Kết luận và hạn chế của nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng mô hình lực hấp
dẫn trong thương mại để phát triển các giả
thuyết về sự ảnh hưởng của các nhân tố đến
hoạt động xuất khẩu tại TP. HCM. Kết quả
hồi quy từ dữ liệu khảo sát trên 200 DN
xuất khẩu tại TP. HCM cho thấy các nhân
tố khoảng cách kinh tế, chính sách xuất
khẩu, GDP Việt Nam, dân số, chất lượng
hàng hóa, tỷ giá hối đoái có tác động tích
cực với hoạt động xuất khẩu của các DN.
Bên cạnh đó nhân tố giá xuất khẩu, hiệp
định đối tác, khoảng cách địa lý có tác động
tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu của DN
xuất khẩu trên địa bàn TP. HCM. Kết quả
này phù hợp với cơ sở lý thuyết về lực hấp
dẫn trong thương mại, điều này cho thấy
rằng để nâng cao hiệu quả xuất khẩu thì
các DN cần tập trung nâng cao trình độ sản
xuất, ứng dụng công nghệ vào hoạt động
sản xuất, kinh doanh để nâng cao năng lực
cạnh tranh trên thị trường quốc tế và đảm
bảo đáp ứng được các yêu cầu đặt ra về chất
lượng sản phẩm xuất khẩu của các nước đối
tác. Hơn nữa, Nhà nước cũng cần tạo dựng
một môi trường pháp lý lành mạnh, có các
chính sách thúc đẩy hỗ trợ, tạo điều kiện
cho các DN xuất nhập khẩu tại TP. HCM.
13 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 375 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
69
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 220- Tháng 9. 2020
Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu tại
Thành phố Hồ Chí Minh1
Đỗ Hữu Hải Tăng Thị Minh Nguyệt
Bùi Hồng Đăng Bùi Tấn Hùng
Ngày nhận: 07/06/2020
Ngày nhận bản sửa: 11/09/2020
Ngày duyệt đăng: 22/09/2020
Bài viết này nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu của Thành phố Hồ Chí
Minh (TP. HCM) trên cơ sở kế thừa mô hình hấp dẫn chuẩn tắc. Tác giả thực hiện
khảo sát khoảng 200 doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu trên địa bàn TP. HCM. Từ
nghiên cứu cho thấy nhân tố Khoảng cách kinh tế ảnh hưởng mạnh nhất đến hoạt
động xuất khẩu của DN tại TP. HCM vì beta bằng 0.364 lớn nhất trong các hệ số
Determinants of export performance in Ho Chi Minh City
Abstract: This article examines the factors affecting exports of Ho Chi Minh City based on the
application gravity model on trade. The authors conducted a survey of about 200 import-export
enterprises in the HCMC. From the study, it shows that the factor Economic gap has the strongest
influence on the export performance of enterprises in HCMC because beta is the largest in the beta
coefficient (0.364), followed by the factor of Export Policy (0.338), the GDP of Vietnam (0.230), the
population (0.185), the quality of Goods (0.128), the exchange Rate (0.096)... From there, indicate the
geographical distance, export prices have a negative impact on the export performance; and quality
of goods, the economic gap, the exchange rate, the export support policy, the GDP of Vietnam boosts
export activities. This result suggests important policy implications for promoting exports in HCMC.
Keywords: Export performance, determinants, gravity model.
Hai Huu Do
Email: haidh1975@gmail.com
Nguyet Thi Minh Tang
Email: nguyettang1306@gmail.com
Dang Bui Hong
Email: hongdang848@gmail.com
Hung Tan Bui
Email: hungbui0612@gmail.com
Organization of all: Ho Chi Minh City University of Food Industry
Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM
1 Nghiên cứu này do Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh bảo trợ và cấp kinh phí theo
Hợp đồng số 149/HĐ-DCT năm 2019.
Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu tại Thành phố Hồ Chí Minh
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 220- Tháng 9. 202070
beta, tiếp theo là nhân tố Chính sách xuất khẩu (0.338), GDP Việt Nam (0.230),
Dân số (0.185), Chất lượng hàng hóa (0.128), Tỷ giá hối đoái (0.096)... Từ đó chỉ
ra khoảng cách điạ lý, giá xuất khẩu có tác động tiêu cực tới hoạt động xuất khẩu;
và chất lượng hàng hoá, khoảng cách kinh tế, tỷ giá hối đoái, chính sách hỗ trợ xuất
khẩu, GDP của Việt Nam thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Kết quả này gợi ra những
hàm ý quan trọng về mặt chính sách nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của TP.
HCM.
Từ khóa: Hoạt động xuất nhập khẩu, nhân tố ảnh hưởng, mô hình hấp dẫn chuẩn tắc
1. Giới thiệu
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh
tế lớn nhất của cả nước và là thành phố/
tỉnh có giá trị xuất khẩu lớn nhất của Việt
Nam. Do đó, nghiên cứu về các nhân tố
ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu tại TP.
HCM là rất cần thiết. Còn tồn tại nhiều nút
thắt đối với DN xuất khẩu tại TP. HCM
như chi phí lao động tăng, chi phí logistics
cao, thủ tục hành chính rườm rà, kém linh
động (Sài Gòn đầu tư, 2019).
Qua kết quả phỏng vấn và khảo sát 200 DN
xuất khẩu tại địa bàn TP. HCM, với các
đối tượng khảo sát chủ yếu là chuyên viên
xuất nhập khẩu (chiếm 68,5% trên tổng số
phiếu điều tra), tiếp đến là cấp quản lý và
giám đốc chiếm tỷ lệ bằng nhau (13,5%)
và cuối cùng là chủ DN (chiếm 4,5% trên
tổng số) cho thấy các vấn đề làm hạn chế
tăng trưởng xuất nhập khẩu tại TP. HCM
(Bảng 1).
Bảng 1 cho thấy các DN xuất khẩu tại TP.
HCM gặp phải khá nhiều rủi ro, đặc biệt là
sự thiếu thông tin trong quá trình làm thủ
tục hải quan. Theo dữ liệu điều tra, việc
vướng mắc trong quá trình làm thủ tục hải
quan khiến cho các đơn hàng của DN xuất
khẩu gặp nhiều trở ngại, tốn chi phí mà
mất nhiều thời gian. Vấn đề này chiếm đến
97/200 phiếu điều tra DN (tỷ lệ 48,5%) cho
thấy đây là một trong những khó khăn hàng
đầu còn tồn đọng và chưa được giải quyết
triệt để. Mặc dù Cục Hải quan TP. HCM
đã bắt đầu triển khai hải quan điện tử từ
tháng 9/2018 nhưng tính đến nay các DN
vẫn còn nhiều bất cập trong việc ứng dụng
tờ khai điện tử này. Nguyên nhân là do hệ
Bảng 1. Các vấn đề thường gặp phải khi doanh nghiệp xuất khẩu tại TP. Hồ Chí Minh
Tiêu chí Số quan sát Tỷ trọng (%)
Chưa đủ điều kiện về chất lượng, nhãn mác, bảo quản sản phẩm 25 12,5
Mất thời gian làm thủ tục hải quan 97 48,5
Chi phí cao (kho bãi, vận chuyển, thủ tục, ) 23 11,5
Thiếu các giấy chứng nhận, kiểm định từ các bộ ngành 35 17,5
Vay vốn tín dụng xuất khẩu 13 6,5
Các vấn đề khác 7 3,5
Tổng cộng 200 100
Nguồn: Dữ liệu khảo sát của nhóm Tác giả (2019)
ĐỖ HỮU HẢI - TĂNG THỊ MINH NGUYỆT - BÙI HỒNG ĐĂNG - BÙI TẤN HÙNG
Số 220- Tháng 9. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 71
thống mạng hải quan vẫn chưa được liên
kết với các cơ quan quản lý nhà nước, bộ,
ngành... nên nhiều khâu vẫn phải kê khai
thủ công. Bên cạnh đó, mã hóa danh mục
hàng hóa vẫn chưa được cập nhật đầy đủ,
nên hệ thống vẫn chưa xử lý tự động, nhanh
chóng được. Về phía DN đã quen với việc
khai báo thủ công, nên khi khai báo tờ khai
điện tử vẫn còn thiếu sót thông tin và chưa
chính xác. Tiếp theo là vấn đề về thiếu các
giấy chứng nhận, giấy kiểm định từ các bộ,
ngành chiếm đến 17,5%, nguyên nhân chủ
yếu bởi vì các bộ, ngành, cơ quan kiểm soát
hàng hóa vẫn còn bị chồng chéo, dẫn đến
một mặt hàng phải chịu kiểm tra bởi hai
hay nhiều cơ quan cùng lúc, gây khó khăn
và chậm trễ cho DN. Kế tiếp là chưa đủ
điều kiện về chất lượng sản phẩm chiếm
khoảng 12,5% trên tổng số phiếu điều tra
do sai sót về các điều kiện bảo quản sản
phẩm hay bao bì, nhãn mác của nước nhập
khẩu. Bên cạnh đó là các khó khăn về chi
phí (chiếm 11,5%) và vốn tín dụng xuất
khẩu (6,5%). Cuối cùng là các vấn đề khác
như hệ thống giao thông nghèo nàn, thiếu
hỗ trợ pháp lý định hướng kinh doanh, bảo
hộ quyền sở hữu trí tuệ kém
Mục tiêu của bài viết này nhằm nghiên cứu
các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất
nhập khẩu của các DN xuất khẩu trên địa
bàn TP. HCM để tìm ra những hạn chế làm
cản trở hoạt động xuất nhập khẩu của các
DN, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao
hiệu quả xuất nhập khẩu.
2. Tổng quan, mô hình và giả thuyết
nghiên cứu
Mô hình lực hấp dẫn đã được nhiều tác giả
trong và ngoài nước sử dụng để trình bày
mối quan hệ thương mại song phương giữa
các quốc gia với nhau, các nhà kinh tế học
đầu tiên ứng dụng mô hình này là Tinbergen
(1962) và Poyhonen (1963) đã sử dụng để
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến dòng
chảy thương mại quốc tế. Sau đó đã có rất
nhiều nhà kinh tế học trong và ngoài nước
ứng dụng mô hình này trong nghiên cứu
của mình. Hans Linneman (1996) trong
bài nghiên cứu về “Dòng chảy thương mại
quốc tế” đã phân loại các yếu tố chi phối
thương mại thành ba biến: tổng nguồn cung
tiềm năng của một nước xuất khẩu trên thị
trường; tổng nhu cầu của một nước nhập
khẩu trên thị trường; và các yếu tố đại diện
cho “sức cản” đối với dòng chảy thương
mại giữa các quốc gia. Đào Ngọc Tiến
(2009) trong nghiên cứu về thương mại
quốc tế của Việt Nam đã kết luận rằng tốc
độ tăng trưởng GDP của Việt Nam, dân số
của các nước nhập khẩu, khoảng cách kinh
tế giữa Việt Nam và các nước nhập khẩu,
sự mất giá của đồng nội tệ, các hiệp định
thương mại tự do đã ảnh hưởng đến hoạt
động xuất khẩu Việt Nam. Bên cạnh đó,
các tác giả khác như Ngô Thị Mỹ (2016),
Mai Thị Cẩm Tú (2016), Trần Lan Hương
(2017) cũng đã cho ra các kết luận tương
tự dựa trên mô hình lực hấp dẫn ban đầu.
Hai nhà khoa học Tinbergen (1962) và
Poyhonen (1963) đã xây dựng phương
trình giá trị xuất khẩu của quốc gia xuất
khẩu (QGXK) A sang quốc gia nhập khẩu
(QGNK) B dựa vào mô hình lực hấp dẫn
giữa hai vật của nhà vật lý học Newton
(1687) cho thấy, hoạt động thương mại
giữa hai quốc gia chịu ảnh hưởng bởi
quy mô nền kinh tế (GDP hoặc GND) và
khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia, tuy
nhiên vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi cho
đến nghiên cứu của Bergstrand (1985) biểu
diễn dưới dạng phương trình như sau:
LogTrade
AB
= ꞵ
0
+ ꞵ
1
Log(GPD
A
)
+ ꞵ
2
Log(GPD
B
) - ꞵ
3
Log(D
AB
) +
Σ3
n=1
ꞵ
4
Log(A
AB
) + ε
Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu tại Thành phố Hồ Chí Minh
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 220- Tháng 9. 202072
Trong đó:
LogTrade
AB
: Khối lượng hoặc giá trị xuất
khẩu giữa hai QGXK A và QGNK B
GPD
A
: GDP của quốc gia A (GDP của
QGXK A phản ánh lượng cung xuất khẩu
hàng hóa của quốc gia A)
GPD
B
: GDP của quốc gia B (GDP của
QGNK B phản ánh lượng cầu nhập khẩu
hàng hóa của quốc gia B).
D
AB
: Khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia
A và B (liên quan đến chi phí vận chuyển
hàng hóa)
A
AB
: Nhóm các yếu tố hạn chế (Giá xuất
khẩu, khoảng cách về kinh tế, chất lượng
sản phẩm) hoặc thuận lợi (Dân số gộp
chung của 2 quốc gia, Tỷ giá hối đoái, Hiệp
định đối tác kinh tế, Chính sách hỗ trợ xuất
khẩu) trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa
giữa hai quốc gia A và B.
Từ nghiên cứu ban đầu, các nhà nghiên cứu
sau đó bổ sung thêm các biến giải thích
khác, đó là: Dân số, chính sách xuất khẩu,
khoảng cách địa lý, tương đồng về văn hóa
giữa các nước, cùng sử dụng chung ngôn
ngữ, cùng sử dụng chung loại tiền tệ, thành
viên của các tổ chức thương mại... Sử dụng
mô hình trọng lực để nghiên cứu về thương
mại quốc tế, các nhân tố chính ảnh hưởng
đến hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc
gia sẽ bao gồm: GDP, Dân số, Chất lượng
sản phẩm, Giá xuất khẩu, Khoảng cách về
kinh tế, Khoảng cách về địa lý, Tỷ giá hối
đoái, Chính sách hỗ trợ xuất khẩu, Việc
tham gia các khu mậu dịch tự do (APEC)
và tổ chức quốc tế (WTO) Kế thừa mô
hình lực hấp dẫn và áp dụng cho mô hình
hồi quy tuyến tính (OLS) cho nghiên cứu,
tác giả giới hạn phân tích các nhân tố ảnh
hưởng tới hoạt động xuất khẩu của DN trên
địa bàn TP HCM. Theo đó, các giả thuyết
được đưa ra đối với các biến như sau:
Biến phụ thuộc: Hoạt động xuất khẩu của
DN trên địa bàn TP. HCM.
Biến độc lập:
H1: GDP của Việt Nam có tác động tích
cực tới hoạt động xuất khẩu của TP. HCM.
Theo luật cầu cho rằng, các nhân tố khác
không đổi, đối với hàng hóa thông thường
khi mức thu nhập hoặc mức thu nhập bình
quân tăng thì lượng cầu tiêu dùng tăng và
ngược lại. Do đó, khi GDP trong nước tăng
sẽ làm cầu trong nước tăng, nên giá trị sản
xuất trong nước sẽ tăng, dẫn đến lượng
cung hàng hóa tăng cao làm dư thừa hàng
hóa, qua đó kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng.
Tuy nhiên, một số tác giả nghiên cứu và
cho kết quả, GDP nước xuất khẩu tác động
ngược chiều với kim ngạch xuất khẩu hàng
hóa. Dựa vào bối cảnh nghiên cứu, tác giả
tiến hành nghiên cứu theo hướng GDP
nước xuất khẩu tác động cùng chiều với
kim ngạch xuất khẩu theo như các nghiên
cứu thực nghiệm đã chỉ ra của M. Sevela
(2002), Wei và các cộng sự (2012), Trần
Lan Hương (2017)...
H2: Dân số gộp chung của Việt Nam và
quốc gia nhập khẩu có tác động tích cực
đến hoạt động xuất khẩu của TP. HCM.
Khi dân số tăng thì quy mô nguồn lao động
tăng dẫn đến tăng khả năng sản xuất và
tăng lượng hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, ở
một góc độ khác, khi dân số tăng nhanh thể
hiện lượng cầu hàng hóa trong nước tăng,
dẫn đến không còn dư thừa hàng hóa, các
DN không cần phải cạnh tranh đưa hàng
hóa sang nước ngoài nữa, từ đó kìm hãm
sự phát triển của hoạt động xuất khẩu. Xét
thấy sự mâu thuẫn giữa các nghiên cứu
ĐỖ HỮU HẢI - TĂNG THỊ MINH NGUYỆT - BÙI HỒNG ĐĂNG - BÙI TẤN HÙNG
Số 220- Tháng 9. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 73
trước đây và sự giống nhau giữa xu hướng
tác động của biến dân số lên nước nhập
khẩu và xuất khẩu, áp dụng cho bối cảnh
nghiên cứu tại TP. HCM, tác giả kế thừa
kết quả nghiên cứu của Wei và các cộng
sự (2012), Trần Nhuận Kiên và Ngô Thị
Mỹ (2015) với quan điểm dân số gộp chung
của cả hai quốc gia có tác động tích cực đến
kim ngạch xuất khẩu.
H3: Chất lượng sản phẩm có tác động tích
cực đến hoạt động xuất khẩu của TP. HCM.
Trong hoạt động xuất khẩu, chất lượng mặt
hàng xuất khẩu thường bị chi phối bởi các
nhân tố: chênh lệch về trình độ công nghệ,
thị hiếu tiêu dùng của khách hàng ở từng
khu vực địa lý khác nhau, tiêu chuẩn chất
lượng của sản phẩm Việc tạo ra một sản
phẩm có chất lượng cao, độc đáo và phù
hợp với thị hiếu tiêu dùng của người tiêu
dùng ở mỗi vùng địa lý khác nhau, đạt tiêu
chuẩn quốc tế và có dịch vụ đi kèm tốt sẽ
tạo ra một lợi thế cạnh tranh cho DN khi
tiến hành hoạt động xuất khẩu (Trần Lan
Hương, 2017).
H4: Giá xuất khẩu trong nước tác động
tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu của TP.
HCM. Trên thế giới có nhiều quốc gia cùng
xuất khẩu một loại hàng hóa như nhau,
thông thường quốc gia nhập khẩu sẽ lựa
chọn quốc gia xuất khẩu nào có giá cả thấp
nhất (Mai Thị Cẩm Tú, 2016).
H5: Khoảng cách địa lý có tác động tiêu
cực đến hoạt động xuất khẩu của TP.
HCM. Khoảng cách giữa các nước càng lớn
sẽ làm tăng chi phí vận chuyển, thời gian
giao hàng cũng như ảnh hưởng lớn đến chất
lượng của sản phẩm. Do đó các nước hay
chú trọng đến giao lưu thương mại đối với
các nước có cùng đường biên giới hay các
nước trong cùng khu vực với nhau, theo đó
khoảng cách địa lý có tác động ngược chiều
đến hoạt động xuất khẩu của một quốc gia
(Võ Văn Dứt, 2016).
H6: Khoảng cách kinh tế có tác động tích
cực đến hoạt động hoạt động xuất khẩu của
TP. HCM. Đây là khoảng cách về thu nhập
bình quân đầu người giữa hai nước có mối
quan hệ thương mại với nhau. Các quốc gia
phát triển chủ yếu tập trung phát triển các
công nghệ hiện đại và chuyển giao công
nghệ sang các nước đang phát triển để sản
xuất và nhập sản phẩm hoàn chỉnh trở lại
để phân phối (Võ Văn Dứt, 2016), vì chi
phí sản xuất tại các nước đang phát triển có
giá rẻ hơn. Bên cạnh đó, các quốc gia phát
triển thường có xu hướng quan hệ thương
mại với những quốc gia có nền kinh tế
tương đồng mình để phân phối những sản
phẩm công nghệ cao, giúp duy trì được lợi
thế cạnh tranh của mình.
H7: Tỷ giá hối đoái thực giữa Việt Nam và
nước đối tác có tác động tích cực đến hoạt
động xuất khẩu của TP. HCM. Tỷ giá hối
đoái tác động cùng chiều với hoạt động xuất
khẩu, nếu tỷ giá hối đoái thực tăng sẽ làm
cho xuất khẩu hàng hóa trong nước tăng,
nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài giảm và
ngược lại. Thực tế khi đồng nội tệ của một
quốc gia giảm so với các ngoại tệ khác tức
là giá cả của hàng hóa xuất khẩu tính theo
ngoại tệ sẽ giảm (Trần Nhuận Kiên và Ngô
Thị Mỹ, 2015), do đó lợi thế sẽ thuộc về
nước xuất khẩu do giá nguyên vật liệu đầu
vào thấp hơn, chi phí nhân công rẻ hơn làm
cho giá thành sản phẩm rẻ hơn, điều này đã
tạo điều kiện thuận lợi cho các nước xuất
khẩu tăng nhanh được các mặt hàng xuất
khẩu của mình.
H8: Chính sách xuất khẩu của Nhà nước có
tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu
của TP. HCM. Trong nền kinh tế hiện đại,
vai trò của Nhà nước là rất quan trọng trong
Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu tại Thành phố Hồ Chí Minh
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 220- Tháng 9. 202074
việc giúp tăng cung hàng xuất khẩu thông
qua các chính sách hỗ trợ sản xuất và xuất
khẩu.
H9: Các hiệp định đối tác kinh tế có tác
động tích cực đến hoạt động xuất khẩu
của TP. HCM. Nghiên cứu lý thuyết của
mô hình lực hấp dẫn thương mại quốc tế và
nghiên cứu thực nghiệm của Konstantinos
và cộng sự (2010) cũng đã chỉ ra vai trò của
các hiệp định đa phương, song phương đối
với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng
hóa giữa hai hay nhiều quốc gia với nhau.
3. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính
và định lượng được kế thừa từ các nghiên
cứu trước đây, với bản câu hỏi được xây
dựng bằng cách phỏng vấn (nhằm xác định
các nhân tố) và phiếu điều tra dựa trên sử
dụng các thang đo Likert từ 1 đến 5 (từ rất
không cải thiện đến rất cải thiện) nhằm kiểm
định các nhân tố và đánh giá mức độ ảnh
hưởng). Cụ thể, đối tượng điều tra thông
qua phỏng vấn các chuyên gia và phỏng
vấn trực tiếp đối với các chủ DN, quản lý,
chuyên viên XNK của 260 DN (mỗi DN
1 phiếu) có hoạt động XNK tại TP. HCM
trong thời gian từ tháng 4/2019 đến tháng
12/2019. Sau khi loại trừ các bản câu hỏi
không hợp lệ (những bản có cùng một câu
trả lời giống nhau cho phần lớn các câu
hỏi) để làm sạch dữ liệu, cuối cùng chúng
tôi thu được 200 bản hợp lệ trong tổng số
260 bản thu được từ người trả lời. Câu hỏi
phòng vấn và câu hỏi trên phiếu khảo sát
được thiết kế nhằm đưa ra các kết quả về
các nhân tố được chọn nghiên cứu, gồm:
thông tin cá nhân; trình độ; loại hình DN
xuất khẩu hay nhập khẩu; và các câu hỏi
đánh giá các nhân tố như Bảng 2 Ngoài
ra kết quả thu được từ khảo sát, nhóm tác
giả còn sử dụng thông tin từ dữ liệu thứ cấp
qua các số liệu, báo cáo, tài nguyên có sẵn
được thu thập từ Tổng cục Hải quan Việt
Nam, Cục Hải Quan TP. HCM, Niên giám
Thống kê của Tổng cục Thống kê Việt
Nam, Biểu thuế Xuất Nhập khẩu.
Để đánh giá chất lượng thang đo và kiểm
định các giả thuyết nghiên cứu, phân tích
hồi quy được thực hiện trên phần mềm
SPSS (phiên bản 23). Tác giả đã áp dụng
mô hình hồi quy tuyến tính (OLS) với các
biến độc lập và biến phụ thuộc được đưa
vào nghiên cứu, mà ở đó có các thang đo/
các biến được sử dụng có thể đảo chiều cho
phù hợp với mục đích nghiên cứu. Kỹ thuật
này phù hợp với bản chất khám phá của
nghiên cứu.
4. Kết quả nghiên cứu
Trước khi tiến hành phân tích hồi quy tác
giả chạy kết quả phân tích Cronbach Alpha
trên 9 thang đo với 40 biến quan sát nhằm
tìm ra hệ số tương quan giữa các biến và hệ
số tương quan giữa tổng điểm và các biến
cho một tập hợp các biến quan sát; giữ lại
các biến có sự tương quan mạnh với tổng
số điểm đồng thời loại bỏ các biến không
đảm bảo độ tin cậy trong thang đo và thang
đo được chấp nhận khi có độ tin cậy alpha
từ 0,6 trở lên (Đỗ Hữu Hải, 2015). Kết quả
kiểm định độ tin cậy của thang đo- hệ số
Cronbach Alpha đều đạt giá trị cao với tất
cả thang đo, cụ thể: GDPVN (= 0,888);
DS (= 0,935); CLHH (= 0,621); GXK (=
0,846); KCDL (= 0,841); KCKT (= 0,758);
TGHD (= 0,825); CSXK (= 0,725); HDDT
(= 0,914). Giá trị kiểm định Kaiser-Meyer-
Olkin (KMO) là 0,824 và phương sai tích
lũy giải thích 75,99% tổng phương sai.
Theo đó, ta có mô hình đánh giá các nhân
tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu tại
TP. HCM (Sơ đồ 1).
ĐỖ HỮU HẢI - TĂNG THỊ MINH NGUYỆT - BÙI HỒNG ĐĂNG - BÙI TẤN HÙNG
Số 220- Tháng 9. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 75
Trong bài nghiên cứu, nhóm tác giả sử
dụng phương pháp định lượng thông qua
mô hình lực hấp dẫn để đo lường sự tác
động của các nhân tố đến hoạt động xuất
nhập khấu của Việt Nam. Vì mô hình lực
hấp dẫn có ưu điểm là có thể xem xét đồng
thời các nhân tố ảnh hưởng đến cung (của
QGXK), các nhân tố ảnh hưởng đến cầu
Bảng 2. Diễn giải các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu
Khái niệm Tên biến quan sát Thang đo Nguồn tham khảo
Chất lượng
hàng hóa
(CLHH)
Q31_1: Sử dụng quá nhiều chất bảo
quản hóa học Likert 1-5
Wei và Cộng sự (2012);
Trần Nhuận Kiên và Ngô
Thị Mỹ (2016);
Q31_2:Thiếu các cơ sở bảo quản sản
phẩm Likert 1-5
Q31_3: Sức mua hàng hóa của nước
nhập khẩu tăng Likert 1-5
Q31_4: Thiếu tiếp cận đầu vào cho sản
xuất Likert 1-5
Q31_5: Thực hiện đúng quy định về chất
lượng hàng hóa Likert 1-5
Giá xuất
khẩu (GXK)
Q31_6: Giảm giá nguyên vật liệu đầu vào Likert 1-5 Haleem & Cộng sự
(2005); Võ Văn Dứt
(2016); Wei và các cộng
sự (2012); Mai Thị Cẩm
Tú (2016); Trần Lan
Hương (2017)
Q31_7: Giảm thuế nhập khẩu hàng hóa Likert 1-5
Q31_8: Chi phí vận chuyển và lưu kho
cao Likert 1-5
Khoảng cách
địa lý (KCDL)
Q31_9: Ảnh hưởng đến thời gian bảo
quản sản phẩm Likert 1-5
Võ Văn Dứt (2016); Wei
và các cộng sự (2012);
Mai Thị Cẩm Tú (2016);
Trần Lan Hương (2017)
Q31_10: Vận chuyển qua đường hàng
không hạn chế hoặc chi phí rất đắt Likert 1-5
Q31_11: Hệ thống giao thông đường bộ
hạn chế Likert 1-5
Q31_12: Chi phí nhập khẩu nguyên liệu
sản xuất cao Likert 1-5
Q31_13: Rắc rối với bên thứ ba trong
quá cảnh hàng hóa Likert 1-5
Khoảng
cách kinh tế
(KCKT)
Q31_14: Hạn chế trình độ áp dụng công
nghệ Likert 1-5
Võ Văn Dứt (2016); Mai
Thị Cẩm Tú (2016); Trần
Lan Hương (2017); Trần
Nhuận Kiên và Ngô Thị
Mỹ (2015)
Q31_15: Tiếp cận thông tin yếu, không
có điểm giải đáp thắc mắc Likert 1-5
Q31_16: Thu nhập bình quân đầu người
tăng Likert 1-5
Q31_17: Khác biệt về văn hóa tiêu dung Likert 1-5
Q31_18: Thiếu các thủ tục điện tử Likert 1-5
Tỷ giá hối
đoái (TGHD)
Q31_19: Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Likert 1-5 Haleem & Cộng sự
(2005); Võ Văn Dứt
(2016); Wei và các cộng
sự (2012); Mai Thị Cẩm
Tú (2016); Trần Lan
Hương (2017)
Q31_20: Có sự can thiệp của chính phủ
vào đồng nội tệ Likert 1-5
Q31_21: Các khoản tài trợ vốn xuất khẩu
từ chính phủ Likert 1-5
Q31_22: Lãi suất tín dụng xuất khẩu cao Likert 1-5
Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu tại Thành phố Hồ Chí Minh
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 220- Tháng 9. 202076
(của QGNK) và các nhân tố gây cản trở
thương mại giữa hai quốc gia. Bằng việc
áp dụng phương pháp hồi quy tuyến tính để
phân tích mối quan hệ giữa biến phụ thuộc
Y (Biến phụ thuộc): các nhân tố ảnh hưởng
đến hoạt động xuất nhập khẩu và X (Biến
độc lập): tác giả đưa ra dự đoán những nhân
tố có thể tác động đến biến phụ thuộc Y, từ
đó tiến hành ước lượng tác động của từng
nhân tố đến biến Y.
Do các thang đo đều đảm bảo độ tin cậy với
hệ số Cronbach Alpha cao nên tác giả tiến
hành phân tích hồi quy. Kết quả ở Bảng 3
cho thấy trị số thống kê F được tính từ R
bình phương của mô hình với mức ý nghĩa
Khái niệm Tên biến quan sát Thang đo Nguồn tham khảo
Chính sách
xuất khẩu
(CSXK)
Q31_23: Thực thi pháp luật không hiệu
quả, ví dụ giải quyết tranh chấp hoặc
thực thi hợp đồng
Likert 1-5
Haleem & Cộng sự
(2005); Wei và các cộng
sự (2012); Mai Thị Cẩm
Tú (2016); Trần Lan
Hương (2017)
Q31_24: Thiếu các phòng kiểm định
được công nhận Likert 1-5
Q31_25: Tham nhũng, ví dụ hối lộ Likert 1-5
Q31_26: Cơ chế thông quan phức tạp, ví
dụ trong hải quan Likert 1-5
Hiệp định
đối tác
(HDDT)
Q31_27: Sức ép cạnh tranh do hội nhập
kinh tế mang lại Likert 1-5
Haleem & Cộng sự
(2005); Wei và các cộng
sự (2012); Mai Thị Cẩm
Tú (2016); Trần Lan
Hương (2017)
Q31_28: Cơ hội mở rộng thị trường xuất
khẩu Likert 1-5
Q31_29: Giảm bớt sức cạnh tranh từ thị
trường quốc tế Likert 1-5
Q31_30: Hạn chế hoặc thiếu tiếp cận với
các dịch vụ tài trợ thương mại Likert 1-5
Q31_31: Giảm thuế nhập khẩu hàng hóa Likert 1-5
GDP (GDP)
Q31_32: Thu nhập của người dân Likert 1-5
Haleem & Cộng sự
(2005); Wei và các cộng
sự (2012); Mai Thị Cẩm
Tú (2016); Trần Lan
Hương (2017)
Q31_33: Mức chi tiêu cải thiện Likert 1-5
Q31_34: Giá trị xuất khẩu lớn hơn nhập
khẩu Likert 1-5
Q31_35: Sức mua hàng hóa của nước
nhập khẩu tăng Likert 1-5
Dân số (DS)
Q31_36: Nguồn cầu hàng hóa tăng Likert 1-5
Haleem & Cộng sự
(2005); Wei và các cộng
sự (2012); Mai Thị Cẩm
Tú (2016); Trần Lan
Hương (2017)
Q31_37: Nguồn lao động giá rẻ Likert 1-5
Q31_38: Nguồn lao động trẻ chất lượng Likert 1-5
Q31_39: Năng suất lao động tăng Likert 1-5
Q31_40: Quy mô sản xuất tăng Likert 1-5
Hoạt động
xuất khẩu
(HDXK)
Q31_41: Môi trường kinh doanh Likert 1-5
Nhóm tác giả đề xuất
Q31_42: Tuân thủ xã hội và đạo đức Likert 1-5
Q31_43: Các vấn đề môi trường Likert 1-5
Q31_44: Các khía cạnh khác về bền
vững Likert 1-5
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp và đề xuất
ĐỖ HỮU HẢI - TĂNG THỊ MINH NGUYỆT - BÙI HỒNG ĐĂNG - BÙI TẤN HÙNG
Số 220- Tháng 9. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 77
quan sát rất nhỏ (sig = 0) cho thấy mô hình
hồi quy tuyến tính bội phù hợp với tập dữ
liệu và có thể sử dụng được. Phương pháp
Enter được sử dụng để phân tích hồi quy
các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất
nhập khẩu tại TP. HCM với 9 nhân tố của
thang đo được đưa vào phân tích. Hệ số xác
định hiệu chỉnh (Adjusted R square) được
dùng để đánh giá độ phù hợp của mô hình.
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sẽ sử
dụng hiệu chỉnh để đánh giá mức độ phù
hợp của mô hình vì sẽ tăng khi đưa thêm
biến độc lập vào mô hình, còn hiệu chỉnh sẽ
không thổi phồng mức độ phù hợp của mô
hình khi đưa thêm biến độc lập vào,hiệu
chỉnh càng lớn thì độ phù hợp của mô hình
càng cao.
Kết quả hồi quy cho thấy,đã hiệu chỉnh
bằng 0,884 (mô hình giải thích được 88,4%
sự thay đổi của biến hoạt động xuất nhập
khẩu). Nhìn vào kết quả ta kết luận rằng:
Mô hình hồi quy là phù hợp và các hệ số
hồi quy có ý nghĩa thống kê (Bảng 4).
Để xác định tầm quan trọng của các nhân
Hoạt động
xuất khẩu
tại TP.
HCM
Khoảng cách về địa lý có tác động tiêu cực tới hoạt
động xuất khẩu
Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam có thể tác động tích
cực đến hoạt động xuất khẩu
Chính sách hỗ trợ XK của VN tác động tích cực lên hoạt
động XK
Khoảng cách về kinh tế có tác động tích cực đến hoạt
xuất khẩu
Tỷ giá hối đoái thực giữa QGXK và QGNK tác động tích
cực đến hoạt động XK
Giá xuất khẩu trong nước tác động tiêu cực đến hoạt
động xuất khẩu Nam
Chất lượng hàng hóa xuất khẩu có tác động tích cực với
hoạt động xuất khẩu của Việt Nam
Dân số gộp chung của 2 quốc gia có tác động cùng chiều
với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam
GDP của Việt Nam tác động cùng chiều với hoạt động
xuất khẩu
Sơ đồ 1. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu tại TP. HCM
Nguồn: Kết quả nghiên cứu từ kiểm định các nhân tố
Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu tại Thành phố Hồ Chí Minh
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 220- Tháng 9. 202078
tố GXK, CLHH, KCDL, KCKT, TGHD,
CSXK, HDDT, GDPVN, DS đến hoạt
động xuất khẩu của các DN tại TP. HCM,
căn cứ vào hệ số Beta. Nếu trị số tuyệt đối
của hệ số Beta của nhân tố nào càng lớn
thì nhân tố đó càng ảnh hưởng đến hoạt
động xuất khẩu của DN tại TP. HCM. Nhìn
vào phương trình (1), ta dễ dàng nhận thấy
nhân tố Khoảng cách kinh tế ảnh hưởng
mạnh nhất đến hoạt động xuất khẩu của
DN tại TP. HCM vì beta bằng 0,364 lớn
nhất trong các hệ số beta, tiếp theo là nhân
tố Chính sách xuất khẩu (0.338), GDP Việt
Nam (0.230), Dân số (0.185), Chất lượng
hàng hóa (0.128), Tỷ giá hối đoái (0.096),
Giá xuất khẩu (-0.008), Khoảng cách địa
lý (-0.064), và ảnh hưởng ít nhất là nhân tố
Hiệp định đối tác với hệ số beta là (-0.282).
Qua đó, phương trình hồi quy đối với các
biến đã được chuẩn hóa được lấy từ bảng
Ý nghĩa các hệ số hồi quy riêng phần trong
mô hình- Coefficientsa có dạng như sau:
HDXK = 0,076 - 0,008 GXK + 0,128
CLHH - 0,064 KCDL + 0,364 KCKT
+ 0,096 TGHD + 0,338 CSXK – 0,282
HDDT + 0,23 GDPVN + 0,185 DS (1)
Bảng 3. Tổng hợp chỉ số phân tích hồi quy bội bộ thang đo
Model Summary
Model R R Square Adjusted R Square
Std. Error of
the Estimate
Change Statistics
R
Square
Change
F
Change df1 df2
Sig. F
Change
1 .943a .889 .884 .14584 .889 169.277 9 190 0.000
a. Predictors: (Constant), DS, GDPVN, CSXK, KCKT, GXK, TGHD, CLHH, KCDL, HDDT
b. Dependent Variable: HDXK
Nguồn: Nhóm tác giả thực hiện
Bảng 4. Kết quả hồi quy mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của
doanh nghiệp tại TP. HCM
Coefficientsa
Model
B
Unstandardized
Coefficients
Standardized
Coefficients t Sig.
Collinearity
Statistics
Std. Error Beta Tolerance VIF
1
(Constant) .076 .118 .644 .521
GXK -.008 .030 -.010 -.254 .800 .345 2.897
CLHH .128 .032 .186 4.054 .000 .277 3.605
KCDL -.064 .042 -.092 -1.531 .127 .161 6.229
KCKT .364 .034 .530 10.677 .000 .237 4.218
TGHD .096 .036 .139 2.670 .008 .215 4.659
CSXK .338 .028 .473 12.015 .000 .377 2.652
HDDT -.282 .101 -.316 -2.798 .006 .046 21.823
GDPVN .230 .059 .277 3.911 .000 .116 8.584
DS .185 .056 .205 3.313 .001 .153 6.557
a. Dependent Variable: HDXK
Nguồn: Nhóm tác giả thực hiện
ĐỖ HỮU HẢI - TĂNG THỊ MINH NGUYỆT - BÙI HỒNG ĐĂNG - BÙI TẤN HÙNG
Số 220- Tháng 9. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 79
5. Khuyến nghị giải pháp đẩy mạnh
hoạt động xuất khẩu tại Thành phố Hồ
Chí Minh
Nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu,
TP. Hồ Chí Minh cần xác định các nhóm
ngành, sản phẩm xuất khẩu có lợi thế cạnh
tranh của Thành phố và đề xuất chiến lược,
hệ thống giải pháp ngắn hạn- trung hạn- dài
hạn để phát triển xuất khẩu bền vững. Dựa
trên những mục tiêu trên và từ kết quả hồi
qui xác định mức độ ảnh hưởng của 9 nhân
tố, nhóm tác giả đưa ra một số giải pháp
như sau:
Một là, khoảng cách kinh tế, Nhà nước kết
hợp với DN cần ứng dụng mạnh mẽ công
nghệ thông tin vào hoạt động thương mại,
hướng đến môi trường hải quan điện tử phi
giấy tờ, đẩy mạnh việc trang bị và nâng cao
hiệu quả sử dụng các trang thiết bị công
nghệ hiện đại trong công tác kiểm tra, giám
sát quá trình thông quan. Bên cạnh đó, các
DN cũng nên chủ động tìm hiểu, xây dựng
đội ngũ nhân viên có trình độ, thành thạo
ứng dụng công nghệ thông tin vào công
việc để tạo điều kiện thuận lợi trong khai
báo, thông quan hàng hóa, qua đó giúp
giảm thời gian và chi phí cho DN.
Hai là, đối với chính sách xuất khẩu, Nhà
nước nên tạo dựng môi trường pháp lí
khuyến khích phát triển sản xuất, thúc đẩy
cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh giữa
các DN. Điều chỉnh chính sách liên quan
trực tiếp đến xuất khẩu như chính sách thuế
xuất nhập khẩu, chính sách quản lý xuất
nhập khẩu theo hướng khuyến khích phát
triển các ngành sản xuất mà Việt Nam có
lợi thế so sánh. Từng bước nâng cao hiệu
quả xuất nhập khẩu thông qua việc hoàn
thiện toàn bộ hệ thống thuế, phí theo hướng
thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu.
Bên cạnh đó Nhà nước cũng nên thiết lập
chặt chẽ cơ chế trao đổi thông tin nội bộ và
trao đổi giữa các cơ quan, cần tăng cường
kiểm soát, quản lý đối với các cán bộ có
thẩm quyền tại cửa khẩu (Trần Viết Long,
2017), tạo điều kiện thuận lợi để các cơ chế
được thực thi, làm rõ thẩm quyền của từng
bộ phận để các cán bộ có trách nhiệm với vị
trí của mình, cần có cơ chế công nhận đánh
giá kết quả để hoạt động xuất nhập khẩu
được thông thoáng, hạn chế được các bất
cập trong công tác quản lý.
Ba là, DN cần chủ động đẩy mạnh tiến
trình hội nhập kinh tế thế giới thông qua
các hiệp định đối tác kinh tế. Tính đến nay,
Việt Nam đã xây dựng khuôn khổ thương
mại tự do với gần 60 nước (chiếm 59%
dân số, 61% GDP và 68% thương mại thế
giới) thông qua 16 hiệp định thương mại
tự do (FTA), bao gồm cả các FTA thế hệ
mới như Hiệp định đối tác toàn diện và
tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP),
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- EU
(EVFTA) (Bùi Thanh Sơn, 2020), theo đó
các DN cần tiếp tục nâng cao toàn diện
năng lực thực thi các cam kết hội nhập kinh
tế quốc tế.
Bốn là, các doanh nghiệp cần nâng cao khả
năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu bằng
cách giảm giá xuất khẩu hàng hóa nhưng
vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm
đạt yêu cầu của nước nhập khẩu thông qua
giảm chi phí sản xuất, chi phí đầu vào,
chi phí trung gian và các chi phí khác cho
DN Bên cạnh đó DN cũng nên chủ động
tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào giá rẻ
trong nước thay cho các nguyên liệu phải
nhập khẩu. Việc tập trung giảm chi phí sản
xuất của DN cũng cần song song với việc
tăng chất lượng hàng hóa, thông qua đầu
tư nghiên cứu thị trường và phát triển công
nghệ chế biến hiện đại cũng như ưu tiên
đáp ứng đủ các yêu cầu về chất lượng hàng
Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu tại Thành phố Hồ Chí Minh
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 220- Tháng 9. 202080
hóa của nước nhập khẩu, nâng cao năng lực
cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
6. Kết luận và hạn chế của nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng mô hình lực hấp
dẫn trong thương mại để phát triển các giả
thuyết về sự ảnh hưởng của các nhân tố đến
hoạt động xuất khẩu tại TP. HCM. Kết quả
hồi quy từ dữ liệu khảo sát trên 200 DN
xuất khẩu tại TP. HCM cho thấy các nhân
tố khoảng cách kinh tế, chính sách xuất
khẩu, GDP Việt Nam, dân số, chất lượng
hàng hóa, tỷ giá hối đoái có tác động tích
cực với hoạt động xuất khẩu của các DN.
Bên cạnh đó nhân tố giá xuất khẩu, hiệp
định đối tác, khoảng cách địa lý có tác động
tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu của DN
xuất khẩu trên địa bàn TP. HCM. Kết quả
này phù hợp với cơ sở lý thuyết về lực hấp
dẫn trong thương mại, điều này cho thấy
rằng để nâng cao hiệu quả xuất khẩu thì
các DN cần tập trung nâng cao trình độ sản
xuất, ứng dụng công nghệ vào hoạt động
sản xuất, kinh doanh để nâng cao năng lực
cạnh tranh trên thị trường quốc tế và đảm
bảo đáp ứng được các yêu cầu đặt ra về chất
lượng sản phẩm xuất khẩu của các nước đối
tác. Hơn nữa, Nhà nước cũng cần tạo dựng
một môi trường pháp lý lành mạnh, có các
chính sách thúc đẩy hỗ trợ, tạo điều kiện
cho các DN xuất nhập khẩu tại TP. HCM.
Tài liệu tham khảo
1. Bùi Thanh Sơn (2020). “Triển khai các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trong giai đoạn hội nhập kinh tế
quốc tế sâu rộng và toàn diện”. Tạp Chí Cộng Sản.
2. Bergstrand, J.H. (1985). “The gravity equation in international trade: some microeconomic foundations and
empirical evidence”. The Review of Economics and Statistics. 474-481.
3. Cổng thông tin điện tử TP. HCM (2019), Quy mô nền kinh tế TP. HCM cán mốc 57 tỷ USD. Truy cập 5.01.2019, từ
4. Doãn Công Khánh. (2019). Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các mặt hàng xuất khẩu chủ lực: Thực tiễn và Giải
pháp. Truy cập 31.12.2019, từ
ang/-/2018/815790/nang-cao-nang-luc-canh-tranh-cho-cac-mat-hang-xuat-khau-chu-luc--thuc-tien-va-giai-phap.aspx
5. Đào Ngọc Tiến (2009). “Các nhân tố ảnh hưởng đến luồng xuất khẩu của Việt Nam và hàm ý chính sách trong bối
cảnh khủng hoảng toàn cầu”, Hội thảo Nghiên cứu về chính sách thương mại quốc tế, Trường Đại học Ngoại Thương.
7-10.
6. Konstantinos, Kepaptsoglou (2010). “The gravity model specification for modeling international trade flows and
free trade agreement effects: a 10-year review of empirical studies”. The open economics journal.
7. Linnermann H. (1966). “An Econometric Study of International Trade Flows”. Amsterdam, North-Holland.
8. Mai Thị cẩm Tú (2016), Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại
học Kinh tế- Luật TP. HCM.
9. Poyhonen, P. (1963). “A Tentative Model for the Volume of Trade between Countries”, Weltwirtschaftliches Archiv
90, 93-99.
10. Sevela M. (2002). “Gravity type model of Czech agricultural export”. Agriculltural Economics. 463-465.
11. Sài Gòn đầu tư (2019), TP. HCM tìm giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu. Truy cập 21.10.2019, từ https://finance.tvsi.
com.vn/news/detailNews?newsId=500837
12. Tinbergen (1962), “Shaping the World Economy”, The Twentieth Century Fund, New York. 271.
13. Trần Nhuận Kiên, Ngô Thị Mỹ (2015). “Các yếu tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam: Phân
tích bằng mô hình trọng lực”. Tạp chí những vấn đề Kinh tế & Chính trị thế giới. 47-50.
14. Trần Lan Hương, (2017), Các yếu tố quyết định xuất khẩu sản phẩm Việt Nam, cho các thành viên ASEAN, Luận
án Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.
15. Trần Viết Long (2017). “Một số vướng mắc về thẩm quyền kiểm soát hàng hóa nhập khẩu qua biên giới và một số
giải pháp”. Tạp chí Pháp Luật và Thực Tiễn. 54-57.
16. Võ Văn Dứt (2016). “Mối quan hệ giữa khoảng cách kinh tế, khoảng cách địa lý và xuất khẩu của công ty con tại
Việt Nam”. Tạp chí Kinh tế và Kinh doanh. 48-56.
17. Wei G, Huang J. and Yang J. (2012). “The impacts of food safety standards on China ‟tea export”’. China
Economic Review.
xem tiếp trang 37
TRƯƠNG ĐÔNG LỘC
37Số 220- Tháng 9. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
5. Crowder, W.J. và Hoffman, D.L., 1996. The long-run relationship between nominal interest rates and inflation: the
Fisher equation revisited. Journal of Money, Credit and Banking, 28(1), 102-118.
6. Evans, M. and Lewis, K., 1995. Do expected shifts in inflation affect estimates of the long-run Fisher relations?
Journal of Finance, 50, 225-253.
7. Engle, R. F. và Granger, C. W. J., 1987. Granger co-integration and error correction: representation, estimation,
and testing. Econometrica, 55(2), 251-276.
8. Fisher, I., 1930. The theory of interest, as determined by impatience to spend income and opportunity to invest it.
NewYork: Macmillan.
9. Gregory, A. W. và Hansen, B. E., 1996. Residual-based tests for cointegration in models with regime shifts. Journal
of Econometrics, 70, 99–126.
10. Maghyereh, A. và Al-Zoubi, H., 2006. Does fisher effect apply in developing countries: Evidence from a nonlinear
cotrending test applied to Argentina, Brazil, Malysia, Mexico, Korea and Turkey. Applied Econometrics and
International Development, 6(2), 31-46.
11. Mishkin, F. S., 1992. Is the Fisher effect for real?: A reexamination of the relationship between inflation and
interest rates. Journal of Monetary Economics, 30(2), 195-215.
12. Nusair, S. A., 2008. Testing for the Fisher hypothesis under regime shifts: an application to Asian countries.
International Economic Journal, 22(2), 273-284.
13. Payne, J. E. và Ewing, B. T., 1997. Evidence from lesser developed countries on the Fisher hypothesis: a
cointegration analysis. Applied Economic Letters, 4, 683-687.
14. Pesaran, M. H., Shin, Y. và Smith, R. J., 2001. Bounds testing approaches to the analysis of level relationships.
Journal of Applied Econometrics , 16(3), 289-326.
15. Thornton, J., 1996. The adjustment of nominal interest rates in Mexico: A study of the Fisher effect. Applied
Economics Letters, 3, 255-257.
Từ kết quả trên cũng cho thấy một số hạn
chế của nghiên cứu. Đây là nghiên cứu
khám phá với bối cạnh tại TP. HCM cũng
như hạn chế về kinh phí nên qui mô mẫu
bị hạn chế, do đó nhóm tác giả chưa đưa
ra được tất cả các nhân tố ảnh hưởng đến
hoạt động xuất khẩu hàng hóa, bên cạnh đó
các nhân tố chỉ được phân tích độc lập mà
chưa đánh giá đươc sự tác động tương quan
trong nghiên cứu. Ngoài ra, các giải pháp
được đưa ra mới chỉ dừng lại ở khía cạnh
nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN
xuất nhập khẩu chứ chưa đưa ra được các
giải pháp cụ thể giúp nâng cao giá trị xuất
khẩu tại TP. HCM. Nhóm tác giả hi vọng
một số hạn chế này sẽ được khắc phục ở
những nghiên cứu tiếp theo ■
tiếp theo trang 80
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_nhan_to_anh_huong_den_hoat_dong_xuat_khau_tai_thanh_pho.pdf