Bệnh dị dạng động tĩnh mạch não được
Luschka và Virchow mô tả đầu tiên vào năm 1800.
Olivecrona đã phẫu thuật lấy dị dạng lần đầu tiên
vào năm1932. Thương tổn cơ bản của AVM là sự
thông nối bất thường từ động mạch sang tĩnh
mạch không qua hệ mao mạch và bệnh này
được coi như bệnh bẩm sinh do rối loạn sự phát
triển của mạch máu xảy ra tại giường mao mạch
(capillary bed). Những yếu tố sinh học phân tử
được nghĩ có vai trò quan trọng trong sự phát
triển của AVM như: yếu tố phát triển nội mô
mạch máu (VEGF) và yếu tố cơ bản phát triển
nguyên bào sợi (bFGF). Tần xuất AVM trong
dân số khoảng 0,14%(Error! Reference source not found.). Biểu
hiện lâm sàng của AVM theo tác giả Ondra(8)
nghiên cứu 166 trường hợp và theo dõi trong 24
năm tỉ lệ chảy máu là 4% hàng năm, tỉ lệ tử vong
là 2,7%/ năm. Sau thời gian theo dõi 23% bệnh
nhân trong nghiên cứu tử vong vì xuất huyết
não. Theo nhiều nghiên cứu, nguy cơ xuất huyết
não gia tăng đáng kể khi AVM kèm theo túi
phình trong búi dị dạng (intranidal aneurysm)
và tỉ lệ xuất huyết sẽ gia tăng từ 40% lên 72%(6,6).
Đây là điều cần chú ý khi điều trị bệnh lý này.
Trong nghiên cứu của chúng tôi túi phình trong
búi dị dạng gặp trong 38% các trường hợp xuất
huyết não. Về triệu chứng động kinh theo tác giả
P. Lasjaunias(6) động kinh gặp trong 10-53% các
trường hợp và sự khó kiểm soát của động kinh
là một yếu tố để chỉ định can thiệp gây tắc AVM
và việc cải thiện triệu chứng động kinh là rõ
ràng sau điều trị và việc xuất hiện mới hoặc
động kinh nhiều hơn sau điều trị là hiếm gặp.
Trong nghiên cứu này 84% bệnh nhân động
kinh sau gây tắc có sự cải thiện rõ rệt về tần
xuất và thời gian kéo dài cơn động kinh đặc
biệt có những trường hợp sau theo dõi sau gây
tắc 1 năm bệnh nhân không động kinh sau
ngưng uống thuốc động kinh trên 6 tháng.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 175 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Can thiệp nội mạch điều trị dị dạng động tĩnh mạch não tổng kết 61 trường hợp tại bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Ngoại Thần Kinh 1
CAN THIỆP NỘI MẠCH ĐIỀU TRỊ DỊ DẠNG ĐỘNG TĨNH MẠCH NÃO
TỔNG KẾT 61 TRƯỜNG HỢP TẠI BV ĐHYD TPHCM
Trần Chí Cường*, Trần Triệu Quốc Cường*, Võ Tấn Sơn**, Huỳnh Hồng Châu**
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả việc áp dụng can thiệp nội mạch trong điều trị bệnh dị dạng động
tĩnh mạch não.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Trong 3 năm từ tháng 10/2004 đến tháng 10/2007 chúng tôi
thực hiện can thiệp nội mạch điều trị cho 61 bệnh nhân bị dị dạng động tĩnh mạch não. Đây là nghiên cứu tiền
cứu, cắt ngang, mô tả. Phương pháp điều trị là chúng tôi luồn những vi ống thông (microcatheter) trong lòng
động mạch đi đến tận búi dị dạng mạch máu sau đó bơm chất gây tắc là keo sinh học N-butyl-2-cyanoacrylate
(NCBA: Histoacryl) để gây tắc búi dị dạng. Tùy theo cấu trúc của từng khối dị dạng mà can thiêp nội mạch có
thể chữa khỏi bệnh, hay chỉ điều trị làm giảm kích thước giúp cho xạ trị gama knife và phẫu thuật có thể thực hiện
được hay thực hiện với hiệu quả cao hơn.
Kết quả nghiên cứu: Trong 61 trường hợp dị dạng động tĩnh mạch não nhập viện biểu hiện lâm sàng là
động kinh 42,6%, xuất huyết não 36%, dấu thần kinh khu trú: yếu liệt vận động kèm động kinh 6,6%, đau đầu
16,4%, cơn mất ý thức, mờ mắt 11,5%, phát hiện tình cờ 1,6% ca. Phân độ theo Spetzler-Martin: grade 2
chiếm:8,2%, grade 3 chiếm 37,7%, grade 4 chiếm 39,3%, grade 5 chiếm 14,8%. Về kết quả điều trị: đạt kết quả
khỏi bệnh gây tắc được hoàn toàn khối dị dạng trong 8,6%, gây tắc khối dị dạng trên 50% chiếm:65,6%, giảm
kích thước dưới 50% chiếm 25,8%.Kích thước trước gây tắc trên 3cm chiếm81,9%, sau gây tắc 72% những bệnh
nhân này kích thước AVM còn lại dưới 3cm. Trên 70% bệnh nhân có cải thiện triệu chứng lâm sàng trước và
sau gây tắc đặc biệt là triệu chứng động kinh: sau gây tắc có sự cải thiện rõ rệt về tần xuất và thời gian cơn động
kinh. Tai biến-biến chứng: đây là phương pháp điều trị ít xâm lấn, an toàn, nên các tai biến biến chứng nói chung
có tỉ lệ thấp: các biến chứng nhẹ tự khỏi như tu máu nơi chọc kim 3,2%, nổi mẩn ngứa nghi dị ứng thuốc cản
quang 1,6%, biến chứng thần kinh thoáng qua 4,9%, Xuất huyết sau gây tắc 2,5%, không có trường hợp nào
nhiễm trùng hay tử vong sau gây tắc.
Kết luận: Can thiệp nội mạch điều trị dị dạng động tĩnh mạch não là phương pháp ít xâm lấn đang
được ứng dụng rộng rãi trên thế giới. Phương pháp này đem lại lợi ích thiết thực cho bệnh nhân từ việc có
thể chữa khỏi hoàn toàn đến việc gây tắc làm giảm kích thước giúp phẫu thuật và xạ trị có thể thực hiện
được và an toàn hơn cũng như gây tắc có thể làm cải thiện triệu chứng cho bệnh nhân nhân trong những
trường hợp quá phức tạp.
ABSTRACT
ENDOVASCULAR TREATMENT OF BRAIN ARTERIOVENOUS MALFORMATION REVIEW
61 CONSECUTIVE CASES.
Tran Chi Cuong, Tran Trieu Quoc Cuong, Vo Tan Son, Huynh Hong Chau.
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 - 2008: 241 - 246
Objectives: To evaluate the results of endovascular treatment of patients having brain arteriovenous
malformations.
* Phân khoa Ngoại Thần Kinh BV ĐHYD TP HCM
** Bộ Môn Ngoại Thần Kinh ĐHYD TP HCM
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Ngoại Thần Kinh 2
Methods: A prospective study, from October 2004 to October 2007, sixty one consecutive patients
underwent endovascular embolization procedure treatment of brain AVM. In each patient, the following were
recorded: general information; clinical symptoms; location of the arteriovenous malformation; therapeutic
interventions results; and clinical and angiographic follow-up data. The procedure were performed by using a
microcatheter approached the nidal AVM and injecting N-butyl-2-cyanoacrylate (NCBA: Histoacryl) were
followed to embolize the AVM. The result of embolization can be cure, or partial embolization, or supporting for
the second step of treatment such as open surgery or radiosurgery (gama knife) having a better result.
Results: Clinical presentation including epilepsy 42.6%, cerebral hemorrhage 36%, epilepsy and
neurological deficit 6.6%, headache 16.4%, transient unconsciousness and visual failure 11.5%, accidental
detection 1.6%. Spetzler-Martin grade: grade II: 8.2%, grade III 37.7%, grade IV 39.3%, grade V 14.8%. The
AVM were cured by only endovascular embolization in 8,6%, elimination more than 50% in 65.6%, less than
50% in 25.8%. The average diameter of AVM more than 3cm before embolization was 81.9% and it was
decreased less than 3cm in 72. The clinical symptoms were improved in 70% of patients, especially epilepsy. This
is a mini-invasive treatment so the complications are quite low. Hematoma at puncture site is 3.2%, transient
allergic reaction to contrast material: 1.6%, transient neurological complication: 4.9%, cerebral hemorrhage after
embolization: 2.5%. Neither infection nor fatality happened post embolization.
Conclusion: Endovascular treatment of brain arteriovenous malformation has been performed commonly
world-wide. Embolization can be carried out as a unique treatment, the intended goal being partial and targeted,
palliative, curative, or in combination with surgery or radiosurgery. It may be given as elective treatment or in
emergent treatment depending on the indication and circumstances.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo ước tính tỉ lệ của dị dạng động tĩnh
mạch não (BAVM) trong dân số là từ 0,14% đến
0,8% (theo Garretson 1985; Jellinger 1986). Tuy
nhiên sau phẫu tích 1529 trường hợp tử vong do
xuất huyết não tác giả Jellinger nhận thấy có 3%
là do vỡ AVM.
Theo nhiều tác giả thì sự hình thành của
AVM là do rối loạn trong quá trình phát triển và
trưởng thành của mạch máu xảy ra tại giường
mao mạch (capillary bed) tạo sự thông nối từ
động mạch không qua mao mạch mà qua một
cấu trúc mạch máu bất thường gọi là búi dị dạng
(Nidus) sau đó đổ về tĩnh mạch thường dãn to
gọi là tĩnh mạch dẫn lưu (draining vein).
Hình minh họa cấu trúc của AVM
Bệnh dị dạng động tĩnh mạch não là một
trong những nguyên nhân gây xuất huyết não tự
phát nhất là ở bệnh nhân trẻ và bệnh nhân có thể
tử vong hoặc để lại những di chứng nặng nề.
Ngày nay, cách điều trị bệnh dị dạng động tĩnh
mạch não có những bước tiến bộ vượt bậc: bên
cạnh cách điều trị phẫu thuật lấy dị dạng chúng
ta còn có phương pháp xạ trị bằng tia gama
(Gama knife), đặc biệt đối với những trường hợp
không thể phẫu thuật và xạ trị được do khối dị
dạng nằm quá sâu, vùng não chức năng quan
trọng hay kích thước khối dị dạng quá lớn thì
can thiệp nội mạch gây bít tắc khối dị dạng là
phương pháp được chọn lựa đầu tiên. Tùy theo
tính chất và cấu trúc của khối dị dạng như kích
thước, số lượng động mạch nuôi mà hiệu quả
của can thiệp nội mạch có thể đạt kết quả từ khỏi
bệnh hay gây tắc làm giảm kích thước để phẫu
thuật an toàn hay gây tắc làm giảm kích thước
để xạ trị gama knife.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá kết quả việc áp dụng can thiệp nội
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Ngoại Thần Kinh 3
mạch trong điều trị bệnh dị dạng động tĩnh
mạch não.
Đối tuợng
Tất cả những bệnh nhân được chẩn đoán xác
định dị dạng động tĩnh mạch não sau chụp
mạch máu não xóa nền DSA (Digital Subtraction
Angiography) được điều trị tại bệnh viện Đại
Học Y Dược TPHCM từ tháng 10 năm 2004 đến
tháng 10 năm 2007. Trong khoảng 3 năm chúng
tôi điều trị được 61 bệnh nhân.
Phương pháp nghiên cứu
Đây là nghiên cứu tiền cứu cắt ngang, mô tả.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Những bệnh nhân sau khi được chẩn đoán
dị dạng động tĩnh mạch não sẽ được phân độ
theo Spetzler-Martin, (3)(11) là phân loại phổ biến
cho BAVM dựa vào DSA.
Phân độ AVM theo Spetzler-Martin: dựa vào
3 tiêu chí:
-Kích thước AVM:
+ Nhỏ: (<3 cm) 1 điểm.
+ Trung bình: (3-6 cm) 2 điểm.
+ Lớn: (>6 cm) 3 điểm.
- Vị trí:
+ Vùng không chức năng 0 điểm.
+ Vùng chức năng 1 điểm.
- Tĩnh mạch dẫn lưu:
+ Đổ về tĩnh mạch nông 0 điểm.
+ Đổ về tĩnh mạc sâu 1 điểm.
Phân độ AVM (grade) là tổng số điểm của 3
tiêu chí trên.
Can thiệp nội mạch gây tắc dị dạng được
thực hiện sau khi xác lập được một trong các
mục tiêu: để chữa khỏi bằng gây tắc, làm giảm
kích thước AVM, gây tắc có thể giảm triệu
chứng, có thể đưa được ống thông đến tận búi dị
dạng không?
Trong điều kiện nước ta hiện đa số các ca
được can thiệp nội mạch là những bệnh nhân
không thể phẫu thuật được hoặc không thể xạ trị
gama knife.
Tất cả những bệnh nhân trong nghiên cứu
đều được đánh giá về lâm sàng và hình ảnh học
trước và sau gây tắc, sau đó theo dõi tái khám
sau gây tắc 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng. Điều trị
phối hợp với xạ trị gama knife và phẫu thuật khi
có chỉ định.
Phương pháp điều trị và phương tiện
Can thiện nội mạch được thực hiện sử dụng
máy DSA để luồn những vi ống thông
(microcatheter) từ động mạch đùi lên đến tận
búi dị dạng sau đó sử dụng chất gây tắc mạch là
keo sinh học N-butyl-2-cyanoacrylate (NCBA:
Histoacryl) để gây tắc búi dị dạng. Các trường
hợp shunt động tĩnh mạch lưu lượng cao hoặc
thông động tĩnh mạch trực tiếp chúng tôi sử
dụng Coils để gây tắc và phối hợp bơm keo.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tuổi, giới
Tuổi nhỏ nhất là 9 tuổi, lớn nhất 59 tuổi. tuổi
trung bình là: 30,3 tuổi.
Giới nam chiếm 68,8%, nữ 31,2%.
Biểu hiện lâm sàng
Biểu hiện lâm sàng Tỉ lệ
Cơn động kinh toàn thể 42,6%
Xuất huyết não 36%
Đau đầu lặp đi lặp lại 16,4%
Đau đầu, cơn mờ mắt, cơn vắng ý thức 11,5%
Yếu liệt tay chân 6,6%
Cơn ngất xỉu khi gắng sức 4,9%
Phát hiện tình cờ 1,6%
Vị trí khối dị dạng
Vị trí Tỉ lệ
Trán 11,4%
Thái dương 26,2%
Đỉnh 27,9%
Chẩm 13,1%
Trong não thất 3,3%
Tiểu não 8,2%
Đồi thị, bao trong 4,9%
Lan tỏa cả bán cầu 3,2%
Cầu não, hành não 1,6%
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Ngoại Thần Kinh 4
Phân độ Spetzler-Martin
Phân độ Spetzler-Martin Tỉ lệ
Grade 2 8,2%
Grade 3 37,7%
Grade 4 39,3%
Grade 5 14,8%
Cận lâm sàng
CT Scan
Hình CT Scan trước và sau bơm cản quang
Trong 21 trường hợp CT Scan có xuất huyết
não, trên CT có cản quang không ghi nhận bất
thường trong 3 trường hợp, kết quả chụp mạch
máu não DSA của 3 trường hợp này kích thước
của AVM là <3cm. Do đó CT Scan có độ đặc hiệu
thấp trong chẩn đoán AVM nhất là trong trường
hợp bệnh nhân đã xuất huyết não và khi kích
thước AVM dưới 3cm.
MRI
Trong 29 ca được chụp MRI chẩn đoán là
AVM sau chụp DSA cho kết quả chính xác là
AVM trong tất cả 29 trường hợp. Hình ảnh điển
hình của AVM trên MRI là hình ảnh thương tổn
dạng tổ ong và “flow void” thường do tĩnh
mạch dẫn lưu dãn to. Tuy nhiên trong trường
hợp thương tổn có kích thước nhỏ, hình ảnh
không điển hình trên MRI rất khó phân biệt giữa
AVM và cavernoma, chúng tôi gặp 1 trường hợp
và trường hợp này phải chụp DSA mới xác định
được chẩn đoán.
DSA
Là tiêu chuẩn vàng để xác định chẩn đoán và
phân độ AVM.
Kết quả điều trị trên DSA
Kết quả điều trị Tỉ lệ
Gây tắc được hoàn toàn AVM 8,6%
Gần hoàn toàn, trên 90% khối AVM 18,9%
Gây tắc được trên 50% khối AVM 46,7%
Gây tắc được dưới 50% khối AVM 25,8%
Kích thước trung bình của khối AVM trên
3cm trước gây tắc là 50ca, sau gây tắc giảm được
kích thước về dưới 3cm trong 36 trường hợp
chiếm 72%.
Khối dị dạng trước và sau gây tắc trên DSA
Hiệu quả của gây tắc trên cải thiện triệu chứng
Triệu chứng lâm sàng Tỉ lệ cải thiện
Cơn động kinh toàn thể 84%
Đau đầu, cơn mờ mắt, cơn vắng ý thức 71,4%
Yếu liệt tay chân (không do xuất huyết não) 75%
Sau gây tắc đa số các trường hợp bị động
kinh đều có cải thiện rõ rệt về tần xuất cơn động
kinh cũng như thời gian cơn co giật, trong nhóm
nhữnh bệnh nhân gây tắc được hoàn toàn khối
AVM thì tất cả những bệnh nhân này sự cải
thiện của triệu chứng động kinh là rất đáng kể:
không xuất hiện cơn động kinh nào sau ngưng
thuốc trên 6 tháng.
Hiệu quả của gây tắc trong việc hỗ trợ phẫu
thuật bóc AVM và xạ trị gama knife:
Sau gây tắc có 5 bệnh nhân được phẫu thuật
bóc AVM, 4 trường hợp phẫu thuật bóc được
hoàn toàn AVM, 1 trường hợp tử vong sau mổ
do chảy máu. Có 10 bệnh nhân được xạ trị gama
knife sau gây tắc theo dõi đến thời điểm nghiên
cứu ca theo dõi dài nhất khoảng 1 năm không có
trường hợp nào xuất huyết.
Tai biến – biến chứng
Tai biến Tỉ lệ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Ngoại Thần Kinh 5
Tụ máu nơi chọc kim ĐM đùi 3,2%
Nổi mẩn ngứa nghi dị ứng thuốc cản
quang
1,6%
Biến chứng thần kinh thoáng qua 4,9%
Xuất huyết sau gây tắc 2,5%
Nói chung, can thiệp nội mạch gây tắc AVM
là phương pháp điều trị an toàn ít xâm lấn. Các
trường hợp tụ máu nợi chọc kim thì rất nhẹ
nhàng và tự khỏi hoàn toàn không cần điều trị gì
đặt biệt. Có một trường hợp nổi mẩn ngứa dị
ứng da sau thủ thuật nghi do dị ứng thuốc cản
quang và sau khi điều trị corticoid thì hết dị ứng.
Biến chứng về thần kinh: sau gây tắc yếu tay
chân sức cơ 2-3/5, nói khó chúng tôi gặp 3
trường hợp sau gây tắc khối AVM vùng vận
động và vùng Broca, do phản ứng co thắt mạch
gây thiếu máu nuôi tạm thời và cả 3 trường hợp
này phục hồi hoàn sau điều trị theo dõi trong 2
tuần. Có 2 trường hợp xuất huyết não vùng AVM
sau gây tắc 24 - 48h. Cả 2 trường hợp này can thiệp
nội mạch gây tắc được trên 90% khối AVM sau
gây tắc 24h bệnh nhân đau đầu nhiều, giảm tri giác
CT Scan có xuất huyết não vùng AVM và bệnh
nhân được phẫu thuật cấp cứu lấy máu tụ và bóc
được trọn khối AVM sau phẫu thuật một ca phục
hồi hoàn toàn, một ca chưa phục hồi hoàn toàn.
BÀN LUẬN
Bệnh dị dạng động tĩnh mạch não được
Luschka và Virchow mô tả đầu tiên vào năm 1800.
Olivecrona đã phẫu thuật lấy dị dạng lần đầu tiên
vào năm1932. Thương tổn cơ bản của AVM là sự
thông nối bất thường từ động mạch sang tĩnh
mạch không qua hệ mao mạch và bệnh này
được coi như bệnh bẩm sinh do rối loạn sự phát
triển của mạch máu xảy ra tại giường mao mạch
(capillary bed). Những yếu tố sinh học phân tử
được nghĩ có vai trò quan trọng trong sự phát
triển của AVM như: yếu tố phát triển nội mô
mạch máu (VEGF) và yếu tố cơ bản phát triển
nguyên bào sợi (bFGF). Tần xuất AVM trong
dân số khoảng 0,14%(Error! Reference source not found.). Biểu
hiện lâm sàng của AVM theo tác giả Ondra(8)
nghiên cứu 166 trường hợp và theo dõi trong 24
năm tỉ lệ chảy máu là 4% hàng năm, tỉ lệ tử vong
là 2,7%/ năm. Sau thời gian theo dõi 23% bệnh
nhân trong nghiên cứu tử vong vì xuất huyết
não. Theo nhiều nghiên cứu, nguy cơ xuất huyết
não gia tăng đáng kể khi AVM kèm theo túi
phình trong búi dị dạng (intranidal aneurysm)
và tỉ lệ xuất huyết sẽ gia tăng từ 40% lên 72%(6,6).
Đây là điều cần chú ý khi điều trị bệnh lý này.
Trong nghiên cứu của chúng tôi túi phình trong
búi dị dạng gặp trong 38% các trường hợp xuất
huyết não. Về triệu chứng động kinh theo tác giả
P. Lasjaunias(6) động kinh gặp trong 10-53% các
trường hợp và sự khó kiểm soát của động kinh
là một yếu tố để chỉ định can thiệp gây tắc AVM
và việc cải thiện triệu chứng động kinh là rõ
ràng sau điều trị và việc xuất hiện mới hoặc
động kinh nhiều hơn sau điều trị là hiếm gặp.
Trong nghiên cứu này 84% bệnh nhân động
kinh sau gây tắc có sự cải thiện rõ rệt về tần
xuất và thời gian kéo dài cơn động kinh đặc
biệt có những trường hợp sau theo dõi sau gây
tắc 1 năm bệnh nhân không động kinh sau
ngưng uống thuốc động kinh trên 6 tháng.
Về can thiệp nội mạch điều trị AVM trong
nước hiện tai có BV Bạch Mai và BV ĐHYD
TPHCM là 2 trung tâm thực hiện phương pháp
can thiệp nội mạch để điều trị AVM, chưa có
nhiều nghiên cứu trong nước cách điều trị này.
Trên thế giới phương pháp điều trị này đã được
báo cáo từ khoảng năm 1990. Năm 1991
Schumacher M(10) báo cáo điều trị nội mạch gây
tắc 35 ca AVM bằng: bóng, coils, PVA, gelfoam,
silk. Tác giả M. Cronqvista(1) báo cáo thực hiện 50
lần can thiệp nội mạch gây tắc AVM bằng keo
cho 21 bệnh nhân với tỉ lệ tai biến, biến chứng là
16%. Tác giả Debrun GM(1) báo cáo 54 AVM
được gây tắc bằng keo NCBA sau đó phối hợp
mỗ bóc AVM và xạ trị gama knife kết quả: chữa
khỏi chỉ bằng can thiệp nội mạch là 3 bệnh nhân,
11 bệnh nhân được mỗ bóc trọn AVM sau gây
tắc, 3 bệnh nhân được xạ trị phối hợp và 1 bệnh
nhân khỏi sau xạ trị 1 năm, tử vong 2 trường
hợp. Các công trình nghiên cứu gây tắc mạch
AVM bằng keo đáng kể nhất là tác giả P.
Lasjaunias(6) có kinh nghiệm điều trị 2500 bệnh
nhân trong hơn 17 năm ông thấy rằng bằng can
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Ngoại Thần Kinh 6
thiệp nội mạch đơn thuần có thể chữa khỏi AVM
trong 10-40%, tỉ lệ biến chứng thần kinh thoáng
qua 6%, biến chứng nặng 2,5%, tỉ lệ tử vong
1,5%. Và ông khuyên rằng việc điều trị khỏi
hoàn toàn AVM là điều tốt tuy nhiên trong
nhiều trường hợp không nhất thiết phải loại bỏ
hoàn toàn AVM mà mục tiêu điều trị là làm cho
AVM cân bằng (giảm nguy cơ vỡ, giảm triệu
chứng) và bảo tồn tối đa chức năng thần kinh.
Theo tác giả J.O. Heidenreicha(5) báo cáo 66 trường
hợp biến chứng xuất huyết não sau gây tắc AVM
là 10,6% và yếu tố nguy cơ đáng kể cho xuất
huyết não sau gây tắc là: gây tắc trên 60% kích
thước AVM trong 1 lần can thiệp vì gây tắc quá
nhiều trong một lần can thiệp sẽ tạo ra rối loạn
huyết động. Do đó đối với những AVM không
thể chữa khỏi trong một lần can thiệp thì không
nên gây tắc quá 60% ngay lần can thiệp đầu tiên,
việc gây tắc dần dần khối AVM sẽ an toàn hơn.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu ứng dụng can thiệp nội
mạch điều trị 61 trường hợp dị dạng động tĩnh
mạch não chúng tôi rút ra một số kết luận:
Bệnh dị dạng động tĩnh mạch não (Brain
Arteriovenous Malformation) là bệnh khá
thường gặp. Biểu hiện lâm sàng hay gặp nhất là
động kinh và xuất huyết não. Dị dạng động tĩnh
mạch não thường biểu hiện lâm sàng ở độ tuổi
trẻ, trung bình là 30 tuổi, là một trong những
nguyên nhân hàng đầu gây xuất huyết não tự
phát ở người trẻ. Việc điều trị bệnh lý này hiện
nay có những bước tiến bộ nổi bậc. Bên cạnh
phẫu thuật và xạ trị gama knife, can thiệp nội
mạch điều trị AVM là phương pháp ít xâm lấn
và đóng vai trò quan trọng: tùy vào cấu trúc của
khối dị dạng mà can thiệp nội mạch có thể chữa
khỏi trong 8,6% cải thiện triệu chứng trên 70%,
gây tắc còn là bước điều trị nền tảng để phẫu
thuật bóc dị dạng và xạ trị gama knife có thể
thực hiện được với độ an toàn và hiệu quả hơn.
Do đó việc điều trị dị dạng động tĩnh mạch não
hiện nay sự lựa chọn và phối hợp các phương
pháp là điều cần thiết để có thể đem lại kết quả
điều trị cao hơn cho bệnh nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cronqvista M., Wirestamb R., (2006.) Endovascular Treatment
of Intracerebral Arteriovenous Malformations: Procedural
Safety, Complications, and Results Evaluated by MR Imaging,
Including Diffusion and Perfusion Imaging. American Journal
of Neuroradiology 27:162-176, January
2. Debrun GM, Aletich V (1997) Embolization of the nidus of
brain arteriovenous malformations with n-butyl
cyanoacrylate. Neurosurgery. Jan;40(1):112-20
3. Du R, Dowd CF, Johnston SC, et al. (2005) Interobserver
variability in grading of brain arteriovenous malformations using
the Spetzler-Martin system. Neurosurgery;57:668–75
4. Garretson HD (1985) Intracranial arteriovenous malformation.
In: Wilkins RH, Rengachary SS(eds) Neurosurgery. Mc Graw-
Hill, New York, pp 1448-1457.
5. Heidenreich J.O., Hartlieb S., Stendel R., Pietilä T.A.,
Schlattmann P., Wolf K.-J., and Schilling A.M. (2006) Bleeding
Complications after Endovascular Therapy of Cerebral
ArteriovenousMalformations AJNR Am. J. Neuroradiol., Feb;
27: 313 - 316.
6. Lasjaunias P. (2004) Goals and Ojectives in the Management of
Brain Arteriovenous Malformations. In: A. Berenstein Surgical
Neuroangiography Vol 2.2 second edition, pp 695-735,
Springer, International Edition, Berlin.
7. Meisel HJ, Mansmann U, Alvarez H, et al. (2000) Cerebral
arteriovenous malformations and associated aneurysms: analysis
of 305 cases from a series of 662 patients.
Neurosurgery;46:793–800; discussion 800–02
8. Ondra SL, Troupp H, George ED, Schwab K (1990): The natural
history of symptomatic arteriovenous malformations of the
brain: a 24-year follow-up assessment. J Neurosurg Sep; 73(3):
387-91
9. Redekop G, Ter Brugge KG, Montanera W, Willinsky R (1998)
Arterial aneurysm associated with cerebral arteriovenous
malformations: classifications, incidence, and risk of
hemorrhage. J Neurosurg 89: 539-546.
10. Schumacher M, Horton JA (1991) Treatment of cerebral
arteriovenous malformations with PVA. Results and analysis of
complications. Neuroradiology.;33(2):101-5.
11. Spetzler RF, Martin NA (1986). A proposed grading system for
arteriovenous malformations. J Neurosurg;65:476–83
12. Stefani MA, Porter PJ, terBrugge KG, et al. (2002)
Angioarchitectural factors present in brain arteriovenous
malformations associated with hemorrhagic presentation. Stroke;
33: 920–24
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Ngoại Thần Kinh 7
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Ngoại Thần Kinh 8
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- can_thiep_noi_mach_dieu_tri_di_dang_dong_tinh_mach_nao_tong.pdf