1. Các tình tiết sau đây là tình tiết
giảm nhẹ TNHS:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc
làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
ă) Người phạm tội tự nguyện sửa
chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục
hậu quả;
â) Gia đình bị cáo sửa chữa, bồi
thường thiệt hại thay cho bị cáo;
b) Phạm tội trong trường hợp vượt quá
giới hạn phòng vệ chính đáng;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá
yêu cầu của tình thế cấp thiết;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá
mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích
động về tinh thần do hành vi trái pháp luật
của nạn nhân gây ra;
e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn mà không phải do mình tự gây ra;
ê) Người bị hại cũng có lỗi;
g) Thiệt hại do lỗi của người thứ ba;
h) Bị hại hoặc đại diện hợp pháp của
bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo;
i) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại
hoặc gây thiệt hại không lớn;
k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa
hoặc cưỡng bức;
l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn
chế khả năng nhận thức mà không phải do
lỗi của mình gây ra;
m) Phạm tội do lạc hậu;
n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi
trở lên;
ơ) Người phạm tội là người khuyết tật
nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
p) Người phạm tội là người có bệnh bị
hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng
điều khiển hành vi của mình;
q) Người phạm tội tự thú hoặc đầu
thú;
r) Người phạm tội đã lập công chuộc
tội;
2. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ
luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc
định khung thì không được coi là tình tiết
giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt”.
Bốn là, để thực hiện tình tiết “Người
phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường
thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả” và tình
tiết “Gia đình bị cáo sửa chữa, bồi thường
thiệt hại thay cho bị cáo”, đề xuất cơ quan
có thẩm quyền hướng dẫn thực hiện, theo
đó trường hợp bị cáo hoặc gia đình bị cáo
đã tự nguyện bồi thường, khắc phục hậu
quả nhưng bị hại không chấp nhận thì vẫn
được hưởng tình tiết giảm nhẹ. Về mặt pháp
luật TTHS, cần đưa ra cách thức để cho
phía bị cáo nộp tiền, tài sản bồi thường tại
cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình
điều tra, truy tố và xét xử trong trường hợp
đã đặt ra
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 265 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sựu quy định tại điều 51 bộ luật hình sự năm 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Ý nghĩa của các tình tiết giảm nhẹ
trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình
sự Việt Nam
1.1 Ý nghĩa xã hội: Trong việc cụ thể
hóa chính sách hình sự1 của Nhà nước ta,
xác định các nguyên tắc nhân đạo trong
pháp luật hình sự Việt Nam có ý nghĩa vô
cùng quan trọng. Chế định các tình tiết giảm
nhẹ TNHS “có ý nghĩa lớn cả về mặt xã hội
cũng như pháp lý, nên thực tiễn luôn đặt
ra yêu cầu khách quan phải nâng cao hiệu
quả vận dụng chế định các tình tiết giảm nhẹ
TNHS”2. Chính các tình tiết giảm nhẹ được
quy định giúp Nhà nước xác định một cách
khách quan, công bằng hơn hành vi phạm
tội, nhân thân, hoàn cảnh và thái độ của
người phạm tội, kiểm chứng việc thực hiện
nguyên tắc nhân đạo trong pháp luật hình sự,
để thực hiện đúng đắn mục đích của hình
phạt là không chỉ trừng trị người phạm tội
CAÁC TÒNH TIÏËT GIAÃM NHEÅ TRAÁCH NHIÏÅM HÒNH SÛÅ
QUY ÀÕNH TAÅI ÀIÏÌU 51 BÖÅ LUÊÅT HÒNH SÛÅ NÙM 2015
Nguyễn Ngọc Kiện*
* TS. Phó Trưởng khoa, Khoa Luật hình sự, Trường Đại học Luật Huế.
Thông tin bài viết:
Từ khoá: tình tiết giảm nhẹ,
trách nhiệm hình sự
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 15/12/2016
Biên tập: 13/01/2017
Duyệt bài: 06/02/2017
Article Infomation:
Keywords: Extenuating
circumstances, criminal
liability.
Article History:
Received: 15 Dec. 2016
Edited: 13 Jan. 2017
Approved: 02 Feb. 2017
Tóm tắt:
Hiện nay, Quốc hội nước ta đang xem xét sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự
năm 2015 (BLHS). Trong bài viết này, tác giả nghiên cứu về các tình tiết
giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (TNHS) trong BLHS để thấy được ý nghĩa
quan trọng của nó về mặt xã hội và pháp lý, đồng thời làm rõ những bất
cập và đưa ra một số đề xuất để hoàn thiện, góp phần phục vụ thực tiễn
giải quyết vụ án hình sự.
Abstract:
Currently, the National Assembly of Vietnam is reviewing the Penal Code
of 2015 for its amendments and supplements. Under this article, the author
provides the analysis of the extenuating circumstances for criminal liability
under the Penal Code of 2015 to understand its significance in terms of
social and legal aspects, as well as addresses the shortcomings and proposes
some suggestions for improvements to solve the criminal cases in
practices.
31
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 04(332) T2/2017
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
1 Không nên nhầm lẫn giữa chính sách hình sự với chính sách pháp luật hình sự. Vì chính sách pháp luật hình sự là một
bộ phận cấu thành của chính sách hình sự... Về vấn đề này, xem thêm: Phạm Văn Lợi (chủ biên), (2007), Chính sách
hình sự trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam, Nxb. Tư Pháp, Hà Nội.
2 Trần Thị Quang Vinh (2005), Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 57.
mà còn giáo dục họ hướng thiện và có tác
dụng phòng ngừa tội phạm trong cộng đồng
dân cư. Các tình tiết giảm nhẹ TNHS hướng
đến sự khoan hồng của Nhà nước; hướng
đến sự công bằng căn cứ vào mức độ nguy
hiểm của hành vi cũng như hậu quả mà tội
phạm gây ra cho xã hội để truy cứu hoặc
miễn TNHS cho hợp lý. Chính các tình tiết
giảm nhẹ sẽ cân bằng được giữa một bên là
thái độ của Nhà nước (nói riêng về biện
pháp cưỡng chế hình sự) đối với tội phạm
(thường là rất nghiêm khắc), một bên là
quyền và lợi ích của công dân và xã hội. Ở
đây muốn nói đến sự điều tiết của các tình
tiết giảm nhẹ TNHS là làm giảm nhẹ sự
nghiêm khắc của hình phạt nói riêng, TNHS
nói chung và cân bằng giữa mục đích trừng
trị tội phạm với mục đích giáo dục người
phạm tội. Nó còn giảm thiểu hoặc tránh
được sự lạm quyền của cơ quan có thẩm
quyền trong việc thực hiện quyền lực công
khi tiến hành tố tụng hình sự (TTHS).
1.2 Ý nghĩa pháp lý: Các tình tiết
giảm nhẹ TNHS tác động đến việc cân nhắc
quyết định hình phạt của Tòa án. Tác dụng
phân hóa TNHS của các tình tiết giảm nhẹ
TNHS làm cho nó trở thành một công cụ đắc
lực để Tòa án coi là cơ sở của quyết định
hình phạt. Đó là mức độ nặng hay nhẹ của
hình phạt được vận dụng theo tình tiết giảm
nhẹ TNHS nào sau khi đã đối trừ với các
tình tiết tăng nặng TNHS, cũng như phải
xem xét áp dụng hình phạt chính hay hình
phạt bổ sung.
Với đặc thù của quan hệ pháp luật
TTHS đa số phải dựa vào quan hệ pháp luật
hình sự, nên việc thiết lập các tình tiết giảm
nhẹ đồng nghĩa với hoạt động của các cơ
quan tiến hành tố tụng phải chứng minh các
tình tiết giảm nhẹ trong khi giải quyết vụ án
hình sự. Hay nói cách khác, tình tiết giảm
nhẹ là một trong những vấn đề cần phải
chứng minh trong vụ án do cơ quan tiến
hành tố tụng đảm trách. Xây dựng và vận
dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS còn chi
phối đến một số thủ tục TTHS, cụ thể:
(1) Áp dụng biện pháp cưỡng chế
TTHS: Đó là biện pháp ngăn chặn tạm giam
quy định tại Điều 119 Bộ luật TTHS năm
2015. Theo đó, không áp dụng biện pháp
ngăn chặn này đối với bị can, bị cáo là phụ
nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng
tuổi, người bị bệnh nặng, trừ trường hợp đặc
biệt. Quy định này phù hợp với các tình tiết
giảm nhẹ ở trường hợp người phạm tội là
phụ nữ có thai, hoặc người mắc bệnh nặng
bị hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển
hành vi quy định tại khoản 1 Điều 51 BLHS.
(2) Xem xét quyết định các loại hình
phạt trong khi hội đồng xét xử nghị án, đó
là ngoài các yếu tố khác phải xem xét, hội
đồng xét xử phải cân nhắc đến tình tiết giảm
nhẹ, tăng nặng TNHS để áp đặt mức độ, tần
suất của hình phạt chính và hình phạt bổ
sung - nếu có -trọng tâm nhất là:
+ Vận dụng chế định án treo: Đó là
khi xử phạt tù không quá 3 năm, Tòa án căn
cứ vào nhân thân của người phạm tội và các
tình tiết giảm nhẹ, nếu thấy không cần phải
bắt chấp hành hình phạt tù, Tòa án cho
hưởng án treo. Trong các điều kiện cần và
đủ vừa nêu để bị cáo được hưởng án treo thì
điều kiện về các tình tiết giảm nhẹ (phải có
2 tình tiết trở lên) có tính tiên quyết;
+ Quyết định hình phạt dưới mức thấp
nhất của khung hình phạt (còn được gọi là
hạ khung hình phạt): Tòa án có thể quyết
định một hình phạt dưới mức thấp nhất của
khung hình phạt được áp dụng, nhưng phải
trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của
điều luật khi người phạm tội có ít nhất 2 tình
tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51
của BLHS. Trong trường hợp hội đủ các điều
kiện quy định tại Điều 51 BLHS nhưng điều
luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung
hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất, thì
Tòa án có thể quyết định chuyển sang một
hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn và ghi rõ
lý do của việc giảm nhẹ trong bản án.
+ Quyết định hình phạt trong trường
hợp đồng phạm: Khi quyết định hình phạt
đối với những người đồng phạm, Tòa án
phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính
chất và mức độ tham gia phạm tội của từng
32
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 04(332) T2/2017
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
người đồng phạm. Trong đó, Tòa án phải xét
đến các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc
loại trừ TNHS thuộc người đồng phạm nào,
thì chỉ áp dụng đối với người đó.
(3) Hội đồng xét xử xem xét miễn
hình phạt: Người phạm tội có thể được miễn
hình phạt nếu thuộc trường hợp được hạ
khung hình phạt quy định tại khoản 1 và
khoản 2 Điều 54 BLHS mà đáng được
khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức
được miễn TNHS. Như vậy, miễn hình phạt
là trường hợp đặc biệt áp dụng cho người
phạm tội và người này phải có nhiều tình tiết
giảm nhẹ quy định tại Điều 51 BLHS là điều
kiện cần; điều kiện đủ là họ thuộc trường
hợp đáng được khoan hồng đặc biệt. Điều
kiện đủ này cũng là tiêu chí mà tình tiết
giảm nhẹ TNHS được xác lập để hướng tới.
(4) Hội đồng xét xử xem xét miễn
TNHS cho người phạm tội là người dưới 18
tuổi: Người dưới 18 tuổi phạm tội nhưng có
nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc
phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc
trường hợp quy định tại Điều 29 BLHS, thì
có thể được miễn TNHS và áp dụng các biện
pháp theo quy định của pháp luật. Như vậy,
khi xem xét miễn TNHS cho người phạm tội
dưới 18 tuổi thì tùy tội phạm cụ thể, họ có
thể được miễn TNHS, nhưng họ phải có
nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều
51 BLHS, trong đó tình tiết giảm nhẹ bắt
buộc là tự nguyện khắc phục hậu quả (khắc
phục phần lớn) - đó là điều kiện tiên quyết.
Như vậy, các tình tiết giảm nhẹ có
khả năng biểu đạt rất cụ thể cấu thành tội
phạm trên cơ sở hành vi phạm tội của cá
nhân hoặc pháp nhân. Sự biểu đạt ấy diễn ra
trong các tội phạm cụ thể, trong từng trường
hợp cụ thể của từng vụ án hình sự, cho thấy
ý nghĩa lớn lao về mặt thực tiễn cũng như
pháp lý. Tuy nhiên, không phải nó luôn phụ
thuộc vào hành vi phạm tội cho dù hành vi
phạm tội chi phối đến nó, và không phải lúc
nào nó cũng chỉ có mục đích, ý nghĩa để
định tội và định khung hình phạt. Các tình
tiết giảm nhẹ TNHS không chỉ biện chứng
với hoạt động tiến hành TTHS, mà nó còn
mở ra ý nghĩa to lớn về việc thực hiện chính
sách khoan hồng, nhân đạo của Nhà nước ta,
cũng như chính sách phòng ngừa, xử lý tội
phạm trong thời kỳ đổi mới đất nước; trong
việc tiết giảm sự nghiêm khắc của hình phạt;
và tạo ra sự bình đẳng, công bằng đáng kể
cho người tham gia tố tụng nói chung và cho
xã hội; góp phần khôi phục quyền và lợi ích
hợp pháp của công dân và xã hội.
Các tình tiết giảm nhẹ TNHS chi phối
đến các quan hệ pháp luật TTHS đã dẫn
chứng ở trên yêu cầu phải có từ hai tình tiết
giảm nhẹ trở lên, chính vì vậy, việc xác lập
tình tiết giảm nhẹ phải tránh dễ dãi, tùy nghi
và bảo đảm sự hợp lý.
Trên thực tế, còn có trường hợp Tòa
án tùy nghi, dễ dãi trong việc áp dụng hình
phạt tù nhưng cho hưởng án treo, trong việc
quyết định mức án nặng, nhẹ không công
bằng, thiếu nhất quán. Nguyên nhân đó là
do BLHS năm 1999 và các văn bản hướng
dẫn thi hành quy định nhiều tình tiết giảm
nhẹ chưa hợp lý, cũng như cho phép Tòa án
tùy nghi lựa chọn áp dụng các tình tiết giảm
nhẹ quá mức cần thiết. Những bất cập về
mặt quy phạm đó vẫn chưa được BLHS năm
2015 khắc phục.
2. Bất cập cụ thể tại Điều 51 Bộ luật Hình
sự năm 2015 về các tình tiết giảm nhẹ
trách nhiệm hình sự
2.1 BLHS năm 2015 có 22 tình tiết
giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51,
ngoài ra khoản 2 Điều luật này còn quy định
khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi
đầu thú và các tình tiết khác là tình tiết giảm
nhẹ nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ vào
bản án. Vấn đề đặt ra là, Tòa án có quyền
tùy nghi lựa chọn các tình tiết khác là tình
tiết giảm nhẹ và có thể coi hoặc không coi
tình tiết nào đó là tình tiết giảm nhẹ đối với
bị cáo hay không? Tòa án có thể thiên vị khi
quyết định hình phạt, đặc biệt là chấp nhận
tình tiết giảm nhẹ để cho bị cáo hưởng án
treo, giảm nhẹ hình phạt hay không?
Về vấn đề này, Nghị quyết số
01/2000/NQ-HĐTP ngày 4/8/2000 của Hội
đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã
33
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 04(332) T2/2017
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
liệt kê các tình tiết khác được coi là tình tiết
giảm nhẹ (các tình tiết này đã được BLHS
năm 2015 pháp điển hóa). Tuy nhiên, điều
đáng quan tâm là Nghị quyết số 01 nêu trên
dù đã liệt kê các tình tiết khác là tình tiết giảm
nhẹ, nhưng lại hướng dẫn thêm là: ngoài ra,
khi xét xử, tuỳ từng trường hợp cụ thể và
hoàn cảnh cụ thể của người phạm tội mà còn
có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm
nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án. Như vậy,
BLHS năm 1999 đã có quy định tùy nghi cho
Tòa án áp dụng các tình tiết giảm nhẹ, thì
Nghị quyết số 01 của Hội đồng Thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao làm tăng khả năng
tùy nghi trong việc áp dụng pháp luật. Vì thế,
trên thực tế có rất nhiều tình tiết khác không
nằm trong số đã liệt kê của Nghị quyết số 01
vẫn được Tòa án áp dụng. Ví dụ, các tình tiết
như gia đình nghèo (có sổ hộ nghèo hoặc gia
đình hoàn cảnh khó khăn bị cáo làm đơn
được chính quyền địa phương xác nhận); ông
bà nội, ngoại, người thân thích khác của bị
cáo được tặng thưởng huân, huy chương,
bằng khen, v.v..
2.2 BLHS năm 2015 quy định nhiều
tình tiết giảm nhẹ không bảo đảm cơ sở lý
luận và thực tiễn; cũng như vẫn tạo khả năng
cho Tòa án duy trì sự tùy nghi, thậm chí là
tùy tiện trong việc coi các tình tiết khác là
tình tiết giảm nhẹ TNHS trong việc quyết
định hình phạt. Điều này dẫn đến hệ quả là
bản án được tuyên thiếu nghiêm minh, thiếu
công bằng do lỗi khách quan hoặc phần lớn
là do lỗi chủ quan của Thẩm phán, trong đó
không loại trừ khả năng nảy sinh yếu tố tiêu
cực, tạo khe hở cho việc “chạy án”. Ví dụ:
2.2.1 Về tình tiết “Người phạm tội
thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải”
quy định tại điểm s khoản 1 Điều 51 BLHS:
Thực tế cho thấy, án thụ lý điều tra ở cấp
huyện đa số là án phạm tội quả tang. Các vụ
phạm tội quả tang hoặc các vụ hình sự khác
người phạm tội hầu hết nhận tội, khai báo rõ
ràng, do vậy bị cáo được hưởng tình tiết
giảm nhẹ này chiếm đa số. Chỉ một số ít vụ
án phức tạp thì bị can, bị cáo không nhận tội,
quanh co đối phó với cơ quan tiến hành tố
tụng, mà trong những vụ này, dù có khuyến
khích họ khai báo thành khẩn thì cũng rất
khó vì với thái độ chống đối của họ, đòi hỏi
cơ quan tiến hành tố tụng phải chứng minh
để buộc tội. Mục đích cơ bản của quy định
tình tiết giảm nhẹ này là để khuyến khích bị
cáo thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải.
Tuy nhiên, với đa số các vụ án bị can, bị cáo
đã thành khẩn khai báo thì không cần thiết
phải quy định để đạt mục đích như đã nêu.
Mặt khác, người phạm tội dù có khai báo
hay không là quyền của họ, trách nhiệm
chứng minh sự thật vụ án thuộc về Nhà
nước. Ở đây muốn hướng đến sự bảo đảm
quyền được im lặng của bị can, bị cáo.
2.2.2 Về tình tiết “Người phạm tội tích
cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát
hiện hoặc điều tra tội phạm” quy định tại
điểm t khoản 1 Điều 51 BLHS và tình tiết
“Người phạm tội đã lập công chuộc tội” quy
định tại điểm u khoản 1 Điều 51 BLHS:
Trong hai tình tiết giảm nhẹ này thì thừa
một. Vì tình tiết giảm nhẹ “Đã lập công
chuộc tội” là trường hợp sau khi thực hiện
tội phạm cho đến trước khi bị xét xử, người
phạm tội không những ăn năn hối cải, tích
cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát
hiện, điều tra tội phạm do họ thực hiện, mà
họ còn có những hành động giúp đỡ các cơ
quan có thẩm quyền phát hiện, ngăn chặn
các tội phạm khác, tham gia phát hiện tội
phạm, bắt người phạm tội, có hành động thể
hiện sự quên mình vì lợi ích của Nhà nước,
của tập thể, quyền và lợi ích chính đáng của
người khác... Như vậy, chỉ cần quy định tình
tiết giảm nhẹ “Đã lập công chuộc tội” là đủ.
2.2.3 Tình tiết “Người phạm tội là
người có thành tích xuất sắc trong sản xuất,
chiến đấu, học tập hoặc công tác” quy định
tại điểm v khoản 1 Điều 51 BLHS: Có thể
nói, tình tiết giảm nhẹ này được áp dụng chủ
yếu cho đối tượng là cán bộ, công chức, viên
chức nhà nước. Xác định tình tiết người
phạm tội là người có thành tích xuất sắc
trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công
tác là tình tiết giảm nhẹ sẽ không bảo đảm
tính công bằng. Bởi vì, với chế độ khen
34
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 04(332) T2/2017
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
thưởng hiện nay, cán bộ, công chức, viên
chức nhà nước hầu như ai cũng được khen
thưởng hoặc luân phiên được khen thưởng
với các hình thức khen thưởng như chiến sĩ
thi đua, bằng khen, huân, huy chương v.v..,
Thậm chí là chỉ được giấy khen thì Tòa án
cũng coi là tình tiết giảm nhẹ. Cán bộ, công
chức nhà nước (đây là các chủ thể giữ chức
vụ, quyền hạn) được khen thưởng trong thời
gian công tác, học tập, sản xuất được tặng
thưởng, nhưng sau này bị phát hiện có các
hành vi tham nhũng (tội phạm tham nhũng)
hoặc tội phạm khác lại được giảm nhẹ
TNHS là mâu thuẫn với chính sách hình sự
của Đảng và Nhà nước ta là luôn quy TNHS
nghiêm khắc hơn đối với người có chức vụ,
quyền hạn, người đứng đầu cơ quan, tổ
chức, và đối với người lợi dụng danh nghĩa
cơ quan, tổ chức để phạm tội. Mặt khác, đối
tượng được hưởng tình tiết giảm nhẹ này,
nếu họ khi trong thời gian công tác, học tập,
sản xuất, chiến đấu đã có thành tích xuất sắc
thì họ đã được Nhà nước ưu ái, như nâng
lương, nâng bậc, nâng ngạch trước thời hạn,
được bổ nhiệm, quy hoạch... rồi; các đối
tượng này còn là người hiểu biết pháp luật,
có trình độ văn hóa cao, đáng lẽ phải nêu
gương cho người khác, nếu phạm tội thì phải
trừng trị nghiêm khắc hơn người khác chứ
không phải tìm cách giảm nhẹ tội cho họ.
Đặc biệt là loại tội phạm lợi dụng chức vụ
để tham nhũng, nếu áp dụng nhiều tình tiết
giảm nhẹ cho họ dẫn đến hình phạt sẽ nhẹ,
thì hiệu quả đấu tranh phòng ngừa tội phạm
tham nhũng bị giảm sút.
2.2.4 Tình tiết “Phạm tội lần đầu và
thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” quy định
tại điểm i khoản 1 Điều 51 BLHS: Tình tiết
giảm nhẹ này được quy định với mục đích
khoan hồng đối với người lần đầu thực hiện
một tội phạm và tội phạm đó thuộc trường
hợp ít nghiêm trọng. Có thể thấy, theo quy
định này thì bất cứ tội phạm nào thuộc
trường hợp nêu trên đương nhiên được
hưởng một tình tiết giảm nhẹ TNHS. Quy
định này cho thấy BLHS phân biệt phạm tội
lần đầu với các trường hợp phạm tội khác.
Tuy nhiên, quy định này sẽ không đạt được
mục đích phòng ngừa và xử lý tội phạm, bởi
vì ngay bản thân người phạm tội trong
trường hợp như đã đề cập, khung trách
nhiệm pháp lý của họ đã nhẹ hơn các trường
hợp phạm tội khác, nếu tiếp tục giảm nhẹ
nữa thì hiệu quả công bằng của hình phạt sẽ
không đạt được. Việc thiết lập các tình tiết
giảm nhẹ phải thực sự đạt được tiêu chí về
chính sách pháp luật hình sự, tạo ra sự bình
đẳng trong quan hệ pháp luật TTHS; khuyến
khích người phạm tội lập công chuộc tội, ăn
năn hối cải và có tác dụng phòng ngừa, xử
lý tội phạm.
2.2.5 Tình tiết “Phạm tội trong trường
hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không
phải do lỗi của mình gây ra” quy định tại
điểm l khoản 1 Điều 51 BLHS: Tình tiết
giảm nhẹ này rất khó xác định. Bởi vì, bị hạn
chế khả năng nhận thức xảy ra đối với người
bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác, người
phạm tội trong hoàn cảnh lạc hậu hoặc bị đe
dọa, cưỡng bức, hoặc do bị kích động về tinh
thần do hành vi trái pháp luật của bị hại hoặc
của người khác gây ra. Còn người bình
thường, không phải các trường hợp như đã
nêu thì rất khó xác định trường hợp nào bị
hạn chế khả năng nhận thức mà không phải
do lỗi của họ. Đã là tội phạm thì phải xác
định được lỗi của người phạm tội, nếu không
có lỗi thì không thể cấu thành tội phạm cụ
thể và không phải chịu TNHS, kể cả vai trò
của người phạm tội ở dạng đồng phạm.
2.2.6 Tình tiết “Người phạm tội là cha,
mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, người có công
với cách mạng” quy định tại khoản 1 Điều 51
BLHS: Quy định này không bảo đảm nguyên
tắc công bằng và nguyên tắc pháp chế xã hội
chủ nghĩa - đây là một trong những nguyên
tắc được hầu hết các ngành luật đặt lên hàng
đầu. Theo đó, yêu cầu phải tuân thủ, chấp
hành pháp luật triệt để và việc xử lý tội phạm
phải công bằng. Trên thực tế, quy định tình
tiết giảm nhẹ này ảnh hưởng đến chính sách
phòng ngừa tội phạm trong xã hội, đặc biệt
là việc xử lý tội phạm tham nhũng sẽ không
nghiêm minh. Trong những năm qua, đối với
35
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 04(332) T2/2017
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
người thân thích của người có công với cách
mạng phạm tội, họ thường được tuyên án ở
mức nhẹ, như được hưởng án treo.
2.2.7 Ngoài ra:
(i) Khoản 1 Điều 51 BLHS chưa pháp
điển hóa các tình tiết giảm nhẹ được hướng
dẫn tại Nghị quyết số 01 nêu trên, đó là tình
tiết “Người bị hại cũng có lỗi”, tình tiết
“Thiệt hại do lỗi của người thứ ba”, tình tiết
“Gia đình bị cáo sửa chữa, bồi thường thiệt
hại thay cho bị cáo”, tình tiết “Bị hại hoặc
đại diện hợp pháp của bị hại xin giảm nhẹ
hình phạt cho bị cáo”. Các tình tiết này có ý
nghĩa rất quan trọng vì nó xác định được
tính chất của vụ phạm tội, lỗi, nguyên nhân
và hậu quả, ý chí và thái độ của nạn nhân
trong vụ án hình sự. Trong đó tình tiết “Gia
đình bị cáo sửa chữa, bồi thường thiệt hại
thay cho bị cáo” cũng là một hình thức khắc
phục hậu quả mang tính chất phổ biến, bù
đắp kịp thời thiệt hại cho phía bị hại. Vì
trong trường hợp bị cáo đang bị tạm giam (ở
nước ta có khoảng 80% bị can, bị cáo bị tạm
giam trước khi xét xử) thì không có điều
kiện để sửa chữa, bồi thường, khắc phục hậu
quả để được hưởng tình tiết giảm nhẹ này.
Trên thực tế, do không thỏa thuận được mức
bồi thường trách nhiệm dân sự giữa bị can,
bị cáo hoặc gia đình của họ đối với bị hại,
nguyên nhân là do lỗi của bị hại không chấp
nhận vì cho rằng không thỏa đáng hoặc
chính phía bị hại không có thiện chí. Trong
khi đó phía bị cáo rất mong muốn được
hưởng tình tiết giảm nhẹ như vừa nêu. Thế
nhưng BLHS năm 1999 cũng như Bộ luật
TTHS hiện hành chưa quy định cách thức
để phía bị cáo thực hiện trách nhiệm bồi
thường, khắc phục hậu quả.
Bên cạnh đó, có nhiều vụ án hình sự
mà nguyên nhân là do bị hại có lỗi trước;
hoặc có trường hợp thiệt hại do lỗi của
người thứ ba. Để bảo đảm công bằng và
phòng ngừa tội phạm thì cần thiết phải
quy định các trường hợp này là tình tiết
giảm nhẹ.
(ii) Khoản 2 Điều 51 BLHS quy định:
“Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi
đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm
nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong
bản án” là không bảo đảm kỹ thuật lập pháp
và chưa dựa vào cơ sở thực tiễn. Bởi vì, quy
định này sẽ tạo ra sự tùy nghi trong việc áp
dụng khi Tòa án có thể coi hoặc không coi
“đầu thú” là tình tiết giảm nhẹ. Đầu thú cần
phải được khẳng định là một tình tiết giảm
nhẹ chính thức, cho dù tính chất của tình tiết
“đầu thú” khác với tính chất của tình tiết “tự
thú” nhưng không vì thế mà không coi tình
tiết đầu thú là tình tiết giảm nhẹ. Không nên
máy móc chỉ coi người phạm tội “tự thú”
mới được hưởng tình tiết giảm nhẹ do thái
độ tự nguyện của người phạm tội, mà cần
phải dựa vào hiệu quả trong công tác phòng
ngừa, xử lý tội phạm. Ở tình tiết đầu thú là
trường hợp người phạm tội đã bị phát hiện,
bị truy nã nhưng sau đó tự mình hoặc được
người khác vận động đã ra đầu thú. Để bắt
giữ một người phạm tội bị truy nã là vô cùng
khó khăn, phức tạp, nguy hiểm, có thể kéo
dài đến nhiều năm. Đối tượng bị truy nã
thường là người phạm tội gây nguy hại rất
lớn, đặc biệt lớn cho xã hội; để họ ra đầu thú,
cơ quan có trách nhiệm phải thực hiện rất
nhiều biện pháp nghiệp vụ khác nhau, cần
đến sự phối hợp của gia đình, cơ quan, tổ
chức vận động thuyết phục họ. Do vậy, cần
phải khuyến khích người phạm tội ra đầu thú
và khuyến khích gia đình, cộng đồng xã hội
phối hợp để người phạm tội ra đầu thú, làm
giảm bớt gánh nặng trong việc truy bắt tội
phạm truy nã.
3. Đề xuất một số quy định về các tình tiết
giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
Một là, bỏ đi những tình tiết giảm nhẹ
không cần thiết tại khoản 1 Điều 51 BLHS,
cụ thể là các tình tiết: “Người phạm tội
thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải”,
tình tiết “Người phạm tội tích cực giúp đỡ
các cơ quan có trách nhiệm phát hiện hoặc
điều tra tội phạm”, tình tiết “Người phạm tội
là người có thành tích xuất sắc trong sản
xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác”, tình
tiết “Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp
ít nghiêm trọng”, tình tiết “Phạm tội trong
36
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 04(332) T2/2017
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức
mà không phải do lỗi của mình gây ra”, và
tình tiết “Người phạm tội là cha, mẹ, vợ,
chồng, con của liệt sĩ, người có công với
cách mạng”.
Hai là, bỏ quy định tại khoản 2 Điều
51 BLHS - vốn được duy trì từ BLHS năm
1985 đến nay - Tòa án được lựa chọn các
tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ.
Ba là, bổ sung một số tình tiết giảm
nhẹ bằng việc quy định chính thức tình tiết
giảm nhẹ “đầu thú”, tình tiết “Người bị hại
cũng có lỗi”, tình tiết “Thiệt hại do lỗi của
người thứ ba”, tình tiết “Gia đình bị cáo
sửa chữa, bồi thường thiệt hại thay cho bị
cáo”, tình tiết “Bị hại hoặc đại diện hợp
pháp của bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho
bị cáo”. Cụ thể, Điều 51 BLHS được thiết
kế như sau:
“Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ
TNHS
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết
giảm nhẹ TNHS:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc
làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
ă) Người phạm tội tự nguyện sửa
chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục
hậu quả;
â) Gia đình bị cáo sửa chữa, bồi
thường thiệt hại thay cho bị cáo;
b) Phạm tội trong trường hợp vượt quá
giới hạn phòng vệ chính đáng;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá
yêu cầu của tình thế cấp thiết;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá
mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích
động về tinh thần do hành vi trái pháp luật
của nạn nhân gây ra;
e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn mà không phải do mình tự gây ra;
ê) Người bị hại cũng có lỗi;
g) Thiệt hại do lỗi của người thứ ba;
h) Bị hại hoặc đại diện hợp pháp của
bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo;
i) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại
hoặc gây thiệt hại không lớn;
k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa
hoặc cưỡng bức;
l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn
chế khả năng nhận thức mà không phải do
lỗi của mình gây ra;
m) Phạm tội do lạc hậu;
n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi
trở lên;
ơ) Người phạm tội là người khuyết tật
nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
p) Người phạm tội là người có bệnh bị
hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng
điều khiển hành vi của mình;
q) Người phạm tội tự thú hoặc đầu
thú;
r) Người phạm tội đã lập công chuộc
tội;
2. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ
luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc
định khung thì không được coi là tình tiết
giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt”.
Bốn là, để thực hiện tình tiết “Người
phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường
thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả” và tình
tiết “Gia đình bị cáo sửa chữa, bồi thường
thiệt hại thay cho bị cáo”, đề xuất cơ quan
có thẩm quyền hướng dẫn thực hiện, theo
đó trường hợp bị cáo hoặc gia đình bị cáo
đã tự nguyện bồi thường, khắc phục hậu
quả nhưng bị hại không chấp nhận thì vẫn
được hưởng tình tiết giảm nhẹ. Về mặt pháp
luật TTHS, cần đưa ra cách thức để cho
phía bị cáo nộp tiền, tài sản bồi thường tại
cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình
điều tra, truy tố và xét xử trong trường hợp
đã đặt ra n
37
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 04(332) T2/2017
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Phạm Văn Lợi (chủ biên), (2007), Chính sách hình sự trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam, Nxb. Tư Pháp, Hà Nội.
- Trần Thị Quang Vinh (2005), Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_tinh_tiet_giam_nhe_trach_nhiem_hinh_suu_quy_dinh_tai_die.pdf