Các nguyên tắc Paris về tính độc lập của cơ quan nhân quyền quốc gia và việc áp dụng ở Việt Nam

Trước hết, theo chúng tôi, CQ NQQG tương lai của Việt Nam cần đảm bảo tính độc lập, một đặc trưng cốt yếu không thể thiếu để được coi là CQ NQQG theo quan điểm chung của cộng đồng quốc tế hiện nay. Tính độc lập cũng là một yêu cầu không thể thiếu để bảo đảm hoạt động thực chất, hiệu quả của CQ NQQG. Việc thành lập CQ NQQG có tính độc lập theo các nguyên tắc Paris không phải là bất khả thi ở nước ta hiện nay, vì: - Tính độc lập của CQ NQQG chỉ có nghĩa là CQ NQQG không phải chịu sự can thiệp tùy tiện của các cơ quan công quyền và các chủ thể khác. - Tính độc lập không có nghĩa là CQ NQQG không có trách nhiệm giải trình với bất kỳ chủ thể nào. Thực tế trên thế giới cho thấy, các CQ NQQG, dù thành lập theo mô hình nào, cũng phải báo cáo và chịu sự giám sát của một chủ thể khác, như Nghị viện, Chính phủ, hay nguyên thủ quốc gia. Ví dụ, Ủy ban Nhân quyền của Malaysia (SUHAKAM) phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện Malaysia thông qua việc nộp báo cáo hàng năm và bất cứ báo cáo đặc biệt nào khác cho cơ quan này12, còn Ủy ban Nhân quyền quốc gia của Hàn Quốc (NHRCK) phải nộp báo cáo hàng năm cho Quốc hội và Tổng thống13. Trách nhiệm báo cáo và chịu sự giám sát là để bảo đảm CQ NQQG có trách nhiệm giải trình, và chỉ được hoạt động trong khuôn khổ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do Hiến pháp và pháp luật quy định. Vì thế, một CQ NQQG độc lập không phải là một thiết chế “vô chính phủ”, “muốn làm gì thì làm”.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 200 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các nguyên tắc Paris về tính độc lập của cơ quan nhân quyền quốc gia và việc áp dụng ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
11 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 10(338) T5/2017 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT CAÁC NGUYÏN TÙÆC PARIS VÏÌ TÑNH ÀÖÅC LÊÅP CUÃA CÚ QUAN NHÊN QUYÏÌN QUÖËC GIA VAÂ VIÏÅC AÁP DUÅNG ÚÃ VIÏÅT NAM Lã Khánh Tùng* Vũ Công Giao** * TS. Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. ** PGS,TS. Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. Thông tin bài viết: Từ khoá: cơ quan nhân quyền quốc gia; các Nguyên tắc Paris; tính độc lập; tính đa dạng; quyền con người. Lịch sử bài viết: Nhận bài: 08/10/2016 Biên tập: 23/11/2016 Duyệt bài: 29/11/2016 Article Infomation: Keywords: National human rights institutions; the Paris Principles; independence; plu- ralism; human rights. Article History: Received: 08 Otc. 2016 Edited: 23 Nov. 2016 Approved: 29 Nov. 2016 Tóm tắt: Bài viết phân tích quy định về tính độc lập của các cơ quan nhân quyền quốc gia trong các nguyên tắc Paris và bình luận về khả năng áp dụng ở Việt Nam. Theo các tác giả, cơ quan nhân quyền quốc gia có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người. Dù theo nhiều mô hình khác nhau, cộng đồng quốc tế thường sử dụng các Nguyên tắc Paris về địa vị của các cơ quan nhân quyền quốc gia (1993) làm căn cứ để đánh giá, phân loại các cơ quan này. Các tác giả chỉ ra rằng, theo các nguyên tắc Paris, các cơ quan nhân quyền quốc gia - bên cạnh các yêu cầu về căn cứ pháp lý (được thành lập bởi Hiến pháp hoặc luật), phải có sự đa dạng về thành phần, đồng thời có thẩm quyền càng rộng càng tốt. Hơn nữa yêu cầu về tính độc lập là một tất yếu. Nhưng dù độc lập, các cơ quan này vẫn phải tuân thủ pháp luật và chịu sự giám sát của công chúng. Do đó, việc thiết lập cơ quan nhân quyền quốc gia tại Việt Nam phù hợp với các Nguyên tắc Paris là một kế hoạch khả thi. Abstract: The article provides analysis of the independent principles of national human rights institutions (NHRIs) in the Paris Principles and gives discussions on the possibility for application of these principles in Vietnam. According to the authors, NHRIs play an important role in protection and promotion of the human rights in several countries. While they are followed by a number of models in the world, the Paris Principles relating to the status of national institutions (1993) are used as the standards benchmark for evaluation and classify these NHRIs. As demonstrated by the authors, under the Paris Principles, the NHRIs, along with the requirements on the legal status (under the Constitution or the laws) should be in a pluralism and have broad mandates as possible. Moreover, their independence is required as an indispensable principle. While being as an independent entity, they have to comply with the law and under the public supervision. Thus, it is a feasible scheme to establish a national human rights institution complying with the Paris Principles in Vietnam. 1. Các nguyên tắc Paris và yêu cầu về tính độc lập của cơ quan nhân quyền quốc gia 1.1 Sự hình thành và nội dung chính của các nguyên tắc Paris Ngay từ năm 1946, Hội đồng Kinh tế - Xã hội của Liên hiệp quốc (ECOSOC) đã đề nghị các quốc gia “xem xét khả năng thành lập các nhóm thông tin hoặc ủy ban quyền con người quốc gia để hợp tác trong các hoạt động trên lĩnh vực này với Ủy ban Quyền con người Liên hiệp quốc (LHQ)”1. Trong các thập niên 1960 và 1970, trên diễn đàn LHQ đã diễn ra nhiều cuộc thảo luận về cơ quan nhân quyền quốc gia (CQ NQQG), trong đó tập trung vào phương thức làm việc của các cơ quan này trong việc thực thi các chuẩn mực quốc tế về quyền con người. Năm 1978, Ủy ban Quyền con người LHQ đã tổ chức một cuộc hội thảo nhằm soạn ra các hướng dẫn cho việc tổ chức và hoạt động của các CQ NQQG tại Giơ-ne-vơ (Thụy Sỹ). Kết quả của cuộc hội thảo này là một bộ hướng dẫn được thông qua và được chấp thuận bởi Ủy ban Quyền con người và Đại hội đồng LHQ. Năm 1991, Ủy ban Quyền con người LHQ tổ chức một hội thảo nữa về CQ NQQG ở Paris (từ ngày 7 đến 09/10/1991). Kết luận của Hội thảo được phê chuẩn bởi Ủy ban Quyền con người trong Nghị quyết số 1992/54 như là các nguyên tắc liên quan đến địa vị của các CQ NQQG (Principles relating to the status of national institutions, còn được gọi là các nguyên tắc Paris)2. Văn kiện này sau đó được phê chuẩn bởi Đại hội đồng LHQ trong Nghị quyết số 48/134 ngày 20/12/1993 và hiện được coi là nền tảng cho tổ chức và hoạt động của các CQ NQQG trên thế giới. Đến nay, cơ chế quốc gia về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người tuy được hiểu theo các nghĩa rộng, hẹp khác nhau tại các quốc gia, nhưng đều hướng tới thực hiện những nghĩa vụ của nhà nước được nêu trong hiến pháp, pháp luật quốc gia, cũng như trong các văn kiện quốc tế về quyền con người. Nòng cốt của cơ chế này chính là các cơ quan quốc gia về bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền (National Institution on the Protection and Promotion of Human Rights, hoặc national human rights institutions - NHRIs). Các nguyên tắc Paris có vai trò như một “luật mềm” điều chỉnh việc xây dựng và vận hành của các cơ quan này. Về tổ chức của CQ NQQG, các nguyên tắc Paris khuyến nghị cần bảo đảm sự đa dạng của cơ quan này, thể hiện qua việc có đại diện của nhiều loại cơ quan, tổ chức trong xã hội, trong đó bao gồm3: - Các tổ chức phi chính phủ hoạt động trên lĩnh vực quyền con người và chống phân biệt đối xử; - Các tổ chức công đoàn; - Các tổ chức xã hội và nghề nghiệp liên quan như đoàn luật sư, hiệp hội của các bác sỹ, nhà báo, các nhà khoa học...; - Các tổ chức tôn giáo; - Các trường đại học; - Các nghị viện; - Các cơ quan chính phủ. Về thẩm quyền, các nguyên tắc Paris khuyến khích việc trao cho CQ NQQG các thẩm quyền “càng rộng càng tốt”, và thẩm quyền đó cần được quy định trong hiến pháp hoặc văn bản luật. Cụ thể, CQ NQQG cần có các thẩm quyền sau4 : 12 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 10(338) T5/2017 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 1 Nghị quyết số 2/9 ngày 21/6/1946. 2 Xem toàn văn bản tiếng Anh tại Pages/StatusOfNationalInstitutions.aspx. Xem bản tiếng Việt trong cuốn sách “Giới thiệu các văn kiện quốc tế về Quyền con người“, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb. Lao động - Xã hội, 2011, tr. 916. 3 Các nguyên tắc Paris, Mục 2 (Cơ cấu và các bảo đảm cho sự độc lập và đa dạng). 4 Các nguyên tắc Paris, Mục 1 (Thẩm quyền và trách nhiệm). - Trình lên chính phủ, nghị viện và bất kỳ cơ quan có thẩm quyền nào khác những quan điểm, khuyến nghị, đề xuất và báo cáo về bất kỳ vấn đề nào liên quan đến thúc đẩy và bảo vệ quyền con người; - Thúc đẩy và bảo đảm sự tương thích của pháp luật quốc gia với các văn kiện pháp lý quốc tế về nhân quyền mà quốc gia là thành viên, và việc áp dụng chúng một cách hiệu quả; - Khuyến khích việc phê chuẩn, gia nhập và áp dụng các văn kiện quốc tế về quyền con người; - Đóng góp ý kiến xây dựng các báo cáo quốc gia về nhân quyền để trình lên các ủy ban và cơ quan LHQ cũng như cho các cơ quan khu vực; - Hợp tác với LHQ, các cơ quan của LHQ, các cơ quan khu vực và CQ NQQG của các nước khác; - Hỗ trợ việc xây dựng các chương trình giảng dạy và nghiên cứu về quyền con người và tham gia triển khai các chương trình đó trên thực tế; - Phổ biến các quyền con người và nỗ lực chống mọi hình thức phân biệt đối xử, đặc biệt là phân biệt đối xử về sắc tộc, bằng việc tăng cường nhận thức cho công chúng qua việc giáo dục, thông tin, hợp tác với các cơ quan báo chí. Về các phương thức hoạt động, theo các nguyên tắc Paris, các CQ NQQG cần được5: - Xem xét bất kỳ vấn đề nào về quyền con người thuộc phạm vi chức năng của cơ quan, một cách chủ động hoặc theo đề nghị của chính quyền hoặc của các tổ chức, cá nhân khác; - Xem xét ý kiến của bất kỳ cá nhân nào và tìm kiếm bất kỳ thông tin, tài liệu cần thiết nào cho việc đánh giá thực trạng về quyền con người mà thuộc về phạm vi chức năng hoạt động của cơ quan; - Trực tiếp trả lời công luận hoặc thông qua các cơ quan báo chí, đặc biệt trong việc phổ biến các ý kiến và khuyến nghị của cơ quan; - Gặp gỡ định kỳ các thành viên của cơ quan; - Thiết lập các nhóm hoạt động, các văn phòng địa phương hoặc khu vực nhằm hỗ trợ việc thực hiện các chức năng của cơ quan; - Duy trì tư vấn cho các cơ quan, tổ chức khác của quốc gia có trách nhiệm trong việc giải quyết các vấn đề về quyền con người (đặc biệt là các cơ quan thanh tra, hòa giải); - Phát triển quan hệ với các tổ chức phi chính phủ hoạt động trên lĩnh vực quyền con người. 1.2 Yêu cầu về sự độc lập của CQ NQQG Các nguyên tắc Paris đặc biệt quan tâm đến tính độc lập, bên cạnh tính đa thành phần (đa dạng) của CQ NQQG. Điều đó thể hiện ở việc văn kiện này dành hẳn một mục riêng (mục 2, trong tổng số 4 mục) để đề cập đến các yếu tố cần thiết bảo đảm cho tính độc lập và đa dạng của CQ NQQG. Hai yếu tố độc lập và đa dạng có quan hệ đến nhau. Tính độc lập trước hết là độc lập với các cơ quan nhà nước (cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, cơ quan ở trung ương cũng như địa phương). CQ NQQG cần độc lập với nhà nước bởi lẽ nhà nước - do chức năng của mình, chính là chủ thể đầu tiên, trước hết có các nghĩa vụ và khả năng bảo vệ, bảo đảm nhân quyền một cách hiệu quả, nhưng đồng thời cũng là thủ phạm chính của những vi phạm nhân quyền. Ngoài ra, CQ NQQG cũng cần độc lập với các đảng phái chính trị, 13 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 10(338) T5/2017 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 5 Các nguyên tắc Paris, Mục 3 (Các phương pháp hoạt động). tổ chức xã hội, tổ chức tư nhân... Vị trí của CQ NQQG phải đứng giữa nhà nước và xã hội, mà không nghiêng hẳn về bên nào. Để có được thế đứng đó, cơ quan này phải có thành phần từ cả hai khối nhà nước và các tổ chức xã hội. Ba yếu tố chính để bảo đảm tính độc lập cho CQ NQQG được các nguyên tắc Paris nêu ra trong Mục 2 của văn kiện này là: 1) Thành phần đa dạng, bao gồm đại diện của nhiều loại cơ quan, tổ chức trong xã hội; 2) Bảo đảm điều kiện vật chất đủ và ổn định; 3) Nhiệm kỳ của thành viên được bảo đảm ổn định6. Về thành phần, như đã nêu ở mục trên, các nguyên tắc Paris khuyến nghị thành viên của CQ NQQG không chỉ gồm những người làm việc trong bộ máy nhà nước, mà cần có cả những thành viên của các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức công đoàn, các tổ chức xã hội và nghề nghiệp, các tôn giáo, các trường đại học... Về điều kiện vật chất, các nguyên tắc Paris khuyến nghị cần bảo đảm có cơ sở vật chất tương xứng để các CQ NQQG có thể hoạt động hiệu quả, đặc biệt là có nguồn ngân sách đầy đủ. CQ NQQG cần có đội ngũ nhân viên riêng và tài sản riêng để có thể “độc lập với chính phủ và không bị phụ thuộc vào bất cứ sự kiểm soát tài chính nào mà có thể ảnh hưởng đến sự độc lập của nó”7. Về nhiệm kỳ của thành viên CQ NQQG, các nguyên tắc Paris khuyến nghị cần bảo đảm sự ổn định nhiệm kỳ. Để đạt được mục tiêu đó, quyết định bổ nhiệm thành viên CQ NQQG cần ghi rõ thời hạn cụ thể cho thẩm quyền mà họ được giao phó. Một thành viên CQ NQQG có thể làm việc nhiều nhiệm kỳ, miễn là sự đa dạng trong cơ cấu thành viên của cơ quan được đảm bảo. Mặc dù nêu ra nhiều tiêu chí và khuyến nghị, các nguyên tắc Paris không ấn định một mô hình CQ NQQG duy nhất áp dụng chung cho mọi quốc gia. Cho đến nay, có ba mô hình CQ NQQG phổ biến trên thế giới là Ủy ban Nhân quyền quốc gia, Thanh tra Quốc hội (Ombudsman)8 và Viện Nghiên cứu. Tuy nhiên, mô hình Ủy ban (gồm nhiều thành viên) được nhiều quốc gia lựa chọn nhất, mô hình Ombudsman chủ yếu hiện diện ở một số quốc gia châu Âu, mô hình Viện Nghiên cứu chỉ tồn tại ở một vài nước9. 2. Vận dụng quy định về tính độc lập của cơ quan nhân quyền quốc gia trong các nguyên tắc Paris ở Việt Nam Trong tiến trình Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vòng 2 tại Hội đồng Nhân quyền LHQ (năm 2014), bên cạnh việc chấp nhận nguyên tắc chung là tăng cường các cơ chế trong nước để thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, Nhà nước Việt Nam đồng thời chấp nhận khuyến nghị về việc thành lập CQ NQQG. Nhà nước Việt Nam cũng tuyên bố sẽ “cân nhắc” (giving consideration towards) áp dụng hướng dẫn của các nguyên tắc Paris trong việc thành lập CQ NQQG10. Đến nay, ở Việt Nam vẫn có hai luồng 14 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 10(338) T5/2017 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 6 Các nguyên tắc Paris, Mục 2 (Cơ cấu và các bảo đảm cho sự độc lập và đa dạng). 7 Các nguyên tắc Paris, Mục 2 (Cơ cấu và các bảo đảm cho sự độc lập và đa dạng), điểm 2. 8 Cơ chế Ombudsman xuất hiện đầu tiên tại Nghị viện Thụy Điển vào năm 1809. Thuật ngữ “Ombudsman” có nguồn gốc từ tiếng Thụy Điển (có nghĩa là người đại diện). Tại một số quốc gia, Ombudsman tương đương với Thanh tra Quốc hội hoặc Thanh tra Nhà nước. Ombudsman có một bộ máy giúp việc, thường gọi là Văn phòng Ombudsman. Nguồn: 9 Theo nghiên cứu năm 2009 của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ (OHCHR). 10 Xem Báo cáo Quốc gia về thực hiện quyền con người ở Việt Nam theo cơ chế kiểm định kỳ phổ cập (UPR) chu kỳ II, co-che-kiem-dinh-ky-pho-cap-(upr)-chu-ky-ii-(phan-1).html. 15 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 10(338) T5/2017 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT quan điểm liên quan đến vấn đề trên. Thứ nhất, nếu đã thành lập CQ NQQG thì cần bảo đảm nó thực sự độc lập, còn nếu không bảo đảm tính độc lập thì không nên thành lập vì sẽ không có uy tín, không tạo sự tin tưởng trong cộng đồng. Thứ hai, bước đầu có thể thành lập CQ NQQG chưa độc lập nhưng sẽ điều chỉnh dần (mở rộng thẩm quyền, mở rộng sự tham gia). Dù chưa độc lập nhưng việc hiện diện một cơ quan như vậy ít nhất cũng sẽ làm cho công chúng, bộ máy nhà nước và giới truyền thông quan tâm hơn đến việc bảo vệ, thúc đẩy quyền con người11. Trước hết, theo chúng tôi, CQ NQQG tương lai của Việt Nam cần đảm bảo tính độc lập, một đặc trưng cốt yếu không thể thiếu để được coi là CQ NQQG theo quan điểm chung của cộng đồng quốc tế hiện nay. Tính độc lập cũng là một yêu cầu không thể thiếu để bảo đảm hoạt động thực chất, hiệu quả của CQ NQQG. Việc thành lập CQ NQQG có tính độc lập theo các nguyên tắc Paris không phải là bất khả thi ở nước ta hiện nay, vì: - Tính độc lập của CQ NQQG chỉ có nghĩa là CQ NQQG không phải chịu sự can thiệp tùy tiện của các cơ quan công quyền và các chủ thể khác. - Tính độc lập không có nghĩa là CQ NQQG không có trách nhiệm giải trình với bất kỳ chủ thể nào. Thực tế trên thế giới cho thấy, các CQ NQQG, dù thành lập theo mô hình nào, cũng phải báo cáo và chịu sự giám sát của một chủ thể khác, như Nghị viện, Chính phủ, hay nguyên thủ quốc gia. Ví dụ, Ủy ban Nhân quyền của Malaysia (SUHA- KAM) phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện Malaysia thông qua việc nộp báo cáo hàng năm và bất cứ báo cáo đặc biệt nào khác cho cơ quan này12, còn Ủy ban Nhân quyền quốc gia của Hàn Quốc (NHRCK) phải nộp báo cáo hàng năm cho Quốc hội và Tổng thống13. Trách nhiệm báo cáo và chịu sự giám sát là để bảo đảm CQ NQQG có trách nhiệm giải trình, và chỉ được hoạt động trong khuôn khổ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do Hiến pháp và pháp luật quy định. Vì thế, một CQ NQQG độc lập không phải là một thiết chế “vô chính phủ”, “muốn làm gì thì làm”. - Tính độc lập không có nghĩa là thành phần của CQ NQQG chỉ bao gồm đại diện của các tổ chức phi chính phủ. Thực tế cho thấy, CQ NQQG ở các quốc gia, dù theo mô hình nào, cũng khuyến khích sự tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức và tầng lớp xã hội khác nhau, bao gồm các cơ quan nhà nước. Ví dụ, thành phần CQ NQQG Kenya có 02 thành viên là người khuyết tật, 03 là người Hồi giáo và 06 là người Thiên chúa giáo; CQ NQQG Pháp bao gồm đại diện của các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực nhân quyền, những cá nhân và chuyên gia có trình độ hiện đang tham gia các tổ chức nhân quyền quốc tế, công đoàn, cơ quan giám sát, 02 thành viên của Nghị viện và 01 thành viên của Hội đồng Kinh tế - xã hội; CQ NQQG của Cộng hoà Liên bang Đức bao gồm đại diện của “Diễn đàn Nhân quyền” hiệp hội bao trùm của các tổ chức nhân quyền ở Đức, Ủy ban Nhân 11 Xem Kỷ yếu Hội thảo Thành lập Cơ quan nhân quyền quốc gia của Việt Nam: Lý luận và thực tiễn, do Ban chỉ đạo Nhân quyền của Chính phủ tổ chức tại Hà Nội ngày 14/9/2016. 12 Xem Báo cáo thường niên của SUHAKAM gửi nghị viện Malaysia, brary/get_file?p_l_id=35723&folderId=23964&name=DLFE-7714.pdf. 13 Xem Frauke Lisa Seidensticker Anna Wuerth, Cơ quan nhân quyền quốc gia – Mô hình, chương trình, thách thức và giải pháp (nghiên cứu cho Bộ Ngoại giao Việt Nam), tachments/1018/NHRI_study_final_vn.pdf, tr.13. quyền và Cứu trợ nhân đạo của Quốc hội Liên bang, hiệp hội lớn nhất của Đức về người khuyết tật, các bộ tài trợ và Hội đồng Liên bang Quốc gia, giới học thuật và giới truyền thông...14. Nói cách khác, CQ NQQG không phải là một thiết chế do các tổ chức phi chính phủ điều hành để “giám sát”, “đối lập” với nhà nước. Trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam, thành lập một CQ NQQG độc lập sẽ góp phần duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội. Hiện tại, bộ máy nhà nước ta đã có nhiều cơ quan có tính độc lập tương đối (toà án, viện kiểm sát, cơ quan điều tra, kiểm toán...), vì thế tính độc lập của một thiết chế không phải là điều xa lạ, nhạy cảm hay cấm kỵ ở Việt Nam. CQ NQQG có thể có tính độc lập ở mức độ cao hơn so với tất cả các cơ quan khác của bộ máy nhà nước hiện nay, song vẫn nằm trong hệ thống, và vì vậy hoàn toàn có thể xây dựng và vận hành được. Thứ hai, CQ NQQG tương lai của Việt Nam không nhất thiết phải theo mô hình sẵn có nào đó để bảo đảm tính độc lập. Vì tính độc lập của CQ NQQG không phụ thuộc vào mô hình, mà phụ thuộc vào việc bảo đảm các yếu tố nhất định khi thành lập và vận hành nó, đặc biệt là 03 yếu tố: thành phần đa dạng, bao gồm đại diện của nhiều loại cơ quan, tổ chức trong xã hội; bảo đảm điều kiện vật chất đủ và ổn định; cơ chế bổ nhiệm và nhiệm kỳ của thành viên ổn định, phù hợp. Với hoàn cảnh hiện nay, việc đặt CQ NQQG trong khuôn khổ của Quốc hội (do Quốc hội thành lập, có trách nhiệm giải trình trước Quốc hội) có thể dễ bảo đảm tính độc lập hơn. Ngoài ra, mô hình Uỷ ban Nhân quyền quốc gia với nhiều uỷ viên có thể thuận lợi hơn cho việc bảo đảm tính độc lập, ít nhất là về mặt tính đại diện. Thứ ba, về một số khía cạnh cụ thể: - Thành phần của CQ NQQG tương lai của Việt Nam nên bao gồm đại diện của một số cơ quan nhà nước trung ương, các tổ chức chính trị - xã hội, đại diện của các tôn giáo, khối học thuật, một số chuyên gia, nhân sĩ, trí thức có uy tín cao và hiểu biết về nhân quyền. - Việc bảo đảm vật chất, kinh phí hàng năm của CQ NQQG cần do Quốc hội quyết định theo luật; ngoài ra cần có quy định bảo đảm cơ sở vật chất, bộ máy giúp việc cho CQ NQQG. - Về cơ chế bổ nhiệm và nhiệm kỳ của thành viên, các thành viên của CQ NQQG do các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội đề cử, Quốc hội bổ nhiệm; cần xây dựng các tiêu chuẩn khách quan, rõ ràng cho việc đề cử, bổ nhiệm thành viên của CQ NQQG; nhiệm kỳ thành viên CQ NQQG có thể cùng hoặc không cùng với nhiệm kỳ đại biểu Quốc hội. Tóm lại, từ việc nghiên cứu các tiêu chuẩn quốc tế, kinh nghiệm của các quốc gia khác và bối cảnh thực tiễn của nước ta, có thể thấy rằng, khi xây dựng CQ NQQG, Việt Nam hoàn toàn có thể và nên có các quy định để bảo đảm tính độc lập của nó phù hợp với các nguyên tắc Paris. Điều này trước hết là để bảo đảm hiệu quả của cơ quan này trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở nước ta trong thời gian tới. Thêm vào đó, việc xây dựng CQ NQQG có tính độc lập sẽ góp phần tạo lập sự tin tưởng của người dân, các tổ chức xã hội trong nước, và cộng đồng quốc tế với cam kết và hành động trên lĩnh vực nhân quyền của Nhà nước Việt Nam n 16 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 10(338) T5/2017 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 14 Xem, Frauke Lisa Seidensticker Anna Wuerth, tài liệu đã dẫn, tr. 18, 26, 30; Cao uỷ Nhân quyền LHQ, National Human Rights Institutions: History, Principles, Rolesand Responsibilities,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcac_nguyen_tac_paris_ve_tinh_doc_lap_cua_co_quan_nhan_quyen.pdf
Tài liệu liên quan