KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
Nghiên cứu khảo sát kiến thức, thực hành
của điều dưỡng chăm sóc người bệnh 6 giờ đầu
sau phẫu thuật lấy mẫu toàn bộ các điều dưỡng
đã hoặc đang làm việc tại phòng hồi sức khoa
gây mê hồi sức các bệnh viện hạng 1 nên kết quả
của nghiên cứu đã khái quát và tổng hợp hết các
ý kiến của những người trực tiếp làm việc trong
ngành nghề này. Với lưu lượng người bệnh
ngày càng tăng và bệnh lý phẫu thuậtphức tạp,
đa dạng trách nhiệm của điều dưỡng giai đoạn
trước, trong và đặc biệt là sau mổ đòi hỏi một
sựchăm sóc đặc biệt.
Tỉ lệ kiến thức đúng của điều dưỡng đa khoa
và gây mê hồi sức làm việc trong phòng hồi tỉnh
đạt trên 60%. Kết quả cho thấy, nhóm điều
dưỡng gây mê có điểm kiến thức hay tỉ lệ đúng
cao hơn nhóm điều dưỡng đa khoa.
Tỉ lệ thực hành đúng ở 2 nhóm điều dưỡng
đa khoa và gây mê. Kết quả cho thấy, nhóm điều
dưỡng gây mê có điểm thực hành hay tỉ lệ đúng
cao hơn nhóm điều dưỡng đa khoa ở hầu hết các
thao tác.
Có bốn mối liên quan giữa đặc tính dịch tễ
học của điều dưỡng với điểm kiến thức, đó là
mối liên quan về giới tính, việc cập nhật thông
tin chuyên môn, bệnh mổ được phân công chăm
sóc và về phân nhóm điều dưỡng.
Có ba mối liên quan giữa đặc tính dịch tễ học
của điều dưỡng với điểm thực hành, đó là mối
liên quan về nhóm tuổi, thâm niên công tác và
về phân nhóm điều dưỡng.
Từ kết quả của nghiên cứu, các nhận xét và
so sánh với các đề tài liên quan, chúng tôi mong
muốn xây dựng một chương trình theo chuyên
đề dựa trên các nội dung còn nhầm lẫn hoặc
chưa nắm rõ trong kiến thức cũng như lớp huấn
luyện về các kỹ năng còn sai và thiếu sót trong
thực hành.
Trong quá trình thực hiện đề tài theo chúng
tôi, tại phòng hồi tỉnh cần có sự phân công chăm
sóc người bệnh 6 giờ đầu sau phẫu thuật nên
phối hợp giữa đội ngũ điều dưỡng gây mê hồi
sức và đa khoa. Điều này cần nhân rộng trong
tất cả khoa gây mê hồi sức các bệnh viện đa khoa
cũng như chuyên khoa.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 312 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chăm sóc cho bệnh nhân 6 giờ đầu sau phẫu thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương 2014 35
CHĂM SÓC CHO BỆNH NHÂN 6 GIỜ ĐẦU SAU PHẪU THUẬT
Nguyễn Thị Mỹ Hiền*, Nguyễn Văn Chừng**, Nguyễn Văn Chinh**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Thời gian 6 giờ đầu sau mổ là giai đoạn của nhiều rối loạn về sinh lý trên các tạng chính yếu
của cơ thể; bệnh nhân cần phải được theo dõi chăm sóc một cách đặc biệt với các bác sĩ, điều dưỡng có khả năng
và kinh nghiệm.
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát kiến thức, thực hành chăm sóc bệnh nhân (CSBN) 6 giờ đầusau mổ của
điều dưỡng gây mê hồi sức và điều dưỡng đa khoa tại phòng hồi tỉnh các bệnh viện hạng 1 trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh.
Đối tượng‐phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 131 điều dưỡng hiện đang CSBN
tại phòng hồi tỉnh các bệnh viện Bình Dân, Nguyễn Tri Phương, 115, Nhân Dân Gia Định, Nhi Đồng 1 và 2 từ
tháng 3/2013 đến tháng 5/2013 được phân thành 2 nhóm. Nhóm điều dưỡng gây mê hồi sức (n = 68) và nhóm
điều dưỡng đa khoa (n = 63). Điều dưỡng được phát phiếu khảo sát kiến thức bằng bộ câu hỏi trắc nghiệm và
quan sát thực hành CSBN tại phòng hồi tỉnh qua bảng kiểm kỹ thuật.
Kết quả:Điều dưỡng CSBN 6 giờ đầu sau mổ đa phần là nữ giới chiếm tỉ lệ 78,6% và phần lớn có độ tuổi
dưới 45 với tỉ lệ 91,6% và đa số trình độ chuyên môn trung học đạt tỉ lệ cao 74,8%. Phần lớn các nội dung về
kiến thức và thực hiện kỹ thuật điều dưỡng đều có tỉ lệ trả lời và chăm sóc đúng trên 50%.
Kết luận:Nhóm điều dưỡng gây mê có điểm kiến thức và thực hành hay tỉ lệ đúng cao hơn nhóm điều
dưỡng đa khoa. Có bốn mối liên quan về kiến thức và ba mối liên quan với điểm thực hành giữa đặc tính dịch tễ
học của điều dưỡng.
Từ khóa: Chăm sóc bệnh nhân ngay sau mổ, phòng hồi tỉnh.
ABSTRACT
PATIENT CARE PRACTICE AT 6 HOURS AFTER SURGERY
Nguyen Thi My Hien, Nguyen Van Chung, Nguyen Van Chinh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 35 – 40
Background: Six hours after surgery end time is the stage of many physiological disorders on the major
organs of the body; patients need to be monitored with particular care with doctors, nursing has the ability and
experience.
Objectives: Knowledge surveys, patient care practices 6 hours after surgery of Nurse Anesthetists and
General Nurses at the first class hospitals in Ho Chi Minh City.
Research methods: The cross‐section study descripts 131 nurses who are working in recovery room at
Nguyen Tri Phuong hospital, 115 Hospital, Gia Định Hospital, Pediatric Hospital no.1 and Pediatric Hospital
no. 2 from March to May 2013.They are classified into two groups. Nurse Anesthetists (n = 68) and General
Nurses (n = 63). Nursing knowledge was surveyed by the multiple choice questions and observed patient care
practice at recovery room by using checklist.
Results: Most women, who care the patient for 6‐hour after surgery, comprise 78.6% and most of them are
under age 45 with the ratio of 91.6% and a majority of qualified with 2‐year‐ training is high, ratio 74.8%. The
majority of the content on knowledge and on‐the‐job implementation has a ratio of answers and proper care on
* Đại học Y Dược Tp. HCM, ** BV Nguyễn Tri Phương
Tác giả liên lạc: ThS. Nguyễn Thị Mỹ Hiền, ĐT: 0983363762, Email: hienduc1081@ymail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương 2014 36
50%.
Conclusion: Nurse anesthetists have the knowledge and practice of the correct ratio or higher general
nurses. There are 4 relations of knowledge and 3 points of respect to the practice of epidemiology characteristics
between nurse anesthetists and general nurses.
Keywords: Patient care after surgery, recovery room.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thời gian sau mổ, nhất là thời gian khi người
bệnh còn tác dụng của thuốc dùng trong gây mê
và phẫu thuật, còn gọi là thời gian thoát mê rất
quan trọng, đây là giai đoạn của nhiều rối loạn
về sinh lý trên các tạng chính yếu của cơ thể
người bệnh, bao gồm các biến chứng về hô hấp,
tuần hoàn, thần kinh trung ương, tiêu hóa, thận
niệu cho đến hệ vận động cơ xương khớp, cũng
như hệ nội tiết(4,5,6). Để phát hiện sớm các tai biến,
biến chứng xảy ra trong thời gian này, người
bệnh cần phải được theo dõi chăm sóc một cách
đặc biệt với các bác sĩ, điều dưỡng có khả năng
và kinh nghiệm, đồng thời cần có đầy đủ các
phương tiện để theo dõi và bảo trì các chức năng
quan trọng của người bệnh(9).
Chăm sóc người bệnh tại phòng hồi tỉnh
làmột chuyên khoa đòi hỏi phải có kỹ năng(10).
Do vậy, người điều dưỡng làm việc tại phòng
hồi tỉnh vừa là người nói thay người bệnh
những yêu cầu cần thiết, đồng thời vừa là người
đáp ứng các yêu cầu đó; nhất là khi người bệnh
đang trong thời gian chịu ảnh hưởng của gây mê
và có trách nhiệm duy nhất là chăm sóc người
bệnh sau gây mê cho đến khi họ hoàn toàn có ý
thức, gần như trở về trạng thái ban đầu(7).
Tại Việt Nam nói chung, ở Thành phố Hố
Chí Minh nói riêng hầu hết các bệnh viện đã có
sự thống nhất điều trị người bệnh ngay sau mổ
thuộc quyền quyết định của bác sĩ gây mê hồi
sức, nhưng lãnh vực theo dõi, chăm sóc người
bệnh ngay sau mổ chưa được phân công phổ
biến cho điều dưỡng gây mê hồi sức chủ yếu
vẫn là điều dưỡng đa khoa. Theo tiêu chuẩn
nghiệp vụ các ngạch viên chức y tế điều dưỡng
cho thấy rằng điều dưỡng gây mê hồi sức có đủ
kiến thức, thực hành trong chăm sóc người bệnh
6 giờ đầu saumổ (1).
Đây là vấn đề cần phải tiến hành nghiên cứu
đề tài nàynhằm mục đích tìm hiểu kiến thức,
thực hành chăm sóc người bệnh 6 giờ đầu sau
mổvà mối liên quan giữa đặc điểm của đối
tượng nghiên cứu với kiến thức, thực hành trong
chăm sóc người bệnh 6 giờ đầu sau mổ.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chí đưa vào
Đối tượng tham gia nghiên cứu là những
điều dưỡng gây mê hồi sức (ĐDGMHS) và điều
dưỡng đa khoa (ĐDĐK) ở khoa gây mê hồi sức
đã có chăm sóc người bệnh (CSNB) tại phòng
hồi tỉnh trong các bệnh viện hạng 1 trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh; có thời gian làm việc từ
12 tháng trở lên; tình nguyện tham gia nghiên cứu.
Tiêu chí loại trừ
Điều dưỡng gây mê hồi sức và điều dưỡng
đa khoa đang trong thời gian tập sự, làm việc
bán thời gian hay cộng tác, đang trong thời gian
chấp hành kỷ luật có thể làm ảnh hưởng đến kết
quả nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Cỡ mẫu
131 mẫu đạt yêu cầu chia thành hai nhóm
Nhóm Điều dưỡng gây mê hồi sức: 68 điều
dưỡng
Nhóm Điều dưỡng đa khoa: 63 điều dưỡng
Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Thu thập số liệu tại khoa Phẫu thuật – gây
mê hồi sức các bệnh việnNguyễn Tri Phương,
115, Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2, Nhân Dân Gia
Định, Bình Dân từ 15/3/2013 đến 15/5/2013.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương 2014 37
Phương pháp tiến hành
Điều dưỡng gây mê hồi sức và điều dưỡng
đa khoa đồng ý tham gia nghiên cứu thì sau khi
ký giấy đồng ý sẽ được phát bảng câu hỏi trắc
nghiệm.
Điều dưỡng trưởng khoa phân công cụ thể
lịch làm việc của từng điều dưỡng trong khoa
cho người nghiên cứu quan sát thực hành dựa
theo bảng kiểm kỹ thuật.
Số liệu sau khi thu thập sẽ được phân tích
dựa trên phần mềm Stata 12.0.
KẾT QUẢ
Qua khảo sát có 131 mẫu được đưa vào phân
tích. Kết quả như sau:
Đặc tính chung của điều dưỡng
Điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân 6 giờ đầu
sau mổ đa phần là nữ giới chiếm tỉ lệ 78,6% và
phần lớn có độ tuổi dưới 45 với tỉ lệ 91,6%. Về
trình độ chuyên môn, đa số trung học đạt tỉ lệ
cao 74,8%, đại học chỉ 22,1%; 41,2% điều dưỡng
tham gia có thời gian công tác dưới 5 năm. Về
đời sống cá nhân, tỉ lệ có và chưa có gia đình là
gần bằng nhau và hầu như tất cả đều có dưới 2
con với tỉ lệ 95,4%. Về các nguồn cập nhật thông
tin chăm sóc người bệnh, học hỏi kinh nghiệm từ
đồng nghiệp chiếm tỉ lệ vượt trội với 84,6%; loại
bệnh mổ ASA IV và ASA V có tỉ lệ thấp, các mặt
bệnh mổ còn lại có tỉ lệ tương đương; đa phần
đối tượng đều mong muốn được học thêm kiến
thức về cách chăm sóc người bệnh tại phòng hồi
tỉnh với tỉ lệ 84,7%.
Tỉ lệ kiến thức đúng về chăm sóc người
bệnh 6 giờ đầusau mổ
Gồm 51 câu hỏi, được chia thành 3 nhóm
dựa theo mức độ quan trọng trong giai đoạn
chăm sóc người bệnh ngay sau phẫu thuật. Đa
phần các nội dung đều có tỉ lệ trả lời đúng trên
50%, 21 nội dung có tỉ lệ trả lời đúng trên 90%,
bên cạnh đó vẫn còn 7 nội dung tỉ lệ trả lời đúng
dưới 50% thậm chí có 3 nội dung chỉ đạt tỉ lệ
dưới 30%.
Tỉ lệ thực hành đúng về chăm sóc người
bệnh 6 giờ đầusau mổ
Phần thực hành người nghiên cứu quan sát
theo bảng kiểm để đánh giá thực hành CSNB 6
giờ đầu sau mổcủa điều dưỡng gây mê hồi sức
và điều dưỡng đa khoa. Ngoại trừ truyền máu,
tất cả các nội dung còn lại đều có trên 50% đối
tượng thực hành đúng. Tuy nhiên, đối với
những yêu cầu đầu tiên khi chăm sóc người
bệnh 6 giờ đầu sau phẫu thuật là theo dõi cử
động 2 chi dưới với gây tê tủy sống, theo dõi
lượng máu mất, nâng hàm khi SpO2 dưới 95% và
đặt nội khí quản khi người bệnh có suy hô hấp
có tỉ lệ thực hành đúng chưa cao so với các nội
dung khác.
Mối liên quan giữa đặc điểm dịch tễ học của
điều dưỡng với điểm kiến thức chăm sóc
người bệnh 6 giờ đầusau mổ:
Bảng 1: Mối liên quan đặc điểm dịch tễ học của điều
dưỡng với điểm kiến thức
Đặc tính
Điểm
(tổng =
126)
Độ lệch
chuẩn Giá trị p
Thông tin
cập nhật
Có 99,7 8,3
0,04
Không 93,3 17,3
Phân loại
bệnh mổ
Biết 99,2 8,0
0,02
Không 89,5 21,7
Ý kiến
đào tạo
Có 97,1 14,6
0,01
Không 92,8 9,5
Phân nhóm
Gây mê (kiến
thức) 101 8,9
0,04
Gây mê
(kiến thức, thực
hành)
97,8 8,2
Đa khoa
(kiến thức, thực
hành)
93,3 18,3
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương 2014 38
Mối liên quan giữa đặc điểm dịch tễ học của điều dưỡng với điểm kiến thức chăm sóc người
bệnh 6 giờ đầusau mổ:
Bảng 2: Mối liên quan đặc điểm dịch tễ học của điều dưỡng với điểm thực hành
Đặc tính Điểm (tổng = 27) Độ lệch chuẩn Giá trị p
Nhóm tuổi
Dưới 30 16,5 7,5
0,004 Từ 30 đến 45 10,8 8,3
Trên 45 14,3 6,9
Thâm niên công tác
Dưới 5 năm 17,5 7,1
0,003
Từ 5 đến 10 năm 11,7 7,8
Từ 11 đến 20 năm 11,6 9,2
Trên 20 năm 12,5 5,6
Trên 10 triệu 23,8 1,8
Không 14,4 8,7
Phân loại bệnh mổ Biết 14,5 8,6 0,05
Không 11,8 8,0
Phân nhóm
Gây mê
(kiến thức, thực hành) 18,5 4,6 0,0001
Điều dưỡng (kiến thức, thực hành) 15,0 6,5
BÀN LUẬN
Chăm sóc người bệnh là một công việc đòi
hỏi sự cẩn thận và chu đáo, đặc biệt là chăm sóc
người bệnh ở giai đoạn hậu phẫu, vì thế các đặc
tính này dường như phù hợp ở nữ giới hơn phái
nam. Qua khảo sát toàn bộ điều dưỡng chăm sóc
ở khoa gây mê các bệnh viện, tỉ lệ nữ giới chiếm
hơn ¾ trong mẫu nghiên cứu. Một nghiên cứu ở
bệnh viện Johannesburg, Nam Phi(8) cũng có kết
quả tương tự, 95,9% (n=47) điều dưỡng làm việc
trong phòng hồi tỉnh là nữ và chỉ 4,1% (n = 2) là
nam. Độ tuổi trung bình là 44 (25 đến 63), trung
vị 41 tuổi. Bên cạnh đó, tỉ lệ nhân viên có trên 5
năm kinh nghiệm chiếm tỉ lệ tương đương
(58,8%); đây là nguồn lực dồi dào và là điều kiện
thuận lợi để lớp sau học hỏi lớp trước, cộng
hưởng sức mạnh tuổi trẻ giúp nâng cao chất
lượng chăm sóc người bệnh.Tất cả đối tượng
đều đồng ý rằng điều dưỡng cần được đào tạo
thêm kiến thức cũng như kỹ năng chăm sóc của
điều dưỡng tại phòng hồi tỉnh, điều này cho
thấy trách nhiệm của nhân viên đối với chính
công việc đang làm, là yếu tố quan trọng để
nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh.
Nhìn chung 51 câu hỏi về kiến thức, tỉ lệ trả
lời đúng là rất cao chỉ 7 nội dung có tỉ lệ trả lời
đúng dưới 50%, thậm chí có câu đạt gần 100%,
điều này cho thấy chất lượng chăm sóc người
bệnh khâu sau mổ ở các bệnh việnhạng 1, mặc
dù tỉ lệ nhân viên có trình độ cử nhân và làm lâu
năm là không nhiều, tuy nhiên kiến thức vẫn
được họ cập nhật đầy đủ. Bên cạnh đó, chúng ta
cũng cần lưu tâm đến 7 câu có tỉ lệ trả lời thấp,
thậm chí chỉ đạt xung quanh mức 20%.
Đây là giai đoạn đòi hỏi rất nhiều yếu tố
giúp người bệnh phục hồi sức khỏe sau phẫu
thuật, trong đó 4 bước quan trọng nhất thiết phải
có là theo dõi cử động hai chi dưới với gây tê tủy
sống, theo dõi lượng máu mất, nâng hàm khi
SpO2 dưới 95% và đặt nội khí quản khi người
bệnh có suy hô hấp có tỉ lệ thực hành đúng trên
50% nhưng vẫn chưa cao bằng các nội dung
khác. Điều này có thể diễn giải từ thực trạng
hiện nay, các nhân viên y tế đều nắm rõ lý
thuyết và các thao tác chuyên môn, tuy nhiên do
tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trên, họ
phải chăm sóc quá nhiều người bệnh khiến cho
các thao tác chưa được thực hiện đầy đủ như
những gì được học. Đặc biệt ở nhóm điều dưỡng
gây mê hồi sức các thao tác chăm sóc người bệnh
ngay sau mổ hầu như đạt tỉ lệ 100%.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương 2014 39
Có sự khác biệt đáng kể ở nhóm điều dưỡng
gây mê được đào tạo chuyên sâu và điều dưỡng
đa khoa. Nhóm điều dưỡng đa khoa có điểm về
thực hành thấp hơn nhóm còn lại. Đây là yếu tố
quan trọng nhất trong chăm sóc người bệnh, đặc
biệt là giai đoạn 6 giờ sau hậu phẫu, việc đào tạo
chuyên ngành cho điều dưỡng chăm sóc người
bệnh tại phòng hồi tỉnh là điều cần thiết và cũng
được hầu hết điều dưỡng làm việc trong ngành
nghề này ủng hộ.
Nhân viên có cập nhật thông tin về chăm sóc
người bệnh cao hơn nhân viên không cập nhật
cho thấy mức độ quan tâm đến việc nâng cao
kiến thức trong công việc mình làm có ý nghĩa
rất lớn. Ý thức được tầm ảnh hưởng của giai
đoạn hậu phẫu đối với sức khỏe người bệnh,
người điều dưỡng cần luôn chủ động học hỏi,
tìm tòi thêm kiến thức nâng cao tay nghề. Tuy
nhiên, nhân viên không được phân công hoặc
không biết phân cấp mình đang chăm sóc có số
điểm thấp, đây là vấn đề cần lưu ý, điều dưỡng
chăm sóc cần nắm rõ mặt bệnh mình phụ trách
sẽ giúp nhận biết mình phải làm gì để kết quả
cuộc phẫu thuật sẽ theo chiều hướng tốt nhất.
Nhóm những điều dưỡng có ý kiến nên đào tạo
thêm về chuyên ngành chăm sóc người bệnh giai
đoạn hồi tỉnh, điểm kiến thức cao hơn nhóm
không muốn. Điều dưỡng gây mê không trực
tiếp chăm sóc người bệnh có điểm kiến thức cao
hơn 2 phân nhóm còn lại. Đây là những người
đa số thâm niên công tác từ 5 năm trở lên có độ
chín trong tay nghề, luôn cập nhật các thông tin
mới và tiếp thu chúng dễ dàng hơn so với nhóm
những người ít thâm niên hơn khi chưa đạt độ
thuần thục trong nghề nghiệp vì chưa có kinh
nghiệm. Ngoài ra, những người này cũng là đối
tượng được phân công chăm sóc các mặt bệnh
đa dạng, hiểu và nắm rõ các cấp độ cần xử lý đối
với một người bệnh sau phẫu thuật.
Tóm lại, trên đối tượng là các điều dưỡng
làm việc trong phòng hồi tỉnh thực hiện chăm
sóc người bệnh sau phẫu thuật tập trung phần
lớn là nữ, trung bình khoảng 33 tuổi, tỉ lệ có gia
đình nhiều hơn một ít so với người còn độc thân,
có và chưa có con tương đương nhau. Điều
dưỡng đa khoa và điều dưỡng gây mê có tỉ lệ
tương đương nhau khi lấy mẫu toàn bộ các bệnh
viện đa khoa có phòng hồi tỉnh, trình độ điều
dưỡng phần lớn vẫn là trung cấp cả ở nhóm đa
khoa và chuyên ngành gây mê. Thâm niên công
tác từ 5 năm trở lên chiếm gần 60%. Trong cập
nhật thông tin về chuyên ngành mình đang công
tác, đa phần họ cập nhật từ nhà trường. Việc cập
nhật thông tin xét theo tiêu chí cập nhật từ ba
nguồn thông tin trở lên, ngoài các kiến thức đã
được cung cấp trên ghế nhà trường, bổ sung
thêm trong quá trình làm việc (sách, tạp chí,
internet, từ đồng nghiệp hoặc kinh nghiệm thực
tế) tỉ lệ này chiếm khoảng 41%. Đa phần các điều
dưỡng tham gia trả lời bộ câu hỏi đều được
phân công chăm sóc các cấp độ từ ASA I đến
ASA V (91%). Tham khảo ý kiến chung về việc
nên đào tạo chuyên ngành chăm sóc hậu phẫu
cho điều dưỡng làm việc ở phòng hồi tỉnh, gần
85% đồng ý với ý kiến trên. Trong quá trình thu
thập số liệu, nghiên cứu viên cũng đã tham khảo
ý kiến chuyên gia gây mê hồi sức mô hình chăm
sóc người bệnh ngay sau phẫu thuật tại phòng
hồi tỉnh, các chuyên gia cho rằng trên thực tế đã
có nhiều tai biến xảy ra nhất là xử trí nhanh
trong cấp cứu hô hấp cho người bệnh ngay sau
mổ nên rất cần thiết phải có sự phối hợp chăm
sóc giữa điều dưỡng gây mê hồi sức và điều
dưỡng đa khoa giai đoạn này. Điều dưỡng gây
mê hồi sức đã được huấn luyện thành thạo các
kỹ năng giải phóng đường thở như nâng hàm,
đặt nội khí quản, kiến thức dược động lực học
giúp phát hiện sớm, đánh giá tác dụng của thuốc
sử dụng trong gây mê hồi sức ngay từ khi còn
ngồi trên ghế nhà trường. Đây cũng là vấn đề
cần phải đào tạo về chuyên ngành cho những
điều dưỡng đa khoa khi họ được phân công
chăm sóc người bệnh tại phòng hồi tỉnh.
Điểm kiến thức và thực hành có mối liên
quan với các đặc điểm về độ tuổi, thâm niên
công tác, ý kiến nên hay không trong đào tạo
chuyên ngành cho các điều dưỡng chăm sóc
người bệnh phòng hồi tỉnh và nhất là 3 yếu tố
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương 2014 40
quan trọng: cập nhật thông tin thường xuyên,
nhận định mặt bệnh được phân công chăm sóc
và phân nhóm điều dưỡng đa khoa và gây mê.
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
Nghiên cứu khảo sát kiến thức, thực hành
của điều dưỡng chăm sóc người bệnh 6 giờ đầu
sau phẫu thuật lấy mẫu toàn bộ các điều dưỡng
đã hoặc đang làm việc tại phòng hồi sức khoa
gây mê hồi sức các bệnh viện hạng 1 nên kết quả
của nghiên cứu đã khái quát và tổng hợp hết các
ý kiến của những người trực tiếp làm việc trong
ngành nghề này. Với lưu lượng người bệnh
ngày càng tăng và bệnh lý phẫu thuậtphức tạp,
đa dạng trách nhiệm của điều dưỡng giai đoạn
trước, trong và đặc biệt là sau mổ đòi hỏi một
sựchăm sóc đặc biệt.
Tỉ lệ kiến thức đúng của điều dưỡng đa khoa
và gây mê hồi sức làm việc trong phòng hồi tỉnh
đạt trên 60%. Kết quả cho thấy, nhóm điều
dưỡng gây mê có điểm kiến thức hay tỉ lệ đúng
cao hơn nhóm điều dưỡng đa khoa.
Tỉ lệ thực hành đúng ở 2 nhóm điều dưỡng
đa khoa và gây mê. Kết quả cho thấy, nhóm điều
dưỡng gây mê có điểm thực hành hay tỉ lệ đúng
cao hơn nhóm điều dưỡng đa khoa ở hầu hết các
thao tác.
Có bốn mối liên quan giữa đặc tính dịch tễ
học của điều dưỡng với điểm kiến thức, đó là
mối liên quan về giới tính, việc cập nhật thông
tin chuyên môn, bệnh mổ được phân công chăm
sóc và về phân nhóm điều dưỡng.
Có ba mối liên quan giữa đặc tính dịch tễ học
của điều dưỡng với điểm thực hành, đó là mối
liên quan về nhóm tuổi, thâm niên công tác và
về phân nhóm điều dưỡng.
Từ kết quả của nghiên cứu, các nhận xét và
so sánh với các đề tài liên quan, chúng tôi mong
muốn xây dựng một chương trình theo chuyên
đề dựa trên các nội dung còn nhầm lẫn hoặc
chưa nắm rõ trong kiến thức cũng như lớp huấn
luyện về các kỹ năng còn sai và thiếu sót trong
thực hành.
Trong quá trình thực hiện đề tài theo chúng
tôi, tại phòng hồi tỉnh cần có sự phân công chăm
sóc người bệnh 6 giờ đầu sau phẫu thuật nên
phối hợp giữa đội ngũ điều dưỡng gây mê hồi
sức và đa khoa. Điều này cần nhân rộng trong
tất cả khoa gây mê hồi sức các bệnh viện đa khoa
cũng như chuyên khoa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ nội vụ (2005) Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch y tế viên
chức điều dưỡng.
2. Đỗ Văn Dũng (2009) Hướng dẫn phân tích và sử dụng Stata,
Khoa Y tế công cộng.
3. Lê Hoàng Ninh (2011) Phương pháp chọn mẫu và xác định cỡ
mẫu trong nghiên cứu y học, Nhà xuất bản Y học, Chi nhánh
Tp.HCM, tr.30‐36.
4. Nguyễn Văn Chừng (2011). Chăm sóc bệnh nhân sau mổ. In:
Nguyễn Văn Chừng. Gây mê hồi sức cơ bản, tr.18‐33. Nhà
xuất bản Y học, Chi nhánh Tp. HCM.
5. Nguyễn Văn Chừng (2013). Hội chứng suy hô hấp người lớn.
In: Nguyễn Văn Chừng. Gây mê hồi sức giản yếu, tr.36‐38.
Nhà xuất bản Y học, Chi nhánh Tp.HCM.
6. Nguyễn Văn Chừng, Nguyễn Văn Chinh (2010). Những đặc
điểm đường thở. In: Nguyễn Văn Chừng. Sử dụng mặt nạ
thanh quản để kiểm soát đường thở trong Gây mê hồi sức,
tr.14‐20. Nhà xuất bản Y Học, Chi nhánh Tp. HCM.
7. Manager OR (1998) ʺPatterson P.PACU Staffing. Staffing the
recovery areas an art as well as a scienceʺ. 14 (4), pp.19‐22.
8. Scribane J, et al. (2011) ʺA pilot study to determine the profile
of recovery room nurses in Johannesburg hospitalsʺ. South Afr
J Anaesth Analg, 17 (5), pp.323‐327.
9. Van Aken H Prien T (1997) ʺThe perioperative phase as a part
of anesthesia. Tasks of the recovery roomʺ. Anesth Article in
German, 2 (46)
10. Wit MA, Bos‐Schaap AJ, Hautvast RW, Heestermans AA,
Umans VA (2012) ʺNursing role to improve care to infarct
patiets and patients undergoing heart surgery: 10 years’
experienceʺ. Netherlands Heart J, 20, pp.5‐11.
Ngày nhận bài báo: 20/10/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 15/11/2014
Ngày bài báo được đăng: 05/12/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cham_soc_cho_benh_nhan_6_gio_dau_sau_phau_thuat.pdf