KẾT LUẬN
Khả năng tái sốc cao ở bệnh nhân được
chuyển viện từ tuyến đến, suy hô hấp. Với điều
trị hiện nay, tỷ lệ tái sốc cải thiện dáng kể ở bệnh
nhân có hiệu áp lúc vào sốc thấp hơn 10mm Hg
và Hct lúc vào sốc cao.
Để hạn chế tỉ lệ tái sốc ở bệnh nhân sốc sốt
xuất huyết, chúng tôi đề xuất một số biện pháp
như sau:
* Đối với tuyến trước
Tăng cường huấn luyện và trang bị đầy đủ
cho tuyến trước để có khả năng điều trị sốc sốt
xuất huyết nặng. Tuân thủ nguyên tắc chuyển
viện an toàn trong sốc sốt xuất huyết, huấn
luyện nhân viên y tế chuyển viện có khả năng
theo dõi và giải quyết các tình huống nặng có
khả năng xảy ra trên đường chuyển viện
* Đối với Bệnh Viện Nhi Đồng 1
Cần theo dõi sát và đo CVP sớm ở những
bệnh nhân sốc sốt xuất huyết được tuyến trước
chuyến đến và bệnh nhân có suy hô hấp.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 150 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các yếu tố liên quan đến tái sốc trong sốc sốt xuất huyết Dengue tại bệnh viện Nhi đồng 1 năm 2007 -2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên Đề Nhi Khoa 1
CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÁI SỐC TRONG SỐC SỐT XUẤT
HUYẾT DENGUE TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 NĂM 2007 -2008
Lý Tố Khanh*, Nguyễn Thanh Hùng*, Bùi Quốc Thắng**
TÓM TẮT
Sốt xuất huyết Dengue là vấn đề y tế quan trọng ở các nước vùng nhiệt đới. Hiện nay, trong quá trình điều
trị sốc sốt xuất huyết, tỉ lệ tái sốc vẫn còn cao.
Mục tiêu: xác định các yếu tố liên quan đến tái sốc ở bệnh nhân sốc sốt xuất huyết nhập viện Bệnh Viện Nhi
Đồng 1.
Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu bệnh chứng. Nhóm bệnh là nhóm sốc sốt xuất huyết bị tái sốc sau khi
sốc đã ổn định tối thiểu 2 giờ, nhóm chứng là nhóm không bị tái sốc. Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh Viên
Nhi Đồng 1 từ tháng 04/ 2007 đến tháng 05/ 2008.
Kết quả: Nhóm sốc sốt xuất huyết bị tái sốc có 48 bệnh nhân, nhóm sốc sốt xuất huyết không bị tái sốc có 85
bệnh nhân. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố liên quan đến tái sốc là bệnh nhân được chuyển từ tuyến
trước đến (OR điều chỉnh =4,3; Khoảng tin cậy 95% =1,7 – 10,7; P=0,02); suy hô hấp (OR điều chỉnh =7,03;
Khoảng tin cậy 95% =2,8- 18; P=0,001); dung tích hồng cầu (Hct) lúc vào sốc (OR điều chỉnh =0,89; Khoảng tin
cậy 95% =0,8-0,99; P=0,03).
Kết luận: Khả năng tái sốc cao ở bệnh nhân được chuyển viện từ tuyến trước đến, suy hô hấp. Với điều trị
hiện nay, tỷ lệ tái sốc cải thiện đáng kể ở bệnh nhân có hiệu áp lúc vào sốc thấp hơn 10mm Hg và Hct lúc vào sốc
cao.
ABSTRACT
FACTORS ASSOCIATED WITH RECURRENT DENGUE SHOCK SYNDROME AT CHILDREN’S
HOSPITAL No.1 IN 2007-2008
Ly To Khanh, Nguyen Thanh Hung, Bui Quoc Thang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 200 - 206
Background: Dengue hemorrhagic fever (DHF) is the important medical problem of tropical countries. The
rate of recurrent shock still remains high in treatment of Dengue shock syndrome (DSS).
Objective: Determining relevant associated factors with recurrent shock in DSS patients admitted at
Children’s Hospital No.1.
Method: Case-control study. The study group consists of DSS patients with recurrent shock after having a
stable condition for 2 hours. The control group consists of DSS patients without recurrent shock. The study
period was from April 12007 to May 2008 at Children’s Hospital No. 1 in Ho Chi Minh City.
Result: There were 48 patients in the study group and 85 patients in the control group. Results of the study
showed that referral from provincial/district hospitals (OR=4.3; 95% CI=1.7 – 10.7; P=0.02); respiratory failure
(OR =7.03; 95% CI =2.8- 18; P=0.001); the value of hematocrit at the time when patient went into shock
(OR=0.89; 95% CI =0.8-0.99; P=0.03) were associated with recurrent shock in DSS patients.
Conclusion: DSS patients who were referred from provincial/district hospitals and the patients with
respiratory failure had higher risk of getting recurrent shock. With the current treatment the rate of recurrent
shock among patients with high value of hematocrit at the time of shock and patients with pulse blood pressure
less than 10 mmHg at the onset of shock was significantly improved.
Chuyên Đề Nhi Khoa 2
ĐẶT VẤN ĐỀ:
Sốt xuất huyết Dengue là vấn đề y tế quan
trọng ở các nước vùng nhiệt đới. Theo báo cáo
của Bộ Y Tế năm 2006 (3), trong 6 tháng đầu năm
2006 tỷ lệ mắc sốt xuất huyết tăng lên và số tử
vong tăng hơn 10 trường hợp so với cùng kỳ
năm 2005. Hiện nay, trong quá trình điều trị sốc
sốt xuất huyết tái sốc có khả năng xảy ra với tỷ lệ
cao. Bệnh nhân sốc sốt xuất huyết khi bị tái sốc
điều trị khó khăn, phức tạp và tiên lượng xấu
hơn bệnh nhân không tái sốc. Chúng tôi khảo sát
các yếu tố liên quan đến tái sốc nhằm nâng cao
kết quả điều trị bệnh sốt xuất huyết Dengue.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xác định các yếu tố liên quan đến tái sốc
trong điều trị sốc sốt xuất huyết Dengue tại Bệnh
viện Nhi Đồng 1 từ tháng 4/ 2007 – 5/ 2008.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Thiết kế nghiên cứu bệnh chứng được thực
hiện từ tháng 4/ 2007 đến tháng 5/ 2008 tại Bệnh
Viện Nhi Đồng 1 TP. HCM. Tất cả các trẻ nhỏ
hơn 15 tuổi được chẩn đoán sốc sốt xuất huyết
theo tiêu chuẩn của Tổ Chức Y tế thế giới
(TTYTTG) được xác định bằng xét nghiệm Mac-
Elisa chẩn đoán sốt xuất huyết dương tính,
không bị bệnh mãn tính và sốc kéo dài xẩy ra
trong 6 giờ đầu chống sốc. Nhóm bệnh là nhóm
sốc sốt huyết có tái sốc, nhóm chứng là nhóm
không tái sốc. Tái sốc là sốc thứ phát sau khi
huyết động đã ổn định tối thiểu là 2 giờ.
KẾT QUẢ:
Có 133 trường hợp sốc sốt xuất huyết
Dengue theo tiêu chuẩn nhận bệnh, trong đó 48
trường hợp tái sốc và 85 trường hợp không tái
sốc.
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Đặc điểm dịch tễ
Bảng 1: Đặc điểm dịch tễ:
Đặc điểm Tái sốc
N =48
Không tái
sốc
N=85
OR KTC
95%
P
Tuổi trung
bình ± Độ
6,5±3,6 6,8±3,2 0,5**
lệch (năm)
Nhỏ nhất –
lớn nhất
2 tháng -
15
4 tháng- 15
Giới: Nữ (n
(%))
29 (60,4) 40 (47,1)
Nam (n (%)) 19(39,6) 45 (52,9)
0,58 0,27 – 1,27 0,14**
Địa phương
cư trú
Tỉnh (n (%)) 35 (72,9) 49 (57,7)
Thành phố
(n (%))
13 (27,1) 36 (42,3)
1,98 0,87 –
4,66
0,08**
Hình thức
nhập viện
Chuyển viện
(n (%))
32 (66,7) 26 (30,6)
Tự đến (n
(%))
16 (33,3) 59 (69,4)
4,5 1,9 – 10,4 0,001**
Béo phì (n
(%))
8 (16,7) 11 (13,1) 1,32 0,42 – 3,95 0,5**
**: phép kiểm ÷2, ***: T test, d: chi bình
phương khuynh hướng.
Đa số bệnh nhân tái sốc nhập viện do tuyến
trước chuyển đến. Tuổi, giới, địa phương cư trú
và tình trạng béo phì không khác nhau giữa 2
nhóm.
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị
Bảng 2: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị:
Đặc điểm Tái Sốc
N = 48
Không tái
sốc
N = 85
OR KTC
95%
P
Ngày vào sốc TB
± ĐL (ngày)
4,7 ± 0,9 4,8 ± 1,0
Sớm nhất – trễ
nhất
2- 6 2- 7
0,3***
Gan to (n (%)) 24 (50) 28 (32,9) 2,03 0,92 –
4,47
0,052**
Xuất huyết tiêu
hóa (n (%))
10 (20,8) 9 (10,6) 2,22 0,73 –
6,72
0,10**
Độ sốt xuất huyết
Độ III (n (%)) 48 (100) 77 (90,6) 0
0,051d
Độ IV (n (%)) 0 8 (9,4) 1 0,2 - 1
Mạch (l/phút) TB ±
ĐL
119 ± 12 114 ± 41
Giới hạn 86-150 82 - 200
0,3***
Hiệu áp thấp (n%) 2 (4,2) 12 (14,1) 0,23 0,13 –
1,28
0,07**
Thời gian ra sốc
TB ± ĐL(giờ)
1,1±0,3 1,15±0,4
Giới hạn 1 – 3 1 – 3
0,45***
Chuyên Đề Nhi Khoa 3
Đặc điểm Tái Sốc
N = 48
Không tái
sốc
N = 85
OR KTC
95%
P
Suy hô hấp (n
(%))
33 (68,8) 26 (30,6) 4,99 2,18 –
11,6
0,001**
Hct TB± ĐL (%)
Giới hạn
43,8 ±
4,3
(32 – 55)
46,5 ± 5,2
(29 – 60)
0,004***
Tiểu cầu (103
/mm3)
42,9 ±
3,8
59,8 ± 4,8 0,003***
Bạch cầu (103
/mm3)
6,9 ± 1,7 7,8 ± 1, 0,65***
**: phép kiểm χ2, *** phép kiểm T test, d: chi
bình phương khuynh hướng.
TB ± ĐL: trung bình ± Độ lệch
Ngày vào sốc trung bình là 5, đa số sốt xuất
huyết độ III. Tình trạng lúc vào sốc, gan to, xuất
huyết tiêu hóa khác nhau giữa 2 nhóm không có
ý nghĩa thống kê.
Đa số bệnh nhân suy hô hấp trong nhóm tái
sốc chiếm tỷ lệ 68,8% và nhóm không tái sốc chỉ
có 30,6%.
Hct và tiểu cầu lúc vào sốc ở nhóm tái sốc
thấp hơn nhóm không tái sốc.
Tất cả các bệnh nhân tái sốc đều được sử
dụng cao phân tử trong điều trị, nhóm bệnh
nhân không bị tái sốc chỉ có 49% sử dụng cao
phân tử. Lượng cao phân tử ở nhóm không tái
sốc trung bình 82,8 ± 31,2 ml/kg gần bằng nhóm
tái sốc là 83,4 ± 39,7 ml/kg với P>0,05. Tỷ lệ dùng
cao phân tử > 60 ml/kg ở 2 nhóm tái sốc và
không tái sốc lần lượt là 79,2%; 83,3% (P=0,6).
Kết quả điều trị và biến chứng
Không có trường hợp nào tử vong trong
nghiên cứu chúng tôi, tất cả các trường hợp tái
sốc đều đáp ứng với truyền dịch thay thế. Tại
thời điểm tái sốc có 47/48 (97,9%) trường hợp có
Hct tăng đạt bằng hoặc cao hơn Hct lúc vào sốc.
Chỉ có 1 trường hợp Hct không tăng, trường hợp
này bệnh nhân có xuất huyết tiêu hóa trước khi
vào sốc. Trước khi tái sốc từ 1 đến 2 giờ có 35
trường hợp (72,9%) có biểu hiện Hct và mạch
tăng hơn 90% so với Hct và mạch lúc vào sốc.
Qua kết quả phân tích đơn biến, chúng tôi
ghi nhận các yếu tố chỉ điểm liên quan đến tái
sốc là chuyển viện, suy hô hấp, Hct lúc vào sốc
và số lượng tiểu cầu sốc có liên quan đến tái sốc,
xuất huyết tiêu hóa, hiệu áp lúc vào sốc thấp,
thời gian ra sốc kéo dài hơn 1 giờ và béo phì.
Mối liên quan các yếu tố với tái sốc
Phân tích đa biến với hồi qui logistic
Bảng 3: Những yếu tố liên quan đến tái sốc
Đơn biến Đa biến
Các biến số OR KTC
95%
P OR điều
chỉnh
KTC
95%
P
Chuyển viện 4,5 1,99 -
10,4
0,00
1
4,3 1,7 –
10,7
0,02
Suy hô hấp 35 2,2 –
11,58
0,00
1
7,03 2,8 – 18 0,00
1
Xuất huyết tiêu
hóa
2,2 0,73 –
6,7
0,10 2,5 0,7 – 8,4 0,15
Hiệu áp sốc
thấp
0,23 0,24 –
1,23
0,07 0,12 0,02 –
0,8
0,03
Thời gian ra sốc 0,7 0,25 –
1,9
0,45 0,33 0,1 –
1,27
0,11
Hct 0,34 0,14 -
0,78
0,00
6
0,89 0,8 –
0,99
0,03
Béo phì 1,32 0,48 -
3,61
0,56 2,8 0,7 –
10,3
0,13
Qua kết quả phân tích đơn biến, chúng tôi
ghi nhận các yếu tố chỉ điểm liên quan đến tái
sốc là chuyển viện, suy hô hấp, Hct lúc vào sốc
và số lượng tiểu cầu sốc có liên quan đến tái sốc,
xuất huyết tiêu hóa, hiệu áp lúc vào sốc thấp,
thời gian ra sốc kéo dài hơn 1 giờ và béo phì.
Phân tích đa biến cho thấy các yếu tố liên quan
đến tái sốc là bệnh nhân được chuyển từ tuyến
trước đến (OR điều chỉnh =4,3; Khoảng tin cậy
95% =1,7 – 10,7; P=0,02); suy hô hấp (OR điều
chỉnh =7,03; Khoảng tin cậy 95% =2,8- 18;
P=0,001); dung tích hồng cầu (Hct) lúc vào sốc
(OR điều chỉnh =0,89; Khoảng tin cậy 95% =0,8-
0,99; P=0,03).
BÀN LUẬN
Các đặc điểm dịch tễ lâm sàng, cận lâm sàng và điều
trị
Đặc điểm địch tể
Tuổi trung bình là 7, tỷ lệ nữ trong nhóm tái
sốc là 60,4%. Không có sự khác biệt về tuổi, giới
và béo phì giữa 2 nhóm. Kết quả nghiên cứu
Chuyên Đề Nhi Khoa 4
chúng tôi tương tự kết quả nghiên cứu của tác
giả Lê Thị Huyền Trang và Chu Văn Thiện.
Đặc điểm lâm sàng, cận lâ sàng, điều trị
Ngày vào sốc trung bình là 5. Kết quả này
phù hợp với giai đoạn thất thoát huyết tương
nhiều nhất trong sốt xuất huyết. Kết quả nghiên
cứu của Lê Thị Huyền Trang và Chu Văn Thiện
đa số vào sốc ngày 4, 5 của bệnh.
Tình trạng lúc vào sốc, xuất huyết tiêu hóa
giữa 2 nhóm khác nhau không có ý nghĩa thống
kê. Kết quả nghiên cứu chúng tôi khác kết quả
của tác giả Chu Văn Thiện có lẽ do chúng tôi đã
loại các trường hợp sốc kéo dài xẩy ra trong 6
giờ đầu và điều trị hiện nay đã khác trước đây
về sử dụng cao phân tử.
Đặc điểm cận lâm sàng:
Hct và tiểu cầu lúc vào sốc thấp hơn nhóm
tái sốc. Theo nghiên cứu của tác giả Lê Thị
Huyền Trang và Chu Văn Thiện Hct và tiểu cầu
lúc vào sốc giữa 2 nhóm khác nhau không có ý
nghĩa thống kê. Hct càng cao khả năng thất thoát
huyết tương càng nhiều dễ diễn tiến tái sốc
chính vì vậy trên thực tế bệnh nhân vào sốc có
Hct càng cao càng được theo dõi sát để phát hiện
dọa tái sốc sớm và điều trị kịp thời nhằm giảm
nguy cơ tái sốc.
Các yếu tố liên quan đến tái sốc
Mối liên quan giữa chuyển viện và tái sốc
Bệnh nhân sốc sốt xuất huyết được chuyển
viện nguy cơ tái sốc gấp 4,3 lần so với bệnh nhân
tự đến. Đa số bệnh nhân nhập viện do tuyến
trước thường là sốc sốt xuất huyết nặng, hoặc có
tiên lượng nặng. Theo tác giả Nguyễn Minh Tiến
hơn 70% bệnh nhân sốc sốt xuất huyết bị sốc kéo
dài nhập viên do tuyến trước chuyển đến(12)
Bệnh nhân chuyển viện có nguy cơ tái sốc so với
tự đến do các lý do sau:
- Chuyển viện không an toàn của tuyến
trước: Trong nghiên cứu chúng tôi bệnh nhân tái
sốc do tuyến trước chuyển đến có 14 trường hợp
tái sốc ngay lúc nhập viện.Tất cả các trường hợp
này đều do dịch truyền không chảy hoăc chảy
rất ít trong lúc chuyển viện, một số bệnh nhân
trong quá trình theo dõi được phát hiện triệu
chứng tiền sốc bệnh nhân được truyền ngay một
liều đại phân tử và chuyển viện.
- Một số bệnh nhân nhập viện Bệnh viện Nhi
Đồng 1 đã qua nhiều cơ sở y tế ở tuyến trước.
Tuy nhiên do trình độ hạn chế về chuyên môn
của một số cơ sở y tế như không lấy được đường
truyền, không khả năng điều trị sốc sốt xuất
huyết nặng nên làm tăng thêm tỷ lệ tái sốc của
bệnh nhân sốc sốt xuất huyết.
Mối liên quan giữa suy hô hấp và tái sốc
Trong nghiên cứu chúng tôi ghi nhận bệnh
nhân suy hô hấp khả năng tái sốc gấp 7,03 lần so
với bệnh nhân không bị suy hô hấp. Nguyên
nhân suy hô hấp trong sốc sốt xuất huyết bao
gồm: tràn dịch đa màng (màng phổi, màng
bụng), quá tải, phù phổi, hội chứng nguy ngập
hô hấp cấp, xuất huyết phổi, viêm phổi do
Dengue. Trong đó tràn dịch đa màng đóng vai
trò quan trọng ở bệnh nhân sốc sốt xuất huyết có
suy hô hấp. Theo tác giả Bạch Văn Cam và cộng
sự(4) đa số bệnh nhân suy hô hấp có biểu hiện
92% tràn dịch màng phổi và 33% có thâm nhiễm
mô kể trên Xquang phổi. Tình trạng thất thoát
huyết tương nhiều gây tràn dịch màng phổi, tràn
dịch màng bụng đồng thời cũng gây giảm thể
tích nếu truyền dịch không đủ và không thích
hợp bệnh nhân có thể bị tái sốc. Theo tác giả Lê
Nguyễn Thanh Nhàn(6) ghi nhận các yếu tố nguy
cơ suy hô hấp là tuổi nhỏ hơn 7, béo phì, sốt xuất
huyết độ IV, thời gian ra sốc kéo dài hơn 2 giờ,
bệnh nhân có xuất huyết tiêu hóa, tái sốc, thể
tích dịch truyền sử dụng lớn hơn 130 ml/kg cân
nặng và Xquang phổi có tràn dịch màng phổi
với chỉ số tràn dịch màng phổi lớn hơn 25% và
hoặc có phù mô kẽ.
Trên thực tế lâm sàng khi điều trị bệnh nhân
sốc sốt xuất huyết bị suy hô hấp gặp nhiều khó
khăn hơn bệnh nhân sốc sốt xuất huyết không bị
suy hô hấp. Nếu bồi hoàn thể tích dịch không
đủ, sử dụng dịch truyền không thích hợp dẫn
đến nguy cơ tái sốc, sốc kéo dài và tử vong;
ngược lại nếu truyền dịch quá nhanh, quá nhiều
có thể đưa đến phù phổi làm tăng nguy cơ suy
Chuyên Đề Nhi Khoa 5
hô hấp. Việc đánh giá sốc ở bệnh nhân sốc sốt
xuất huyết bị suy hô hấp cũng khó khăn do
mạch và huyết áp lúc này bị ảnh hưởng bởi tình
trạng suy hô hấp, mức độ tràn dịch màng phổi,
màng bụng. Bệnh nhân sốc sốt xuất huyết có suy
hô hấp đã được đo CVP, việc quyết định tốc độ
dịch truyền đôi lúc cũng không dễ vì hiện nay
chưa có khuyến cáo cụ thể về chỉ số CVP tối ưu
ở bệnh nhân sốc sốt xuất huyết có suy hô hấp
nặng. Một nghiên cứu của tác giả Bạch Văn
Cam(1) thực hiện tại khoa hồi sức Bệnh viện Nhi
Đồng 1 ghi nhận có 5/16 bệnh nhân sốc sốt xuất
huyết có chỉ số lớn hơn 12 cm nước vẫn chưa có
biểu hiện quá tải, có 2 trường hợp phải truyền
dịch thêm sau 1 giờ sử dụng vận mạch(5).
Mối liên quan giữa Hct lúc vào sốc - tái sốc
Trong nghiên cứu chúng tôi Hct vào sốc tăng
1% tỉ lệ tái sốc giảm 11% với KTC 95% là 0,79–
0,97. Hct phản ánh tình trạng thất thoát huyết
tương, Hct càng cao tình trạng thất thoát huyết
tương càng nhiều, trong điều trị nếu tình trạng
thất thoát huyết tương tiếp tục diễn tiến và sử
dụng dịch truyền không đủ và không phù hợp
bệnh nhân có nguy cơ tái sốc. Chính vì vậy khi
bệnh nhân sốt xuất huyết khi vào sốc có Hct tăng
cao thường được theo dõi sát phát hiện các dấu
hiệu dọa tái sốc sớm, điều trị kịp thời có thể
giảm được tỉ lệ tái sốc.
Việc sử dụng cao phân tử trong điều trị sốc
sốt xuất huyết theo tác giả Ngô Thị Nhân(9),
Nguyễn Minh Dũng(11), ghi nhận: cao phân tử chỉ
được sử dụng trong 1 giờ đầu chống sốc tỷ lệ tái
sốc giữa các nhóm điện giải và cao phân tử
không khác nhau. Nhưng nhóm sử dụng cao
phân tử có thời gian ra sốc, Hct giảm nhanh hơn
so với điện giải và thời gian tái sốc chậm hơn
nhiều so với điện giải. Hiện nay, theo phác đồ
hướng dẫn của Bộ Y Tế(2) cao phân tử được duy
trì và giảm liều dần trước khi chuyển sang điện
giải, trong khi đó các nghiên cứu của Lê Thị
Huyền Trang(7), Chu Văn Thiện(5), cao phân tử
chỉ được sử dụng 1 giờ và được chuyển sang
điện giải ngay. Trong nghiên cứu chúng tôi, tỷ lệ
dùng cao phân tử và lượng cao phân tử trung
bình cao hơn các nghiên cứu trước đây. Chính vì
các lý do trên mà tỷ lệ tái sốc ở bệnh nhân có Hct
cao giảm được nguy cơ tái sốc.
Kết quả nghiên cứu chúng tôi khác kết quả
nghiên cứu trước đây của các tác giả Lê Huyền
Trang(7), Chu Văn Thiện(5) Hct vào sốc không liên
quan đến tái sốc. Theo chúng tôi sự khác biệt
này do đặc điểm mẫu nghiên cứu khác nhau:
tiêu chuẩn chọn bệnh chúng tôi chọn cả bệnh
nhân từ tuyến trước chuyển đến có Mac-Elisa
dương tính, và loại các trường hợp sốc kéo dài
xảy ra sớm trong 6 giờ đầu chống sốc. Điểm
khác quan trọng là thiết kế nghiên cứu của
chúng tôi là bệnh chứng còn của tác giả Lê Thị
Huyền Trang và Chu Văn Thiện là cắt ngang mô
tả phân tích. Thời điểm nghiên cứu hiện nay đã
có nhiều thay đổi và tiến bộ trong điều trị sốt
xuất huyết (cao phân tử được chỉ định kịp thời,
được duy trì và giảm liều dần trước khi chuyển
sang sử dụng điện giải). Hiện nay, điều trị sốc
sốt xuất huyết cao phân tử được dùng trong các
trường hợp sốc sốt xuất huyết được chỉ định
sớm và rộng hơn trước đây. Trên thực tế lâm
sàng, khi Hct có khuynh hướng tăng lên kèm
theo bệnh nhân có một trong các biểu hiện lâm
sàng như: mạch nhanh lên, đau bụng, buồn nôn,
nôn, bức rức nếu được điều trị cao phân tử, máu
hợp lý ngay có thể giảm được khả năng tái sốc.
Mối liên quan giữa hiệu áp lúc vào sốc và tái
sốc
Theo kết quả phân tích đa biến với hồi qui
logistic bệnh nhân vào sốc có hiệu áp thấp hơn
10mmHg tỉ lệ tái sốc giảm 88%. Kết quả nghiên
cứu chúng tôi khác hẳn các nghiên cứu trước
đây của các tác giả Ngô Thị Nhân(9), Chu Văn
Thiện(5), Lê Thị Huyền Trang(7), Nguyễn Minh
Dũng(10) bệnh nhân sốc sốt xuất huyết có hiệu áp
thấp ≤ 10 mmHg tỉ lệ tái sốc cao hơn không tái
sốc. Sốc sốt xuất huyết có hiệu áp càng thấp
tương đương sốc tiến triển hay sốc mất bù tiên
lượng càng nặng, nếu điều trị không tốt bệnh
nhân khó ra khỏi sốc và diễn tiến tái sốc, sốc kéo
dài, và tử vong. Theo tác giả Tạ Văn Trầm(15) đa
số bệnh nhân sốc kéo dài trong sốt xuất huyết
Chuyên Đề Nhi Khoa 6
Dengue có liên quan đến điều trị không tốt và
theo dõi bệnh nhân không sát. Vì vậy bệnh nhân
sốc sốt xuất huyết có hiệu áp thấp khi vào sốc
được theo dõi sát, phát hiện các biến chứng sớm
và điều trị kịp thời để tránh khả năng tái sốc, sốc
kéo dài và tử vong. Ngoài ra lượng cao phân tử
trung bình và tỷ lệ sử dụng cao phân tử trong
nghiên cứu chúng tôi cao hơn nhiều so với các
nghiên cứu trước đây. Do dung dịch cao phân tử
làm tăng thể tích huyết tương nhanh và thời gian
lưu lại trong lòng mạch lâu hơn so với điện giải,
vì vậy việc sử dụng cao phân tử phù hợp có thể
làm giảm tỷ lệ tái sốc ở bệnh nhân sốc sốt huyết
nặng có hiệu áp lúc vào sốc thấp. Để xác định
điều này chúng tôi cần nghiên cứu thêm vai trò
của cao phân tử trong diễn tiến tái sốc ở bệnh
nhân sốc sốt xuất huyết.
Trong nghiên cứu chúng tôi chỉ số huyết áp
có độ chính sát chưa cao vì huyết áp đo được là
huyết áp không xâm lấn ghi nhận bằng đồng hồ
huyết áp kế và đa số bệnh nhân nhập viện được
tuyến trước chuyển đến. Do đó cần nghiên cứu
thêm để xác định mối liên quan của hiệu áp lúc
vào sốc thấp với tái sốc.
Mối liên quan giữa béo phì và tái sốc
Ở bệnh nhân béo phì có có khả năng tái sốc
gấp 2,8 lần bệnh nhân không béo phì với KTC
95% là 0,7–10,3; P=0,13. Chúng tôi đề nghị cần
nghiên cứu thêm để xác định liên quan giữa béo
phì và tái sốc. Theo tác giả Lương Anh Tuấn(8)
bệnh nhân béo phì có nhiều nguy cơ suy hô hấp
3,4 lần, sốc kéo dài 1,5 lần cần sử dụng cao phân
tử trong điều trị. Hiện nay vấn đề điều trị bệnh
nhân béo phì chưa thống nhất, chủ yếu dựa vào
kinh nghiệm. Qua các nghiên cứu sốc sốt xuất
huyết ở trẻ béo phì nhận thấy trẻ béo phì có
nhiều nguy cơ suy hô hấp, sốc kéo dài, tổn
thương đa cơ quan và tử vong hơn trẻ không
béo phì(13,8). Do đó khi điều trị trẻ béo phì sốc sốt
xuất huyết cần theo dõi sát, đo CVP sớm.
KẾT LUẬN
Khả năng tái sốc cao ở bệnh nhân được
chuyển viện từ tuyến đến, suy hô hấp. Với điều
trị hiện nay, tỷ lệ tái sốc cải thiện dáng kể ở bệnh
nhân có hiệu áp lúc vào sốc thấp hơn 10mm Hg
và Hct lúc vào sốc cao.
Để hạn chế tỉ lệ tái sốc ở bệnh nhân sốc sốt
xuất huyết, chúng tôi đề xuất một số biện pháp
như sau:
* Đối với tuyến trước
Tăng cường huấn luyện và trang bị đầy đủ
cho tuyến trước để có khả năng điều trị sốc sốt
xuất huyết nặng. Tuân thủ nguyên tắc chuyển
viện an toàn trong sốc sốt xuất huyết, huấn
luyện nhân viên y tế chuyển viện có khả năng
theo dõi và giải quyết các tình huống nặng có
khả năng xảy ra trên đường chuyển viện
* Đối với Bệnh Viện Nhi Đồng 1
Cần theo dõi sát và đo CVP sớm ở những
bệnh nhân sốc sốt xuất huyết được tuyến trước
chuyến đến và bệnh nhân có suy hô hấp.
TAI LIỆU THAM KHẢO
1. Bạch văn Cam, (2007) “Khảo sát ứng dụng kỹ thuật đo CVP
trong điều trị sốt xuất huyết Dengue tại Bệnh Viện Nhi Đồng
1 từ 1-2005 đến 12- 2006” Hội nghị Nhi Khoa Việt – Úc lần V
(ngày 7/9/2007).
2. Bộ Y Tế, (2004) Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sốt xuất
huyết Dengue (ban hành cùng quyết định số 1536/2004).
3. Bộ Y Tế, (2007), “Hội nghị triển khai công điện của Thủ tướng
chính phủ về phòng chống dịch sốt xuất huyết 03/07/2007.
4. Cam B.V. D.T. Tuan, L. Fonsmasrk et al (2002) “Randomizied
comparison of oxygen mask treatment Vs. Nasal Continuos
Positive airway Pressure in Dengue Shock syndrome with
Acute Respiratory Failure”, Journal of Tropical Pediatric, 48,
pp, 335 – 39
5. Chu Văn Thiện (2003), “Các yếu tố liên quan đến tái sốc trong
sốc sốt xuất huyết” Hội nghị Nhi khoa miền trung 5-6/3/2007.
6. Lê Nguyễn Thanh Nhàn, (2004), “Các yếu tố liên quan đến
suy hô hấp trong sốc sốt xuất huyết Dengue tại Bệnh Viện
Nhi Đồng I” ở trẻ em”, Luận Văn thạc sĩ y khoa Trường
ĐHYD.TP.HCM.
7. Lê Thị Huyền Trang, (2003), “Tình hình điều trị sốt xuất huyết
độ III tại Bệnh Viện Long An 1998 – 2002” Luận Văn thạc sĩ y
khoa Trường ĐHYD.TP.HCM.
8. Lương Anh Tuấn, (2007), Mối liên quan giữa tình trạng béo
phì với đặc điểm lâm sàng và điều trị sốc sốt xuất huyết
Dengue ở Trẻ em béo phì từ 2 – 15 tuổi” Luận An Bs chuyên
khoa cấp II Trường ĐHYD.TP.HCM.
9. Ngô thị Nhân, (2004) ”So sánh tác dụng của Dextan, Gelatin,
Lactatedringer và Natrichloruae 0,9% trong điều trị cấp cứu
sốt xuất huyết” Luận Án Bs chuyên khoa cấp II Trường
ĐHYD.TP.HCM.
10. Nguyễn Minh Dũng và cộng sự (2007)” Sử dụng dung dịch
đại phân tử trong điều trị sốc sốt xuất huyết ở trẻ em tại Bệnh
Viện Nhiệt Đới”, Hội thảo khoa học Thách thức trong chẩn
Chuyên Đề Nhi Khoa 7
đoán và điều trị bệnh nhiễn trùng 24/4/2007 tại Bệnh viện
Nhiệt Đới.
11. Nguyen Minh Dung, Day JNP, Dong TH Tam, Htloan,
HTTChau, LN Minh, TVDiet, BethellDB et al. (1999) “Fluid
replacement in Dengue shock syndrome: randomizied double
– blind comparison of 4 intravennous fluid regiment”. Clinical
infectious Disease, 29, pp 787 – 794.
12. Nguyễn Minh Tiến, (2005), tổn tương đa cơ quan trong sốc
kéo dài và ở trẻ em” Luận An Bs chuyên khoa cấp II Trường
ĐHYD.TP.HCM.
13. Nguyễn Minh Tiến, (2007),” Nhận xét đặt điểm lâm sàng và
điều trị sốc sốt xuất huyết Dengue ở trẻ béo phì tại khoa hồi
sức Bệnh Viện Nhi Đồng 1” Hội nghị Nhi Khoa Việt – Uc lần
V (ngày 7/9/2007).
14. Nguyễn Thái Sơn. (1999)” Rối loạn đông máu trong sốt xuất
huyết Dengue và ý nghĩa tiên lượng” Luận Văn tốt nghiệp
nội trú Trường ĐHYD.TP.HCM.
15. Tạ Văn Trầm, (2004),”Các yếu tố liên quan sốc sốt xuất huyết
Dengue kéo dài ở trẻ em”, Luận An Tiến sĩ Y Học.
Chuyên Đề Nhi Khoa 8
Chuyên Đề Nhi Khoa 9
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_yeu_to_lien_quan_den_tai_soc_trong_soc_sot_xuat_huyet_de.pdf