Cải cách hành chính tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp tỉnh Bắc Ninh phát triển

Thứ năm, về hỗ trợ của chính sách: Chính quyền địa phương các cấp của tỉnh nên tiếp tục triển khai và thực hiện các chính sách ưu đãi đầu tư, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp hoạt động. Tiến hành rà soát, kiểm tra các doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký đầu tư dự án, nhưng đến nay vẫn chưa hoạt động, để có bước tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp; rút giấy đăng ký kinh doanh và thu hồi rút giấy phép đầu tư của những doanh nghiệp không thực hiện đầu tư theo đúng cam kết. Đồng thời, thông tin công khai rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để các doanh nghiệp biết và xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh, thuê mặt bằng. Bên cạnh đó, tập trung tối đa các nguồn vốn của tỉnh để xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp như điện, nước, đường giao thông, cảng xuất hàng và các dịch vụ như ngân hàng, viễn thông, vận tải.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 310 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cải cách hành chính tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp tỉnh Bắc Ninh phát triển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỐNG KÊ VÀ CUỘC SỐNG 42 SỐ 05 – 2017 CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TẠO MÔI TRƯỜNG THUẬN LỢI CHO DOANH NGHIỆP TỈNH BẮC NINH PHÁT TRIỂN ThS. Khổng Văn Thắng* Tóm tắt: Trong những năm qua, tỉnh Bắc Ninh tích cực đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, khắc phục nhiều “điểm yếu” trong thu hút đầu tư, như: Hiện tượng tiêu cực, nhũng nhiễu của cán bộ công chức, gây phiền hà và tốn kém cho nhà đầu tư... Theo đó, Chỉ số cải cách hành chính năm 2016 tỉnh Bắc Ninh xếp thứ 9, tăng 36 bậc và là nhóm tốt nhất toàn quốc. Kết quả thu hút đầu tư đầy triển vọng. Năm 2016, số lượng nhà đầu tư vào tỉnh Bắc Ninh tăng 0,8 lần so với năm 2015. Lũy kế đến nay, tỉnh thu hút được gần 1.000 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với tổng vốn đăng ký đạt hơn 15 tỷ USD. FDI đầu tư vào tỉnh Bắc Ninh tập trung nhiều lĩnh vực, nhất là lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, điện tử, như: Samsung (Hàn Quốc); Nokia (Phần Lan); Canon (Nhật Bản) Bài viết này đề cập đến thực trạng cũng như giải pháp cải cách hành chính công tại Bắc Ninh. 1. Thực trạng cải cách hành chính công tỉnh Bắc Ninh Một trong 5 nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2015-2020 là cải cách thủ tục hành chính. Trong thời gian qua, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy - Ủy ban nhân dân, các sở, ban ngành, các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và của tỉnh, nhằm nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy của cán bộ, đảng viên và nhân dân về cải cách thủ tục hành chính góp phần đẩy mạnh công tác xúc tiến và thu hút đầu tư đối với sự phát triển của tỉnh. Một loạt các giải pháp đã được thực hiện như: Rà soát đơn giản hóa thủ tục hành chính, loại bỏ các thủ tục hành chính không có trong quy định gây khó khăn cho nhà đầu tư, doanh nghiệp và nhân dân; xây dựng và ban hành quy trình, thủ tục cấp, điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo hướng nhà đầu tư chỉ giao dịch với một đầu mối. Bắc Ninh đặc biệt coi trọng công tác công khai minh bạch các thủ tục hành chính và niêm yết tại trụ sở cơ quan, đơn vị - nơi trực tiếp giải quyết các hồ sơ, thủ tục về đầu tư. Chất lượng hoạt động của cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” từng bước được nâng cao. Hiện đại hóa hành chính thông qua việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý, tiếp nhận và xử lý văn bản, hồ sơ, thủ tục làm rút ngắn thời gian thực hiện cũng như để người dân và doanh nghiệp có thể tra cứu, giám sát, đánh giá và phản ánh về việc thực hiện các thủ tục hành chính. Song song với đó là đẩy nhanh việc xây dựng Chính quyền điện tử. Đề cao trách nhiệm, đạo đức công vụ của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị và cán bộ, * Phó Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh SỐ 05 – 2017 43 Thống kê và Cuộc sống Cải cách hành chính công chức, viên chức trong thực thi công vụ, nhất là giải quyết các hồ sơ, thủ tục về đầu tư, kinh doanh. Kiểm điểm trách nhiệm và xử lý nghiêm các trường hợp gây phiền hà, nhũng nhiễu ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh; chủ động bố trí, sắp xếp, luân chuyển cán bộ có năng lực, có trách nhiệm và có thái độ ứng xử đúng mực đối với người dân, nhà đầu tư và doanh nghiệp. Đặc biệt, tháng 12 năm 2012 Bộ Nội vụ đã phê duyệt Đề án xác định Chỉ số cải cách hành chính của các Bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Chỉ số cải cách hành chính, tiếng Anh PAR INDEX). Tỉnh Bắc Ninh luôn có những biện pháp cụ thể để khắc phục những điểm yếu, những lĩnh vực, tiêu chí, chỉ tiêu thành phần có điểm số thấp để nâng cao chỉ số cho những năm tiếp theo cụ thể: Năm 2012, là năm đầu tiên triển khai Chỉ số cải cách hành chính, tỉnh Bắc Ninh đạt 78,29 điểm xếp thứ 28 toàn quốc; năm 2013 tỉnh Bắc Ninh không chỉ tụt 0,66 điểm mà thứ hạng tụt 7 bậc xuống thứ 35 toàn quốc; năm 2014 điểm số của tỉnh Bắc Ninh tuy tăng 4,64 điểm, song thứ bậc chỉ cải thiện được 8 bậc và đứng thứ 27 toàn quốc; đỉnh điểm nhất là 2015 chỉ số Par Index của tỉnh Bắc Ninh tuy có cải thiện được điểm số tăng 1,68 điểm so với năm 2014 nhưng thứ bậc tụt từ 27 xuống 45, tụt 18 bậc, nguyên nhân chính là do các tỉnh khác có giải pháp cải cách hành chính quyết liệt hơn, nên điểm số tăng nhưng xếp hạng toàn quốc tụt thấp. Nhận diện được điểm yếu của tỉnh, năm 2016 Uỷ ban nhân dân tỉnh đã giao chỉ tiêu thực hiện các tiêu chí cho từng sở, ngành chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân tỉnh về các chỉ tiêu thành phần, nên Chỉ số Par Index của tỉnh Bắc Ninh đã được cải thiện rõ nét với 81,31 điểm và xếp thứ 9 toàn quốc tăng 36 bậc và là nhóm tốt nhất toàn quốc. 2. Thực trạng phát triển doanh nghiệp và giải quyết việc làm ở Bắc Ninh Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh, số lượng doanh nghiệp thực tế đang hoạt động trong những năm gần đây tăng rất nhanh. Nếu năm 2010 toàn tỉnh có 2.652 doanh nghiệp, thu hút 121.512 lao động, thì hết năm 2016 đã tăng 5.506 doanh nghiệp đang hoạt động, tăng 2.854 doanh nghiệp so với năm 2010, tức tăng bình quân 12,95%/năm (xem Bảng 1). Bảng 1: Số doanh nghiệp và số lao động của các doanh nghiệp tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010-2016 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng số doanh nghiệp 2.652 3.521 3.836 4.532 4.910 5.108 5.506 1. Khu vực nhà nước 17 20 19 18 19 18 20 2. Khu vực ngoài nhà nước 2.511 3.311 3.590 4.217 4.491 4.559 4.876 3. Khu vực vốn đầu tư nước ngoài 124 190 227 297 400 531 610 Thống kê và Cuộc sống Cải cách hành chính 44 SỐ 05 – 2017 Tổng số lao động (người) 121.512 155.518 188.060 228.131 251.950 287.425 308.499 1. Khu vực nhà nước 7.813 8.210 8.139 7.413 7.475 7.730 7.577 2. Khu vực ngoài nhà nước 72.025 78.582 82.696 88.857 92.288 101.703 106.858 3. Khu vực vốn đầu tư nước ngoài 41.674 68.726 97.225 131.861 152.187 177.992 194.064 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh 2016 Về nguồn vốn đầu tư, khi xem xét chỉ tiêu giá trị vốn bình quân/doanh nghiệp đối với các khu vực kinh tế của tỉnh Bắc Ninh, thì khu vực kinh tế ngoài nhà nước là thấp nhất, đạt 20,9 tỷ đồng/doanh nghiệp (năm 2016); Tuy nhiên có sự thay đổi chỉ tiêu giá trị vốn bình quân/doanh nghiệp giữa các khu vực kinh tế và ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau: - Khu vực kinh tế ngoài nhà nước, năm 2010 là 20,3 tỷ đồng/doanh nghiệp và đến năm 2016 tăng lên không đáng kể đạt 20,9 tỷ đồng/doanh nghiệp; tiếp đến là khu vực nhà nước, năm 2010 là 199,5 tỷ đồng/doanh nghiệp, sau 6 năm lượng vốn bình quân 1 doanh nghiệp đã có đến 413,3 tỷ đồng, tăng 213,8 tỷ đồng/doanh nghiệp; cuối cùng là khu vực vốn đầu tư nước ngoài, năm 2010 bình quân 1 doanh nghiệp đạt 206,5 tỷ đồng, đến năm 2016 đã tăng lên 466 tỷ đồng, bình quân sau 6 năm vốn đầu tư nước ngoài tăng thêm 259,5 tỷ đồng/1 doanh nghiệp. Ngành kinh tế, giai đoạn 2010 - 2016, vốn bình quân/doanh nghiệp ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản eo hẹp nhất, tăng chậm và lớn nhất là ngành công nghiệp - xây dựng do phải đầu tư máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất. Ngược lại, ngành dịch vụ ở Bắc Ninh có qui mô khá nhỏ, năm 2010 vốn bình quân là 22,9 tỷ đồng/doanh nghiệp, năm 2016 giảm còn 20,2 tỷ đồng/doanh nghiệp, vì doanh nghiệp dịch vụ của Bắc Ninh chủ yếu là buôn bán nhỏ và làm các dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp FDI như vận tải, kho bãi (xem Hình 1). Hình 1: Nguồn vốn sản xuất kinh doanh bình quân/doanh nghiệp phân theo ngành kinh tế tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010-2016 (tỷ đồng) Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh 2016 Để đạt được kết quả, như: Tạo việc làm cho người lao động trong các khu vực kinh tế (Bảng số 1) và tăng vốn sản xuất kinh doanh bình quân/doanh nghiệp (Hình 1), việc cải cách 2,746 3,093 3,736 3,976 4,650 5,328 6,203 47,391 60,300 85,091 104,871 116,713 134,207 130,960 22,948 18,215 20,113 18,631 24,516 21,748 20,231 ,00 50,00 100,00 150,00 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản Công nghiệp - Xây dựng Dịch vụ Thống kê và Cuộc sống Cải cách hành chính SỐ 05 – 2017 45 hành chính công là một trong những yếu tố góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, theo đó kết quả hoạt động của các doanh nghiệp đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bắc Ninh trong thời gian qua, ví dụ: Nhiều sản phẩm công nghiệp và dịch vụ mới có đóng góp trực tiếp đến xuất khẩu của tỉnh Bắc Ninh, nhất là những sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, như: Thiết bị điện, điện tử, linh kiện, máy tính, điện thoại thông minh, v v đều là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Bắc Ninh (xem Hình 2). Hình 2: Giá trị xuất nhập khẩu tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010-2016 (triệu USD) Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh 2016 Nếu năm 2010 thặng dư xuất khẩu của tỉnh Bắc Ninh là 134,4 triệu USD thì đến năm 2016 con số này đã lên đến 5.885,9 triệu USD, đây là con số đầy ấn tượng đối với tỉnh Bắc Ninh. 3. Những khó khăn và nhu cầu của doanh nghiệp về cung cấp dịch vụ công Một là, năng lực về vốn yếu: Doanh nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh có quy mô rất nhỏ, vốn ít, khó khăn tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, nhất là các nguồn vốn trung và dài hạn. Một trong những lý do chủ yếu khiến cho doanh nghiệp không tiếp cận được vốn là do các doanh nghiệp này không có tài sản thế chấp (do các bất cập hiện nay trong thị trường bất động sản và thiếu các chứng nhận quyền sử dụng đất). Bên cạnh đó, năng lực thẩm định của cán bộ tín dụng ngân hàng còn nhiều hạn chế, vẫn còn sự phân biệt đối xử trong việc đầu tư vốn tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Các doanh nghiệp nhà nước khi vay vốn không cần có tài sản thế chấp và khi định giá còn bị đánh giá thấp hơn so với giá thực trên thị trường. Thủ tục cho vay đối với các DNNVV còn nhiều ràng buộc. Hai là, thiếu tiếp cận thông tin và các dịch vụ hỗ trợ: Các doanh nghiệp, nhất là các DNNVV, không có đủ nguồn lực để tìm kiếm thông tin thị trường, tìm đối tác, bạn hàng và cũng ít được sự trợ giúp từ các trung tâm thông tin, tư vấn, ngân hàng, hiệp hội, dịch vụ hỗ trợ thương mại. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp phải tự tìm kiếm từ hệ thống bạn hàng, đối tác và khai thác trên mạng. Ngoài ra, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc thuê đất đai làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh, do các điều kiện, thủ tục còn phức tạp, rườm rà nhất là DNNVV. Ba là, khả năng tiếp cận thị trường hạn chế: Xét về góc độ thị trường nước ngoài, có rất ít doanh nghiệp trên địa bàn có sản phẩm tham gia xuất khẩu (chủ yếu là doanh nghiệp FDI). Các doanh nghiệp chủ yếu sản xuất cho thị trường nội địa. Điều này thực sự là nguy cơ cho các doanh nghiệp khi tiến trình hội 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Xuất Khẩu Nhập khẩu Thặng dư (X-N) Thống kê và Cuộc sống Cải cách hành chính 46 SỐ 05 – 2017 nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nếu không sớm cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Theo kết quả điều tra doanh nghiệp ở Bắc Ninh, có 8,1% doanh nghiệp ở khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước có tham gia xuất khẩu với tỷ trọng xuất khẩu trong tổng sản lượng là 24,7%. Trong số các yếu tố cản trở khác còn có: Năng lực cạnh tranh hạn chế của doanh nghiệp, năng lực tiếp cận thị trường nước ngoài, thiếu năng lực khai thác, trong đó đặc biệt là vấn đề thiếu thông tin thị trường. Bốn là, nhu cầu của doanh nghiệp về cung cấp dịch vụ công: Trên thực tế hiện nay các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Tiếp đến là vấn đề đất đai và mặt bằng sản xuất, có đến 67% doanh nghiệp có nhu cầu được tạo điều kiện về đất đai để mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, do thiếu sự phối hợp giữa các sở ngành có liên quan, nên tổng thời gian hoàn thành các thủ tục thường bị kéo dài, có khá nhiều doanh nghiệp cho rằng, họ mất khá nhiều thời gian để hoàn tất các thủ tục. Tất cả những thực tế (nêu trên) không chỉ làm việc đăng ký kinh doanh trở nên khó khăn hơn, thời gian đăng ký kéo dài, nhà đầu tư bỏ ra nhiều chi phí hơn, quan trọng hơn là có thể làm mất cơ hội đầu tư kinh doanh, nản lòng của không ít nhà đầu tư. 4. Một số giải pháp cải thiện môi trường khởi sự doanh nghiệp Thứ nhất, về đăng ký kinh doanh: Nên xây dựng kho dữ liệu tên doanh nghiệp quốc gia để mỗi khi lập hồ sơ, doanh nhân có cơ sở để tra cứu, tránh phải trả lại do sự trùng lắp hoặc nhầm lẫn tên, tránh tình trạng chờ đợi. Việc này sẽ đảm bảo quyền lợi về thương hiệu cho doanh nghiệp cũng như tạo thuận lợi cho việc quản lý doanh nghiệp của các cơ quan đăng ký kinh doanh. Thực hiện đăng ký kinh doanh qua mạng, nếu triển khai thực hiện nộp hồ sơ, sửa hồ sơ qua mạng, thì người đăng ký kinh doanh chỉ mất một lần trực tiếp ký nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Như vậy, người dân có thể ở nhà lập hồ sơ và sửa hồ sơ, giảm tối đa chi phí đi lại và thời gian chờ đợi. Nâng cao năng lực và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ cấp đăng ký kinh doanh, cần có những quy định cụ thể ràng buộc trách nhiệm của đội ngũ cán bộ nhằm giảm thiểu những hành vi gây cản trở, phiền hà cho doanh nghiệp khi làm thủ tục đăng ký kinh doanh. Thứ hai, về đất đai và mặt bằng sản xuất: Tỉnh cần thông tin minh bạch về lập quy hoạch, kế hoạch chi tiết sử dụng đất đến tận các xã, phường để đảm bảo cơ sở chắc chắn cho việc giao đất, cho thuê đất và để các doanh nghiệp, gồm cả các DNNVV công khai tiếp cận với đất để phục vụ sản xuất. Hướng dẫn thủ tục giao đất, cho thuê đất theo hướng đơn giản hơn và rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất. Đẩy mạnh thực hiện chủ trương thu hồi đất sử dụng không hiệu quả, không đúng mục đích để bố trí các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiệu quả. Thứ ba, về tín dụng ngân hàng: Đẩy mạnh việc tái cơ cấu các ngân hàng thương mại nhà nước, mở rộng huy động vốn, tăng năng lực tài chính để cho vay đối với nền kinh tế, tăng khả năng cung cấp dịch vụ ngân hàng đối với doanh nghiệp. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, như: Cho thuê tài chính, hoạt động tín dụng của tổ chức tài chính quy mô nhỏ. Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng cung cấp các dịch vụ đối với doanh nghiệp để phòng ngừa rủi ro về tín dụng, lãi suất, biến SỐ 05 – 2017 47 Thống kê và Cuộc sống Cải cách hành chính động giá cả theo thông lệ quốc tế và không trái với pháp luật Việt Nam. Thứ tư, về xúc tiến thương mại: Tăng cường hệ thống thông tin phục vụ xúc tiến thương mại để giúp doanh nghiệp quyết định đầu tư và xuất khẩu vào thị trường cụ thể. Đồng thời, cần thông tin về sản phẩm các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu nên cụ thể theo các tiêu thức: Năng lực sản xuất (tiềm năng, thực tế, dung lượng thị trường các nước); chất lượng, quy cách sản phẩm; giá cả; thương hiệu; bao bì; bảo hành; thuế xuất khẩu, các nhà sản xuất, phân phối chủ yếu. Thông tin định hướng, dự báo về thị trường sản phẩm, đây là thông tin có giá trị, có tác dụng định hướng cho đầu tư và xuất khẩu của doanh nghiệp. Trung tâm xúc tiến thương mại của tỉnh Bắc Ninh cần tập trung tăng cường thị phần trong các thị trường truyền thống đã được thiết lập ổn định, như: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, ASEAN, khôi phục và nhanh chóng mở rộng thị trường ASEAN, các doanh nghiệp cần đầu tư đổi mới công nghệ, chủ động ứng phó với môi trường cạnh tranh mới không có bảo hộ mậu dịch trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động xúc tiến thương mại của tỉnh Bắc Ninh. Đồng thời, có chính sách hỗ trợ tài chính cho hoạt động xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Ninh đạt hiệu quả. Thứ năm, về hỗ trợ của chính sách: Chính quyền địa phương các cấp của tỉnh nên tiếp tục triển khai và thực hiện các chính sách ưu đãi đầu tư, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp hoạt động. Tiến hành rà soát, kiểm tra các doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký đầu tư dự án, nhưng đến nay vẫn chưa hoạt động, để có bước tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp; rút giấy đăng ký kinh doanh và thu hồi rút giấy phép đầu tư của những doanh nghiệp không thực hiện đầu tư theo đúng cam kết. Đồng thời, thông tin công khai rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để các doanh nghiệp biết và xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh, thuê mặt bằng. Bên cạnh đó, tập trung tối đa các nguồn vốn của tỉnh để xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp như điện, nước, đường giao thông, cảng xuất hàng và các dịch vụ như ngân hàng, viễn thông, vận tải. Tài liệu tham khảo: 1. Bộ Nội vụ (2017), Báo Cáo Chỉ số CCHC Par Index các năm; 2. Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh (2016), Niêm giám Thống kê năm 2016, Nhà xuất bản Thống kê; 3. Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh (2015), Bắc Ninh số liệu thống kê chủ yếu thời kỳ 1997-2016, Nhà xuất bản Thống kê; 4. Khổng Văn Thắng (2014), ‘Kinh nghiệm nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh thành phần: Nghiên cứu trường hợp tỉnh Bắc Ninh’, Tạp chí Thông tin và Dự báo Kinh tế xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư số 98, tr.41-49; 5. Khổng Văn Thắng (2013), ‘Để phát triển biền vững các Khu công nghiệp tập trung ở tỉnh Bắc Ninh’, Tạp chí Lý luận chính trị, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh số 9, tr.57-60; 6. Khổng Văn Thắng (2013), ‘Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu ở tỉnh Bắc Ninh’, Tạp chí khoa học đại học Huế số 8, tr.86-94; 7. Khổng Văn Thắng (2006), ‘Thực trạng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam’, Tạp chí Đại học Cửu Long số 1, tr.44- 51.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcai_cach_hanh_chinh_tao_moi_truong_thuan_loi_cho_doanh_nghie.pdf
Tài liệu liên quan