KẾT LUẬN
Khả năng của kỹ thuật 3D-TOF MRA tùy
thuộc vào phần cứng và phần mềm của hệ thống
máy MRI, cũng như kinh nghiệm của kỹ thuật
viên chụp hình và bác sỹ diễn giải hình ảnh 3DTOF MRA. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã
cho thấy khả năng của 3D-TOF MRA trong việc
phát hiện phình mạch nội sọ là rất cao, dù kỹ
thuật 3D-TOF MRA của chúng tôi chưa phải là
loại tiên tiến nhất. Những kỹ thuật chúng tôi đã
sử dụng ở đây là những gì thường qui nhất và
sẵn có ở các hệ thống máy từ trường cao 1.5Tesla
do đó phần nào có thể chứng minh độ hữu dụng
và khả thi của phương tiện chẩn đoán.
Sự cải tiến không ngừng về độ phân giải
không gian và thời gian chụp sẽ giúp 3D-TOF
MRA ngoài việc hiển thị được phình mạch, còn
có thể mô tả rõ ràng hình thái túi phình, cổ túi
phình, mạch máu nuôi và liên quan với các mạch
máu nhỏ kế cận, đó là các thông tin rất cần thiết
cho việc lựa chọn phương pháp điều trị. 3D-TOF
MRA là một phương pháp an toàn, không xâm
lấn, một chọn lựa hiệu quả để tầm soát các phình
mạch nội sọ.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 111 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chẩn đoán túi phình động mạch não bằng cộng hưởng từ mạch máu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 583
CHẨN ĐOÁN TÚI PHÌNH ĐỘNG MẠCH NÃO
BẰNG CỘNG HƯỞNG TỪ MẠCH MÁU
Nguyễn An Thanh*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu giá trị chẩn đoán: độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương và giá trị tiên đoán
âm của kỹ thuật cộng hưởng từ mạch máu 3D-Time-of-flight (3D-TOF MRA) để phát hiện túi phình động mạch
não, đánh giá tương quan với chụp mạch số hóa xóa nền (DSA).
Đối tượng và Phương pháp: Chụp cộng hưởng từ mạch máu bằng kỹ thuật 3D-Time-of-flight (3D-TOF
MRA) cho 114 bệnh nhân có các dấu hiệu lâm sàng nghi ngờ túi phình động mạch não, mỗi bệnh nhân đều được
chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) như một tiêu chuẩn vàng để xác định chẩn đoán.
Kết quả: Chụp mạch số hóa xóa nền phát hiện 130 túi phình động mạch não của 102 bệnh nhân trong số 114
bệnh nhân. Chụp cộng hưởng từ mạch máu (MRA) phát hiện 126 túi phình động mạch não. Với túi phình kích
thước trung bình 5,9mm, 3D-TOF MRA có độ nhạy là 96,9%, độ đặc hiệu: 92,3%, độ chính xác 96,5%, giá trị
tiên đoán dương: 99,2% và giá trị tiên đoán âm: 75,0%. Mức độ đồng ý giữa 3D-TOF MRA và DSA trong chẩn
đoán túi phình động mạch não được đánh giá là rất tốt (Kappa, k = 0.81). Đối với túi phình nhỏ hơn 3 mm,
3D-TOF MRA có độ nhạy là 95,8%.
Kết luận: Nghiên cứu này đã cho thấy khả năng của 3D-TOF MRA trong việc phát hiện túi phình động
mạch não là rất cao. Sự cải tiến không ngừng về độ phân giải không gian và thời gian của kỹ thuật giúp MRA trở
thành một phương pháp an toàn, không xâm lấn, là chọn lựa đầu tay rất hiệu quả để tầm soát các túi phình động
mạch não.
Từ khóa: cộng hưởng từ mạch máu, túi phình động mạch não
ABSTRACT
DIAGNOSING INTRACRANIAL ANEURYSMS WITH MR ANGIOGRAPHY
Nguyen An Thanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 583 - 588
Objective: The purpose of this study was to investigate the sensitivity, specificity, positive predictive value
and negative predictive value of 3D-time-of-flight (3D-TOF) magnetic resonance angiography (MRA) in the
detection of cerebral aneurysms with the use of conventional digital subtraction angiography (DSA) as the gold
standard.
Methods: 3D-TOF MRA was performed in 114 patients with clinical dignosis suggested cerebral
aneurysms. Each patient underwent conventional digital subtraction angiography (DSA) for the definite
diagnosis.
Results: 114 patients underwent DSA and 3D-TOF MRA. 130 aneurysms of 102 patients were detected by
DSA. 126 aneurysms were detected by 3D-TOF MRA. 3D-TOF MRA had a sensitivity of 96.9%, specificity of
92.3%, positive predictive value of 99,2% and negative predictive value of 75.0% in detection of aneurysms with
the average size measuring 5,9mm. And strength of agreement between 3D-TOF MRA and DSA was good
(Kappa, k=0.81).
* Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Chợ rẫy
Tác giả liên lạc: ThS. Nguyễn An Thanh ĐT: 0913.710.091 Email: thanhanng@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 584
Conclusions: This study indicates the good capability for detection of aneurysms by 3D-TOF MRA. The
rapidly improving spatial and temporal resolution of 3D-TOF MRA make it becoming a safe, non-invasive and
very efficient method for screening of intracranial aneurysms.
Key words: 3D-TOF MRA, cerebral aneurysms
ĐẶT VẤN ĐỀ
Xuất huyết khoang dưới nhện gây ra do vỡ
túi phình động mạch não thường dẫn đến
những hậu quả xấu, biến chứng thần kinh nặng
nề và tỷ lệ tử vong cao(4,7,3). Cần chẩn đoán sớm
và điều trị triệt để, loại bỏ túi phình sớm trước
khi có biến chứng vỡ và tái vỡ.
Cho đến nay DSA vẫn được xem là
phương pháp tạo ảnh đáng tin cậy nhất, tiêu
chuẩn vàng để chẩn đoán phình mạch nội sọ.
Mặc dù các yếu tố nguy cơ liên quan đến việc
chụp DSA thấp (1-2,5%), với tỷ lệ biến chứng
thần kinh nặng, vĩnh viễn ở các bệnh nhân
chụp mạch máu não là 0,1-0,5%(7,6), tuy nhiên
với xu hướng chẩn đoán và điều trị can thiệp
tối thiểu hiện nay vẫn cần tìm ra các phương
pháp không xâm lấn và an toàn hơn.
Cộng hưởng từ mạch máu là một kỹ thuật
tạo hình mạch máu không xâm lấn, không gây
các biến chứng có hại của tia X và thuốc cản
quang, vì vậy hiện đang được sử dụng rộng rãi
để tầm soát các bệnh lý mạch máu nội sọ(6).
Trong khoảng một thập niên gần đây máy
cộng hưởng từ từ trường cao hiện đại đã trở nên
phổ biến và sẵn có ở các cơ sở chẩn đoán và điều
trị ở Việt nam, trước thực tế đó chúng tôi tiến
hành nghiên cứu với mục tiêu là xác định độ
nhạy và độ đặc hiệu của kỹ thuật 3D TOF MRA
để phát hiện các túi phình động mạch não ở các
bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ, lấy DSA làm
tiêu chuẩn vàng chẩn đoán.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiền cứu, mô tả cắt ngang.
Đối tượng nghiên cứu
Chọn các bệnh nhân có các triệu chứng lâm
sàng nghi ngờ do bệnh lý mạch máu não. Các
bệnh nhân này được chỉ định chụp DSA để xác
định chẩn đoán, thực hiện tại Khoa Chẩn đoán
hình ảnh Bệnh viện Chợ Rẫy trong khoảng thời
gian từ tháng 3 năm 2009 đến tháng 11 năm 2012
và được chụp MRA trong cùng ngày làm DSA.
Phương pháp nghiên cứu
Thu thập số liệu
Tất cả bệnh nhân trong nghiên cứu đều được
tiến hành thu thập dữ liệu thống nhất theo các
bước, với bảng thu thập số liệu được soạn sẵn, 01
bệnh nhân là 01 đơn vị mẫu.
Mỗi bệnh nhân được khảo sát 3D-TOF
MRA thực hiện ở máy MRI siêu dẫn từ trường
1.5Tesla (Magnetom Avanto, Siemens,
Germany) với chuỗi xung mạch máu 3D-TOF
MRA, bề dày khối khoảng 70mm tập trung
vào vùng đa giác Willis. Sau đó các hình MRA
được phân tích, đánh giá trên trạm làm việc
(Syngo hoặc Leonardo, Siemens), xem xét các
lát cắt gốc, sử dụng các kỹ thuật tái tạo MPR
thin, MIP và 3D VRT để xác định sự hiện diện
của túi phình động mạch não, động mạch nuôi
và đo kích thước túi phình.
Tất cả các bệnh nhân này đều được chụp
DSA (Axiom-Artis, Siemens, Germany) với 3
hoặc 4 trục mạch máu, hai chiều và xoay. Sử
dụng trạm làm việc Syngo để nhận định chẩn
đoán bệnh lý trên DSA, xác định túi phình, động
mạch nuôi và đo kích thước túi phình.
Tổng kết xử lý số liệu
Các số liệu được phân tích, xử lý thống kê
bằng phần mềm SPSS 16.0
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tổng cộng 114 bệnh nhân được chụp 3D-
TOF MRA và DSA, bao gồm 55 nam (48,2%) và
59 nữ (51,8%), tuổi từ 15 đến 80 tuổi (trung bình
50,6 tuổi). Chúng tôi ghi nhận được kết quả sau:
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 585
Trong 114 bệnh nhân được chụp DSA kết
quả phát hiện 130 túi phình động mạch não ở
102 bệnh nhân. Vị trí túi phình: động mạch
cảnh trong đoạn thông sau (DMCT_TS), n=33,
chiếm 32,4%, động mạch thông trước (DMTT),
n=30, chiếm 29,4%), động mạch cảnh trong
(các vị trí khác đoạn thông sau) (DMCT), n=16,
chiếm 15,6%), động mạch não giữa (DMNG),
n=13, chiếm 12,7%), động mạch thân nền
(DMTN), n=4, chiếm 3,9%), động mạch đốt
sống (DMDS), n=4, chiếm 3,9%), động mạch
não trước (DMNT), n=2, chiếm 2%).
Trong số 130 túi phình động mạch não được
chẩn đoán bằng DSA thì 3D-TOF MRA chẩn
đoán được 126 túi phình, có một trường hợp túi
phình động mạch cảnh trong đoạn mắt
(DMCT_MAT), một trường hợp túi phình động
mạch cảnh trong đoạn mạch mạc trước
(DMCT_MMT), một trường hợp túi phình động
mạch cảnh trong đoạn xoang hang (DMCT_XH),
một trường hợp túi phình đỉnh động mạch thân
nền (DMTN_DINH) 3D-TOF MRA không hiển
thị được, bốn trường hợp này được xem là âm
tính giả. Có một trường hợp túi phình động
mạch cảnh trong đoạn xoang hang (DMCT_XH)
kích thước 2,2mm thấy được trên 3D-TOF MRA,
nhưng DSA xác định là không có, trường hợp
này được xem là dương tính giả.
Như vậy giá trị của 3D-TOF MRA trong chẩn
đoán phình mạch nội sọ kích thước trung bình
5,9 mm đạt được độ nhạy là 96,9%, độ đặc hiệu
là 92,3%, độ chính xác là 96,5%, giá trị tiên đoán
dương là 99,2% và giá trị tiên đoán âm là 75%.
Đối với túi phình nhỏ hơn 3 mm, 3D-TOF
MRA có độ nhạy là 95,8%. Đối với túi phình
lớn hơn hoặc bằng 3 mm, 3D-TOF MRA có độ
nhạy là 100%.
Các giá trị chẩn đoán của 3D-TOF MRA
được mô tả trong bảng sau:
Bảng 1: Mô tả tỉ lệ thấy được phình mạch trên 3D-TOF MRA so với DSA
DSA
Tổng số Không có túi phình Có túi phình
3D-TOF MRA không có túi phình 12 4 16
75,0% 25,0% 100,0%
92,3% 3,1% 11,2%
Có túi phình 1 126 127
0,8% 99,2% 100,0%
7,7% 96,9% 88,8%
Tổng số 13 130 143
9,1% 90,9% 100,0%
100,0% 100,0% 100,0%
Giá trị chẩn đoán phình mạch nội sọ trên 3D-
TOF MRA và DSA liên quan có ý nghĩa thống kê
(Fisher’s Exact Test, p = 0.000 < 0.01). Và mức độ
đồng ý giữa 3D-TOF MRA và DSA trong chẩn
đoán túi phình động mạch não được đánh giá là
rất tốt (Kappa, k = 0,81).
Về độ nhạy, độ đặc hiệu tính theo vị trí túi
phình: các vị trí túi phình động mạch não
thường gặp ở động mạch cảnh trong đoạn thông
sau (DMCT_TS), động mạch thông trước
(DMTT), động mạch não giữa (DMNG) độ nhạy,
độ đặc hiệu đều đạt 100%.
Các phình mạch nội sọ được phát hiện trên
3D-TOF MRA có kích thước từ 1,2 mm đến 36
mm, trung bình là 5,9 mm, độ lệch chuẩn 4,67.
BÀN LUẬN
Độ nhạy cao của MRA trong việc phát hiện
các phình mạch nội sọ đã được báo cáo trong
nhiều nghiên cứu. MRA là phương pháp được
lựa chọn đầu tay để tầm soát các bệnh lý mạch
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 586
máu não vì là một kỹ thuật không xâm lấn và
bệnh nhân không bị chiếu xạ.
Chụp mạch máu não bằng cộng hưởng từ
(MRA) có nhiều phương pháp: kỹ thuật thời
gian bay (3D-TOF MRA), kỹ thuật tương phản
pha (phase-contrast MRA / PC-MRA) và kỹ
thuật sử dụng thuốc tương phản từ (contrast-
enhanced MRA / CE-MRA). Đa số các nghiên
cứu trước đây đều sử dụng kỹ thuật 3D-TOF
MRA, kỹ thuật này có các ưu điểm: độ phân giải
không gian tốt và thời gian chụp ngắn. Điểm hạn
chế của 3D-TOF MRA là các mạch máu nhỏ
ngoại vi dễ bị mất tín hiệu và các vùng có dòng
chảy chậm bị mất tín hiệu do hiệu ứng bão hòa.
Có các nghiên cứu chứng minh rằng kỹ thuật
thời gian bay (3D-TOF MRA) có độ nhạy cao
hơn kỹ thuật tương phản pha (phase-contrast
MRA) (92,6% so với 70,4%)(4,6). Các nghiên cứu sử
dụng kỹ thuật chụp cộng hưởng từ mạch máu có
thuốc tương phản từ (contrast-enhanced MRA)
để phát hiện phình mạch nội sọ cho thấy CE-
MRA có độ nhạy cao hơn so với 3D-TOF MRA
(100% so với 96%)(9), tuy nhiên sự khác nhau về
độ tin cậy chẩn đoán là không quan trọng đáng
kể. Kỹ thuật CE-MRA tốt hơn 3D-TOF MRA
trong chẩn đoán các phình mạch khổng lồ vì các
phình mạch loại này có dòng chảy chậm và
huyết khối một phần(9). Nhưng vì các phình
mạch khổng lồ là loại không thường gặp và có
thể được phát hiện bằng hình MRI thường qui,
và cũng vì CE-MRA có giá thành cao, kỹ thuật
khó hơn, đòi hỏi nhiều thời gian hơn, do đó
trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng kỹ
thuật 3D-TOF MRA không dùng chất tương
phản từ.
Kết quả hình ảnh phụ thuộc rất nhiều vào độ
phân giải không gian của hệ thống, loại kỹ thuật
và các yếu tố kỹ thuật được sử dụng. Hầu như
tất cả các nghiên cứu đã được làm với kết quả tốt
đều sử dụng máy cộng hưởng từ siêu dẫn từ
trường 1.5T. Các tham số quan trọng quyết định
chất lượng hình ảnh thu được trong 3D-TOF
MRA là TR, FA, ma trận ảnh và độ dày lát cắt.
Các tham số này ảnh huởng đến độ lớn tín hiệu
thu nhận được và độ phân giải không
gian(27,10,28,6).
Về vấn đề kỹ thuật tạo hình, sự lựa chọn
tham số hình ảnh tối ưu, chúng tôi dựa trên cơ
sở sự hợp lý giữa chất lượng hình ảnh và thời
gian chụp. Đồng thời chúng tôi sử dụng chuỗi
xung với kỹ thuật đa khối mỏng có khoảng
chồng lên nhau, đây là một cải tiến để hạn chế sự
bão hòa dòng trong các dòng chảy chậm, giảm
sự mất tín hiệu mạch máu ở bờ lát cắt, đồng thời
có thể tăng thể tích khảo sát bằng cách tăng số
khối. Kết hợp với việc dùng coil dàn đều bề mặt
với đa kênh thu nhận giúp cải thiện tỉ lệ độ
nhiễu nền và thu nhận hình ảnh song song, độ
phân giải hình ảnh cao, phần tử thể tích ảnh nhỏ
sẽ hạn chế sự rời phase trong từng phần tử thể
tích ảnh sẽ làm mất tín hiệu mạch máu.
Với sự cải tiến liên tục của các kỹ thuật thu
nhận hình ảnh hiện nay của MRI, làm sao để
tăng độ tương phản hiển thị hình ảnh và giảm
thiểu tối đa các vấn đề về mất tín hiệu và các xảo
ảnh, sẽ làm tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo
để so sánh độ nhạy, độ đặc hiệu của các ứng
dụng kỹ thuật khác nhau. Việc chưa có các tiêu
chuẩn chất lượng cho hình ảnh cộng hưởng từ
mạch máu, cũng như chưa xác định các kỹ thuật
tối ưu tiêu chuẩn cho sự thu nhận dữ liệu và hậu
xử lý khiến cho các tham số hình ảnh thay đổi
nhiều giữa các trung tâm ứng dụng khác nhau,
và việc không nắm rõ về kỹ thuật để nhận định
những hiện tượng dòng chảy và các xảo ảnh có
thể ảnh hưởng lên kết quả diễn giải hình ảnh của
các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh v.v cũng là vấn
đề còn tồn tại khiến cho phương pháp chụp
mạch cộng hưởng từ chưa trở thành một
phương pháp chính qui được ứng dụng nhiều
trong chụp mạch không can thiệp.
Kết quả chẩn đoán cũng bị ảnh hưởng nhiều
bởi phương pháp phân tích dữ liệu. Cần có sự
kết hợp đọc các hình lát cắt gốc với các phương
pháp tái tạo MIP, VRT và MPR. Vài tác giả đã
cho thấy rằng độ nhạy được cải thiện khi đọc kết
hợp hình MIP, VRT và các hình lát cắt gốc(3,4,6).
Các hình 3D VRT đóng góp đáng kể làm tăng độ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 587
nhạy phát hiện các túi phình động mạch não,
đồng thời giúp mô tả rõ ràng hình thái và tương
quan của các túi phình với mạch máu nuôi và
các mạch nhỏ lân cận.
Để nâng cao chất lượng chẩn đoán trong
nghiên cứu này chúng tôi đã sử dụng kết hợp
nhiều phương pháp tái tạo hình ảnh gồm MIP,
VRT, MPR và các hình lát cắt gốc để phân tích
hình ảnh.
Bảng 2: So sánh các kết quả nghiên cứu:
Tác giả Số bệnh nhân
/ túi phình
Kỹ thuật Độ lớn từ
trường
Kích thước
túi phình
Độ nhạy Độ đặc
hiệu
Giá trị tiên
đoán dương
Giá trị tiên
đoán âm
Basiratnia
(22)
54/22 3D-TOF MRA 1.5T >3mm 90,9 88,8 83,9 94,1
Kouskouras
(14)
16/12 3D-TOF MRA 1.5T 2-15mm 97 50 92 75
Mallouhi
(16)
82/43 3D-TOF MRA 1.5T 5,4mm 93 100 100 94,8
White
(25)
142/108 3D-TOF MRA 2.0T 3-5mm 52 87 84 59
Okahara
(18)
82/133 3D-TOF MRA 1.5T 5,2mm 79
Chúng tôi 114/130 3D-TOF MRA 1.5T 5,9mm 96,9 92,3 99,2 75
Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy độ
nhạy của MRA để phát hiện phình mạch nội
sọ có thể đạt từ 79% đến 99% và độ đặc hiệu
đạt 100%(4,7,18,25). Nghiên cứu của chúng tôi đạt
được độ nhạy và độ đặc hiệu tương ứng là
96,9% và 92,3%.
Túi phình động mạch thông trước và động
mạch cảnh trong là các vị trí khó phát hiện bằng
MRA. Các đoạn A1, A2 và động mạch thông
trước tạo thành một dạng phức hợp với dòng
chảy xoáy hoặc chảy chậm, hiện tượng này sẽ
làm mất tín hiệu trên hình ảnh, dẫn đến giảm
chất lượng chẩn đoán. Trong nghiên cứu này giá
trị độ nhạy của 3D-TOF MRA trong chẩn đoán
phình động mạch thông trước và động mạch
cảnh trong đoạn thông sau đều đạt được 100%.
Giới hạn trường chụp của 3D-TOF MRA
cũng là một vấn đề. Trường chụp 3D-TOF MRA
được lấy từ hố sau dưới bản vuông lên đến bờ
trên gối và thân thể chai, bao gồm toàn bộ vòng
đa giác Willis, động mạch não trước đoạn gần và
đoạn xa lên đến gối thể chai, phần trong sọ và ở
đoạn cổ cao của các động mạch đốt sống và cảnh
trong, lấy được động mạch tiểu não sau dưới.
Hầu hết các vị trí của túi phình động mạch não
đều nằm trong trường chụp, các túi phình nằm
ngoài trường chụp thì hiếm nhưng vẫn có thể có.
Trong nghiên cứu này chúng tôi không gặp
trường hợp âm tính giả nào do vị trí túi phình
nằm ngoài trường chụp.
KẾT LUẬN
Khả năng của kỹ thuật 3D-TOF MRA tùy
thuộc vào phần cứng và phần mềm của hệ thống
máy MRI, cũng như kinh nghiệm của kỹ thuật
viên chụp hình và bác sỹ diễn giải hình ảnh 3D-
TOF MRA. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã
cho thấy khả năng của 3D-TOF MRA trong việc
phát hiện phình mạch nội sọ là rất cao, dù kỹ
thuật 3D-TOF MRA của chúng tôi chưa phải là
loại tiên tiến nhất. Những kỹ thuật chúng tôi đã
sử dụng ở đây là những gì thường qui nhất và
sẵn có ở các hệ thống máy từ trường cao 1.5Tesla
do đó phần nào có thể chứng minh độ hữu dụng
và khả thi của phương tiện chẩn đoán.
Sự cải tiến không ngừng về độ phân giải
không gian và thời gian chụp sẽ giúp 3D-TOF
MRA ngoài việc hiển thị được phình mạch, còn
có thể mô tả rõ ràng hình thái túi phình, cổ túi
phình, mạch máu nuôi và liên quan với các mạch
máu nhỏ kế cận, đó là các thông tin rất cần thiết
cho việc lựa chọn phương pháp điều trị. 3D-TOF
MRA là một phương pháp an toàn, không xâm
lấn, một chọn lựa hiệu quả để tầm soát các phình
mạch nội sọ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Adams WM, Laitt RD, and Jackson A (2000). “The Role of MR
Angiography in the Pretreatment Assessment of Intracranial
Aneurysms: A Comparative Study”. AJNR Am J Neuroradiol
21:1618–1628
2. Adams WM, Laitt RD, and Jackson A (2000). “The Role of MR
Angiography in the Pretreatment Assessment of Intracranial
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 588
Aneurysms: A Comparative Study”. AJNR Am J Neuroradiol
21:1618–1628
3. Atlas SW(1994). “MR Angiography in Neurologic Disease”.
Radiology 1994; 193:1-16
4. Barboriak DR and Provenza JM (1998). “MR Arteriography of
Intracranial Circulation”. AJR; 171:1469-1716
5. Basiratnia R, Norouzi A, Hekmatnia A, Saboori M (2004).
“Magnetic resonance angiography of intracranial aneurysms:
comparison with intra-arterial digital subtraction
angiography”. J Res Med Sci. 5:245–249.
6. Bracard S (2006). “Current diagnostic modalities for
intracranial aneurysms”. Elsevier Saunders
7. Brisman JL, Song JK, and Newell DW (2006). “Cerebral
Aneurysms”. N Engl J Med; 355:928-39
8. Davis WL, Duane D, Blafter H, Harnsberger R, Parker DL
(1994). “Intracranial MR Angiography: Comparison of Single-
Volume Three-Dimensional Time-of-Flight and Multiple
Overlapping Thin Slab Acquisition Techniques”. AJR; 163:915-
920
9. Gauvrit JY, Leclerc X, Oppenheim C, Munier T, Trystram D,
Rachdi H, Nataf F, Pruvo JP, and Meder JF (2005). “Three-
Dimensional Dynamic MR Digital Subtraction Angiography
Using Sensitivity Encoding for the Evaluation of Intracranial
Arteriovenous Malformations: A Preliminary Study”. AJNR
Am J Neuroradiol 26:1525–1531
10. Gizewski ER, Ladd ME, Paul A, Wanke I, Goricke S, and
Forsting M (2005). “Water Excitation: A Possible Pitfall in
Cerebral Time-of-Flight Angiography”. AJNR Am J Neuroradiol
26:152–155
11. Greenberg MS (2006, 2010). “Handbook of neurosurgery”.
Thieme.
12. Horikoshi T, Fukamachi A, Nishi H, Fukasawa I (1994).
“Detection of intracranial aneurysms by three-dimensional
time-of-flight magnetic resonance angiography”.
Neuroradiology 36:203-207
13. Kapsalaki EZ, Rountas CD, Fountas KN (2012). “The Role of 3
Tesla MRA in the Detection of Intracranial Aneurysms.
Review Article”. International Journal of Vascular Medicine.
Volume 2012, Article ID 792834, 9 pages
doi:10.1155/2012/792834
14. Kouskouras C, Charitanti A, Giavroglou C, Foroglou N,
Selviaridis P, Kontopoulos V (2004). “Intracranial aneurysms:
evaluation using CTA and MRA. Correlation with DSA and
intraoperative fndings”. Neuroradiology. 2004;46:842–850.
15. Li MH, Cheng YS, Li YD (2009). “Large-cohort comparison
between three-dimensional time-of-flight magnetic resonance
and rotational digital subtraction angiographies in intracranial
aneurysm detection”. Stroke 40 pp:3127-3129.
16. Mallouhi A, Felber S, Chemelli A, Dessl A, Auer A, Schocke M
(2003). “Detection and characterization of intracranial
aneurysms with MR angiography: comparison of volume-
rendering and maximum-intensity-projection algorithms”.
AJR Am J Roentgenol;180:55–64.
17. Mitsuo S, Masayuki N, Jinichi S (2005). “Preoperative cerebral
aneurysm assessment by three-dimensional magnetic
resonance angiography: feasibility of surgery without
conventional catheter angiography”. Neurosurgery 56 pp:903-
912.
18. Okahara M; Hiro K; Masanori Y; Hirohumi N; Hiroyuki H;
Toshiyuki S; Yoshiko S; Hiromu M (2002). “Diagnostic
Accuracy of Magnetic Resonance Angiography for Cerebral
Aneurysms in Correlation With 3D–Digital Subtraction
Angiographic Images A Study of 133 Aneurysms”. Stroke
33:1803-1808
19. Osborn AG (1994). “Diagnostic Neuroradiology”. Mosby
20. Osborn AG (1999). “Diagnostic cerebral Angiography”.
Lippincott Williams & Wilkins.
21. Ruggieri PM (1989). “Intracranial circulation: Pulse-sequence
considerations in three-dimensional (Volume) MR
angiography”. RSNA
22. Ruggieri PM, Masaryk TJ and Ross JS (1991). “Magnetic
Resonance Angiography Cerebrovascular Applications”.
Current Concepts of Cerebrovascular Disease and Stroke;26:29-36.
23. Weili L, Tkach JA, Haacke EM, Masaryk TJ (1993).
“Intracranial MR Angiography: Application of Magnetization
Transfer Contrast and Fat Saturation to Short Gradient-Echo,
Velocity-compensated Sequences”. Radiology; 186:753-761
24. White PM, Teadsale E, Wardlaw JM, Easton V (2001). ‘What is
the most sensitive non-invasive imaging strategy for the
diagnosis of intracranial aneurysms?”. J Neurol Neurosurg
Psychiatry;71:322–328
25. White PM, Teasdale EM, Wardlaw JM (2001). “Intracranial
Aneurysms: CT Angiography and MR Angiography for
Detection— Prospective Blinded Comparison in a Large
Patient Cohort”. Radiology; 219:739–749
26. White PM, Wardlaw JM, Easton V (2000). “Can Noninvasive
Imaging Accurately Depict Intracranial Aneurysms? A
Systematic Review”. Radiology; 217:361–370
27. Wilcock DJ, Jaspan T and Worthington BS (1995). “Problems
and Pitfalls of 3-D TOF Magnetic Resonance Angiography of
the Intracranial Circulation”. Clinical Radiology 50, 526-532.
28. Woodward P, Freimarck R (1995). “MRI for technologists”.
International Edition copyright 1995.
29. Yoshio M (2005). “Enhancement Of Bood Vessel Visualization
In 3D TOF MRA Utilizing Surface Array Coil”. Magnetic
Resonance in Medical Sciences, Vol.4, No.1, pp. 47-51.
Ngày nhận bài báo: 18/03/2014
Ngày phản biện đánh giá bài báo: 27/04/2014
Ngày bài báo được đăng: 30/05/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chan_doan_tui_phinh_dong_mach_nao_bang_cong_huong_tu_mach_ma.pdf