Theo nhiều nghiên cứu tại nhiều địa phương
cho thấy tỉ lệ nhiễm giun ở trẻ em là rất cao lên
đến 54,7%. Theo tác giả Lại Đức Trường, trẻ
không tẩy giun đúng thời điểm làm tăng nguy
cơ SDD gấp 2,9 lần so với nhóm trẻ có tẩy giun
(p < 0,05).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ trẻ có
tẩy giun trong 6 tháng là 81,8%, không tẩy giun
là 18,2%. Kết quả cho thấy tỉ lệ SDD thấp còi ở
trẻ không tẩy giun (7,3%) cao hơn nhóm có tẩy
giun (3,1%) và sự khác biệt này có ý nghĩa thống
kê với p = 0,012. Vậy trẻ không được tẩy giun có
tỉ lệ SDD thấp còi cao hơn so với trẻ được tẩy
giun mỗi 6 tháng.
Sau khi tiến hành phân tích đa biến các yếu
tố liên quan đến tình trạng SDD, chúng tôi nhận
thấy chỉ còn 4 yếu tố liên quan có ý nghĩa (p <
0,05) đến tình trạng SDD thấp còi của trẻ bao
gồm: tuổi của con, nghề nghiệp của mẹ, lượng
sữa uống trong tuần, tình trạng tẩy giun của trẻ.
7 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 573 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng thể thấp còi của học sinh tiểu học tại thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang năm 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 95
CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SUY DINH DƯỠNG THỂ THẤP CÒI
CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC TẠI THÀNH PHỐ MỸ THO
TỈNH TIỀN GIANG NĂM 2014
Ngô Trọng Khánh* , Tạ Văn Trầm*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định các yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng thể thấp còi của học sinh tiểu học tại Thành phố
Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang năm 2014.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Kết quả: Trẻ có độ tuổi càng nhỏ thì có tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi càng thấp. Mẹ là nhân viên - viên chức,
buôn bán thì con có tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi thấp hơn mẹ là lao động tay chân hoặc nội trợ. Trẻ uống ít sữa
có tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi cao hơn. Trẻ không được tẩy giun định kỳ mỗi 6 tháng/lần có tỉ lệ suy dinh dưỡng
thấp còi cao hơn so với trẻ có tẩy giun.
Kết luận: Có mối liên quan giữa suy dinh dưỡng thể thấp còi với tuổi, nghề nghiệp mẹ, lượng sữa và tẩy
giun.
Từ khóa: Suy dinh dưỡng thể thấp còi.
ABSTRACT
FACTORS RELATED TO STUNTING AMONG PRIMARY SCHOOL STUDENTS
IN MY THO CITY, TIEN GIANG PROVINCE IN 2014
Ngo Trong Khanh, Ta Van Tram
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 19 - No 3 - 2015: 95 - 101
Objectives: Determining factors related to stunting of elementary school students in My Tho city, Tien
Giang province in 2014.
Methods: Descriptive cross-sectional study.
Results: The children who’s have ages smaller have the prevalence of stunting lower. Their mother is the staff
- officials, business have the prevalence of stunting lower than labor or housework. Children drink little milk is
higher stunting prevalence. Children who didn’t deworm regularly every 6 months had prevalence of stunting
higher.
Conclusion: There’re association between stunting with: age, mother's occupation, milk and deworming.
Key words: Stunting.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Dinh dưỡng là yếu tố nền tảng quyết định sự
phát triển thể chất trí tuệ và tinh thần của trẻ
trong tương lai. Thiếu dinh dưỡng xảy ra trong
giai đoạn tiền dậy thì này sẽ làm các em chậm
tăng trưởng, ảnh hưởng đến chiều cao khi
trưởng thành (6).
Trong tình hình xã hội chung hiện nay, nền
kinh tế thị trường tác động mạnh mẽ đến sự
phân hóa xã hội nên đã hình thành nên hai thái
độ dinh dưỡng trái ngược nhau là thiếu và thừa
dinh dưỡng và đều nguy hại như nhau. Bên
cạnh tình trạng suy dinh dưỡng (SDD) vẫn
* Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang
Tác giả liên hệ: PGS.TS Tạ Văn Trầm ĐT: 0913771779 Email: tavantram@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015
Chuyên Đề Nhi Khoa 96
chiếm một tỉ lệ đáng kể cho dù đã cải thiện nhiều
so với thời gian trước, thì đã xuất hiện và đang
ngày càng phát triển tình trạng dư thừa dinh
dưỡng dẫn đến TCBP. Có thể nói dinh dưỡng
hợp lý là một hành lang an toàn nhỏ hẹp nằm
giữa hai bờ vực thẳm của thiếu thốn và dư thừa.
Vì vậy dinh dưỡng học đường là vấn đề cần
quan tâm đặc biệt.
Trên thế giới, tình trạng dinh dưỡng (TTDD)
trẻ em nói chung và lứa tuổi học đường nói riêng
đều có xu hướng giảm dần tỉ lệ SDD và tăng tỉ lệ
TCBP. Tại Việt Nam, mô hình sức khỏe dinh
dưỡng trẻ em cũng giống như các nước thu nhập
thấp đó là đang chịu gánh nặng kép của thiếu
dinh dưỡng và thừa dinh dưỡng. Tỉ lệ SDD nước
ta giảm rõ rệt so với thập kỷ trước với tốc độ
giảm nhanh đáng ghi nhận, nhưng tỉ lệ SDD
thấp còi vẫn còn ở mức cao. Dinh dưỡng học
đường chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức
ảnh hưởng đến sự phát triển về tầm vóc nhất là
chiều cao ở trẻ, đặc biệt đối với những trẻ bị SDD
thấp còi khi nhỏ. Đến năm 2010, tỉ lệ SDD thấp
còi lứa tuổi 5 - 10 tuổi là 23,4%, SDD gầy còm là
7,3% và tỉ lệ TCBP là 8,5%(10).
Mục tiêu của Chiến lược Quốc gia về dinh
dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 tầm nhìn đến năm
2030 đối với lứa tuổi học đường là: “Giảm tỉ lệ
suy dinh dưỡng, cải thiện chiều cao, khống chế
sự gia tăng của thừa cân béo phì ở các thành phố
(TP) lớn”(1).
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định các yếu tố liên quan đến suy dinh
dưỡng thể thấp còi của học sinh tiểu học tại
Thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang năm 2014.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Tất cả học sinh đang học ở các trường tiểu
học tại thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang năm
2014.
Tiêu chí đưa vào
Toàn bộ học sinh tiểu học đang học ở các lớp
được chọn theo phương pháp chọn mẫu cụm
trong các trường tiểu học tại TP Mỹ Tho tỉnh
Tiền Giang năm 2014.
Tiêu chí loại trừ
Học sinh có tên trong các lớp được chọn
nhưng không đi học vào thời điểm thực hiện
nghiên cứu; Học sinh không có địa chỉ cư trú
ở Tiền Giang; Gia đình không đồng ý tham
gia nghiên cứu, không phản hồi thông tin.
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả.
Xử lý và phân tích dữ liệu
Phần mềm SPSS 16.0.
KẾT QUẢ
Có 902 đối tượng tham gia nghiên cứu.
Mối liên quan giữa SDD thấp còi với tuổi,
giới, nơi cư trú và tổng số con trong gia đình
Bảng 1: Mối liên quan SDD thấp còi với tuổi, giới,
nơi cư trú, tổng số con
Biến số Tổng số
Thấp còi
Mức ý nghĩa
N %
Tuổi:
6 154 2 1,3
χ
2
= 12,94
p = 0,016
7 184 5 2,7
8 180 3 1,7
9 159 10 6,3
10 195 14 7,2
11 30 1 3,3
Giới:
Nam 430 12 2,8 χ
2
= 2,62
p = 0,106 Nữ 472 23 4,9
Nơi cư trú:
Nội thành 518 16 3,1 χ
2
= 2,04
p = 0,153 Ngoại thành 384 19 5,0
Số con:
1 249 8 3,2
χ
2
= 1,56
p = 0,459
2 560 25 4,5
≥ 3 93 2 2,2
Mẫu 902 35 3,9
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 97
Mối liên quan giữa SDD thấp còi với nghề
nghiệp, học vấn của cha và mẹ
Bảng 2: Mối liên quan giữa SDD thấp còi với nghề
nghiệp, học vấn của cha và mẹ
Biến số Tổng số
Thấp còi
Mức ý nghĩa
N %
Nghề nghiệp cha:
Nhân viên 215 6 2,8
χ
2
= 0,83
p = 0,843
Buôn bán 157 6 3,8
Lao động 484 20 4,1
Nội trợ 20 1 5,0
Học vấn cha:
Dưới cấp 3 428 17 4,0
χ
2
= 2,78
p = 0,249
Cấp 3 244 12 4,9
Trên cấp 3 204 4 2,0
Mẫu 876 33 3,8
Nghề nghiệp mẹ:
Nhân viên 158 2 1,3
χ
2
= 8,65
p = 0,034
Buôn bán 155 2 1,3
Lao động 261 11 4,2
Nội trợ 321 18 5,6
Học vấn mẹ:
Dưới cấp 3 473 21 4,4
χ
2
= 2,92
p = 0,232
Cấp 3 239 9 3,8
Trên cấp 3 183 3 1,6
Mẫu 895 33 3,7
Mối liên quan giữa SDD thấp còi với tình
trạng kinh tế gia đình
Bảng 3: Mối liên quan giữa SDD thấp còi với mức
thu nhập trung bình
Mức thu nhập Tổng số
Thấp còi
Mức ý nghĩa
N %
Hộ nghèo 18 2 11,1
χ
2
= 6,33
p = 0,176
Hộ cận nghèo 55 4 7,3
Trung bình 277 13 4,7
Khá 382 12 3,1
Giàu 170 4 2,3
Mẫu 902 35 3,9
Mối liên quan giữa SDD thấp còi với thói
quen ăn chính, ăn sáng và lượng sữa uống
trong tuần
Bảng 4: Mối liên quan giữa SDD thấp còi với thói
quen ăn chính, ăn sáng và lượng sữa uống trong tuần
Biến số Tổng số Thấp còi Mức ý nghĩa
N %
Ăn chính:
< 2 lần 44 3 6,8 χ
2
= 1,07
p = 0,585 2-3 lần 620 23 3,7
Biến số Tổng số Thấp còi Mức ý nghĩa
N %
> 3 lần 238 9 3,7
Ăn sáng:
Luôn luôn 797 27 3,4 Fisher’s Exact
p = 0,041 Thỉnh thoảng/không 105 8 7,6
Lượng sữa trung bình (ml):
Thấp còi 35 667,1 ±
621,6
T-test
p = 0,006
Không thấp còi 867 1081,3 ±
938,8
Mẫu 902 35 3,9
Mối liên quan giữa SDD thấp còi với tình
trạng chủng ngừa, tẩy giun, số lần mắc
bệnh
Bảng 5: Mối liên quan giữa SDD thấp còi với tình
trạng chủng ngừa, tẩy giun, số lần mắc bệnh
Biến số Tổng số
Thấp còi
Mức ý nghĩa
N %
Chủng ngừa:
Đầy đủ 823 29 3,5
χ
2
= 7,06
p = 0,029
Không đầy đủ 48 2 4,2
Không chủng
ngừa
31 4 12,9
Số lần mắc bệnh:
≤ 2 lần/năm 819 28 3,4 χ
2
= 5,08
p = 0,024 > 2 lần/năm 83 7 8,4
Tình trạng tẩy giun:
Tẩy giun:
Có 738 23 3,1 χ
2
= 6,35
p = 0,012 Không 164 12 7,3
Mẫu 902 35 3,9
Bảng 6: Phân tích đa biến các yếu tố liên quan với
SDD thấp còi
Biến số Mức ý nghĩa
Tuổi con p = 0,002
Nghề nghiệp của mẹ p = 0,005
Ăn sáng p = 0,125
Lượng sữa uống p = 0,017
Tình trạng chủng ngừa p = 0,074
Số lần mắc bệnh p = 0,062
Tẩy giun p = 0,018
BÀN LUẬN
Tuổi
Theo kết quả tổng điều tra dinh dưỡng năm
2010, ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi, trong vòng 10 năm
tỉ lệ SDD thấp còi giảm có ý nghĩa đến 32% so
với năm 2000. Tỉ lệ SDD thấp còi giảm với tốc độ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015
Chuyên Đề Nhi Khoa 98
là 1,4% mỗi năm và khi tỉ lệ SDD càng thấp thì
tốc độ giảm càng chậm. Tỉ lệ SDD gầy còm tuy
có giảm nhưng không có tiến triển đáng kể(10).
Tỉ lệ SDD thấp còi giảm dần khi độ tuổi càng
nhỏ: cao nhất ở nhóm 10 tuổi (7,2%) và thấp nhất
ở nhóm 6 tuổi (1,3%). Sự khác biệt giữa tỉ lệ SDD
thấp còi ở các nhóm tuổi có ý nghĩa thống kê với
p = 0,016. Kết quả này cũng tương tự với nghiên
cứu của tác giả Nguyễn Thị Kim Vân năm 2005
với tỉ lệ SDD ở nhóm 6 - 8 tuổi (4,5%) thấp hơn
nhóm 9 - 10 tuổi (7,7%)(7). Kết quả này phù hợp
với xu hướng giảm tỉ lệ SDD thấp còi và cải thiện
chiều cao của người Việt Nam.
Giới
Theo tác giả Don B., tỉ lệ SDD thấp còi, nhẹ
cân ở nam đều cao hơn nữ ở hầu hết các quốc gia
có thu nhập thấp trên thế giới(3). Tại Việt Nam, ở
trẻ dưới 5 tuổi, tỉ lệ SDD thấp còi và gầy còm ở
nam đều cao hơn nữ. Tuy nhiên sự khác biệt về
giới này không có ý nghĩa thống kê(10).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ SDD
thấp còi ở nữ (4,9%) nhiều hơn nam (2,8%). Tuy
nhiên sự khác biệt về tỉ lệ SDD thấp còi giữa
nam và nữ không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Theo nghiên cứu của tác giả Đặng Văn Chính và
cộng sự thực hiện từ năm 1992 đến năm 2000(2),
chiều cao trung bình ở nam lứa tuổi 6 - 15 tăng
nhanh hơn nữ (0,54 cm/năm so với 0,46 cm/năm)
có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Do đó, học sinh
nam sẽ có tốc độ cải thiện chiều cao nhanh hơn
nữ nên tỉ lệ SDD thấp còi ở nam ngày càng giảm
dần khi trẻ lớn lên và thấp hơn nữ.
Tổng số con trong gia đình
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, tỉ lệ SDD ở
trẻ tỉ lệ thuận với số con trong gia đình. Theo
nghiên cứu của tác giả Lại Đức Trường, gia đình
đông con là yếu tố nguy cơ của SDD ở trẻ. Trẻ
sống trong gia đình có từ 3 con trở lên có nguy
cơ bị SDD gấp 2,9 lần so với trẻ sống trong gia
đình chỉ có từ 1 - 2 con (p < 0,05) (4). Kết quả
nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỉ lệ SDD thấp
còi cao nhất ở nhóm gia đình có 2 con (4,5%),
thấp nhất ở gia đình có 3 con (2,2%) và sự khác
biệt này không có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Trong những năm gần đây, nhờ thực hiện tốt
chính sách kế hoạch hóa gia đình nên tỉ lệ gia
đình sinh con thứ 3 khá thấp (10% trong nghiên
cứu của chúng tôi). Các gia đình có ít con nên
tình trạng đói ăn là rất hiếm, nên tỉ lệ SDD ở các
gia đình này không có sự khác biệt.
Nơi cư trú
Theo tổng điều tra dinh dưỡng năm 2010, tỉ
lệ SDD ở các TP lớn thấp hơn có ý nghĩa so với
với nông thôn. Trong khi đó, không có sự khác
biệt giữa tỉ lệ SDD ở các TP nhỏ với nông thôn(10).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nơi cư trú
của trẻ được chia theo khu vực hành chính của
TP Mỹ Tho với tỉ lệ trẻ ở khu vực nội thành và
ngoại thành tương ứng là 57,4% và 47,6%. Trong
đó, tỉ lệ trẻ SDD thấp còi ở ngoại thành (5,0%)
cao hơn nội thành (3,1%) và sự khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). So với kết
quả tổng điều tra dinh dưỡng năm 2010, kết quả
này cũng khá phù hợp do chúng tôi so sánh 2
đối tượng trong cùng một TP do đó sự phân hóa
về kinh tế không rõ rệt nên sự khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê.
Tình trạng kinh tế gia đình
Tình trạng kinh tế có ảnh hưởng rất lớn
đến đời sống vật chất và tinh thần của từng hộ
gia đình do đó cũng góp phần không nhỏ
quyết định TTDD của trẻ. Các nghiên cứu cho
thấy ở khu vực nông thôn - nơi mà có mức thu
nhập thấp và tỉ lệ hộ nghèo còn cao, thì tỉ lệ
SDD còn ở mức cao(10). Ngược lại, ở thành thị -
nơi có mức sống và thu nhập cao hơn thì tình
trạng SDD giảm thấp và tỉ lệ TCBP gia tăng
đáng báo động(9).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ hộ
nghèo thấp (2%), phần lớn có mức thu nhập từ
trung bình trở lên (91,9%). Trong đó tỉ lệ SDD
thấp còi giảm khi tình trạng kinh tế gia đình
càng cao. Tỉ lệ SDD thấp còi ở hộ nghèo cao nhất
(11,1%), cận nghèo (7,3%), hộ có thu nhập trung
bình (4,7%), hộ có thu nhập khá (3,1%) và thấp
nhất ở hộ có thu nhập cao (2,3%). Tuy nhiên, sự
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 99
khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p >
0,05). Tỉ lệ hộ nghèo (2,0%) và cận nghèo (6,1%)
trong nghiên cứu của chúng tôi thấp nên tình
trạng đói ăn và thiếu lương thực rất hiếm. Do đó
không tìm thấy ảnh hưởng của sự phân hóa nền
kinh tế đến tình trạng SDD thấp còi một cách có
ý nghĩa trong nghiên cứu này.
Nghề nghiệp
Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Mai
Anh, nghề nghiệp của cha và mẹ đều ảnh hưởng
đến TTDD của trẻ. Những trẻ có cha, mẹ làm
nông nghiệp có tỉ lệ SDD cao hơn có ý nghĩa so
với con của cha, mẹ làm nghề khác (p < 0,05) (8).
Nghề nghiệp của cha
Trong nghiên cứu chúng tôi, nghề nghiệp
của cha không liên quan đến tình trạng SDD
thấp còi. Tỉ lệ SDD thấp còi tăng dần theo các
nhóm nghề của cha lần lượt là nhân viên - viên
chức (2,8%), buôn bán (3,8%), lao động tay chân
(4,1%), nội trợ (5,0%). Tuy nhiên sự khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Nghề nghiệp của mẹ
Trong nghiên cứu chúng tôi, nghề nghiệp
của mẹ liên quan có ý nghĩa thống kê với tình
trạng SDD thấp còi ở trẻ. Trẻ có mẹ thất nghiệp
hoặc làm nội trợ có tỉ lệ SDD thấp còi cao hơn
(4,2% và 5,6%) và thấp nhất ở nhóm trẻ có mẹ là
nhân viên, buôn bán (1,3%). Sự khác biệt này có
ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa p = 0,034. Mẹ
thất nghiệp hoặc công việc không ổn định sẽ làm
kinh tế gia đình khó khăn hơn, đời sống vật chất
và tinh thần bị ảnh hưởng nên trẻ có tỉ lệ SDD
thấp còi cao hơn.
Trình độ học vấn
Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Mai
Anh, trình độ văn hóa của mẹ và cha ảnh hưởng
đến tình trạng SDD của trẻ (p < 0,05). Mẹ không
biết chữ hoặc mới học hết cấp 1 thì con của họ có
tỉ lệ SDD cao nhất lên đến 30%(8).
Trình độ học vấn của cha
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy,
không có mối liên quan giữa trình độ học vấn
của cha với tình trạng SDD thấp còi. Tỉ lệ SDD
thấp còi ở nhóm trẻ có cha có trình độ học vấn
dưới cấp 3, cấp 3, trên cấp 3 lần lượt là 4,0%,
4,9%, 2,0% và sự khác biệt này không có ý nghĩa
thống kê (p > 0,05).
Trình độ học vấn của mẹ
Trong nghiên cứu của chúng tôi, trình độ học
vấn của mẹ càng thấp thì tỉ lệ SDD thể thấp còi ở
trẻ tăng. Tỉ lệ SDD ở con của các bà mẹ có trình
độ học vấn dưới cấp 3, cấp 3 và trên cấp 3 lần
lượt là 4,4%, 3,8%, 1,6% và sự khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Số bữa ăn chính trong ngày
Để cung cấp đủ năng lượng cho mọi hoạt
động, cơ thể chúng ta không những cần cung
cấp đủ về số lượng mà còn về chất lượng thức
ăn. Để đánh giá được vấn đề này phải thông qua
điều tra khẩu phần, chế độ ăn của trẻ. Tuy nhiên,
để đánh giá bước đầu, chúng tôi thực hiện điều
tra khẩu phần theo tần số các bữa ăn trong ngày.
Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Mai
Anh, trẻ có số bữa ăn chính thấp, không ăn bữa
ăn phụ có nguy cơ SDD từ 3 - 3,6 lần so với trẻ có
ăn thêm bữa ăn phụ (p < 0,05).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ trẻ ăn
từ 2 lần/ngày trở lên là 95,1%, tỉ lệ trẻ ăn dưới 2
lần/ngày thấp (4,9%). Ở nhóm trẻ có tần suất ăn
dưới 2 lần/ngày đều có tỉ lệ SDD thấp còi cao
nhất (6,8%), trong khi đó trẻ ăn trên 3 lần/ngày
có tỉ lệ SDD thấp nhất (3,7%). Tuy nhiên sự khác
biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Do
đó bên cạnh số lượng bữa ăn thì chất lượng bữa
ăn cũng là yếu tố cần quan tâm để có thể giảm tỉ
lệ SDD một cách có ý nghĩa.
Thói quen ăn sáng
Bữa ăn sáng là bữa ăn quan trọng nhất
trong ngày vì nó cung cấp năng lượng cho cơ
thể sau một đêm dài không thu nhận thức ăn.
Chất lượng bữa ăn sáng quyết định hiệu quả
làm việc của một ngày, do đó bữa ăn sáng có
vai trò rất quan trọng. Theo tác giả Nguyễn
Thị Mai Anh, trẻ không ăn sáng hàng ngày có
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015
Chuyên Đề Nhi Khoa 100
nguy cơ SDD thấp còi cao hơn 3,8 lần so với
trẻ có ăn sáng (p < 0,001).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ trẻ luôn
ăn sáng là khá cao (88,4%), tỉ lệ không ăn sáng là
rất thấp (0,8%). Theo kết quả này, ở nhóm trẻ
luôn ăn sáng có tỉ lệ SDD thấp còi thấp hơn
(3,4%) nhóm trẻ không hoặc thỉnh thoảng ăn
sáng (7,6%) và sự khác biệt này có ý nghĩa thống
kê (p = 0,041). So với nghiên cứu của tác giả Lại
Đức Trường trẻ không ăn sáng có nguy cơ SDD
cao hơn so với trẻ có ăn sáng thì kết quả chúng
tôi cũng phù hợp (4).
Lượng sữa uống trong tuần
Việc bổ sung sữa làm cải thiện đáng kể tình
trạng SDD thấp còi ở trẻ, do đó đề án sữa học
đường đã được nghiên cứu và đang áp dụng ở
một số địa phương cho thấy hiệu quả tích cực.
Trong nghiên cứu về khẩu phần và chế độ ăn
của tác giả Lại Đức Trường cho thấy bữa ăn của
trẻ ít có các thực phẩm giàu đạm, béo và ít sữa
làm tăng nguy cơ SDD. Do đó việc bổ sung sữa
cho trẻ là cần thiết.
Xét về lượng sữa trung bình, kết quả nghiên
cứu của chúng tôi cho thấy lượng sữa uống
trung bình trong tuần ở nhóm SDD thấp còi
(667,7 ± 621,6 ml/tuần) thấp hơn nhóm không
SDD thấp còi (1081,3 ± 938,8 ml/tuần) và sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê (p = 0,006). Do đó bổ
sung sữa góp phần cải thiện chiều cao và giảm tỉ
lệ SDD thấp còi của trẻ.
Tình trạng chủng ngừa
Chương trình tiêm chủng mở rộng đã và
đang phát huy hiệu quả bảo vệ sức khỏe cho trẻ
dưới 5 tuổi. Do đó chủng ngừa đầy đủ từ bé
nhằm bảo vệ trẻ trong những năm đầu đời khỏi
bệnh tật và góp phần giảm tình trạng SDD.
Trong nghiên cứu chúng tôi, tỉ lệ trẻ được chủng
ngừa đầy đủ, không đầy đủ và không chủng
ngừa lần lượt là 91,2%, 5,3%, 3,5%. Trong đó tỉ lệ
trẻ SDD thấp còi ở nhóm chủng ngừa đầy đủ
thấp nhất (3,5%) và tăng dần ở nhóm chủng
ngừa không đầy đủ (4,2%), cao nhất ở nhóm trẻ
không chủng ngừa (12,9%) và sự khác biệt này
có ý nghĩa thống kê (p = 0,029). Tình trạng chủng
ngừa có mối liên quan và góp phần làm giảm tỉ
lệ SDD của trẻ.
Tình trạng mắc bệnh
Có 9,2% số học sinh trong nghiên cứu chúng
tôi mắc bệnh trên 2 lần trong năm Tỉ lệ SDD thấp
còi ở nhóm trẻ này (8,4%) cao hơn ở nhóm mắc
bệnh từ dưới 2 lần/năm (3,4%) và sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê (p = 0,024). Vậy những
trẻ mắc bệnh trên 2 lần/năm có tỉ lệ SDD thấp còi
cao hơn so với những trẻ mắc bệnh từ dưới 2
lần/năm.
Tình trạng tẩy giun
Theo nhiều nghiên cứu tại nhiều địa phương
cho thấy tỉ lệ nhiễm giun ở trẻ em là rất cao lên
đến 54,7%. Theo tác giả Lại Đức Trường, trẻ
không tẩy giun đúng thời điểm làm tăng nguy
cơ SDD gấp 2,9 lần so với nhóm trẻ có tẩy giun
(p < 0,05).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ trẻ có
tẩy giun trong 6 tháng là 81,8%, không tẩy giun
là 18,2%. Kết quả cho thấy tỉ lệ SDD thấp còi ở
trẻ không tẩy giun (7,3%) cao hơn nhóm có tẩy
giun (3,1%) và sự khác biệt này có ý nghĩa thống
kê với p = 0,012. Vậy trẻ không được tẩy giun có
tỉ lệ SDD thấp còi cao hơn so với trẻ được tẩy
giun mỗi 6 tháng.
Sau khi tiến hành phân tích đa biến các yếu
tố liên quan đến tình trạng SDD, chúng tôi nhận
thấy chỉ còn 4 yếu tố liên quan có ý nghĩa (p <
0,05) đến tình trạng SDD thấp còi của trẻ bao
gồm: tuổi của con, nghề nghiệp của mẹ, lượng
sữa uống trong tuần, tình trạng tẩy giun của trẻ.
KẾT LUẬN
Tuổi
Trẻ có độ tuổi càng nhỏ thì có tỉ lệ suy dinh
dưỡng thấp còi càng thấp (p = 0,016).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 101
Nghề nghiệp của mẹ
Mẹ là nhân viên - viên chức, buôn bán thì
con có tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi thấp hơn mẹ
là lao động tay chân hoặc nội trợ (p = 0,034).
Lượng sữa uống trong tuần
Trẻ uống ít sữa có tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp
còi cao hơn (p = 0,006).
Tẩy giun
Trẻ không được tẩy giun định kỳ mỗi 6
tháng/lần có tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi cao
hơn so với trẻ có tẩy giun (p = 0,012).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y Tế, Viện Dinh dưỡng Quốc gia (2012), Chiến lược Quốc
gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm
2030, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
2. Đặng Văn Chính (2010), "Những nghiên cứu ban đầu về BMI
ở trẻ em Việt Nam: những thay đổi trong thời kỳ chuyển đổi
kinh tế từ 1992-2000", Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 14,
phụ bản số 2, tr. 354-359.
3. Don B. et al (2002), School-Age Children: Their Nutrition and
Health. The Partnership for Child Development.
4. Lại Đức Trường (2004), Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu
tố nguy cơ suy dinh dưỡng ở học sinh tiểu học huyện Khoái
Châu tỉnh Hưng Yên năm 2004, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại
học Y tế Công cộng.
5. Lê Thị Tuyết, Vũ Thị Bình Phương (2007), "Thực trạng nhiễm
giun kim ở trẻ mẫu giáo và hiệu quả can thiệp ở một số xã
huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình", Tạp chí Y học TP. Hồ Chí
Minh, tập 11, phụ bản số 2, tr. 31-38.
6. Ngô Thị Kim Nhung (2006), Bệnh Suy dinh dưỡng, Nhi khoa
Chương trình Đại học tập 1, Nhà xuất bản Y học TP. Hồ Chí
Minh, tr. 132-147.
7. Nguyễn Thị Kim Vân (2005), Tình trạng dinh dưỡng và một
số bệnh lý thường gặp ở học sinh trường tiểu học Nguyễn Tạo
thành phố Cà Mau năm 2005, Luận văn Chuyên khoa Cấp II,
Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
8. Nguyễn Thị Mai Anh (2006), Tình trạng dinh dưỡng và một
số yếu tố liên quan của học sinh 6 - 8 tuổi trường tiểu học Yên
Thường thành phố Hà Nội năm 2006, Luận văn Thạc sĩ Y học,
Đại học Y tế Công cộng.
9. Trần Phương Bình (2012), Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đến
thừa cân béo phì ở các trẻ mẫu giáo 4 - 6 tuổi tại thành phố Mỹ
Tho tỉnh Tiền Giang năm 2012, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại
học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
10. Viện Dinh dưỡng Quốc gia (2010), Tổng điều tra dinh dưỡng
năm 2010, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
Ngày nhận bài báo: 09/02/15.
Ngày phản biện đánh giá bài báo: 13/02/15.
Ngày bài báo được đăng: 22/06/15.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_yeu_to_lien_quan_den_suy_dinh_duong_the_thap_coi_cua_hoc.pdf