Trước can thiệp, không có sự khác biệt về
tình trạng VSRM giữa 2 nhóm học sinh. Sau can
thiệp, tình trạng VSRM cải thiện rõ rệt ở nhóm
học sinh có tăng cường GDSKRM tại nhà
(p<0,001). Sự khác biệt về tình trạng VSRM giữa
hai nhóm có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Tuy
nhiên, tỉ lệ học sinh có tình trạng VSRM trung
bình vẫn còn khá cao.
Thói quen VSRM của PHHS
Trước can thiệp, tỉ lệ PHHS chải răng sau khi
ăn và chải răng đúng rất thấp; tỉ lệ PHHS chải
răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, chải răng buổi tối
trước khi đi ngủ và chải răng với kem có Fluor ở
mức trung bình; tỉ lệ PHHS quan tâm đến VSRM
của con rất thấp. Sau can thiệp, thói quen VSRM
của PHHS có cải thiện rõ rệt so với trước can
thiệp (p<0,001).
Đề xuất
- Mô hình tăng cường GDSKRM tại nhà
không ảnh hưởng nhiều đến thời gian học tập
của học sinh ở trường cũng như ở nhà, hình
thức dễ thực hiện vì vậy có thể mở rộng trên số
lượng lớn học sinh, áp dụng cho nhiều lứa tuổi
học sinh Tiểu học.
- Cải tiến GDSKRM tại trường kết hợp với
thực hiện tăng cường GDSKRM tại nhà:
Tăng cường hướng dẫn thực hành chải răng.
Nhắc nhở học sinh chải răng tại nhà kết
hợp việc tự theo dõi chải răng của học sinh và
phụ huynh.
9 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 635 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cải thiện thói quen vệ sinh răng miệng của một số học sinh tiểu học và phụ huynh thông qua tăng cường giáo dục sức khỏe răng miệng tại nhà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 184
CẢI THIỆN THÓI QUEN VỆ SINH RĂNG MIỆNG CỦA MỘT SỐ
HỌC SINH TIỂU HỌC VÀ PHỤ HUYNH THÔNG QUA TĂNG CƯỜNG
GIÁO DỤC SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG TẠI NHÀ
Nguyễn Lang Thanh*, Phan Ái Hùng**
TÓM TẮT
Mục đích của nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của việc tăng cường giáo dục sức khỏe răng miệng tại
nhà đối với thói quen vệ sinh răng miệng của một số học sinh Tiểu học và phụ huynh.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện trong 4 tuần trên 160 học sinh lớp 4 trường Tiểu
học Phong Phú, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TPHCM. Học sinh được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm: Nhóm
chứng (80 học sinh) chỉ được giáo dục sức khỏe răng miệng tại trường; nhóm nghiên cứu (80 học sinh) được giáo
dục sức khỏe răng miệng tại trường kết hợp với tăng cường nhắc nhở chải răng tại nhà thông qua bảng nhắc nhở và
tự theo dõi chải răng mỗi ngày cùng với gia đình. Nghiên cứu cũng khảo sát sự thay đổi thói quen vệ sinh răng
miệng của 66 phụ huynh học sinh tham gia tăng cường giáo dục sức khỏe răng miệng tại nhà. Nghiên cứu ghi nhận
sự thay đổi kiến thức và thói quen vệ sinh răng miệng với bảng câu hỏi phỏng vấn, đánh giá tình trạng vệ sinh răng
miệng với chỉ số vệ sinh răng miệng OHI-S (DI) vào thời điểm ban đầu và sau 4 tuần.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự cải thiện đáng kể về kiến thức, thói quen và tình trạng vệ sinh răng
miệng của học sinh cũng như thói quen vệ sinh răng miệng của phụ huynh học sinh.
Kết luận: Việc tăng cường nhắc nhở chải răng tại nhà kết hợp với giáo dục sức khỏe răng miệng tại trường
giúp cải thiện tốt kiến thức, thói quen và tình trạng vệ sinh răng của học sinh bên cạnh đó cũng góp phần cải
thiện thói quen vệ sinh răng miệng của các thành viên trong gia đình.
Từ khóa: Vệ sinh răng miệng, giáo dục sức khỏe răng miệng, kiến thức, thói quen, tình trạng vệ sinh
răng miệng.
ABSTRACT
IMPROVING ORAL HYGIENE HABITS OF PRIMARY SCHOOL CHILDREN AND THEIR PARENTS
THROUGH PROMOTING ORAL HEALTH CARE EDUCATION AT HOME
Nguyen Lang Thanh, Phan Ai Hung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 184 - 192
The objectives of this study was to evaluate the effectiveness of promoting oral health care education on oral
hygiene habits of primary school children and their parents.
Material and method: The study was conducted in 4 weeks. 160 school children aged 10 (class 4th) were
randomly selected and divided into 2 groups: oral health care education was given at school to control group (80
children) and to experimental group (80 children). The later group also received posters to remind them of tooth
brushing and a calendar to self follow at home. The study also evaluated changes in oral health care habits of 66
parents in experimental group. Data was collected using questionnaire and oral hygiene index (OHI-S) at
baseline and after 4 weeks.
Results of study showed that knowledge, habits and oral hygiene status of school children as well as oral
*: Chương trình giáo dục chăm sóc sức khỏe răng miệng “P/S Bảo Vệ Nụ Cười Việt Nam” – Unilever VN,
**: Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS. Nguyễn Lang Thanh ĐT: 0909034449; Email: langthanh@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 185
hygiene habits of their parents improved significantly.
Conclusions: It is concluded that promoting oral health care education at home was effective in improving
knowledge, habits, oral hygiene status of school children and oral hygiene habits of their family members.
Key words: Oral hygiene, oral health care education, knowledge, habit, oral hygiene status.
MỞ ĐẦU
Giáo dục sức khỏe răng miệng (GDSKRM)
giữ vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa
các bệnh răng miệng đặc biệt là ở lứa tuổi học
sinh, giúp các em sớm có ý thức và thói quen vệ
sinh răng miệng (VSRM) ngay từ nhỏ(13). Ở Việt
Nam, GDSKRM là nội dung đầu tiên và quan
trọng nhất trong 4 nội dung của chương trình
chăm sóc sức khỏe răng miệng cho học sinh
(Nha Học Đường). Hiện nay, nội dung này được
thực hiện gần 100% các trường Tiểu học và Mầm
non. Tuy nhiên, một số nghiên cứu lại cho thấy
tình trạng VSRM của học sinh vẫn ở mức trung
bình và kém. Vì vậy rất cần tăng cường
GDSKRM, tăng cường chải răng để giúp cải
thiện tình trạng VSRM của học sinh(6,8,14,15).
Thực tế, học sinh học những kiến thức chăm
sóc răng miệng tại trường trong khi thực hành
các kỹ năng này chủ yếu ở nhà, đặc biệt là các
học sinh không học bán trú. Số lượng học sinh
này chiếm đa số, nhất là ở các huyện ngoại
thành hiện nay. Một số nghiên cứu cho thấy cha
mẹ giữ vai trò quan trọng trong việc GDSKRM
cho trẻ và ngược lại, kiến thức răng miệng của
trẻ có ảnh hưởng đối với cha mẹ và làm thay đổi
thói quen chăm sóc răng miệng của các thành
viên trong gia đình(2,4).
Hiện nay, trong nước chưa có nghiên cứu
nào khảo sát ảnh hưởng của việc GDSKRM tại
trường kết hợp tăng cường GDSKRM tại nhà đối
với thói quen VSRM của học sinh và phụ huynh.
Việc tìm hiểu tác động của GDSKRM tại trường
kết hợp với gia đình là cần thiết để từ đó có
phương pháp thích hợp giúp cải thiện và nâng
cao sức khỏe răng miệng cho học sinh và cộng
đồng. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
này nhằm các mục tiêu sau:
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá sự cải thiện thói quen VSRM của
một số học sinh Tiểu học và phụ huynh thông
qua tăng cường GDSKRM tại nhà.
Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá kiến thức, thói quen, tình trạng
VSRM của học sinh (sau khi học sinh được
GDSKRM tại trường theo chương trình Nha Học
Đường), thói quen VSRM của phụ huynh học
sinh (PHHS) trước nghiên cứu.
- Đánh giá sự thay đổi kiến thức, thói quen
và tình trạng VSRM của học sinh sau khi thực
hiện tăng cường GDSKRM tại nhà.
- So sánh sự thay đổi thói quen và tình trạng
VSRM của nhóm học sinh có tăng cường
GDSKRM tại nhà so với nhóm học sinh chỉ được
GDSKRM đơn thuần tại trường.
- Đánh giá sự thay đổi thói quen VSRM của
phụ huynh học sinh trước và sau khi thực hiện
tăng cường GDSKRM tại nhà.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Thử nghiệm can thiệp cộng đồng
Mẫu nghiên cứu
160 học sinh và 66 phụ huynh học sinh lớp
Bốn trường Tiểu học Phong Phú, xã Phong Phú,
huyện Bình Chánh, TPHCM. Học sinh được chia
ngẫu nhiên thành 2 nhóm: nhóm chứng (nhóm
1) gồm 80 học sinh, nhóm nghiên cứu (nhóm 2)
gồm 80 học sinh.
Chọn toàn bộ phụ huynh của học sinh nhóm
nghiên cứu (66 PHHS).
Phương tiện tăng cường GDSKRM
Bảng nhắc nhở học sinh chải răng gồm 2
bảng: một bảng được dán ở nơi chải răng với nội
dung nhắc nhở các em chải răng sau khi ăn và
tối trước khi đi ngủ, chải răng buổi tối là quan
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 186
trọng nhất, chải đủ các mặt răng của hàm trên
và hàm dưới; một bảng được dán ở góc học tập
với nội dung nhắc nhở chải răng sau khi ăn và
tối trước khi đi ngủ kết hợp với các phiếu theo
dõi chải răng.
Phiếu theo dõi chải răng gồm 4 phiếu (mỗi
tuần có 1 phiếu) được gắn vào bảng nhắc nhở
chải răng dán ở góc học tập, mỗi phiếu gồm một
bảng với các ô vuông để học sinh ghi điểm chải
răng của mình và cha mẹ mỗi ngày.
Phương tiện đánh giá kiến thức, thói quen
VSRM
Bộ câu hỏi phỏng vấn học sinh và PHHS về
kiến thức và thói quen VSRM với các nội dung
phù hợp chương trình GDSKRM của học sinh
tại trường.
Phương tiện đánh giá tình trạng VSRM
Phiếu khám tình trạng VSRM, bộ đồ khám
răng, thuốc phát hiện mảng bám với thành phần
là FD&C blue No.1, D&C red No.28.
Tiến trình nghiên cứu
Bước 1: Khảo sát kiến thức, thói quen và tình
trạng VSRM của học sinh; thói quen VSRM của
PHHS trước can thiệp.
Bước 2: Triển khai tăng cường GDSKRM tại
nhà ở học sinh nhóm nghiên cứu.
Mỗi học sinh được nhận 2 bảng nhắc nhở
chải răng và được giáo viên chủ nhiệm hướng
dẫn dán đúng vị trí, ghi điểm vào phiếu theo dõi
chải răng.
Học sinh tự theo dõi chải răng và ghi điểm
chải răng của mình và cha mẹ vào ô vuông trên
phiếu theo dõi chải răng mỗi ngày: có chải răng
ghi điểm 1, không chải răng ghi điểm 0. Thời
gian bắt đầu ghi điểm chải răng là ngày thứ Hai.
Sau 1 tuần (thứ Hai kế tiếp), học sinh nộp phiếu
theo dõi chải răng đã được ghi điểm chải răng
với chữ ký xác nhận của phụ huynh cho giáo
viên chủ nhiệm. Việc theo dõi chải răng được
thực hiện trong 4 tuần.
Bước 3: Đánh giá hiệu quả tăng cường
GDSKRM tại nhà sau 1 tháng với các tham số:
Sự thay đổi kiến thức, thói quen và tình trạng
VSRM của học sinh; sự thay đổi thói quen
VSRM của PHHS.
Thu thập dữ liệu
Kiến thức và thói quen VSRM của học sinh
Học sinh tham gia nghiên cứu được phỏng
vấn bằng cách trả lời bảng câu hỏi tự điền tại lớp
sau khi được khám đánh giá tình trạng VSRM,
dưới sự hướng dẫn và giám sát bởi các điều tra
viên gồm các nội dung sau:
- Hiểu biết về nguyên nhân và cách phòng
ngừa các bệnh sâu răng và viêm nướu, biện
pháp VSRM quan trọng, phương pháp chải răng
đúng, lần chải răng quan trọng nhất trong ngày.
- Thói quen VSRM gồm tần suất chải răng,
thời điểm chải răng, sử dụng kem đánh răng có
Fluor, tự giác chải răng.
Tình trạng VSRM của học sinh
Học sinh được khám đánh giá và ghi nhận
tình trạng VSRM với chỉ số OHI-S (yếu tố bựa
bám). Phân loại tình trạng VSRM của mỗi học
sinh như sau:
- 0,0 – 0,6: VSRM tốt
- 0,7 – 1,8: VSRM trung bình
- 1,9 – 3,0: VSRM kém
Thói quen VSRM của phụ huynh học sinh
Phụ huynh học sinh tham gia nghiên cứu
được gửi bảng câu hỏi phỏng vấn soạn sẵn về
nhà, trả lời và gửi lại cho giáo viên chủ nhiệm
vào ngày hôm sau. Phỏng vấn PHHS được thực
hiện trước khi phỏng vấn, khám và ghi nhận
tình trạng VSRM của học sinh.
Bảng câu hỏi gồm các nội dung: tần suất chải
răng trong ngày, thời điểm chải răng, cách chải
răng, việc sử dụng kem đánh răng có Fluor, sự
quan tâm đến VSRM của con và ý kiến của
PHHS về việc thực hiện tăng cường GDSKRM
tại nhà.
Kiểm soát sai lệch thông tin
Tham vấn ý kiến của các nhà chuyên môn,
thử nghiệm, điều chỉnh và hoàn thiện bộ câu
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 187
hỏi. Tập huấn điều tra viên và ghi nhận chỉ số
Kappa là 0,8 trước khi điều tra chính thức.
Xử lý dữ liệu
Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm
SPSS phiên bản 11.5. Sử dụng thống kê mô tả và
các kiểm định 2, kiểm định McNemar, kiểm định
t để phân tích, trình bày và so sánh các kết quả.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Bảng 1: Phân bố tỉ lệ % học sinh của 2 nhóm nghiên
cứu theo giới.
Nhóm
Nam Nữ
Tổng
n % n %
Nhóm 1 45 56,3 35 43,7 80
Nhóm 2 33 41,3 47 58,7 80
Tổng 78 48,7 82 51,3 160
Kiểm định 2 = 3,602; p = 0,058
Bảng 2: Phân bố tỉ lệ % PHHS theo tuổi và giới.
Độ tuổi Nam Nữ Tổng
n (%) n (%) n (%)
<34 4 (16,6) 16 (38,1) 20 (30,3)
35-44 13 (54,2) 20 (47,6) 33 (50)
>45 7 (29,2) 6 (14,3) 13 (19,7)
Tổng 24 (36,4) 42 (63,6) 66 (100)
Kiến thức VSRM của học sinh
Bảng 3: Điểm trung bình (TB) kiến thức VSRM của
2 nhóm học sinh.
Tham số Điểm TB kiến thức, X (ĐLC) p(a)
Trước can thiệp Sau can thiệp
(1) Nguyên nhân sâu răng và viêm nướu
Nhóm 1 8 (7,361) 6,75 (6,708) 0,159
Nhóm 2 7,25 (7,459) 8,25 (7,758) 0,172
p(b) 0,523 0,193
(2) Phòng ngừa sâu răng và viêm nướu
Nhóm 1 14,81 (4,503) 13,25 (5,240) 0,000
Nhóm 2 14,26 (5,048) 15,58 (4,227) 0,004
p(b) 0,468 0,002
(3) Chải răng là biện pháp giữ VSRM quan trọng
Nhóm 1 7,63 (4,282) 7,88 (4,117) 0,620
Nhóm 2 7,75 (4,202) 9,38 (2,436) 0,000
p(b) 0,852 0,006
(4) Phương pháp chải răng đúng
Nhóm 1 7,31 (3,275) 7,06 (3,440) 0,397
Nhóm 2 7,19 (3,718) 8,63 (2,513) 0,000
p(b) 0,822 0,001
Tham số Điểm TB kiến thức, X (ĐLC) p(a)
Trước can thiệp Sau can thiệp
(5) Lần chải răng quan trọng nhất
Nhóm 1 3,88 (4,903) 4 (4,930) 0,783
Nhóm 2 4,88 (5,030) 9,5 (2,193) 0,000
p(b) 0,205 0,000
Điểm trung bình chung về kiến thức VSRM(*)
Nhóm 1 41,63 (14,381) 38,94 (13,943) 0,039
Nhóm 2 41,33 (15,876) 51,33 (10,690) 0,000
p(b) 0,900 0,000
(a) Kiểm định t bắt cặp; (b) Kiểm định t cho 2 mẫu độc lập; (*)
Trung bình cộng của (1), (2), (3), (4), (5).
Bảng 4: Tỉ lệ % học sinh có kiến thức VSRM đạt yêu cầu.
Nhóm
Trước can
thiệp Sau can thiệp p(a)
n (%) n (%)
Nhóm 1 29 (36,3) 25 (31,3) 0,541
Nhóm 2 31 (38,8) 49 (61,3) 0,000
p(b) 0,744 0,000
(a) Kiểm định McNemar, (b) Kiểm định 2
Thói quen VSRM của học sinh
Bảng 5: Thói quen VSRM của học sinh.
Tham số Thói quen VSRM, n (%) p(a)
Trước can thiệp Sau can thiệp
Chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày
Nhóm 1 44 (55) 54 (67,5) 0,013
Nhóm 2 42 (52,5) 78 (97,5) 0,000
p(b) 0,751 0,000
Chải răng sáng mới thức dậy
Nhóm 1 78 (97,5) 73 (91,3) 0,063
Nhóm 2 76 (95) 69 (86,3) 0,092
p(b) 0,681 0,317
Chải răng sau khi ăn
Nhóm 1 7 (8,8) 10 (12,5) 0,375
Nhóm 2 6 (7,5) 58 (72,5) 0,000
p(b) 0,772 0,000
Chải răng tối trước khi đi ngủ
Nhóm 1 46 (57,5) 54 (67,5) 0,021
Nhóm 2 43 (53,8) 78 (97,5) 0,000
p(b) 0,633 0,000
Chải răng với kem có Fluor
Nhóm 1 52 (65) 61 (76,3) 0,022
Nhóm 2 60 (75) 74 (92,5) 0,001
p(b) 0,168 0,005
Tự giác chải răng
Nhóm 1 37 (46,3) 40 (50) 0,581
Nhóm 2 40 (50) 66 (82,5) 0,000
p(b) 0,635 0,000
(a) Kiểm định McNemar, (b) Kiểm định 2
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 188
Tình trạng VSRM của học sinh
Bảng 6: Trung bình điểm số OHI-S của 2 nhóm học
sinh.
Điểm số
Trung bình điểm số OHI-S, X
(ĐLC) p(a)
Trước can thiệp Sau can thiệp
OHI-S Nhóm 1 2,315 (0,499) 2,225 (0,501) 0,013
Nhóm 2 2,381 (0,492) 1,652 (0,569) 0,000
p(b) 0,395 0,000
(a) Kiểm định t bắt cặp, (b) Kiểm định t cho 2 mẫu độc lập
Bảng 7: Tình trạng VSRM của học sinh.
Mức độ Tình trạng VSRM, n (%) p(a)
Trước can thiệp Sau can thiệp
Trung
bình
Nhóm 1 16 (20) 21 (26,3) 0,180
Nhóm 2 11 (13,7) 50 (62,5) 0,000
p(b) 0,291 0,000
Kém Nhóm 1 64 (80) 59 (73,7) 0,180
Nhóm 2 69 (86,3) 29 (36,3) 0,000
p(b) 0,291 0,000
(a) Kiểm định McNemar, (b) Kiểm định 2
Thay đổi thói quen VSRM của phụ huynh học
sinh
Bảng 8: Thói quen chải răng của PHHS.
Tham số
Thói quen chải răng, n (%)
p(a) Trước can thiệp Sau can
thiệp
Chải răng ít nhất 2
lần mỗi ngày
38 (57,6) 64 (97) 0,000
Chải răng sáng mới
thức dậy
63 (95,5) 61 (92,4) 0,718
Chải răng sau khi
ăn
4 (6,1) 48 (72,7) 0,000
Chải răng tối trước
khi đi ngủ
38 (57,6) 63 (95,5) 0,000
Chải răng đúng 12 (18,2) 65 (98,5) 0,000
Dùng kem đánh
răng có Fluor
35 (53) 55 (83,3) 0,000
(a) Kiểm định 2
Bảng 9: Sự quan tâm của PHHS đến VSRM của con
Tham số
Trước can
thiệp
Sau can
thiệp p(a)
n (%) n (%)
Kiểm tra răng con sau
khi con chải răng
3 (4,5) 46 (69,7) 0,000
Nhắc con chải răng 8 (12,1) 56 (84,8) 0,000
(a) Kiểm định 2
BÀN LUẬN
Sự thay đổi kiến thức VSRM của học sinh
Kết quả ở Bảng 3 cho thấy trước can thiệp,
điểm trung bình chung về kiến thức VSRM của
học sinh giữa 2 nhóm không có sự khác biệt.
Điều này cho thấy học sinh của 2 nhóm được
GDSKRM và tiếp thu các kiến thức VSRM từ
chương trình GDSKRM tại trường tương tự
nhau. Sau can thiệp, điểm trung bình này ở học
sinh nhóm nghiên cứu tăng đáng kể (p<0,001) và
khác biệt rõ rệt so với học sinh nhóm chứng
(p<0,001). Trong khi đó, điểm trung bình này
giảm có ý nghĩa thống kê ở nhóm chứng cho
thấy nếu kiến thức VSRM của học sinh chỉ được
cung cấp một lần mà không được nhắc nhở thì
kiến thức có khuynh hướng giảm dần theo thời
gian. Ngược lại, việc tăng cường nhắc nhở học
sinh thực hành chải răng mỗi ngày đã gián tiếp
giúp củng cố và nâng cao kiến thức về VSRM
cho học sinh.
Kết quả ở Bảng 4 cho thấy tỉ lệ học sinh có
kiến thức VSRM đạt yêu cầu trước can thiệp ở 2
nhóm như nhau và rất thấp (36,3% ở nhóm
chứng và 31,3% ở nhóm can thiệp) chứng minh
kiến thức VSRM của học sinh trước can thiệp là
đồng đều và có vẻ như việc cung cấp kiến thức
VSRM cho học sinh trong chương trình Nha Học
Đường chưa đủ. Sau can thiệp, tỉ lệ này tăng lên
đáng kể và đạt 61,3% ở nhóm nghiên cứu, có sự
khác biệt rõ rệt giữa nhóm chứng và nhóm
nghiên cứu (p<0,001). Kết quả này cũng tương
tự như các nghiên cứu trước đây (Goel và cs;
Toassi và cs)(3,12), cho thấy nếu chỉ cung cấp kiến
thức cho học sinh một lần thì chưa đủ, cần phải
có tăng cường thực hành hoặc thúc đẩy
GDSKRM mới có thể giúp học sinh duy trì các
kiến thức đã được học lâu hơn và có ảnh hưởng
tích cực đến việc cải thiện SKRM.
Sự thay đổi thói quen VSRM của học sinh
Kết quả ở Bảng 5 cho thấy tỉ lệ học sinh chải
răng ít nhất 2 lần mỗi ngày ở 2 nhóm trước can
thiệp tương tự nhau. Sau can thiệp, tỉ lệ này ở
nhóm nghiên cứu tăng lên rõ rệt so với nhóm
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 189
chứng (p<0,001) đã chứng minh việc tăng cường
nhắc nhở học sinh thực hành chải răng tại nhà
làm tăng số lần chải răng trong ngày của học
sinh. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu
trước đây (Livny và cs; Petersen)(7,9). Các kết quả
cho thấy tăng cường GDSKRM và tăng cường
chải răng đều có hiệu quả cải thiện thói quen
VSRM, làm tăng số lần chải răng trong ngày của
học sinh.
Tỉ lệ học sinh chải răng sau khi ăn trước can
thiệp rất thấp, chỉ có 8,8% học sinh ở nhóm
chứng và 7,5% học sinh ở nhóm nghiên cứu có
chải răng sau khi ăn. Tỉ lệ học sinh chải răng vào
buổi tối trước khi đi ngủ thấp (57,5% ở nhóm
chứng và 53,8% ở nhóm nghiên cứu). Mặc dù
học sinh đã được học tại trường về các thời điểm
và tầm quan trọng của các lần chải răng nhưng
kết quả nghiên cứu cho thấy học sinh chưa ứng
dụng những kiến thức đã được học tại trường
vào trong thực hành hàng ngày mà thực hiện
theo thói quen nhiều hơn, rõ rệt nhất là kết quả
của lần chải răng sáng mới thức dậy, phần lớn
học sinh và PHHS có thói quen này. Sau can
thiệp, tỉ lệ học sinh chải răng sau khi ăn không
thay đổi đáng kể ở nhóm chứng nhưng tăng rõ
rệt ở nhóm nghiên cứu (tăng 65%) và có sự khác
biệt có ý nghĩa giữa 2 nhóm (p<0,001). Kết quả
này cho thấy việc tăng cường nhắc nhở thực
hành chải răng đã có tác động giúp học sinh
nhận thức và cải thiện thói quen chải răng sau
khi ăn.
Tỉ lệ học sinh chải răng tối trước khi đi ngủ
tăng 10% ở nhóm chứng (p<0,05) và 43,7% ở
nhóm nghiên cứu (p<0,001). Có sự khác biệt rõ
rệt giữa 2 nhóm về tỉ lệ này (p<0,001). Hầu hết
học sinh ở nhóm nghiên cứu có chải răng vào tối
trước khi đi ngủ, kết quả này phù hợp với kết
quả gia tăng hiểu biết về lần chải răng quan
trọng nhất của học sinh. Điều này chứng minh
rằng khi học sinh nhận thức được tầm quan
trọng của lần chải răng tối trước khi đi ngủ, các
em sẽ thay đổi được hành vi và hình thành thói
quen tốt.
Tỉ lệ học sinh dùng kem đánh răng có Fluor
như nhau ở 2 nhóm trước can thiệp. Sau can
thiệp, 76,3% học sinh nhóm chứng và 92,5% học
sinh nhóm nghiên cứu cho biết có sử dụng kem
đánh răng có Fluor, có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa 2 nhóm (p<0,01). Kết quả cho
thấy, hầu hết học sinh có chải răng với kem
đánh răng, nhưng có thể chúng ít quan tâm kem
có chứa gì và có tác dụng gì đối với sức khỏe.
Theo thời gian, thói quen của học sinh sẽ cải
thiện do học hỏi từ kinh nghiệm bản thân cũng
như môi trường xung quanh và nếu có tăng
cường thực hành thì sự cải thiện này sẽ cao hơn.
Sự tự giác chải răng của học sinh nhóm can
thiệp cũng có thay đổi rõ rệt và sự khác biệt giữa
2 nhóm có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Kết quả
này cho thấy, việc nhắc nhở thực hành chải răng
mỗi ngày tại nhà đã giúp học sinh có ý thức tự
giác hơn.
Sự thay đổi tình trạng VSRM của học sinh
Theo kết quả ở Bảng 6, trung bình điểm số
OHI-S giữa hai nhóm học sinh không khác nhau
trước can thiệp. Điểm số này phản ánh VSRM
của hai nhóm học sinh ở mức độ kém (OHI-
S>1,9). Sau can thiệp, giá trị này giảm ở hai
nhóm. Tuy nhiên, trung bình điểm số OHI-S ở
nhóm nghiên cứu giảm rõ rệt hơn (p<0,001) và
thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm
chứng (p<0,001). VSRM của nhóm nghiên cứu
được cải thiện rõ rệt, chuyển từ kém lên trung
bình (OHI-S <1,8). Trung bình điểm số OHI-S
của học sinh nhóm chứng giảm nhưng VSRM
vẫn còn ở mức độ kém (OHI-S>1,9) và tình trạng
mảng bám giảm chủ yếu ở vùng răng 11 và 31.
Kết quả này phù hợp với kết quả của một số
nghiên cứu trước đây (Nguyễn Thị Phương
Uyên và cs, Vũ Thị Kiều Diễm)(8,14) và cho thấy
có vẻ việc GDSKRM trong chương trình Nha
Học Đường hiện nay chưa đem lại kết quả mong
muốn thể hiện qua tình trạng VSRM và khả
năng chải sạch răng của học sinh. Các biện pháp
tăng cường GDSKRM riêng lẻ và thực hiện
trong thời gian ngắn dù có kết quả cải thiện
VSRM cũng như khả năng chải sạch răng của
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 190
học sinh rõ rệt nhưng dường như chưa đủ sức
mang lại sự thay đổi lớn về tình trạng VSRM của
học sinh.
Xét về tỉ lệ % học sinh theo tình trạng VSRM,
kết quả ở Bảng 7 cho thấy trước can thiệp, tình
trạng VSRM của phần lớn học sinh cả hai nhóm
ở mức kém, chiếm 80% ở nhóm chứng và 86,3%
ở nhóm nghiên cứu; không có học sinh với tình
trạng VSRM tốt ở cả hai nhóm; tỉ lệ học sinh có
tình trạng VSRM trung bình là 20% ở nhóm
chứng và 13,7% ở nhóm nghiên cứu. Sau can
thiệp, tình trạng VSRM ở học sinh nhóm chứng
gần như không thay đổi, trong khi ở nhóm
nghiên cứu, tỉ lệ học sinh có tình trạng VSRM
trung bình tăng đáng kể (48,8%); tỉ lệ học sinh có
tình trạng VSRM kém giảm rõ rệt (50%) và có sự
khác biệt đáng kể về tình trạng VSRM giữa hai
nhóm (p<0,001). Kết quả cải thiện VSRM bằng
các biện pháp tăng cường GDSKRM tương tự
cũng được chứng minh qua một số nghiên cứu
khác (Ferrazzano và cs, Leous, Rodrigues và cs,
Swain và cs)(1,5,10,11).
Như vậy, tăng cường GDSKRM tại nhà có
hiệu quả củng cố và nâng cao kiến thức VSRM
đồng thời cải thiện thói quen và tình trạng
VSRM của học sinh. Việc tự theo dõi chải răng là
phương tiện giúp học sinh tự giác trong thực
hành chải răng và tập cho các em hình thành
thói quen VSRM tốt.
Sự thay đổi thói quen VSRM của phụ
huynh học sinh
Kết quả ở Bảng 8 cho thấy, trước can thiệp tỉ
lệ PHHS chải răng ít 2 lần mỗi ngày chiếm 57,6
%, tỉ lệ PHHS chải răng sau khi ăn và tối trước
khi đi ngủ rất thấp. Hầu hết PHHS có thói quen
chải răng mỗi ngày một lần vào buổi sáng mới
thức dậy. Thói quen này cũng rất cao ở học sinh
cho thấy các thành viên trong gia đình có thói
quen giống nhau và phản ánh thói quen chưa
đúng vẫn còn tồn tại ở số đông học sinh và
PHHS ở vùng ven hoặc ở tầng lớp lao động.
Điều này cũng có thể là do phụ huynh chưa hiểu
biết được tầm quan trọng của việc chải răng sau
khi ăn cũng như buổi tối trước khi đi ngủ. Ngoài
ra, thói quen chải răng còn chịu ảnh hưởng bởi
cách sống, điều kiện ăn uống, sinh hoạt và ý
thức của mỗi người và gia đình. Sau can thiệp, tỉ
lệ PHHS chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày tăng rõ
rệt (p<0,001) và chiếm đến 97%. Tỉ lệ PHHS chải
răng sau khi ăn và tối trước khi ngủ tăng đáng
kể (72,7%) so với trước can thiệp (1,5%). Kết quả
cho thấy có sự cải thiện rõ rệt trong thói quen
chải răng của PHHS.
Tỉ lệ PHHS biết kem đánh răng mình đang
sử dụng có Fluor tăng lên 83,3% sau can thiệp và
có khác biệt rõ rệt so với trước can thiệp
(p<0,001) cho thấy qua việc thực hành chải răng
mỗi ngày cùng học sinh, PHHS đã có quan tâm
hơn đến thành phần và công dụng của loại kem
đánh răng được sử dụng.
Tỉ lệ PHHS nhận thức được chải răng vào
buổi tối trước khi đi ngủ là quan trọng nhất tăng
từ 31,8% lên 92,4% và có khác biệt đáng kể so
với trước nghiên cứu (p<0,001). Tỉ lệ PHHS biết
cách chải răng đúng là 98,5% so với trước nghiên
cứu tỉ lệ này chỉ có 18,2%. Điều này chứng minh
khi phụ huynh được tác động gián tiếp bởi việc
nhắc nhở và tự theo dõi chải răng của học sinh,
phụ huynh quan tâm và tìm hiểu nhiều hơn về
VSRM, họ có thể học hỏi từ kinh nghiệm bản
thân và từ nhiều nguồn thông tin xung quanh,
đặc biệt là từ chính con của họ. Tương tự, trong
nghiên cứu của Garbin và cs(2), tỉ lệ phụ huynh
cho rằng họ học được từ trẻ những vấn đề về
sức khỏe răng miệng là 90,5% trong đó chải răng
là yếu tố được các phụ huynh quan tâm và
87,3% phụ huynh cho biết có sự thay đổi thói
quen về sức khỏe răng miệng của các thành viên
trong gia đình.
Kết quả ở Bảng 9 cho thấy sau 1 tháng thực
hiện tăng cường GDSKRM tại nhà, PHHS cũng
quan tâm đến VSRM của con nhiều hơn so với
trước can thiệp. Điều này cho thấy việc nhắc nhở
học sinh chải răng mỗi ngày có tác động làm
tăng sự quan tâm của PHHS đến các vấn đề
răng miệng của con và của chính mình.
Có 95,5% phụ huynh cho rằng việc dán bảng
nhắc nhở học sinh chải răng tại nhà là cần thiết
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 191
và tỉ lệ phụ huynh đồng ý tiếp tục dán bảng
nhắc nhở học sinh chải răng là 90,9 %. Đây là
điều thuận lợi nếu tiếp tục triển khai và mở rộng
mô hình tăng cường GDSKRM tại nhà bên cạnh
chương trình GDSKRM tại trường trong thời
gian tới.
Như vậy, mô hình tăng cường GDSKRM tác
động đến việc thực hành rất thực tế và đơn giản
trên đối tượng học sinh, nhắc nhở các em chải
răng mỗi ngày tại nhà, trao quyền cho các em tự
theo dõi việc chải răng của mình và gia đình.
Với lứa tuổi này trẻ thích tự khẳng định mình
nên rất hào hứng tham gia và nhắc nhở cha mẹ
tham gia. Việc tăng cường GDSKRM tại nhà tuy
không trực tiếp cung cấp kiến thức VSRM
nhưng có tác động giúp PHHS hiểu và cùng học
sinh tham gia thực hành chải răng, một biện
pháp VSRM quan trọng trong việc phòng ngừa
các bệnh răng miệng. Bên cạnh đó, học sinh
cũng truyền đạt những kiến thức được học ở
trường cho cha mẹ, đặc biệt là cách chải răng.
Hạn chế của nghiên cứu
Nghiên cứu này còn một số hạn chế như:
chọn mẫu không xác suất; số lượng cá thể trong
mẫu PHHS mất nhiều (19,5%), thời gian thực
hiện nghiên cứu tương đối ngắn. Vì vậy rất cần
có thêm các nghiên cứu tiếp tục sâu và rộng hơn,
thời gian theo dõi dài hơn để đánh giá sự thay
đổi và duy trì các kết quả cải thiện thói quen
VSRM cũng như tình trạng sức khỏe răng miệng
của học sinh và PHHS.
KẾT LUẬN
Sau một tháng thực hiện và đánh giá hiệu
quả của việc tăng cường GDSKRM với hình thức
nhắc nhở và tự theo dõi chải răng tại nhà ở học
sinh lớp Bốn trường Tiểu học Phong Phú, huyện
Bình Chánh, TP. HCM, có thể đưa ra một số kết
luận như sau:
Kiến thức VSRM của học sinh
Trước can thiệp, tỉ lệ học sinh có kiến thức
VSRM đạt yêu cầu rất thấp và không khác biệt
giữa 2 nhóm học sinh. Sau can thiệp, tỉ lệ này
không thay đổi đáng kể ở nhóm chứng, nhưng
tăng rõ rệt ở nhóm có tăng cường GDSKRM tại
nhà (từ 38,8% lên 61,3%). Sự khác biệt về kiến
thức VSRM giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê
(p<0,001).
Thói quen VSRM của học sinh
Trước can thiệp, không có sự khác biệt về
thói quen VSRM giữa 2 nhóm học sinh. Sau can
thiệp, thói quen VSRM cải thiện rõ rệt ở nhóm
học sinh có tăng cường GDSKRM tại nhà. Sự
khác biệt về thói quen VSRM giữa hai nhóm có ý
nghĩa thống kê (p<0,001 và p<0,01).
Tình trạng VSRM của học sinh
Trước can thiệp, không có sự khác biệt về
tình trạng VSRM giữa 2 nhóm học sinh. Sau can
thiệp, tình trạng VSRM cải thiện rõ rệt ở nhóm
học sinh có tăng cường GDSKRM tại nhà
(p<0,001). Sự khác biệt về tình trạng VSRM giữa
hai nhóm có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Tuy
nhiên, tỉ lệ học sinh có tình trạng VSRM trung
bình vẫn còn khá cao.
Thói quen VSRM của PHHS
Trước can thiệp, tỉ lệ PHHS chải răng sau khi
ăn và chải răng đúng rất thấp; tỉ lệ PHHS chải
răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, chải răng buổi tối
trước khi đi ngủ và chải răng với kem có Fluor ở
mức trung bình; tỉ lệ PHHS quan tâm đến VSRM
của con rất thấp. Sau can thiệp, thói quen VSRM
của PHHS có cải thiện rõ rệt so với trước can
thiệp (p<0,001).
Đề xuất
- Mô hình tăng cường GDSKRM tại nhà
không ảnh hưởng nhiều đến thời gian học tập
của học sinh ở trường cũng như ở nhà, hình
thức dễ thực hiện vì vậy có thể mở rộng trên số
lượng lớn học sinh, áp dụng cho nhiều lứa tuổi
học sinh Tiểu học.
- Cải tiến GDSKRM tại trường kết hợp với
thực hiện tăng cường GDSKRM tại nhà:
Tăng cường hướng dẫn thực hành chải răng.
Nhắc nhở học sinh chải răng tại nhà kết
hợp việc tự theo dõi chải răng của học sinh và
phụ huynh.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 192
Thực hiện tăng cường GDSKRM với thời
gian dài hơn: 6-9 tháng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ferrazzano G.F., Cantile T., Sangianantoni G., Ingenito A.
(2008). "Effectiveness of a motivation method on the oral
hygiene of children". Eur J Paediatr Dent. 9(4). pp. 183-187.
2. Garbin C.A.S., Garbin A.J.I., Dos Santos K.T., Lima D.P.
(2009). "Oral health education in schools: promoting health
agents". International Journal of Dental Hygiene. 7(3). pp. 212-
216.
3. Goel P., Sehgal M., Mittal R. (2005). "Evaluating the
effectiveness of school-based dental health education
program among children of difference socioeconomic
groups". Journal of Indian Society of Pedodontics and
Preventive Dentistry. 23(3). pp. 131-133.
4. Kwan S., Petersen P.E., Pine C.M., Borutta A. (2005). "Health-
promoting schools: an opportunity for oral health
promotion". Bulletin of the World Health Organization. 83.
pp. 677-685.
5. Leous P., Palianskaya L., Leous L. (2009). "Oral Hygiene and
Gingival Inflammation in 6-8 years old from a Junior School
in Minsk who participated in a Supervised Oral Hygiene
Programme". OHDMBSC. 3(1).
6. Lê Thị Kim Oanh (2002). "Khảo sát kiến thức và tình trạng vệ
sinh răng miệng của học sinh tiểu học tỉnh Long An". Luận
văn Thạc sĩ. Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP. Hồ
Chí Minh.
7. Livny A., Vered Y., Slouk L., Sgancohen H.D. (2008). "Oral
health promotion for schoolchildren-evaluation of a
pragmatic approach with emphasis on improving brushing
skills". BMC Oral Health. 8.
8. Nguyễn Thị Phương Uyên, Trần Thu Thủy, Đào Thị Hồng
Quân (2004). "Khảo sát hiệu quả làm sạch mảng bám của
phương pháp hướng dẫn chải răng tích cực trên học sinh tiểu
học". Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học Răng Hàm
Mặt, TP. Hồ Chí Minh. Trang 50-58.
9. Petersen PE (2004). "Effect of a school-based oral health
education programme in Wuhan City, Peoples Republic of
China". International Dental Journal. 54. pp. 33-41.
10. Rodrigues J.A., Dos Santos K.T., Garcia P.P.N.S., Corona
S.A.M., Loffredo L.C.M. (2003). "Evaluation of motivation
methods used to obtain appropriate oral
11. Swain J.J., Allard G.B., Holborn S.W. (1982). "The good
toothbrushing game: a school-based dental hygiene program
for increasing the toothbrushing effectiveness of children".
Journal of applied behavior analysis. 15(1). pp. 171-176.
12. Toassi R.F., Petry P.C. (2002). "Motivation on plaque control
and gingival bleeding in school children". Rev Saude Publica.
36(5). pp. 634-637.
13. Võ Thế Quang, Nguyễn Thị Tịnh, Vũ Thị Ngọc Hương
(1987). "Giáo dục sức khỏe răng miệng cho học sinh". Nhà
xuất bản Y học TP. Hồ Chí Minh.
14. Vũ Thị Kiều Diễm (2005). "Đánh giá hiệu quả chải răng có
theo dõi trên tình trạng vệ sinh răng miệng của học sinh một
trường tiểu học ở TP. Hồ Chí Minh". Luận văn Thạc sĩ. Khoa
Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
15. Vũ Thị Thúy Hồng, Huỳnh Anh Lan, Võ Đắc Tuyến (2008).
"Tình trạng mảng bám răng ở học sinh 12 tuổi". Tuyển tập
công trình nghiên cứu khoa học Răng Hàm Mặt. TP. Hồ Chí
Minh. Trang 74-80.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cai_thien_thoi_quen_ve_sinh_rang_mieng_cua_mot_so_hoc_sinh_t.pdf