Thời điểm kết thúc đau
Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ xác
định bệnh nhân hết đau khi không còn tình
trạng đau khi ăn nhai; bởi lẽ, trong một số
trường hợp, khi không hoạt động chức năng,
bệnh nhân không cảm thấy có bất kỳ sự khó chịu
nào, nhưng khi ăn nhai, tình trạng đau vẫn còn
và vẫn gây ảnh hưởng đến bệnh nhân. Kết quả
nghiên cứu cho thấy: Phần lớn bệnh nhân hết
đau trong vòng bảy ngày, một số ít trường hợp
vẫn còn đau sau bảy ngày.
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận sự ảnh
hưởng dù là nhỏ nhất của tình trạng đau lên các
hoạt động thường ngày của bệnh nhân. Theo
Brown và Moerenhout (1991), đau trong điều trị
Chỉnh Hình Răng Mặt có ảnh hưởng rất lớn đến
các hoạt động thường ngày của bệnh nhân và là
nguyên nhân chủ yếu gây gián đoạn quá trình
điều trị(2). Hầu hết bệnh nhân gặp khó khăn
trong việc ăn nhai, do đó, họ phải thay đổi chế
độ ăn và tính chất của thức ăn(11).
Scheurer P. A. và cộng sự (1996) cho rằng:
“Ăn nhai dường như là hoạt động gây đau nhiều
nhất, và đau khi ăn nhai là vấn đề gây ảnh
hưởng lớn nhất trong các hoạt động thường
ngày của bệnh nhân(11). Trong cả hai giai đoạn
đặt thun tách kẽ và gắn dây NiTi, tình trạng đau
gây ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày
của bệnh nhân chủ yếu ở hai ngày đầu tiên và
nhiều nhất ở thời điểm sau 24 giờ.
Kết quả nghiên cứu này cũng có sự tương
đồng đối với nghiên cứu của Erdinc và Dincer
(2004)(4), gần 50% bệnh nhân gặp vấn đề với các
hoạt động thường ngày vào ngày đầu tiên và
ngày thứ hai, và tương đồng với nghiên cứu của
Scheurer P. A. và cộng sự (1996)(11), ảnh hưởng
của tình trạng đau lên hoạt động thường ngày
của bệnh nhân chủ yếu là ở hai ngày đầu tiên
sau khi đặt thun tách kẽ hay gắn dây cung, kể từ
ngày thứ ba trở đi, sự ảnh hưởng giảm dần.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 28 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cảm nhận đau của bệnh nhân trong điều trị chỉnh hình răng mặt với khí cụ cố định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 236
CẢM NHẬN ĐAU CỦA BỆNH NHÂN TRONG ĐIỀU TRỊ CHỈNH HÌNH
RĂNG MẶT VỚI KHÍ CỤ CỐ ĐỊNH
Dương Nguyễn Quỳnh Ly*, Đống Khắc Thẩm**
TÓM TẮT
Mục tiêu: nghiên cứu này nhằm đánh giá tình trạng đau và ảnh hưởng của tình trạng đau lên các hoạt động
thường ngày của bệnh nhân đang điều trị Chỉnh Hình Răng Mặt với khí cụ cố định ở hai giai đoạn: giai đoạn đặt
thun tách kẽ và giai đoạn gắn dây NiTi 0.014.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 46 bệnh nhân, tuổi từ 12
đến 25, đang điều trị Chỉnh Hình Răng Mặt với khí cụ cố định tại Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược
Tp.HCM. Tình trạng đau (tỉ lệ đau, thời điểm bắt đầu đau và thời điểm kết thúc đau, thời điểm đau nhiều nhất )
và ảnh hưởng của tình trạng đau lên các hoạt động thường ngày (vấn đề ăn nhai, vệ sinh răng miệng, giấc ngủ
ban đêm, hoạt động xã hội, hoạt động nghỉ ngơi, giải trí) của bệnh nhân ở cả hai giai đoạn được đánh giá trong
vòng 7 ngày, và vào một thời điểm nhất định trong ngày thông qua bộ câu hỏi tự điền. Mức độ đau (điểm số đau)
của bệnh nhân được đánh giá dựa trên thang VAS (Visual Analog Scale). Các dữ liệu được xử lý thống kê bằng
phần mềm SPSS phiên bản 16.0.
Kết quả và kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh nhân đau nhiều nhất là ở thời điểm sau 24 giờ và
tình trạng đau ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày của bệnh nhân chủ yếu là vào hai ngày đầu tiên. Trên
cơ sở đó, bác sĩ điều trị có thể giải thích những vấn đề này để trấn an tâm lý cho bệnh nhân, đồng thời khuyến cáo
bệnh nhân nên có chế độ ăn mềm, lỏng và nếu cần có thể kê đơn thuốc giảm đau, đặc biệt là trong hai ngày đầu
tiên sau khi điều trị.
Từ khóa: đau, chỉnh hình, khí cụ cố định.
ABTRACT
PAIN EVALUATION ON PATIENTS UNDERGOING ORTHODONTIC TREATMENT WITH FIXED
APPLIANCES.
Dương Nguyen Quynh Ly, Dong Khac Tham
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 2 - 2015: 236 - 242
Objective: The aim of this study was to evaluate the impact of pain on daily performances of patients
undergoing orthodontic treatment with fixed appliance in two phases: dental elastic separator phase and 0.014
Niti wire phase.
Subjects and methods: Cross-sectional descriptive trial was conducted on 46 patients aging 12- 25 years
old who underwent orthodontic treatment with fixed appliances at Faculty of Odonto-Stomatology, University of
Medicine and Pharmacy, HCMC. Pain experience (pain rate, start time and finish time of pain, highest point of
pain) and the impact of pain on daily performances (chewing problems, oral hygiene, night sleep, social activities,
activities of rest and recreation) of patients in both phases were evaluated within 7 days, and at a certain time of
day by the questionnaires . The level of pain (pain score) of the patients was evaluated based on the VAS (Visual
Analog Scale). The data was statistically processed using SPSS version 16.0 software.
* Khoa RHM, Đại học Y Dược TP.HCM
** TS- BS- GV Bộ môn CHRM-Khoa RHM, ĐHYD TP.HCM
Tác giả liên lạc: TS. Đống Khắc Thẩm ĐT: 0913633840 Email: dktham@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 237
Results and conclusion: The results showed that patients had the worst experience of pain at the 24th hour
and the pain impacts on daily performances mainly occurred in the first two days. On that basis, the orthodontic
practitioners can explain these issues to ease the patients’fear, and patients should be advised to go on a diet
including soft- textured food. If necessary, pain medication can be prescribed, especially in the first two days after
treatment.
Key words: pain, orthodontics, fixed appliance.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, mức sống của
người Việt Nam ngày càng cao nên điều trị
Chỉnh Hình Răng Mặt ngày càng trở nên phổ
biến. Chỉnh Hình Răng Mặt không chỉ đem lại
thẩm mỹ mà cả chức năng ăn nhai cho mỗi cá
nhân và đau là một trong những nguyên nhân
quan trọng nhất khiến bệnh nhân bận tâm và lo
lắng trước khi quyết định điều trị Chỉnh Hình
Răng Mặt, đặc biệt là điều trị Chỉnh Hình Răng
Mặt với khí cụ cố định(10)
Trong điều trị Chỉnh Hình Răng Mặt với khí
cụ cố định, tất cả các thủ thuật như đặt thun tách
kẽ, gắn dây cung, kích hoạt dây cung, tháo mắc
cài... đều gây đau cho bệnh nhân(7). Nhiều
nghiên cứu đã cho thấy rằng đau là một trong
những tác động không mong muốn của điều trị
Chỉnh Hình Răng Mặt(10), và cũng là một trong
những nguyên nhân quan trọng gây gián đoạn
quá trình điều trị(2,10)
Cảm nhận đau của bệnh nhân thì rất khó để
đo lường, đánh giá và thay đổi tùy thuộc vào
đáp ứng của từng cá nhân(3). Đau trong điều trị
Chỉnh Hình Răng Mặt với khí cụ cố định thường
bắt đầu vài giờ sau khi áp dụng lực Chỉnh hình
và thường kết thúc sau năm ngày(8). Tuy nhiên,
vẫn chưa có sự nhất trí về việc đau bắt đầu với
cường độ như thế nào và kéo dài trong bao
lâu...Điều này có thể do khác biệt về thiết kế
nghiên cứu, số lượng và trình tự của bảng câu
hỏi, và cỡ mẫu nghiên cứu(11).
Rõ ràng, đau trong điều trị Chỉnh Hình Răng
Mặt với khí cụ cố định là một vấn đề rất thường
gặp. Tuy nhiên, ở Việt Nam, bên cạnh những
nghiên cứu về dịch tể học, hình thái, chẩn đoán
hình ảnh, các biện pháp điều trị thì nghiên cứu
về vấn đề đau hầu như không có.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài
nghiên cứu: “Cảm nhận đau của bệnh nhân
trong điều trị Chỉnh Hình Răng Mặt với khí cụ
cố định” với các mục tiêu chuyên biệt sau:
1. Đánh giá tình trạng đau của bệnh nhân: tỉ
lệ đau, thời điểm bắt đầu đau và kết thúc đau,
thời điểm đau nhiều nhất khi không hoạt động
chức năng và khi ăn nhai ở hai giai đoạn: giai
đoạn đặt thun tách kẽ và giai đoạn gắn dây cung
đầu tiên (dây NiTi 0.014).
2. Đánh giá sự ảnh hưởng của tình trạng đau
lên các hoạt động thường ngày (vấn đề ăn nhai,
vệ sinh răng miệng, giấc ngủ ban đêm, hoạt
động xã hội, hoạt động nghỉ ngơi, giải trí) của
bệnh nhân ở hai giai đoạn.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện
trên 46 bệnh nhân, từ 12 – 25 tuổi, đang điều trị
Chỉnh Hình Răng Mặt với khí cụ cố định tại
Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y dược Tp. Hồ
Chí Minh.
Tiêu chuẩn chọn vào mẫu
Bệnh nhân ở giai đoạn đầu của quá trình
điều trị, đồng ý tham gia nghiên cứu và có sức
khỏe tốt, tâm lý ổn định. Răng cối lớn vĩnh viễn
thứ nhất tiếp xúc đầy đủ ở phía gần và phía xa
với các răng kế cận.
Tiêu chuẩn loại khỏi mẫu
Bệnh nhân đang sử dụng thuốc giảm đau do
các bệnh khác, bệnh nhân có chỉ định sử dụng
các loại khí cụ điều trị Chỉnh Hình khác trước và
trong quá trình nghiên cứu.
Phương tiện nghiên cứu
Bộ câu hỏi tự điền dành cho bệnh nhân,
giống nhau ở cả 2 giai đoạn nghiên cứu.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 238
Thông tin khai thác về tình trạng đau của
bệnh nhân trong từng ngày là giống nhau và
sẽ được chia làm những phần riêng biệt để
không ảnh hưởng đến sự ghi nhận về tình
trạng đau của bệnh nhân.
Tất cả bệnh nhân đều được sử dụng cùng
một loại thun tách kẽ và áp dụng cùng phương
pháp sử dụng kẹp để đặt thun tách kẽ. Bệnh
nhân được đặt tổng cộng 8 sợi thun tách kẽ ở
giữa răng số 5 và răng số 6, giữa răng số 6 và
răng số 7.
Bệnh nhân được gắn cùng một loại mắc cài
trên toàn bộ 12 răng (từ răng 6 bên này đến răng
6 bên kia; không gắn mắc cài ở răng 7) bởi cùng
một loại chất gắn. Sau đó, bệnh nhân được gắn
dây NiTi 0.014 (của cùng một hãng sản xuất) và
được chia làm 2 nhóm: nhóm được gắn dây NiTi
0.014 cùng lúc ở cả hai hàm và nhóm được gắn
dây NiTi 0.014 lần lượt ở từng hàm.
Các thời điểm đánh giá tình trạng đau của
bệnh nhân
Sau 6, 24 giờ; sau 2,3,4,5,6,7 ngày
Nghiên cứu viên liên lạc trực tiếp với bệnh
nhân hằng ngày qua điện thoại để nhắc nhở
bệnh nhân điền thông tin vào bộ câu hỏi và bộ
câu hỏi sẽ được thu hồi trong lần điều trị kế tiếp.
Phương pháp ghi nhận điểm số đau của bệnh
nhân
Sử dụng thang đánh giá VAS (được chia
vạch từ 0 - 100 mm): bệnh nhân đánh dấu vị trí
trên thang đo tương ứng với mức độ đau trầm
trọng nhất mà họ cảm nhận được trong mỗi thời
điểm nghiên cứu (trong 6 giờ đầu tiên, trong
ngày đầu tiên,..).
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
Ảnh hưởng của đau lên các hoạt động thường
ngày
Chia làm 4 mức độ: 0 (không ảnh hưởng), I
(Ít ảnh hưởng: hơi đau khi ăn, khi VSRM, hơi
khó ngủ, hơi mất tập trung khi làm việc, khi giải
trí), II (Ảnh hưởng vừa phải: đau nhiều khi ăn,
khi VSRM, thỉnh thoảng thức giấc giữa đêm hay
ngủ không sâu, khó tập trung khi làm việc, khi
giải trí), III (Ảnh hưởng rất nhiều: không ăn
được, không VSRM được, không ngủ được,
không tập trung được khi làm việc, khi giải trí).
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tình trạng đau
Tỉ lệ đau
Trong giai đoạn đặt thun tách kẽ, có 93,5%
bệnh nhân trải qua tình trạng đau, Trong giai
đoạn gắn dây NiTi 0.014, 100% bệnh nhân đều
trải qua tình trạng đau.
Thời điểm bắt đầu đau
Phần lớn bệnh nhân bắt đầu cảm thấy đau
trong vòng 4 giờ đầu tiên (93% trong tổng số 43
bệnh nhân có đau ở giai đoạn đặt thun tách kẽ;
73,9 - 82,7% ở nhóm gắn dây NiTi 0.014). Số
bệnh nhân còn lại bắt đầu cảm thấy đau trong
khoảng thời gian từ 4 - 6 giờ (bảng 1).
Bảng 1: Thời điểm bắt đầu đau
Thời
điểm
(giờ)
Tách kẽ
(n = 43)
n1 (%)
Dây NiTi 0.014 (n = 46)
n1 (%)
2 hàm (n =
23)
Từng hàm (n = 23)
HT HD
1 - 4 40 (93,0) 20 (73,9) 19 (82,6) 18 (78,3)
5 - 6 3 (7,0) 6 (26,1) 4 (17,4) 5 (21,7)
n1: số lượng bệnh nhân bị ảnh hưởng.
Thời điểm đau nhiều nhất
Điểm số đau của bệnh nhân khi không hoạt
động chức năng cũng như khi ăn nhai ở giai
đoạn đặt thun tách kẽ (bảng 2) và giai đoạn gắn
dây NiTi (bảng 3) cao nhất ở thời điểm sau 24
giờ, và giảm dần theo thời gian.
Thời điểm kết thúc đau
Ở giai đoạn đặt thun tách kẽ, 100% bệnh
nhân hết đau trong vòng bảy ngày. Ở giai đoạn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 239
gắn dây NiTi, vẫn còn một tỉ lệ nhỏ bệnh nhân
còn đau sau bảy ngày.
Bảng 2: Thời điểm kết thúc đau
Thời
điểm
(ngày)
Tách kẽ
(n = 43)
n1 (%)
Dây NiTi 0.014 (n = 46)
n1 (%)
2 hàm
(n = 23)
Từng hàm (n = 23)
HT HD
1 - 7 43(100,0) 20 (87,0) 22 (95,7) 22 (95,7)
> 7 ngày 0 (0,0) 3 (13,0) 1 (4,3) 1 (4,3)
Ảnh hưởng của tình trạng đau lên các hoạt
động thường ngày
Ảnh hưởng của tình trạng đau lên vấn đề ăn
nhai của bệnh nhân
Tình trạng đau gây ảnh hưởng đến vấn đề
ăn nhai của toàn bộ bệnh nhân ở tất cả các thời
điểm nghiên cứu (trừ ngày thứ bảy trong giai
đoạn đặt thun tách kẽ).
Bảng 3: Ảnh hưởng của tình trạng đau lên vấn đề ăn
nhai
Mức
độ ảnh
hưởng
(%)
Thời điểm
6
giờ
24
giờ
2
ngày
3
ngày
4
ngày
5
ngày
6
ngày
7
ngày
T
á
c
h
k
ẽ
(n
=
4
3
)
I 79,1 51,3 67,6 83,9 82,4 100,0 100,0 0,0
II 14,0 38,5 24,3 9,7 17,6 0,0 0,0 0,0
III 6,9 10,2 8,1 6,4 0,0 0,0 0,0 0,0
D
â
y
N
iT
i
0
.0
1
4
2
h
à
m
(n
=
2
3
)
I 39,1 8,7 21,7 52,2 77,3 75,0 70,0 100,0
II 52,2 47,8 47,8 39,1 18,2 25,0 30,0 0,0
III 8,7 43,5 30,5 8,7 4,5 0,0 0,0 0,0
H
T
(n
=
2
3
)
I 26,1 17,4 21,7 63,6 73,7 80,0 71,4 100,0
II 52,2 43,5 56,8 22,7 26,3 20,0 28,6 0,0
III 21,7 39,1 21,7 13,7 0,0 0,0 0,0 0,0
H
D
(n
=
2
3
)
I 13,0 4,3 30,4 60,9 77,8 80,0 77,8 100,0
II 65,3 42,2 52,2 26,1 22,2 20,0 22,2 0,0
III 21,7 43,5 17,4 13,0 0,0 0,0 0,0 0,0
Ảnh hưởng của tình trạng đau lên vấn đề vệ
sinh răng miệng
Tình trạng đau gây ảnh hưởng đến vấn đề
VSRM chủ yếu ở hai ngày đầu tiên, nhiều nhất là
ở thời điểm sau 24 giờ.
Bảng 4: Ảnh hưởng của tình trạng đau lên vấn đề vệ
sinh răng miệng
Mức độ
ảnh
hưởng
(%)
Thời điểm
24
giờ
2
ngày
3
ngày
4
ngày
5
ngày
6
ngày
7
ngày
T
á
c
h
k
ẽ
(n
=
4
3
)
I 52,5 55,9 24,0 0,0 0,0 0,0 0,0
II 10,0 5,8 4,0 0,0 0,0 0,0 0,0
III 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0
D
â
y
N
iT
i
0
.0
1
4
2
h
à
m
(n
=
2
3
)
I 60,9 65,2 65,2 36,9 23,1 33,3 0,0
II 34,8 26,1 8,7 10,5 15,4 0,0 0,0
III 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0
H
T
(n
=
2
3
)
I 47,8 54,5 65,0 66,7 60,0 25,0 0,0
II 47,8 36,5 10,0 0,0 0,0 0,0 0,0
III 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0
H
D
(n
=
2
3
)
I 34,8 39,1 55,0 46,7 41,7 16,7 0,0
II 56,5 39,1 15,0 6,7 0,0 0,0 0,0
III 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0
Ảnh hưởng của tình trạng đau lên giấc ngủ ban
đêm của bệnh nhân
Tình trạng đau ảnh hưởng nhiều nhất là ở
đêm đầu tiên và kéo dài trong vòng 4 ngày.
Bảng 5: Mức độ ảnh hưởng của tình trạng đau lên
giấc ngủ ban đêm
Mức độ
ảnh
hưởng
(%)
Thời điểm
24
giờ
2
ngày
3
ngày
4
ngày
5
ngày
6
ngày
7
ngày
T
á
c
h
k
ẽ
(n
=
4
3
)
I 17,5 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0
II 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0
III 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0
D
â
y
N
iT
i
0
.0
1
4
2
h
à
m
(n
=
2
3
)
I 26,1 26,1 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0
II 4,3 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0
III 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0
H
T
(n
=
2
3
)
I 34,8 36,4 25,0 6,7 0,0 0,0 0,0
II 4,3 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0
III 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0
H
D I 26,1 26,1 27,3 20,0 0,0 0,0 0,0
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 240
Mức độ
ảnh
hưởng
(%)
Thời điểm
24
giờ
2
ngày
3
ngày
4
ngày
5
ngày
6
ngày
7
ngày
(n
=
2
3
)
II 17,4 4,3 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0
III 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0
Ảnh hưởng của tình trạng đau lên các hoạt
động xã hội của bệnh nhân
Tình trạng đau gây ảnh hưởng đến hoạt
động xã hội (học tập, làm việc) của bệnh nhân
chủ yếu ở hai ngày đầu tiên, nhiều nhất là ở thời
điểm sau 24 giờ.
Bảng 6: Mức độ ảnh hưởng của tình trạng đau lên
các hoạt động xã hội
Mức độ
ảnh
hưởng
(%)
Thời điểm
6
giờ
24
giờ
2
ngày
3
ngày
4
ngày
5
ngày
6
ngày
7
ngày
T
á
c
h
k
ẽ
(n
=
4
3
)
I 25,6 47,5 38,2 4,0 0,0 0,0 0,0 0,0
II 0,0 2,5 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0
III 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0
D
â
y
N
iT
i
0
.0
1
4
2
h
à
m
(n
=
2
3
)
I 56,5 65,2 65,2 47,8 10,5 7,7 0,0 0,0
II 8,7 21,8 13,1 4,3 5,3 0,0 0,0 0,0
III 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0
H
T
(n
=
2
3
) I 65,2 56,5 63,6 60,0 46,7 30,0 0,0 0,0
II 13,1 34,8 22,7 5,0 0,0 0,0 0,0 0,0
III 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0
H
D
(n
=
2
3
) I 69,5 52,2 56,5 40,9 40,0 25,0 16,7 0,0
II 13,1 39,1 17,4 9,1 0,0 0,0 0,0 0,0
III 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0
Ảnh hưởng của tình trạng đau lên các hoạt
động nghỉ ngơi, giải trí của bệnh nhân
Tình trạng đau gây ảnh hưởng đến hoạt
động nghỉ ngơi, giải trí chủ yếu ở hai ngày
đầu tiên, nhiều nhất là ở thời điểm sau 24 giờ.
Bảng 7: Mức độ ảnh hưởng của tình trạng đau lên
các hoạt động nghỉ ngơi, giải trí
Mức
độ ảnh
hưởng
(%)
Thời điểm
6
giờ
24
giờ
2
ngày
3
ngày
4
ngày
5
ngày
6
ngày
7
ngày
T
á
c
h
k
ẽ
(n
=
4
3
)
I 14,0 27,5 26,5 8,0 0,0 0,0 0,0 0,0
II 0,0 2,5 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0
III 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0
D
â
y
N
iT
i
0
.0
1
4
2
h
à
m
(n
=
2
3
)
I 43,5 73,9 65,2 73,9 10,5 7,7 0,0 0,0
II 4,3 8,7 4,4 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0
III 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0
H
T
(n
=
2
3
)
I 60,9 52,2 59,1 55,0 40,0 20,0 0,0 0,0
II 13,0 30,4 22,7 5,0 0,0 0,0 0,0 0,0
III 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0
H
D
(n
=
2
3
)
I 56,5 47,8 47,8 40,9 40,0 25,0 0,0 0,0
II 13,0 34,8 17,4 9,1 0,0 0,0 0,0 0,0
III 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0
BÀN LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy: hầu hết bệnh
nhân trải qua tình trạng đau trong điều trị Chỉnh
Hình Răng Mặt với khí cụ cố định. Đau thường
bắt đầu trong vòng bốn giờ đầu tiên, một số
trường hợp bắt đầu đau trong khoảng thời gian
4 - 6 giờ. Nghiên cứu của Ngan và cộng sự (1989
và 1984), Jones M. L. (1984) (5), Jones M. L. và
Richmond S. (1985) (7), Jones M. L. và Chan C.
(1992) (6), Erdinc A. M., Dincer B. (2004) (4) cũng
cho kết quả tương tự.
Trong giai đoạn đặt thun tách kẽ: một vài
bệnh nhân không trải qua tình trạng đau (VAS =
0), tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân đều trải qua
tình trạng đau (93,5%). Điểm số đau trung bình
của bệnh nhân cao nhất ở thời điểm sau 24 giờ
(điểm số đau trung bình là 28,15), một vài bệnh
nhân có điểm số đau cao nhất lên đến 80. Điểm
số đau giảm dần theo thời gian từ ngày thứ hai
đến ngày thứ bảy. Sự khác biệt về điểm số đau
trung bình giữa các thời điểm nghiên cứu hầu
hết có ý nghĩa thống kê (bảng 3.4). Tương tự,
nghiên cứu của Bergius M., Berggren U.,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 241
Kiliaridis S. (2002) ghi nhận điểm số đau trung
bình của bệnh nhân cao nhất ở thời điểm 24 giờ
sau khi đặt thun tách kẽ (với điểm số đau trung
bình là 43,7)(1).
Trong giai đoạn gắn dây NiTi 0.014: Điểm
số đau trung bình của bệnh nhân cao nhất ở thời
điểm sau 24 giờ và giảm dần theo thời gian từ
ngày thứ hai đến ngày thứ bảy. Sự khác biệt về
điểm số đau trung bình giữa các thời điểm
nghiên cứu hầu hết có ý nghĩa thống kê (bảng
3.3). Các nghiên cứu trước đây của Jones M. L.
(1984)(5), Ngan và cộng sự (1989 và 1994)(8,9), Jones
M. L. và Chan C. (1992)(6), Erdinc A. M. và Dincer
B. (2004)(4), cũng kết luận rằng đau lên đến đỉnh
điểm sau 24 giờ gắn dây cung, và giảm dần theo
thời gian.
Trong phạm vi nghiên cứu này, việc gắn mắc
cài cùng lúc ở cả hai hàm hay gắn từng hàm
không có nhiều ảnh hưởng đến điểm số đau của
bệnh nhân. Tuy nhiên, vấn đề gắn mắc cài ở cả
hai hàm cùng lúc hay chỉ gắn ở từng hàm là tùy
thuộc vào khớp cắn của bệnh nhân, mục tiêu
điều trị cũng như kế hoạch và phương pháp
điều trị của mỗi bác sĩ. Vì vậy, cần có một nghiên
cứu sâu hơn về vấn đề này để có thể đánh giá
một cách cụ thể ảnh hưởng của việc gắn mắc cài
ở cả hai hàm hay lần lượt từng hàm đến điểm số
đau của bệnh nhân.
Thời điểm kết thúc đau
Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ xác
định bệnh nhân hết đau khi không còn tình
trạng đau khi ăn nhai; bởi lẽ, trong một số
trường hợp, khi không hoạt động chức năng,
bệnh nhân không cảm thấy có bất kỳ sự khó chịu
nào, nhưng khi ăn nhai, tình trạng đau vẫn còn
và vẫn gây ảnh hưởng đến bệnh nhân. Kết quả
nghiên cứu cho thấy: Phần lớn bệnh nhân hết
đau trong vòng bảy ngày, một số ít trường hợp
vẫn còn đau sau bảy ngày.
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận sự ảnh
hưởng dù là nhỏ nhất của tình trạng đau lên các
hoạt động thường ngày của bệnh nhân. Theo
Brown và Moerenhout (1991), đau trong điều trị
Chỉnh Hình Răng Mặt có ảnh hưởng rất lớn đến
các hoạt động thường ngày của bệnh nhân và là
nguyên nhân chủ yếu gây gián đoạn quá trình
điều trị(2). Hầu hết bệnh nhân gặp khó khăn
trong việc ăn nhai, do đó, họ phải thay đổi chế
độ ăn và tính chất của thức ăn(11).
Scheurer P. A. và cộng sự (1996) cho rằng:
“Ăn nhai dường như là hoạt động gây đau nhiều
nhất, và đau khi ăn nhai là vấn đề gây ảnh
hưởng lớn nhất trong các hoạt động thường
ngày của bệnh nhân(11). Trong cả hai giai đoạn
đặt thun tách kẽ và gắn dây NiTi, tình trạng đau
gây ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày
của bệnh nhân chủ yếu ở hai ngày đầu tiên và
nhiều nhất ở thời điểm sau 24 giờ.
Kết quả nghiên cứu này cũng có sự tương
đồng đối với nghiên cứu của Erdinc và Dincer
(2004)(4), gần 50% bệnh nhân gặp vấn đề với các
hoạt động thường ngày vào ngày đầu tiên và
ngày thứ hai, và tương đồng với nghiên cứu của
Scheurer P. A. và cộng sự (1996)(11), ảnh hưởng
của tình trạng đau lên hoạt động thường ngày
của bệnh nhân chủ yếu là ở hai ngày đầu tiên
sau khi đặt thun tách kẽ hay gắn dây cung, kể từ
ngày thứ ba trở đi, sự ảnh hưởng giảm dần.
KẾT LUẬN
Hầu hết bệnh nhân đều trải qua tình trạng
đau trong điều trị Chỉnh Hình Răng Mặt với khí
cụ cố định. Điểm số đau của bệnh nhân khi
không hoạt động chức năng, khi ăn nhai cũng
như cao nhất ở thời điểm sau 24 giờ, sau đó giảm
dần theo thời gian.
Đau gây ảnh hưởng đến các hoạt động
thường ngày của bệnh nhân chủ yếu ở hai ngày
đầu tiên và nhiều nhất ở thời điểm sau 24 giờ.
Trên cơ sở đó, bác sĩ điều trị có thể cung cấp và
giải thích những vấn đề này để trấn an tâm lý
cho bệnh nhân, đồng thời khuyến cáo bệnh nhân
nên có chế độ ăn mềm, lỏng và nếu cần có thể kê
đơn thuốc giảm đau, đặc biệt là trong hai ngày
đầu tiên sau khi điều trị.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 242
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bergius M et al. (2002), "Experience of pain during an
orthodontic procedure", Eur J Oral Sci, 110 (2), pp.92-98.
2. Brown DF and Moerenhout RG (1991), "The pain experience
and psychological adjustment to orthodontic treatment of
preadolescents, adolescents, and adults", Am J Orthod
Dentofacial Orthop, 100 (4), pp.349-356.
3. Burstone CJ (1962), "The biomechanics of tooth movement",
Vistas in orthodontics, Lea & Febiger, Philadelphia, pp.197-213.
4. Erdinc AM and Dincer B (2004), "Perception of pain during
orthodontic treatment with fixed appliances", Eur J Orthod, 26
(1), pp.79-85.
5. Jones ML (1984), "An investigation into the initial discomfort
caused by placement of an archwire", Eur J Orthod, 6 (1),
pp.48-54.
6. Jones ML and Chan C (1992), "Pain in the early stages of
orthodontic treatment", J Clin Orthod, 26 (5), pp.311-313.
7. Jones ML and Richmond S (1985), "Initial tooth movement:
force application and pain--a relationship?", Am J Orthod, 88
(2), pp.111-116.
8. Ngan P, et al. (1989), "Perception of discomfort by patients
undergoing orthodontic treatment", Am J Orthod Dentofacial
Orthop, 96 (1), pp.47-53.
9. Ngan P, et al. (1994), "The effect of ibuprofen on the level of
discomfort in patients undergoing orthodontic treatment", Am
J Orthod Dentofacial Orthop, 106 (1), pp.88-95.
10. Oliver RG and Knapman YM (1985), "Attitudes to orthodontic
treatment", Br J Orthod, 12 (4), pp.179-188.
11. Scheurer PA, et al. (1996), "Perception of pain as a result of
orthodontic treatment with fixed appliances", Eur J Orthod, 18
(4), pp.349-357.
Ngày nhận bài báo: 24/01/2015
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/02/2015
Người phản biện: TS Nguyễn Thị Bích Lý
Ngày bài báo được đăng: 10/04/2015
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cam_nhan_dau_cua_benh_nhan_trong_dieu_tri_chinh_hinh_rang_ma.pdf