Căn cứ ly hôn trong pháp luật Việt Nam

Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 Sau hơn 05 năm thi hành và áp dụng Luật HN&GĐ năm 2014, nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật HN&GĐ năm 201416, Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT ngày 06/01/2016 của TANDTC - VKSNDTC - BTP hướng dẫn áp dụng một số điều của Luật HN&GĐ năm 2014 đều không quy định chi tiết hoặc hướng dẫn áp dụng về nội dung căn cứ ly hôn.Trong khi đó, thực tiễn giải quyết các vụ việc ly hôn ở nước ta những năm qua cho thấy, thực trạng ly hôn phức tạp, số lượng các vụ việc ly hôn hàng năm ngày càng tăng cao; ly hôn với nhiều nguyên nhân, lý do khác nhau. Tuy nhiên, việc xét xử ly hôn tại các Tòa án lại thiếu thống nhất. Tình trạng này dẫn đến hệ quả: Có vụ việc vợ chồng đã có mâu thuẫn sâu sắc, tình cảm yêu thương gắn bó đã hết, vợ chồng không thể cùng chung sống, mục đích hôn nhân đã không thể đạt được nhưng Tòa án lại không quyết định, giải quyết cho ly hôn; có vụ việc yêu cầu ly hôn do vợ, chồng chỉ vì tự ái, sĩ diện, miễn cưỡng xin ly hôn, hôn nhân chưa đến mức cần phải chấm dứt thì Tòa án lại vội vàng giải quyết cho ly hôn đã ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, của vợ chồng, Để khắc phục bất cập nêu trên, chúng tôi cho rằng, cần sửa đổi Luật HN&GĐ năm 2014 theo hướng bổ sung quy định về căn cứ để Tòa án giải quyết ly hôn như quy định của Điều 89 Luật HN&GĐ năm 2000. Theo đó, Điều 89 Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định với nội dung thống nhất về căn cứ ly hôn cho các trường hợp ly hôn do luật định (thuận tình ly hôn và ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ, chồng). “Căn cứ cho ly hôn: Tòa án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Tòa án quyết định cho ly hôn. Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn”

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 310 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Căn cứ ly hôn trong pháp luật Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số 11 (411) - T6/202038 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT 1. Quan điểm về ly hôn và căn cứ ly hôn trong thời kỳ phong kiến ở Việt Nam Xã hội phong kiến ở Việt Nam trải dài hàng ngàn năm. Trong các quan hệ xã hội, đặc biệt đối với các quan hệ HN&GĐ, tư tưởng nho giáo thống trị với những lễ giáo được thể chế trở thành pháp luật. Theo đó, bên cạnh những phong tục, tập quán, những quy định của pháp luật mang tính truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà ngày nay vẫn được gìn giữ và phát huy (sự yêu thương, cưu mang đùm bọc lẫn nhau giữa những CĂN CỨ LY HÔN TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM Nguyễn Văn Cừ* * PGS. TS. Trường Đại học Luật Hà Nội. Thông tin bài viết: Từ khóa: Căn cứ ly hôn; Luật Hôn nhân và gia đình. Lịch sử bài viết: Nhận bài : 14/4/2020 Biên tập : 16/4/2020 Duyệt bài : 18/4/2020 Article Infomation: Key words: Grounds for divorce; Law on Marriage and Family Article History: Received : 14 Apr. 2020 Edited : 16 Apr. 2020 Approved : 18 Apr. 2020 Tóm tắt: Pháp luật vê ̀hôn nhân và gia đình (HN&GĐ) của Việt Nam thực hiện và bảo hộ nguyên tắc tự do hôn nhân, trong đó có quyền tự do ly hôn của vợ chồng; với quan điểm, Nhà nước bằng pháp luật không thể bắt buộc cá nhân phải kết hôn thì cũng không thể bằng pháp luật bắt buộc vợ chồng phải duy trì quan hệ hôn nhân khi giữa vợ chồng đã có những mâu thuẫn sâu sắc và không còn mong muốn chung sống với nhau. Ly hôn được coi là tất yếu, khách quan khi hôn nhân đã “chết”1. Ly hôn không chỉ liên quan đến lợi ích của cá nhân vợ, chồng mà còn ẩn chứa, ảnh hưởng tới lợi ích của gia đình và xã hội. Bởi vậy, sự cần thiết bằng pháp luật, Nhà nước kiểm soát quyền tự do ly hôn của vợ chồng thông qua quy định về căn cứ ly hôn. Abstract: The Law on Marriage and Family of Vietnam enforces and protects the principle of the marriage freedom, including the right to divorce of the spouse; with the viewpoint, it cannot force an individual to get married by the law, it also cannot force a couple to maintain a marriage relationship by the law when deep conflicts rising between the couple and they are not willing live together. Divorce is considered indispensable and unavoidable when a marriage has “died”. Divorce is not only related to the interests of the individual and the spouse but provides potential impacts to interests of the family and society. Therefore, it is needed by law, the State to control the couple’s right to divorce freedom by the legal regulations on the ground for divorce. 1 Xem: Các Mác, Ph. Ăngghen, Toàn tập, Tập I, Hà Nội, 1978, tr.119-121. 39Số 11 (411) - T6/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT người thân thuộc trong gia đình; tình nghĩa thủy chung của vợ chồng; nghĩa vụ kính trọng, phụng dưỡng của con, cháu đối với cha mẹ, ông bà...); thì những tập tục, những quy định thể hiện sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng, giữa các con trong gia đình... cũng được duy trì như bản chất của xã hội phong kiến “trọng nam, khinh nữ”. Pháp luật bảo đảm thực hiện quyền yêu cầu ly hôn và căn cứ ly hôn thường chỉ thuộc về người chồng! Bộ luật Hồng Đức (Quốc triều hình luật thời Nhà Lê) và Bộ luật Gia Long (thời nhà Nguyễn) là hai đạo luật của xã hội phong kiến ở Việt Nam (được khảo cứu còn nguyên vẹn cho đến ngày nay), khi quy định về căn cứ ly hôn đã dựa trên cơ sở lỗi của vợ, chồng; đặc biệt là “tội”, “lỗi” của người vợ. Theo quy định về “thất xuất” của Bộ luật Hồng Đức, người chồng buộc phải bỏ (ly hôn) vợ khi người vợ bị vô tử (không có con), đa ngôn (lắm lời), ghen tuông, gian dâm với kẻ khác (ngoại tình, không chung thủy), có hành vi trộm cắp, bất kính với cha, mẹ chồng, bị ác tật2; trường hợp vợ cả, vợ lẽ phạm vào điều nghĩa tuyệt (thất xuất) mà người chồng giấu diếm, không bỏ (ly hôn) thì bị xử tội biếm, tùy theo việc nặng nhẹ3 mà xử. Đối với lỗi của người chồng, Bộ luật Hồng Đức quy định: Phàm chồng đã bỏ lửng vợ 05 tháng không đi lại (vợ được trình quán sở tại và xã quan làm chứng) thì mất vợ. Nếu vợ đã có con, thì cho hạn một năm. Vì việc quan phải đi xa thì không theo luật này. “Nếu đã bỏ vợ mà lại ngăn cấm người khác lấy vợ cũ thì phải tội biếm”4. Quy định về nội dung căn cứ ly hôn của Bộ luật Hồng Đức phản ánh xã hội và quan điểm lập pháp của nhà nước phong kiến ở Việt Nam thời kỳ này: Phân biệt đối xử giữa vợ và chồng sâu sắc; thường chỉ có người chồng mới thực hiện được quyền ly hôn vợ, còn người vợ thường không thực hiện được quyền ly hôn của mình. Nội dung của căn cứ ly hôn thể hiện sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng. 2. Quan điểm về ly hôn và căn cứ ly hôn trong thời kỳ Pháp thuộc (từ năm 1858 đến trước năm 1945) Việt Nam trải qua gần 80 năm Pháp thuộc. Giai đoạn từ năm 1858 đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, Việt Nam là một nước thuộc địa nửa phong kiến. Phỏng theo Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 1804 (Bộ luật Naponeon) của Cộng hòa Pháp, ba văn bản pháp luật đã được Nhà nước thuộc địa nửa phong kiến ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ dân sự, trong đó có các quan hệ HN&GĐ. Giai đoạn này, tư tưởng lập pháp của nhà nước tư sản đã được du nhập và thực hiện ở Việt Nam, song hành cùng hệ thống phong tục, tập quán còn rất lạc hậu của xã hội phong kiến. Ba BLDS được ban hành áp dụng ở ba miền (vùng) khác nhau (BLDS Bắc Kỳ năm 1931, BLDS Trung Kỳ năm 1936 và Tập dân luật giản yếu Nam Kỳ năm 1883). Về căn cứ ly hôn, cả ba văn bản luật này cùng với quan niệm coi hôn nhân như là một “hợp đồng”, một “khế ước” do hai bên nam, nữ thỏa thuận xác lập để chung sống trong quan hệ vợ chồng. Vì vậy, nội dung của căn cứ ly hôn cũng dựa trên cơ sở lỗi của vợ, chồng hoặc lỗi chung của hai vợ chồng dẫn tới cuộc sống chung của vợ chồng không thể tiếp tục. Ví dụ, người chồng có quyền ly 2 Xem Quốc triều hình luật, chương III (hộ hôn), 310 (Điều 27), Nxb. Tư pháp, 2013, tr.147. 3 Sđd, tr.147 4 Xem: Sđd, tr.146. Số 11 (411) - T6/202040 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT hôn vợ, khi người vợ phạm gian (ngoại tình); người vợ đã tự ý bỏ nhà chồng mà đi, tuy bách phải về mà không về; khi vợ thứ đánh chửi, bạo hành với vợ chính. Vợ có thể ly hôn chồng nếu người chồng tự ý đuổi vợ ra khỏi nhà mà không có lý do chính đáng; người chồng đã làm trái trật tự thê thiếp; hoặc người chồng đã không thi hành nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho vợ, con tùy theo tư lực. Hai vợ chồng có thể cùng ly hôn khi một bên quá khắc hành hạ, chửi rủa thậm tệ bên kia hay với tổ phụ của bên kia5... Các quy định về căn cứ ly hôn thời kỳ này đã bớt khắt khe hơn đối với người vợ; phần nào đã thể hiện sự bình đẳng của vợ chồng về ly hôn và căn cứ ly hôn. Nội dung của căn cứ ly hôn vẫn dựa trên cơ sở “lỗi” của mỗi bên vợ, chồng hoặc “lỗi” chung của cả hai vợ chồng. Quy định này dựa vào quan niệm thuần túy đã coi hôn nhân như hợp đồng dân sự, vậy nên, chỉ được phá bỏ hôn nhân khi vợ, chồng có lỗi đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ giữa vợ và chồng. 3. Quan điểm về ly hôn và căn cứ ly hôn trong thời kỳ chế độ Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam (từ 1954 đến 1975) Ở miền Nam, chính quyền Sài Gòn ban hành và thực hiện ba văn bản luật, điều chỉnh các quan hệ HN&GĐ: Luật Gia đình ngày 02/01/1959; Sắc luật số 15/64 ngày 23/7/1964 (Sắc luật số 15/64); Bộ luật Dân sự ngày 20/12/1972 (BLDS năm 1972). Về ly hôn và căn cứ ly hôn, Luật Gia đình năm 1959 đã thực hiện nguyên tắc cấm vợ chồng không được ly hôn; trường hợp đặc biệt, việc ly hôn sẽ do Tổng thống quyết định và phán quyết của Tổng thống là tối hậu (không bị kháng cáo, kháng nghị)6. Luật này chỉ chấp nhận cho hai vợ chồng được ly thân7. Sắc luật số 15/64 và BLDS năm 1972 đã ghi nhận quyền ly hôn hoặc ly thân của hai vợ chồng. Tuy nhiên, cả hai luật này vẫn quy định nội dung của căn cứ ly hôn dựa vào “lỗi” của vợ, chồng; cùng với quan niệm coi hôn nhân là một hợp đồng dân sự. Theo đó, vợ, chồng có thể xin ly hôn hoặc ly thân: vì sự ngoại tình của bên kia; vì vợ, chồng bị kết án trọng hình về thường tội; vì sự ngược đãi, bạo hành nhục mạ có tính cách thậm từ và thường xuyên làm cho vợ chồng không thể sống chung với nhau được nữa; vì có phán quyết xác định sự biệt tích của người phối ngẫu; vì người vợ hoặc chồng đã bỏ phế gia đình sau khi có phán quyết xử phạt người phạm lỗi8. Đặc biệt, BLDS năm 1972 đã dự liệu: Vợ chồng có thể xin thuận tình ly hôn nếu hôn thú được lập trên hai (2) năm và không quá hai mươi (20) năm9. Quy định về nội dung của căn cứ ly hôn dựa vào lỗi của vợ, chồng mới chỉ xem xét đến hình thức bên ngoài của quan hệ hôn nhân mà chưa phản ánh nội dung, bản chất của quan hệ hôn nhân đã thực sự cần phải chấm dứt hay chưa. Tuy nhiên, quy định này lại có ưu điểm là tránh được sự tùy tiện trong xét xử các vụ án ly hôn của Tòa án. Khi giải 5 Xem: Bộ luật Dân sự Bắc Kỳ (Điều 118, 119, 120); Bộ luật Dân sự Trung Kỳ (Điều 118, 119). 6 Xem: Điều 55 Luật Gia đình ngày 02/01/1959 dưới chế độ Ngô Đình Diệm. 7 Xem: Sđd. Điều 56. 8 Xem: Điều 63 Sắc luật số 15/64 ngày 23/7/1964; Điều 170 Bộ luật Dân sự năm 1972. 9 Xem: Sđd, Điều 170. 41Số 11 (411) - T6/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT quyết ly hôn, nếu bên nguyên đơn (vợ, chồng) chứng minh rằng bên bị đơn (chồng, vợ) có lỗi, lỗi đó đã vi phạm nghĩa vụ giữa vợ chồng theo luật định thì Tòa án có quyền xét xử cho vợ chồng ly hôn, mà không thể xử bác đơn ly hôn của đương sự. 4. Quan điểm về ly hôn và căn cứ ly hôn theo pháp luật hôn nhân và gia đình của Việt Nam từ năm 1945 đến nay - Ly hôn và căn cứ ly hôn theo Sắc lệnh số 159 - SL ngày 17/11/1950 Cách mạng tháng Tám (1945) thành công, Hồ Chủ Tịch đọc Bản tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (ngày 02/9/1945). Trong bối cảnh Nhà nước dân chủ nhân dân vừa mới ra đời, Hiến pháp năm 1946 đã ghi nhận đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện10. Theo đó, Sắc lệnh số 159 - SL ngày 17/11/1950 (Sắc lệnh số 159) của Chủ tịch nước quy định về ly hôn cũng đã quy định bảo hộ quyền tự do giá thú và tự do ly hôn bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng. Quyền gia trưởng của người chồng trong gia đình đã bị xóa bỏ. Về căn cứ ly hôn, lần đầu tiên pháp luật Việt Nam quy định những duyên cớ ly hôn bình đẳng giữa vợ chồng mà không phân biệt về phía người vợ, hay người chồng. Vợ, chồng có thể ly hôn vì một bên ngoại tình; vì một bên bị can án phạt giam; vợ, chồng bỏ nhà đi quá hai năm không có duyên cớ chính đáng; vì một bên mắc bệnh điên hay một bệnh khó chữa khỏi hoặc vợ chồng tính tình không hợp hay đối xử với nhau đến mức không thể sống chung được11. Nội dung của căn cứ ly hôn này vẫn còn được quy định dựa theo lỗi của vợ, chồng giống như những nguyên nhân, lý do ly hôn. Tuy vậy, trong điều kiện lịch sử nhất định, các quy định về ly hôn và căn cứ ly hôn theo Sắc lệnh số 159 đã thể hiện được bản chất của Nhà nước nhân dân, dân chủ và tiến bộ. - Ly hôn và căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 1959, 1986, 2000 Sau năm 1954, trong bối cảnh đất nước ta còn tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị và hệ thống pháp luật khác biệt. Ở miền Bắc, cuộc cách mạng về ruộng đất được Nhà nước thực hiện đã góp phần xóa bỏ quan hệ sản xuất phong kiến; xây dựng cơ sở kinh tế của hệ thống pháp luật mang tính dân chủ của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Đạo luật số 13 về HN&GĐ (Luật HN&GĐ năm 1959) được Quốc hội khóa I, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 29/12/1959, có hiệu lực thi hành từ ngày 13/01/1960 đã quy định những nội dung mới, mang tính dân chủ và tiến bộ hơn rất nhiều khi điều chỉnh các quan hệ HN&GĐ. Vào giai đoạn này, quan điểm lập pháp của nhà làm luật Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều từ hệ thống pháp luật của các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Đông Âu trước đây (Liên Xô, Cộng hòa dân chủ Đức, Ba Lan, Bun ga ri, Hung ga ri...). Học thuyết Mác Lênin về nhà nước và pháp luật là cơ sở để xây dựng hệ thống pháp luật ở các nước XHCN. Theo đó, quan điểm cho rằng các quan hệ xã hội trong lĩnh vực HN&GĐ cần thiết phải được điều chỉnh bằng một luật riêng (Luật Gia đình, Luật HN&GĐ), mà không thể áp đặt cách thức điều chỉnh thuần túy của các quy phạm pháp luật dân sự mang tính chất tự nguyện, bình đẳng nhưng quá 10 Xem: Điều 9 Hiến pháp năm 1946. 11 Xem: Điều 2 Sắc lệnh số 159 - SL ngày 17/11/1950 về ly hôn. Số 11 (411) - T6/202042 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT “sòng phẳng” theo kiểu trao đổi ngang giá hoặc có đền bù. Vì với những đặc điểm riêng, mang tính đặc thù của các quan hệ xã hội trong lĩnh vực HN&GĐ, yếu tố tình cảm yêu thương, gắn kết giữa các thành viên gia đình là cơ sở xây dựng gia đình tốt đẹp cho xã hội. Sự bền vững của gia đình phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tình cảm giữa những thành viên của gia đình; yếu tố tình cảm này là cái “gốc chuẩn” cho pháp luật điều chỉnh các quan hệ HN&GĐ. Bên cạnh đó, gia đình truyền thống Việt Nam luôn thể hiện sự yêu thương, cưu mang, đùm bọc lẫn nhau giữa những thành viên của gia đình được xây dựng và gìn giữ tới ngàn đời nay; cần thiết phải xây dựng một luật riêng để điều chỉnh các quan hệ HN&GĐ. Với quan niệm và thực tiễn như vậy, từ năm 1959 đến nay trong hệ thống pháp luật Việt Nam luôn có văn bản luật riêng điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực HN&GĐ (Luật HN&GĐ). Luật HN&GĐ năm 1959 thực hiện và bảo hộ quyền tự do hôn nhân của cá nhân, trong đó có quyền tự do ly hôn của vợ, chồng. Quyền ly hôn là quyền nhân thân của vợ, chồng, theo pháp luật truyền thống ở Việt Nam, chỉ với tư cách là vợ, chồng mới có quyền yêu cầu ly hôn. Về căn cứ ly hôn, Luật HN&GĐ năm 1959 quy định về căn cứ ly hôn với nội dung hoàn toàn không dựa trên cơ sở “lỗi” của vợ, chồng như trước đây. Luật quy định giải quyết ly hôn dựa vào bản chất của quan hệ hôn nhân, quan hệ vợ chồng đã tan vỡ. Theo quy định của Luật, dù vợ chồng thuận tình ly hôn hay một bên vợ, chồng có yêu cầu ly hôn, nếu hòa giải không thành và nếu xét thấy tình trạng vợ chồng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Tòa án mới được xử cho ly hôn12. Quy định này đã tạo cho Tòa án cơ chế chủ động trong xét xử các vụ việc ly hôn ở Việt Nam. Giải quyết ly hôn chính xác, theo đúng bản chất của quan hệ hôn nhân đã tan vỡ được coi là một trong những giải pháp nhằm củng cố các quan hệ gia đình trên cơ sở mới vững chắc hơn; hoàn toàn không nên hiểu là sự tự do tan vỡ gia đình. Sau ngày miền Nam Việt Nam được giải phóng, đất nước thống nhất (30/4/1975), hệ thống pháp luật nói chung, trong đó có Luật HN&GĐ năm 1959 được thực thi trên cả hai miền Nam, Bắc13. Sự phát triển của các điều kiện về kinh tế, văn hóa, xã hội và thực tiễn các quan hệ HN&GĐ ở Việt Nam thời kỳ đổi mới (từ năm 1986 đến nay) là nhu cầu khách quan để Nhà nước Việt Nam xây dựng và ban hành, hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó có pháp luật về HN&GĐ. Luật HN&GĐ năm 1986 và Luật HN&GĐ năm 2000 được xây dựng và thực hiện trên cơ sở kế thừa các nguyên tắc cơ bản của chế độ HN&GĐ từ Luật HN&GĐ năm 1959. Nội dung của hai văn bản luật này có nhiều quy định mới so với Luật HN&GĐ năm 1959, nhằm phù hợp với cơ sở kinh tế của xã hội. Trong đó, về căn cứ ly hôn, cả hai văn bản luật này vẫn dự liệu giống với Luật HN&GĐ năm 1959, với nội dung pháp lý của căn cứ ly hôn đều không dựa trên cơ sở “lỗi” của vợ, chồng mà dựa vào bản chất tan vỡ của quan hệ hôn nhân. Bên cạnh đó, với tiêu đề “căn cứ cho 12 Xem: Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959. 13 Xem: Quyết định số 76-CP ngày 25/03/1977 của Chính phủ quy định việc áp dụng pháp luật thống nhất trên cả hai miền Nam, Bắc. 43Số 11 (411) - T6/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT ly hôn”, Điều 89 Luật HN&GĐ năm 2000 đã thể hiện quan điểm chung, thống nhất trong cách hiểu, nhận thức áp dụng pháp luật về giải quyết ly hôn của Tòa án. Khi giải quyết ly hôn, Tòa án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy trình trạng vợ chồng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Tòa án quyết định cho ly hôn. Quy định như vậy đã bảo đảm sự thống nhất cả về lý luận và thực tiễn áp dụng. - Ly hôn và căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014: Trên cơ sở kế thừa và phát triển các nguyên tắc cơ bản của chế độ HN&GĐ trong các văn bản Luật HN&GĐ năm 1986, 2000, Luật HN&GĐ năm 2014 tiếp tục ghi nhận và bảo hộ quyền tự do hôn nhân của cá nhân, trong đó có quyền tự do ly hôn của vợ chồng. Tuy nhiên, Luật HN&GĐ năm 2014 đã mở rộng phạm vi người có quyền yêu cầu ly hôn. Theo quy định của Luật, trong trường hợp một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình (bị mất năng lực hành vi dân sự), đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ thì cha, mẹ, người thân thích khác cũng có quyền yêu cầu ly hôn14. Quy định này xuất phát từ thực tiễn đời sống xã hội về HN&GĐ nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng là người mất năng lực hành vi dân sự và là nạn nhận của bạo lực gia đình. Về căn cứ ly hôn, khác với Luật HN&GĐ năm 2000, Luật HN&GĐ năm 2014 không quy định về căn cứ ly hôn, mà quy định hai trường hợp ly hôn: Vợ chồng thuận tình ly hôn (Điều 55) và một bên vợ, chồng yêu cầu ly hôn (Điều 56). Điều này đã dẫn đến hai cách hiểu khác nhau về nội dung của căn cứ ly hôn. - Cách hiểu thứ nhất: Trường hợp hai vợ chồng thuận tình ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận được về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn15. Như vậy, theo cách hiểu này, trong trường hợp vợ chồng thuận tình ly hôn, Tòa án không cần phải xem xét, đánh giá giữa vợ chồng có mâu thuẫn hay không; tình trạng vợ chồng đã trầm trọng hay chưa; mục đích của hôn nhân có đạt được hay không, mà chỉ cần xem xét và thấy rằng, vợ chồng đều thưc̣ sư ̣tự nguyện xin thuận tình ly hôn; không bị cưỡng ép, không bị lừa dối; vợ chồng đã thỏa thuận được với nhau về tài sản và việc giao con chưa thành niên cho một bên nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; quyền lợi chính đáng của vợ và con được bảo đảm thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn và ghi nhận sự thỏa thuận giữa hai vợ chồng về tài sản và con chung. Nghĩa là, để giải quyết thuận tình ly hôn, cần phải có hai điều kiện cần và đủ: (1) ý chí thực sự tự nguyện thuận tình ly hôn của vợ chồng và (2) sự thỏa thuận về phân chia tài sản chung và thỏa thuận về việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chung chưa thành niên. Chúng tôi cho rằng, cách hiểu như vậy 14 Xem: Khoản 2 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. 15 Xem: Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Số 11 (411) - T6/202044 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT là không đúng với tinh thần của điều luật và thực tiễn giải quyết thuận tình ly hôn ở nước ta. Cần hiểu rằng, giải quyết ly hôn nói chung, thuận tình ly hôn giữa vợ chồng không chỉ bảo đảm lợi ích riêng tư của cá nhân vợ, chồng; mà còn có cả lợi ích của gia đình, của xã hội. Đặc biệt, về thủ tục tố tụng, từ trước đến nay, theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, khi giải quyết ly hôn (cả trường hợp thuận tình ly hôn và ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ, chồng) thì Tòa án đều phải tiến hành thủ tục hòa giải nhằm giải quyết mâu thuẫn, xung đột giữa vợ chồng để đoàn tụ gia đình. Điều 89 Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định căn cứ cho ly hôn được áp dụng đối với cả hai trường hợp ly hôn theo luật định (thuận tình ly hôn và ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ, chồng). Điều đó cho thấy, ý chí thực sự tự nguyện ly hôn của vợ chồng không phải là một căn cứ ly hôn riêng biệt. - Cách hiểu thứ hai: Có ba căn cứ ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ, chồng, cụ thể là: + Nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được; + Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn; + Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia. Cách hiểu này cũng không đúng với tinh thần của điều luật. Bởi lẽ, quy định về nội dung của căn cứ ly hôn từ Luật HN&GĐ năm 1959 đến nay đều hoàn toàn không dựa trên cơ sở “lỗi” của vợ, chồng mà dựa vào bản chất của quan hệ hôn nhân đã tan vỡ. Trong mọi trường hợp ly hôn, nếu hòa giải không thành và nếu xét thấy tình trạng vợ chồng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Tòa án mới được giải quyết cho ly hôn. Vấn đề giải quyết cho vợ chồng ly hôn chỉ là việc Tòa án ghi biên bản công nhận một quan hệ hôn nhân đã “chết”; hôn nhân “tự nó” đã bị phá vỡ rồi. Trước đây, Nghị quyết số 02/2000/NQ- HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (HĐTP- TANDTC) đã hướng dẫn về xác định, áp dụng căn cứ ly hôn theo Luật HN&GĐ năm 2000, như sau: “Căn cứ cho ly hôn: a. Theo quy định tại khoản 1 Điều 89 thì Toà án quyết định cho ly hôn nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài được, mục đích của hôn nhân không đạt được. a.1. Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi: - Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hòa giải nhiều lần. - Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần. - Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ 45Số 11 (411) - T6/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình; a.2. Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn tại điểm a.1 mục 8. Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được. a.3. Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt...”. 5. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 Sau hơn 05 năm thi hành và áp dụng Luật HN&GĐ năm 2014, nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật HN&GĐ năm 201416, Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT ngày 06/01/2016 của TANDTC - VKSNDTC - BTP hướng dẫn áp dụng một số điều của Luật HN&GĐ năm 2014 đều không quy định chi tiết hoặc hướng dẫn áp dụng về nội dung căn cứ ly hôn.Trong khi đó, thực tiễn giải quyết các vụ việc ly hôn ở nước ta những năm qua cho thấy, thực trạng ly hôn phức tạp, số lượng các vụ việc ly hôn hàng năm ngày càng tăng cao; ly hôn với nhiều nguyên nhân, lý do khác nhau. Tuy nhiên, việc xét xử ly hôn tại các Tòa án lại thiếu thống nhất. Tình trạng này dẫn đến hệ quả: Có vụ việc vợ chồng đã có mâu thuẫn sâu sắc, tình cảm yêu thương gắn bó đã hết, vợ chồng không thể cùng chung sống, mục đích hôn nhân đã không thể đạt được nhưng Tòa án lại không quyết định, giải quyết cho ly hôn; có vụ việc yêu cầu ly hôn do vợ, chồng chỉ vì tự ái, sĩ diện, miễn cưỡng xin ly hôn, hôn nhân chưa đến mức cần phải chấm dứt thì Tòa án lại vội vàng giải quyết cho ly hôn đã ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, của vợ chồng, Để khắc phục bất cập nêu trên, chúng tôi cho rằng, cần sửa đổi Luật HN&GĐ năm 2014 theo hướng bổ sung quy định về căn cứ để Tòa án giải quyết ly hôn như quy định của Điều 89 Luật HN&GĐ năm 2000. Theo đó, Điều 89 Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định với nội dung thống nhất về căn cứ ly hôn cho các trường hợp ly hôn do luật định (thuận tình ly hôn và ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ, chồng). “Căn cứ cho ly hôn: Tòa án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Tòa án quyết định cho ly hôn. Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn”n 16 Xem: Nghị định sô ́126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ; Nghị định sô ́10/2015/NĐ-CP ngaà 28/01/2015 của Chính phủ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcan_cu_ly_hon_trong_phap_luat_viet_nam.pdf
Tài liệu liên quan