Những bất cập trên đây đòi hỏi các cơ
quan xây dựng pháp luật cần tăng cường
hơn nữa các chế tài xử phạt và nghiêm minh
trong việc áp dụng đối với những cá nhân và
tổ chức vi phạm pháp luật môi trường. Bên
cạnh đó, Chính phủ và các cơ quan quản lý
nhà nước địa phương cần nhanh chóng tìm
các biện pháp tiếp cận với công nghệ hiện
đại khi xử lý chất thải rắn và lỏng của các
nước tiên tiến để áp dụng ở Việt Nam. Vấn
đề môi trường nước ta hiện nay cần phải
được coi là công việc quan trọng nhất trong
các công việc quan trọng đặt trên bàn nghị
sự của các cơ quan nhà nước. Tiến hành
một chiến lược bảo vệ môi trường lâu dài
và bền vững, theo đó các dự án trong lĩnh
vực xây dựng, giao thông vận tải, bưu chính
viễn thông, phát triển kinh tế, phát triển
điện lực, phát triển giáo dục- đào tạo phải
đặt tiêu chí bảo vệ và khôi phục môi trường
sống lên hàng đầu. Thêm nữa, cần tách Bộ
Khoa học - công nghệ và môi trường thành
hai Bộ là Bộ Khoa học - công nghệ và Bộ
Môi trường. Trên thế giới, nhiều nước cũng
đã nhìn thấy tầm quan trọng của vấn đề môi
trường đối với đời sống quốc gia nên đã
thành lập Bộ Môi trường, ví dụ Hoa Kỳ năm
1990 đã thành lập Bộ Môi trường. Ngoài ra,
nước ta cần nhanh chóng xây dựng Bộ luật
môi trường để có thể hệ thống hoá pháp luật
môi trường một cách đồng bộ và thống nhất
trong một văn bản pháp luật có mức độ hệ
thống hoá và pháp điển hoá cao, tạo điều
kiện thuận lợi cho việc quản lý và bảo vệ
môi trường.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 185 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các tiêu chuẩn đánh giá mức độ đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững trong hoạt động xây dựng pháp luật ở nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số 22(159) INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI 5112009
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
THÁI VĨNH THẮNG *
1. Xây dựng hệ thống pháp luật phát
triển toàn diện
Xây dựng hệ thống pháp luật phát triển
toàn diện là xây dựng hệ thống pháp luật phát
triển đầy đủ các ngành luật và các chế định
pháp luật, không những phát triển về mặt
hình sự mà phát triển cả về mặt dân sự; không
những phát triển các thiết chế về nhà nước
mà phát triển cả các thiết chế của công dân;
không những phát triển pháp luật về thương
mại, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, đầu
tư mà còn phát triển cả pháp luật về bảo vệ
thiên nhiên, môi trường và pháp luật về an
sinh xã hội. Hệ thống pháp luật Việt Nam
trước thời kỳ đổi mới là một hệ thống pháp
luật phát triển không toàn diện và cân đối vì
nó nặng về hình sự mà nhẹ về dân sự, nặng
về các thiết chế nhà nước mà nhẹ về các thiết
chế công dân. Do chính sách kế hoạch hoá
tập trung và cơ chế hành chính quan liêu bao
cấp nên hệ thống pháp luật này chủ yếu tạo
(*) PGS,TS. Đại học Luật Hà Nội.
CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐẢM BẢO YÊU CẦU
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Ngày nay, không ít quốc gia đứng trước một tình trạng nan giải là tốc độ tăng trưởng kinh tế
phát triển cao; xuất hiện nhiều trung tâm công nghiệp, nhiều cao ốc, nhiều siêu thị hàng hoá
phong phú; xe hơi trên đường phố nhiều hơn nhưng đạo đức xã hội xuống cấp, môi trường bị tàn
phá nặng nề; nạn ách tắc giao thông ngày càng trầm trọng; khoảng cách về thu nhập giữa nông
thôn và đô thị, giữa người giàu và người nghèo ngày càng gia tăng. Đó chính là dấu hiệu của sự
phát triển không bền vững. Mặc dù còn có nhiều quan điểm khác nhau, tuy nhiên cho đến nay hầu
như những người nghiên cứu về phát triển bền vững đều có quan điểm tương đối thống nhất về
các tiêu chí phát triển bền vững là tốc độ phát triển kinh tế phải liên tục và đều đặn đi liền với phát
triển văn hoá- xã hội, bảo vệ thiên nhiên, môi trường và bảo đảm công bằng và an sinh xã hội.
6 INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI Số 22(159) 112009
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
điều kiện cho kinh tế nhà nước và kinh tế tập
thể phát triển mà không tạo điều kiện cho
các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa
như kinh tế hộ gia đình, kinh tế tư nhân và
kinh tế tư bản tư nhân phát triển. Pháp luật
hình sự khá đầy đủ, còn hệ thống pháp luật
phục vụ cho nền kinh tế thị trường hầu như
không có. Do quyền tự do kinh doanh của
công dân chưa được Hiến pháp và pháp luật
ghi nhận nên công dân không thể thành lập
công ty, không thể có các tư liệu sản xuất
như máy cày, máy kéo, ô tô tải, nhà xưởng.
Do thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế tư
bản tư nhân không được khuyến khích phát
triển nên trong xã hội có quan điểm khá lệch
lạc là chỉ có cán bộ, công chức, viên chức
nhà nước hoặc công nhân làm việc trong các
doanh nghiệp nhà nước mới được xã hội tôn
trọng; còn dân làm nghề tự do, nhất là những
người buôn bán nhỏ thì bị coi là dân “phe
phẩy”. Hệ thống pháp luật Việt Nam trong
thời kỳ này vô hình trung đã trói buộc tư duy
độc lập, sáng tạo của con người. Người sản
xuất trong các doanh nghiệp nhà nước không
quan tâm đến sản phẩm của mình được tiêu
thụ trên thị trường như thế nào. Người nông
dân ngoài phần thuế đóng cho nhà nước, sản
phẩm lúa gạo dư thừa chỉ có thể bán cho nhà
nước theo giá quy định, không được bán trên
thị trường tự do. Điều này đã làm cho người
nông dân không muốn sản xuất và kinh tế
nông nghiệp vì thế mà trì trệ trong một thời
gian khá dài. Nền kinh tế khép kín, không
có đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và cũng
không có đầu tư của Việt Nam ra nước
ngoài. Trong điều kiện không có sự giao lưu
và tương tác với các nền kinh tế lớn trên thế
giới, kinh tế cũng như khoa học và công nghệ
Việt Nam lạc hậu so với nhiều nước trên thế
giới. Từ năm 1986 sau Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ VI, Việt Nam bắt đầu thực hiện
đường lối đổi mới chuyển từ nền kinh tế kế
hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp sang
nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội
chủ nghĩa. Theo đó, Việt Nam chuyển sang
nền kinh tế với nhiều thành phần và nhiều
hình thức sở hữu. Các thành phần kinh tế phi
XHCN như kinh tế tư nhân, kinh tế hộ gia
đình, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài được tạo điều kiện phát
triển bình đẳng như những thành phần kinh tế
khác. Luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
được ban hành với những chính sách mở cửa
thông thoáng đã tạo điều kiện thuận lợi cho
các hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt
Nam. Việc các nhà kinh doanh nước ngoài
đầu tư, đưa vốn và công nghệ mới vào Việt
Nam đã làm cho nền kinh tế Việt Nam nhanh
chóng thay đổi theo hướng phát triển. Tuy
nhiên, để phát triển kinh tế bền vững, nhiều
vấn đề mới được đặt ra với Việt Nam, nhất
là khi chúng ta đã gia nhập Tổ chức Thương
mại thế giới (WTO).
Trước hết, phải nhận thức một cách đầy đủ
và kịp thời việc đổi mới tư duy trong việc xây
dựng một hệ thống pháp luật toàn diện. Hệ
thống pháp luật này phải tính đến các chuẩn
mực quốc tế trong sản xuất và tiêu thụ hàng
hoá. Để được gia nhập WTO, Việt Nam đã
tiếp nhận nhiều quy định của WTO mà hầu
như trước đây không có trong tư duy pháp
luật XHCN nói chung và pháp luật Việt Nam
nói riêng. Trước hết, đó là các nguyên tắc của
hệ thống thương mại của WTO, như:
Nguyên tắc thương mại không phân biệt
đối xử -quy chế tối huệ quốc (MFN). Nguyên
tắc này đặc biệt quan trọng vì nó được quy
định ngay tại Điều 1, Điều 2 của GATS và
Điều 4 của TRIPS. Tên gọi của nguyên tắc
này là quy chế tối huệ quốc có thể làm cho
mọi người nghĩ rằng WTO áp dụng một chế
độ đãi ngộ đặc biệt, tuy nhiên trên thực tế,
nguyên tắc này dùng để chỉ sự không biệt
đối xử, nghĩa là đối xử công bằng với tất cả
các thành viên WTO. Nói một cách cụ thể
hơn, MFN có nghĩa là khi một nước giảm bớt
hàng rào thương mại, mở cửa thị trường nước
mình thì nước này phải dành sự đãi ngộ như
vậy đối với hàng hoá và dịch vụ cùng loại của
tất cả các đối tác thương mại, cho dù đối tác
Số 22(159) INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI 7112009
đó giàu hay nghèo, mạnh hay yếu1.
- Nguyên tắc đối xử quốc gia- đối xử bình
đẳng giữa sản phẩm nước ngoài và sản phẩm
nội địa. Nguyên tắc đối xử quốc gia có nghĩa
là dành cho các nước khác chế độ đãi ngộ
như chế độ đãi ngộ trong nước và nó cũng
được thể hiện trong cả ba hiệp định chính của
WTO (Điều 3, Điều 17 của GATS và Điều 3
của TRIPS). Nguyên tắc này có nghĩa hàng
nhập khẩu và hàng nội địa cần phải được đối
xử bình đẳng, ngay sau khi hàng nhập khẩu
xâm nhập thị trường nội địa. Nguyên tắc này
cũng được áp dụng đối với lĩnh vực dịch vụ,
thương hiệu, bản quyền, bằng sáng chế nước
ngoài cũng như trong nước.
Nguyên tắc tự do hoá thương mại từng
bước và bằng con đường đàm phán. Tự do
hoá thương mại được các nước tham gia WTO
thừa nhận như là một trong những nguyên tắc
quan trọng của WTO. Nguyên tắc này phát
sinh từ một nhu cầu khách quan hiện nay là
xu hướng toàn cầu hoá trong việc sản xuất và
tiêu thụ hàng hoá. Nhu cầu này đòi hỏi phải
giảm bớt và tháo gỡ các rào cản thương mại
như hàng rào thuế quan và những biện pháp
cấm nhập khẩu hay hạn ngạch nhập khẩu
nhằm hạn chế định lượng nhập khẩu Từ
khi GATT ra đời (năm 1947-1948) đến nay
đã diễn ra 8 vòng đàm phán thương mại. Thời
kỳ đầu các vòng đàm phán xoay quanh vấn
đề cắt giảm thuế quan áp dụng đối với hàng
hóa nhập khẩu. Nhờ các cuộc đàm phán này
vào khoảng giữa những năm 70, ở các nước
công nghiệp phát triển, thuế quan đã giảm
đến mức dưới 4%. Đến thập niên 80, phạm
vi đàm phán đã được mở rộng, bao trùm cả
những hàng rào phi thuế quan đối với những
hàng hóa và những lĩnh vực mới như thương
mại dịch vụ và sở hữu trí tuệ.
Nguyên tắc dự đoán trước được nhờ ràng
buộc, cam kết và minh bạch hoá chính sách,
pháp luật. Chính sách, pháp luật ổn định và
minh bạch sẽ khuyến khích đầu tư và tạo việc
làm. Người tiêu dùng cũng tận dụng được
nhiều lợi thế nhờ tự do cạnh tranh, nghĩa là
họ có thêm nhiều cơ hội lựa chọn và được
hưởng một mức giá thấp. Hệ thống thương
mại đa biên cụ thể hoá những nỗ lực của
chính phủ các quốc gia thành viên nhằm tạo
một môi trường thương mại ổn định và dễ dự
đoán. Đối với WTO, việc các quốc gia thành
viên thoả thuận mở cửa thị trường hàng hoá
hay dịch vụ đồng nghĩa với việc ràng buộc
các cam kết. WTO yêu cầu các thành viên
của tổ chức mình phải tìm cách làm cho các
quy tắc thương mại trở nên rõ ràng và công
khai, minh bạch.
Nguyên tắc thúc đẩy cạnh tranh bình
đẳng và lành mạnh. Có thể nói rằng, hệ
thống pháp luật của WTO là một hệ thống
các quy tắc nhằm đảm bảo cạnh tranh bình
đẳng và lành mạnh. Đó là những quy định
liên quan đến nguyên tắc không phân biệt
đối xử (quy chế tối huệ quốc), đối xử quốc
gia nhằm bảo đảm những điều kiện thương
mại bình đẳng cũng như những quy định về
chống bán phá giá (xuất khẩu với giá thấp
hơn giá thành sản phẩm nhằm chiếm thị
phần) và trợ cấp xuất khẩu.
Nguyên tắc khuyến khích phát triển và cải
cách kinh tế. Hệ thống pháp luật của WTO
góp phần vào quá trình phát triển và cải cách
kinh tế của các quốc gia. Tuy nhiên, do bên
cạnh các nước kinh tế phát triển, trong WTO
còn tồn tại các quốc gia đang phát triển nên
các Hiệp định của WTO cũng thừa kế các
quy định của GATT trước đây về việc dành
sự trợ giúp đặc biệt ưu đãi hơn về thương
mại cho các nước đang phát triển.
Theo các nguyên tắc cơ bản trên đây của
WTO, Việt Nam đang cố gắng xây dựng và
hoàn thiện hệ thống pháp luật của mình nhằm
thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các cam kết
của mình khi gia nhập WTO.
(1) Xem: Tìm hiểu tổ chức thương mại thế giới (WTO) do Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế tổ chức biên dịch, Nxb. Lao động-
Xã hội, 2005, tr. 25.
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
8 INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI Số 22(159) 112009
2. Mở rộng và đảm bảo thực hiện các
quyền tự do của công dân
Theo Amartya Sen, người được giải
thưởng Nobel về kinh tế học, phát triển là
quyền tự do. Theo ông, quyền tự do cá nhân
của con người là tài sản độc nhất, không
thuộc riêng bất kỳ dân tộc nào, bất kỳ khu
vực nào, bất kỳ truyền thống lịch sử và trí
tuệ hoặc tôn giáo nào và đó chính là nguồn
gốc của năng lực tham gia chính trị, phát
triển kinh tế và tiến bộ xã hội.
Trong cuốn sách “Phát triển là quyền tự
do” ông đã viết: “Chúng ta sống trong một
thế giới giàu có chưa từng thấy, một loại giàu
có mà cách đây một hoặc hai thế kỷ khó có
thể tưởng tượng được. Thế giới của chúng
ta cũng đã trải qua những thay đổi đáng chú
ý vượt ra ngoài lĩnh vực kinh tế. Thế kỷ XX
đã thiết lập chế độ quản lý dân chủ và có
sự tham gia quản lý của nhân dân như là
mô hình tổ chức chính trị ưu việt. Các khái
niệm về nhân quyền và tự do chính trị đã
trở thành một bộ phận quan trọng của ngôn
ngữ hùng biện hiện đang thịnh hành. Tuổi
thọ trung bình của người dân cao hơn bao
giờ hết. Cũng vậy, các vùng khác nhau trên
toàn cầu liên kết với nhau chặt chẽ hơn bao
giờ hết, không chỉ trong lĩnh vực buôn bán,
thương mại và liên lạc, mà cả trong những ý
tưởng và lý tưởng tương tác lẫn nhau. Tuy
nhiên, chúng ta cũng sống trong một thế giới
có sự tước đoạt, nghèo khổ và áp bức đáng
lưu ý. Có nhiều vấn đề mới và cũ, kể cả sự
nghèo khổ dai dẳng và những nhu cầu cơ bản
không được đáp ứng, nạn đói chết người và
tình trạng đói nghèo rộng khắp, tình trạng vi
phạm các quyền tự do chính trị và quyền tự
do cơ bản, sự sao nhãng một cách phổ biến
những lợi ích và vai trò của phụ nữ và những
đe doạ ngày càng lớn đối với môi trường và
tính bền vững của đời sống kinh tế xã hội
của chúng ta. Chúng ta có thể quan sát thấy
nhiều sự tước đoạt ấy, dưới hình thức này
hay hình thức khác, ở các nước giàu cũng
như các nước nghèo”.
Theo quan điểm của Amartya Sen, việc
mở rộng quyền tự do vừa được coi là mục
đích cơ bản vừa được coi là phương tiện chủ
yếu của sự phát triển. Phát triển bao gồm việc
xoá bỏ các hạn chế quyền tự do làm cho nhân
dân ít có lựa chọn và ít có cơ hội để thực thi
vai trò cá nhân hợp lý của mình. Các quyền tự
do kinh tế và chính trị củng cố lẫn nhau chứ
không đối nghịch nhau. Cũng như vậy, các
cơ hội xã hội về giáo dục và chăm sóc y tế lại
có thể bổ sung cho các cơ hội tham gia kinh
tế và chính trị của cá nhân. Các mối liên hệ
lẫn nhau giữa các quyền tự do cá nhân có tính
công cụ quan trọng bao gồm các cơ hội kinh
tế, các quyền tự do chính trị, các cơ sở xã hội,
các đảm bảo về tính minh bạch và an toàn xã
hội. Các thiết chế xã hội bao gồm các thể chế
nhà nước, thị trường, hệ thống pháp luật, các
chính đảng, phương tiện truyền thông, các
nhóm lợi ích công cộng và các diễn đàn thảo
luận công cộng có sự đóng góp nhất định vào
việc đảm bảo và tăng cường các quyền tự do
thiết yếu của công dân và được coi là những
tác nhân tích cực cho sự phát triển bền vững2.
Sự phát triển bền vững có thể được coi là một
quá trình mở rộng các quyền tự do thực sự mà
người dân được hưởng. Việc tập trung vào
các quyền tự do của con người là sự tương
phản với những quan điểm hạn hẹp về sự phát
triển, chẳng hạn như quan điểm coi phát triển
chỉ là sự tăng trưởng tổng sản phẩm quốc dân
(GNP) hoặc tăng thu nhập cá nhân, hoặc công
nghiệp hoá, hoặc tiến bộ công nghệ, hoặc là
hiện đại hoá xã hội. Tất nhiên, tăng trưởng
GNP hoặc thu nhập cá nhân có ý nghĩa hết
sức quan trọng với vai trò là phương tiện
để mở rộng các quyền tự do mà các thành
viên trong xã hội được hưởng. Tuy nhiên,
các quyền tự do cũng phụ thuộc vào những
nhân tố quyết định khác như hệ thống giáo
dục và y tế, các quyền chính trị và dân sự của
công dân như mức độ công dân được tham
gia vào những quyết sách quan trọng của nhà
(2) Amartya Sen, Phát triển là tự do, Nxb. Thống kê, 2002, tr. 9.
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Số 22(159) INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI 9112009
nước. Cũng như vậy, công nghiệp hoá hoặc
tiến bộ công nghệ hoặc hiện đại hoá xã hội
có thể đóng góp quan trọng vào việc mở rộng
các quyền tự do của con người nhưng tự do
còn phụ thuộc vào các điều kiện khác nữa.
Nếu quyền tự do là điều kiện mà sự phát triển
thúc đẩy thì có một sự tranh luận lớn về việc
nên tập trung vào mục tiêu hàng đầu đó chứ
không phải một số phương tiện cụ thể hay tập
trung vào một số công cụ được sự lựa chọn
đặc biệt nào đó. Việc nhìn nhận sự phát triển
theo nghĩa mở rộng các quyền tự do thiết yếu
sẽ dẫn dắt sự chú ý tới các mục đích làm cho
phát triển phải toàn diện và bền vững, chứ
không chỉ đơn thuần chú ý đến một số phương
tiện có vai trò nổi bật trong quá trình phát
triển. Sự phát triển đòi hỏi phải gạt bỏ những
nguồn gốc chủ yếu làm hạn chế quyền tự do
của con người như sự nghèo khổ cũng như sự
chuyên chế. Nếu sự nghèo khổ tước đoạt khả
năng và cơ hội về hoạt động kinh tế và chính
trị của con người thì sự chuyên chế hoặc sự
trấn áp quá mức của các nhà nước độc tài
cũng đưa đến hậu quả như vậy. Trong nhiều
trường hợp, sự hạn chế quá mức các quyền
tự do là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đói
nghèo như: người nông dân sản xuất ra lương
thực nhưng không được bán trên thị trường
tự do; việc cấm lưu thông hàng hoá làm cho
người sản xuất không bán được sản phẩm của
mình; việc pháp luật không cho phép công
dân quyền tự do kinh doanh làm cho người
dân không thể giàu lên được; việc cấm mua
bán đất làm hạn chế khả năng kinh doanh bất
động sản của công dân.
Theo Amartya Sen, quyền tự do là nhân tố
trung tâm của quá trình phát triển vì hai lý do
cơ bản sau đây:
- Lý do về ước lượng - việc đánh giá sự
tiến bộ phải được tiến hành chủ yếu căn cứ
vào việc dự liệu các quyền tự do của con
người có được tăng cường hay không;
- Lý do về hiệu quả - việc đạt được sự phát
triển là hoàn toàn phụ thuộc vào quyền tự do
hoạt động của con người.
Cũng theo tác giả này, các quyền tự do
của con người vừa là mục tiêu vừa là công
cụ đảm bảo sự phát triển xã hội. Có năm loại
quyền tự do và cơ hội mang tính công cụ: 1)
các quyền tự do chính trị; 2) các quyền tự
do kinh tế; 3) các cơ hội xã hội; 4) các bảo
đảm về tính minh bạch; 5) các bảo đảm về
an toàn xã hội. Các quyền tự do và các cơ
hội có sự tương tác lẫn nhau và đều có vai
trò thúc đẩy sự phát triển xã hội bền vững.
Tự do chính trị (dưới hình thức tự do ngôn
luận và tự do tuyển cử) góp phần thúc đẩy
an ninh kinh tế. Các cơ hội xã hội (một hệ
thống giáo dục và y tế chất lượng cao) tạo
điều kiện dễ dàng cho các hoạt động kinh tế.
Các điều kiện kinh tế (dưới hình thức cơ hội
tham gia vào thương mại và sản xuất) có thể
góp phần tạo ra sự giàu có cá nhân và những
nguồn lực công cộng cho các cơ sở tiện nghi
xã hội. Các quyền tự do khác nhau có thể có
sự tương hỗ thúc đẩy nhau cùng phát triển.
Trong những năm cuối cùng của thế kỷ
XX và những năm đầu của thế kỷ XXI, quyền
tiếp cận thông tin được nhiều quốc gia trên
thế giới coi như là điều kiện không thể thiếu
để có thể phát triển bền vững. Không phải
ngẫu nhiên mà Thụy Điển- quốc gia được
coi là một trong những quốc gia phát triển
toàn diện và bền vững nhất lại là quốc gia
ban hành Luật tiếp cận thông tin sớm nhất
(năm 1776). Vào những năm 1990 mới chỉ
có 13 quốc gia ban hành Luật tiếp cận thông
tin thì đến năm 2008 đã có 86 quốc gia ban
hành Luật tiếp cận thông tin. Với luật này,
thông tin được coi là tài sản quốc gia. Ngày
nay, quyền tiếp cận thông tin như một nền
tảng thiết yếu của chế độ dân chủ. Nói cách
khác, dân chủ chính là khả năng của người
dân tham gia một cách có hiệu quả vào quá
trình ra quyết định của cơ quan nhà nước
- những quyết định mà người dân chính là
người chịu hậu quả. Muốn tham gia vào quá
trình này, người dân phải có quyền tiếp cận
thông tin. Ở nước ta, muốn thực hiện phương
châm mọi công việc quan trọng của nhà nước
10 INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI Số 22(159) 112009
dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra thì
phải đảm bảo cho công dân thực hiện quyền
tiếp cận thông tin. Hiện nay, chúng ta đang
tiến hành xây dựng Luật tiếp cận thông tin.
Có thể nói, đây là bước hoàn thiện mới cho
việc bảo đảm quyền tự do của công dân.
3. Xây dựng và hoàn thiện pháp luật
bảo vệ môi trường
Đây là điều kiện tiên quyết cho phát
triển bền vững. Pháp luật có vai trò quan
trọng trong việc bảo vệ môi trường sống
bao gồm bảo vệ các nguồn nước, các hệ
sinh thái động, thực vật, rừng, đất đai, sự
trong sạch của không khí, tầng ô zôn. Trong
thời kỳ đổi mới, bên cạnh những thành tựu
đạt được trong lĩnh vực tăng trưởng kinh tế,
chúng ta đã phạm nhiều sai lầm khi không
chú ý đúng mức đến vấn đề bảo vệ môi
trường. Những “dòng sông chết” như sông
Tô Lịch, sông Séc, Sông Lừ ở Hà Nội, sông
Sài Gòn ở TP. Hồ Chí Minh, sông Thị Vải ở
Đồng Nai xuất hiện ngày càng nhiều. Đó
chính là hệ quả của việc phát triển đô thị ồ
ạt mà không quan tâm đúng mức đến việc
xây dựng các hệ thống xử lý nước thải. Do
nguồn nước ô nhiễm nặng nề mà nguy cơ
bệnh tật của người dân Việt Nam hiện nay
khá cao. Nguồn nước ô nhiễm cũng khiến
các loại rau xanh cung cấp cho các đô thị
ở Việt Nam cũng có nguy cơ ô nhiễm cao
do nguồn nước tưới cây không được trong
sạch. Nguồn nước ô nhiễm khiến không khí
cũng bị ô nhiễm do mùi bốc lên từ các dòng
sông và kênh rạch. Do tốc độ đô thị phát
triển nhanh nhưng kết cấu hạ tầng cơ sở
không được thay đổi cơ bản nên hiện tượng
ùn tắc giao thông ở Hà Nội và TP. Hồ Chí
Minh ngày càng trầm trọng. Đi liền với nạn
ùn tắc giao thông là ô nhiễm không khí.
Mức độ ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn
ở Việt Nam do bụi đường, khói xe và đất cát
rơi vãi từ các xe chở nguyên vật liệu trong
thành phố là khá cao. Đây là nguyên nhân
dẫn đến tỷ lệ người thành phố mắc các bệnh
về xoang, mũi, họng, phổi khá cao. Vấn đề
xử lý rác đô thị cũng đặt ra nhiều vấn đề cấp
bách như nhiều bãi rác lớn do xử lý thiếu
khoa học nên đã gây ô nhiễm cho nhân dân
khu vực gần bãi rác. Hiện tượng tiếng ồn do
động cơ ô tô, tàu hoả và các loại còi xe cùng
với các loại ô nhiễm khác đã làm cho người
dân thành thị có chất lượng cuộc sống giảm
sút mặc dù thu nhập của họ có thể tăng lên.
Những bất cập trên đây đòi hỏi các cơ
quan xây dựng pháp luật cần tăng cường
hơn nữa các chế tài xử phạt và nghiêm minh
trong việc áp dụng đối với những cá nhân và
tổ chức vi phạm pháp luật môi trường. Bên
cạnh đó, Chính phủ và các cơ quan quản lý
nhà nước địa phương cần nhanh chóng tìm
các biện pháp tiếp cận với công nghệ hiện
đại khi xử lý chất thải rắn và lỏng của các
nước tiên tiến để áp dụng ở Việt Nam. Vấn
đề môi trường nước ta hiện nay cần phải
được coi là công việc quan trọng nhất trong
các công việc quan trọng đặt trên bàn nghị
sự của các cơ quan nhà nước. Tiến hành
một chiến lược bảo vệ môi trường lâu dài
và bền vững, theo đó các dự án trong lĩnh
vực xây dựng, giao thông vận tải, bưu chính
viễn thông, phát triển kinh tế, phát triển
điện lực, phát triển giáo dục- đào tạo phải
đặt tiêu chí bảo vệ và khôi phục môi trường
sống lên hàng đầu. Thêm nữa, cần tách Bộ
Khoa học - công nghệ và môi trường thành
hai Bộ là Bộ Khoa học - công nghệ và Bộ
Môi trường. Trên thế giới, nhiều nước cũng
đã nhìn thấy tầm quan trọng của vấn đề môi
trường đối với đời sống quốc gia nên đã
thành lập Bộ Môi trường, ví dụ Hoa Kỳ năm
1990 đã thành lập Bộ Môi trường. Ngoài ra,
nước ta cần nhanh chóng xây dựng Bộ luật
môi trường để có thể hệ thống hoá pháp luật
môi trường một cách đồng bộ và thống nhất
trong một văn bản pháp luật có mức độ hệ
thống hoá và pháp điển hoá cao, tạo điều
kiện thuận lợi cho việc quản lý và bảo vệ
môi trường.
(Kỳ sau đăng tiếp)
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_tieu_chuan_danh_gia_muc_do_dam_bao_yeu_cau_phat_trien_be.pdf