Một số ý kiến về những điểm mới trong quy định của bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về giám đốc thẩm

Thứ hai, việc quy định hội đồng giám đốc thẩm chủ yếu trong các trường hợp có thể từ ba đến năm người, chỉ họp hội đồng toàn Ủy ban thẩm phán hoặc Hội đồng thẩm phán trong trường hợp nếu bản án hoặc quyết định đó có tính chất phức tạp hoặc đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm năm Thẩm phán nhưng không thống nhất khi biểu quyết thông qua quyết định về việc giải quyết vụ án là linh hoạt và hiệu quả, hội đồng cũng đảm bảo tính chuyên ngành hơn; hạn chế tình trạng hội đồng không họp được vì thiếu thành viên, tiết kiệm thời gian; công sức để tập trung vào các hoạt động khác của tòa án. 7. Về thủ tục phiên toà và thẩm quyền của hội đồng giám đốc thẩm Điều 386 BLTTHS năm 2015 quy định: Sau khi chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa, một thành viên Hội đồng giám đốc thẩm trình bày bản thuyết trình về vụ án. Các thành viên khác của Hội đồng giám đốc thẩm hỏi thêm Thẩm phán thuyết trình về những điểm chưa rõ trước khi thảo luận và phát biểu ý kiến của mình về việc giải quyết vụ án. Trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị thì Kiểm sát viên trình bày nội dung kháng nghị. Trường hợp người bị kết án, người bào chữa, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng nghị có mặt tại phiên tòa thì những người này được trình bày ý kiến về những vấn đề mà Hội đồng giám đốc thẩm yêu cầu. Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về quyết định kháng nghị và việc giải quyết vụ án. Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng tại phiên tòa giám đốc thẩm tranh tụng về những vấn đề liên quan đến việc giải quyết vụ án. Chủ tọa phiên tòa phải tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng trình bày hết ý kiến, tranh luận dân chủ, bình đẳng trước Tòa án. Các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm phát biểu ý kiến của mình và thảo luận. Hội đồng giám đốc thẩm biểu quyết về việc giải quyết vụ án và công bố quyết định về việc giải quyết vụ án.

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 94 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số ý kiến về những điểm mới trong quy định của bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về giám đốc thẩm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soá 4/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 45 MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2015 VỀ GIÁM ĐỐC THẨM Phan Thị Thanh Mai1 Tóm tắt: Giám đốc thẩm là một thủ tục đặc biệt được áp dụng khi bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị phát hiện có những vi phạm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án. Do đó, đây là một thủ tục có tầm quan trọng rất lớn trong việc đảm bảo tính hợp pháp, chính xác của bản án. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã có những quy định sửa đổi về điều này. Bài viết này sẽ làm rõ những sửa đổi đó, bao gồm sửa đổi về căn cứ kháng nghị, về phát hiện, thông báo bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại; về thẩm quyền giám đốc thẩm; về thủ tục phiên toà và thẩm quyền của hội đồng giám đốc thẩm... Từ khóa: Giám đốc thẩm, Bản án, Quyết định của tòa án Nhận bài: 05/5/2017; Hoàn thành biên tập: 28/6/2017; Duyệt đăng: 01/8/2017 Abstract: Cassation is a special procedure applied when a valid judgment, decision of the court detected serious violations in handling the case. Therefore, it is a very important procedure in ensuring legality, accuracy of the judgment. The criminal Code 2015 contains regulations amended regarding to this issue. This article highlights those amended points, including amendments on grounds of protest,finding, informing legally valid judgment, decision to be reviewed;authority of cassation;procedure of the court hearing and authority of cassation panel... Keywords: Cassation, Judgment, Court’s decision Date of receipt: 05/52017; Date of revision: 28/6/2017; Date of approval: 01/8/2017 Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 đã có những sửa đổi, bổ sung về thủ tục giám đốc thẩm. Những sửa đổi, bổ sung này về cơ bản đã khắc phục được một số những hạn chế, bất cập của trong quy định về thủ tục giám đốc thẩm trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. Bên cạnh đó, vẫn còn có những quy định chưa thật sự rõ ràng và có thể dẫn đến những cách hiểu không thống nhất. Những quy định mới này rất cần được cơ quan có thẩm quyền giải thích, hướng dẫn để làm rõ, thống nhất nhận thức về nội dung để có thể thi hành thống nhất trong thực tiễn tố tụng. Về căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm Theo Điều 371 BLTTHS năm 2015, bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây: - Kết luận trong bản án hoặc quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; - Có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong khi điều tra, truy tố hoặc xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án; - Có những sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật. Khác với quy định của BLTTHS năm 2003 về căn cứ giám đốc thẩm, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 không quy định “việc điều tra xét hỏi tại phiên tòa phiến diện hoặc không đầy đủ” là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Thay đổi này là hợp lý vì nếu coi đây là phản ánh mức độ nhận thức của người có thẩm quyền xét xử là chưa toàn diện, chưa đầy đủ thì việc xác định thế nào là phiến diện, không đầy đủ rất trừu tượng, không cụ thể, rất khó để cho rằng đó là vi phạm pháp luật (đòi hỏi phải xác định được quy phạm pháp luật nào bị vi phạm). Còn coi việc điều tra xét hỏi tại phiên tòa phiến diện, không đầy đủ là việc người có thẩm quyền xét xử vi phạm nghiêm trọng những quy định cụ thể của Bộ luật tố 1 Tiến sỹ, Trường Đại học Luật Hà Nội HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 46 tụng hình sự về việc triệu tập, xét hỏi, tranh tụng tại phiên tòa dẫn đến việc nhận thức phiến diện, không đầy đủ thì việc vi phạm đó là thuộc căn cứ “có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong khi điều tra, truy tố hoặc xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án”, không cần phải quy định thành căn cứ độc lập. Điểm mới thứ hai trong quy định về căn cứ giám đốc thẩm là hạn chế căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm khi có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong khi điều tra, truy tố hoặc xét xử. Theo quy định của BLTTHS năm 2015, chỉ kháng nghị giám đốc thẩm khi “có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong khi điều tra, truy tố hoặc xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án”. Những vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong khi điều tra, truy tố hoặc xét xử mà không dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án thì không phải là căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm. Quy định mới này được đánh giá là “rất đúng đắn và có ý nghĩa thực tiễn cực kỳ quan trọng... Bằng bổ sung này, Bộ luật Tố tụng hình sự đã giải quyết được tranh luận thế nào là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, đồng thời giải quyết được loại trừ tình trạng kháng nghị tràn lan trong thực tiễn”2. Trước đây, trong Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA- TANDTC ngày 27 tháng 08 năm 2010 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn thi hành các quy định của BLTTHS về trả hồ sơ để điều tra bổ sung có quy định: vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng là trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định đã xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng hoặc làm ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan và toàn diện của vụ án3. Có thể nói, hướng dẫn này ngoài việc chỉ rõ vi phạm thủ tục là không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định thì còn chỉ rõ chỉ coi là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng khi việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định dẫn đến hậu quả xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng hoặc làm ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan và toàn diện của vụ án. Hướng dẫn tại Thông tư 01/2010 đã đưa ra cách xác định cụ thể thế nào là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, nhưng nếu nói là đã thực sự cụ thể chưa thì vẫn cần cụ thể hơn vì để giải thích thế nào là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng thì Thông tư 01/2010 lại dùng hậu quả xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng để giải thích, và lại cần phải giải thích thế nào là xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng. Quy định mới về căn cứ “có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong khi điều tra, truy tố hoặc xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án” đã kế thừa quy định của BLTTHS năm 2003 đồng thời kế thừa nội dung của Thông tư 01/2010. Tuy nhiên, vẫn còn có những điểm chưa rõ ràng trong quy định này. Thứ nhất, quy định “có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong khi điều tra, truy tố hoặc xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án” có sự trùng lặp, không rõ ràng về nội dung, có 2 PGS.TS. Nguyễn Hòa Bình chủ biên, (2016), Những nội dung mới trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.336. 3 Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT- VKSNDTC-BCA-TANDTC ngày 27 tháng 08 năm 2010 “Hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổ sung”. Soá 4/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 47 thể dẫn đến việc không thống nhất trong nhận thức và áp dụng. Khi giải quyết vụ án, ngoài việc phải lựa chọn đúng quy phạm pháp luật nội dung (luật hình sự, luật dân sự...) để giải quyết thì còn phải đúng trình tự, thủ tục luật định (luật tố tụng). Vì vậy, “sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án” có thể là sai lầm nghiêm trọng về hình thức giải quyết hoặc sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết về nội dung vụ án. Trường hợp thứ nhất, nếu “sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án” là sai lầm nghiêm trọng về mặt hình thức giải quyết thì “có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong khi điều tra, truy tố hoặc xét xử” chính là “sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án” về hình thức tố tụng, việc quy định như vậy là trùng lặp và không cần thiết. Trường hợp thứ hai, nếu quy định vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong khi điều tra, truy tố hoặc xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án về nội dung (oan hoặc sai về phần hình sự hay phần giải quyết bồi thường thiệt hại...) thì căn cứ này lại trùng một phần nội dung với căn cứ thứ ba “có những sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật”. Mặt khác, nếu hiểu căn cứ này theo hướng chỉ khi vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong khi điều tra, truy tố hoặc xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án về nội dung thì không hợp lý vì sẽ bỏ qua rất nhiều trường hợp vi phạm pháp luật nghiêm trọng, chứa đựng nguy cơ các quyền con người trong tố tụng hình sự bị xâm phạm mà không bị hủy án. Ví dụ, điều tra viên có hành vi bức cung, hành vi đó là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Tuy nhiên, hậu quả của việc bức cung đó có thể dẫn đến việc bị can khai đúng hoặc khai sai và hậu quả là giải quyết vụ án về nội dung có thể đúng hoặc sai. Nếu chỉ trong trường hợp phải có sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án (hiểu theo hướng sai lầm trong việc giải quyết về nội dung vụ án) mới là căn cứ để kháng nghị giám đốc thẩm thì rõ ràng là đã bỏ qua những trường hợp vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và không bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội trong trường hợp này. Thứ hai, cụm từ “nghiêm trọng”đã được sử dụng hai lần trong điều khoản này. Cả hai từ nghiêm trọng này đều phải làm rõ để có thể áp dụng pháp luật thống nhất. Nếu không có hướng dẫn cụ thể, rất có thể trong quá trình giải quyết vụ án, những người có thẩm quyền tố tụng có thể có những cách đánh giá khác nhau về mức độ nghiêm trọng hay không nghiêm trọng, từ đó dẫn đến việc quyết định có kháng nghị hay không kháng nghị giám đốc thẩm. Vì vậy, theo chúng tôi, nên quy định căn cứ này với nội dung “có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong khi điều tra, truy tố, xét xử” đồng thời cần có văn bản giải thích pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn cụ thể. Điểm mới thứ ba trong quy định về căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm đó là căn cứ “có những sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng Bộ luật hình sự” trong Điều 273 BLTTHS năm 2003 được sửa đổi là “có những sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật”. Quy định này có tính phổ quát bao hàm được mọi sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật mà không chỉ là những sai lầm trong áp dụng Bộ luật hình sự như định tội danh sai; áp dụng khung hình phạt sai; quyết định hình phạt sai; cho hưởng án treo sai và những sai lầm nghiêm trọng khác dẫn đến việc bị cáo bị xét xử quá nặng hoặc quá nhẹ... mà còn là những sai lầm nghiêm trọng trong áp dụng pháp luật dân sự khi giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự. Tuy nhiên, việc quy định “có những sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật” có phạm vi quá rộng. Căn cứ này có một phần nội dung chồng lấn với căn cứ “có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong khi điều tra, truy tố hoặc xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án”. Hơn nữa, căn cứ này bao hàm tất cả các căn cứ khác của giám đốc thẩm, thậm chí cả căn cứ tái thẩm. 48 HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức, quyền lực nhà nước được thực hiện thông qua những cơ quan nhà nước có thẩm quyền (hoặc tổ chức xã hội khi được nhà nước giao quyền) nhằm cá biệt hóa những quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể. Quá trình áp dụng pháp luật gồm các bước xác định, phân tích, đánh giá sự việc thực tế đã xảy ra; lựa chọn quy phạm pháp luật; ban hành văn bản áp dụng pháp luật; tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luật đã ban hành. Quá trình áp dụng pháp luật phải theo hình thức thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định4. Như vậy, căn cứ này bao gồm tất cả những sai lầm trong việc xác định đúng sự việc thực tế đã xảy ra; sai lầm trong việc lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp với trường hợp cụ thể; sai lầm trong việc ra văn bản áp dụng pháp luật; sai lầm trong việc tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luật cả về nội dung cũng như hình thức, thủ tục tố tụng. Vì vậy, theo chúng tôi, cần phải hạn chế lại căn cứ này để phân biệt căn cứ này với các căn cứ với nội dung “có sai lầm nghiêm trọng trong việc lựa chọn quy phạm pháp luật hình sự và pháp luật dân sự khi ra bản án hoặc quyết định” 2. Về phát hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm và thủ tục thông báo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm Ngoài việc giữ lại nội dung về việc phát hiện và thông báo phát hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm và thủ tục thông báo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, Điều 372 BLTTHS năm 2015 có một số điểm mới sau: - Mở rộng hơn phạm vi chủ thể phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và thông báo cho người có thẩm quyền kháng nghị không chỉ là người bị kết án, cơ quan, tổ chức và mọi công dân mà được mở rộng là mọi cá nhân, kể cả người nước ngoài. Quy định này không chỉ bảo đảm quyền con người mà còn thúc đẩy hơn nữa việc phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. - Bổ sung quy định về việc Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu phải thực hiện việc kiểm tra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp dưới để phát hiện vi phạm pháp luật và kiến nghị người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm. Cụ thể, Tòa án nhân dân cấp tỉnh phải thực hiện việc kiểm tra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện để phát hiện vi phạm pháp luật và kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét kháng nghị. Tòa án quân sự cấp quân khu thực hiện việc kiểm tra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự khu vực để phát hiện vi phạm pháp luật và kiến nghị Chánh án Tòa án quân sự trung ương xem xét kháng nghị. Khi thực hiện công tác giám đốc việc xét xử, kiểm sát việc xét xử hoặc qua các nguồn thông tin khác mà Tòa án, Viện kiểm sát phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì thông báo ngay bằng văn bản cho người có thẩm quyền kháng nghị. Bổ sung một điều luật về thông báo thông báo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm (Điều 374) trong đó quy định rõ thông báo bằng hình thức văn bản hoặc trực tiếp với Tòa án, Viện kiểm sát gần nhất kèm chứng cứ, tài liệu, đồ vật (nếu có). Cá nhân thông báo phải ký tên hoặc điểm chỉ, cơ quan, tổ chức thông báo thì đại diện theo pháp luật của cơ quan tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu. 4 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật, Hà Nội năm 1994, tr.316 - tr.324 Soá 4/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 49 3. Những người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm Theo quy định tại Điều 373 BLTTHS năm 2015, thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao vẫn có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao và tòa án các cấp, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương vẫn có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực. Do có sự thay đổi về tổ chức tòa án nhân dân nên thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm cũng có những thay đổi nhất định. Chánh án tòa án nhân dân cấp tỉnh, chánh án tòa án quân sự cấp quân khu; viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, viện trưởng viện kiểm sát quân sự cấp quân khu không có quyền kháng nghị giám đốc thẩm. Chủ thể mới có quyền kháng nghị giám đốc thẩm là Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ. 4. Về thủ tục thông báo, tiếp nhận thông báo, chuyển hồ sơ vụ án để xem xét và quyết định kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm Trước đây, Bộ luật tố tụng hình sự không quy định thủ tục tiếp nhận thông báo, chuyển hồ sơ vụ án để xem xét và quyết định kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Điều 374, 375, 376 BLTTHS năm 2015 đã quy định chi tiết cụ thể về thủ tục này. Cụ thể: Quy định rõ thủ tục tiếp nhận: Khi nhận được thông báo bằng văn bản thì Tòa án, Viện kiểm sát phải vào sổ nhận thông báo. Khi người bị kết án, cơ quan, tổ chức, cá nhân trình bày trực tiếp về vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì Tòa án, Viện kiểm sát phải lập biên bản; nếu người thông báo cung cấp chứng cứ, tài liệu, đồ vật thì Tòa án, Viện kiểm sát phải lập biên bản thu giữ. Tòa án, Viện kiểm sát đã nhận thông báo, lập biên bản phải gửi ngay thông báo, biên bản kèm theo chứng cứ, tài liệu, đồ vật (nếu có) cho người có thẩm quyền kháng nghị và thông báo bằng văn bản cho người bị kết án, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã kiến nghị, đề nghị biết. Quy định rõ về thủ tục và thời gian chuyển hồ sơ để nghiên cứu: Đây là quy định mới được bổ sung trong BLTTHS năm 2015. Trường hợp cần thiết phải nghiên cứu hồ sơ vụ án để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm thì Tòa án, Viện kiểm sát có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản để Tòa án đang quản lý hồ sơ chuyển hồ sơ vụ án. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, Tòa án đang quản lý hồ sơ vụ án phải chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án, Viện kiểm sát đã yêu cầu. Trường hợp Tòa án và Viện kiểm sát cùng có văn bản yêu cầu thì Tòa án đang quản lý hồ sơ vụ án chuyển hồ sơ cho cơ quan yêu cầu trước và thông báo cho cơ quan yêu cầu sau biết. Khi xác định có căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm thì người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm. Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm có các nội dung chính: Số, ngày, tháng, năm của quyết định; người có thẩm quyền ra quyết định; số, ngày, tháng, năm của bản án, quyết định bị kháng nghị; nhận xét, phân tích những vi phạm pháp luật, sai lầm của bản án, quyết định bị kháng nghị; căn cứ pháp luật để quyết định kháng nghị; quyết định kháng nghị toàn bộ hay một phần bản án, quyết định; tên của Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm vụ án; yêu cầu của người kháng nghị. 50 HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 5. Về việc gửi quyết định kháng nghị giám đốc thẩm; thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị Điều 380 BLTTHS năm 2015 quy định đầy đủ hơn về việc gửi quyết định kháng nghị giám đốc thẩm. Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm không chỉ gửi cho Tòa án đã ra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm, người bị kết án và những người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến nội dung kháng nghị như trước đây mà còn gửi cho cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án dân sự và Viện kiểm sát có thẩm quyền. Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải gửi quyết định kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát phải gửi lại hồ sơ vụ án cho Tòa án. Trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương kháng nghị thì quyết định kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án phải gửi ngay cho Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm. Điều 381 BLTTHS năm 2015 quy định đầy đủ, rõ ràng hơn quy định trong BLTTHS năm 2003. Ngoài quy định về bổ sung và rút kháng nghị, Điều 381 BLTTHS năm 2015 còn bổ sung quy định về thay đổi kháng nghị; bổ sung quy định về thủ tục bổ sung, thay đổi, rút kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải bằng quyết định, việc bổ sung, thay đổi kháng nghị tại phiên tòa được ghi vào biên bản phiên tòa; quy định rõ hậu quả pháp lý của rút kháng nghị dẫn đến việc đình chỉ xét xử xét xử giám đốc thẩm. 6. Về thẩm quyền giám đốc thẩm Theo Luật Tổ chức tòa án nhân dân, hệ thống tòa án nhân dân có sự thay đổi dẫn đến những thay đổi về thẩm quyền, trong đó có thẩm quyền giám đốc thẩm. Theo Điều 382 BLTTHS năm 2015 quy định: - Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm ba Thẩm phán đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị hoặc bằng Hội đồng toàn thể Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao nếu các bản án, quyết định đó có tính chất phức tạp hoặc đã được Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm ba Thẩm phán nhưng không thống nhất khi biểu quyết thông qua quyết định về việc giải quyết vụ án. - Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực bị kháng nghị. - Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm năm Thẩm phán đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương bị kháng nghị hoặc bằng Hội đồng toàn thể Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nếu bản án hoặc quyết định đó có tính chất phức tạp hoặc đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm năm Thẩm phán nhưng không thống nhất khi biểu quyết thông qua quyết định về việc giải quyết vụ án. Khi xét xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng toàn thể Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao, Hội đồng toàn thể Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương, Hội đồng toàn thể thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia và do Chánh án của các tòa án đó làm chủ tọa phiên tòa. Quyết định của Hội đồng toàn thể phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành; nếu không được quá nửa số thành viên của Hội đồng toàn thể Thẩm phán tán thành thì phải hoãn phiên tòa. Trong thời Soá 4/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 51 hạn 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa thì Hội đồng toàn thể Thẩm phán phải mở phiên tòa xét xử lại vụ án. Bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị thuộc thẩm quyền giám đốc thẩm của các cấp khác nhau thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm toàn bộ vụ án. Theo quy định này có thể thấy quy định về thẩm quyền giám đốc thẩm có một số điểm mới sau: Thứ nhất, phạm vi thẩm quyền giám đốc thẩm đã thu hẹp đáng kể. Các Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự cấp quân khu không có thẩm quyền giám đốc thẩm mà chỉ có Tòa án cấp cao, Tòa án quân sự Trung ương và Tòa án tối cao có quyền giám đốc thẩm. Việc không quy định thẩm quyền giám đốc thẩm ở cấp tỉnh là thay đổi hợp lý. Giám đốc thẩm là thủ tục nhằm kiểm tra tính hợp pháp của các bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định giám đốc thẩm khi phân tích rõ những sai lầm trong hoạt động xét xử của tòa án cấp dưới mang tính hướng dẫn áp dụng pháp luật. Vì vậy, thẩm quyền giám đốc thẩm càng tập trung bao nhiêu càng bảo đảm hướng dẫn áp dụng thống nhất bấy nhiêu. Mặt khác, thay đổi đó cũng phù hợp với thay đổi về tổ chức Tòa án nhân dân theo hướng tòa án cấp tỉnh, tòa án quân sự cấp quân khu chủ yếu xét xử phúc thẩm. Thứ hai, việc quy định hội đồng giám đốc thẩm chủ yếu trong các trường hợp có thể từ ba đến năm người, chỉ họp hội đồng toàn Ủy ban thẩm phán hoặc Hội đồng thẩm phán trong trường hợp nếu bản án hoặc quyết định đó có tính chất phức tạp hoặc đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm năm Thẩm phán nhưng không thống nhất khi biểu quyết thông qua quyết định về việc giải quyết vụ án là linh hoạt và hiệu quả, hội đồng cũng đảm bảo tính chuyên ngành hơn; hạn chế tình trạng hội đồng không họp được vì thiếu thành viên, tiết kiệm thời gian; công sức để tập trung vào các hoạt động khác của tòa án. 7. Về thủ tục phiên toà và thẩm quyền của hội đồng giám đốc thẩm Điều 386 BLTTHS năm 2015 quy định: Sau khi chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa, một thành viên Hội đồng giám đốc thẩm trình bày bản thuyết trình về vụ án. Các thành viên khác của Hội đồng giám đốc thẩm hỏi thêm Thẩm phán thuyết trình về những điểm chưa rõ trước khi thảo luận và phát biểu ý kiến của mình về việc giải quyết vụ án. Trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị thì Kiểm sát viên trình bày nội dung kháng nghị. Trường hợp người bị kết án, người bào chữa, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng nghị có mặt tại phiên tòa thì những người này được trình bày ý kiến về những vấn đề mà Hội đồng giám đốc thẩm yêu cầu. Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về quyết định kháng nghị và việc giải quyết vụ án. Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng tại phiên tòa giám đốc thẩm tranh tụng về những vấn đề liên quan đến việc giải quyết vụ án. Chủ tọa phiên tòa phải tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng trình bày hết ý kiến, tranh luận dân chủ, bình đẳng trước Tòa án. Các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm phát biểu ý kiến của mình và thảo luận. Hội đồng giám đốc thẩm biểu quyết về việc giải quyết vụ án và công bố quyết định về việc giải quyết vụ án. Điểm mới cơ bản trong quy định về thủ tục phiên tòa đó là bổ sung quy định về tranh tụng tại phiên tòa. Hiến pháp năm 2013 và BLTTHS năm 2015 đều quy định nguyên tắc “tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” mà không quy định bảo đảm tranh tụng trong xét lại. Với quy định này, ranh giới và sự khác nhau cơ bản về tính chất của xét xử và xét lại dường như đã bị xóa nhòa và giám đốc thẩm giống như cấp xét xử thứ ba. Điều này còn được khẳng định rõ nét hơn trong quy định 52 HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP về thẩm quyền của hội đồng giám đốc thẩm. Hội đồng giám đốc thẩm ngoài các quyền như quy định trước đây đó là quyền ra những quyết định: không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị; hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm bị hủy, sửa không đúng pháp luật; hội đồng giám đốc thẩm hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại; hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án; sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì Điều 388 BLTTHS năm 2015 còn bổ sung quy định về việc Hội đồng giám đốc thẩm có quyền sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Theo quy định tại điều này, Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật khi có đủ các điều kiện: Các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án đã rõ ràng, đầy đủ và việc sửa bản án, quyết định không làm thay đổi bản chất của vụ án, không làm xấu đi tình trạng của người bị kết án, không gây bất lợi cho bị hại, đương sự. Có ý kiến cho rằng “Quy định này nhằm bảo đảm trên thực tiễn khi xét xử vụ án theo trình tự giám đốc thẩm có nhiều trường hợp đã rõ ràng về chứng cứ, không cần phải xét xử lại như có đủ căn cứ để giảm nhẹ hình phạt hoặc giảm mức bồi thường cho bị cáo nhưng do quy định hiện hành Hội đồng giám đốc thẩm không có quyền sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, chỉ được hủy án để xét xử lại làm việc giải quyết vụ án kéo dài, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của người dân, gây tốn kém, lãng phí ngân sách Nhà nước”5. Theo chúng tôi, để tránh việc vụ án phải điều tra, xét xử lại nhiều lần thì việc cần phải làm nâng cao chất lượng công tác điều tra, kiểm sát, xét xử, nâng cao chất lượng công tác hướng dẫn áp dụng pháp luật chứ không phải là việc quy định giám đốc thẩm có quyền sửa án, biến giám đốc thẩm thành cấp xét xử thứ ba. Và nếu cứ làm thay hoạt động xét xử của tòa án cấp dưới như vậy mục đích hướng dẫn áp dụng pháp luật thống nhất của giám đốc thẩm khó đạt được và chất lượng xét xử của tòa án cấp dưới khó được nâng cao. Rõ ràng, quy định Hội đồng giám đốc thẩm có quyền sửa án là không phù hợp với tính chất của giám đốc thẩm là xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực để xem có hợp pháp hay không chứ không phải xét xử lại vụ án. Quy định này cũng không phù hợp với nguyên tắc bảo đảm xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án và quyết định, nguyên tắc không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm và nhiều nguyên tắc tố tụng khác. Ngay trong Báo cáo đánh giá tác động của dự thảo BLTTHS sửa đổi, Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng đánh giá phương án quy định Hội đồng giám đốc thẩm có thẩm quyền sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật là “có thể tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn, nhưng lại không phù hợp với nguyên tắc chế độ hai cấp xét xử; thậm chí, có thể sẽ làm cho Hội đồng giám đốc thẩm trở thành cấp xét xử thứ ba. Như vậy là không phù hợp với tính chất của xét xử giám đốc thẩm”6. Hơn nữa, việc quy định Hội đồng giám đốc thẩm có quyền sửa án chưa chắc đã rút ngắn được thời gian tố tụng, bởi vì, khi quy định hội đồng giám đốc thẩm có quyền sửa án thì với tâm lý “còn nước còn tát”, tâm lý “cầu may” của người bị kết án và những người tham gia tố tụng có quyền và lợi ích pháp lý liên quan trong vụ án, chắc chắn số lượng đơn đề nghị 5 Nguyễn Văn Thuân, Quy định mới về thẩm quyền xét xử của Tòa án theo Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 Tạp chí, Kiểm sát, số 7/2016, tr.40 6 Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2015), Báo cáo đánh giá tác động của dự thảo BLTTHS (sửa đổi) Soá 4/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 53 kháng nghị giám đốc thẩm vốn đã quá tải7 sẽ tăng lên rất nhiều buộc Viện kiểm sát, Tòa án có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm phải mất nhiều thời gian để giải quyết, tạo áp lực không cần thiết cho các cơ quan này. Từ những phân tích trên, theo chúng tôi, cần bỏ quy định về việc Hội đồng giám đốc thẩm có quyền sửa án. Quy định về thủ tục giám đốc thẩm trong BLTTHS năm 2015 đã kế thừa những quy định hợp lý của BLTTHS năm 2003, đồng thời sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung mới khắc phục những điểm còn hạn chế của BLTTHS năm 2003. Tuy nhiên, chúng tôi mong muốn một số quy định về thủ tục giám đốc thẩm tiếp tục được hoàn thiện để phù hợp với tính chất của giám đốc thẩm, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự và để nâng cao hiệu quả hoạt động giám đốc thẩm. Đồng thời, rất cần có sự giải thích, hướng dẫn thi hành từ các cơ quan có thẩm quyền để triển khai thực hiện tốt BLTTTHS năm 2015 khi bộ luật này có hiệu lực thi hành./. Tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý vừa là hình thức, vừa là nội dung thể hiện mối quan hệ hữu cơ, bình đẳng giữa Nhà nước và công dân. Trợ giúp pháp lý là quyền của mỗi công dân và là chức năng xã hội, là trách nhiệm của Nhà nước. Công dân có quyền đòi hỏi Nhà nước phải cung cấp các dịch vụ pháp lý công và với bản chất vì nhân dân của mình, nên Nhà nước phải có trách nhiệm đáp ứng những yêu cầu tiếp cận với pháp luật của nhân dân. Vì vậy, xuất phát từ bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, Nhà nước phải có trách nhiệm thực hiện trợ giúp pháp lý phù hợp, nhằm bảo đảm đưa pháp luật vào cuộc sống đối với mọi tầng lớp dân cư, góp phần thực hiện quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Hiện nay, có quan điểm cho rằng Nhà nước không nên giữ vai trò nòng cốt trong hoạt động trợ giúp pháp lý, nên giao cho một tổ chức nào đó ngoài Nhà nước làm nòng cốt, xã hội hóa toàn bộ công tác này như hoạt động công chứng, còn Nhà nước chỉ giữ vai trò quản lý điều phối nguồn lực bảo đảm cho các đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý được hưởng dịch vụ trợ giúp pháp lý kịp thời, có chất lượng. Theo quan điểm của tác giả, trong hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí Nhà nước bắt buộc phải giữ vai trò nòng cốt trong việc thực hiện, tổ chức thực hiện và trong việc đảm bảo nguồn kinh phí với những lý do như đã luận giải ở trên. Trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay của nước ta, nếu Nhà nước không làm được điều này thì chắc chắn hoạt động trợ giúp pháp lý sẽ không hiệu quả và bảo đảm chất lượng vì đây là hoạt động hoàn toàn không vì mục tiêu lợi nhuận./. Tài liệu tham khảo: 1. Kỷ yếu 10 năm hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam hướng phát triển. 2. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, Tr.129. 3. Nghị Quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII). VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY (Tiếp theo trang 44) 7 Trương Công Lý, Việc xem xét lại quyết định, bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân các cấp trong những năm qua - Thực trạng và giải pháp (26/10/2016). Trong bài viết này tác giả đưa ra số liệu Tòa án đã giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm năm 2013 đạt 63,3%; năm 2014 đạt 60.05%; năm 2015 đạt 50,9%; năm 2016 đạt 30,4% trên tổng số đơn đề nghị giám đốc thẩm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_y_kien_ve_nhung_diem_moi_trong_quy_dinh_cua_bo_luat_t.pdf
Tài liệu liên quan