KẾT LUẬN
Chăm sóc bệnh nhân tạo hình bàng quang
bằng ruột rất công phu do tính chất của cuộc mổ
khá phức tạp và thời gian hậu phẫu kéo dài.
Nhận định rõ những vấn đề thiết yếu trong
chăm sóc trước mổ và sau mổ cho các bệnh nhân
tạo hình bàng quang bằng ruột cũng như phân
biệt sự khác nhau giữa 2 nhóm bệnh nhân thay
thế bàng quang bằng ruột và mở rộng bàng
quang bằng ruột là hết sức cần thiết.
Trong giai đoạn tiền phẫu, điều dưỡng cần
phối hợp với phẫu thuật viên về các yếu tố nguy
cơ trước mổ, ví dụ bệnh lý tim mạch, nhiễm
trùng niệu hay suy thận để xét khả năng phải
hội chẩn và điều trị nội khoa trước mổ. Điều
dưỡng cần phối hợp với phẫu thuật viên về thể
trạng bệnh nhân nhằm chịu được cuộc mổ rất
lớn và kéo dài. Trong thời gian hậu phẫu, việc
chăm sóc điều dưỡng đúng mức sẽ giúp cho
bệnh nhân sớm hồi phục và hạn chế các biến
chứng hậu phẫu.
Từ công trình nghiên cứu này, chúng tôi xác
định được vai trò của công tác điều dưỡng chăm
sóc bệnh nhân là hết sức quan trọng bên cạnh
phẫu thuật viên đối với sự thành công hoặc thất
bại của cuộc mổ. Hy vọng công trình này đóng
góp một cách tích cực để nâng cao tỉ lệ thành
công của phẫu thuật, giúp cho bệnh nhân sớm
phục hồi để trở lại cuộc sống bình thường.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 201 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chăm sóc bệnh nhân mổ tạo hình bàng quang bằng ruột, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 1
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN MỔ TẠO HÌNH BÀNG QUANG BẰNG RUỘT
Phạm Thị Yến*, Đào Thị Mỹ Ngọc**, Đào Quang Oánh*, Nguyễn Văn Ân*
TÓM TẮT
Mục tiêu:Với hơn 200 trường hợp trong 10 năm, phẫu thuật tạo hình bàng quang bằng ruột
(THBQBR) là một trong những thế mạnh của khoa Niệu bệnh viện Bình Dân. Tuy nhiên chưa có nghiên
cứu nào đánh giá việc theo dõi chăm sóc trước và sau mổ cho những bệnh nhân này. Nghiên cứu này nhằm
vào những mục tiêu đó.
Vật liệu và phương pháp: Hồi cứu các bệnh nhân được THBQBR trong 2 năm 2004-2005 tại các khoa
Niệu bv Bình Dân, gồm 2 nhóm: thay thế bàng quang bằng ruột (TTBQBR) và mở rộng bàng quang bằng
ruột (MRBQBR).
Kết quả: 40 t/h THBQBR được ghi nhận, bao gồm 21 TTBQBR và 19 MRBQBR. - Đặc điểm của các
b/n TTBQBR: Bệnh gốc chủ yếu là bướu BQ yếu tố nguy cơ trước mổ nổi trội là tuổi già (TB ~ 65,2) và
bệnh lý tim mạch (cao huyết áp, suy tim, thiểu năng vành); Thời gian mổ kéo dài (TB ~ 353 phút) và mất
nhiều máu (TB ~ 680 ml); Yếu tố ảnh hưởng trong giai đoạn hậu phẫu chủ yếu do già yếu kém dinh dưỡng
nên thời gian có gas sau mổ tương đối chậm (TB ~ 3,5 ngày) và thời gian nằm viện tương đối lâu (TB ~ 18,7
ngày). - Đặc điểm của các b/n MRBQBR: Bệnh gốc chủ yếu là BQTK, tuổi TB tương đối trẻ (~33,9), các yếu
tố nguy cơ trước mổ chủ yếu là nhiễm trùng niệu và suy kém chức năng thận; Thời gian mổ nhanh hơn (TB
~ 213 phút) và ít mất máu hơn (TB ~ 200 ml); Yếu tố quan trọng ảnh hưởng giai đoạn hậu phẫu là kém vận
động, vì khá nhiều b/n BQTK bị yếu liệt chi: thời gian có gas TB ~ 2,5 ngày và thời gian hậu phẫu TB ~16,2
ngày
Kết luận: Công tác điều dưỡng hết sức quan trọng cho thành công của các phẫu thuật THBQBR.
Trong giai đoạn tiền phẫu, điều dưỡng cần phối hợp với phẫu thuật viên về các yếu tố nguy cơ trước mổ để
xét khả năng phải hội chẩn và điều trị nội khoa trước mổ. Điều dưỡng cần phối hợp với phẫu thuật viên về
thể trạng bệnh nhân nhằm chịu được cuộc mổ rất lớn và kéo dài. Trong thời gian hậu phẫu, việc chăm sóc
điều dưỡng đúng mức sẽ giúp cho bệnh nhân sớm hồi phục và hạn chế các biến chứng hậu phẫu.
ABSTRACT
NURSING CARE ON PATIENTS WITH ENTEROCYSTOPLASTY
Pham Thi Yen, Dao Thi My Ngoc, Dao Quang Oanh, Nguyen Van An
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 - 2008: 262 - 267
Introduction: During 10 years, more than 200 cases of enterocystoplasty have been performed at Binh
Dan hospital. This is one of strong points of our Urology Departments. Nursing care plays an important
role for successful rate of this operation. But until now, there have not been any study to evaluate this
problem in Viet Nam require a study to have unanimous about pre-op and post-op caring protocols.
Patient and method: This is a retrospective study. Patients who were operated with enterocystoplasty
during 2 years (2004-2005) in the Urology Departments are chosed. We divide into 2 groups: substitution
cystoplasty and augmentation cystoplasty.
Result: We have 40 patients: 21 substitution and 19 augmentation cystoplasties. - Characteristics of the
patients with bladder substitution: Original disease is mainly bladder tumor. Pre-op risk factors are old-aged
(mean age ~ 65.2) and cardiovascular diseases (hypertension, heart failure, coronary impairment ) ; Peri-
operative risk factors are long operating time (~ 353 minutes) and significant hemorage(~ 680 ml) ; Post-op
influential factors are long time of having gaz (~ day 3.5) and long hospital stay (~ 18.7 days).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 2
Characteristics of the patients with bladder augmentation: Original disease is mainly neurogenic bladder.
Mean age is rather young (~ 33.9). Pre-op risk factors are urinary infection and renal failure. Operating
time is not so long (~ 213 minutes), and blood loss is not so much (~ 200 ml). Post-op influential factors are
less motivation of patients caused by paraplegia or quadriplegia.
Conclusion: Nursing care for patients with enterocystoplasty is quite meticulous and hard working
because the operation is quite sophisticated and the postoperative recovery is quite long. Identify the
essentials in the pre-op and post-op care for these patients as well as the differences between the bladder
substitution and the bladder augmentation group are necessary. From this study, we recognize that nursing
care for these patients is very important for success. We hope that our study will contribute to increase the
operative success rate, and will help our patients to rehabilitate as early as possible.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong hơn 10 năm qua, đã có hơn 200 trường
hợp phẫu thuật tạo hình bàng quang bằng ruột
(THBQBR) được thực hiện tại các khoa Niệu của
bệnh viện Bình Dân. Số liệu trên vượt trội hơn
hẳn so với những bệnh viện khác có khoa Niệu
trong cả nước. Đây là một trong những thế mạnh
của khoa Niệu bệnh viện Bình Dân cần được tiếp tục
phát huy.
Phẫu thuật tạo hình bàng quang bằng ruột
có những đặc điểm riêng so với những phãu
thuật Niệu khoa khác. Đây là phẫu thuật ghép
tạng tự thân, thuộc loại siêu phẫu; bản thân cuộc
mổ rất lớn, kéo dài, tỉ mỉ; trước khi mổ cần được
chuẩn bị cẩn thận; sau khi mổ cần được chăm
sóc rất công phu và dài ngày. Công tác điều dưỡng
đóng vai trò rất quan trọng trong thành công của
cuộc mổ.
Cho đến nay, dù đã có hàng trăm trường
hợp đã được phẫu thuật, nhìn chung các điều
dưỡng của khoa Niệu chưa được huấn luyện về
chăm sóc các bệnh nhân tạo hình bàng quang
bằng ruột một cách bài bản. Y lệnh của các bác sĩ
về chuẩn bị trước mo cũng như cham sóc sau mổ
cũng chưa thống nhất trên loại bệnh này. Cần có
một nghiên cứu để ít nhiều có sự thống nhất về việc
chăm sóc trước mổ và sau mổ các bệnh nhân được tạo
hinh bàng quang bằng ruột.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Các bệnh nhân được phẫu thuật tạo hình bàng
quang bằng ruột tại 02 khoa Niệu A và Niệu B
trong 02 năm 2004 –2005, chia làm 02 nhóm:
Thay thế bàng quang bằng ruột
Chủ yếu là phẫu thuật Camey II và Kock sau
khi cắt bỏ bàng quang do ung thư, dự kiến
khoảng 10 b/n.
Mở rộng bàng quang bằng ruột
Chủ yếu là phẫu thuật Goodwin trên bàng
quang thần kinh hay bàng quang teo nhỏ do lao,
dự kiến khoảng 10 b/n.
Phương pháp nghiên cứu
Đây là nghiên cứu tiền cứu
Về lý thuyết: ngoài các tài liệu tham khảo
viết về phẫu thuật tạo hình bàng quang bằng
ruột, chúng tôi cũng xin ý kiến các chuyên gia là
các phẫu thuật viên có rất nhiều kinh nghiệm
trong lĩnh vực tạo hình bàng quang bằng ruột.
Về thực hành: các điều dưỡng thực hiện
chăm sóc các bệnh nhân được phẫu thuật tạo
hình bàng quang bằng ruột theo y lệnh của bác
sĩ phẫu thuật, nhưng sẽ lưu ý những điều chưa
hợp lý giữa lý thuyết và thực tế, ghi nhận những
tình huống xảy ra tai biến, biến chứng hoặc diễn
tiến không thuận lợi của bệnh nhân rồi báo cáo
lại với phẫu thuật viên. Sự trao đổi giữa phẫu
thuật viên và điều dưỡng + rút kinh nghiệm qua
thực tế lâm sàng điều chỉnh quy trình chăm
sóc bệnh nhân trước và sau mổ cho hợp lý.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Sau 2 năm nghiên cứu 04 – 05, chúng tôi theo
dõi được 40 bệnh nhân, bao gồm 21 bệnh nhân
thay thế bàng quang bằng ruột và 19 bệnh nhân
mở rộng bàng quang bằng ruột.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 3
Về tuổi và phái
Tuổi trung
bình
Tỉ lệ
nam/nữ
Tuổi nhỏ
nhất
Tuổi lớn
nhất
Thay thế bàng
quang bằng ruột 65,2 19/2 32 85
Mở rộng bàng
quang bằng ruột 33,9 14/5 14 57
Về chỉ định mổ
Đối với 21 bệnh nhân thay thế bàng quang
bằng ruột, chỉ định mổ chủ yếu là bướu bàng
quang (19 trường hợp), ngòai ra có 1 trường hợp
là lộ bàng quang bẩm sinh, 1 trường hợp do BQ
– AD phức tạp.
Đối với 19 bệnh nhân MRBQBR, chỉ định mổ
chủ yếu là bàng quang thần kinh (17 trường
hợp), ngòai ra có 2 trường hợp viêm bàng quang
mãn, 1 trường hợp bàng quang teo nhỏ do lao.
Các bệnh lý đi kèm trước mổ (ngòai
bệnh lý của bàng quang)
Đối với 21 trường hợp TTBQBR:
(a) 9 trường hợp có kèm bệnh tim mạch (1
cao huyết áp, 1 thiểu năng vành, 1 sẹo nhồi máu
cơ tim cũ, 6 bị rối lọan dẫn truyền nhị thất),
(b) 2 trường hợp X quang phổi ghi nhận hình
ảnh lao cũ (tuy nhiên kiểm tra BK đạm (-)),
(c) 3 trường hợp đường huyết cao phải kiểm
sóat trước mổ,
(d) 6 trường hợp suy thận mức độ nhẹ và vừa.
Đối với 19 bệnh nhân MRBQBR:
(a) 13 trường hợp bị nhiễm trùng tiểu, 17
trường hợp có biến chứng thận ứ nước (trong đó
có 4 ca bị thận ứ nước nhiễm trùng, 4 ca bị suy
thận ở mức độ nhẹ và vừa),
(b) 14 bệnh nhân bị yếu hoặc liệt chi (trong
đó 2 bệnh nhân liệt 4 chi, 5 bệnh nhân liệt 2 chân
phải ngồi xe lăn).
(c) 18/19 bệnh nhân bị táo bón kinh niên.
Theo dõi về chuẩn bị trước mổ
Thời gian chuẩn bị trước mổ
Thời gian chuẩn bị
trung bình (ngày)
Max
(ngày)
Min
(ngày)
Thay thế bàng 11,7 24 2
quang bằng ruột
Mở rộng bàng
quang bằng ruột 8,7 21 1
Về việc kiêng ăn uống, chuẩn bị ruột và dùng
kháng sinh đường ruột trước khi mổ
Đối với TTBQBR:
Tất cả các bệnh nhân đều được khuyên ăn
kiêng trước mổ: ăn ít chất xơ 2 ngày trước mổ,
nhịn ăn (chỉ uống nước đường) 1 ngày trước mổ.
Tuy nhiên chỉ có 17/21 chuẩn bị ruột trước
mổ: 14 bệnh nhân dùng Fortrans 1g x 1 gói vào
chiều ngày trước mổ, 1 bệnh nhân dùng Forlax 1
gói x 2 lần ngày trước mổ, 1 bệnh nhân thụt tháo
chiều trước mổ và sáng ngày mổ, 4 bệnh nhân
không hề chuẩn bị ruột trước mổ!
Tất cả các bệnh nhân đều dùng kháng sinh
có tác dụng lên vi khuẩn đường ruột 1 ngày
trước mổ: chủ yếu phối hợp Erythromycin +
Metronidazol, 2 trường hợp chỉ dùng
Metronidazol, 2 trường hợp chỉ dùng
Augmentine, 1 trường hợp chỉ dùng Unasyn.
Đối với MRBQBR:
- Tất cả các bệnh nhân được khuyên ăn ít
chất xơ 1ngày trước mổ, nhịn ăn (chỉ uống nước
đường) buổi tối trước mổ.
- Chỉ có 11/19 bệnh nhân chuẩn bị ruột trước
mổ: 10 bệnh nhân dùng Fortrans 1g x 1 gói chiều
trước mổ, 1 bệnh nhân bơm hậu môn bằng
Norgalax. 8 bệnh nhân không hề được thụt tháo
hay dùng thuốc nhuận trường trước mổ.
- Chỉ có 6 bệnh nhân dùng kháng sinh
đường ruột trước mổ, đều là Erythromycin +
Metronidazol. 13 bệnh nhân còn lại đều có dùng
kháng sinh trước mổ, nhưng nhằm điều trị
nhiễm trùng niệu (chủ yếu là cephalosporin thế
hệ II, thế hệ III).
Số liệu về cuộc mổ
Thời gian mổ trung bình
Thời gian mổ
trung bình Max Min
Thay thế bàng
quang bằng ruột 353 phút
7 giờ 30
phút 4 giờ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 4
Mở rộng bàng
quang bằng ruột 213 phút 5 giờ
2 giờ 30
phút
Lượng máu mất trung bình
Lượng máu mất
trung bình (ml)
Max
(ml)
Min
(ml)
Thay thế bàng
quang bằng ruột 680 1000 250
Mở rộng bàng
quang bằng ruột 200 400 100
Theo dõi sau mổ
Nêu ra số liệu
- Thời gian có gaz sau khi mổ cho ăn uống
trở lại
Thời gian trung bình
có gas sau mổ (ngày)
Max
(ngày)
Min
(ngày)
Thay thế bàng
quang bằng ruột 3,5 6 2
Mở rộng bàng
quang bằng ruột 2,5 4 1
- Thời gian rút các ống dẫn lưu cạnh bàng quang
Thời gian rút
trung bình (ngày)
Max
(ngày)
Min
(ngày)
Thay thế bàng
quang bằng ruột 6,9 13 3
Mở rộng bàng
quang bằng ruột 4,5 7 3
- Thời gian rút các ống dẫn lưu niệu quản
Thời gian rút
trung bình (ngày)
Max
(ngày)
Min
(ngày)
Thay thế bàng
quang bằng ruột 12 19 11
Mở rộng bàng quang
bằng ruột 13 19 11
- Thời gian rút các ống dẫn lưu bàng quang
Thời gian rút
trung bình (ngày)
Max
(ngày)
Min
(ngày)
Thay thế bàng
quang bằng ruột không thống kê được
Mở rộng bàng
quang bằng ruột 30 36 28
(Đối với MRBQBR sau tập tự thông tiểu sạch
cách quãng)
- Thời gian nằm viện sau mổ
Thời gian
nằm trung
bình (ngày)
Max
(ngày)
Min
(ngày)
Thay thế bàng quang
bằng ruột 18,7 40 12
Mở rộng bàng quang
bằng ruột 16,2 24 11
Ghi nhận các biến chứng hậu phẫu
Biến chứng hậu phẫu Số trường hợp
Suy hô hấp trong thời gian nằm ICU 2
Nhiễm trùng niệu (sốt, viêm thận
ngược dòng) 2
Nhiễm trùng vết mổ, bung thành bụng
khâu da thứ cấp, hoặc khâu lại
thành bụng
3
Th
a
y
th
ế
bà
n
g
qu
an
g
bằ
n
g
ru
ộ
t
Hẹp cổ bàng quang phải cắt đốt nội
soi xẻ rộng cổ bàng quang 4
Nhiễm trùng niệu (sốt do nghẹt sonde,
viêm thận ngược dòng) 3
Nhiễm trùng vết mổ khâu da thứ cấp 1
Tiểu không kiểm sóat sau mổ
mổ lại khâu bít cổ bàng quang 1
M
ở
rộ
n
g
bà
n
g
qu
a
n
g
bằ
n
g
ru
ộ
t
Chít hẹp van chuyển lưu nước tiểu
mổ lại tạo hình van mới
BÀN LUẬN
Chúng tôi bàn luận các vấn đề sau
Việc chăm sóc điều dưỡng có sự khác biệt
giữa 2 nhóm Thay thế bàng quang bằng ruột và
Mở rộng bàng quang bằng ruột:
(a) Nhóm Thay thế bàng quang bằng ruột:
bệnh lý gốc chủ yếu là ung thư bàng quang,
bệnh nhân thường là già yếu, thường có những
bệnh lý đi kèm như bệnh tim mạch bệnh tiểu
đường và bệnh phổi
Trong giai đoạn tiền phẫu: vai trò người
điều dưỡng là phối hợp với bác sĩ về việc nâng
thể trạng bệnh nhân và điều trị ổn định các bệnh
lý nội khoa đi kèm, vì đó là những yếu tố hết sức
cần thiết để cho bệnh nhân có thể chịu đựng và
vượt qua được cuộc mổ siêu phẫu rất lớn và kéo
dài 5 – 7 giờ
Trong giai đoạn hậu phẫu, vai trò của
điều dưỡng hết sức quan trọng: ngoài việc thay
băng, chích thuốc, theo dõi các ống dẫn lưu, phải
theo dõi và động viên bệnh nhân về ăn uống,
đảm bảo người bệnh phải có đủ dinh dưỡng cần
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 5
thiết (nếu bệnh nhân không ăn uống tốt thì phối
hợp và thực hiện lệnh bổ sung nuôi ăn qua
đường tĩnh mạch), động viên và giúp người
bệnh sớm vận động để tránh biến chứng tắc ruột
về sau.
(b) Đối với nhóm Mở rộng bàng quang bằng
ruột: bệnh lý gốc chủ yếu là bàng quang thần
kinh, tuổi trung bình trẻ nên sức đề kháng tốt và
thời gian sống còn lâu hơn so với nhóm bệnh
trên, tuy nhiên thường gặp phải vấn đề vận
động khó khăn do liệt chi, thường có các biến
chứng rối loạn đi tiểu, nhiễm trùng niệu, suy
thận trước mổ.
Trong giai đoạn tiền phẫu: theo dõi đặt ống
thông, thay ống thông tiểu là những việc thường
làm cho nhóm bệnh nhân này. Điều dưỡng cần
phối hợp với bác sĩ về việc điều trị tình trạng
nhiễm trùng tiểu hoặc ổn định tình trạng suy thận
trước mổ, vì đây là những yếu tố ảnh hưởng đến
sự thành công của phẫu thuật. Một điểm đặc biệt
là việc chuẩn bị ruột trước mổ của những bệnh
nhân Bàng quang thần kinh gặp khó khăn, do
bệnh nhân bị táo bón kinh niên và việc dùng thuốc
sổ cũng như thụt tháo kém hiệu quả.
Trong giai đoạn hậu phẫu: do những bệnh
nhân Bàng quang thần kinh thường bị yếu liệt
chi, điều dưỡng phải theo dõi kỹ và giúp đỡ bệnh
nhân được vận động sớm và vận động tích cực,
vừa để tránh tắc ruột sau mổ, vừa để tránh loét
mục, đồng thời giảm tỉ lệ biến chứng nhiễm trùng
niệu sau mổ. Điều này đặc biệt quan trọng đối với
các bệnh nhân bị chấn thương cột sống cổ.
Cho cả 2 nhóm: súc rửa bàng quang là
công tác điều dưỡng đặc biệt quan trọng
và chuyên biệt cho các phẫu thuật Tạo
hình bàng quang bằng ruột
Do bàng quang tân tạo được làm bằng ruột
nên tiết ra nhiều dịch nhầy, nên các ống dẫn lưu
bàng quang thường rất hay bị nghẹt. Mà khi ống
thông bị nghẹt mà nước tiểu vẫn tiếp tục đổ vào
1-2 lít/ngày thì bàng quang tân tạo sẽ căng đầy
nước tiểu dẫn đến biến chứng xì dò nước tiểu do
bung các mối chỉ khâu nối túi bàng quang tân
tạo. Biến chứng này sẽ làm kéo dài thời gian hậu
phẫu, làm cho việc chăm sóc hậu phẫu trở nên
phức tạp hơn nhiều do vết thương chậm lành,
mà nhiều khi để lại những hậu quả nặng nề đối
với người bệnh như làm viêm phúc mạc hoặc
bung vết mổ khiến phải mổ lại.
Do đó, phẫu thuật viên thường cho chỉ định
bơm rửa thông bàng quang mỗi ngày và khi
phát hiện thông dẫn lưu bị nghẹt. Hiểu được
tính chất quan trọng của vấn đề, người điều
dưỡng cần thực hiện y lệnh súc rửa bàng quang
một cách nghiêm túc và có hiệu quả.
Có thực sự cần phải chuẩn bị ruột trước
mổ nếu là tạo hình bàng quang bằng
ruột non?
Dù là Thay thế bàng quang bằng ruột hay là
Mở rộng bàng quang bằng ruột, phẫu thuật viên
sẽ dùng ruột để tạo hình bàng quang. Vì thế theo
lẽ thường cần phải quan tâm đến việc chuẩn bị
ruột trước mổ. Tuy nhiên, hầu hết các bệnh nhân
bàng quang thần kinh đều bị táo bón kinh niên
nên dùng thuốc sổ hay thụt tháo để làm sạch
ruột trước mổ thường không hiệu quả.
* Điều chúng tôi ghi nhận là chỉ có 11/19 (~
57%) bệnh nhân MRBQBRcó chuẩn bị ruột trước
mổ, và tỉ lệ có cao hơn trong nhóm Thay thế
bàng quang bằng ruột: 17/21 (tức là ~ 80% nhưng
không phải 100%), thế nhưng cả 2 nhóm đều
không ghi nhận trường hợp nào xảy ra biến
chứng xì do vết khâu nối ruột tạo hình.
* Mặt khác, chúng tôi cũng ghi nhận hầu hết
các phẫu thuật viên trong 2 khoa niệu sử dụng
ruột non để tạo hình bàng quang. Được biết ruột
non có thể khâu nối an tòan trong các phẫu thuật
cấp cứu, nếu dùng ruột già mà không chuẩn bị
ruột thì thường rất nguy hiểm.
Chúng tôi đặt câu hỏi: có thể không cần
chuẩn bị ruột trong tạo hình bàng quang nếu
như phẫu thuật viên dự định sẽ dùng ruột non?
Chúng tôi nêu câu hỏi này vì việc chuẩn bị ruột
trước mổ cho bệnh nhân là một trong những thao
tác mà người điều dưỡng thường xuyên phải thực
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 6
hiện đối với các bệnh nhân sắp sửa được phẫu
thuật Tạo hình bàng quang bằng ruột.
KẾT LUẬN
Chăm sóc bệnh nhân tạo hình bàng quang
bằng ruột rất công phu do tính chất của cuộc mổ
khá phức tạp và thời gian hậu phẫu kéo dài.
Nhận định rõ những vấn đề thiết yếu trong
chăm sóc trước mổ và sau mổ cho các bệnh nhân
tạo hình bàng quang bằng ruột cũng như phân
biệt sự khác nhau giữa 2 nhóm bệnh nhân thay
thế bàng quang bằng ruột và mở rộng bàng
quang bằng ruột là hết sức cần thiết.
Trong giai đoạn tiền phẫu, điều dưỡng cần
phối hợp với phẫu thuật viên về các yếu tố nguy
cơ trước mổ, ví dụ bệnh lý tim mạch, nhiễm
trùng niệu hay suy thậnđể xét khả năng phải
hội chẩn và điều trị nội khoa trước mổ. Điều
dưỡng cần phối hợp với phẫu thuật viên về thể
trạng bệnh nhân nhằm chịu được cuộc mổ rất
lớn và kéo dài. Trong thời gian hậu phẫu, việc
chăm sóc điều dưỡng đúng mức sẽ giúp cho
bệnh nhân sớm hồi phục và hạn chế các biến
chứng hậu phẫu.
Từ công trình nghiên cứu này, chúng tôi xác
định được vai trò của công tác điều dưỡng chăm
sóc bệnh nhân là hết sức quan trọng bên cạnh
phẫu thuật viên đối với sự thành công hoặc thất
bại của cuộc mổ. Hy vọng công trình này đóng
góp một cách tích cực để nâng cao tỉ lệ thành
công của phẫu thuật, giúp cho bệnh nhân sớm
phục hồi để trở lại cuộc sống bình thường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Quang Oánh, Vũ Văn Ty, NguyễnVăn Ân, Nguyễn
Phúc Cẩm Hòang – Tạo hình bàng quang bằng hồi tràng kiểu
áp lực thấp, Thời sự Y Dược học TPHCM, 9: 20-23 (1996)
2. Đào Quang Oánh, Vũ Văn Ty, Phạm Văn Bùi, Nguyễn
Tuấn Vinh, Nguyễn Văn Ân – Tạo hình bàng quang bằng
ruột, Tạp chí Y học Việt Nam, 313: 756-763 (2005).
3. Hautmann R.E., Egghart G., Frohnberg D. - The Ileal
Neobladder, J Urol: 139: 39-42 (1988)
4. Hinman F. – Bladder Augmentation, Atlas of Urologic
Surgery, 2nd edition, WB Saunder: 727-766 (1998)
5. Hinman F. – Bladder Substitution, Atlas of Urologic
Surgery, 2nd edition, WB Saunder: 767-782 (1998)
6. Nguyễn Văn Ân, Đào Quang Oánh, Nguyễn Tuấn Vinh –
Áp dụng kỹ thuật xẻ ống ruột để tạo hình bàng quang áp lực
thấp trong điều trị bàng quang tăng trương lực (kinh nghiệm
10 năm tại BV Bình Dân), Tạp chí Y học Việt Nam, 313: 764-
770 (2005).
7. Rink R.C. – Bladder Augmentation: options, outcomes, future,
Urol Clin North Am, 26 (1): 111-123 (1999)
8. Studer U.E. – Ileal Orthotopic Bladder Substitution, Urol Clin
North Am, 24 (4): 781-794 (1997)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 7
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 8
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cham_soc_benh_nhan_mo_tao_hinh_bang_quang_bang_ruot.pdf