Các yếu tố nghề nghiệp
Có 3,37% nhân viên y tế không bao giờ đeo
găng (bảng 1). Những người này là bác sỹ nội,
bác sỹ mới ra trường làm trong khối nội. Đa số
(52,47%) nhân viên y tế đeo găng tay dưới 1
giờ/ngày làm việc (bảng 1). Những người này
chủ yếu là bác sỹ khối nội và điều dưỡng khối
nội. Tỉ lệ dùng dung dịch rửa tay nhanh còn ít,
đa số là rửa tay với nước và xà bông y tế.
Kết quả thống kê cho thấy các yếu tố nghề
nghiệp như học vấn, nhóm tuổi nghề, số giờ đeo
găng tay, dùng dung dịch sát khuẩn nhanh
không có liên quan đến bệnh chàm tay. Và bệnh
chàm tay có liên quan nhiều đến số lần rửa tay
trong một ngày làm việc (OR=1,52; p=0,047; KTC
95%: 1,01 ‐ 2,28) (bảng 2). Điều này cũng tương
tự như kết quả nghiên cứu tương tự được thực
hiện tại Mỹ (những người làm việc ở đây nói
rằng họ thường rửa tay trên 35 lần trong một ca
trực)(Error! Reference source not found.) tại
Queenland (Úc) (p=0,0402)(Error! Reference
source not found.); tại Nhật Bản (OR=2,0 và
KTC 95% từ 1,2 – 3,4)(Error! Reference source
not found.); tại Đan Mạch (p<0,001)(Error!
Reference source not found.); tại Thổ Nhĩ Kỳ
(p<0,05)(Error! Reference source not found.);
tại Đài Loan (OR=3,02; KTC 95% từ 1,26 ‐ 7,23 và
p=0,0131)(Error! Reference source not found.).
Khi so sánh giữa các nhân viên y tế với nhau
thì có sự khác biệt đáng kể tỉ lệ chàm tay giữa
bác sỹ nội và bác sỹ ngoại. Điều này cũng phù
hợp với các nghiên cứu trước tại Trung Quốc
(các bác sỹ ở khoa sản bị nhiều hơn các khoa
khác)(Error! Reference source not found.).
Trong nghiên cứu này, chúng tôi không thấy có
sự khác biệt giữa khối nội và khối ngoại trong tỉ
lệ mắc bệnh chàm tay cũng như không thấy sự
khác biệt giữa bác sỹ và y tá. Điều này khác với
công trình nghiên cứu khác được thực hiện vào
năm 1995 tại nước Ý(Error! Reference source
not found.). Trong nghiên cứu tại nước Ý này,
tác giả nghiên cứu tại 1 bệnh viện với cỡ mẫu lớn
hơn cỡ mẫu của chúng tôi (lớn hơn gấp 3 lần) và
chọn toàn bộ nhân viên làm việc tại đây (ngoài
nhân viên y tế còn có nhân viên văn phòng,
nhân viên bếp, bảo vệ), có lẽ vì vậy mà họ tìm
thấy được mối liên quan mà chúng tôi không
tìm thấy trong nghiên cứu này.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 109 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chàm tay ở nhân viên y tế tại thành phố Hồ Chí Minh: Tỉ lệ hiện mắc và các yếu tố nguy cơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 770
CHÀM TAY Ở NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH:
TỈ LỆ HIỆN MẮC VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ.
Đặng Thị Ngọc Bích*
TÓM TẮT
Bối cảnh nghiên cứu: Bệnh da nghề nghiệp ở nhân viên y tế.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ hiện mắc và các yếu tố nguy cơ của bệnh chàm tay ở nhân viên y tế tại thành phố
Hồ Chí Minh.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang với cỡ mẫu là 478 nhân viên y tế làm việc trong các bệnh viện tại
thành phố Hồ Chí Minh, với phương pháp chọn mẫu cụm. Tiền căn bệnh thể tạng được ghi nhận qua bộ câu hỏi.
Chẩn đoán bệnh chàm tay được thực hiện bởi các bác sỹ da liễu. Xử lý số liệu bằng hồi qui logistic cho phân tích
cụm bằng phần mềm stata12.
Kết quả: Tỉ lệ tham gia vào nghiên cứu là 87% (415/478). Tỉ lệ hiện mắc bệnh chàm tay là 6,51%. Bệnh có
liên quan đến tiền căn dị ứng (OR= 3,31; p=0,007,KTC 95%: 1,55 ‐ 7,05 ), tiền căn bị mề đay (OR= 4,01, p=0,05,
KTC95%: 1,01 ‐ 16,01). 4,69% nhân viên y tế đã từng bị bệnh da do đeo găng tay. Đa số nhân viên y tế rửa tay
trung bình từ 6 đến 10 lần/ngày làm việc (32,77%) và đeo găng tay dưới 1 giờ/ngày làm việc (52,47%). Các yếu
tố nghề nghiệp có liên quan đến bệnh chàm tay là số lần rửa tay trong một ngày làm việc (OR=1,52; p=0,047,
KTC 95% từ 1,01 ‐ 2,28 ). Bác sỹ khối ngoại bị nhiều hơn bác sỹ khối nội (OR=4,01; p=0,01; KTC95%: 1,55 ‐
10,39).
Kết luận: Tỉ lệ hiện mắc bệnh chàm tay là 6,51%. Bệnh chàm tay có liên quan đến tiền căn cơ địa dị ứng.
Bệnh chàm tay có liên quan đến số lần rửa tay trong một ngày làm việc. Bác sỹ khối ngoại bị bệnh nhiều hơn bác
sỹ khối nội.
Từ khóa: chàm tay, nhân viên y tế, bệnh da nghề nghiệp, tiền căn bệnh thể tạng, yếu tố nghề nghiệp.
HAND ECZEMA AMONG HEALTHCARE WORKERS IN HO CHI MINH CITY: PREVALENCE AND
RISK FACTORS
Dang Thi Ngoc Bich* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6 ‐ 2014: 770 ‐ 775
ABSTRACT
Background: Occupational skin disease among healthcare workers.
Objectives: To investigate the prevalence of hand eczema and its relation with atopic history among
healthcare workers working in Ho Chi Minh City.
Methods: A survey of 478 healthcare workers working in hospitals in Ho Chi Minh City was performed
with cluster collection. Atopic histories was recorded by questionnaire. Hand eczema was recognized by
dermatologist. Data were analyzed with logistic regression and survey data analysis, using stata12.
Results: The response rate was 87% (415 of 478). The prevalence of hand eczema was 6.51%. Allergic
history (OR = 3.31; p = 0.007; 95%CI: 1.55 ‐ 7.05) and urticarial history (OR=4.01; p = 0.05; 95%CI: 1.01 ‐
16.01) were the factors significantly related to hand eczema. 4.69% of health workers had skin disease caused by
wearing gloves. Most health care workers washed their hands an average from 6 to 10 times/work shift (32.77%)
and wore gloves under 1hour/work shift (52.47%). Occupational factors related to hand eczema which was the
* Bệnh viện An Bình Tp. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS.CK2 Đặng Thị Ngọc Bích ĐT: 0938015299 email: dnb1972@icloud.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 771
number of hand washing (OR=1.52; p=0.047; 95%CI: 1.01 ‐ 2.28). Surgical doctors had more hand eczema than
internal doctors (OR=4.01; p=0.01; 95%CI: 1.55 ‐ 10.39).
Conclusions: The prevalence of hand eczema among healthcare workers is 6.51%. Hand eczema related to
atopic history, numbers of hand washing. Surgical doctors had more hand eczema than internal doctors.
Key words: hand eczema; healthcare workers; occupational skin disease, atopic history, occupational factors.
MỞ ĐẦU
Chàm tay là một bệnh nghề nghiệp phổ biến
trên thế giới. Tỉ lệ hiện mắc bệnh chàm tay khác
nhau giữa các nước trên thế giới tùy theo đối
tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu.
Bệnh được coi là bệnh da nghề nghiệp ở các
nước Bắc Âu và Mỹ. Tại Mỹ, chàm tay chiếm
hơn 80% bệnh nghề nghiệp(Error! Reference
source not found.). Bệnh gây phiền toái trong
cuộc sống, ảnh hưởng nhiều đến năng suất lao
động, chất lượng cuộc sống và gây hao tổn về
kinh tế. Bệnh chàm bàn tay thường gặp trong các
ngành công nghiệp có liên quan đến: chất tẩy
rửa, thợ uốn tóc, chế biến thực phẩm, chăm sóc
sức khỏe, công việc cơ khí, công nhân xây dựng,
người nội trợ, các vị cha mẹ có con nhỏ
Nói về bệnh nghề nghiệp thì Tổ chức Lao
động Quốc tế (ILO) đã ban hành danh mục gồm
54 nhóm bệnh nghề nghiệp, ở Pháp có 88 bệnh
nghề nghiệp được bảo hiểm, Trung Quốc có 102
bệnh nghề nghiệp (bao gồm bệnh chàm tay). Tại
Việt Nam, có 28 bệnh nghề nghiệp được bảo
hiểm. Trong đó bệnh da nghề nghiệp có 4
loại(Error! Reference source not found.) nhưng
không có bệnh chàm tay. Bệnh chàm bàn tay
cũng thường gặp, nhưng tỉ lệ hiện mắc của bệnh
(ở dân số chung và ở đối tượng là nhân viên y tế)
vẫn chưa được xác định.
Như vậy, danh mục bệnh nghề nghiệp ở
Việt Nam mới có 28 bệnh được bảo hiểm là còn
thiếu. Nguyên nhân do ở nước ta, một bệnh
nghề nghiệp nếu được bổ sung vào danh mục
bảo hiểm cần phải có nghiên cứu thuyết minh về
yếu tố nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp (có ở nghề
gì? đặc điểm sức khỏe của người lao động tiếp
xúc với yếu tố độc hại như thế nào...). Sau đó
mới đến việc xây dựng tiêu chuẩn chẩn đoán và
tiêu chuẩn giám định cho bệnh nghề nghiệp đó.
Quy trình này đòi hỏi phải có thời gian, có kinh
phí, có năng lực cán bộ y tế lao động để nghiên
cứu, có máy móc trang thiết bị phát hiện yếu tố
nguy cơ trong môi trường lao động Chính vì
vậy, số bệnh nghề nghiệp hiện nay ở nước ta
được giám định còn ít(Error! Reference source
not found.).
Ở nước ta, tỉ lệ chàm tay trong dân số vẫn
chưa được xác định cũng như ở các ngành nghề
có yếu tố nguy cơ cao như đã nêu trên. Bên cạnh
đó, cơ chế bệnh sinh của bệnh chàm (bệnh chàm
tay) có liên quan đến miễn dịch dị ứng. Do vậy,
đề tài được tiến hành nhằm cung cấp các dữ liệu
khoa học về qui mô bệnh ở nhân viên y tế thành
phố Hồ Chí Minh và mối liên quan với tiền căn
thể tạng dị ứng; với mong muốn góp phần vào
việc chăm sóc sức khỏe ban đầu, nâng cao nhận
thức về bệnh chàm tay trong giới lao động nhằm
giảm bớt thiệt hại do bệnh gây ra, nâng cao sức
khỏe, cải thiện chất lượng cuộc sống.
PHƯƠNG PHÁP
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành theo phương
pháp mô tả cắt ngang. Đối tượng chọn mẫu là
nhân viên y tế (bác sỹ và điều dưỡng) làm việc
tại thành phố Hồ Chí Minh, đồng ý tham gia vào
nghiên cứu và có mặt trong ngày khám bệnh.
Tiêu chuẩn loại ra gồm những người không trực
tiếp làm công việc chuyên môn (không tham gia
chăm sóc người bệnh hoặc những người làm
công việc hành chánh). Chọn mẫu theo phương
pháp cụm (quận). Cụm nào có nhiều bệnh viện
sẽ được ưu tiên chọn.Hệ số thiết kế cho mẫu
cụm là 2. Cỡ mẫu được ước tính để ước lượng tỉ
lệ chàm tay với độ chính xác mong muốn (độ tin
cậy) là 95%, sai số 5%. P = 17% được tham khảo
từ một nghiên cứu về chàm tay của điều dưỡng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 772
ở Đài Loan(Error! Reference source not
found.). Ước lượng khả năng mất mẫu là 10%.
Do đó cỡ mẫu ước tính được là 478 đối tượng.
Chúng tôi tiến hành chọn mẫu ở 9 bệnh viện,
mỗi bệnh viện chọn 54 nhân viên y tế (27 bác sỹ
và 27 điều dưỡng) từ tháng 03/2013 đến tháng
07/2013. Tiền căn dị ứng được ghi nhận bằng bộ
câu hỏi tự điền. Chẩn đoán bệnh chàm tay được
thực hiện bởi các bác sỹ chuyên khoa Da Liễu.
Phân tích thống kê được tiến hành với phần
mềm stata 12 theo mô hình mẫu cụm (survey
data analysis).
Định nghĩa biến số
Tiền căn suyễn là bệnh suyễn đã được bác sỹ
chẩn đoán. Tiền căn dị ứng là những trường hợp
dị ứng (chảy nước mắt, nước mũi, hắt hơi) khi
tiếp xúc với bông hoa, gia súc, gia cầm (triệu
chứng cơ năng của viêm mũi dị ứng). Tiền căn
mề đay là những trường hợp đã từng bị mề đay.
Các đối tượng có một trong 3 yếu tố kể trên
được gọi là có tiền căn tạng dị ứng.
KẾT QUẢ
Có 415 người tham gia vào nghiên cứu từ 9
bệnh viện. Tỉ lệ mất mẫu là 13%. Tỉ lệ mất mẫu
cao ở đối tượng là bác sỹ (23%), trong khi đối
tượng điều dưỡng (mất mẫu 4%) tham gia tương
đối đầy đủ (hình 1). Bảng 1 cho thấy đặc điểm
của mẫu nghiên cứu gồm giới tính, nghề nghiệp,
trình độ học vấn, nhóm tuổi nghề và tiền căn
bệnh thể tạng dị ứng.
Bảng 2 là bảng thống kê phân tích sử dụng hồi
qui logistic xem xét mối liên quan giữa chàm tay
và giới tính, học vấn, tiền căn bệnh và các yếu tố
nghề nghiệp. Phân tích hồi qui Logistic cho thấy
bệnh chàm tay có liên quan với tiền căn dị ứng
(OR=3,31; p=0,007; KTC 95%: 1,55 ‐ 7,05) và tiền
căn bị mề đay (OR=4,01; p=0,05; KTC95%: 1,01 ‐
16,01), số lần rửa tay trong một ngày làm việc
(OR=1,52; p=0,047; KTC 95%: 1,01 ‐ 2,28). Có sự
khác biệt đáng kể giữa bác sỹ nội khối và bác sỹ
ngoại khối (OR=4,01; p=0,01; KTC95%: 1,55 ‐
10,39).
Hình 1: Tỉ lệ nhân viên y tế tham gia vào nghiên cứu
Bảng 1: Đặc điểm của mẫu nghiên cứu
N=415 % (n) Khoảng tin cậy 95%
Giới tính Nam 41,93 (174) 26,52 - 57,33
Học vấn Trung cấp
Đại học
Sau đại học
53,01 (220)
9,16 (38)
37,83 (157)
47,09 - 58,92
2,02 - 16,28
28,34 - 47,31
Nghề nghiệp Bác sỹ nội 24,58 (102) 7,19 - 41,95
Bác sỹ ngoại 20,00 (83) 17,88 - 38,21
Điều dưỡng khối nội 32,29 (134) 11,13 - 53,44
Điều dưỡng khối ngoại 23,13 (96) 3,28 - 42,98
Nhóm tuổi nghề Dưới 10 năm 49,40 (105) 37,79 - 63,41
Tiền căn dị ứng Có 14,46 (60) 8,89 - 20,02
Tiền căn suyễn Có 3,86 (16) 1,13 - 6,57
Tiền căn mề đay Có 12,53 (52) 1,67 - 23,38
Tiền căn tạng dị ứng Có 23,61 (98) 15,39 - 31,84
77%
96% 87%
23%
4% 13%
BÁC S Ỹ Đ IỀU DƯỠN G MẪU NGH I ÊN
CỨU
TỈ LỆ THAM GIA VÀO
NGHIÊN CỨU
tham gia mất mẫu
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 773
N=415 % (n) Khoảng tin cậy 95%
Đeo găng tay khi làm việc Không bao giờ 3,37 (14) – 0,41 - 7,15
Có, cho đến hiện tại 87,71 (364) 70,55 - 1,05
Có, nhưng hiện tại thì không 8,92 (37) – 4,81 - 22,64
Số giờ đeo găng tay trong một ngày làm
việc
Dưới 1 giờ 52,47 (191) 22,03 - 82,91
Từ 1 đến 4 giờ 11,26 (41) 1,19 - 21,34
Trên 4 giờ 36,27 (132) 14,55 - 57,98
Đã từng bị bệnh da do đeo găng tay Có 4,69 (19) 0,64 - 8,75
Số lần rửa tay trong một ngày làm việc Từ 0 đến 5 lần 21,20 (88) 11,51 - 30,91
Từ 6 đến 10 lần 32,77 (136) 22,53 - 43,02
Từ 11 đến 20 lần 24,34 (101) 19,03 - 29,65
Trên 20 lần 21,69 (90) 5,53 - 37,85
Tỉ lệ dùng dung dịch sát khuẩn nhanh Có 19,76 (82) – 8,31 - 47,82
Tỉ lệ hiện mắc bệnh chàm tay Có 6,51 (27) 2,88 - 10,13
Bảng 2: Chàm tay và các yếu tố liên quan
Chẩn đoán OR p Khoảng tin cậy 95%
Giới tính 0,46 0,193 0,13 - 1,61
Học vấn 1,01 0,98 0,55 - 1,84
Tiền căn dị ứng 3,31 0,007 1,55 - 7,05
Tiền căn suyễn 2,14 0,5 0,18 - 25,35
Tiền căn mề đay 4,01 0,05 1,01 - 16,01
Tiền căn tạng dị ứng 3,31 0,025 1,21 - 9,02
Nhóm tuổi nghề 1,24 0,49 0,63 - 2,44
Nghề nghiệp 1,12 0,34 0,86 - 1,46
Nhân viên khối ngoại 1,71 0,32 0,53 - 5,46
Điều dưỡng 1,01 0,99 0,36 - 2,78
Bác sỹ khối ngoại 4,01 0,01 1,55 - 10,39
Điều dưỡng khối ngoại 0,93 0,98 0,21 - 4,12
Số giờ đeo găng tay 1,28 0,35 0,72 - 2,29
Số lần rửa tay 1,52 0,047 1,01 - 2,28
Dùng dung dịch sát khuẩn nhanh 2,16 0,31 0,42 - 11,13
BÀN LUẬN
Tỉ lệ mất mẫu
Tỉ lệ mất mẫu chung là 13%, tuy nhiên trong
lúc tính toán cỡ mẫu, chúng tôi cũng đã dự trù
mất mẫu 10% cho nên mất mẫu thật sự chỉ là 3%.
Mất mẫu nhiều ở các đối tượng là bác sỹ (hình
1). Điều này cũng tương tự như một nghiên cứu
trước đây tại Đan Mạch(Error! Reference
source not found.).
Đặc điểm mẫu
Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ
nam ít hơn nữ (bảng 1). Tỉ số Nam/Nữ tại các
bệnh viện không giống nhau, ví dụ như tại bệnh
viện Chấn Thương Chỉnh Hình thì nam nhiều
hơn nữ, trong khi bệnh viện Hùng Vương thì nữ
nhiều hơn nam. Phân bố đối tượng giữa các cụm
không đồng nhất với nhau. Trong 9 bệnh viện
khảo sát thì có 2 bệnh viện chuyên khoa ngoại,
còn lại là bệnh viện đa khoa nên các nhân viên y
tế khoa nội tham gia vào nghiên cứu nhiều hơn
khoa ngoại (mẫu bị lệch). Có 14,46% nhân viên y
tế bị hắt hơi, xổ mũi, chảy nước mắt khi tiếp xúc
với bông hoa, chó, mèo(tiền căn dị ứng, bảng
1). Một số ít (3,86%) đã được chẩn đoán bị bệnh
suyễn từ nhỏ; 12,53% đã từng bị bệnh mề đay;
tiền căn bệnh thể tạng dị ứng chiếm 23,61%
(bảng 1).
Tỉ lệ hiện mắc
Tỉ lệ hiện mắc bệnh chàm tay là 6,51% (bảng
1). Tỉ lệ hiện mắc này thấp hơn các nghiên cứu
tương tự được thực hiện tại Đan Mạch là
21%(Error! Reference source not found.,Error!
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 774
Reference source not found.); tại Hà Lan là
12%(Error! Reference source not found.). So
sánh với các nước trong khu vực như Trung
Quốc (18,3% điều dưỡng bị chàm tay(Error!
Reference source not found.); 12,9% bác sỹ bị
bệnh chàm tay(Error! Reference source not
found.), Nhật Bản (53,3% điều dưỡng bị chàm
tay(Error! Reference source not found.); 25,1%
bác sỹ(Error! Reference source not found.) và
Thổ Nhị Kỳ (47,5% điều dưỡng bị chàm
tay(Error! Reference source not found.) thì vẫn
thấp hơn nhiều, tuy nhiên các nghiên cứu từ các
nước châu Á được thực hiện trên đối tượng hoặc
là điều dưỡng hoặc là bác sỹ chứ không quan sát
cả 2 đối tượng cùng một lúc. Tỉ lệ hiện mắc trong
nghiên cứu này thấp có thể do phần lớn nhân
viên y tế khoa ngoại không tham gia vào nghiên
cứu (mất mẫu). Hoặc cũng có thể nhân viên y tế
có kiến thức để dự phòng bệnh này nên tỉ lệ thấp
hơn so với nghiên cứu bệnh chàm tay ở công
nhân xây dựng tại cùng thành phố năm 2008(Error!
Reference source not found.).
Tiền căn bệnh thể tạng dị ứng
Bệnh không có liên quan với giới tính, học
vấn, nhóm tuổi nghề nhưng có liên quan nhiều
đến tiền căn bệnh thể tạng dị ứng. Mặc dù
không có mối liên quan với bệnh suyễn nhưng
lại có mối liên quan mạnh với tiền căn bị dị ứng
(OR= 3,31; p=0,007,KTC 95%: 1,55 ‐ 7,05) và tiền
căn bị mề đay (OR= 4,01, p=0,05, KTC95%: 1,01 ‐
16,01) (bảng 2). Điều này cũng tương tự như kết
quả nghiên cứu tương tự được thực hiện tại Hàn
Quốc (trên đối tượng nghiên cứu là sinh viên
điều dưỡng): bệnh chàm tay có liên quan đến
tiền căn dị ứng của sinh viên (OR=4,2; KTC 95%:
1,5 ‐ 12,8; p =0,0083)(Error! Reference source
not found.). Nghiên cứu tại Thổ Nhị Kỳ cũng
cho kết quả tương tự là bệnh chàm tay có liên
quan với tiền căn dị ứng (p<0,01)(Error!
Reference source not found.).
Các yếu tố nghề nghiệp
Có 3,37% nhân viên y tế không bao giờ đeo
găng (bảng 1). Những người này là bác sỹ nội,
bác sỹ mới ra trường làm trong khối nội. Đa số
(52,47%) nhân viên y tế đeo găng tay dưới 1
giờ/ngày làm việc (bảng 1). Những người này
chủ yếu là bác sỹ khối nội và điều dưỡng khối
nội. Tỉ lệ dùng dung dịch rửa tay nhanh còn ít,
đa số là rửa tay với nước và xà bông y tế.
Kết quả thống kê cho thấy các yếu tố nghề
nghiệp như học vấn, nhóm tuổi nghề, số giờ đeo
găng tay, dùng dung dịch sát khuẩn nhanh
không có liên quan đến bệnh chàm tay. Và bệnh
chàm tay có liên quan nhiều đến số lần rửa tay
trong một ngày làm việc (OR=1,52; p=0,047; KTC
95%: 1,01 ‐ 2,28) (bảng 2). Điều này cũng tương
tự như kết quả nghiên cứu tương tự được thực
hiện tại Mỹ (những người làm việc ở đây nói
rằng họ thường rửa tay trên 35 lần trong một ca
trực)(Error! Reference source not found.) tại
Queenland (Úc) (p=0,0402)(Error! Reference
source not found.); tại Nhật Bản (OR=2,0 và
KTC 95% từ 1,2 – 3,4)(Error! Reference source
not found.); tại Đan Mạch (p<0,001)(Error!
Reference source not found.); tại Thổ Nhĩ Kỳ
(p<0,05)(Error! Reference source not found.);
tại Đài Loan (OR=3,02; KTC 95% từ 1,26 ‐ 7,23 và
p=0,0131)(Error! Reference source not found.).
Khi so sánh giữa các nhân viên y tế với nhau
thì có sự khác biệt đáng kể tỉ lệ chàm tay giữa
bác sỹ nội và bác sỹ ngoại. Điều này cũng phù
hợp với các nghiên cứu trước tại Trung Quốc
(các bác sỹ ở khoa sản bị nhiều hơn các khoa
khác)(Error! Reference source not found.).
Trong nghiên cứu này, chúng tôi không thấy có
sự khác biệt giữa khối nội và khối ngoại trong tỉ
lệ mắc bệnh chàm tay cũng như không thấy sự
khác biệt giữa bác sỹ và y tá. Điều này khác với
công trình nghiên cứu khác được thực hiện vào
năm 1995 tại nước Ý(Error! Reference source
not found.). Trong nghiên cứu tại nước Ý này,
tác giả nghiên cứu tại 1 bệnh viện với cỡ mẫu lớn
hơn cỡ mẫu của chúng tôi (lớn hơn gấp 3 lần) và
chọn toàn bộ nhân viên làm việc tại đây (ngoài
nhân viên y tế còn có nhân viên văn phòng,
nhân viên bếp, bảo vệ), có lẽ vì vậy mà họ tìm
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 775
thấy được mối liên quan mà chúng tôi không
tìm thấy trong nghiên cứu này.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu này cho thấy tỉ lệ hiện mắc bệnh
chàm tay của nhân viên y tế tại thành phố Hồ
Chí Minh năm 2013 là 6,51% và có liên quan đến
tiền căn dị ứng, mề đay, tiền căn tạng dị ứng, số
lần rửa tay trong một ngày làm việc thường
nhật. Bác sỹ khối ngoại bị bệnh chàm tay nhiều
hơn khối nội. Không có sự khác biệt giữa bác sỹ
và điều dưỡng, giữa điều dưỡng khối nội và
khối ngoại, giới tính, học vấn và tuổi nghề. Số
giờ đeo găng (tính bình quân) cho một ngày làm
việc thường nhật cũng không có liên quan đến
bệnh chàm tay.
CẢM ƠN: Chúng tôi cảm ơn Ban Giám Đốc
các bệnh viện tại thành phố Hồ Chí Minh đã tạo
điều kiện cho chúng tôi thu thập số liệu. PGS.TS
Nguyễn Đỗ Nguyên, Bs Nguyễn Văn Trương,
ThS Phạm Nhật Tuấn đã cố vấn trong quá trình
phân tích và xử lý thống kê. Bs Phạm Thị Minh
Châu, ĐD Nguyễn Thị Hường, ĐD Huỳnh
Hạnh đã giúp đã giúp đỡ trong quá trình thu
thập số liệu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ lao động‐ thương binh và xã hội (2012) Nghiên Cứu Phòng
Chống Bệnh Nghề Nghiệp Và Những Bệnh Dự Kiến Được Bổ
Sung,
6925, Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2014.
2. Đặng Thị Ngọc Bích (2008) Kiến Thức ‐ Thái Độ ‐ Thực Hành
Và Tỉ Lệ Hiện Mắc Bệnh Chàm Bàn Tay Ở Thợ Hồ Tại Tổng
Công Ty Xây Dựng ‐ Thương Mại Số 3 TPHCM, Luận Án Tốt
Nghiệp Chuyên Khoa Cấp II Da Liễu, Đại Học Y Dược Thành
Phố Hồ Chí Minh, 70‐83.
3. Elston MD, Ahmed DD, Watsky KL, Schwarzenberger K.
(2002) ʺHand Dermatitisʺ. J Am Acad Dermatol, 47 (2), 291‐9.
4. Forrester GB, Roth VS (1998) ʺHand Dermatitis In Intensive
Care Unitsʺ. J Occup Environ Med, 40 (10), 881‐5.
5. Ibler KS, Jemec GB, Flyvholm MA, Diepgen TL, Jensen A,
Agner T (2012) ʺHand Eczema: Prevalence And Risk Factors
Of Hand Eczema In A Population Of 2274 Healthcare
Workersʺ. Contact Dermatitis, 67 (4), 200‐7.
6. Ibler SK, Jemec GB, Agner T. (2012) ʺExposures Related To
Hand Eczema: A Study Of Healthcare Workersʺ. Contact
Dermatitis, 66 (5), 247‐53.
7. Lan CC, Tu HP, Lee CH, Wu CS, Ko YC, Yu HS, Lu YW, Li
WC, Chen GS (2011) ʺHand Dermatitis Among University
Hospital Nursing Staff With Or Without Atopic Eczema:
Assessment Of Risk Factorsʺ. Contact Dermatitis, 64 (2), 73‐9.
8. Ozyazıcıoglu N, Surenler Semra, Tanrıverdi G (2010) ʺHand
Dermatitis Among Paediatric Nursesʺ. Journal Of Clinical
Nursing, 19, 1597 ‐ 1603.
9. Sato K, Kusaka Y, Suganuma N, Nagasawa S, Deguchi Y.
(2004) ʺOccupational Allergy In Medical Doctorsʺ. Journal Of
Occupational Health, 46 (2), 165‐70.
10. Smith RD, Adachi Y, Mihashi M, Kawano S, Ishitake T (2006)
ʺHand Dermatitis Risk Factors Among Clinical Nurses In
Japanʺ. Clin Nurs Res, 15 (3), 197‐208.
11. Smith RD, Choe MA, Jeong JS, An GJ, Chae YR, Jeon MY
(2006) ʺHand Dermatitis Among Korean Nursing Studentsʺ.
Int J Nurs Pract, 12 (3), 160‐5.
12. Smith RD, Ohmura K, Yamagata Z. (2003) ʺPrevalence And
Correlates Of Hand Dermatitis Among Nurses In A Japanese
Teaching Hospitalʺ. J Epidemiol, 13 (3), 157‐61.
13. Smith RD, Smyth W, Leggat PA, Wang RS (2005) ʺPrevalence
Of Hand Dermatitis Among Hospital Nurses Working In A
Tropical Environmentʺ. Aust J Adv Nurs, 22 (3), 28‐32.
14. Smith RD, Wei N, Kang L, Wang RS (2004) ʺWork
Environment And Hand Dermatitis Among Nurses In A
Chinese Teaching Hospitalʺ. Environ Health Prev Med, 9 (4),
181‐4.
15. Smith RD, Wei N, Zhang YJ, Wang RS (2005) ʺHand
Dermatitis Among A Complete Cross‐Section Of Chinese
Physiciansʺ. Contact Dermatitis, 52 (5), 291‐3.
16. Stingeni L, Lapomarda V, Lisi P (1995) ʺOccupational Hand
Dermatitis In Hospital Environmentsʺ. Contact Dermatitis, 33
(3), 172‐6.
17. Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam (2011) Danh Mục 28
Bệnh Nghề Nghiệp Được Bảo Hiểm,
‐muc‐28‐benh‐nghe‐
nghiep‐duoc‐bao‐hiem, Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2014.
18. Van Der Meer WE, Boot CR, Van Der Gulden JW, Jungbauer
FH, Coenraads PJ, Anema JR (2013) ʺHand Eczema Among
Healthcare Professionals In The Netherlands: Prevalence,
Absenteeism And Presenteeismʺ. Contact Dermatitis, 69 (3),
164‐71.
Ngày nhận bài báo: 11/10/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 18/10/2014
Ngày bài báo được đăng : 12/11/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cham_tay_o_nhan_vien_y_te_tai_thanh_pho_ho_chi_minh_ti_le_hi.pdf