Kết luận
Các hoạt động ĐMST trong doanh nghiệp có ý nghĩa quyết định đến năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp hay của quốc gia. Tại Việt Nam, các nhà
lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách đã nhận thức sâu sắc điều này khi
đưa ra các chính sách về khuyến khích, hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động ĐMST
trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đánh giá chính sách thúc đẩy doanh
nghiệp ĐMST cần phải dựa vào các tiêu chí đánh giá như tính hiệu lực, tính
hiệu quả, tính phù hợp và bền vững. Các tiêu chí đánh giá này cần được
nhìn nhận dựa vào các mục tiêu của chính sách, chủ thể, đối tượng của
chính sách, các nguyên tắc, công cụ, phương tiện thực hiện mục tiêu chính
sách, các chính sách bộ phận, các giải pháp, nguồn lực thực hiện và các tác
động có thể có của chính sách đối với hoạt động ĐMST của doanh nghiệp.
Các chính sách này cần được đặt trong mối tương quan với Chiến lược phát
triển khoa học và công nghệ, Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội trong
từng giai đoạn phát triển của đất nước. Do đó, việc đánh giá chính sách dựa
trên các tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá ngày càng trở lên cấp thiết và chính đáng
trong một xã hội phát triển theo xu hướng dân chủ và hội nhập, lấy doanh
nghiệp làm trung tâm của sự phát triển kinh tế-xã hội./.
14 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 328 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các tiêu chí đánh giá chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JSTPM Tập 8, Số 2, 2019 21
CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY
DOANH NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
Nguyễn Quang Tuấn
Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel
Bùi Thị Hồng Việt
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Nguyễn Thị Lan Hương1
Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội
Tóm tắt:
Đổi mới sáng tạo (ĐMST) là một trong các yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp nâng cao
vị thế cạnh tranh, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội một cách nhanh chóng và bền
vững trong môi trường cạnh tranh quốc tế, điều này đã được các quốc gia trên thế giới
thừa nhận. Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu hiện nay, doanh nghiệp đứng trước lựa
chọn ĐMST, nghiên cứu phát triển hay là phá sản. Sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các
cơ chế, chính sách là những động lực quan trọng thúc đẩy doanh nghiệp ĐMST để phát
triển. Việc đưa ra các tiêu chí đánh giá chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMST có ý
nghĩa rất quan trọng đối với cá nhân hay tổ chức ra quyết định. Bài viết này trả lời được
các câu hỏi sau: (i) Chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMST là gì? (ii) Các yếu tố ảnh
hưởng tới chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMST? (iii) Các tiêu chí đánh giá chính sách
thúc đẩy doanh nghiệp ĐMST?
Từ khóa: Đổi mới sáng tạo; Chính sách; Đánh giá chính sách; Doanh nghiệp.
Mã số: 19060701
1. Tổng quan nghiên cứu
1.1. Đổi mới sáng tạo
Đổi mới sáng tạo là việc các doanh nghiệp đưa ra sản phẩm, quy trình,
phương pháp hoặc hệ thống mới nhằm tạo ra các thị trường mới hoặc các
hình thức tổ chức công nghiệp mới, trong đó nhấn mạnh quá trình ĐMST
và kết quả đầu ra của ĐMST (sản phẩm, quy trình) (Schumpeter, 1934).
Zahra và Covin (1994) đã coi ĐMST là nhân tố quyết định sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp. ĐMST có nhiều loại hình khác nhau. Theo
OECD (2005), loại hình ĐMST được phân chia thành đổi mới sản phẩm,
đổi mới quy trình, đổi mới marketing và đổi mới tổ chức. Đây là cách phân
1 Liên hệ tác giả: lanhuongbk@gmail.com
22 Các tiêu chí đánh giá chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMST
loại mang tính phổ biến của một tổ chức có uy tín, giúp thống nhất khái
niệm ĐMST, đưa ra các tiêu chuẩn cho các quốc gia trên thế giới tiến hành
điều tra về ĐMST trong doanh nghiệp trên phạm vi quốc gia, bao phủ tất cả
các bộ phận của một doanh nghiệp.
ĐMST giúp doanh nghiệp có thể nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia
tăng của sản phẩm hay dịch vụ, hướng doanh nghiệp đến sự phát triển bền
vững. Cùng xét về các yếu tố tác động đến ĐMST của doanh nghiệp, các
yếu tố bên trong doanh nghiệp như nghiên cứu và triển khai, sản xuất,
marketing, tầm nhìn chung và ý chí sáng tạo đổi mới của lãnh đạo, cơ cấu
tổ chức phù hợp, những cá nhân trọng yếu, làm việc nhóm hiệu quả, môi
trường sáng tạo, sự tin tưởng, cởi mở, chấp nhận rủi ro, sự tự do; yếu tố bên
ngoài doanh nghiệp như nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh,
trường đại học, chính phủ, cơ quan nghiên cứu (Nhâm Phong Tuân, 2016).
Trên cơ sở các công trình nghiên cứu, nhóm tác giả đã rà soát, tổng hợp và
đưa ra các yếu tố ảnh hưởng tới ĐMST trong doanh nghiệp như sau (Hình
1):
Nguồn: Nhóm tác giả thiết kế
Hình 1: Các yếu tố ảnh hưởng tới đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp
Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, hoạt động ĐMST chịu tác động của
nhiều yếu tố khác nhau như các nguồn lực bên trong và bên ngoài doanh
nghiệp, từ kết quả nghiên cứu của trường đại học, Chính phủ, cơ quan
nghiên cứu hay sức ép từ nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh
hoặc các quốc gia và vùng lãnh thổ khác. Trong đó, chính sách của nhà
nước là một trong các yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đối với hoạt động
ĐMST của doanh nghiệp trong việc định hướng, kích thích và tạo tiền đề
cho doanh nghiệp tiến hành các ĐMST.
Các yếu
tố ảnh
hưởng
đến
ĐMST
trong
doanh
nghiệp
Các
yếu tố
bên
trong
Các
yếu tố
bên
ngoài
+ Năng lực nguồn nhân lực.
+ Tài chính (nguồn vốn, khả năng huy động vốn cho
hoạt động ĐMST).
+ Công nghệ thực hiện ĐMST.
+ Phương pháp quản trị (văn hóa ĐMST, tầm nhìn
lãnh đạo).
+ Các yếu tố khác (bản quyền sản phẩm ĐMST, khả
năng thương mại hóa các sản phẩm ĐMST).
+ Thị trường (các đối thủ cạnh tranh hiện có trong
ngành, mới xuất hiện, các sản phẩm, dịch vụ thay thế).
+ Các tổ chức khoa học và công nghệ.
+ Các chính sách của Nhà nước thúc đẩy doanh nghiệp
ĐMST.
+ Các yếu tố khác (vị thế người mua, nhà cung cấp;
phương thức hợp tác liên kết ngành, mức độ cạnh
tranh, xu hướng dịch chuyển sản xuất).
ĐMST
về sản phẩm
ĐMST
về quy trình
ĐMST
về marketing
ĐMST
về tổ chức
JSTPM Tập 8, Số 2, 2019 23
1.2. Khái niệm chính sách đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp
Chính sách được định nghĩa là quá trình hành động có mục tiêu, mà một
hoặc một số chủ thể theo đuổi, để giải quyết những vấn đề mà họ quan tâm
(James E. Anderson, 1983). Chính sách là một tập hợp các biện pháp được
thể chế hóa do chủ thể quyền lực hoặc chủ thể quản lý đưa ra nhằm tạo sự
ưu đãi cho một số nhóm xã hội, kích thích động cơ hoạt động của họ, định
hướng hoạt động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong
chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội (Vũ Cao Đàm, 2011). Cách
tiếp cận chính sách theo hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia (NIS) đã được
nhiều chuyên gia và các nhà hoạch định chính sách quan tâm áp dụng để
khắc phục được những khiếm khuyết của thị trường. Có nhiều nghiên cứu
vận dụng khái niệm và cách tiếp cận NIS vào hoàn cảnh của các nền kinh tế
đang phát triển/đang công nghiệp hóa, như các công trình của Nelson
(1993), Lundvall (1992), Những tổ chức quốc tế như Diễn đàn Hợp tác
Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Trung tâm Chuyển giao Công
nghệ châu Á-Thái Bình Dương (APCTT) cũng đề ra nhiều sáng kiến thúc
đẩy các nền kinh tế thành viên áp dụng cách tiếp cận này để tăng cường đổi
mới.
Xuất phát từ đặc điểm của ĐMST là tạo ra tri thức giúp người dùng tiếp
cận, sử dụng tri thức. Điều này có ảnh hưởng tới lợi ích của các doanh
nghiệp. Thứ nhất, lợi ích xã hội của ĐMST lớn hơn lợi ích riêng của doanh
nghiệp do khách hàng và các đối thủ cạnh tranh cùng được hưởng lợi từ các
ĐMST của doanh nghiệp. Thứ hai, tri thức được tạo ra không thể làm của
riêng cho doanh nghiệp, không mang lại toàn bộ lợi ích cho doanh nghiệp,
vì vậy không khuyến khích doanh nghiệp ĐMST. Do tri thức khoa học
mang tính chất hàng hóa công nên dễ gây ra thất bại thị trường như rủi ro,
chi phí cao. Vì vậy, các công cụ chính sách của nhà nước sẽ hỗ trợ cho
doanh nghiệp thực hiện ĐMST như chính phủ tài trợ trực tiếp cho nghiên
cứu, đặc biệt là nghiên cứu cơ bản, cấp bằng sáng chế, tạo ra môi trường
kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, khuyến khích đầu tư, ưu đãi thuế,
vay vốn với lãi suất thấp.
Chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMST được hiểu là những can thiệp của
nhà nước bằng những biện pháp kích thích (các công cụ/phương tiện kinh
tế, hành chính, tinh thần) tới hoạt động của doanh nghiệp nhằm tạo môi
trường thuận lợi để các doanh nghiệp nhanh chóng tiến hành các hoạt động
ĐMST trên cơ sở định hướng phù hợp với mục tiêu tổng thể của đất nước.
Chính sách được thể chế hóa dưới dạng các đạo luật, pháp lệnh, sắc lệnh;
các văn bản dưới luật (nghị định, quyết định, chỉ thị, thông tư của Chính
phủ,). Trong ĐMST, mỗi loại hình ĐMST mà doanh nghiệp thực hiện
đều cần sự định hướng hỗ trợ, khuyến khích của nhà nước để đẩy nhanh
tiến trình ĐMST. Trên thực tế, các hoạt động ĐMST của doanh nghiệp
24 Các tiêu chí đánh giá chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMST
thường được đặt trong bối cảnh của một hệ thống chung - hệ thống ĐMST
quốc gia, trong đó, nhà nước sử dụng chính sách để cân đối trong phát triển,
kiểm soát các nguồn lực, xung đột trong xã hội, tạo ra môi trường thuận lợi
cho các hoạt động kinh tế-xã hội. Cùng với đó, Chính phủ có những chính
sách để thúc đẩy ĐMST về sản phẩm, quy trình, marketing và tổ chức trong
doanh nghiệp, qua đó góp phần đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động
ĐMST trong doanh nghiệp.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới
sáng tạo
Một chính sách bao gồm các yếu tố cơ bản: các căn cứ xây dựng chính
sách; các mục tiêu của chính sách; chủ thể của chính sách; các nguyên tắc
thực hiện mục tiêu của chính sách; các chính sách bộ phận, các giải pháp và
công cụ thực hiện mục tiêu (Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền,
2010). Vì vậy, có nhiều cách xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách
dựa trên các cách tiếp cận chính sách.
Khi tiếp cận theo đối tượng là chính sách công, các yếu tố ảnh hưởng đến
quá trình hoạch định chính sách công gồm sự thay đổi trong lãnh đạo hay
chế độ; sự tham gia của cộng đồng hoặc các bên liên quan; điều kiện nhà tài
trợ; nhà tài trợ hỗ trợ kỹ thuật; tầm nhìn hay quan điểm dài hạn; kỹ năng
quản lý kỹ thuật; định hướng chính trị; quy tắc hỗ trợ và nguồn lực tổng
hợp; phân bổ và kiểm soát tài nguyên. Trong đó, định hướng chính trị là
một yếu tố quan trọng hình thành và ảnh hưởng đến chính sách và quy trình
thực hiện các chính sách công. Hỗ trợ kỹ thuật của nhà tài trợ đi kèm các
điều kiện ảnh hưởng mạnh đến việc xây dựng và thực thi chính sách công.
Sự thay đổi chế độ không tạo ra bất kỳ tác động nào đối với việc xây dựng
chính sách, nhưng nó có tác động đáng kể đến việc thực thi chính sách, giữa
các chế độ chính trị thường đưa ra một số hình thức cạnh tranh để đẩy
nhanh tốc độ thực thi chính sách (Salahuddin M. Aminuzzaman, 2015).
Khi tiếp cận theo quy trình, chính sách bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bao
gồm: kiến thức và hoạt động đổi mới; bối cảnh xã hội, chính trị và kinh tế;
khuôn khổ pháp lý; các sự kiện cụ thể; ảnh hưởng thể chế và ảnh hưởng bên
ngoài. Kiến thức và hoạt động đổi mới tác động đến chính sách bằng cách
xúc tác cho các cuộc tranh luận hoặc tạo ra nhận thức về các cơ hội mới.
Các nhà hoạch định chính sách luôn căn cứ vào bối cảnh xã hội, chính trị và
kinh tế nhằm ổn định chính trị và phát triển quốc gia, mở rộng tầm ảnh
hưởng quốc tế, phát triển dựa trên tài nguyên sẵn có, nguồn lực có thể tham
gia chính sách và cách thức quản trị liên quan đến quản lý môi trường và
quy trình chính sách. Chính sách phụ thuộc vào các thể chế có cơ cấu và
nhiệm vụ nhất định như các cơ quan chính phủ trung ương, chính quyền địa
phương, tổ chức phi chính phủ, khu vực tư nhân, các đảng chính trị và tôn
JSTPM Tập 8, Số 2, 2019 25
giáo có tổ chức. Ngoài ra, chính sách còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên
ngoài như các nhà tài trợ, thỏa thuận và hiệp ước quốc tế, các phương tiện
truyền thông và sự kiện bên ngoài (POP, 2009).
Một chính sách khi đưa vào thực tiễn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố
khách quan hoặc chủ quan nhằm thúc đẩy hoặc cản trở việc thực thi chính
sách. Các yếu tố khách quan bao gồm bản chất của vấn đề cần giải quyết,
bối cảnh thực tế, tiềm lực chính trị và kinh tế của nhóm đối tượng chính
sách và người dân. Các yếu tố chủ quan bao gồm bộ máy tổ chức thực thi
chính sách, thể chế hành chính, nguồn lực kinh phí thực thi chính sách,
công tác tuyên truyền, khả năng tác động lên thái độ và hành động của nhân
dân. Khi chính sách giải quyết một vấn đề phức tạp có liên quan đến nhiều
lĩnh vực hoặc nhiều nguyên nhân thì quá trình thực thi chính sách cần phải
phối hợp nhiều chính sách và các quyết định có liên quan đến nhau. Các
chính sách được thể hiện thông qua các văn bản quy phạm pháp luật từ
trung ương đến địa phương, tạo môi trường pháp lý cho thực thi chính sách,
sự ổn định, có trình tự cho hoạt động của các cơ quan quản lý và đối tượng
chính sách. Trước khi chính sách được thực thi cần đào tạo nhân lực để
thực hiện nội dung và các yêu cầu của chính sách, tuyên truyền, phổ biến
cho người dân về lợi ích của chính sách, đánh giá tác động của chính sách
thông qua điều tra hoặc các thông tin phản hồi để điều chỉnh chính sách.
Ngoài ra, các yếu tố về bản sắc văn hóa truyền thống cũng ảnh hưởng tới
việc thực thi các chính sách kinh tế (Doan Thi Thu Ha, Nguyen Thi Ngoc
Huyen, 2010).
Khi tiếp cận theo đánh giá tác động của chính sách, một số ý kiến của các
chính trị gia hoặc các nhà hoạch định chính sách cho rằng những người
đánh giá tác động chỉ nên đưa ra bằng chứng có thể định lượng, tránh thiên
vị khi đưa ra quyết định. Các đánh giá tác động nên được xem xét toàn bộ,
chứa thông tin liên quan đến nội dung của nhà hoạch định chính sách, có
thể sử dụng để tham khảo trong các cuộc tranh luận hoặc các quyết định
chính trị (Burdge, 1987). Các thông tin trong bản đánh giá tác động nên có
mục tiêu cụ thể cho quy trình lập kế hoạch, giúp người ra quyết định tránh
hoặc giảm thiểu tác động tiêu cực (Soderstrom, 1981). Những người ra
quyết định có vai trò quan trọng hàng đầu vì họ nhận được tất cả thông tin
thích hợp và cảm nhận nó theo cách họ dự định (DiMento, 1982). Trong
nhiều nghiên cứu về ra quyết định đã chứng minh rằng, mọi người không
phản hồi thông tin theo cách thống nhất hoặc quy tắc quyết định chung mà
có sự thiên vị đôi khi bị lạm dụng dẫn đến phán đoán không chính xác
(Kahneman, Slovic, Tversky, 1982; Nisbett, Ross, 1980).
Căn cứ vào các yếu tố cấu thành nên chính sách, mỗi giai đoạn của chính
sách có các yếu tố ảnh hưởng khác nhau. Các nhà hoạch định chính sách
cần phân tích rõ các yếu tố ảnh hưởng nhằm cung cấp thông tin chính xác
26 Các tiêu chí đánh giá chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMST
nhất cho quá trình xây dựng chính sách. Đặc biệt với các chính sách lớn cần
phải đưa ra chương trình nghị sự của quốc hội. Đối với chính sách thúc đẩy
doanh nghiệp ĐMST, chủ thể quản lý là các cơ quan nhà nước, đối tượng
quản lý là các doanh nghiệp. Để đưa chính sách vào thực tiễn, cần phải
nghiên cứu các yếu tố khách quan hoặc chủ quan nhằm thúc đẩy doanh
nghiệp ĐMST, hạn chế những yếu tố cản trở việc thực thi chính sách này.
Các yếu tố khách quan bao gồm bản chất của vấn đề cần giải quyết chính là
thúc đẩy doanh nghiệp ĐMST nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp, quốc gia trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tiềm lực
chính trị và kinh tế của nhóm đối tượng chính sách và người dân. Các yếu
tố chủ quan bao gồm bộ máy tổ chức thực thi chính sách, thể chế hành
chính, nguồn lực kinh phí thực thi chính sách, công tác tuyên truyền, khả
năng tác động lên thái độ và hành động của nhân dân. Các chính sách thúc
đẩy doanh nghiệp ĐMST sẽ tác động vào các hoạt động ĐMST của doanh
nghiệp, gồm hoạt động ĐMST về sản phẩm, quy trình, marketing và tổ
chức nhằm đạt được các mục tiêu của chính sách đề ra.
2. Các chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới sáng tạo
Các chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMST có thể được phân loại theo
nhiều cách khác nhau như các giải pháp tác động vào mục tiêu, các công
cụ, cấp độ ban hành chính sách, đối tượng của chính sách, lĩnh vực tác động
của chính sách, mục tiêu chính sách, phạm vi ảnh hưởng, theo bộ phận của
chính sách.
Dựa vào cách tiếp cận của OECD (2005) thì có bốn loại hình ĐMST
(ĐMST về: sản phẩm, quy trình, marketing, tổ chức). Tương ứng với các
loại hình này là chính sách nhà nước để thúc đẩy ĐMST trong doanh
nghiệp. Do đó, trong bài viết này, chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMST
được phân chia thành bốn nhóm chủ yếu, đó là: Chính sách thúc đẩy doanh
nghiệp ĐMST về sản phẩm, chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMST về
quy trình, chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMST về marketing và chính
sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMST về tổ chức.
2.1. Chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới sáng tạo về sản phẩm
Chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMST về sản phẩm có quan hệ mật thiết
với công tác kế hoạch, chiến lược cạnh tranh, định vị thị trường và phát
triển doanh nghiệp. ĐMST về sản phẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng,
được coi là nền tảng của các doanh nghiệp. Chính sách thúc đẩy doanh
nghiệp ĐMST về sản phẩm đúng đắn là điểm khởi đầu thành công cho
doanh nghiệp, chỉ khi nào doanh nghiệp hình thành được chính sách đổi
mới sản phẩm thì mới có phương hướng để đầu tư, nghiên cứu thiết kế sản
phẩm. Để thúc đẩy doanh nghiệp ĐMST về sản phẩm, nhà nước đưa ra các
JSTPM Tập 8, Số 2, 2019 27
chính sách về tài trợ nghiên cứu, hỗ trợ kỹ thuật cho nghiên cứu khoa học,
hợp tác nghiên cứu với đối tác, chính sách và quy định cho khoa học, cơ sở
hạ tầng và tài chính để đổi mới sản phẩm (Sabet, SM, Heard, AC, Neilitz, S
and Brown, AN, 2017) nhằm hỗ trợ doanh nghiệp cải tiến sản phẩm hoặc
chế tạo sản phẩm mới.
Như vậy, chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMST về sản phẩm được hiểu
là cách thức nhà nước tác động trực tiếp hay gián tiếp lên doanh nghiệp
thông qua các cơ quan quản lý nhà nước, hệ thống văn bản bằng cách hỗ trợ
ứng dụng tri thức để cải tiến sản phẩm, thúc đẩy đổi mới sản phẩm thông
qua việc sử dụng các nguyên vật liệu tốt hơn, khuyến khích đa dạng hóa sản
phẩm phù hợp với các hiệp định thương mại, thúc đẩy phát triển nguồn
nguyên liệu để nội địa hóa sản phẩm, thúc đẩy thiết kế mẫu mã sản phẩm,
hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho đổi mới sản phẩm,
khuyến khích đổi mới sản phẩm thông qua công cụ thuế, công cụ tín dụng.
2.2. Chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới sáng tạo về quy trình
Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất đã ứng dụng nhiều hệ thống sản xuất
tự động điều khiển bằng chương trình, các thành tựu của công nghệ tin học,
máy tính đã trợ giúp cho các công việc quản lý hệ thống sản xuất, hỗ trợ
cho việc ra quyết định sản xuất - kinh doanh. Ngoài ra, các doanh nghiệp
sản xuất ngày càng quan tâm đến vấn đề kiểm soát chi phí. Việc kiểm soát
chi phí được doanh nghiệp quan tâm thường xuyên hơn trong từng chức
năng, trong mỗi giai đoạn quản lý, chú trọng đến việc tiết kiệm thời gian,
nguồn lực và nguyên vật liệu (Frederick W.Taylor, 1911). Để hỗ trợ doanh
nghiệp tiếp cận được với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhà nước nên
có những chính sách phục vụ trực tiếp hay gián tiếp cho việc sản xuất, phân
phối sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp.
Như vậy, chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMST về quy trình được hiểu
là cách thức nhà nước dựa trên sự thay đổi của KH&CN tác động vào
doanh nghiệp thông qua các hình thức như hỗ trợ thay đổi phương thức sản
xuất, khuyến khích quản lý theo chuỗi giá trị, từ cung ứng nguyên liệu đến
phân phối sản phẩm, hỗ trợ chuyển đổi phương thức sản xuất từ công nghệ
thủ công sang công nghệ tích hợp, thúc đẩy cải tiến quy trình sản xuất
thông qua các công cụ năng suất, chất lượng, thúc đẩy đổi mới quy trình
sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường, hỗ trợ tiếp nhận, thích nghi,
làm chủ quy trình công nghệ sản xuất, ứng dụng sáng kiến, sáng chế để
thay đổi quy trình sản xuất, tiếp cận thông tin để phục vụ cho đổi mới quy
trình sản xuất, thúc đẩy hoạt động giám định, kiểm tra chất lượng phục vụ
cho đổi mới quy trình sản xuất, khắc phục các rào cản kỹ thuật thương mại,
hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho đổi mới quy trình
28 Các tiêu chí đánh giá chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMST
sản xuất, khuyến khích doanh nghiệp đổi mới quy trình thông qua công cụ
thuế, công cụ tín dụng.
2.3. Chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới sáng tạo về marketing
Những năm gần đây, ĐMST đã làm thay đổi cách thức tư duy phát triển sản
phẩm của công ty và lĩnh vực dịch vụ (Chesbrough, Henry William, 2003).
ĐMST được thực hiện qua một quá trình khám phá ra những cách làm mới,
có mối liên hệ mật thiết với thay đổi mô hình kinh doanh và thích nghi với
những thay đổi để tạo ra những sản phẩm dịch vụ tốt hơn (Theodore
Henderson, 2017). Do xu thế quốc tế hóa nền kinh tế thế giới và xu hướng
hội nhập kinh tế khu vực có các quốc gia, các doanh nghiệp sản xuất phải
tuân thủ luật lệ, thông lệ kinh doanh quốc tế và chịu sự tác động của các
hoàn cảnh chính trị. Để thúc đẩy doanh nghiệp ĐMST về marketing, nhà
nước hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các cơ quan nghiên cứu nhằm phân
tích và dự báo thị trường, tình hình cạnh tranh, các trung gian phân phối,
kết nối cung cầu, phân tích môi trường chính trị, luật pháp, kinh tế, công
nghệ, văn hóa, xã hội khi doanh nghiệp mở rộng hoạt động của mình ra thị
trường bên ngoài.
Như vậy, chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới về marketing được
hiểu là cách thức nhà nước tác động vào doanh nghiệp thông qua các cơ
quan, tổ chức nhằm hỗ trợ mở rộng thị trường xuất khẩu, thúc đẩy mở rộng
thị trường nội địa thông qua chính sách tài chính (thuế, tín dụng), khuyến
khích đưa sản phẩm ra thị trường thông qua việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng
về thương mại điện tử, hỗ trợ mở rộng thị trường mới thông qua các đại
diện thương mại ở nước ngoài, trọng tài thương mại, khuyến khích doanh
nghiệp xây dựng, quảng bá thương hiệu, đăng ký nhãn hiệu, thúc đẩy mở
rộng mạng lưới bán lẻ trong nước thông qua các hội chợ, triển lãm, khuyến
khích nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động đổi mới
phương thức bán hàng.
2.4. Chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới sáng tạo về tổ chức
Các hoạt động đổi mới tổ chức, phương pháp quản lý trong hoạt động sản
xuất kinh doanh giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh tế, tự chủ trong
việc ra quyết định. Để thúc đẩy doanh nghiệp ĐMST về tổ chức, nhà nước
đưa ra các chính sách thích ứng để đổi mới và thay đổi công nghệ đối với
vai trò ngày càng tăng của doanh nghiệp, mở rộng chính sách nguồn nhân
lực để giải quyết các nhu cầu về kỹ năng quản lý, xây dựng các hệ sinh thái
đổi mới chia sẻ nguồn lực tri thức, những hiểu biết và thay đổi trong văn
hóa doanh nghiệp, những nhu cầu mới về nhân sự và công nghệ giữa các
thành phần trong hệ sinh thái.
JSTPM Tập 8, Số 2, 2019 29
Chính
sách thúc
đẩy doanh
nghiệp
ĐMST
CS thúc đẩy DN ĐMST về
marketing
CS thúc đẩy DN ĐMST về
quy trình
CS thúc đẩy DN ĐMST về
sản phẩm
CS thúc đẩy DN ĐMST về tổ
chức
Các hoạt
động
ĐMST
của DN
Các mục tiêu của chính
sách:
+ Nâng cao nhận thức của
DN về ĐMST
+ Gia tăng số lượng DN
thực hiện các hoạt động
ĐMST
+ Nâng cao mức đầu tư của
DN cho hoạt động ĐMST
+ Nâng cao hiệu quả các
hoạt động ĐMST của DN
Như vậy, chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMST về tổ chức được hiểu là
cách thức nhà nước tác động trực tiếp hay gián tiếp lên doanh nghiệp thông
qua các cơ quan quản lý nhà nước, hệ thống văn bản nhằm thúc đẩy doanh
nghiệp chuyển đổi phương thức tổ chức sản xuất theo hướng hiện đại,
khuyến khích chuyển đổi địa điểm tổ chức sản xuất theo hướng phù hợp, hỗ
trợ tổ chức sản xuất theo cụm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh toàn
ngành, khuyến khích doanh nghiệp tái cơ cấu tổ chức sản xuất theo hướng
ứng dụng các công cụ nâng cao năng suất, chất lượng, đổi mới phương
pháp quản lý theo hướng tinh gọn, hiệu quả, hỗ trợ tiếp cận và học hỏi kinh
nghiệm về tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, thúc đẩy áp dụng phương
pháp kiểm soát hiện đại trong tổ chức sản xuất, dịch chuyển sản xuất từ các
thành phố lớn về các địa phương giúp doanh nghiệp có nguồn lao động dồi
dào, quy hoạch cụm công nghiệp đồng bộ. Như vậy, chính sách thúc đẩy
doanh nghiệp ĐMST được mô tả như Hình 2 dưới đây.
Nguồn: Nhóm tác giả thiết kế
Hình 2: Chính sách thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp
Chính sách có thể được đánh giá trước hoặc sau khi ban hành. Đối với
những người ra quyết định thì hoạt động đánh giá trước có ý nghĩa quan
trọng. Nếu đánh giá tác động không chính xác sẽ dẫn đến chính sách không
mang lại lợi ích cho nhà hoạch định chính sách. Những sai lệch này xảy ra
khi các nhà hoạch định chính sách đang ước tính chi phí và lợi ích tương
đối của các chính sách, điều này có thể đặc biệt nghiêm trọng khi các chính
sách đưa ra có thể dẫn đến kết quả ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và
phúc lợi của các thế hệ tương lai, hay ô nhiễm môi trường (Katherine A.
Lyon, 1990). Vì vậy, cần phải có các tiêu chí để đánh giá mức độ ảnh
hưởng của chính sách thúc đẩy ĐMST đối với doanh nghiệp.
30 Các tiêu chí đánh giá chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMST
3. Các tiêu chí đánh giá chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới sáng
tạo
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và Nghị định số
34/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp
thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trong đó yêu cầu hồ
sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh phải xây dựng nội dung chính sách, có
báo cáo đánh giá tác động của chính sách, tuy nhiên lại không quy định cụ
thể các tiêu chí đánh giá chính sách. Đánh giá chính sách là việc thực hiện
các hoạt động để nắm bắt thông tin về đối tượng của chính sách, dựa trên
các tiêu chí nhất định, tính khách quan của kết quả đánh giá phụ thuộc vào
chủ thể đánh giá, cách thức, tiêu chí đánh giá. Vì vậy, cần phải xây dựng
những tiêu chí đánh giá đảm bảo chất lượng mới có được kết quả có giá trị
thực sự cho quá trình ra quyết định.
Các tiêu chí được sử dụng trong đánh giá chính sách cũng tương đối đa
dạng. Trong đánh giá thực hiện chính sách công thường được sử dụng các
tiêu chí cơ bản như tính hiệu lực của chính sách, hiệu quả của chính sách,
tính công bằng của chính sách, tính bền vững của chính sách, tác động của
chính sách đến các đối tượng hưởng lợi từ chính sách, mức độ giải quyết
vấn đề chính sách (Nguyễn Đăng Thành, 2012). Khi đánh giá chính sách
đối với mối quan hệ giữa hai quốc gia gồm tiêu chí như: tính hiệu lực của
chính sách, tính khả thi, tính hiệu quả, tính kinh tế và tính công bằng
(Nguyễn Thị Ngọc Hoa, 2018). Để đưa ra các tiêu chí đánh giá chính sách
thúc đẩy doanh nghiệp ĐMST cần phải xác định rõ mục tiêu, đối tượng,
chủ thể đánh giá; phạm vi, nguyên tắc, nguồn dữ liệu đánh giá; cá nhân, tổ
chức chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá chính sách. Việc đánh giá chính
sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMST có thể được tiến hành bởi các cơ quan,
tổ chức, cá nhân với các tiêu chí đánh giá như tính hiệu lực, tính hiệu quả,
tính phù hợp và tính bền vững của chính sách nhằm xác định được điểm
mạnh, điểm yếu của chính sách, từ đó sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các
chính sách hiện có hoặc ban hành các chính sách mới thay thế những chính
sách không còn phù hợp để thực hiện có hiệu quả, đồng bộ các giải pháp
nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMST.
3.1. Tiêu chí hiệu lực
Hiệu lực chính sách có thể được hiểu là phản ánh tác dụng thực của một
chính sách, là khả năng có thể vận hành của chính sách được xác định
thông qua các tính toán về chi phí và lợi ích, ngân sách, nguồn lực và các
điều kiện khác. Tính hiệu lực của chính sách đòi hỏi phải có sự tuân thủ,
chấp hành đầy đủ các quy định thuộc về chính sách. Hiệu lực chính sách
thúc đẩy doanh nghiệp ĐMST được đánh giá bằng cách đo lường mức độ
hiệu quả của hoạt động đạt được so với mục tiêu, gồm mức độ đáp ứng các
JSTPM Tập 8, Số 2, 2019 31
nguồn lực, kỹ thuật, phương tiện để triển khai được chính sách, sự đồng
thuận, chấp hành của đối tượng thực hiện chính sách. Hiệu lực của chính
sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMST có thể được phân loại theo thời gian,
phạm vi ảnh hưởng, theo cấp độ ban hành và theo đối tượng.
Việc xác định hiệu lực chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMST có thể
được tiến hành thông qua đối tượng được hưởng lợi từ chính sách, đối
tượng bị ảnh hưởng từ chính sách hay thông qua các chuyên gia, các tổ
chức đánh giá độc lập. Hiệu lực của chính sách thúc đẩy doanh nghiệp
ĐMST được xác định thông qua các chính sách bộ phận ĐMST về sản
phẩm, quy trình, marketing và tổ chức.
3.2. Tiêu chí hiệu quả
Hiệu quả của chính sách là sự phản ánh tương quan so sánh giữa kết quả do
chính sách đưa lại với chi phí đã bỏ ra. Tính hiệu quả của chính sách là độ
lớn của kết quả thu được từ việc sử dụng nguồn lực cố định. Việc phân tích
chi phí, lợi ích để xác định hiệu quả của chính sách, nếu không quan tâm
tính toán hiệu quả sẽ gây lãng phí, thất thoát tiền của và kinh phí từ ngân
sách nhà nước.
Hiệu quả của chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMST được xem xét dựa
trên kết quả thực tế mà chính sách đã đạt được trong hoạt động ĐMST so
với chi phí đầu vào của chính sách. Đầu vào của chính sách có thể bao gồm
chi phí của nhà nước để thực hiện chính sách và chi phí đầu tư cho ĐMST
như chi phí thường xuyên cho doanh nghiệp hoạt động ĐMST sản phẩm,
quy trình, marketing, tổ chức. Kết quả thực tế của chính sách thúc đẩy
doanh nghiệp ĐMST có thể được thể hiện thông qua phần trăm của doanh
thu mang lại do đổi mới sản phẩm, quy trình, marketing, tổ chức được
thương mại hóa; kết quả của quá trình đổi mới, thể hiện ở tỷ suất lợi nhuận,
nhân lực, xuất khẩu; số lượng sản phẩm mới, qui trình mới, phương pháp
marketing mới hoặc tổ chức được coi là mới đối với doanh nghiệp hoặc mới
so với thị trường trong nước/nước ngoài.
Ngoài ra, hiệu quả của chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMST còn được
xem xét thông qua tác động/ảnh hưởng của nó tới hiệu quả kinh tế, văn hóa,
xã hội nhưng khó xác định số liệu chính xác về chi phí cũng như kết quả do
chính sách mang lại. Để đánh giá hiệu quả của chính sách thúc đẩy doanh
nghiệp ĐMST không thể đo lường trực tiếp hoặc lượng hóa các đầu vào và
kết quả thực tế mà chính sách mang lại cho cá nhân, tổ chức và toàn xã hội
do tính lan tỏa của hoạt động ĐMST; cho nên có thể đánh giá hoạt động
ĐMST thông qua các doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế-xã hội.
32 Các tiêu chí đánh giá chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMST
3.3. Tiêu chí phù hợp
Chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMST thể hiện tính phù hợp với các
chiến lược phát triển, kế hoạch ĐMST của doanh nghiệp, tổ chức, địa
phương, quốc gia hay khu vực, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về ĐMST trong doanh nghiệp,
phù hợp với các chính sách đã ban hành, phù hợp với chính sách do cơ quan
có thẩm quyền cấp trên và những cam kết quốc tế.
Tính phù hợp của chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMST phù hợp với
các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của quốc gia, tiêu chí này cần được
đánh giá dựa trên hai giác độ nhà nước và doanh nghiệp, phù hợp với thủ
tục và qui trình đăng ký để được hưởng ưu đãi về thuế, các quy định của
nhà nước để được hưởng ưu đãi và mức hưởng ưu đãi.
3.4. Tiêu chí bền vững
Tính bền vững của chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMST được nhìn
nhận thông qua việc tạo ra những ảnh hưởng tích cực, lâu dài theo thời gian
và đảm bảo cân bằng về lợi ích giữa các bên liên quan. Để đánh giá tính
bền vững của chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMST cần đánh giá chính
sách có mang lại cho đối tượng chính sách (cá nhân, tổ chức) sự ổn định dài
lâu, có đem lại các tác động tích cực tới sự phát triển chung của xã hội và
đất nước và tác động xấu của chính sách tới con người, môi trường sống và
xã hội.
Đánh giá tính bền vững của chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMST là
việc làm phức tạp, vì khó lượng hóa hoặc đo lường trực tiếp các tác động
tích cực cũng như tiêu cực của chính sách. Do vậy, có thể đánh giá tính bền
vững của chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMST thông qua chủ thể chính
sách, đối tượng thụ hưởng chính sách và các bên liên quan. Ví dụ: Tính bền
vững của chính sách thúc đẩy ĐMST trong doanh nghiệp dệt may Việt
Nam được đánh giá thông qua doanh nghiệp như: (1) Việc cung cấp thông
tin về quy hoạch cụm công nghiệp dệt may đã có tác động tới hoạt động
ĐMST của doanh nghiệp; (2) Việc quy hoạch vùng nguyên liệu đã đáp ứng
được nhu cầu nguyên liệu cho doanh nghiệp ĐMST; (3) Việc hỗ trợ đào tạo
thông qua các trường đại học, cao đẳng, trung cấp đã cung cấp nguồn nhân
lực có chất lượng cho doanh nghiệp dệt may. Đánh giá thông qua cơ quan
quản lý nhà nước về tính bền vững của chính sách thúc đẩy ĐMST trong
doanh nghiệp dệt may Việt Nam như: (1) Chính sách hỗ trợ quản lý theo
chuỗi giá trị đã mang lại những hiệu ứng tích cực; (2) Chính sách thuế, tài
chính đã có tác động tích cực tới hoạt động ĐMST của doanh nghiệp; (3)
Việc hỗ trợ doanh nghiệp giám định, kiểm tra chất lượng khắc phục được
các rào cản kỹ thuật thương mại, dự báo xu hướng sản xuất mới có ý nghĩa
quan trọng cho doanh nghiệp ĐMST.
JSTPM Tập 8, Số 2, 2019 33
4. Kết luận
Các hoạt động ĐMST trong doanh nghiệp có ý nghĩa quyết định đến năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp hay của quốc gia. Tại Việt Nam, các nhà
lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách đã nhận thức sâu sắc điều này khi
đưa ra các chính sách về khuyến khích, hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động ĐMST
trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đánh giá chính sách thúc đẩy doanh
nghiệp ĐMST cần phải dựa vào các tiêu chí đánh giá như tính hiệu lực, tính
hiệu quả, tính phù hợp và bền vững. Các tiêu chí đánh giá này cần được
nhìn nhận dựa vào các mục tiêu của chính sách, chủ thể, đối tượng của
chính sách, các nguyên tắc, công cụ, phương tiện thực hiện mục tiêu chính
sách, các chính sách bộ phận, các giải pháp, nguồn lực thực hiện và các tác
động có thể có của chính sách đối với hoạt động ĐMST của doanh nghiệp.
Các chính sách này cần được đặt trong mối tương quan với Chiến lược phát
triển khoa học và công nghệ, Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội trong
từng giai đoạn phát triển của đất nước. Do đó, việc đánh giá chính sách dựa
trên các tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá ngày càng trở lên cấp thiết và chính đáng
trong một xã hội phát triển theo xu hướng dân chủ và hội nhập, lấy doanh
nghiệp làm trung tâm của sự phát triển kinh tế-xã hội./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật số 80/2015/QH13 được Quốc hội
thông qua ngày 22/6/2015.
2. Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ Quy định chi tiết một
số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
3. Thông tư số 04/2018/TT-BKHCN ngày 15/5/2018 của Bộ KH&CN Quy định các
cuộc điều tra thống kê KH&CN ngoài Chương trình điều tra thống kê quốc gia.
4. Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền, 2010. Giáo trình Chính sách kinh tế. Hà
Nội, Nxb Khoa học và Kỹ thuật.
5. Vũ Cao Đàm, 2011. Giáo trình Khoa học chính sách. Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội.
6. Nguyễn Đăng Thành, 2012. “Đánh giá chính sách công ở Việt Nam: vấn đề và giải
pháp”. Tạp chí Cộng sản online, xem 17/12/2012, <
Home/Nghiencuu-Traodoi/2012/19245/Danh-gia-chinh-sach-cong-o-Viet-Nam-van-
de-va-giai.aspx>.
7. Nguyễn Thị Ngọc Hoa, 2018. “Mối tương quan trong đánh giá chính sách giữa Việt
Nam và Nhật Bản”. Học viện Báo chí và Tuyên truyền, xem 27/12/2018,
.
34 Các tiêu chí đánh giá chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMST
Tiếng Anh
8. OECD, 2005. Guideline for collecting and interpreting innovation data, 3rd edition,
Oslo manual.
9. Taylor, Frederick Winslow, 1911. The Principles of Scientific Management, New
York, NY, USA and London, UK: Harper & Brothers.
10. Schumpeter, 1934. The Theory of Economic Development: An Inquiry Into Profits,
Capital, Credit, Interest, and the Business Cycle, Transaction Publishers.
11. Nisbett, R. and L. Ross, 1980. Human Inference: Strategies and Shortcomings of
Social Judgment. Englewood Cliffs, NJ: Prentice-Hall Inc.
12. Soderstrom, E.J, 1981. Social Impact Assessment, New York: Praeger Press.
13. DiMento, J.F, 1982. Much ado about Environmental Stressor Research: Policy
Implications. In Evans, G. (ed), Environmental Stress. Cambridge: Cambridge
University Press.
14. D. Kahneman, P. Slovic, and A. Tversky (eds), 1982. Judgment Under Uncertainty:
Heuristics and Biases, Cambridge: Cambridge University Press.
15. James E. Anderson, 1983. Public Policymaking, Thomson Learning.
16. Rabel J. Burdge, 1987. The Social Impact Assessment Model and the Planning
Process, Environmental Impact Assessment Revzew, 7(2), 141-150.
17. Katherine A. Lyon, 1990. Factors influencing public policy maker interpretation of
impact assessments, Impact Assessment, 8:1-2, 249-260, DOI:
10.1080/07349165.1990.9726041,
18. Lundvall, 1992. National Innovation Systems: Towards a Theory of Innovation and
Interactive Learning, London, Pinter Publishers.
19. Nelson, R. R., 1993. National innovation systems: a comparative analysis, New
York, Oxford University Press.
20. Zahra, S. A., & Covin, J. G, 1994. The financial implications of fit between
competitive strategy and innovation types and sources, Journal of High Technology
Management Research, 5(2), 183-211. DOI: 10.1016/1047-8310(94)90002-7.
21. Chesbrough, Henry William, 2003. Open Innovation: The new imperative for
creating and profiting from technology, Boston: Harvard Business School
Press. ISBN 978-1578518371.
22. POP, 2009. <
/influences.aspx>
23. Salahuddin M. Aminuzzaman, 2015. Dynamics of Public Policy: Determinants of
Policymaking and Implementation in Bangladesh, Springer International Publishing
Switzerland, Governance in South, Southeast, and East Asia, Public Administration,
Governance and Globalization 15, DOI 10.1007/978-3-319-15218-913.
24. Sabet, SM, Heard, AC, Neilitz, S and Brown, AN, 2017. Assessing the evidence base
on science, technology, innovation and partnerships for accelerating development
outcomes, 3ie Scoping Paper 6. Washington, DC: International Initiative for Impact
Evaluation (3ie).
25. Theodore Henderson, 2017. Why Innovation Is Crucial To Your Organization's Long-
Term Success, Forbes Councils.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_tieu_chi_danh_gia_chinh_sach_thuc_day_doanh_nghiep_doi_m.pdf