. Turkey, Application No. 22678/93; Judgment of 28 October 1998, Çiraklar v. Turkey, Application No. 19601/92. 427 Human Rights Committee, Views of 1 November 1991, Henry v. Jamaica, Communication No. 230/1987, and Views of 31 March 1998, McLeod v. Jamaica,Communication No. 734/1997.See also: Inter-American Commission on Human Rights, Report No. 127/01 of 3 December 2001, Case No. 12.183, Joseph Thomas (Jamaica); and Report No. 52/02 of 10 October 2002, Case No. 11.753, Ramón Martínez Villareal (United States). Sổ tay Theo dõi việc Xét xử trong Tố tụng Hình sự 205 iii. Cơ chế kháng án đối với phán quyết kết tội bị giới hạn chỉ trong các khía cạnh hình thức và thủ tục, hoặc chỉ theo một số căn cứ (dữ kiện thực tế hoặc luật pháp), do đó, ngăn trở việc xem xét lại toàn diện và thực chất phán quyết hay bản án 428. Cũng như việc thanh toán tiền bồi thường, việc mở lại tiến trình tố tụng hình sự, mở phiên tòa mới hay cho kháng cáo đối với phán quyết kết tội, các quyền pháp lý khác – nếu bị vi phạm như là hậu quả của tiến trình tố tụng – cũng có thể cần được phục hồi. “Phục hồi các quyền pháp lý”, nghĩa là tái công nhận những quyền đã bị bác bỏ đối với một cá nhân nào đó, vì tiến trình tố tụng hoặc vì lời kết tội đã vi phạm các tiêu chuẩn quốc tế về xét xử công bằng và pháp trình chính đáng. Ví dụ quan trọng nhất của điều này là nhu cầu sửa lại hồ sơ tư pháp của cá nhân có liên quan, vì phiên xét xử và kết tội trước đó đã vi phạm các tiêu chuẩn về xét xử công bằng và pháp trình chính đáng 429. 428 Human Rights Committee: Views of 11 July 2006, Capellades v. Spain, Communication No. 1211/2003; Views of 30 July 2003, Semey v. Spain, Communication No. 986/2001; Views of 31 October 2006, Conde v. Spain, Communication No. 1325/2004; Views of 28 March 2006, Yuri Bandajevsky v. Belarus, Communication No. 1100/2002; Views of 30 March 2005, Khalilov v. Tajikistan, Communication No. 973/2001;Views of 6 April 1998, Domukovsky et al. v. Georgia, Communications Nos. 623 to 627/1995, para 18.11; Views of 8 July 2004, Saidov v. Tajikistan, Communication No. 964/2001 ; and Views of 17 March 2003, Gelazauskas v. Lithuania, Communication No. 836/1998. 429 Inter-American Court of Human Rights, Judgment of 27 November 1998, Loayza Tamayo v. Peru, Series C No. 42; Judgment of 20 January 1999, Suárez Rosero v. Ecuador, Series C No. 44; and Judgment of 3 December 2001, Cantoral Benavides v. Peru, Series C No. 88. See also: Council of Europe, Committee of Ministers, Interim Resolution ResDH(2001)106, 23 July 2001, on Violations of Freedom of Expression in Turkey: Individual Measures; Interim Resolution ResDH(2004)13 on Dorigo Paolo v. Italy; Interim Resolution ResDH(99)258 of 15 January 1999; and Interim Resolution ResDH(2002)30 of 19 February 2002 (reopening of judicial proceedings in violation of the European Convention on Human Rights). Cẩm nang Hướng dẫn Thực hành số 5206 BẢNG TỪ VỰNG Rights: quyền Human rights: nhân quyền, quyền con người – tức là các quyền mà tất cả mọi người đều có, vì họ là con người Civil rights: quyền dân sự, là những lợi ích được bảo đảm về mặt pháp lý, bởi sự chủ động của chính quyền Exercise human rights: (động từ) thực thi quyền con người Enjoy rights: (động từ) thụ hưởng quyền Protect human rights: (động từ) bảo vệ quyền con người Promote human rights: (động từ) thúc đẩy quyền con người Deny human rights: (động từ) bác bỏ, từ chối, không cho hưởng quyền con người Violate human rights: (động từ) xâm phạm quyền con người Interest: lợi ích * * * Right to (a) fair trial: quyền được xét xử công bằng Right to personal liberty: quyền tự do thân thể Right to legal assistance: quyền được trợ giúp pháp lý Right to defence: quyền được bào chữa Right to adequate time and facilities for the preparation of a defence: quyền được có đủ thời gian và phương tiện hỗ trợ thỏa đáng để chuẩn bị cho việc bào chữa Right not to be held incommunicado: quyền không bị biệt giam Right to be brought promptly before a judge/court: quyền được nhanh chóng đưa ra trước thẩm phán/ra tòa Right to trial within a reasonable time: quyền được xét xử trong một khoảng thời gian hợp lý Right to challenge the lawfulness of detention: quyền được phủ nhận/ bác bỏ tính hợp pháp của việc bắt giữ Right to be detained in an official place of detention: quyền bị giam giữ ở một nơi giam giữ chính thức Right to humane treatment and not to be tortured while in detention: quyền được đối xử nhân đạo và không bị tra tấn trong thời gian bị giam giữ Right to (a) public hearing: quyền được điều trần công khai Presumption of innocence: (nguyên tắc) suy đoán vô tội Right to appeal: quyền kháng cáo, kháng án, chống án Right to remedy: quyền được sửa sai Right to reparation: quyền được bồi thường Right to know the truth: quyền được biết sự thật Sổ tay Theo dõi việc Xét xử trong Tố tụng Hình sự 207 * * * Analogy: Nguyên tắc tương tự: Khi pháp luật chưa có quy định thì vận dụng các điều khoản luật định tương tự để xử lý. Benefit of doubt: Nguyên tắc dành lợi ích cho người bị nghi ngờ: Hành xử trên tinh thần nghĩ tốt cho cá nhân thay vì buộc tội ngay. Nguyên tắc này gắn chặt chẽ với nguyên tắc suy đoán vô tội. Equality of arms: Nguyên tắc bình đẳng về quyền năng giữa bên công tố và bên bào chữa. Presumption of innocence: Nguyên tắc suy đoán vô tội. * * * Offence: hành vi vi phạm pháp luật, hành vi phạm pháp, sai phạm. Violation: (danh từ) sự vi phạm Violate: (động từ) vi phạm Commit: (động từ) phạm, phạm pháp. Commit a serious offence (động từ): phạm một tội nghiêm trọng Investigate: (động từ) điều tra Arrest/Detain: bắt Pre-trial detention: tạm giam/giam giữ chờ xét xử Detention: sự giam giữ Imprisonment: sự cầm tù Release: trả tự do Bail: bảo lãnh Grant a bail: cho phép bảo lãnh Deny a bail: từ chối, không cho bảo lãnh Arbitrary arrest/detention: Bắt giữ tùy tiện Interrogate: (động từ) thẩm vấn Challenge: (động từ) thách thức, bác bỏ, phản đối Proceedings: thủ tục, tiến trình – ví dụ tiến trình tố tụng, tiến trình xét xử Open a criminal proceeding: (động từ) mở một tiến trình tố tụng hình sự Participate in a criminal proceeding: (động từ) tham gia vào tiến trình tố tụng hình sự Procedures: (danh từ) thủ tục Procedural: (tính từ) thủ tục. Ví dụ: Procedural rights: các quyền mang tính chất thủ tục Procedural proceedings: tiến trình tố tụng Trial proceedings: tiến trình xét xử Duty: nhiệm vụ. Ví dụ: Official duty: công vụ Obligation: Nghĩa vụ Responsibility: (danh từ) trách nhiệm Cẩm nang Hướng dẫn Thực hành số 5208 Observe: (động từ) 1. quan sát; 2. tuân thủ Comply with: (động từ) tuân thủ * * * Court: tòa án Trial court: tòa sơ thẩm Appeal court: tòa phúc thẩm Military court: tòa quân sự, tòa án binh Civil court: tòa dân sự Ordinary court: tòa án thông thường Extraordinary court: tòa bất thường Special court: tòa án đặc biệt Appear before court: (động từ) ra trước tòa Public: công cộng Private: riêng tư In camera: riêng tư. In criminal proceedings involving juvenile offenders, victims who are minors or who have been subjected to sexual violence, a judicial decision may be taken to hold the trial in camera. ~ Trong các tiến trình tố tụng hình sự có liên quan đến người vị thành niên phạm tội, vị thành niên nạn nhân hoặc những người là nạn nhân của bạo lực tình dục, cần có quyết định tư pháp để phiên tòa diễn ra kín đáo. Evidence: (danh từ không đếm được) bằng chứng Proof: vật chứng Witness: nhân chứng Perpetrator: thủ phạm Victim: nạn nhân Defendant/ Accused: bị cáo Lawyer: luật sư. Defence/defending lawyer: luật sư bào chữa Prosecutor: công tố viên Prosecute: (động từ) truy tố. States must take appropriate measures to ensure that the alleged perpetrators are investigated, prosecuted, tried and duly punished. ~ Nhà nước phải tiến hành các biện pháp thích hợp để đảm bảo rằng những kẻ bị cáo buộc là thủ phạm phải bị điều tra, truy tố, xét xử và trừng phạt thích đáng. Accuse: (động từ) buộc tội, tố cáo, kể cả khi chưa có bằng chứng. Từ này nghĩa rộng nhất, so với “charge”, “prosecute”. Charge: (động từ) cáo buộc Convict: (động từ) kết tội Be wrongfully convicted: bị kết tội oan Sổ tay Theo dõi việc Xét xử trong Tố tụng Hình sự 209 Restitution: phục hồi, trả về nguyên trạng Reparation: bồi thường (bằng tiền và không bằng tiền) Compensation: bồi thường bằng tiền, đền tiền Rehabiliation: phục hồi, cải tạo * * * Order: lệnh, mệnh lệnh Decision: quyết định Judgment/Judgement: phán quyết Verdict: phán quyết Sentence: bản án suspended sentence: án treo custodial, jail, prison: án tù death sentence: án tử hình (= death penalty) life sentence: án chung thân be given a sentence of 16 years of imprisonment: (động từ) bị tuyên án/ bị kêu án/ bị kết án 16 năm tù serve a sentence: (động từ) thụ án Punishment: trừng phạt Penalty: hình phạt. International human rights standards generally encourage abolition of the death penalty ~ Các chuẩn mực nhân quyền quốc tế nói chung khuyến khích việc xóa bỏ án tử hình. * * * Law: 1. luật pháp; 2. đạo luật Criminal law: luật hình sự Civil law: luật dân sự Procedural law: luật tố tụng Substantive law: luật nội dung Provision: điều khoản, điều luật Article: Điều Clause: Khoản Point: Điểm Stipulate: (động từ) quy định Article 22(2) of the Rome Statute stipulates that “[t]he definition of a crime shall be strictly construed and shall not be extended by analogy” ~ Điều 22(2) Luật thành văn La Mã quy định rằng “Định nghĩa thế nào là một tội phải được hiểu rất chặt chẽ và không được mở rộng bằng nguyên tắc tương tự”. Cẩm nang Hướng dẫn Thực hành số 5210 Enact: (động từ) ban hành luật Rescind/ Repeal: (động từ) hủy bỏ luật * * * Principle: Nguyên tắc Guideline: Hướng dẫn Agreement: 1. thỏa thuận; 2. hợp đồng; 3. hiệp định Convention: 1. công ước; 2. hội nghị, đại hội Covenant: công ước, hiệp định Standard: tiêu chuẩn, chuẩn mực Treaty: điều ước, công ước * * * Independence: (danh từ) độc lập Independent: (tính từ) độc lập Impartiality: vô tư, không thiên vị Impartial: (tính từ) vô tư, không thiên vị Competent (tính từ): có thẩm quyền Discrimination: phân biệt đối xử Prejudice: định kiến, thành kiến Equality: bình đẳng Justice: công lý Injustice: bất công Miscarriage of justice: oan sai Legislative branch: lập pháp Executive branch: hành pháp Jucidial branch: tư pháp Separation of power: tam quyền phân lập Other Commission Members: Prof. Kyong-Wahn Ahn, Republic of Korea Justice Adolfo Azcuna, Philippines Mr Muhannad Al-Hassani, Syria Dr. Catarina de Albuquerque, Portugal Mr Abdelaziz Benzakour, Morocco Justice Ian Binnie, Canada Justice Sir Nicolas Bratza, UK Prof. Miguel Carbonell, Mexico Justice Moses Chinhengo, Zimbabwe Prof. Andrew Clapham, UK Justice Radmila Dicic, Serbia Justice Unity Dow, Botswana Justice Elisabeth Evatt, Australia Mr Roberto Garretón, Chile Prof. Michelo Hansungule, Zambia Ms Sara Hossain, Bangladesh Ms Gulnora Ishankanova, Uzbekistan Mr. Shawan Jabarin, Palestine Justice Kalthoum Kennou, Tunisia Prof. David Kretzmer, Israel Prof. César Landa, Peru Justice Ketil Lund, Norway Justice Qinisile Mabuza, Swaziland Justice José Antonio Martín Pallín, Spain Justice Charles Mkandawire, Malawi Mr Kathurima M’Inoti, Kenya Justice Yvonne Mokgoro, South Africa Justice Sanji Monageng, Botswana Tamara Morschakova, Russia Prof. Vitit Muntarbhorn, Thailand Justice Egbert Myjer, Netherlands Dr Jarna Petman, Finland Prof. Victor Rodriguez Rescia, Costa Rica Mr Belisario dos Santos Junior, Brazil Prof. Marco Sassoli, Italy-Switzerland Prof. Olivier de Schutter, Belgium Justice Ajit Prakash Shah, India Mr Raji Sourani, Palestine Justice Philippe Texier, France Justice Stefan Trechsel, Switzerland Prof. Rodrigo Uprimny Yepes, Colombia ICJ Commission Members September 2014 (for an updated list, please visit www.icj.org/commission) President: Prof. Sir Nigel Rodley, United Kingdom Vice-Presidents: Prof. Robert Goldman, United States Justice Michèle Rivet, Canada Executive Committee: Prof. Carlos Ayala, Venezuela Justice Azhar Cachalia, South Africa Prof. Jenny E. Goldschmidt, Netherlands Ms Imrana Jalal, Fiji Ms Hina Jilani, Pakistan Ms Karinna Moskalenko, Russia Prof. Mónica Pinto, Argentina

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso_tay_theo_doi_viec_xet_xu_trong_to_tung_hinh_su.pdf
Tài liệu liên quan