Người chuẩn bị phạm một trong các
tội sau đây thì phải chịu TNHS:
a) Điều 108 (tội phản bội Tổ quốc);
Điều 110 (tội gián điệp); Điều 111 (tội xâm
phạm an ninh lãnh thổ); Điều 112 (tội bạo
loạn); Điều 113 (tội khủng bố nhằm chống
chính quyền nhân dân); Điều 114 (tội phá
hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của Nước
Cộng hòa XHCN Việt Nam); Điều 117 (tội
làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền
thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống
Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam);
Điều 118 (tội phá rối an ninh); Điều 119 (tội
chống phá trại giam); Điều 120 (tội tổ chức,
cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước
ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm
chống chính quyền nhân dân); Điều 121 (tội
trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước
ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân);
b) Điều 123 (tội giết người); khoản 6
Điều 134 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác);
c) Điều 168 (tội cướp tài sản); Điều
169 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản);
d) Điều 299 (tội khủng bố); Điều 300
(tội tài trợ khủng bố); Điều 301 (tội bắt cóc
con tin); Điều 302 (tội cướp biển); Điều 303
(tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện
quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 324
(tội rửa tiền).
Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi
chuẩn bị phạm tội quy định tại điểm b và
điểm c khoản 2 Điều này thì phải chịu
TNHS”
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 247 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các quan điểm chung quanh quy định về chuẩn bị phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Quan điểm không nên quy định và xử lý tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội
Quan điểm cho rằng, không nên quy định và xử lý tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội1 dựa trên những lập luận sau:
35
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 07(335) T4/2017
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
1 Quốc hội khóa XIV (2016), Báo cáo số 377/BC-TTKQH ngày 18/11/2016 của Tổng thư ký Quốc hội tổng hợp ý kiến
của các vị đại biểu Quốc hội thảo luận ở Tổ và Hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS số
100/2015/QH13, tr. 11-12.
CAÁC QUAN ÀIÏÍM CHUNG QUANH QUY ÀÕNH
VÏÌ CHUÊÍN BÕ PHAÅM TÖÅI CÖË YÁ GÊY THÛÚNG TÑCH
HOÙÅC GÊY TÖÍN HAÅI CHO SÛÁC KHOÃE CUÃA NGÛÚÂI KHAÁC
Đỗ Đức Hồng Hà*
* TS., Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội khóa XIV.
Thông tin bài viết:
Từ khoá: Bộ luật Hình sự; cụ
thể hóa; cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác; bảo
đảm tính thống nhất.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 27/02/2017
Biên tập: 23/03/2017
Duyệt bài: 28/03/2017
Article Infomation:
Keywords: The Penal Code;
concretize; intention to cause
injury or harm to the health
of others; uniformity
assurance.
Article History:
Received: 27 Feb. 2017
Edited: 23 Mar. 2017
Approved: 28 Mar. 2017
Tóm tắt:
Trong quá trình sửa đổi Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015, có quan điểm
cho rằng, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác - gồm cả loại ít nghiêm trọng và nghiêm trọng - đòi hỏi phải có hậu quả
tổn thương cơ thể nhất định của nạn nhân mới bị truy cứu trách nhiệm hình
sự (TNHS), vì vậy, không nên quy định và xử lý tội này ở giai đoạn chuẩn bị
phạm tội. Quan điểm khác cho rằng, vẫn cần quy định và xử lý tội này ở giai
đoạn chuẩn bị phạm tội. Bài viết bình luận về hai quan điểm này.
Abstract:
In the amendments process of the Vietnamese Penal Code of 2015, it is
argued that the intention to inflict injury or harm the health of another person,
including less serious or serious consequence, causing certain bodily injury
to the victims shall be caused to criminal prosecution, so it should not be
regulated and sanctioned at the stage of the criminal preparation. Another
viewpoint is that it is still necessary to regulate and handle this crime at the
stage of the criminal preparation. This article provides discussions on these
two viewpoints.
Thứ nhất, tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác được quy định tại khoản 1 Điều 134
BLHS năm 20152 là tội phạm ít nghiêm
trọng, khoản 2 Điều 134 BLHS năm 2015
quy định là tội phạm nghiêm trọng (khác tội
giết người ngay trong cấu thành tội phạm cơ
bản là tội phạm rất nghiêm trọng). Trong khi
đó, hành vi chuẩn bị phạm tội chỉ là hành vi
“tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện
hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực
hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia
nhóm tội phạm trừ trường hợp quy định tại
Điều 109, điểm a khoản 2 Điều 113 hoặc
điểm a khoản 2 Điều 299 của Bộ luật này”3,
chưa phải là hành vi thực hiện tội phạm, cho
nên, tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi
chuẩn bị phạm tội nói chung và chuẩn bị
phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác nói riêng
chưa đáng kể, chưa bị coi là tội phạm và
không phải chịu TNHS.
Thứ hai, tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác đòi
hỏi phải có hậu quả tổn thương cơ thể nhất
định của nạn nhân mới bị truy cứu TNHS,
trong khi hành vi chuẩn bị phạm tội này chưa
gây ra hậu quả thì khó xác định được thuộc
khoản nào của Điều 134 BLHS năm 2015 để
quyết định việc có xử lý tội phạm này ở giai
đoạn chuẩn bị phạm tội hay không4.
Thứ ba, khoản 1 Điều 134 BLHS năm
2015 quy định hai cấu thành tội phạm cơ
bản của tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác (cấu
thành cơ bản thứ nhất: Gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà
tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%; cấu
thành cơ bản thứ hai: Gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tuy
tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 11% nhưng
thuộc một trong 14 trường hợp) với tỷ lệ tổn
thương cơ thể nhất định của nạn nhân mới
phạm tội và mới phải chịu TNHS, nếu chưa
gây ra tỷ lệ tổn thương cơ thể nhất định của
nạn nhân đó thì không phạm tội và không
phải TNHS5. Trong khi hành vi chuẩn bị
phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
36
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 07(335) T4/2017
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
2 BLHS năm 2015.
3 Điều 14 BLHS năm 2015.
4 Khác tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản có thể xác định được chuẩn bị phạm tội thuộc khoản nào.
5 Khoản 1 Điều 134 BLHS năm 2015 quy định 02 trường hợp bị coi là tội phạm:
1. Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%.
2. Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tuy tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 11% nhưng
thuộc một trong các trường hợp sau đây:
2.1. Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;
2.2. Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác;
2.3. Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
2.4. Phạm tội 02 lần trở lên;
2.5. Phạm tội đối với 02 người trở lên;
2.6. Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng
tự vệ;
2.7. Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;
2.8. Có tổ chức;
2.9. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
hại cho sức khỏe của người khác tuy chưa
gây ra hậu quả nhưng đã phải TNHS. Vì
vậy, nếu quy định chuẩn bị phạm tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác cũng đã phải chịu
TNHS là mâu thuẫn giữa quy định tại khoản
6 Điều 134 BLHS năm 2015 với quy định
tại khoản 1 Điều này.
2. Quan điểm nên quy định và xử lý tội cố
ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác ở giai đoạn
chuẩn bị phạm tội
Quan điểm cho rằng, nên quy định và
xử lý tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác ở giai
đoạn chuẩn bị phạm tội6 dựa trên những lý
do sau đây:
Thứ nhất, về cơ sở lý luận: Hành vi
chuẩn bị phạm tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tuy
chưa gây ra hậu quả nhưng chứa đựng khả
năng gây ra hậu quả, thậm chí là hậu quả đặc
biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn
chặn kịp thời, vì về khách quan, người phạm
tội đã có hành vi nguy hiểm cho xã hội; về
chủ quan, việc dừng lại ở giai đoạn chuẩn bị
là do nguyên nhân ngoài ý muốn, còn bản
thân người phạm tội vẫn mong muốn thực
hiện tội phạm đến cùng. Như vậy, vấn đề
TNHS được đặt ra đối với hành vi chuẩn bị
phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác là có cơ sở
và cần thiết7.
Thứ hai, về cơ sở thực tiễn8: Việc quy
định và xử lý hành vi chuẩn bị phạm tội cố
ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác đáp ứng yêu cầu phòng
ngừa các tội xâm phạm trật tự xã hội, ngăn
chặn tình trạng bạo lực học đường diễn biến
phức tạp, đấu tranh có hiệu quả sự gia tăng
các băng, ổ, nhóm phạm tội theo kiểu xã hội
đen nói chung và tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác nói riêng.
Theo Báo cáo số 421/BC-CP ngày
17/10/2016 của Chính phủ về công tác
phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật
năm 2016 thì tình hình tội phạm về trật tự
xã hội vẫn diễn biến phức tạp. Qua công tác
điều tra cho thấy, hành vi phạm tội của các
đối tượng manh động, liều lĩnh với thủ đoạn
ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn. Nổi lên là
tội phạm có tổ chức, nhất là các băng, nhóm
đâm thuê, chém mướn, thanh toán, trả thù,
truy sát nhau, bảo kê, cho vay lãi nặng, siết
nợ, đòi nợ thuê, tổ chức các hoạt động cờ
bạc, cá độ bóng đá, cưỡng đoạt tài sản, tranh
giành địa bàn hoạt động có dấu hiệu phức
37
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 07(335) T4/2017
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
2.10. Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện
pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
2.11. Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;
2.12. Có tính chất côn đồ;
2.13. Tái phạm nguy hiểm;
2.14. Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
6 Quan điểm của Chính phủ trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2015, tháng 10/2016.
7 Xem thêm: Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên (2010), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần chung), Trường Đại học
Luật Hà Nội, tr. 135-140.
8 Xem thêm: Chính phủ (2016), Báo cáo số 421/BC-CP ngày 17/10/2016 của Chính phủ về công tác phòng, chống tội
phạm và vi phạm pháp luật năm 2016, Hà Nội, tháng 10/2016.
38
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 07(335) T4/2017
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
tạp trở lại. Điển hình là vụ 40 đối tượng ở
Bình Định sử dụng súng, lựu đạn, mã tấu
sang Quảng Ngãi để thanh toán, giải quyết
mâu thuẫn; vụ băng nhóm 10 đối tượng sau
khi gây thương tích cho 02 nạn nhân đã tiếp
tục truy sát gây náo loạn bệnh viện ở Thành
phố Hồ Chí Minh9 Phát hiện nhiều băng
nhóm tội phạm có thành viên là đàn em, tay
chân, người nhà của Năm Cam, Dung Hà,
Khánh Trắng (các trùm tội phạm trước đây).
Tội chống người thi hành công vụ tuy giảm
nhưng tính chất vẫn rất manh động, nguy
hiểm, nhiều vụ các đối tượng liều lĩnh lao
xe vào lực lượng chức năng, dùng vũ lực,
hung khí, vũ khí tấn công; kích động, lôi kéo
nhiều người khác tham gia chống người thi
hành công vụ. Điển hình là vụ nhóm buôn
lậu thuốc lá đánh chết 01 cán bộ quản lý thị
trường tỉnh Long An để cướp lại thuốc lá bị
thu giữ; vụ đối tượng dùng súng bắn lại tổ
công tác Công an tỉnh Đồng Nai sau đó
cướp xe của người dân bỏ trốn; vụ tấn công
tổ công tác cưỡng chế thi hành án tại Bình
Phước làm 05 cán bộ Công an bị thương
nặng10. Xảy ra nhiều vụ vỡ “tín dụng đen”,
thiệt hại hàng trăm tỷ đồng, cũng là nguyên
nhân phát sinh tội phạm hình sự, gây phức
tạp về an ninh, trật tự. Tình trạng tàng trữ,
buôn bán trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công
cụ hỗ trợ tăng 6,34%; xảy ra ở nhiều địa
phương với số lượng lớn. Điển hình tại các
địa phương: Lai Châu, Hải Dương, Vĩnh
Phúc, Hà Nội, Quảng Nam, Tây Ninh Tội
phạm gây rối trật tự công cộng tăng 33,68%;
sử dụng vũ khí nóng tăng 33,65%11... Tình
trạng bạo lực học đường cũng diễn biến
phức tạp, cần có giải pháp về pháp luật để
ngăn chặn tình trạng này.
Thứ ba, về cơ sở pháp lý: Về nguyên
tắc, người chuẩn bị phạm tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác phải chịu TNHS như trường
hợp tội phạm hoàn thành, theo cùng điều
luật, cùng tội danh và cùng trong phạm vi
khung hình phạt mà điều luật đó quy định.
Tuy nhiên, luật hình sự Việt Nam không đặt
mức độ TNHS của chuẩn bị phạm tội ngang
bằng với mức độ TNHS của trường hợp đã
hoàn thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác (có các
tình tiết khác tương đương), do đây là
trường hợp với mức độ thực hiện ý định
phạm tội thấp nhất và do vậy có mức độ
nguy hiểm cho xã hội thấp nhất so với phạm
tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành, vì chưa
trực tiếp xâm hại đến khách thể của loại tội
định thực hiện và riêng hành vi chuẩn bị
chưa thể gây ra được những hậu quả nguy
hiểm cho xã hội. Vì vậy, luật hình sự Việt
Nam chỉ đặt vấn đề quy TNHS cho những
trường hợp chuẩn bị phạm tội nhất định quy
định tại Điều 14 BLHS năm 2015 và các
điều luật về tội phạm cụ thể với khung hình
phạt rất thấp (tối đa chỉ 05 năm tù)12.
Căn cứ để xác định TNHS cụ thể cho
những trường hợp chuẩn bị phạm tội đã
được quy định tại Điều 57 BLHS năm 2015
như sau13:
9 Xem thêm: Chính phủ (2016), Báo cáo số 421/BC-CP ngày 17/10/2016; tlđd.
10 Xem thêm: Chính phủ (2016), Báo cáo số 421/BC-CP ngày 17/10/2016; tlđd.
11 Xem thêm: Chính phủ (2016), Báo cáo số 421/BC-CP ngày 17/10/2016; tlđd.
12 Điều 14 BLHS năm 2015 và các điều luật có liên quan.
13 Điều 57 BLHS năm 2015.
39
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 07(335) T4/2017
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
“Điều 57. Quyết định hình phạt trong
trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội
chưa đạt
1. Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội
và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt
được quyết định theo các điều của Bộ luật
này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính
chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành
vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và
những tình tiết khác khiến cho tội phạm
không thực hiện được đến cùng.
2. Đối với trường hợp chuẩn bị phạm
tội, hình phạt được quyết định trong phạm
vi khung hình phạt được quy định trong các
điều luật cụ thể”.
Bên cạnh đó, các điều như: Điều 260.
Tội vi phạm quy định về tham gia giao
thông đường bộ; Điều 261. Tội cản trở giao
thông đường bộ; Điều 267. Tội vi phạm quy
định về điều khiển phương tiện giao thông
đường sắt; Điều 268. Tội cản trở giao thông
đường sắt; Điều 272. Tội vi phạm quy định
về điều khiển phương tiện giao thông đường
thuỷ; Điều 273. Tội cản trở giao thông
đường thuỷ của BLHS năm 2015 cũng
quy định các trường hợp tuy chưa gây ra hậu
quả nhưng có khả năng thực tế dẫn đến hậu
quả thì vẫn phạm tội và phải chịu TNHS14.
3. Nên hay không nên quy định và xử lý
tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác ở giai đoạn
chuẩn bị phạm tội?
Chúng tôi ủng hộ quan điểm nên quy
định và xử lý tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ở
giai đoạn chuẩn bị phạm tội với 03 lý do
nêu trên.
Tuy nhiên, để tiếp thu những điểm
hợp lý của quan điểm thứ nhất “Không nên
quy định và xử lý tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội”, chúng
tôi đồng tình với lý do: tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác tại khoản 1 Điều 134 BLHS năm
14 Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ:
“5. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho
tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000
đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm”.
Điều 261. Tội cản trở giao thông đường bộ:
“5. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài
sản của người khác nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc
phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm”...
Điều 267. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt:
“4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả thực tế gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe
hoặc tài sản của người khác, nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000
đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm”...
Điều 268. Tội cản trở giao thông đường sắt:
“5. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả thực tế gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe
hoặc tài sản của người khác, nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000
đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm”...
Điều 272. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thuỷ:
“4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả thực tế gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe
hoặc tài sản của người khác, nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000
đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”...
Điều 273. Tội cản trở giao thông đường thuỷ:
“5. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả thực tế gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe
hoặc tài sản của người khác, nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000
đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm”...
40
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 07(335) T4/2017
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
201515 là tội phạm ít nghiêm trọng, khoản 2
Điều 134 BLHS năm 2015 là tội phạm
nghiêm trọng (khác tội giết người ngay
trong cấu thành tội phạm cơ bản đã là tội
phạm rất nghiêm trọng), trong khi hành vi
chuẩn bị phạm tội chưa phải là hành vi thực
hiện tội phạm, cho nên, tính nguy hiểm cho
xã hội của hành vi chuẩn bị phạm tội nói
chung và chuẩn bị phạm tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác nói riêng chưa đáng kể, chưa bị
coi là tội phạm và không phải chịu TNHS.
Vì vậy, nếu muốn xử lý hình sự hành vi
chuẩn bị phạm tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì
cần rà soát, chọn lọc và bổ sung thêm một số
tình tiết đã được quy định trong cấu thành cơ
bản thứ hai của tội phạm này vào hành vi
chuẩn bị phạm tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (nếu
chuẩn bị phạm tội mà không có thêm một
trong các tình tiết này thì không xử lý hình
sự). Cụ thể là: cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác tuy tỷ lệ
tổn thương cơ thể dưới 11% nhưng thuộc một
trong các trường hợp sau đây:
1. Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ
đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;
2. Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc
hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác;
3. Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
4. Phạm tội 02 lần trở lên;
5. Phạm tội đối với 02 người trở lên;
6. Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ
mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau
hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
7. Đối với ông, bà, cha, mẹ, người
nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của
mình;
8. Có tổ chức;
9. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
10. Phạm tội trong thời gian đang bị
tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình
phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa
vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường
giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
11. Thuê gây thương tích hoặc gây tổn
hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây
tổn hại sức khỏe do được thuê;
12. Có tính chất côn đồ;
13. Tái phạm nguy hiểm;
14. Đối với người đang thi hành công
vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
Nếu chọn lọc và bổ sung thêm một số
tình tiết đã được quy định trong cấu thành
cơ bản thứ hai của tội phạm này vào hành vi
chuẩn bị phạm tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác sẽ
giải quyết được mâu thuẫn giữa yêu cầu phải
có hậu quả tổn thương cơ thể nhất định của
nạn nhân mới bị truy cứu TNHS (nếu tuy đã
gây hậu quả nhưng chưa đạt tỷ lệ tổn thương
cơ thể nhất định của nạn nhân cũng không
phải chịu TNHS) với thực tế khi chuẩn bị
phạm tội này chưa gây ra hậu quả mà đã bị
xử lý hình sự. Tuy nhiên, vì chưa gây ra hậu
quả, nên chính sách xử lý hình sự và hình
phạt phải nhẹ hơn trường hợp tương tự đã
gây ra hậu quả. Ví dụ sau đây sẽ minh họa
cho việc khắc phục mâu thuẫn giữa quy định
tại khoản 6 Điều 134 BLHS năm 2015 với
quy định tại khoản 1 Điều này, phù hợp với
quan điểm thứ hai cả về lý luận, thực tiễn và
lập pháp: (xem biểu trang 41)
Ngoài ra, để bảo đảm sự thống nhất
giữa quy định của phần chung với quy định
phần các tội phạm, cần sửa đổi, bổ sung
Điều 14 BLHS năm 2015 như sau:
“Điều 14. Chuẩn bị phạm tội
1. Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa
soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những
15 BLHS năm 2015.
41
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 07(335) T4/2017
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
42
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 07(335) T4/2017
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc
thành lập, tham gia nhóm tội phạm trừ
trường hợp quy định tại Điều 109, điểm a
khoản 2 Điều 113, khoản 6 Điều 134 hoặc
điểm a khoản 2 Điều 299 của Bộ luật này.
2. Người chuẩn bị phạm một trong các
tội sau đây thì phải chịu TNHS:
a) Điều 108 (tội phản bội Tổ quốc);
Điều 110 (tội gián điệp); Điều 111 (tội xâm
phạm an ninh lãnh thổ); Điều 112 (tội bạo
loạn); Điều 113 (tội khủng bố nhằm chống
chính quyền nhân dân); Điều 114 (tội phá
hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của Nước
Cộng hòa XHCN Việt Nam); Điều 117 (tội
làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền
thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống
Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam);
Điều 118 (tội phá rối an ninh); Điều 119 (tội
chống phá trại giam); Điều 120 (tội tổ chức,
cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước
ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm
chống chính quyền nhân dân); Điều 121 (tội
trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước
ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân);
b) Điều 123 (tội giết người); khoản 6
Điều 134 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác);
c) Điều 168 (tội cướp tài sản); Điều
169 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản);
d) Điều 299 (tội khủng bố); Điều 300
(tội tài trợ khủng bố); Điều 301 (tội bắt cóc
con tin); Điều 302 (tội cướp biển); Điều 303
(tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện
quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 324
(tội rửa tiền).
3. Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi
chuẩn bị phạm tội quy định tại điểm b và
điểm c khoản 2 Điều này thì phải chịu
TNHS” n
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo số 421/BC-CP ngày 17/10/2016 của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật
năm 2016, Hà Nội, tháng 10/2016.
2. Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2015, tháng 10/2016.
3. Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên (2010), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần chung), Trường Đại học Luật Hà Nội,
tr. 135-140.
4. Báo cáo số 377/BC-TTKQH ngày 18/11/2016 của Tổng thư ký Quốc hội tổng hợp ý kiến của các vị đại biểu Quốc
hội thảo luận ở Tổ và Hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS số 100/2015/QH13.
THÔNG BÁO THAY ĐỔI TÀI KHOẢN VÀ MÃ SỐ THUẾ
TỪ NGÀY 05 THÁNG 4 NĂM 2017, TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP
THAY ĐỔI TÀI KHOẢN VÀ MÃ SỐ THUẾ.
MỌI GIAO DỊCH ĐƯỢC TIẾN HÀNH QUA TÀI KHOẢN:
VIỆN NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP
SỐ TÀI KHOẢN: 0991000023097
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
(VIETCOMBANK), CHI NHÁNH TÂY HỒ.
MÃ SỐ THUẾ: 0104003894.
Trân trọng!
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_quan_diem_chung_quanh_quy_dinh_ve_chuan_bi_pham_toi_co_y.pdf