Về mặt lý thuyết và thực tế, biên bản góp vốn
là văn bản do các thành viên lập ra và có chữ ký
xác nhận của người đại diện theo pháp luật của
công ty. Như vậy sự kiện góp vốn của các thành
viên được chứng kiến bởi các thành viên còn lại
và người đại diện theo pháp luật của công ty.
Trong khi đó, các giấy tờ khác chỉ do người đại
diện theo pháp luật của công ty ký và đóng dấu.
Hơn nữa, việc xác định số vốn đã góp dựa trên
biên bản góp vốn là phương án tốt nhất để hài
hòa lợi ích của tất cả các thành viên và công ty.
Vì vậy, số liệu ghi trong biên bản góp vốn cần
được ưu tiên áp dụng cao nhất. Tiếp đến, phiếu
thu (hoặc tương đương) là tài liệu ghi nhận thành
viên đã thực tế góp vốn vào công ty, số vốn đã
thực tế góp vào công ty. Một liên của phiếu thu
được giao cho thành viên đã góp vốn, một liên
lưu trữ tại công ty. Phiếu thu (hoặc tương đương)
được lập ngay tại thời điểm người góp vốn
chuyển giao tài sản góp vốn cho công ty. Vì vậy,
số liệu phản ánh trong phiếu thu có độ tin cậy
cao và cần được ưu tiên thứ hai. Sau đó là giấy
chứng nhận góp vốn là một văn bản được công ty
phát hành cho thành viên công ty ghi nhận phần
vốn mà thành viên đã góp vào công ty. Đây là
văn bản mà thành viên sử dụng để chứng minh
phần vốn đã góp vào công ty. Giấy chứng nhận
góp vốn có thể được phát hành cho thành viên
sau thời điểm người này chuyển giao tài sản góp
vốn cho công ty. Do đó, về mặt lý thuyết độ tin
cậy của thông tin trong giấy chứng nhận góp vốn
sẽ thấp hơn phiếu thu (hoặc tương đương). Nên
số liệu ghi trong văn bản này được ưu tiên thứ
ba. Mặc dù không được cấp cho thành viên,
nhưng sổ đăng ký thành viên do công ty lập ra
để xác nhận tư cách thành viên của các thành
viên trong công ty, ghi nhận phần vốn mà từng
thành viên đã góp. Do đó, số liệu ghi trong sổ
đăng ký cổ đông được ưu tiên thứ tư. Cuối cùng
là sổ sách kế toán.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 210 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Căn cứ xác định phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo luật doanh nghiệp năm 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
24
CĂN CỨ XÁC ĐỊNH PHẦN VỐN GÓP CỦA THÀNH VIÊN CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN THEO
LUẬT DOANH NGHIỆP NĂM 2014
Nguyễn Hợp Toàn1
Tóm tắt: Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã phân định rõ vốn cam kết góp và vốn đã góp của các thành
viên công ty sáng lập trách nhiệm hữu hạn (TNHH) hai thành viên trở lên. Các văn bản ghi nhận vốn
cam kết góp là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Điều lệ công ty. Trong khi đó các văn bản xác
nhận vốn đã góp bao gồm biên bản góp vốn, giấy chứng nhận góp vốn, sổ đăng ký thành viên, phiếu thu,
sổ sách kế toán. Trường hợp lý tưởng nhất là có đầy đủ các văn bản trên. Tuy nhiên, trên thực tiễn không
phải trường hợp nào cũng có đầy đủ các giấy tờ trên. Vì vậy, văn bản hướng dẫn thi hành Luật Doanh
nghiệp năm 2014 cần xây dựng những quy tắc theo hướng không bắt buộc phải có đủ các giấy tờ trên
để chứng minh phần vốn đã góp.
Từ khóa: Vốn cam kết góp; vốn đã góp; thành viên; công ty TNHH.
Ngày nhận bài: 15/3/2017; Ngày hoàn thành biên tập: 10/5/2017; Ngày duyệt đăng: 1/6/2017.
Abstract: The enterprise Law 2014 has defined clearly pledged capital and contributed capital of
founding members of the limited company from 2 members. It is realized in the documents that pledged
capital is Certificate of enterprise register, Company charter while contributed capital includes minutes
of contributing capital, book of member register, payslip, accounting book. It is ideal to have all above
mentioned documents However, in reality, not all cases have full documents. Therefore, document guiding
the implementation of the Enterprise Law 2014 needs to develop regulations under the way of not being
compulsory to have all documents to prove the contributed capital.
Keywords: Pledged capital; contributed capital; members; limited company.
Date of receipt: 15/3/2017; Date of revision: 10/5/2017; Date of approval: 1/6/2017
1. Vốn điều lệ của công ty
Theo khoản 29 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm
2014: “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các
thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập
công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh ”
Vốn là tài sản của doanh nghiệp2. Khi tham gia các
giao dịch với công ty, các đối tác luôn mong muốn
rằng công ty có đầy đủ năng lực tài chính để thực
hiện hợp đồng hoặc trả nợ trong trường hợp rủi ro.
Về nguyên tắc chung, rong thời gian hoạt động,
thành viên công ty không phải chịu trách nhiệm trực
tiếp cho các khoản nợ của công ty. Do vậy, chủ nợ
không thể buộc thành viên công ty thanh toán cho
chủ nợ các khoản nợ của công ty trừ những trường
hợp đặc thù do pháp luật quy định. Tuy nhiên, nếu
pháp luật không có các quy định chặt chẽ thì thành
viên công ty sẽ có xu hướng không góp vốn, góp
vốn không đủ vào công ty hoặc sau khi góp vốn
xong thì rút toàn bộ hoặc một phần vốn góp. Điều
này có thể gây bất lợi cho chủ nợ. Vì lẽ đó, pháp
luật cần có những quy định chặt chẽ về góp vốn và
bảo toàn vốn. Chẳng hạn, thành viên công ty phải
góp đủ vốn đã cam kết góp đúng hạn, thành viên
công ty không được rút vốn.
Nghĩa vụ căn bản của thành viên công ty được
pháp luật ấn định là nghĩa vụ góp vốn3. Như vậy,
trong quan hệ góp vốn giữa công ty với thành viên
công ty, công ty là chủ nợ và thành viên công ty là
con nợ. Khi thành lập công ty hoặc khi đăng ký góp
thêm vốn, nghĩa vụ góp vốn của thành viên công
ty được xác định trong cam kết góp vốn. “Nội dung
của các cam kết này về cơ bản được ghi nhận trong
nhiều văn bản liên quan, ví dụ trong điều lệ công ty,
trong danh sách thành viên công ty, và trong giấy
1 Tiến sỹ, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.
2 Trương Thanh Đức (2016), Luận giải về Luật Doanh nghiệp năm 2014 (36 kế sách pháp lý của doanh nghiệp),
NXB Chính trị Quốc gia, tr. 216
3 PGS.TS. Ngô Huy Cương, Giáo trình Luật thương mại – Phần chung và phần thương nhân, NXB Đại học Quốc
gia, tr.176
Soá 3/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
25
4 PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa (2009), Luật Doanh nghiệp – Tình huống – Phân tích – Bình luận, NXB Đại học Quốc
gia, tr.77
đề nghị đăng ký kinh doanh do các thành viên hoặc
đại diện của họ ký.”4
Các bên có thể thỏa thuận việc góp vốn bằng
đồng Việt Nam hoặc bằng tài sản khác. Khoản 1
Điều 35 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định:
“Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại
tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng
đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết
kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng
Đồng Việt Nam.” Thời hạn góp vốn do các bên
thỏa thuận nhưng không được quá thời hạn pháp
luật quy định. Khi thành viên công ty góp tài sản
vào công ty thì công ty trở thành chủ sở hữu của
tài sản đó. Nếu tài sản góp vốn có đăng ký quyền
sở hữu hoặc là giá trị quyền sử dụng đất thì người
góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài
sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Phần vốn góp được ghi trong Điều lệ Công
ty và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Trong nhiều trường hợp, tại thời điểm đăng ký
thành lập doanh nghiệp, các thành viên chưa góp
vốn vào công ty mà chỉ ghi trong Giấy đề nghị
đăng ký doanh nghiệp và bản dự thảo Điều lệ
công ty số vốn họ sẽ góp vào công ty. Do vậy,
phần vốn góp của mỗi thành viên được ghi trong
bản Điều lệ công ty và Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp là phần vốn cam kết góp. Quyền và
nghĩa vụ của thành viên công ty được xác định
trên cơ sở số vốn góp được ghi trong Điều lệ công
ty và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
trong thời hạn 90 ngày kể từ thời điểm được cấp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời
hạn này, quyền và nghĩa vụ của thành viên được
xác định trên cơ sở phần vốn đã góp vào công ty.
Như vậy, sau thời hạn nói trên, nếu thành viên
công ty không góp vốn thì người này sẽ không
còn tư cách thành viên. Nếu sau thời hạn nói trên,
thành viên công ty mới góp một phần vốn cam kết
góp thì quyền và nghĩa vụ của người này được xác
định trên cơ sở số vốn thực góp. Vấn đề đặt ra là
những tài liệu nào có thể được sử dụng để chứng
minh thành viên đã góp vốn.
3. Căn cứ xác định phần vốn đã góp
3.1. Các giấy tờ xác định phần vốn đã góp
Theo Khoản 5 Điều 48 Luật Doanh nghiệp
năm 2014 thì tại thời điểm góp đủ phần vốn góp,
công ty phải cấp giấy chứng nhận cho thành viên
tương ứng với giá trị phần vốn đã góp (sau đây
gọi là “giấy chứng nhận góp vốn”). Theo tinh thần
của điều luật này thì giấy chứng nhận góp vốn là
một tài liệu có giá trị chứng minh về việc thành
viên đã góp vốn vào công ty. Tuy nhiên, nếu chỉ
dựa vào quy định này khó có thể khẳng định rằng
một người chỉ cần xuất trình giấy chứng nhận góp
vốn hợp lệ thì anh ta có tư cách thành viên công
ty. Hơn nữa, quy định này không làm rõ giá trị
hiệu lực của giấy chứng nhận góp vốn trong mối
quan hệ với các tài liệu khác như sổ đăng ký thành
viên, biên bản góp vốn. Ngoài ra, khoản 1 Điều
49 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định công ty
phải lập sổ đăng ký thành viên ngay sau khi được
cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sổ
đăng ký thành viên cũng ghi nhận phần góp của
thành viên tương ứng với phần vốn đã góp. Như
vậy, theo tinh thần của điều luật này thì sổ đăng ký
thành viên cũng là tài liệu chứng minh về việc
thành viên góp vốn. Tuy nhiên, điều luật này
không xác định rõ giá trị hiệu lực của sổ đăng ký
thành viên trong mối quan hệ với các tài liệu khác
như sổ đăng ký thành viên, biên bản góp
vốn,Điều này sẽ dẫn đến những vướng mắc mà
chúng tôi sẽ phân tích ở phần tiếp theo.
Bên cạnh đó theo nghiệp vụ kế toán thì khi
thành viên góp vốn vào công ty thì công ty sẽ cấp
phiếu thu (hoặc tương đương). (Xem Khoản 1 Điều
18 Luật Kế toán).
Trong một bản án giải quyết tranh chấp giữa
các thành viên công ty, Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân
dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh nhận định:
“Xét về căn cứ pháp lý của việc góp vốn vào
công ty cần phải hội đủ các điều kiện theo quy định
của pháp luật đó là:
Phải có phiếu thu góp vốn.
Phải được thể hiện trên sổ sách kế toán của
công ty về phần vốn góp của thành viên.
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
26
Phải có giấy chứng nhận góp vốn của công ty.”5
Nếu như không có tất cả các văn bản (giấy
chứng nhận góp vốn, sổ đăng ký thành viên, phiếu
thu ghi nhận việc thành viên góp vốn vào công ty
và biên bản góp vốn) thì có đủ căn cứ để xác định
một người có phần vốn đã góp trong công ty
không. Cũng trong vụ việc vừa nêu, Tòa án Phúc
thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ
Chí Minh đã nhận định: “Xét bản án sơ thẩm, một
mặt vừa không nêu được các chứng cứ do ông
Thịnh chứng minh rằng ông đã góp vốn và mua
phần vốn chuyển nhượng của công ty,nhưng lại
xử bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn,
công nhận ông Thịnh có phần vốn góp là thiếu căn
cứ”6 Như vậy, trong trường hợp, nếu chỉ có Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Điều lệ
công ty thì không đủ căn cứ để xác định phần vốn
đã góp của thành viên.
Trên thực tế, các văn bản ghi nhận phần vốn
đã góp của thành viên bao gồm biên bản góp vốn
hoặc văn bản có giá trị tương đương (gọi chung là
biên bản góp vốn), phiếu thu (hoặc tương đương),
giấy chứng nhận góp vốn, sổ đăng ký thành viên
và trong sổ sách kế toán của công ty có ghi nhận
phần vốn đã góp của thành viên. Tuy nhiên, vẫn
có nhiều công ty không thực hiện đầy đủ những
quy định này vì nhiều lý do khác nhau. Vấn đề
đặt ra là trong những trường hợp thiếu một hoặc
một số trong những văn bản trên cần xử lý như
thế nào.
3.2. Giá trị chứng minh của các tài liệu
Các văn bản, giấy tờ chỉ có giá trị chứng minh
phần vốn đã góp của thành viên chứ bản thân các
văn bản, giấy tờ không phải là phần vốn đã góp của
thành viên. Vì vậy, việc thiếu một hoặc một số giấy
tờ nhất định không ảnh hưởng đến tư cách thành
viên của một người nếu như người này đã thực tế
góp vốn. Do đó, nếu đương sự xuất trình một giấy
tờ hợp pháp có ghi nhận việc anh ta đã góp một số
vốn nhất định thì tòa án cần thừa nhận tư cách
thành viên của người này và số vốn đã góp của anh
ta. Nếu có người phản đối thì người phản đối phải
chứng minh được giấy tờ này không hợp pháp hoặc
không trung thực.
Giá trị chứng minh của giấy chứng nhận góp
vốn: Nếu một người chỉ xuất trình được giấy
chứng nhận góp vốn mà không xuất trình được
thêm các tài liệu khác thì có đủ căn cứ chứng
minh phần vốn đã góp không. Như phần trên đã
phân tích, với quy định hiện hành, rất khó có thể
khẳng định giấy chứng nhận góp vốn đủ để chứng
minh phần vốn đã góp mà không cần các tài liệu
khác. Nếu cổ đông được cấp cổ phiếu trong công
ty cổ phần, thành viên công ty TNHH được cấp
giấy chứng nhận phần vốn góp, xác nhận tỉ lệ
phần trăm (%) số vốn mà người đó có trong công
ty.7 Như vậy, sẽ không hợp lý khi đòi hỏi một
người phải xuất trình thêm các tài liệu khác ngoài
giấy chứng nhận góp vốn để chứng minh tư cách
thành viên của mình. Để tránh những tranh chấp
đáng tiếc có thể xảy ra, chúng tôi cho rằng văn
bản hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp năm
2014 cần khẳng định rõ giấy chứng nhận góp vốn
có giá trị chứng minh một người đã góp vốn vào
công ty và có tư cách thành viên công ty. Người
có tên trong giấy chứng nhận góp vốn với số vốn
xác định trong giấy chứng nhận góp vốn không
phải xuất trình thêm bất kỳ một văn bản nào khác
để chứng minh số vốn đã góp.
Giá trị chứng minh của các giấy tờ khác: Một
người không có giấy chứng nhận góp vốn nhưng
có giấy tờ khác để chứng minh số vốn đã góp thì
có đủ căn cứ để chứng minh người này đã góp
vốn không. Giấy tờ khác có thể bao gồm: sổ đăng
ký thành viên; biên bản góp vốn; phiếu thu ghi
nhận việc thành viên đã góp vốn vào công ty; và
sổ sách kế toán. Như phần trên đã phân tích, Luật
Doanh nghiệp năm 2014 không đề cập đến hậu
5 Bản án số 18/KTPT ngày 09/03/2005, Tòa Phúc thẩm TANDTC tại thành phố Hồ Chí Minh (trích dẫn lại từ
Nguyễn Ngọc Bích & Nguyễn Đình Cung (2009), Công ty – Vốn, quản lý & tranh chấp theo luật doanh nghiệp 2005,
NXB Tri thức, tr.539)
6 Bản án số 18/KTPT ngày 09/03/2005, Tòa Phúc thẩm TANDTC tại thành phố Hồ Chí Minh (trích dẫn lại từ
Nguyễn Ngọc Bích & Nguyễn Đình Cung (2009), Công ty – Vốn, quản lý & tranh chấp theo luật doanh nghiệp 2005,
NXB tri thức, tr.545
7 PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa (2009), Luật Doanh nghiệp – Tình huống – Phân tích – Bình luận, NXB Đại học
Quốc gia, tr.79-80
Soá 3/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
27
quả pháp lý trong trường hợp không có giấy
chứng nhận góp vốn nhưng lại có tài liệu khác
chứng minh số vốn đã góp. Như vậy, Luật Doanh
nghiệp năm 2014 chưa có quy định thì chắc chắn
rằng trong trường hợp này những giấy tờ nào có
giá trị chứng minh thay thế cho giấy chứng nhận
góp vốn.
Biên bản góp vốn là tài liệu phản ánh lại sự
kiện các thành viên đã góp vốn vào công ty. Biên
bản góp vốn được lập bởi các thành viên công ty
và người đại diện theo pháp luật của công ty. Nếu
không có việc góp vốn thì các thành viên và
người đại diện theo pháp luật của công ty sẽ
không lập biên bản góp vốn. Vì vậy, văn bản
hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp năm 2014
cũng cần thừa nhận một người chỉ cần xuất trình
biên bản góp vốn trong đó có ghi nhận rõ ràng
người này đã góp vốn bằng tiền hoặc tài sản khác
vào công ty (có ghi rõ giá trị tài sản góp vốn) thì
tư cách thành viên và số vốn đã góp của người
này được thừa nhận.
Phiếu thu là tài liệu ghi nhận giao dịch kế toán
xảy ra trong công ty. Việc góp vốn đã được phản
ánh trong chứng từ kế toán này nên cần được thừa
nhận. Nếu người nào nghi ngờ tính trung thực của
phiếu thu thì cần phải chứng minh. Vì vậy, văn
bản hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp năm
2014 và án lệ cần thừa nhận một người chỉ cần
xuất trình phiếu thu hợp pháp hoặc tương đương
trong đó có ghi nhận sự kiện người này đã nộp
tiền, chuyển tiền hoặc chuyển tài sản (có ghi rõ
giá trị tài sản góp vốn) cho công ty để góp vốn thì
tư cách thành viên và số vốn đã góp của người này
được thừa nhận.
Như phần trên đã phân tích, sổ đăng ký thành
viên là một văn bản có ghi nhận các thông tin
nhân thân của thành viên góp vốn và số vốn đã
góp. Như vậy, sẽ không hợp lý nếu từ chối giá trị
chứng minh của tài liệu này. Vì lẽ đó, văn bản
hướng dẫn Luật Doanh nghiệp năm 2014 cần
khẳng định chắc chắn rằng sổ đăng ký thành viên
có giá trị chứng minh số vốn đã góp của thành
viên. Nếu như một người không có giấy chứng
nhận góp vốn nhưng có tên trong sổ đăng ký thành
viên và trong sổ đăng ký thành viên có xác nhận
số vốn đã góp của người này thì sổ đăng ký thành
viên là tài liệu chứng minh tư cách thành viên và
số vốn đã góp mà không cần thêm bất kỳ tài liệu
nào khác.
Nếu không có tất cả các giấy tờ vừa nêu trên
xác nhận một người đã góp một số vốn nhất định
nhưng trong sổ sách kế toán lại ghi nhận người này
có phần vốn góp thì liệu có đủ căn cứ để xác định
số vốn đã góp của người này không. Trong trường
hợp này, tính trung thực của sổ sách kế toán cần
được xem xét lại. Nếu không có thêm bất kỳ chứng
cứ nào chứng minh số vốn mà người này đã góp
vào công ty thì tòa án không nên công nhận phần
vốn ghi trong sổ sách kế toán. Bởi lẽ, sổ sách kế
toán chỉ ghi chép lại các giao dịch kế toán, hoạt
động thu, chi của công ty, dòng tiền ra vào trên cơ
sở các chứng từ kế toán hoặc tài liệu hợp lệ tương
đương. Như vậy, việc sổ sách kế toán có ghi nhận
một người có phần vốn góp trong công ty mà
không dựa trên các chứng từ kế toán hoặc tài liệu
hợp lệ tương đương thì thông tin này không có độ
tin cậy. Vì vậy, văn bản hướng dẫn thi thành Luật
Doanh nghiệp năm 2014 không nên công nhận giá
trị chứng minh của sổ sách kế toán nếu như không
có một trong các tài liệu như đã phân tích ở phần
trên kèm theo.
3.3. Nguyên tắc giải quyết xung đột giữa các
giấy tờ
Trong thực tiễn có thể xảy ra tình huống số
liệu về phần vốn đã góp của thành viên được phản
ánh trong các tài liệu là khác nhau. Vậy số liệu
trong tài liệu nào sẽ được ưu tiên áp dụng. Điều
đáng tiếc là Luật Doanh nghiệp năm 2014 chưa
có quy định về vấn đề này. Vì vậy nếu điều này
xảy ra trong thực tiễn, các cơ quan hữu quan sẽ
lúng túng trong việc đưa ra phương án giải quyết.
Chẳng hạn như một người xuất trình giấy chứng
nhận góp vốn có ghi nhận anh ta đã góp vốn 1 tỷ
đồng tương đương 20% vốn điều lệ của công ty.
Nếu như không có biên bản góp vốn, phiếu thu
ghi nhận số liệu khác thì đương nhiên người này
được thừa nhận là thành viên có số vốn góp là 1 tỷ
đồng tương đương 20% vốn điều lệ của công ty.
Tuy nhiên, công ty có biên bản góp vốn xác định
rằng anh ta mới chỉ góp được 500 triệu đồng
tương đương 10% vốn điều lệ của công ty. Biên
bản có chữ ký của tất cả các thành viên và người
28
đại diện theo pháp luật của công ty. Vậy trong
trường hợp này số vốn đã góp của người này là
bao nhiêu? Với quy định như hiện nay, rất khó có
câu trả lời thuyết phục.
Về mặt lý thuyết và thực tế, biên bản góp vốn
là văn bản do các thành viên lập ra và có chữ ký
xác nhận của người đại diện theo pháp luật của
công ty. Như vậy sự kiện góp vốn của các thành
viên được chứng kiến bởi các thành viên còn lại
và người đại diện theo pháp luật của công ty.
Trong khi đó, các giấy tờ khác chỉ do người đại
diện theo pháp luật của công ty ký và đóng dấu.
Hơn nữa, việc xác định số vốn đã góp dựa trên
biên bản góp vốn là phương án tốt nhất để hài
hòa lợi ích của tất cả các thành viên và công ty.
Vì vậy, số liệu ghi trong biên bản góp vốn cần
được ưu tiên áp dụng cao nhất. Tiếp đến, phiếu
thu (hoặc tương đương) là tài liệu ghi nhận thành
viên đã thực tế góp vốn vào công ty, số vốn đã
thực tế góp vào công ty. Một liên của phiếu thu
được giao cho thành viên đã góp vốn, một liên
lưu trữ tại công ty. Phiếu thu (hoặc tương đương)
được lập ngay tại thời điểm người góp vốn
chuyển giao tài sản góp vốn cho công ty. Vì vậy,
số liệu phản ánh trong phiếu thu có độ tin cậy
cao và cần được ưu tiên thứ hai. Sau đó là giấy
chứng nhận góp vốn là một văn bản được công ty
phát hành cho thành viên công ty ghi nhận phần
vốn mà thành viên đã góp vào công ty. Đây là
văn bản mà thành viên sử dụng để chứng minh
phần vốn đã góp vào công ty. Giấy chứng nhận
góp vốn có thể được phát hành cho thành viên
sau thời điểm người này chuyển giao tài sản góp
vốn cho công ty. Do đó, về mặt lý thuyết độ tin
cậy của thông tin trong giấy chứng nhận góp vốn
sẽ thấp hơn phiếu thu (hoặc tương đương). Nên
số liệu ghi trong văn bản này được ưu tiên thứ
ba. Mặc dù không được cấp cho thành viên,
nhưng sổ đăng ký thành viên do công ty lập ra
để xác nhận tư cách thành viên của các thành
viên trong công ty, ghi nhận phần vốn mà từng
thành viên đã góp. Do đó, số liệu ghi trong sổ
đăng ký cổ đông được ưu tiên thứ tư. Cuối cùng
là sổ sách kế toán...
Như vậy, văn bản hướng dẫn thi hành Luật
Doanh nghiệp năm 2014 cần xác định nguyên
tắc ưu tiên áp dụng trong trường hợp có mâu
thuẫn giữa các văn bản chứng minh vốn đã góp
như sau: (1) Biên bản góp vốn; (2) phiếu thu
hoặc tương đương; (3) giấy chứng nhận góp
vốn; (4) sổ đăng ký cổ đông; và sổ sách kế toán.
Nếu như có quy tắc này thì tòa án sẽ dễ dàng
giải quyết được tình huống giả định vừa
nêu trên.
Tóm lại, Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã
phân định rất rõ ràng giữa phần vốn cam kết góp
và phần vốn đã góp. Vì vậy, để bảo đảm quyền
và lợi ích hợp pháp của công ty và các thành viên,
quy trình và thủ tục góp vốn phải được thực hiện
đầy đủ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên,
trong thực tiễn không phải lúc nào các bên liên
quan cũng thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy
định của pháp luật. Theo nguyên tắc, phần vốn đã
góp là phần vốn mà thành viên đã thực tế góp vào
công ty. Vì vậy, văn bản hướng dẫn thi hành Luật
Doanh nghiệp năm 2014 cần có những quy định
để Tòa án có căn cứ đánh giá tài liệu, chứng cứ để
xác định xem liệu thành viên đã thực sự góp vốn
vào công ty hay chưa, số vốn đã góp thực tế là
bao nhiêu. Theo đó, không nhất thiết phải xuất
trình đầy đủ các giấy tờ, tài liệu mà chỉ cần xuất
trình một hoặc một số tài liệu hợp pháp (như đã
phân tích ở phần 3 của bài viết này). Ngoài ra,
cũng cần xây dựng nguyên tắc giải quyết xung
đột giữa các giấy tờ chứng minh phần vốn
đã góp./.
Tài liệu tham khảo:
1. Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày
26/11/2014
2. Nguyễn Ngọc Bích & Nguyễn Đình Cung
(2009), Công ty – Vốn, quản lý & tranh chấp theo
luật doanh nghiệp 2005, Nhà xuất bản tri thức
3. PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa (2009), Luật
Doanh nghiệp – Tình huống – Phân tích – Bình
luận, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
4. PGS.TS. Ngô Huy Cương, Giáo trình Luật
thương mại – Phần chung và phần thương nhân,
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
5. Trương Thanh Đức (2016), Luận giải về
Luật Doanh nghiệp năm 2014 (36 kế sách pháp
lý của doanh nghiệp), Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- can_cu_xac_dinh_phan_von_gop_cua_thanh_vien_cong_ty_trach_nh.pdf