Để nâng cao ý định lựa chọn của người tiêu
dùng đối với thương hiệu bán lẻ nói chung và
thương hiệu Circle K nói riêng, các nhà bán lẻ
cần phải tập trung vào các hoạt động marketing
để tăng độ nhận diện thương hiệu. Tập khách
hàng mục tiêu của Circle K là giới trẻ, do vậy
Circle K cần đẩy mạnh hoạt động quảng cáo
trên các nền tảng mạng xã hội để có thể dễ dàng
tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng. Các hoạt
động khuyến mãi nên được triển khai thường
xuyên dưới nhiều hình thức sáng tạo để có thể
thu hút sự chú ý của khách hàng. Đối với sản
phẩm, cần đa dạng hóa danh mục sản phẩm để
đem đến cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn.
Về dịch vụ, Circle K đang phát triển theo hình
thức chuỗi cửa hàng tiện lợi lai quán cà phê,
việc sở hữu những tiện ích như wifi miễn phí,
điều hòa, không gian đẹp, chỗ ngồi 24/24 giúp
Circle K tạo ra lợi thế cạnh tranh riêng biệt, do
vậy việc đầu tư cơ sở vật chất cho khu vực tự
phục vụ cũng là một giải pháp để Circle K có
thể giữ chân khách hàng ở lại lâu hơn, từ đó
tăng khả năng họ sẽ chi tiêu nhiều hơn để mua
sản phẩm sử dụng tại cửa hàng. Thêm vào đó,
các nhà bán lẻ cần đặc biệt chú trọng vào hoạt
động quan hệ khách hàng, việc khách hàng có
thái độ tốt đối với thương hiệu sẽ làm tăng khả
năng lựa chọn thương hiệu đó là địa điểm tiêu
dùng. Circle K có thể triển khai các chương
trình tích điểm qua thẻ thành viên đối với khách
hàng, các chương trình tri ân khách hàng vào
các dịp đặc biệt, như vậy sẽ giúp khách hàng có
thiện cảm hơn đối với thương hiệu.
Bên cạnh những kết quả trên, bài viết vẫn
còn tồn tại một số hạn chế. Bài viết chưa đề cập
đến mối quan hệ giữa ý định lựa chọn và hành
vi của khách hàng. Đối tượng khảo sát của
nghiên cứu mới chỉ tập trung chủ yếu vào học
sinh và sinh viên, trong khi đó đối tượng khách
hàng mục tiêu của Circle K là giới trẻ, bao gồm
nhiều tập đối tượng ngành nghề khác nhau, điều
này có thể dẫn đến kết quả nghiên cứu chưa
thực sự khách quan.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 641 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng tới ý định lựa chọn thương hiệu cửa hàng bán lẻ của người tiêu dùng: Nghiên cứu tình huống chuỗi cửa hàng Circle K tại Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 4 (2020) 97-105
97
Original Article
Factors Influencing Customer’s Retail Chain Store Brand
Choice Intention: Empirical Study of Circle K Stores in Hanoi
Nguyen Thu Ha*, Nguyen Thi Thanh Huyen
VNU University of Economics and Business, 144 Xuan Thuy, Cau Giay, Hanoi, Vietnam
Received 23 May 2020
Revised 08 December 2020; Accepted 12 December 2020
Abstract: The retail market in Vietnam continues to grow with the entry of foreign retail brands
and the strong rise of domestic businesses in expanding distribution networks and conquering
consumer confidence. The appearance of more retail brands has created a fiercely competitive
market. Based on the outcomes of previous research results on brand choice intention combined
with a customer survey, the paper proposes an analytical framework and scales to examine the
relationship of five elements including store image, price perception, risk perception, brand
attitudes, brand awareness and retail brand choice intention with a case study of the Hanoi-based
Circle K convenience store chain. These five elements are the precondition for retail businesses to
develop their brands so as to attract customers.
Keywords: Store brand choice intention, store image, price perception, risk perception, brand
attitudes, brand awareness, Circle K.
D*
_______
* Corresponding author.
E-mail address: hant@vnu.edu.vn
https://doi.org/10.25073/2588-1108/vnueab.4370
N.T. Ha, N.T.T. Huyen / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 4 (2020) 97-105
98
Các yếu tố ảnh hưởng tới ý định
lựa chọn thương hiệu cửa hàng bán lẻ của người tiêu dùng:
Nghiên cứu tình huống chuỗi cửa hàng Circle K tại Hà Nội
Nguyễn Thu Hà*, Nguyễn Thị Thanh Huyền
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Nhận ngày 23 tháng 5 năm 2020
Chỉnh sửa ngày 08 tháng 12 năm 2020; Chấp nhận đăng ngày 12 tháng 12 năm 2020
Tóm tắt: Thị trường bán lẻ Việt Nam tiếp tục tăng trưởng với sự gia nhập của các thương hiệu bán
lẻ nước ngoài và sự vươn lên mạnh mẽ của các doanh nghiệp nội địa trong việc mở rộng mạng lưới
phân phối và chinh phục lòng tin người tiêu dùng. Sự xuất hiện ngày càng nhiều thương hiệu bán
lẻ đã tạo nên một thị trường cạnh tranh khốc liệt. Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu về ý định
lựa chọn thương hiệu kết hợp với khảo sát các đối tượng khách hàng, bài viết đề xuất khung phân
tích và các thang đo nhằm kiểm định mối quan hệ giữa 5 yếu tố gồm hình ảnh cửa hàng, cảm nhận
về giá, cảm nhận rủi ro, thái độ đối với thương hiệu, nhận thức thương hiệu và ý định lựa chọn
thương hiệu thương hiệu bán lẻ của người tiêu dùng đối với trường hợp chuỗi cửa hàng tiện lợi
Circle K tại Hà Nội. Đây là tiền đề để các doanh nghiệp bán lẻ thực thi các giải pháp phù hợp
nhằm phát triển thương hiệu bán lẻ để thu hút khách hàng.
Từ khóa: Ý định lựa chọn thương hiệu, hình ảnh cửa hàng, cảm nhận về giá, cảm nhận rủi ro, thái
độ đối với thương hiệu, nhận thức thương hiệu, Circle K.
1. Giới thiệu *
Việt Nam được đánh giá là một trong 30 thị
trường bán lẻ mới nổi hấp dẫn nhất thế giới.
Bên cạnh các thương hiệu bán lẻ quốc tế như
Lotte (Hàn Quốc), Aeon Mall (Nhật Bản),
7-Eleven (Nhật Bản), Shop&Go (Singapore),
thì các thương hiệu bán lẻ trong nước đang có
những bước chuyển mình mạnh mẽ nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh. Theo Tổng cục Thống
kê (2019), tăng trưởng bình quân của tiêu dùng
cá nhân đạt 10,5%/năm, theo đó tổng mức bán
lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của
Việt Nam cũng tăng dần qua các năm với tỷ lệ
tăng bình quân là 11,1%/năm [1] (Hình 1).
Theo báo cáo của Tổ chức Nghiên cứu
Thực phẩm Quốc tế (IGD) về việc dự báo tăng
trưởng thị trường cửa hàng tiện lợi châu Á, các
_______
* Tác giả liên hệ.
Địa chỉ email: hant@vnu.edu.vn
https://doi.org/10.25073/2588-1108/vnueab.4370
chuỗi cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam được dự
báo tăng trưởng mạnh trong những năm tới, có
thể đạt mức 37,4% vào năm 2021 - cao nhất
trong 9 quốc gia châu Á được khảo sát [2].
Thêm vào đó, việc người tiêu dùng Việt Nam
đang có xu hướng thay đổi thói quen mua sắm
từ chợ truyền thống sang siêu thị hiện đại, cửa
hàng tiện lợi và các kênh mua sắm trực tuyến
cũng góp phần làm doanh thu ngành bán lẻ tại
Việt Nam không ngừng tăng trưởng qua
các năm.
Việc ngày càng có nhiều thương hiệu bán lẻ
xuất hiện trên thị trường cùng với sự thay đổi
thói quen tiêu dùng của khách hàng đã tạo ra
những khó khăn và thách thức nhất định trong
việc thu hút và giữ chân khách hàng, đòi hỏi
các thương hiệu phải trở nên khác biệt để tạo
lợi thế cạnh tranh. Do vậy, việc xác định các
yếu tố tác động đến ý định lựa chọn thương
hiệu cửa hàng bán lẻ của người tiêu dùng là rất
cần thiết đối với các nhà bán lẻ trong giai đoạn
hiện nay.
N.T. Ha, N.T.T. Huyen / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 4 (2020) 97-105
99
Circle K là thương hiệu bán lẻ nước ngoài
đầu tiên xuất hiện tại thị trường Việt Nam. Khai
trương cửa hàng đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí
Minh vào tháng 12/2008, đến cuối năm 2019
Circle K đã sở hữu gần 400 cửa hàng phân bố
tại nhiều thành phố lớn ở Việt Nam. Tại Hà
Nội, Circle K sở hữu hơn 150 cửa hàng trải đều
khắp các tuyến phố, đã và đang trở thành
thương hiệu quen thuộc đối với người tiêu dùng
Hà Nội, đặc biệt là giới trẻ. Với chiến lược phát
triển các cửa hàng theo xu hướng kết hợp giữa
cửa hàng bách hóa cung cấp đa dạng sản phẩm
với mô hình quán cà phê thức ăn nhanh đã đem
lại thành công cho thương hiệu Circle K tại thị
trường Việt Nam. Năm 2017, doanh thu của
Circle K chỉ tính riêng tại thị trường Việt Nam
đạt 3,4 tỷ USD, với mức lợi nhuận lên tới 2,3 tỷ
USD, tỷ lệ tăng trưởng so với năm 2016 đạt
17,35%/năm [3].
Đơn vị: Nghìn tỷ đồng
Hình 1. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giai đoạn 2015-2019.
Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2019.
Tuy nhiên, từ năm 2018 đến nay, sự phát
triển của Circle K có xu hướng chững lại do sự
xuất hiện ngày càng nhiều thương hiệu bán lẻ
nước ngoài cũng như các thương hiệu trong
nước, điển hình như chuỗi cửa hàng Vinmart+
với gần 3.000 cửa hàng, chiếm phần lớn thị
phần tại thị trường bán lẻ Việt Nam. Do đó, để
có thể tiếp tục trụ vững và tăng trưởng, Circle K
cần phải quan tâm đến các yếu tố ảnh hưởng tới
ý định lựa chọn thương hiệu Circle K của khách
hàng, từ đó đưa ra các giải pháp chiến lược phù
hợp nhằm giữ chân và thu hút khách hàng. Xuất
phát từ những lý do trên, bài viết tập trung phân
tích các yếu tố ảnh hưởng tới ý định lựa chọn
thương hiệu cửa hàng bán lẻ của người tiêu
dùng, nghiên cứu cụ thể chuỗi cửa hàng tiện lợi
Circle K tại Hà Nội. Qua đó, bài viết đề xuất
một số giải pháp đối với thương hiệu Circle K
nói riêng và các doanh nghiệp kinh doanh bán
lẻ nói chung nhằm nâng cao khả năng thu hút
khách hàng đến với các thương hiệu bán lẻ.
2. Cơ sở lý luận
Ý định là yếu tố để đánh giá khả năng thực
hiện hành vi trong tương lai [4]. Theo Ajzen
(1991), ý định là yếu tố tạo động lực, thúc đẩy
cá nhân sẵn sàng thực hiện hành vi. Ý định
được xem như là nhân tố đầu tiên của hành vi, ý
định càng mạnh mẽ thì khả năng thực hiện hành
vi càng lớn [5]. Đã có rất nhiều nghiên cứu
trong và ngoài nước bàn về chủ đề này. Trên
thế giới, nghiên cứu của Pugazhenthi (2011) đã
chỉ ra 8 yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn cửa
N.T. Ha, N.T.T. Huyen / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 4 (2020) 97-105
100
hàng bán lẻ và lòng trung thành của khách
hàng; các nghiên cứu của Diallo (2012) và Wu
(2011) đều cho rằng 3 yếu tố ảnh hưởng đến ý
định lựa chọn thương hiệu cửa hàng là hình ảnh
cửa hàng, cảm nhận rủi ro và cảm nhận về giá
[6, 7]. Tại Việt Nam, khi nghiên cứu về quyết
định lựa chọn kênh siêu thị để mua thực phẩm
tươi sống, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2013) đã
phân tích ảnh hưởng của 4 yếu tố gồm giá cả,
sản phẩm, địa điểm và các hoạt động khuyến
mãi [8]; Hà Ngọc Thắng (2016) khi nghiên cứu
về ý định mua trực tuyến đã chỉ ra thái độ là
yếu tố có ảnh hưởng tới ý định mua của người
tiêu dùng [9].
Bên cạnh những yếu tố kể trên thì trong bối
cảnh có quá nhiều thương hiệu bán lẻ trên thị
trường như hiện nay, nhận thức của khách hàng
đối với thương hiệu cũng đóng một vai trò quan
trọng. Việc người tiêu dùng có thể dễ dàng liên
tưởng và nhớ lại hình ảnh của thương hiệu sẽ có
lợi cho thương hiệu đó. Do vậy, nghiên cứu này
tập trung phân tích và kiểm định mối quan hệ
giữa 5 yếu tố gồm hình ảnh cửa hàng, cảm nhận
về giá, cảm nhận rủi ro, thái độ đối với thương
hiệu, nhận thức thương hiệu và ý định lựa chọn
thương hiệu cửa hàng bán lẻ của người
tiêu dùng.
2.1. Hình ảnh cửa hàng
Hình ảnh cửa hàng được hiểu như một hình
ảnh tượng trưng dựa trên kinh nghiệm mà
người tiêu dùng nhìn thấy hoặc hình dung về
cửa hàng nào đó. Hình ảnh cửa hàng là cách mà
cửa hàng xác định trong tâm trí của người mua
sắm bởi các thuộc tính chức năng và một phần
dựa vào các thuộc tính tâm lý của họ . Hình ảnh
cửa hàng được xem như là tất cả các yếu tố tăng
cường hình thành nên dự định mua sắm tại các
cửa hàng cụ thể, nó được xây dựng nên bởi kinh
nghiệm và sự học hỏi [10].
Khi khách hàng đã có kinh nghiệm và hình
ảnh được xây dựng rõ ràng trong tâm trí thì họ
sẽ bắt đầu chấp thuận các cửa hàng bán lẻ đó.
Các yếu tố tạo nên hình ảnh cửa hàng thường
được kể đến gồm: bố trí và kiến trúc cửa hàng,
biểu tượng và màu sắc, quảng cáo, nhân viên;
trưng bày, hàng hóa và dịch vụ [6]. Do vậy, giả
thuyết nghiên cứu được đề xuất là:
H1: Hình ảnh cửa hàng có ảnh hưởng tích
cực tới ý định lựa chọn thương hiệu chuỗi cửa
hàng bán lẻ của người tiêu dùng.
2.2. Cảm nhận về giá
Cảm nhận về giá được định nghĩa là mức độ
tương đối của giá mà người tiêu dùng nhận
thấy. Cảm nhận về giá được xem như là mức độ
mà người tiêu dùng tập trung vào việc trả giá
thấp [11]. Nó thường được coi như là một tập
hợp các yếu tố liên quan đến cảm nhận/hình
ảnh về giá cả thương hiệu cửa hàng bán lẻ của
người tiêu dùng, là yếu tố dẫn dắt họ đi tới
quyết định mua một sản phẩm [6]. Do vậy, giả
thuyết nghiên cứu được đề xuất là:
H2: Cảm nhận về giá có ảnh hưởng tích cực
tới ý định lựa chọn thương hiệu chuỗi cửa hàng
bán lẻ của người tiêu dùng.
2.3. Cảm nhận rủi ro
Cảm nhận rủi ro là nhận thức của khách
hàng về khả năng được và mất trong các giao
dịch đối với cửa hàng, nhà phân phối [12]. Cảm
nhận rủi ro được cho là niềm tin chủ quan của
cá nhân về những hậu quả tiêu cực tiềm ẩn
trong quyết định mua hàng của họ hoặc hành vi
đó không thể được dự báo một cách chắc chắn
[6]. Một số loại rủi ro có thể được kể đến như:
rủi ro về chức năng, rủi ro về xã hội hay tâm lý,
rủi ro tài chính Giả thuyết nghiên cứu được
đề xuất là:
H3: Cảm nhận rủi ro có tác động tiêu cực
đến ý định lựa chọn thương hiệu chuỗi cửa
hàng bán lẻ của người tiêu dùng.
2.4. Thái độ đối với thương hiệu
Thái độ đối với thương hiệu được hiểu là
đánh giá cá nhân của một cá nhân đối với
thương hiệu [13]. Nó như là một đánh giá tóm
tắt về thương hiệu của người tiêu dùng trong
một khoảng thời gian tương đối dài, điều này
dẫn tới các hành vi của người tiêu dùng [14].
Thái độ đối với thương hiệu được thể hiện
thông qua niềm tin, cảm xúc, hành vi của khách
N.T. Ha, N.T.T. Huyen / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 4 (2020) 97-105
101
hàng đối với thương hiệu đó. Nói cách khác,
thái độ đối với thương hiệu có thể được xem
như là cách mà người tiêu dùng ủng hộ thương
hiệu đó. Do đó, giả thuyết được đề xuất là:
H4: Thái độ đối với thương hiệu có ảnh
hưởng tích cực tới ý định lựa chọn thương hiệu
chuỗi cửa hàng bán lẻ của người tiêu dùng.
2.5. Nhận thức thương hiệu
Nhận thức thương hiệu được định nghĩa là
khả năng của người tiêu dùng có thể nhận biết
và nhớ lại một thương hiệu trong các tình
huống khác nhau. Keller (1993) cho rằng nhận
thức thương hiệu đại diện cho sự hiện diện của
các thương hiệu trong tâm trí của người tiêu
dùng [15].
Nhận thức thương hiệu đóng một vai trò
quan trọng tác động tới ý định mua vì người
tiêu dùng có xu hướng mua một sản phẩm, dịch
vụ quen thuộc và nổi tiếng. Các thương hiệu
nhất định sẽ tích lũy trong tâm trí của người
tiêu dùng, ảnh hưởng đến quyết định mua hàng
của người tiêu dùng. Giả thuyết nghiên cứu
được đề xuất như sau:
H5: Nhận thức thương hiệu có ảnh hưởng
tích cực đến ý định lựa chọn thương hiệu chuỗi
cửa hàng bán lẻ của người tiêu dùng.
Dựa trên các lập luận trên, khung phân tích
của nghiên cứu được đề xuất như sau:
Hình 2. Khung phân tích của nghiên cứu.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Thiết kế nghiên cứu
Kế thừa cơ sở lý luận và kết quả nghiên cứu
từ các công trình nghiên cứu trước đây, các
thang đo của nghiên cứu được hình thành và
điều chỉnh để phù hợp với bối cảnh nghiên cứu
là cửa hàng bán lẻ. Trong đó, thang đo “Hình
ảnh cửa hàng” và “Cảm nhận rủi ro” kế thừa từ
nghiên cứu của Diallo (2012) [6]. Thang đo
“Cảm nhận về giá” kế thừa từ nghiên cứu của
Trần Thị Diệu Thanh (2017) [16]. Thang đo
“Nhận thức thương hiệu” kế thừa từ nghiên cứu
của Low và Lamb (2000) [17],... Nghiên cứu sử
dụng thang đo Likert từ 1 đến 5 (trong đó (1)
Hoàn toàn không đồng ý và (5) Hoàn toàn
đồng ý).
3.2. Thu thập dữ liệu và đặc điểm mẫu
nghiên cứu
Dữ liệu được thu thập từ việc điều tra khảo
sát người tiêu dùng đang học tập và sinh sống
tại Hà Nội, những người đã từng hoặc có ý định
mua hàng tại chuỗi cửa hàng tiện lợi Circle K.
Đối tượng khảo sát chính là học sinh, sinh viên
trong độ tuổi từ 16-22, đây là tập khách hàng
mục tiêu do Circle K xác định. Quá trình thu
thập số liệu khảo sát diễn ra trong 5 tháng, từ
tháng 11/2019 đến tháng 4/2020 thông qua cả
hai hình thức là trực tuyến và ngoại tuyến. Với
hình thức ngoại tuyến, nhóm tác giả phát phiếu
khảo sát trực tiếp tới khách hàng tại các cửa
hàng Circle K tại địa bàn Hà Nội và sinh viên
tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia
Hà Nội. Với hình thức online, nhóm tác giả
thiết kế bảng khảo sát trực tuyến phát cho người
dùng thông qua mạng xã hội để thu thập thông
tin. Kết quả thu được 288 phiếu trả lời với 112
phiếu thu được từ hình thức offline và 176
phiếu thu được từ khảo sát online, trong đó có
13 phiếu trả lời không hợp lệ do không trả lời
đủ thông tin. Do đó, số lượng câu trả lời chính
thức được đưa vào phân tích là 275 phiếu.
Về giới tính, 72,6% là nữ, 27,1% là nam và
0,3% không cung cấp thông tin. Về độ tuổi,
nhóm tuổi 16-22 chiếm 77,8%, nhóm tuổi
23-30 chiếm 21,2% và chỉ có 1% thuộc nhóm
N.T. Ha, N.T.T. Huyen / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 4 (2020) 97-105
102
lớn hơn 30 tuổi. Về nghề nghiệp, học sinh, sinh
viên chiếm 78,8%, nhân viên văn phòng chiếm
16% và 5,2% còn lại thuộc ngành nghề khác.
Về thu nhập, nhóm không có thu nhập hoặc thu
nhập dưới 5 triệu đồng/tháng chiếm 76,4%,
nhóm thu nhập từ 5 -10 triệu chiếm 18,8% và
4,8% còn lại thuộc nhóm có thu nhập lớn hơn
10 triệu đồng/tháng.
3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu
Quy trình phân tích dữ liệu được thực hiện
bao gồm các bước sau: thống kê mô tả, kiểm tra
độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số
Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá
(EFA), phân tích tương quan và phân tích hồi
quy - kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.
4. Kết quả nghiên cứu
4.1. Kiểm định độ tin cậy thang đo
Độ tin cậy của các thang đo được xác định
bằng hệ số Cronbach’s Alpha. Kết quả phân
tích cho thấy các thang đo đều có hệ số
Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,64 và hệ số tương
quan biến tổng đều lớn hơn 0,4 (sau khi đã loại
biến RR1 và NT4).
4.2. Phân tích nhân tố khám phá
Phân tích nhân tố khám phá 5 biến độc lập
(HA, GA, RR, TD, NT) cho kết quả như sau:
kiểm định KMO và Bartlett có giá trị 0,860
nằm trong khoảng cho phép từ 0,5 đến 1,20
biến quan sát hội tụ vào 5 nhóm nhân tố có giá
trị Eigenvalue lớn hơn 1 và giải thích khoảng
66,896% sự biến thiên của dữ liệu (Bảng 2).
Phân tích nhân tố khám phá biến phụ thuộc
“Ý định lựa chọn thương hiệu” cho kết quả như
sau: kiểm định KMO và Bartlett có giá trị 0,619
lớn hơn 0,5. Các biến quan sát hội tụ vào nhóm
nhân tố có giá trị Eigenvalue là 1,757 lớn hơn 1
và phương sai trích là 58,562% lớn hơn 50%
(Bảng 3).
4.3. Phân tích tương quan
Phân tích tương quan Pearson được thực
hiện giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập
cho kết quả các biến độc lập đều có tương quan
tuyến tính với biến phụ thuộc. Với mức ý nghĩa
sig. đều nhỏ hơn 0,05, các hệ số tương quan
Pearson của 5 biến độc lập HA, GA, RR, TD và
NT với biến phục thuộc INTE lần lượt là 0,522,
0,439, -0,160, 0,633 và 0,426. Như vậy, các
biến HA, GA, TD và NT có tương quan tuyến
tính mạnh đối với biến phụ thuộc INTE (hệ số
Pearson r > 0,04), biến RR có tương quan tuyến
tính yếu đối với biến phụ thuộc INTE
(do |r| < 0,4).
4.4. Kiểm định giả thuyết
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy 4 biến
độc lập gồm “Hình ảnh cửa hàng”, “Cảm nhận
về giá”, “Thái độ đối với thương hiệu” và
“Nhận thức thương hiệu” đều có ảnh hưởng tích
cực tới ý định lựa chọn thương hiệu cửa hàng
bán lẻ của người tiêu dùng với hệ số Beta chuẩn
hóa lần lượt là 0,168, 0,139, 0,391 và 0,164;
mức ý nghĩa (sig.) nhỏ hơn 0,05. Do đó, các giả
thuyết H1, H2, H4 và H5 được chấp nhận. Kết
quả nghiên cứu cũng chỉ ra yếu tố “Cảm nhận
rủi ro” chưa thể hiện ảnh hưởng đến ý định lựa
chọn thương hiệu cửa hàng bán lẻ của người
tiêu dùng (do giá trị sig. = 0,687 > 0,05). Vì
vậy, giả thuyết H3 chưa được chấp nhận.
Bảng 1. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo
Thành phần Số lượng biến Hệ số Cronbach’s Alpha
Hình ảnh cửa hàng (HA)
Cảm nhận về giá (GA)
Cảm nhận rủi ro (RR)
Thái độ đối với thương hiệu (TD)
Nhận thức thương hiệu (NT)
Ý định lựa chọn thương hiệu (INTE)
6
5
3
5
3
3
0,848
0,765
0,867
0,840
0,795
0,645
Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm tác giả.
N.T. Ha, N.T.T. Huyen / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 4 (2020) 97-105
103
Bảng 2. Kết quả phân tích nhân tố cho 5 biến độc lập
Biến quan sát
Nhân tố
HA TD NT RR GA
HA1
HA2
HA3
HA4
HA5
HA6
0,534
0,608
0,590
0,802
0,813
0,807
TD1
TD2
TD3
TD4
TD5
0,669
0,801
0,746
0,660
0,633
NT1
NT2
NT3
0,799
0,875
0,731
RR2
RR3
RR4
0,892
0,870
0,870
GA1
GA2
GA3
0,753
0,855
0,557
Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm tác giả.
Bảng 3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá của biến phụ thuộc
Thang đo Biến quan sát
Nhân tố
INTE
Ý định lựa chọn thường hiệu (INTE)
INTE1 0,745
INTE2 0,717
INTE3 0,829
Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm tác giả.
Bảng 4. Kết quả phân tích hồi quy
Mô hình
Hệ số chưa
chuẩn hóa
Hệ số
chuẩn hóa Giá trị
t
Mức ý
nghĩa
Sig.
Thống kê cộng tuyến
B Sai số chuẩn Beta
Dung sai
Tolerance
VIF
1
Hằng số 0,350 0,236 1,478 0,141
HA 0,171 0,059 0,168 2,891 0,004 0,587 1,702
GA 0,123 0,048 0,139 2,590 0,010 0,684 1,461
RR -0,014 0,035 -0,019 -0,404 0,687 0,931 1,075
TD 0,414 0,064 0,391 6,445 0,000 0,535 1,870
NT 0,143 0,044 0,164 3,224 0,001 0,758 1,320
Biến phụ thuộc: INTE
Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm tác giả.
j
N.T. Ha, N.T.T. Huyen / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 4 (2020) 97-105
104
5. Thảo luận và các hàm ý
Kết quả phân tích cho thấy 4 yếu tố ảnh
hưởng tới ý định lựa chọn thương hiệu chuỗi
cửa hàng bán lẻ của người tiêu dùng bao gồm:
Hình ảnh cửa hàng, Cảm nhận về giá, Thái độ
đối với cửa hàng và Nhận thức thương hiệu.
Kết quả phân tích hồi quy đã chỉ ra được cường
độ và chiều hướng tác động của từng yếu tố.
Trong đó, yếu tố Thái độ đối với thương hiệu
có tác động mạnh nhất tới Ý định lựa chọn
thương hiệu chuỗi cửa hàng bán lẻ của người
tiêu dùng với hệ số = 0,391, tiếp đến là các
yếu tố Hình ảnh cửa hàng với = 0,168, Nhận
thức thương hiệu với = 0,164 và Cảm nhận
về giá với = 0,139. Kết quả nghiên cứu cũng
cho thấy yếu tố Cảm nhận rủi ro không thể hiện
tác động tới ý định lựa chọn của người tiêu
dùng trong trường hợp nghiên cứu này. Điều
này có thể được giải thích do các sản phẩm bán
tại chuỗi cửa hàng Circle K đều là những sản
phẩm của các thương hiệu lớn, quen thuộc với
người tiêu dùng, thêm vào đó giá sản phẩm được
niêm yết rõ ràng nên khách hàng không cân nhắc
đến các yếu tố rủi ro về tài chính hay rủi ro về
chức năng khi đến mua hàng tại Circle K.
Để nâng cao ý định lựa chọn của người tiêu
dùng đối với thương hiệu bán lẻ nói chung và
thương hiệu Circle K nói riêng, các nhà bán lẻ
cần phải tập trung vào các hoạt động marketing
để tăng độ nhận diện thương hiệu. Tập khách
hàng mục tiêu của Circle K là giới trẻ, do vậy
Circle K cần đẩy mạnh hoạt động quảng cáo
trên các nền tảng mạng xã hội để có thể dễ dàng
tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng. Các hoạt
động khuyến mãi nên được triển khai thường
xuyên dưới nhiều hình thức sáng tạo để có thể
thu hút sự chú ý của khách hàng. Đối với sản
phẩm, cần đa dạng hóa danh mục sản phẩm để
đem đến cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn.
Về dịch vụ, Circle K đang phát triển theo hình
thức chuỗi cửa hàng tiện lợi lai quán cà phê,
việc sở hữu những tiện ích như wifi miễn phí,
điều hòa, không gian đẹp, chỗ ngồi 24/24 giúp
Circle K tạo ra lợi thế cạnh tranh riêng biệt, do
vậy việc đầu tư cơ sở vật chất cho khu vực tự
phục vụ cũng là một giải pháp để Circle K có
thể giữ chân khách hàng ở lại lâu hơn, từ đó
tăng khả năng họ sẽ chi tiêu nhiều hơn để mua
sản phẩm sử dụng tại cửa hàng. Thêm vào đó,
các nhà bán lẻ cần đặc biệt chú trọng vào hoạt
động quan hệ khách hàng, việc khách hàng có
thái độ tốt đối với thương hiệu sẽ làm tăng khả
năng lựa chọn thương hiệu đó là địa điểm tiêu
dùng. Circle K có thể triển khai các chương
trình tích điểm qua thẻ thành viên đối với khách
hàng, các chương trình tri ân khách hàng vào
các dịp đặc biệt, như vậy sẽ giúp khách hàng có
thiện cảm hơn đối với thương hiệu.
Bên cạnh những kết quả trên, bài viết vẫn
còn tồn tại một số hạn chế. Bài viết chưa đề cập
đến mối quan hệ giữa ý định lựa chọn và hành
vi của khách hàng. Đối tượng khảo sát của
nghiên cứu mới chỉ tập trung chủ yếu vào học
sinh và sinh viên, trong khi đó đối tượng khách
hàng mục tiêu của Circle K là giới trẻ, bao gồm
nhiều tập đối tượng ngành nghề khác nhau, điều
này có thể dẫn đến kết quả nghiên cứu chưa
thực sự khách quan.
Tài liệu tham khảo
[1] General Statistics Office of Vietnam, Press release
on Vietnamese socio-economic situation in 2019,
2019 (in Vietnamese).
[2] V. Truong, “Vietnam’s convenience store market
grows fastest in Asia”, Brands Vietnam, 2017
(in Vietnamese).
[3] N.H.M. Anh, Marketing mix of Circle K Vietnam
stores in Hanoi, Master’s Thesis of Commercial
Business, Thuong Mai University, 2018
(in Vietnamese).
[4] R.D. Blackwell, P.W. Miniard, J.F. Engel,
Customer Behavior, 9th edition, Dryden, New
York, 2001.
[5] I. Ajzen, “The theory of planned
behavior”, Organizational behavior and human
decision processes 50(2) (1991) 179-211.
[6] M.F. Diallo, “Effects of store image and store
brand price-image on store brand purchase
intention: Application to an emerging
market”, Journal of Retailing and Consumer
Services 19(3) (2012) 360-367.
[7] P.C. Wu, G.Y.Y. Yeh, C.R. Hsiao, “The effect of
store image and service quality on brand image
and purchase intention for private label
N.T. Ha, N.T.T. Huyen / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 4 (2020) 97-105
105
brands”, Australasian Marketing Journal (AMJ).
19(1) (2011) 30-39.
[8] C.N.M. Ngoc, P.T. Nhat, “Factors influencing
customer’s supermarket buying raw food choice
in Ho Chi Minh city”, Journal of Development &
Integration 10(2) (2013) 46-51 (in Vietnamese).
[9] H.N. Thang, N.T. Do, “Factors influencing
Vietnamese Consumers’ Online Shopping
Intention: An Extension of the Theory of Planned
Behavior”, VNU Journal of Science: Economics
and Business 32(4) (2016) 21-28 (in Vietnamese).
[10] J.H. Kunkel, L.L. Berry, “A behavioral
conception of retail image”, Journal of marketing
32(4) (1968) 21-27.
[11] D.R. Lichtenstein, N.M. Ridgway, R.G. Netemeyer,
“Price perceptions and consumer shopping
behavior: A field study”, Journal of Marketing
Research 30(2) (1993) 234-245.
[12] R.N. Mayer, D.L. Scammon, R.A. Douthitt,
“Consumer risk perception and recombinant
bovine growth hormone: The case for labeling
dairy products made from untreated herd milk”,
Journal of Public Policy & Marketing. 14(2)
(1995) 328-330.
[13] A.A. Mitchell, J.C. Olson, “Are product attribute
beliefs the only mediator of advertising effects on
brand attitude?”, Journal of Marketing Research
18(3) (1981) 318-332.
[14] N. Spears, S.N. Singh, “Measuring attitude toward
the brand and purchase intentions”, Journal of
Current Issues & Research in Advertising 26(2)
(2004) 53-66.
[15] K.L. Keller, “Conceptualizing, measuring, and
managing customer-based brand equity”, Journal
of Marketing 57(1) (1993) 1-22.
[16] T.T.D. Thanh, Factors influencing customer’s
choice of Co.op Mart in Tuy Hoa, Phu Yen,
Master’s Thesis of Business Administration,
Danang University, 2017 (in Vietnamese).
[17] G.S. Low, C.W. Lamb, “The measurement and
dimensionality of brand associations”, Journal of
Product & Brand Management 9(6) (2000)
350-368.
p
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_yeu_to_anh_huong_toi_y_dinh_lua_chon_thuong_hieu_cua_han.pdf