Các vấn đề sức khỏe ở học sinh 13 đến 15 tuổi tại phường 8 thành phố Vũng Tàu

Cần quan tâm, giáo dục các em trong việc phòng chống bạo lực, đánh nhau và các tai nạn, thương tích, đặc biệt là ở đối tượng nam sinh. Gia đình, nhà trường và xã hội cần quan tâm sức khỏe tâm thần cho các em Nhà trường nên phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức các chương trình giáo dục phòng chống thuốc lá, rượu/bia; cũng như có các biện pháp can thiệp thích hợp đối với những học sinh đã và đang sử dụng rượu/bia, thuốc lá, giúp các em nhận thức và thay đổi hành vi để tự bảo vệ và nâng cao sức khỏe của bản thân. Phụ huynh học sinh cần quan tâm, tránh và hạn chế tạo điều kiện cho các em sử dụng rượu bia vì phần lớn học sinh có rượu/bia để uống là từ gia đình. Các chương trình giáo dục sức khỏe sinh sản, đặc biệt là về nội dung tình dục an toàn nên đưa vào sớm hơn để các em có kiến thức và kỹ năng tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân vì phần lớn các em không sử dụng bao cao su, cũng như các biện pháp tránh thai khác.

pdf8 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 440 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các vấn đề sức khỏe ở học sinh 13 đến 15 tuổi tại phường 8 thành phố Vũng Tàu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 402 CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE Ở HỌC SINH 13 ĐẾN 15 TUỔI   TẠI PHƯỜNG 8 THÀNH PHỐ VŨNG TÀU  Nguyễn Doãn Thành*, Dương Tiểu Phụng*, Nguyễn Thủy Tiên*  TÓM TẮT  Đặt vấn đề: Học sinh là đối tượng dễ bị tác động bởi các yếu tố môi trường, dẫn đến những hành vi ảnh  hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, cần thiết có một nghiên cứu điểm để mở rộng vấn đề này trong tương lai.  Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ các hành vi sức khỏe và các yếu tố bảo vệ ở học sinh tuổi 13 – 15 tại  phường 8 thành phố Vũng Tàu   Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên toàn bộ học sinh từ 13 ‐15 tuổi tại phường 8, thành  phố Vũng Tàu. Khi thực hiện, điều tra viên hướng dẫn chi tiết, cụ thể cho học sinh về cách tự điền vào bộ câu hỏi  và hướng dẫn, giải đáp những thắc mắc của học sinh nếu các em chưa hiểu các vấn đề trong suốt quá trình học  sinh tự điền vào bộ câu hỏi.   Kết quả nghiên cứu: Kết quả điều tra 614/630 em cho thấyphần lớn học sinh ăn nhiều rau, trái cây. Tỷ lệ  học sinh thường ăn rau, trái cây ít nhất 1 lần/ngày lần lượt là 90,7% và 83,9%, tỷ lệ này ở nữ cao hơn ở nam  (p=0,02).  Có  45,7%  và  40,2%  học  sinh  thường  uống  nước  ngọt  có  gas  và  ăn  thức  ăn  nhanh  ít  nhất  1  lần/ngày;22,5% không có ngày nào tham gia hoạt động thể lực ít nhất 60 phút/ngày; 11,2% thật sự nghĩ đến việc  tự tử/12 tháng qua. Có 13,8% bị tấn công thể chất, 17,1% bị chấn thương nặng ít nhất 1 lần/12 tháng qua, các  tỷ lệ này ở nam cao hơn nữ (p<0,001 và p=0,001). 47,2% học sinh hút thuốc lá ít nhất 1 ngày/30 ngày qua. Tỷ lệ  học sinh uống rượu/bia là 29,3%.Có 47,4% có cha mẹ hoặc người trông nom luôn luôn hoặc thường xuyên biết  được các em làm gì vào thời gian rãnh, tỷ lệ này ở học sinh 13 tuổi cao hơn 14 và 15 tuổi (p=0,001) và 51,3% học  sinh có cha mẹ hoặc người trông nom luôn luôn hoặc thường xuyên đưa ra lời khuyên cho các em.  Kết luận: Kết quả nghiên cứu góp phần đưa ra vấn đề sức khỏe của học sinh ở thời điểm điều tra và những  định hướng ưu tiên can thiệp, dự phòng bệnh tật cho học sinh ở địa phương và đây cũng là cơ sở cần thiết cho  nghiên cứu mở rộng về các hành vi nguy cơ sức khỏe ở học sinh trong tương lai.  Từ khóa: hành vi sức khỏe, học sinh, Vũng Tàu  SUMMARY  HEALTH BEHAVIORS AMONG CHILDREN SCHOOL‐AGED 13 ‐15 YEARS  IN COMMUNE 8, VUNG TAU CITY  Nguyen Doan Thanh, Duong Tieu Phung, Nguyen Thuy Tien   * Y Hoc Tp. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 402 – 409  Background: Student is vulnerable to the environment which lead to behaviors affecting health.  Objectives: To determine the prevalence and determinants of health behaviors among children school‐aged  13‐15 years in district 8, Vung Tau City.  Method: Cross‐sectional study of all children school‐aged 13‐15 years in commune 8 Vung Tau city.  Results: 630 school children were enumerated, but there were 614 students participated in the study. The  research result indicates that most of students usually eat plenty of vegetables and fruits. The percentage of eating  vegetables and fruit one or more times per day during the previous 30 days were 90.7% and 83.9% respectively,  * Viện Y tế Công cộng Tp. HCM  Tác giả liên lạc: BS. CKII. Nguyễn Doãn Thành   ĐT: 0989028559Email: nguyendoanthanh@ihph.org.vn  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  403 these proportions were higher in female compared to male (p=0.02).There were 45.7% and 40.2% of students who  usually drink  fizzy drinks and  eat  fastfood one or more  times per day during  the previous 30 days. 22.5% of  students  had no  physically  active  day  for  a  total  of  at  least  60 minutes  per  day.  11.2%  of  student  seriously  considered attempting suicide during the past 12months; 13.8% were in a physical fight, 17.1% were seriously  injured one or more times during the past 12 months, these proportions were higher in male compared to female  (p<0.0001 and p=0.001). The percentage of smoking one or more times per day during the prevous 30 days was  47.2%. 29.3% of students drank alcohol. 2.8% of students had sexual intercourse, 35.3% of those had the frist  sexual intercourse at under 11 years old. There were 47.4% of students who have parents or guardians always  know what  students  spend on  free  time,  this proportion was greater  in  the boys  than  the girls  (p=0.001) and  51.3% of students who have parents or guardians always give advices to them.  Conclusion: The study results provide a background for conducting interventions, preventing local students  from diseases and will establish a baseline for further studies on risk behaviors among students in the future.  Key words: health behaviours, school children,Vung Tau  ĐẶT VẤNĐỀ  Lứa tuổi học đường là giai đoạn các em dễ bị  tác  động  bởi  các  yếu  tố môi  trường,  dẫn  đến  những hành vi  ảnh hưởng  đến  sức khỏe. Theo  Tổ chức Y  tế Thế giới  (WHO), có hơn 2,6  triệu  người từ 10 – 24 tuổi tử vong mỗi năm, chủ yếu  là do các nguyên nhân có thể phòng ngừa được.  Trong  đó,  chấn  thương  là nguyên nhân gây  tử  vong và tàn tật hàng đầu ở trẻ em trong độ tuổi  đi học, khoảng 430 người trong độ tuổi từ 10 – 24  tuổi tử vong mỗi ngày do hành vi bạo lực mang  tính  cá nhân(4). Tổ  chức Y  tế Thế giới  đã phát  triển bộ công cụ điều  tra GSHS  (Global school‐ based student health survey)để khảo sát hành vi  nguy cơ sức khoẻ và các yếu tố bảo vệ ở học sinh  trong  các  trường  học. Hiện  nay,  học  sinh Việt  Nam  là nguồn nhân  lực  tương  lai dồi dào, cần  được xã hội và các ngành chức năng quan tâm,  chăm  sóc.Đây  cũng  là  đối  tượng  dễ  bị  ảnh  hưởng sức khoẻ nếu chúng ta không có các biện  pháp dự phòng và nâng cao sức khoẻ một cách  chủ  động,  thích  hợp;  đặc  biệt  là  ở  lứa  tuổi  vị  thành niên. Theo điều  tra quốc gia về vị  thành  niên và  thanh niên Việt Nam cho  thấy  tỷ  lệ sử  dụng  rượu/bia  có  khuynh  hướng  gia  tăng  và  tuổi quan hệ tình dục lần đầu ở vị thành niên và  thanh niên có xu hướng giảm.  Thành  phố Vũng  Tàu  là một  trong  những  thành  phố  du  lịch  lớn  và  phát  triển  tại  Việt  Nam.Hiện nay, học sinh tại vùng đang phải đối  mặt với nhiều vấn đề sức khỏe, đặc biệt  là  lứa  tuổi  vị  thành  niên.  Theo  kết  quả  điều  tra  của  bệnh viện tâm thần Bà Rịa‐ Vũng Tàu, trong 100  học  sinh  trung học  cơ  sở  thì  có 19 em mắc  các  vấn  đề về  sức khỏe  tâm  lý,  tâm  thần(1). Vì  thế,  việc điều tra về các hành vi nguy cơ sức khoẻ ở  học sinh từ 13 đến 15 tuổi trong các trường học  tại vùng theo như WHO hiện đang hưởng ứng ở  các nước trên thế giới được xem là rất cần thiết,  quan trọng. Nghiên cứu này giúp nhận biết các  hành vi nguy cơ sức khoẻ và các yếu tố bảo vệ ở  học sinh trong  tình hình hiện nay  tại vùng. Kết  quả  nghiên  cứu  góp  phần  đưa  ra  những  định  hướng  can  thiệp,  dự  phòng  bệnh  tật  cho  học  sinh  ở  địa  phương  và  là  cơ  sở  cần  thiết  cho  nghiên cứu mở rộng về các hành vi nguy cơ sức  khỏe ở học sinh trong tương lai.  Mục tiêu nghiên cứu  Mục tiêu tổng quát: Xác định tỷ lệ các hành  vi sức khỏe và các yếu tố bảo vệ ở học sinh tuổi  13 – 15 tại phường 8 thành phố Vũng Tàu  Mục tiêu cụ thể  Xác  định  tình  trạng  dinh  dưỡng,  tỷ  lệ  các  hành vi sức khỏe bao gồm hành vi ăn uống, vệ  sinh  cá nhân, hoạt  động  thể  lực,  sức khỏe  tâm  thần, bạo hành và chấn thương không chủ định,  sử dụng rượu, thuốc  lá, hành vi tình dục ở học  sinh  từ 13  đến 15  tuổi  tại phường 8  thành phố  Vũng Tàu  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 404 Xác định  tỷ  lệ các yếu  tố bảo vệ ở học sinh  tuổi 13 – 15 tại phường 8 thành phố Vũng Tàu   Xác định mối liên quan giữa tình trạng dinh  dưỡng, các hành vi sức khỏe, các yếu tố bảo vệ  với một số đặc điểm của học sinh: tuổi, giới.  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Thiết kế nghiên cứu  Nghiên cứu cắt ngang.  Thời gian và địa điểm nghiên cứu  Từtháng  5‐12/2013  tại phường  8  thành phố  Vũng Tàu.  Đối tượng nghiên cứu  Học  sinh  13  đến  15  tuổi  đang  học  tại  các  trường  thuộc  phường  8  thành  phố Vũng  Tàu,  tỉnh Bà Rịa ‐ Vũng Tàu vào năm học 2012‐2013.  Phương pháp chọn mẫu  Chọn toàn bộ học sinh từ 13 – 15 tuổi đang  học tại các trường trên địa bàn phường 8, thành  phố Vũng Tàu vào thời điểm điều tra.  Công cụ và phương pháp thu thập dữ kiện  Điều  tra viên đo chiều cao và cân nặng học  sinh bằng thước và cân chuyên dụng. Học sinh  tự điền vào bộ câu hỏi của WHO. Bộ câu hỏi bao  gồm các mục: thông tin chung, hành vi ăn uống,  vệ sinh cá nhân, hoạt động thể lực, sức khỏe tâm  thần, chấn  thương và bạo hành, sử dụng  thuốc  lá, sử dụng rượu/bia, hành vi tình dục, các yếu tố  bảo vệ.  Điều  tra viên được  tập huấn kỹ về phương  pháp thu thập số liệu. Điều tra viên hướng dẫn  chi tiết, cụ thể cho học sinh về cách tự điền vào  bộ câu hỏi và hướng dẫn, giải đáp những  thắc  mắc của học sinh nếu các em chưa hiểu các vấn  đề trong suốt quá trình học sinh tự điền vào bộ  câu hỏi.  Thực hiện giám sát trong suốt quá trình thu  thập số  liệu nhằm đảm bảo thông tin chính xác  và không bị thiếu. Điều tra viên và các giáo viên  giám sát, quản lý học sinh nhằm đảm bảo các em  tự điền vào bộ câu hỏi một cách nghiêm túc.  Số  liệu  được nhập bằng Epidata 3.02, phân  tích bằng Stata 10.0.  KẾT QUẢ   Đặc điểm của đối tượng nghiêu cứu  Kết quả nghiên cứu cho  thấy  tỷ  lệ học sinh  thuộc ba lứa tuổi 13, 14 và 15 tuổi tương đương  nhau, với tỷ  lệ  lần  lượt  là 35%, 30,9% và 34,1%.  Tỷ  lệ nữ  sinh và nam  sinh  tương  đương nhau  (50,7%  và  49,3%).  Tỷ  lệ  học  sinh  bị  suy  dinh  dưỡng  là  8%,  có  khoảng  15%  học  sinh  thừa  cân/béo phì.  Các hành vi sức khỏe, yếu tố bảo vệ và các  yếu tố liên quan  Hành vi ăn uống, vệ sinh cá nhân  Phần  lớn  học  sinh  ăn  nhiều  rau,  trái  cây;  83,9% thường ăn trái cây ít nhất 1 lần/ngày, tỷ lệ  này ở nữ cao hơn ở nam. Tỷ lệ học sinh thường  ăn rau ít nhất 1 lần/ngày là 90,7%. Tỷ lệ học sinh  thường uống nước ngọt có gas ít nhất 1 lần/ngày  là 45,7%,  có 40,2%  thường  ăn  thức  ăn nhanh  ít  nhất 1  lần/ngày. Có sự khác biệt về tỷ  lệ ăn trái  cây,  rau  củ  giữa  nam  sinh  và  nữ  sinh,  giữa  những  học  sinh  thuộc  các  lứa  tuổi  khác  nhau.  Những tỷ  lệ này ở nữ sinh cao hơn so với nam  sinh,  ở học sinh 13, 14  tuổi cao hơn so với học  sinh 15 tuổi (p<0.001).  Vệ  sinh  cá  nhân  ở  học  sinh  khá  tốt,  chỉ  có  8,3% học sinh không bao giờ hoặc hiếm khi rửa  tay trước khi ăn có 4,5% không bao giờ hoặc hiếm  khi  rửa  tay  sau  khi  đi  vệ  sinh,  10,7%  học  sinh  không  bao  giờ  hoặc  hiếm  khi  rửa  tay  bằng  xà  phòng. Tỷ lệ đánh răng < 1 lần/ngày ở học sinh 15  tuổi cao hơn so với học sinh 13 và 14 tuổi.  Hoạt động thể lực  Bảng 1: Thời gian tham gia hoạt động thể lực, hoạt  động tĩnh tại, đi xe đạp/đi bộ ở học sinh (n=614)  Đặc tính N (%) Đặc tính N (%) Số ngày hoạt động thể lực Thời gian dành cho các hoạt động tĩnh tại 0 ngày 138 (22,5) Ít hơn 1 giờ/ngày 32 (5,2) 1 ngày 116 (18,9) 1-2 giờ/ngày 181 (29,5) 2 ngày 118 (19,2) 3-4 giờ/ngày 232 (37,8) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  405 Đặc tính N (%) Đặc tính N (%) 3 ngày 91 (14,8) 5-6 giờ/ngày 83 (13,5) 4 ngày 47 (7,7) 7-8 giờ/ngày 47 (7,6) 5 ngày 23 (3,8) > 8 giờ/ngày 39 (6,4) 6 ngày 25 (4,0) 7 ngày 56 (9,1) Số ngày đi xe đạp/đi bộ 0 ngày 116 (18,9) 1 ngày 67 (10,9) 2 ngày 41 (6,7) 3 ngày 33 (5,4) 4 ngày 33 (5,4) 5 ngày 28 (4,6) 6 ngày 76 (12,3) 7 ngày 220 (35,8) Có 22,5% học sinh không có ngày nào  tham  gia hoạt động thể lực ít nhất 60 phút/ngày. Tỷ lệ  này ở nữ cao hơn so với nam (27,7% so với 17,2%;  p=0,002), ở học sinh 15 tuổi cao hơn so với 13, 14  tuổi  ((30,1% so với 15,8% và 21,6%; p=0,002). Có  18,9% học sinh không đi xe đạp đến trường hoặc  từ trường về nhà, 65,3% học sinh dành  ít nhất 3  giờ/ngày cho các hoạt động tĩnh tại.   Sức khỏe tâm thần  Tỷ lệ học sinh thường xuyên hoặc luôn luôn  cảm thấy cô đơn trong 12 tháng qua là 9,3%, tỷ lệ  này ở nữ sinh cao hơn so với nam sinh. Có 7,6%  thường xuyên hoặc  luôn  luôn cảm  thấy  lo  lắng  đến  nỗi  không  ngủ  được  vào  ban  đêm,  11,1%  thường xuyên hoặc luôn luôn cảm thấy khó tập  trung. Có 11,2% thật sự nghĩ đến việc tự tử trong  12 tháng qua, tỷ lệ này ở nữ sinh cao hơn so với  nam sinh (14,5% so với 7,6%; p=0,007). Trong đó  có 23,2% học  sinh  có hành vi  tự  tử dẫn  đến bị  thương, ngộ độc hay sử dụng thuốc quá liều mà  phải đến cơ sở y tế.  Bạo hành và chấn thương không chủ định  Tỷ  lệ  học  sinh  bị  tấn  công  thể  chất,  đánh  nhau, bị chấn thương nặng ít nhất 1 lần/12 tháng  qua lần lượt là 13,8%, 14,9% và 17,1%. Các tỷ lệ  này ở nam sinh cao hơn so với nữ sinh, với tỷ lệ  lần lượt là 18,8% so với 9,0%, 23,4% so với 9,7%,  22,4%  so  với  12,5%  (p<0,001).  Các  loại  chấn  thương chủ yếu là gãy xương/trật khớp (27,1%),  chấn  thương đầu cổ  (12,2%). Nguyên nhân gây  chấn  thương phần  lớn  là do  té ngã  (42,1%),  tai  nạn  giao  thông  (9,3%),  bị  đánh/đánh  nhau  (7,5%). Tỷ  lệ học  sinh bị bắt nạt  ít nhất 1 ngày  trong 30 ngày qua  là 13,3%. Cách  thức bắt nạt  chủ  yếu  là  trêu  đùa  vì  hình  dáng  bên  ngoài  (19,3%), bị tẩy chay/phớt  lờ (8,4%), bị trêu bằng  những câu nói/những bình luận, cử chỉ liên quan  đến tình dục (7,2%). Không có sự khác biệt về tỷ  lệ bị bắt nạt ít nhất là 1 ngày trong 30 ngày qua  giữa nam sinh và nữ sinh, giữa những học sinh  thuộc lứa tuổi khác nhau.  Sử dụng rượu bia, thuốc lá  Bảng 2: Sử dụng thuốc lá, rượu bia ở học sinh  Đặc tính N (%) Đặc tính N (%) Tuổi hút thuốc lá lần đầu Uống rượu bia lần đầu ≤ 7 tuổi 9 (25,0) ≤ 7 tuổi 42 (23,3) 8 hoặc 9 tuổi 4 (11,1) 8 hoặc 9 tuổi 28 (15,6) 10 hoặc 11 tuổi 2 (5,6) 10 hoặc 11 tuổi 28 (15,6) 12 hoặc 13 tuổi 10 (27,8) 12 hoặc 13 tuổi 50 (27,8) 14 hoặc 15 tuổi 11 (30,5) 14 hoặc 15 tuổi 32 (17,7) Tổng 36 (100) Tổng 180 (100) Số ngày hút thuốc/30 ngày qua Số ngày uống đồ uống có cồn 0 ngày 19 (52,8) 0 ngày 92 (51,1) 1 hoặc 2 ngày 10 (27,8) 1 hoặc 2 ngày 65 (36,1) 3-5 ngày 3 (8,3) 3-5 ngày 17 (9,5) 6-9 ngày 1 (2,8) 6-9 ngày 2 (1,1) 10-19 ngày 1 (2,8) 10-19 ngày 2 (1,1) 30 ngày 2 (5,5) 20-29 ngày 2 (1,1) Tổng 36 (100) Tổng 180 (100 Số ngày hút thuốc thụ động Số đơn vị rượu/bia 0 ngày 30 (26,3) < 1 đơn vị rượu 42 (47,7) 1 hoặc 2 ngày 42 (36,8) 1 đơn vị rượu 29 (32,9) 3 hoặc 4 ngày 18 (15,8) 2 đơn vị rượu 7 (8,0) 5 hoặc 6 ngày 4 (3,5) 3 đơn vị rượu 3 (3,4) 7 ngày 20 (17,6) 4 đơn vị rượu 2 (2,3) Tổng 114 (100) Tổng 88 (100) Tỷ lệ học sinh hút thuốc lá là 5,9%. Đa số học  sinh hút thuốc  lá  lần đầu  lúc 12 đến 15 tuổi, có  25% học sinh hút thuốc lá lần đầu lúc ≤ 7 tuổi. Tỷ  lệ học sinh hút  thuốc  lá  ít nhất 1 ngày/30 ngày  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 406 qua  là  47,2%.  Tỷ  lệ  học  sinh  hút  thuốc  lá  thụ  động ít nhất 1 ngày trong 30 ngày qua là 73,7%.   Tỷ lệ học sinh uống rượu/bia là 29,3%, Phần  lớn  học  sinh  uống  rượu  bia  lần  đầu  lúc  12‐13  tuổi  (27,8%)  và  ≤  7  tuổi  (23,3%). Có  48,9% học  sinh có ít nhất 1 ngày uống thức uống có cồn và  52,3% uống ít nhất 1 đơn vị rượu trong 30 ngày  qua. Phần  lớn học sinh có  rượu/bia để uống  là  do  gia  đình  cho  (61,4%). Có  26,7% học  sinh  bị  say rượu ít nhất là 1‐2 lần. 61,5% có cha mẹ hoặc  người chăm sóc uống rượu/bia, 59,6% có bạn bè  uống  rượu/bia.  Kết  quả  nghiên  cứu  cho  thấy  không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ  lệhút  thuốc  lá  lần đầu,  tỷ  lệ uống  rượu bia  lần  đầu lúc ≤ 14 tuổi giữa những học sinh thuộc các  lứa tuổi khác nhau. Không có sự khác biệt có ý  nghĩa thống kê về tỷ lệ hút thuốc lá, uống rượu  bia  ít nhất  là 1‐2 ngày  trong 30 ngày qua,  tỷ  lệ  hút  thuốc  lá  thụ động  ít nhất  là 1‐2 ngày,  tỷ  lệ  uống ít nhất đơn vị rượu trong 30 ngày qua giữa  nam sinh và nữ sinh, giữa những học sinh thuộc  các lứa tuổi khác nhau.  Hành vi tình dục  Tỷ lệ học sinh đã quan hệ tình dục là 2,78%.  Tỷ  lệ  học  sinh  không  có  sử  dụng  bao  cao  su  trong  lần  quan  hệ  tình  dục  vừa  rồi  là  64,7%.  35,3% không sử dụng các biện pháp  tránh  thai  khác. Không có sự khác biệt về các hành vi tình  dục giữa nam sinh và nữ sinh, giữa những học  sinh thuộc các lứa tuổi khác nhau.   Các yếu tố bảo vệ  Tỷ  lệ học  sinh  có  cha mẹ hoặc người  trông  nom  luôn  luôn,  thường xuyên kiểm  tra bài  tập  về nhà là 33,6%; tỷ lệ này ở nam sinh cao hơn nữ  sinh, ở học sinh 13 tuổi cao hơn 14 và 15 tuổi. Có  47,4% biết được các em làm gì và thời gian rảnh;  tỷ lệ này ở học sinh 13 tuổi cao hơn 14 và 15 tuổi.  Có 56,4% học sinh có cha mẹ hoặc người  trông  nom không bao giờ hoặc hiếm khi can thiệp vào  việc của học sinh. 51,3% có cha mẹ hoặc người  trông nom luôn luôn hoặc thường xuyên đưa ra  lời khuyên cho các em.  BÀN LUẬN  Về  chế  độ  ăn  rau  và  trái  cây,  kết  quả  nghiên cứu cho  thấy phần  lớn học sinh có  ăn  rau và trái cây trong 30 ngày qua. Kết quả này  phù  hợp  với  một  số  nghiên  cứu  trên  thế  giới(5,6). Điều này có  lợi cho sức khỏe của các  em. Một  số  nghiên  cứu  cho  thấy  chế  độ  ăn  nhiều  rau  và  trái  cây  tốt  cho  sức  khỏe,  làm  giảm  nguy  cơ  mắc  một  số  loại  ung  thư  và  những bệnh mạn  tính khác(2). Kết quả nghiên  cứu  cho  thấy phần  lớn học  sinh  có ý  thức vệ  sinh  cá  nhân  tốt. Tỷ  lệ  học  sinh  không  đánh  răng hoặc đánh răng ít hơn 1 lần/ngày rất thấp  (3,6%).  Đa  số học  sinh  thường  xuyên  rửa  tay  trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, chỉ có 8,3%  học sinh không bao giờ hoặc hiếm khi rửa tay  trước khi ăn, 4,5% học sinh không bao giờ hoặc  hiếm  khi  rửa  tay  sau  khi  đi  vệ  sinh. Các  kết  quả này phù hợp với một số điều tra về hành  vi  sức khỏe  của học  sinh  tại một  số quốc gia  trên thế giới(5,6,7).Việc giữ gìn vệ sinh cá nhân  tốt  ở các em có  lợi cho  sức khỏe, giúp phòng  ngừa  các  bệnh  lý  về  răng miệng  và một  số  bệnh  lây  truyền qua đường  tiêu hóa như  tiêu  chảy, giun  sán – các vấn  đề  sức khỏe  thường  gặp ở lứa tuổi học đường.   Nghiên cứu cũng cho thấy phần lớn học sinh  ít tham gia vào những hoạt động thể chất. Tỷ lệ  học sinh có 7 ngày hoạt động thể chất ít nhất 60  phút/ngày  trong  1  tuần qua  là  rất  thấp  (9,1%).  Thời gian dành cho các hoạt động tĩnh tại ở học  sinh  như  xem  tivi,  sử  dụng máy  vi  tính,  chơi  game, ngồi tán gẫu với bạn bè khá cao. Có đến  65,3% học sinh dành  ≥ 3 giờ/ngày cho các hoạt  động  tĩnh  tại vào một ngày điển hình  (bảng 1).  So  với kết  quả nghiên  cứu  về  các hành  vi  sức  khỏe  ở một  số quốc gia  trên  thế giới, học  sinh  trong nghiên cứu này dành nhiều thời gian cho  các hoạt động tĩnh tại nhiều hơn so với học sinh  ở  các  nước  khác(6,7). Việc  ít  tham  gia  các  hoạt  động  thể  lực, dành nhiều  thời gian  cho những  hoạt động tĩnh tại ảnh hưởng đến sức khỏe của  học sinh, là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  407 đến  tình  trạng  thừa cân, béo phì và các vấn đề  sức khỏe khác(9,3). Nhà trường, gia đình, các cơ  quan chức năng cần chú trọng giáo dục các em  về  tầm  quan  trọng  của  các  hoạt  động  thể  lực  trong việc phòng chống thừa cân – béo phì; cũng  như khuyến khích, động viên, nhắc nhở các em  tham  gia  các  hoạt  động  thể  lực.Điều  này  góp  phần làm giảm gánh nặng trong tương lai về các  bệnh mạn tính liên quan đến thừa cân‐béo phì.  Kết quả nghiên cứu cho thấy học sinh có một  số vấn đề về sức khỏe tâm thần, tuy nhiên các tỷ  lệ này không cao. Kết quả này tương tự với một  số nghiên  cứu  trên  thế giới(5,6). Tỷ  lệ học  sinh  trong  nghiên  cứu  tại  Vũng  Tàu  có  mức  độ  thường xuyên gặp phải các vấn đề về sức khỏe  tâm thần là khá thấp. Điều này có thể được giải  thích  là do phần  lớn các em có nhiều bạn  thân,  có đến 68,2% học sinh có ít nhất là 3 người bạn  thân; những người bạn thân sẽ giúp các em chia  sẻ,  tâm  sự,  trút  bỏ,  giảm  bớt  những  lo  lắng,  phiền muộn, giải  tỏa  tâm  lý. Về hành vi  tự  tử,  kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ  lệ học sinh thật  sự  nghĩ  đến  việc  tự  tử  trong  12  tháng  qua  là  11,2%. Trong số đó có 23,2% học sinh có hành vi  tự  tử dẫn đến bị thương, ngộ độc hay sử dụng  thuốc quá liều mà phải đến bác sĩ hay nhân viên  y tế. Kết quả này phù hợp với một số nghiên cứu  trên thế giới(6).   Tỷ lệ học sinh bị tấn công thể chất ít nhất là 1  lần trong 12 qua thấp hơn so với tỷ lệ được tìm  thấy trong các cuộc điều tra về hành vi sức khỏe  của học sinh ở một số quốc gia trên thế giới(5,6,7).  Điều này cho thấy tình hình bạo  lực ở học sinh  tại vùng vẫn còn thấp hơn so với nhiều khu vực  trên thế giới. Vì thế, nhà trường và gia đình cần  có các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn  trước  khi  tình  trạng  này  gia  tăng  trong  những  năm  tiếp theo. Về tình hình các chấn thương nặng, kết  quả nghiên  cứu  cho  thấy  có  17,1% học  sinh bị  chấn thương nặng ít nhất là 1 lần trong vòng 12  tháng qua. Tỷ  lệ này thấphơn so với tỷ  lệ được  tìm thấy trong một số nghiên cứu khác(5,6,7).  Kết quả nghiên cứu cho  thấy  tỷ  lệ học sinh  hút thuốc  lá  lần đầu  lúc ≤ 13 tuổi tương đương  với tỷ  lệ tìm được trong nghiên cứu về hành vi  sức  khỏe  của  học  sinh  tại  Thái  Lan  và  Indonesia(6,5). Tỷ lệ học sinh hút thuốc lá ít nhất  là 1 ngày trong 30 ngày qua (47,2%) cao hơn so  với tỷ lệ được tìm thấy trong nghiên cứu tại Thái  Lan (8,2%)(6) và Indonesia (10,9%)(5). Điều này có  thể được giải thích là do tỷ lệ học sinh có người  thân hút thuốc lá trong nghiên cứu tại thành phố  Vũng Tàu là khá cao (55,2%). Việc hút thuốc lá ở  người  thân  có  ảnh  hưởng  đến  tình  hình  hút  thuốc lá ở trẻ. Những trẻ tiếp xúc với khói thuốc  lá ở gia đình có khả năng hút  thuốc  lá cao gấp  1,5  đến  2  lần  so  với  những  trẻ  không  có  tiếp  xúc(8).Ngoài ra, một vấn đề quan trọng khác nữa  là tỷ lệ học sinh hút thuốc lá thụ động ít nhất 1  ngày  là khá  cao  (73,7%.). Việc hút  thuốc  lá  thụ  động có ảnh hưởng đến sức khỏe không kém so  với việc hút thuốc lá chủ động. Hút thuốc lá thụ  động  là  nguyên  nhân dẫn  đến  các  bệnh mạch  vành, hô hấp ở người  lớn; dẫn đến đột tử ở trẻ  sơ sinh và dẫn đến tình trạng sinh con nhẹ cân ở  phụ nữ mang  thai.  Ở  trẻ  em, hút  thuốc  lá  thụ  động  là  một  trong  những  nguyên  nhân  góp  phần của khoảng 31% các trường hợp tử vong(8).  Về  việc  uống  rượu/bia  ở  học  sinh,  nghiên  cứu  cho  thấy  tỷ  lệ  uống  rượu/bia  ở  học  sinh  (29,3%) cao hơn so với điều tra tại Thái Lan vào  năm 2008 (14,8%)(6). Bên cạnh đó, tỷ lệ học sinh  có ít nhất 1 ngày uống thức uống có cồn (48,9%),  tỷ  lệ  học  sinh  uống  ít  nhất  1  đơn  vị  rượu/bia  (52,3%)  trong 30 ngày qua cũng cao hơn so với  kết  quả  nghiên  cứu  tại  Thái  Lan  và  Indonesia(6,5). Điều này cho thấy sự đáng lo ngại  về  tình  hình  sử  dụng  rượu/bia  ở  học  sinh  tại  vùng.Đây là một vấn đề sức khỏe ảnh hưởng lớn  đến các em.  Tỷ lệ học sinh đã quan hệ tình dục là 2,78%.  Trong số những học sinh đã quan hệ tình dục có  70,6% là ở tuổi từ 13 trở xuống, đây là đối tượng  cần  được  quan  tâm  bảo  vệ,  chăm  sóc  phòng  ngừa thông qua giáo dục giới tính, sức khoẻ sinh  sản.  Đáng  chú  ý  hơn,  kết  quả nghiên  cứu  còn  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 408 cho  thấy  trong  số những học  sinh  đã  quan hệ  tình dục  thì có 17,7% học sinh có quan hệ  tình  dục  với  2  người,  tỷ  lệ  này  cũng  tương  tự  cho  những học sinh có quan hệ tình dục ≥ 6 người.  Điều đó khẳng định thêm hiện trạng mang tính  xã hội về quan hệ tình dục tuổi học sinh đã là hồi  chuông báo động về một thực tế đáng lo ngại mà  cộng đồng xã hội cần quan  tâm để  tìm nguyên  nhân và giải pháp ngăn ngừa.  Kết  quả  nghiên  cứu  cũng  chỉ  ra  rằng  phụ  huynh học sinh chưa thật sự quan tâm nhiều đến  các em.Tỷ lệ học sinh có cha mẹ hoặc người trông  nom/chăm  sóc  luôn  luôn  hoặc  thường  xuyên  kiểm tra bài tập về nhà của học sinh là 33,6%. Có  47,4%  học  sinh  có  cha  mẹ  hoặc  người  trông  nom/chăm sóc luôn luôn hoặc thường xuyên biết  được các em làm gì vào thời gian rảnh. Tỷ lệ học  sinh có cha mẹ hoặc người  trông nom/chăm sóc  luôn  luôn hoặc  thường xuyên hiểu được những  khó  khăn  và  lo  lắng  của học  sinh  là  31,9%. Có  51,3%  học  sinh  có  cha  mẹ  hoặc  người  trông  nom/chăm sóc luôn luôn hoặc thường xuyên đưa  ra lời khuyên và hướng dẫn cho các em. Các kết  quả này tương tự như một số điều tra về hành vi  sức khỏe ở học sinh trên thế giới(6,7). Đây là điều  đáng lưu ý trong việc quan tâm, giám sát của nhà  trường và phụ huynh học sinh. Nhà trường, phụ  huynh có vai trò rất quan trọng trong việc chăm  sóc, bảo vệ sức khỏe cho các em.Mối quan hệ tích  cực giữa giáo viên, phụ huynh và học sinh là yếu  tố giúp làm giảm tỷ lệ trầm cảm, tự tử, sử dụng  chất gây nghiện, bạo lực và quan hệ tình dục sớm  ở học sinh.  KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ  Các vấn đề sức khỏe ở học sinhđược rút ra:   Học sinh của trường còn ít tham gia các hoạt  động thể lực   Đang có vấn đề về chấn thương do đánh nhau   Ở học sinh, thật sự đang có những em nghĩ  đến việc tự tử trong 12 tháng qua, tỷ lệ này ở nữ  sinh cao hơn so với nam sinh.  Hành vi hút  thuốc  lá và  sử dụng  rượu bia  cũng là vấn đề nổi bật  Hành vi quan hệ tình dục tỷ  lệ khá cao học  sinh không sử dụng bao cao su  trong  lần quan  hệ  tình dục cũng như không  sử dụng  các biện  pháp tránh thai khác trong lần vừa rồi.  Vì vậy, nhà  trường, gia  đình và  xã hội  cần  chú ý:   Tăng  cường  giáo  dục,  thường  xuyên  nhắc  nhở về chế độ ăn uống, vận động thể lực hợp lý  cho học sinh;   Cần  quan  tâm, giáo dục  các  em  trong  việc  phòng chống bạo lực, đánh nhau và các tai nạn,  thương tích, đặc biệt là ở đối tượng nam sinh.   Gia đình, nhà trường và xã hội cần quan tâm  sức khỏe tâm thần cho các em  Nhà  trường nên phối hợp với  các  cơ quan  chức năng có liên quan tổ chức các chương trình  giáo dục phòng chống  thuốc  lá,  rượu/bia; cũng  như có các biện pháp can thiệp thích hợp đối với  những học  sinh  đã và  đang  sử dụng  rượu/bia,  thuốc  lá,  giúp  các  em  nhận  thức  và  thay  đổi  hành vi để tự bảo vệ và nâng cao sức khỏe của  bản  thân.  Phụ  huynh  học  sinh  cần  quan  tâm,  tránh  và hạn  chế  tạo  điều  kiện  cho  các  em  sử  dụng rượu bia vì phần lớn học sinh có rượu/bia  để uống là từ gia đình.  Các  chương  trình  giáo  dục  sức  khỏe  sinh  sản, đặc biệt là về nội dung tình dục an toàn nên  đưa vào sớm hơn để các em có kiến thức và kỹ  năng  tự bảo vệ sức khỏe cho bản  thân vì phần  lớn các em không sử dụng bao cao su, cũng như  các biện pháp tránh thai khác.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Báo Bà Rịa‐ Vũng Tàu điện  tử  (2013). Rối nhiễu  tâm  trí học  đường.  http:  //baobariavungtau.com.vn/xa‐hoi/201309/roi‐ nhieu‐tam‐tri‐hoc‐duong‐can‐thiep‐som‐de‐tranh‐hau‐qua‐ xau‐339189/. Truy cập 25/04/2013  2. Centers  for  Disease  Control  and  Prevention  Fruits  and  Vegetables.  (2013).  http:  //www.cdc.gov/nutrition/everyone/fruitsvegetables/index.ht ml. Accessed on 04‐05‐2013  3. Pubmed (2013). Risk factors associated with overweight and  obesity  among  urban  school  children  and  adolescents  in  Bangladesh:  a  case‐control  study.  http:  //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/23651597.  Accessed  on  4  April 2013.  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  409 4. World Health Organization (2006). Brochure: Tobacco: deadly  in  any  form  or  disguise.  http:  //www.who.int/tobacco/communications/events/wntd/2006/R eport_v8_4May06.pdf. Accessed on 10‐05‐2013  5. World  Health  Organization  (2007).  Global  school  ‐  based  student  health  survey  in  Indonesia  http:  //www.who.int/chp/gshs/2007_Indonesia_fact_sheet.pdf.Acce ssed on 10‐05‐2013  6. World  Health  Organization  (2008).  Global  School‐based  Student  Health  Survey  in  Thai  Lan.  http:  //www.who.int/chp/gshs/2008_Thailand_fact_sheet.pdf.  Accessed on 10‐05‐2013  7. World  Health  Organization  (2012).  Global  School‐based  Student  Health  Survey  in  Malaysia.  http:  //www.who.int/chp/gshs/Malaysia_2012_GSHS_FS_national. pdf. Accessed on 10 ‐05‐2013  8. World Health Organization 10  facts on second‐hand smoke.  http:  //www.who.int/features/factfiles/tobacco/en/index.html.  Accessed on 04‐05‐2013  9. World  Health  Organization  Reasons  for  children  and  adolescents  to  become  obese.  http:  //www.who.int/dietphysicalactivity/childhood_why/en/index .html. Accessed on 04‐05‐2013  Ngày nhận bài báo:       27/5/2014  Ngày phản biện nhận xét bài báo:   20/6/2014  Ngày bài báo được đăng:     14/11/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcac_van_de_suc_khoe_o_hoc_sinh_13_den_15_tuoi_tai_phuong_8_t.pdf
Tài liệu liên quan