Thực hiện chăm sóc khách hàng tốt không
chỉ có xây dựng kế hoạch mà quan trong là tổ
chức bộ phận chăm sóc khách hàng để thực
hiện tốt các hoạt động hỗ trợ khách hàng, giải
quyết những thắc mắc, theo dõi khiếu nại và
phân tích phản ứng của khách hàng. Do mua
hàng trực tuyến nên khách hàng không trực
tiếp sờ, thử hàng trước khi đặt mua nên tiếp
nhận và xử lý những thắc mắc mắc hay đổi,
trả hàng của khách thường xảy ra. Bô ̣ phâṇ
chăm sóc khách hàng vừa thực hiện chứ c năng
tương tác vớ i khách hàng vừa thực hiện quy
trình về phân luồng xử lý viêc̣ phản hồi của
khách hàng trong phaṃ vi toàn hê ̣ thống sao
cho đảm bảo về thời gian xử lý cũng như đáp
ứng hài lòng của khách hàng. Công việc này
đối với các doanh nghiệp thương mại thuần
túy bán hàng trực tuyến như Lazada, Lotte
DatViet sẽ cần phối hợp nhịp nhàng giữa
nhiều bộ phận của doanh nghiệp và kết hợp
giữa doanh nghiệp bán lẻ với cả bên thứ 3 là
doanh nghiệp cung ứng hàng. Do đó, bộ phận
chăm sóc khách hàng không chỉ đòi hỏi tính
chuyên nghiệp trong chuyên môn mà còn cần
có nhiều kỹ năng khác trong giao tiếp, xử lý
các tình huống nảy sinh với khách hàng.
Bên cạnh những kết quả nghiên cứu đạt
được thì nghiên cứu cũng còn có những hạn
chế nhất định: Quy mô mẫu còn khiêm tốn
nên kết quả chưa mang tính khái quát cao và
dừng lại ở giới hạn mua trực tuyến tạị thị
trường bán lẻ Việt Nam. Từ kết quả nghiên
cứu cùng với dự báo tác động của công nghiệp
4.0 đến hành vi khách hàng cũng như doanh
nghiệp bán lẻ, nhóm tác giả đề xuất một số
định hướng nghiên cứu trong tương lại:
- Phát triển các điểm tiếp xúc giữa doanh
nghiệp bán lẻ với khách hàng trong môi
trường công nghiệp 4.0
- Phát triển hoạt động chăm sóc khách
hàng mua hàng trực tuyến dựa trên nền tảng
Big Data tại doanh nghiệp bán lẻ.
- Quản trị trải nghiệm khách hàng trong
mua sắm trực tuyến.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 361 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các nhân tố tác động đến trải nghiệm của khách hàng trong mua trực tuyến tại thị trường bán lẻ Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
92
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TRẢI NGHIỆM CỦA KHÁCH HÀNG
TRONG MUA TRỰC TUYẾN TẠI THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM
FACTORS AFFECTING CUSTOMER EXPERIENCE IN ONLINE SHOPPING IN
VIETNAM RETAIL MARET
Ngày nhận bài: 28/08/2018
Ngày chấp nhận đăng: 16/01/2019
Phùng Thị Thủy, Lê Hữu Châu
TÓM TẮT
Nghiên cứu nhằm mục đích phân tích các nhân tố tác động đến trải nghiệm của khách hàng trong
mua hàng trực tuyến tại thị trường bán lẻ Việt Nam với mong muốn có thể góp phần trả lời câu hỏi
đặt ra đối với các doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến là làm gì và làm như thế nào để có thể cung cấp
trải nghiệm vượt trội cho khách hàng. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính bội dựa trên
dữ liệu khảo sát 150 người mua hàng trực tuyến tại thị trường bán lẻ Việt Nam trong thời gian từ
tháng 5 đến tháng 6 năm 2018. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố về điểm tiếp xúc với
doanh nghiếp trong tương tác của khách hàng, tương quan giữa sản phẩm – giá và các cam kết
của doanh nghiệp; chất lượng của hoạt động chăm sóc khách hàng sau bán có ảnh hưởng trực
tiếp đến trải nghiệm của khách hàng trong mua hàng trực tuyến tại thị trường bán lẻ Việt Nam.
Từ khóa: Trải nghiệm khách hàng, mua hàng trực tuyến, thị trường bán lẻ Việt Nam.
ABSTRACT
This research aims at analyzing factors affecting customer experience in Vietnam retail market in
order to answer the question of how online retailers can provide an exceptional customer
experience. The research uses the multiple linear regression model based on a survey of 150
people who shop online in Vietnam retail market in the period from May to June 2018. The result of
the research points out that elements relating to points of sales, correlation between products –
price and the firms’ commitment, quality of post-sales customer service have impact on customer
experience in Vietnam retail market.
Keywords: Customer experience, online shopping, Vietnam retail market.
1. Giới thiệu
Bước vào thời kỳ bùng nổ của công nghệ
kỹ thuật số, bên cạnh các doanh nghiệp thuần
túy hoạt động bán lẻ trực tuyến qua mạng
như: www.Lazada.vn, www.SCJ.vn, Lotte
Datviet, www.Vgsshop, cũng có nhiều
doanh nghiệp bán lẻ lớn như Thế Giới Di
động (MWG), FPT, Nguyễn Kim, Viễn
Thông A, Big C, Saigon Co.op sử dụng cả
mô hình bán hàng tại cửa hàng cũng phát
triển mô hình bán hàng trực tuyến nhằm cung
cấp trải nghiệm mới cho khách hàng và đầu
tư cho mô hình bán hàng trực tuyến đang là
xu hướng hiện nay.Trong một khảo sát và
được Euromonitor đưa ra là 75% người tham
gia khảo sát đều ưa thích mua sắm trực tuyến
và muốn trải nghiệm mua sắm trong một môi
trường kỹ thuật số. Sự tiện ích trong mua
hàng trực tuyến cùng với đặc điểm dân số trẻ
và sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số
thúc đẩy hoạt động bán lẻ trực tuyến trong
thời gian qua tại Việt Nam tăng trưởng ở rất
nhiều ngành hàng như quần áo, giày dép,
sách, hàng điện tử, hàng gia dụng, hóa mỹ
phẩm...Trong bối cảnh thị trường bán lẻ
đang gia tăng mức độ cạnh tranh quyết liệt
thì mục tiêu duy trì và xây dựng niềm tin
cũng như sự hài lòng của khách hàng trở
thành vấn đề sống còn đối với các doanh
nghiệp bán lẻ.Việc không ngừng tạo ra các
Phùng Thị Thủy, Lê Hữu Châu, Trường Đại học
Thương mại
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(01) - 2019
93
lợi thế cạnh tranh về cơ cấu chủng loại và
chất lượng của hàng hóa, cạnh tranh về giá
bán, cạnh tranh về xúc tiến thương mại thì
nhiều doanh nghiệp bán lẻ chú trọng đến mục
tiêu mang lại trải nghiệm khách hàng vượt
trội để gìn giữ khách hàng hiện tại và thu hút
khách hàng tiềm năng.
2. Cơ sở lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu
2.1. Một số khái niệm
Dựa trên góc độ tương tác giữa khách
hàng và nhà cung cấp, khái niệm về trải
nghiệm khách hàng được Pine và Gilmore
(1999) đưa ra: “Trải nghiệm khách hàng
(Customer experience) là tổng hợp tất cả
những trải nghiệm mà một khách hàng có với
một nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ trong
thời gian tương tác với nhà cung cấp đó, nó
cũng được sử dụng với nghĩa là một kinh
nghiệm cá nhân về một giao dịch, ở một ngữ
cảnh cụ thể”. Cùng quan điểm này, Shaw và
Ivens (2002) cho rằng: “trải nghiệm khách
hàng là sự tương tác trực tiếp giữa một cá
nhân và một tổ chức. Trải nghiệm khách
hàng là trạng thái cảm xúc có được do kết
quả của những tương tác trên và được đo
lường liên tục trong suốt thời gian tương tác”
Trải nghiệm khách hàng trong mua sắm
trực tuyến có thể được nhìn nhận là tổng hợp
tất cả những trải nghiệm một khách hàng có
với doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến trong thời
gian tương tác với các hoạt động chức năng
của doanh nghiệp mang lại kinh nghiệm cá
nhân về giao dịch trực tuyến ở môi trường kỹ
thuật số. Sự tương tác đó có thể tạo ra tâm
trạng tích cực liên kết khách hàng với một
doanh nghiệp được thông qua những cảm xúc
mạnh mẽ của niềm vui và niềm tự hào về
doanh nghiệp đó.
Từ khái niệm trên cho thấy trải nghiệm
của khách hàng được cấu trúc từ 3 nhân tố cơ
bản là: hành trình trải nghiệm khách hàng,
điểm tiếp xúc giữa doanh nghiệp với khách
hàng và môi trường trải nghiệm.
Theo hành trình trải nghiệm khách hàng ở
môi trường công nghệ số, Philip Kotler
(2014), Marketing 4.0 Moving from
Traditional to Digital, đưa ra gồm 5 bước
gồm: Nhận biết, thu hút, tìm hiểu, hành động
và cuối cùng là ủng hộ. Hành trình trải
nghiệm khách hàng được tính từ khoảnh khắc
khách hàng lần đầu chú ý tới doanh nghiệp
bán lẻ trực tuyến trong số hàng ngàn doanh
nghiệp tham gia bán hàng trực tuyến, nhận
thức của họ về doanh nghiệp, những tìm
kiếm họ sẽ thực hiện, thời điểm mua hàng, sử
dụng sản phẩm và những điều họ sẽ nói với
người khác về doanh nghiệp. Trong hành
trình trải nghiệm của khách hàng có nhiều
điểm dừng hay gọi là những khoảng khắc mà
tại đó khách hàng sẽ có sự tương tác, giao
tiếp và cảm nhận ở mỗi khoảng khắc đó. Trải
nghiêm tiêu cực hay tích cực đều có thể diễn
ra tại mỗi khoảng khắc của hành trình và nó
sẽ tác động ngay tới bước tiếp theo của hành
trình. Tại mỗi một khoảng khắc trong hành
trình trải nghiệm khách hàng, doanh nghiệp
đều có những hoạt động cụ thể để tương tác
với khách hàng, cụ thể: Giai đoạn trước khi
mua, doanh nghiệp thực hiện các tương tác
giao tiếp để khách hàng chú ý tới tsản phẩm
của doanh nghiệp, giai đoạn khách hàng mua
thì doanh nghiệp củng cố lòng tin của khách
hàng vào quyết định mua của họ và giai đoạn
sau mua doanh nghiệp thực hiện các hoạt
động chăm sóc, hậu mãi khách hàng. Các
doanh nghiệp luôn phải theo sát hành trình
trải nghiệm của khách hàng và làm cách nào
để có thể cải thiện chất lượng trải nghiệm
khách hàng.
Điểm tiếp xúc là tất cả các cách thức khác
nhau trong tiếp xúc giữa khách hàng với
doanh nghiệp taọ ra nhâṇ thức của khách
hàng về doanh nghiệp dưạ trên những trải
nghiêṃ côṇg dồn của khách hàng đối với
doanh nghiệp đó. Mỗi điểm tiếp xúc của
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
94
doanh nghiệp trong tương tác với khách hàng
được doanh nghiệp lựa chọn trên cơ sở đánh
giá 4 đăc̣ điểm cơ bản sau: Một là điểm tiếp
xúc là do doanh nghiệp tạo ra hay do cộng
đồng khách hàng tạo ra. Những điểm tiếp xúc
do doanh nghiệp bán lẻ tạo ra như là điểm
tiếp xúc tại các cửa hàng, qua các hoạt động
quảng cáo truyền thống của doanh nghiệp,
qua các website, qua tiếp xúc với nhân viên
bán hàngNhững điểm tiếp xúc do cộng
đồng khách hàng tạo ra tập trung vào các
trang mạng xã hội là chính như qua
facebook, youtube..; Hai là thông tin tại điểm
tiếp xúc đó đươc̣ truyền 1 chiều hay 2 chiều;
Ba là mức đô ̣chủ đôṇg trong viêc̣ tìm kiếm
thông tin của khách hàng; Bốn là khả năng
của doanh nghiêp̣ trong kiểm soát nôị dung
thông tin. Khách hàng không dừng lại ở việc
nghe doanh nghiệp nói mà thay vào đó họ
quan tâm nhiều đến cộng đồng khách hàng
nói gì về doanh nghiệp đó và các cộng đồng
khách hàng dần trở thành là nơi hội tụ thông
tin và đây chính là điểm tiếp xúc với doanh
nghiệp của khách hàng nằm ngoài khả năng
kiểm soát thông tin của doanh nghiệp
Môi trường trải nghiệm của khách hàng
trong mua hàng trực tuyến tại thị trường bán
lẻ là mang đến những tiện lợi cho khách hàng
về thời gian đặt hàng (24 giờ và 7 ngày trong
tuần), dễ dàng trong thực hiện các thao tác
đặt hàng, thuận lợi trong nhận hàng (địa điểm
nhận hàng, thời gian nhận hàng) và trong
thanh toán (Linh hoạt trong các phương thức
thanh toán).
2.2. Các giả thuyết và mô hình nghiên cứu
Trải nghiệm khách hàng là một vấn đề
được nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài và
trong nước quan tâm với các góc độ tiếp cận
khác nhau bao gồm cả mua sắm tại cửa hàng
hay mua trực tuyến. Năm 2007, Hart và các
công sự đã thực hiện nghiên cứu tại Anh:
“trải nghiệm mua sắm giải trí, ảnh hưởng đến
ý định quay trở lại của khách hàng và sự
khác biệt về giới tính”. Kết quả nghiên cứu
của tác giả đã chỉ ra 4 nhân tố ảnh hưởng
chính đến trải nghiện mua sắm đó là: khả
năng tiếp cận, bầu không khí, môi trường trải
nghiệm và nhân viên, ( hình 1).
Hình 1: Mô hình nghiên cứu của Hart và các
cộng sự (2007)
Trong một vài năm gần đây tại Việt Nam,
đã có các nghiên cứu liên quan đến nhân tố
ảnh hưởng đến hành vi khách hàng và trải
nghiệm khách hàng trong mua hàng trực
tuyến của một số tác giả trong nước thực
hiện. Các nghiên cứu đã nhận diện được
nhiều nhân tố tác động đến hành vi mua hàng
trực tuyến tại Việt Nam.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Bảo
Châu và Lê Nguyễn Xuân Đào, 2014, Phân
tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua
sắm trực tuyến của người tiêu dùng thành
phố Cần Thơ đã chỉ ra nhân tố rủi ro về tài
chính và sản phẩm, đa dạng về lựa chọn hàng
hóa, niềm tin, tính đáp ứng của trang web, rủi
ro về thời gian, sự thoải mái, sự thuận tiện,
giá cả có ảnh hưởng đến việc quyết định tiếp
tục (hoặc bắt đầu) mua sắm trực tuyến của
người tiêu dung
Nghiên cứu của tác giả Hà Ngọc Thắng
và Nguyễn Thành Độ, 2016, Các yếu tố ảnh
hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của
người tiêu dùng Việt Nam: Nghiên cứu mở
rộng thuyết hành vi có hoạch định chỉ ra
nhận thức kiểm soát hành vi của người tiêu
dùng có ảnh hưởng tích cực đến ý định mua
trực tuyến và rủi ro có ảnh hưởng tiêu cực
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(01) - 2019
95
đến ý định mua trực tuyến của người tiêu
dung.
Nghiên cứu của tác giả Lưu Tiến Thuận
và Trần Thu Vân, 2014, đánh giá chất lượng
trải nghiệm khách hàng tại các siêu thị trên
địa bàn thành phố Cần Thơ chỉ ra thang đo
chất lượng trải nghiệm khách hàng gồm 6
thành phần và trong đó thành phần có vai trò
quan trọng là: môi trường xung quanh, tác
động từ những khách hàng khác, đăc̣ trưng
sản phẩm Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy
chất lượng trải nghiệm khách hàng trực tiếp
ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng và
sẽ tác động đến lòng trung thành, sự chia sẻ
thông tin của khách hàng cho những người
khác.
Dựa trên các nhận định được kiểm chứng
trong các nghiên cứu trước đó, mô hình
nghiên cứu đưa ra 5 nhóm nhân tố tác động
tới quá trình trải nghiệm khách hàng trong
mua hàng trực tuyến tại thị trường bán lẻ
Việt Nam, (cụ thể qua hình 1).
Hình 2 Mô hình nghiên cứu đề xuất về các nhân tố
tác động đến trải nghiệm khách hàng trong mua
hàng trực tuyến tại thị trường bán lẻ Việt Nam
Mô hình nghiên cứu đưa ra 5 giả thuyết
(H1, H2, H3, H4, H5) tương ứng với 5 nhóm
nhân tố là: Điểm tiếp xúc; Môi trường trải
nghiệm; Tương quan về sản phẩm-giá cả và
các cam kết; ưu đãi khách hàng và chăm sóc
khách hàng sau bán.
Giả thuyết H1: Các điểm tiếp xúc tác
động đến quá trình trải nghiệm khách hàng
trong mua hàng trực tuyến. Giả thuyết bao
gồm các biến quan sát: Mức độ đa dạng của
các điểm tiếp xúc; Đánh giá về độ tin tưởng
của khách hàng đối với các thông tin ở các
điểm tiếp xúc do doanh nghiệp bán lẻ tạo ra;
Mức độ tin tưởng của khách hàng về thông
tin ở các điểm tiếp tục do cộng đồng khách
hàng tạo ra.
Giả thuyết H2: Môi trường trải nghiệm
mang lại những tiện ích cho khách hàng. Giả
thuyết bao gồm các biến quan sát: Thuận tiện
cho khách hàng về thời gian đặt hàng; Thuận
tiện cho khách hàng về địa điểm nhận hàng;
Thuận tiện cho khách hàng trong thanh toán;
Mức độ dễ dàng thực hiện các thao tác đặt
hàng trực tuyến.
Giả thuyết H3: Tương quan về chất lượng
sản phẩm-giá cả và thực hiện các cam kết của
doanh nghiệp. Giả thuyết bao gồm các biến:
Mức độ đa dạng của sản phẩm; Cam kết về
chất lượng của sản phẩm; Cam kết về nguồn
gốc xuất xứ của sản phẩm; Mức giá cạnh
tranh so với hình thức mua tại cửa hàng.
Giả thuyết H4: Uu đãi dành cho khách
hàng trong mua hàng trực tuyến. Giả thuyết
này bao gồm các biến quan sát: Mức độ đa
dạng của các hình thức ưu đãi; Tính hấp dẫn
về cường độ ưu đãi; Tính hấp dẫn về tần suất
ưu đãi.
Giả thuyết H5: Hoạt động chăm sóc
khách hàng tác động đến quá trình trải
nghiệm khách hàng trong mua hàng trực
tuyến. Giả thuyết bao gồm các biến: Các hình
thức tiếp nhận thông tin phản hồi từ phía
khách hàng; Các hình thức tiếp nhận hàng trả
về; Hình thức xử lý các yêu cầu về đổi hàng,
trả lại hàng, hủy hợp đồng; Thời gian xử lý
yêu cầu phản hồi của khách.
Với 5 nhân tố trong mô hình nghiên cứu đề
xuất, bảng hỏi được thiết kế gồm 20 câu hỏi
tương ứng với 20 biến quan sát và tất cả các
biến quan sát đều sử dụng thang đo Likert 5
mức độ với lựa chọn thấp nhất là hoàn toàn
không đồng ý và lựa chọn cao nhất là hoàn
toàn đồng ý cho các nhận định đưa ra.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
96
Bảng 1: Các biến quan sát sử dụng trong nghiên cứu
Các nhân tố Các biến quan sát Nguồn tham khảo
Các điểm tiếp
xúc
Mức độ tin tưởng của KH vào các điểm
tiếp xúc do DN tạo ra (Quảng cáo truyền
thống, qua Website)
Thang đo phát triển
Mức độ tin tưởng của KH vào các điểm
tiếp xúc do cộng đồng KH tạo ra (các
trang mạng xã hội như facebook,
youtube)
Thang đo phát triển
DN sử dụng đa dạng các điểm tiếp xúc
của doanh nghiệp để tương tác với KH
Thang đo phát triển
Môi trường
trải nghiệm
Thuận tiện cho KH thời gian đặt hàng
(24/7)
Điều chỉnh thang đo của
Nguyễn Thị Bảo Châu và
cộng sự, (2014)
Thuận tiện cho khách hàng về địa điểm
nhận hàng
Điều chỉnh thang đo của
Nguyễn Thị Bảo Châu và
cộng sự, (2014)
Thuận tiện trong thanh toán Thang đo phát triển
Dễ dàng thực hiện các thao tác trong mua
trực tuyến
Thang đo phát triển
Tương quan
về chất lượng
sản phẩm-giá
cả và thực
hiện các cam
kết của DN
Mức độ đa dạng của sản phẩm Điều chỉnh thang đo của
Sit và cộng sự (2003)
Có nhiều sarn phẩm mang thương hiệu
yêu thích
Điều chỉnh thang đo của
Sit và cộng sự (2003)
Cam kết về nguồn gốc xuất xứ của sản
phẩm
Thang đo phát triển
Luôn có sản phẩm mới và hợp xu thế Điều chỉnh thang đo của
Sit và cộng sự (2003)
Mức giá cạnh tranh so với hình thức mua
tại cửa hàng.
Thang đo phát triển
Mức độ hài lòng của KH đối với nhân
viên giao hàng
Điều chỉnh thang đo của
Hart và các cộng sự
(2007)
Ưu đãi dành
cho KH trong
mua săm trực
tuyến
Mức độ đa dạng của các công cụ xúc tiến bán Thang đo phát triển
Mức độ hấp dẫn của cường độ xúc tiến bán Thang đo phát triển
Tính hấp dẫn của tần suất các chương
trình xúc tiến bán
Thang đo phát triển
Hoạt động
chăm sóc
khách hàng
Sử dụng đa dạng các hình thức tiếp nhận
thông tin phản hồi từ phía khách hàng
Thang đo phát triển
Sử dụng đa dạng các hình thức tiếp nhận
hàng trả về
Thang đo phát triển
Hình thức xử lý các yêu cầu về đổi hàng,
trả lại hàng, hủy hợp đồng
Thang đo phát triển
Thời gian xử lý yêu cầu phản hồi của
khách.
Thang đo phát triển
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(01) - 2019
97
Mô hình hồi quy tuyến tính bội cho các
biến trong mô hình theo biến trải nghiệm
khách hàng như sau:
Trải nghiệm khách hàng= β0 + β1 x (Điểm
tiếp xúc) + β2 x (Môi trường trải nghiệm) +
β3 x (Tương quan sản phẩm – giá và các cam
kết) + β4 X (Các ưu đãi) + β5 X (Hoạt động
chăm sóc khách hàng sau bán) + ε
Trong đó, các kí hiệu có ý nghĩa như sau:
β0: Hệ số tự do, thể hiện giá trị của biến
phụ thuộc khi các biến độc lập trong mô hình
bằng 0.
β1, β2, β3, β4, β5: Hệ số hồi quy của các
biến độc lập lần lượt tương ứng với Điểm
tiếp xúc; Môi trường trải nghiệm; Tương
quan sản phẩm và giá cả và các cam kết của
doanh nghiệp; Các ưu đãi khách hàng; Chăm
sóc khách hàng sau bán.
ε: phần dư ngẫu nhiên có phân phối chuẩn
với trung bình là 0 và phương sai không đổi σ2.
3. Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu
Tác giả thực hiện khảo sát trên qua bảng
hỏi sử dụng thang Likert với mức độ từ 1
(hoàn toàn không đồng ý) đến 5 (hoàn toàn
đồng ý) được thiết kế gồm 20 câu hỏi xoay
quanh 5 giả thuyết từ H1 đến H5 như đã đề
cập ở trên. Nghiên cứu thực hiện với quy mô
mẫu khảo sát là 150 mẫu và đối tượng mẫu là
những người Việt Nam đã mua hàng trực
tuyến tại thị trường bán lẻ Việt Nam. Nghiên
cứu lựa chọn cách điều tra gửi bảng hỏi
online trong thời gian từ tháng 5 - 6 năm
2018 và sử dụng phần mền SPSS 20.0 để
thống kê, chạy mô hình hồi quy các nhân tố
tác động đến quá trình trải nghiệm khách
hàng trong mua hàng trực tuyến tại thị trường
bán lẻ Việt Nam. Các bước thực hiện mô
hình hồi quy trong nghiên cứu này bao gồm:
Bước 1: Tác giả sử dụng Cronbach’s
Apha để kiểm định độ tin cậy của các biến
dùng đo lường từng nhân tố. và hệ số
Cronbach’s Alpha lớn hơn hoặc bằng 0,7 sẽ
được chấp nhận.
Bước 2: Phân tích nhân tố khám phá EFA
được sử dụng để đưa những biến liên quan về
chung một nhóm.
Bước 3: Thực hiện phân tích tương quan
cho thấy mối quan hệ tuyến tính giữa biến
phụ thuộc và biến độc lập.
Bước 4: Thực hiện chạy hồi quy tuyến
tính để xác định giá trị của các hệ số hồi quy
và thiết lập mối quan hệ giữa các biến độc
lập và biến phụ thuộc.
Bước 5: Kiểm định Anova nhằm nhận
biết sự khác biệt hóa giữa các biến nhân khẩu
học bao gồm giới tính, độ tuổi, trình độ học
vấn, thu nhập đên quá trình trải nghiệm
khách hàng trong mua hàng trực tuyến. .
4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Sau khi khảo sát thu về 138 bảng trả
lời/150 bảng hỏi gửi đi và 100% bảng trả trả
lời đều phù hợp. Kết quả thống kê mô tả của
biến nhân khẩu học cho thấy 97 người được
khảo sát là nữ, chiếm đến 70% người tham
gia khảo sát trong khi đó, nam chỉ chiếm
30% với số lượng 41 người trên tổng 138
người. Về cơ cấu nhóm tuổi trong mẫu khảo
sát tập trung chủ yếu vào khoảng độ tuổi từ
18-34 tuổi chiếm 67%. Nhóm từ 35- 45 tuổi
chiếm 24% và trên 45 tuổi chiếm 9%.
Thực hiện kiểm định Cronbach’s Alpha
thu được kết quả hệ số Cronbach’s Alpha
tổng cho từng biến lần lượt là 0,791; 0,806;
0,804; 0,836; 0,876; đều lớn hơn 0,7 thỏa
mãn tính thực tiễn của thang đo.
Phân tích sự tương quan giữa các biến có
kết quả sau:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
98
Bảng 2: Hệ số tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc
H1 H2 H3 H4 H5
TN
KH
Hệ số tương quan Pearson 0,309 0,119 0,650 0,016 0,604
Sig-(2-tailed) 0,000 0,201 0,000 0,861 0,000
N 138 138 138 138 136
Nguồn: Tổng hợp của tác giả qua SPSS 20.0
Bảng 1 chỉ ra mối qua hệ tương quan giữa
các nhân tố: Điểm tiếp xúc; Môi trường trải
nghiệm, Sản phẩm-giá và các cam kết của
doanh nghiệp; Uu đãi khách hàng; Chăm sóc
khách hàng với nhân tố “Trải nghiệm khách
hàng”.Trong các nhân tố của biến độc lập có
biến môi trường trải nghiệm và biến ưu đãi
khách hàng có hệ số tương quan tương đối
gần về 0 có nghĩa là mối quan hệ tương quan
của 2 biến này đến “Trải nghiệm khách
hàng” là không cao. Bên cạnh đó mức ý
nghĩa Sig của 2 nhân tố này đều cao hơn 5%
vì vậy 2 nhân tố này được loại bỏ khỏi mô
hình nghiên cứu. Ba nhóm nhân tố còn lại là:
Điểm tiếp xúc, sản phẩm-giá cả và các cam
kết của doanh nghiệp, chăm sóc khách hàng
sau bán có hệ số tương quan với biến phụ
thuộc cao và Sig thấp hơn 5% được giữ lại và
tiếp tục đưa vào phân tích.
Dựa vào mô hình nghiên cứu ban đầu và
kết quả của phân tích tương quan, tiến hành
kiểm định giả thuyết của mô hình nghiên cứu
cho kết quả sau:
Bảng 3: Kiểm định giả thuyết của mô hình nghiên cứu
Giả thuyết Kết quả
H1 Điểm tiếp xúc Hệ số hồi quy chuẩn hóa β = 0,225 và sig
=0,001 vì vậy chấp nhận giả thuyết H1
H3 Tương quan sản phẩm-giá và các
cam kết của Doanh nghiệp
Hệ số hồi quy chuẩn hóa β = 0,428 và sig
=0,001 vì vậy chấp nhận giả thuyết H3
H5 Chăm sóc khách hàng Hệ số hồi quy chuẩn hóa β = 0,351 và sig
=0,001 vì vậy chấp nhận giả thuyết H5
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ SPSS 20.0
Qua kết quả kiểm định các giả thuyết cho
thấy:
Nhân tố tương quan giữa sản phẩm- chất
lượng có hệ số β chuẩn hóa lớn nhất = 0,428.
Kết quả này cho thấy sự đa dạng sản phẩm,
cam kết về chất lượng sản phẩm, cam kết về
nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm và mức giá
hấp dẫn vẫn là nhân tố có tác động lớn nhất
đến quá trải nghiệm của khách hàng trong
mua trực tuyến tại thị trường bán lẻ.
Nhân tố chăm sóc khách hàng sau bán có
hệ số β chuẩn hóa = 0,351. Kết quả này cho
thấy trong mua hàng trực tuyến, các hoạt
động chăm sóc khách hàng sau bán như tiếp
nhận và giải quyết phản hồi của khách, tổ
chức hoạt động đổi, trả lại hàng có tác động
lớn đến trải nghiệm của khách hàng.
Nhân tố điểm tiếp xúc có hệ số β chuẩn
hóa = 0,225. Kết quả này cho thấy khách
hàng quan tâm đến tính đa dạng của các điểm
tiếp xúc do doanh nghiệp tạo ra và do cộng
đồng khách hàng tạo và chất lượng thông tin
của các điểm tiếp xúc đó khi khách hàng thực
hiện tương tác.
5. Kết luận, giải pháp và định hướng
nghiên cứu trong tương lai
Qua thực hiện nghiên cứu về các nhân tố
tác động đến trải nghiệm khách hàng trong
mua hàng trực tuyến tại thị trường bán lẻ
Việt Nam, Kết quả nghiên cứu cho thấy,
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(01) - 2019
99
trong 5 nhân tố ban đầu đưa vào mô hình thì
có tất cả 3 nhân tố tác động trực tiếp đến trải
nghiệm khách hàng trong mua hàng trực
tuyến. Kết quả nghiên cứu này gợi ý cho các
doanh nghiệp tham gia vào hoạt động bán
hàng trực tuyến tại thị trường bán lẻ Việt
Nam có những quyết định góp phần tạo ra
các trải nghiệm có tính vượt trội cho khách
hàng, cụ thể;
Nhóm giải pháp 1: Lựa chọn và tổ chức
hợp lý điểm tiếp xúc của doanh nghiệp trong
tương tác của khách hàng.
Trong bối cảnh thị trường bán lẻ hiện nay,
doanh nghiệp tích cực tương tác với khách
hàng tại bất cứ nơi nào, vào bất cứ thời điểm
nào và bằng bất cứ cách nào mà khách hàng
mong đợi. Đối với các doanh nghiệp áp dụng
cả hình thức bán lẻ tại cửa hàng và bán trục
tuyến thì nên đa dạng điểm tiếp xúc như là
các điểm bán tại cửa hàng, website bán hàng
hay sử dụng các mạng xã hội để tương tác
với khách hàng như Twitter, facebook,
youtubeTuy nhiên, mỗi công cụ này để có
ưu điểm và hạn chế và đòi hỏi chi phí đầu tư
ban đầu, chi phí để duy trì hoạt động khác
nhau và mức độ tương tác, phạm vi gây ảnh
hưởng đến khách hàng cũng là khác nhau.
Do đó, doanh nghiệp cần nghiên cứu, tính
toán sử dụng có hiệu quả trên mỗi đồng chi
phí bỏ ra để đầu tư, duy trì hoạt động, khả
năng kiểm soát thông điệp và những yêu cầu
hợp lý về nhân sự cho các điểm tiếp xúc này.
Với các doanh nghiêp̣ thuần túy chỉ bán hàng
trực tuyến thì gia tăng các điểm tiếp xúc
thông qua các công cu ̣ tìm kiếm, quảng cáo
trưc̣ tuyến, Viral marketing- marketing lan
truyền, Social media marketing- truyền thông
xã hôị để mở rộng việc tương tác và tầm ảnh
hưởng đến khách hàng. Doanh nghiệp nên có
những quan tâm đặc biệt đối với công dân
mạng hay gọi là công dân của internet là
người có tầm ảnh hưởng lớn đến các công
dân khác.
Nhóm giải pháp 2: Tăng cường quản lý
chất lượng và nguồn gốc xuất xứ của sản
phẩm theo như cam kết với khách hàng
Dù khách hàng thực hiện trải nghiệm mua
hàng của mình tại cửa hàng hay mua trực
tuyến thì cốt lõi của trải nghiệm tích cực vẫn
là chất lượng của sản phẩm với nguồn gốc rõ
ràng trung thực đúng với cam kết của doanh
nghiệp. Hiện nay, đa phần những giao dịch
trực tuyến được thực hiện dựa trên niềm tin
của khách hàng dành cho doanh nghiệp nên
việc doanh nghiệp bán lẻ đưa ra và thực hiện
đúng những cam kết về chất lượng và nguồn
gốc sản phẩm là yếu tố góp phần cho duy trì
và phát triển khách hàng của doanh nghiệp.
Do đó các doanh nghiệp cần có biện pháp để
tăng cường quản lý chất lượng sản phảm
được bán trực tuyến của doanh nghiệp. Đối
với các doanh nghiệp sản xuất và bán qua
website của chính doanh nghiệp thì việc kiểm
soát chất lượng và nguồn gốc xuất xứ sản
phẩm thuận lợi hơn nhiều so với doanh
nghiệp chỉ thuần túy bán lẻ trực tuyến như
Lazada, Lotte Datviet, SCJ VgsshopVới
những doanh nghiệp này hoạt động bán hàng
còn liên quan đến bên thứ 3 là doanh nghiệp
cung cấp hàng lên việc đảm bảo chất lượng,
nguồn gốc xuất của sản phẩm phức tạp hơn
rất nhiều. Doanh nghiệp bán lẻ sẽ cần có
những ràng buộc mang tính pháp lý đối với
bên cung cấp sản phẩm để đẩm bảo chất
lượng và nguồn gốc hàng hóa cho khách
hàng của doanh nghiệp.
Nhóm giải pháp 3: Doanh nghiệp cần tổ
chức tốt họat động chăm sóc khách hàng sau
bán
Thực hiện chăm sóc khách hàng tốt không
chỉ có xây dựng kế hoạch mà quan trong là tổ
chức bộ phận chăm sóc khách hàng để thực
hiện tốt các hoạt động hỗ trợ khách hàng, giải
quyết những thắc mắc, theo dõi khiếu nại và
phân tích phản ứng của khách hàng. Do mua
hàng trực tuyến nên khách hàng không trực
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
100
tiếp sờ, thử hàng trước khi đặt mua nên tiếp
nhận và xử lý những thắc mắc mắc hay đổi,
trả hàng của khách thường xảy ra. Bô ̣ phâṇ
chăm sóc khách hàng vừa thực hiện chức năng
tương tác với khách hàng vừa thực hiện quy
trình về phân luồng xử lý viêc̣ phản hồi của
khách hàng trong phaṃ vi toàn hê ̣ thống sao
cho đảm bảo về thời gian xử lý cũng như đáp
ứng hài lòng của khách hàng. Công việc này
đối với các doanh nghiệp thương mại thuần
túy bán hàng trực tuyến như Lazada, Lotte
DatViet sẽ cần phối hợp nhịp nhàng giữa
nhiều bộ phận của doanh nghiệp và kết hợp
giữa doanh nghiệp bán lẻ với cả bên thứ 3 là
doanh nghiệp cung ứng hàng. Do đó, bộ phận
chăm sóc khách hàng không chỉ đòi hỏi tính
chuyên nghiệp trong chuyên môn mà còn cần
có nhiều kỹ năng khác trong giao tiếp, xử lý
các tình huống nảy sinh với khách hàng.
Bên cạnh những kết quả nghiên cứu đạt
được thì nghiên cứu cũng còn có những hạn
chế nhất định: Quy mô mẫu còn khiêm tốn
nên kết quả chưa mang tính khái quát cao và
dừng lại ở giới hạn mua trực tuyến tạị thị
trường bán lẻ Việt Nam. Từ kết quả nghiên
cứu cùng với dự báo tác động của công nghiệp
4.0 đến hành vi khách hàng cũng như doanh
nghiệp bán lẻ, nhóm tác giả đề xuất một số
định hướng nghiên cứu trong tương lại:
- Phát triển các điểm tiếp xúc giữa doanh
nghiệp bán lẻ với khách hàng trong môi
trường công nghiệp 4.0
- Phát triển hoạt động chăm sóc khách
hàng mua hàng trực tuyến dựa trên nền tảng
Big Data tại doanh nghiệp bán lẻ.
- Quản trị trải nghiệm khách hàng trong
mua sắm trực tuyến..
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hart, C, Farrell, AM..,Stachow, G..,Reed,G..and Cadogan, JW. (2007), Shopping experience
Enjoyment,Impact cn Customers repatronage Intentions, and Gender Influence
Hà Ngọc Thắng và Nguyễn Thành Độ, (2016), Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm
trực tuyến của người tiêu dùng Việt Nam: Nghiên cứu mở rộng thuyết hành vi có
hoạch định, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN số 4, tập 32
Lưu Tiến Thuận và Trần Thu Vân, (2014), Đánh giá chất lượng trải nghiệm khách hàng tại
các siêu thị trên địa bàn thành phố Cần Thơ, Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần
Thơ số 35
Nguyễn Thị Bảo Châu và Lê Nguyễn Xuân Đào,( 2014), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng
đến hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng thành phố Cần Thơ, Tạp chí Khoa
học trường Đại học Cần Thơ số 30,
Pinel, J,and Gilmore, J (1999) The Experience Economy, Harvard Business School Press,
Boston.
Philip Kotler, (2014), Marketing 4.0 dịch chuyển từ truyền thống sang công nghệ số, Nhà
xuất bản trẻ
Shaw and Ivens (2002), Building Great Customer Experience, Palgrave Schol, Print UK.
Sit, J. Merrilees, B, & Birch,D.,2003, Entertainment-Seeking Shopping Centre Patrons.
International of retail & Distribution Management
Vietnam Digital Landscape 2016
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_nhan_to_tac_dong_den_trai_nghiem_cua_khach_hang_trong_mu.pdf