Cần hoàn thiện chế độ lương bổng, đãi ngộ và
chính sách bảo hiểm cho người lao động, nh m
củng cố mối quan hệ hữu cơ giữa họ với DN.
Đây là nhân tố quyết định, không chỉ đảm bảo
cho cuộc sống hiện tại, mà còn cho cả tương lai
của người lao động. Chủ DNCN cần xây dựng
chiến lược kinh doanh đi đôi với xây dựng chiến
lược phát triển nguồn nhân lực.
DN cần tăng cường năng lực tiếp cận huy
động các nguồn vốn cho nhu cầu phát triển. Một
trong những yếu điểm của DNCN Phổ Yên hiện
nay là thiếu vốn, trong khi một số ngân hàng
thương mại th a vốn. Các DNCN cần xây dựng
được phương án kinh doanh khả thi. Bên cạnh
nguồn vốn t ngân hàng, các DN có thể huy
động vốn t thị trường ch ng khoán thông qua
phát hành cổ phiếu, trái phiếu.
DNCN phải chủ động trong việc đổi mới
công nghệ, cải tiến kỹ thuật, ng dụng những
tiến bộ khoa học kỹ thuật của thế giới. Khi đầu tư
cần đặc biệt quan tâm đến “ruột” ch không phải
quan tâm đến “vỏ”, nghĩa là DN phải xác định
chính xác và chỉ cải tiến đổi mới những máy móc
thiết bị thực sự cần thiết, có công suất phù hợp
với khả năng sản xuất của DN nh m tối ưu hóa
việc tập hợp các nguồn lực để đạt được hiệu quả
cao và tiết kiệm chi phí.
DNCN trên địa bàn thị xã cần sử dụng nguồn
nguyên liệu chất lượng cao, có nguồn gốc rõ ràng,
đủ tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng của sản phẩm.
DN cần tiến hành phân tích giá của các sản phẩm
cạnh tranh trên cơ sở đó xây dựng mối tương quan
giữa sản phẩm và giá cả để định giá thích hợp. DN
cần tận dụng uy tín về chất lượng, ưu thế trên thị
trường để tăng cường quảng cáo, tiếp thị nh m tạo
ra sự khác biệt cũng như sự nhận diện của khách
hàng đối với sản phẩm của công ty
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 268 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp công nghiệp tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên mục: Thông tin & Trao đổi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 07(2018)
MỤC LỤC
Chỉ số ISSN: 2525 – 2569 Số 07, tháng 09 năm 2018
Chuyên mục: THÔNG TIN & TRAO ĐỔI
Trần Chí Thiện - Kinh nghiệm và giải pháp phát triển bền vững du lịch cộng đồng cho miền núi Việt
Nam ............................................................................................................................................................. 2
Trần Thị Kim Anh, Trần Thị Bình An - Chế độ hưu trí - Kinh nghiệm của một số quốc gia và kiến
nghị ............................................................................................................................................................. 7
Lê Ngọc Nƣơng, Đỗ Hoàng Yến - Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp công nghiệp tại
thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ............................................................................................................ 12
Chuyên mục: KINH TẾ & QUẢN LÝ
Tống Thị Kim Hoàn, Nguyễn Thị Thúy Linh, Nguyễn Hải Nam - Cải cách thủ tục hành chính lĩnh
vực tài nguyên và môi trường tại Trung tâm hành chính công tỉnh Bắc Ninh .......................................... 16
Dƣơng Hoài An, Đào Quang Dũng, Đỗ Xuân Luận, Trần Quốc Tuấn - Xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến thu nhập và chi tiêu của các hộ dân tộc thiểu số tại Tây Bắc: Trường hợp tại huyện Lục Yên,
tỉnh Yên Bái .............................................................................................................................................. 22
Đỗ Anh Tài, Phạm Thị Thanh Mai - Thực trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh những năm gần
đây ............................................................................................................................................................. 28
Nguyễn Thành Luân, Trần Nhật Tân, Hà Văn Thắng, Đỗ Trƣờng Sơn - Các yếu tố ảnh hưởng đến
phát triển kinh tế hộ gia đình b ng ch ng t điều tra hộ gia đình tại tỉnh Lào Cai................................... 36
Trần Văn Dũng, Ngô Tất Thắng - Tăng cường quản lý vốn đầu tư công trong lĩnh vực nông lâm
nghiệp tại tỉnh Sơn La ............................................................................................................................... 42
Nguyễn Tiến Long, Lục Mạnh Thiếp - Tăng cường phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại ở
tỉnh Bắc Kạn ............................................................................................................................................. 49
Dƣơng Hoài An, Cù A Gia, Đỗ Xuân Luận, Nông Ngọc Hƣng - Đánh giá hiệu quả của các hộ trồng
mận tam hoa tại huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai: B ng ch ng t chỉ số Malmquist ...................................... 58
Chuyên mục: QUẢN TRỊ KINH DOANH & MARKETING
Nguyễn Văn Công, Nguyễn Thị Thu Huyền - Phát triển doanh nghiệp nông, lâm nghiệp ở tỉnh Bắc
Kạn ............................................................................................................................................................ 66
Đàm Văn Khanh - Các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng xe đạp điện của học sinh phổ thông
và sinh viên ............................................................................................................................................... 72
Phạm Văn Hạnh, Nguyễn Thị Thu Hà - Ảnh hưởng của hành vi khách hàng đến việc kiểm soát cảm
xúc của nhân viên – Ảnh hưởng tương tác của chuẩn mực xã hội ........................................................... 78
Chuyên mục: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Nguyễn Thị Minh Châu, Nguyễn Thanh Trực, Lê Thị Ngọc Anh - Hoạt động giám sát giao dịch trên
thị trường ch ng khoán phái sinh tại Việt Nam ........................................................................................ 82
Nguyễn Thanh Minh, Nguyễn Văn Thông, Lƣơng Ngọc Sơn - Giải pháp và cơ chế chính sách nh m
thu hút vốn đầu tư tại huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai ....................................................................................... 88
Đinh Thị Vững, Nguyễn Thị Ngân - Ảnh hưởng của môi trường đầu tư tới thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào tỉnh Thái Nguyên ............................................................................................................ 95
Tạp chí
Kinh tế và Quản trị Kinh doanh
Journal of Economics and Business Administration
Chuyên mục: Thông tin & Trao đổi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 07 (2018)
12
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
CÔNG NGHIỆP TẠI THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN
Lê Ngọc Nƣơng1, Đỗ Hoàng Yến2
Tóm tắt
Doanh nghiệp công nghiệp (DNCN) là phạm trù đã được khá nhiều tác giả trong và ngoài nước quan
tâm nghiên cứu vì sự đóng góp và ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế quốc dân. Trong đó, việc tìm ra
các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DNCN có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp xây dựng những giải
pháp dựa trên việc phát huy những ảnh hưởng của các nhân tố có lợi và hạn chế ảnh hưởng của nhân tố
bất lợi đến sự phát triển của DNCN. Nghiên cứu này dựa trên phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu
trong và ngoài nước nhằm xây dựng khung phân tích nhằm đảm bảo sự không trùng lặp của nghiên cứu để
thực hiện phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các DNCN tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái
Nguyên. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) và mô hình hồi quy đa biến đã chứng minh có 5 nhân tố
ảnh hưởng đến sự phát triển của DNCN tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Đó là môi trường kinh doanh,
năng lực tài chính, trình độ kỹ thuật công nghệ, chính sách marketing và nguồn nhân lực.
Từ khóa: Doanh nghiệp công nghiệp, phát triển, thị xã Phổ yên, Thái Nguyên.
FACTORS AFFECTING THE DEVELOPMENT OF INDUSTRIAL ENTERPRISES
IN PHO YEN TOWN, THÁI NGUYÊN PROVINCE
Abstract
The industrial enterprise is a category that has been studied by many domestic and foreign authors
because of its contribution to and influence on the national economy. In particular, finding the factors
affecting the development of industrial enterprises is extremely important to help build solutions that
promote the effects of beneficial factors and limit the disadvantageous factors to the development of
industrial enterprises. This study is based on an overview of domestic and foreign researches to build an
analytical framework to analyze factors affecting the development of industrial enterprises in Pho Yen
town, Thai Nguyen province. The results of exploratory factor analysis (EFA) and multivariate
regression model have proved 5 factors affecting the development of industrial enterprises in Pho Yen
town, Thai Nguyen province. They are business environment, financial capacity, technological level,
marketing policies and human resources.
Keywords: Industrial enterprise, development, Pho Yen town, Thai Nguyen
1. Đặt vấn đề
Phổ Yên là thị xã n m ở phía Nam tỉnh Thái
Nguyên với nhiều lợi thế so sánh về vị trí địa lý,
khí hậu thuận lợi, tài nguyên khoáng sản, cơ sở
hạ tầng đang có những đầu tư phát triển lớn... là
điều kiện để thúc đẩy phát triển các ngành công
nghiệp nói chung và các doanh nghiệp công
nghiệp (DNCN) nói riêng. Trong những năm v a
qua, các DNCN ở thị xã Phổ Yên đã phát triển
mạnh về quy mô, số lượng và có những đóng
góp nhất định về kinh tế - xã hội của thị xã Phổ
Yên nói riêng và của tỉnh Thái Nguyên nói
chung. Việc phát triển DNCN ở Phổ Yên không
những đóng góp vào sự phát triển kinh tế mà còn
tạo ra sự ổn định về mặt xã hội thông qua tạo
việc làm cho người lao động của thị xã, giảm
khoảng cách giàu nghèo và tệ nạn xã hội.
Hiện nay, trong điều kiện kinh tế thị trường,
với những thách th c của hội nhập kinh tế và
toàn cầu hoá, các nền kinh tế đều phải tìm cách
huy động mọi nguồn lực và khuyến khích tất cả
các chủ thể kinh tế hoạt động. Vì vậy, trong việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động
của Phổ Yên theo hướng CNH - HĐH thời gian
tới, Phổ Yên luôn coi trọng vai trò của DNCN,
đưa ra các biện pháp phát triển doanh nghiệp
công nghiệp. Để làm được điều này, Phổ Yên
phải tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát
triển của các doanh nghiệp công nghiệp và đưa ra
chính sách phù hợp hơn nh m tác động vào các
yếu tố đó, hướng đến phát triển và phát triển bền
vững loại hình doanh nghiệp này.
Vì vậy, bài viết sẽ tập trung nghiên c u, đi
sâu phân tích, tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng
đến phát triển DNCN thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái
Nguyên thông qua phương pháp phân tích nhân
tố khám phá và mô hình hồi quy đa biến. T đó,
tổng kết thành vấn đề có tính thực tiễn, đưa ra
các khuyến nghị giải pháp cho các nhà quản lý
trong việc hoạch định chính sách nh m phát triển
loại hình DN này tại thị xã trong thời gian tới.
Chuyên mục: Thông tin & Trao đổi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 07 (2018)
13
2. Tổng quan tài liệu
Các công trình nghiên c u về DNCN nói
chung và các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành
công, tăng trưởng và phát triển của các DNCN nói
riêng đã được nhiều nhà kinh tế quan tâm nghiên
c u. Trong các nghiên c u đó, lý thuyết về
DNCN như khái niệm, đặc điểm, vai trò của
DNCN đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc
gia được trình bày khá chi tiết. Bên cạnh đó, b ng
việc sử dụng các phương pháp nghiên c u khác
nhau, các nghiên c u đã ch ng minh m c độ ảnh
hưởng của những nhân tố đến sự thành công, tăng
trưởng và phát triển của các DNCN ở mỗi không
gian nghiên c u khác nhau, cụ thể như sau:
Muhammad Abrar-ul-haq và cộng sự
(2015)[1] phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự
phát triển của các DNCN ở Pakistan với cỡ mẫu là
124 DNCN. Thông qua việc sử dụng phương
pháp thống kê mô tả và mô hình hồi quy thông
thường, nghiên c u đã chỉ ra 6 yếu tố ảnh hưởng
đến sự phát triển của các DNCN. Đó là (1) Sự hỗ
trợ của Chính phủ, (2) Kỹ năng quản lý, (3) Công
nghệ, (4) Marketing, (5) Tiếp cận nguồn tài chính,
(6) Đào tạo. Trong đó có 3 yếu tố là khả năng tiếp
cận tài chính, kỹ năng quản lý và sự hỗ trợ t
Chính phủ là các yếu tố quan trọng nhất.
Asma Benzazoua Bouazza và cộng sự
(2015) [2] phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến
sự tăng trưởng của các doanh nghiệp (DN) ở
Algeria thông qua sử dụng cách tiếp cận đa
phương pháp với việc kết hợp cả phương pháp
định tính và định lượng. T đó, chỉ ra được
nhóm yếu tố bên ngoài bao gồm (1) Hệ thống
luật pháp, (2) Tiếp cận nguồn tài chính bên
ngoài, (3) Năng lực của nguồn nhân lực và nhóm
yếu tố bên trong bao gồm (1) Đặc điểm của chủ
doanh nghiệp, (2) Kỹ năng quản lý, (3) Công nghệ
và (4) Tiếp thị có ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động
kinh doanh của DN.
Nguyễn Thanh Liêm (2016) [4] đã thực hiện
nghiên c u về các yếu tố tác động đến phát triển
doanh nghiệp xây dựng ở Sóc Trăng. Trong đó,
b ng việc sử dụng phương pháp phân tích nhân tố
khám phá (EFA) và mô hình hồi quy đa biến đã
tập trung phân tích 07 nhân tố chính có ảnh hưởng
đến sự phát triển của DN xây dựng tỉnh Sóc
Trăng. Kết quả cho thấy nhân tố kết nối thị trường
có ảnh hưởng mạnh nhất, tiếp theo là nhân tố công
nghệ, kiến trúc xây dựng, môi trường xây dựng,
nguồn vốn, nguồn nhân lực và chính sách của Nhà
nước là nhân tố ảnh hưởng ít nhất đến sự phát
triển của DN xây dựng tỉnh Sóc Trăng.
Phan Thị Minh Lý (2011) [5] dựa trên
phương pháp phân tích nhân tố và hồi quy tuyến
tính bội đã ch ng minh được cả bốn nhân tố
Chính sách của địa phương, năng lực nội tại của
doanh nghiệp, yếu tố vốn và chính sách vĩ mô
tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của
các DNNVV nghiên c u, trong đó nhân tố năng
lực nội tại của doanh nghiệp có tác động mạnh
nhất đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp, kế
theo là các nhóm nhân tố về chính sách của địa
phương, chính sách vĩ mô và yếu tố vốn.
Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2011) [6]
kết luận r ng các nhân tố m c độ tiếp nhận của
chính sách hỗ trợ của Chính phủ, trình độ học
vấn của chủ doanh nghiệp, quy mô doanh
nghiệp, các mối quan hệ xã hội của doanh
nghiệp và tốc độ tăng doanh thu ảnh hưởng đến
hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN ở TP.
Cần Thơ.
Các công trình nghiên c u mà các tác giả
trình bày trên đây đều đã đề cập một cách khái
quát và cụ thể về các vấn đề có liên quan đến
DN ở các lĩnh vực khác nhau b ng việc sử dụng
phương pháp định tính và chủ yếu phương pháp
định lượng để phân tích các nhân tố có ảnh
hưởng đến sự phát triển của các DN nói chung
và DNCN nói riêng. Tuy nhiên, các nghiên c u
mới chỉ thực hiện phân tích quá trình phát triển
và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của
các loại hình DN nói chung mà chưa có nhiều
công trình nghiên c u trực tiếp về phát triển các
DN hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp cũng
như phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự
phát triển của các DNCN.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu và đối tƣợng khảo sát
Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng
Ngọc (2008), trong phân tích nhân tố thì số quan
sát (cỡ mẫu) ít nhất phải b ng 4 hay 5 lần số biến.
Nghiên c u này sử dụng phương pháp phân tích
nhân tố và trong mô hình nghiên c u ở trên có 26
biến quan sát, do đó tối thiểu cần mẫu n = 5 x 26
= 130. Như vậy, cỡ mẫu cho nghiên c u này phải
≥ 130 và phương pháp lấy mẫu thuận tiện được sử
dụng để đảm bảo cho nghiên c u đạt được tính đại
diện thì mỗi DNCN, tác giả lựa chọn phát 02
phiếu và cỡ mẫu = 130*2 = 260 phiếu.
Để đảm bảo được thông tin yêu cầu cho
nghiên c u, đối tượng điều tra là các cán bộ quản
lý doanh nghiệp công nghiệp Huyện Phổ Yên t
cấp phó trưởng phòng trở lên.
Giả thiết nghiên cứu
H1: Môi trường kinh doanh có ảnh hưởng
thuận chiều đến phát triển các DNCNNVV tỉnh
Thái Nguyên.
Chuyên mục: Thông tin & Trao đổi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 07 (2018)
14
H2: Năng lực tài chính của DNCN có ảnh
hưởng thuận chiều đến phát triển các
DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên.
H3: Trình độ kỹ thuật công nghệ hiện đại có
ảnh hưởng thuận chiều đến phát triển các
DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên
H4: Chính sách marketing có ảnh hưởng
thuận chiều đến phát triển các DNCNNVV tỉnh
Thái Nguyên.
H5: Trình độ của nguồn nhân lực có trình độ
cao ảnh hưởng thuận chiều đến phát triển các
DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên.
Mô hình phân tích
Nghiên c u vận dụng mô hình phân tích
nhân tố khám phá (EFA) và mô hình hồi quy
đa biến để ch ng minh các nhân tố ảnh hưởng
đến sự phát triển DNCN ở thị xã Phổ Yên, tỉnh
Thái Nguyên.
Mô hình được thực hiện như sau: Y = +
+ X2 + + + +
Trong đó:
+ Biến phụ thuộc (Y) là phát triển của
DNCN.
+ Biến độc lập (X) bao gồm:
X1: Môi trường kinh doanh
X2: Năng lực tài chính của DNCN
X3: Trình độ kỹ thuật công nghệ
X4: Chính sách marketing
X5: Trình độ của nguồn nhân lực
Bảng 01: Phân tích hồi quy về các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển DNCN thị xã Phổ Yên
Model
Unstandardized
Coefficients
Standardized
Coefficients t Sig.
Collinearity Statistics
B Std. Error Beta Tolerance VIF
1
(Constant) .777 .570 1.363 .174
MT .289 .097 .159 2.977 .005 .982 1.018
PO .136 .059 .125 2.304 .012 .949 1.054
TC .163 .047 .193 3.448 .002 .885 1.130
NL .185 .058 .169 3.188 .004 .987 1.013
CN .301 .048 .355 6.307 .000 .881 1.135
a. Dependent Variable: PT
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra
4. Kết quả nghiên cứu
Thực hiện phân tích hồi quy đa biến nh m
xác định các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển
DNCN ở thị xã Phổ Yên b ng việc chạy mô hình
và kiểm định với kết quả có giá trị R2 = 0,672. Giá
trị R2 cho biết r ng các biến độc lập trong mô hình
có thể giải thích được 67,2% sự thay đổi của biến
phụ thuộc, có nghĩa là các biến trong mô hình giải
thích được 67,2% sự phát triển của DNCN, còn lại
là phụ thuộc vào các biến khác không n m trong
mô hình. Hệ số F = 19,011 và Sig = 0,000, t c là
mô hình hồi quy có ý nghĩa và kết quả hồi quy có
thể sử dụng được.
Khi xem xét hệ số phóng đại phương sai
(VIF) của t ng nhân tố có giá trị t 1,013 đến
1,135 nhỏ hơn 10 ch ng tỏ mô hình hồi quy
không có hiện tượng đa cộng tuyến các biến độc
lập có tương quan chặt chẽ với nhau.
Theo bảng kết quả hồi quy đa biến cho ta
thấy trong 5 nhân tố xem xét có 5 nhân tố có mối
liên hệ tuyến tính với việc sự phát triển của
DNCN thị xã Phổ Yên với m c ý nghĩa sig <5%
(P – value < 0,005) bao gồm môi trường kinh
doanh, năng lực tài chính, trình độ kỹ thuật công
nghệ, chính sách marketing và nguồn nhân lực.
Xem xét các giá trị beta chuyển hóa của các biến
môi trường kinh doanh, năng lực tài chính, trình
độ kỹ thuật công nghệ, chính sách marketing và
nguồn nhân lực đều lớn hơn 0. Theo bảng kết
quả hồi quy đa biến, ta xác định phương trình hồi
quy đa biến sau:
PT = 0.777 + 0.289* MT + 0.136* PO +
0.163* TC + 0.185* NL + 0.301* CN
Hay: Phát triển DNCN = 0.777 + 0.289* Môi
trường kinh doanh + 0.136* Chính sách marketing
+ 0.163* Năng lực tài chính + 0.185* Nguồn nhân
lực + 0.301* Trình độ kỹ thuật công nghệ.
Do vậy, chúng ta thấy sự phát triển của các
DNCN thị xã Phổ Yên chịu ảnh hưởng bởi 5 nhân
tố: Môi trường kinh doanh, năng lực tài chính,
trình độ kỹ thuật công nghệ, chính sách
marketing và nguồn nhân lực.
5. Kết luận và hàm ý chính sách
Nghiên c u đưa ra một số kết luận và gợi mở
các chính sách nh m phát triển DNCN tỉnh Thái
Nguyên dựa trên kết quả phân tích mô hình hồi
quy đa biến các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển
DNCN tỉnh Thái Nguyên. Cụ thể như sau:
Tạo dựng môi trường đầu tư có tính minh
bạch cao và ổn định để tạo điều kiện cho các DN
dự đoán được trong kinh doanh, tránh những tổn
thất không đáng có gắn liền với xây dựng tính
Chuyên mục: Thông tin & Trao đổi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 07 (2018)
15
thân thiện, thiện chí, cởi mở của cán bộ, công
ch c các cấp chính quyền đối với DN; kịp thời
giải quyết những vướng mắc không rõ ràng của
các văn bản pháp luật với tinh thần “coi thu hút
đầu tư và phát triển DN là nhân tố quyết định
tăng trưởng và coi DN là đối tượng mà bộ máy
chính quyền các cấp phải đồng hành”.
Cần hoàn thiện chế độ lương bổng, đãi ngộ và
chính sách bảo hiểm cho người lao động, nh m
củng cố mối quan hệ hữu cơ giữa họ với DN.
Đây là nhân tố quyết định, không chỉ đảm bảo
cho cuộc sống hiện tại, mà còn cho cả tương lai
của người lao động. Chủ DNCN cần xây dựng
chiến lược kinh doanh đi đôi với xây dựng chiến
lược phát triển nguồn nhân lực.
DN cần tăng cường năng lực tiếp cận huy
động các nguồn vốn cho nhu cầu phát triển. Một
trong những yếu điểm của DNCN Phổ Yên hiện
nay là thiếu vốn, trong khi một số ngân hàng
thương mại th a vốn. Các DNCN cần xây dựng
được phương án kinh doanh khả thi. Bên cạnh
nguồn vốn t ngân hàng, các DN có thể huy
động vốn t thị trường ch ng khoán thông qua
phát hành cổ phiếu, trái phiếu...
DNCN phải chủ động trong việc đổi mới
công nghệ, cải tiến kỹ thuật, ng dụng những
tiến bộ khoa học kỹ thuật của thế giới. Khi đầu tư
cần đặc biệt quan tâm đến “ruột” ch không phải
quan tâm đến “vỏ”, nghĩa là DN phải xác định
chính xác và chỉ cải tiến đổi mới những máy móc
thiết bị thực sự cần thiết, có công suất phù hợp
với khả năng sản xuất của DN nh m tối ưu hóa
việc tập hợp các nguồn lực để đạt được hiệu quả
cao và tiết kiệm chi phí.
DNCN trên địa bàn thị xã cần sử dụng nguồn
nguyên liệu chất lượng cao, có nguồn gốc rõ ràng,
đủ tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng của sản phẩm.
DN cần tiến hành phân tích giá của các sản phẩm
cạnh tranh trên cơ sở đó xây dựng mối tương quan
giữa sản phẩm và giá cả để định giá thích hợp. DN
cần tận dụng uy tín về chất lượng, ưu thế trên thị
trường để tăng cường quảng cáo, tiếp thị nh m tạo
ra sự khác biệt cũng như sự nhận diện của khách
hàng đối với sản phẩm của công ty.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Abrar-ul-haq Muhammad, Jali Mohd Razani and Islam Gazi Md Nurul. (2015). Factors Affecting
Small and Medium Enterprises (SMES) Development in Pakistan. American-Eurasian J. Agric. &
Environ. Science, 15 (4), pp 546 – 552.
[2]. Bouazza Asma Benzazoua. (2015). Establishing the Factors Affecting the Growth of Small and Medium-
sized Enterprises in Algeria. American International Journal of Social Science, 4 (2), pp 101 – 115.
[3]. Trịnh Đ c Chiều. (2010). Các nhân tố chủ yếu tác động đến quá trình phát triển doanh nghiệp nhỏ và
v a ở Việt Nam – Đánh giá định lượng qua điều tra của Danida 2005 – 2009. Đề tài khoa học cấp Bộ.
Viện nghiên c u quản lý kinh tế Trung Ương, Bộ kế hoạch và đầu tư.
[4]. Nguyễn Thanh Liêm. (2016). Nghiên c u các yếu tố tác động đến phát triển doanh nghiệp xây dựng
tỉnh Sóc Trăng. Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
[5]. Phan Thị Minh Lý. (2011). Phân tích tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp v a và nhỏ ở Th a Thiên Huế. Tạp chí Khoa học công nghệ, Đại học Đà Nẵng, 43
(2), tr. 151 - 157.
[6]. Nguyễn Quốc Nghi, Mai Văn Nam. (2011). Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp nhỏ và v a ở thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, tr. 122 - 129.
Thông tin tác giả:
1. Lê Ngọc Nƣơng
- Đơn vị công tác: Trường ĐH Kinh tế & QTKD
- Địa chỉ email: ngocnuong85@gmail.com
2. Đỗ Hoàng Yến
- Đơn vị công tác: Trường ĐH Kinh tế & QTKD
Ngày nhận bài: 05/08/2018
Ngày nhận bản sửa: 20/09/2018
Ngày duyệt đăng: 28/09/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_yeu_to_anh_huong_den_phat_trien_doanh_nghiep_cong_nghiep.pdf