Về mức ñộ ảnh hưởng huyết ñộng và lượng dịch truyền trong mổ
Trong nghiên cứu của chúng tôi trên 50 bệnh nhân chia làm hai nhóm với hai liều khác
nhau, trong đó đa số là bệnh nhân thuộc phân loại ASA I, ASA II không có bệnh nhân nào
có bệnh lý cao huyết áp kèm theo, có duy nhất một bệnh nhân có bệnh lý thiếu máu cơ tim
kèm theo.
Kết quả thu thập và xử lý số liệu cho thấy: Đối với nhóm A với liều Bupivacaine thấp
không có trường hợp nào bị hạ huyết áp cũng như chậm nhịp tim. Nhịp tim và huyết áp
trước và sau khi gây tê thay đổi không đáng kể, còn nhóm B có 4 bệnh nhân bị tụt huyết áp
chúng tôi phải dùng Ephedrine để nâng huyết áp. Vì thế với cùng khoảng thời gian phẫu
thuật tương đương nhau, đối tượng nghiên cứu sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê
nhưng lượng dịch truyền trong mổ trung bình nhóm A là 326 ± 63,11 dùng ít hơn so với
nhóm B trung bình là 492 ± 75,93.
Vấn đề điều trị giảm huyết áp trong mổ và sau mổ đó là bù dịch nhanh và dùng thuốc
co mạch, tuy nhiên chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây đó là đối với những bệnh nhân lớn
tuổi và những bệnh nhân có bệnh lý tim mạch đi kèm thì việc bù dịch nhanh là không tốt dễ
dẫn đến nguy cơ phù phổi cấp nguy hiểm đến tính mạng.
Do đó đối với một bác sĩ gây mê hồi sức thì vấn đề ổn định nhịp tim, ổn định huyết
động học trong và sau mổ đối với tất cả các bệnh nhân dù làm phương pháp vô cảm nào:
gây tê tuỷ sống hay mê nội khí quản là hết sức cần thiết và quan trọng.
Vì vậy với liều thấp 5mg Bupivacaine 0,5% trong mổ cắt trĩ rất phù hợp cả về hiệu quả
cũng như độ an toàn về huyết động học.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 220 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả và tính an toàn của gây tê tuỷ sống bằng bupivacaine 0,5% liều thấp 5mg trong mổ trĩ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Nhân dân Gia Định 2009 217
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ TÍNH AN TOÀN CỦA GÂY TÊ TUỶ SỐNG
BẰNG BUPIVACAINE 0,5% LIỀU THẤP 5mg TRONG MỔ TRĨ
Đinh Hữu Hào*, Lê Thị Ngọc Cang*, Trịnh Minh Đức*, Nguyễn Trọng Thắng*, Lại Hồng Thái*
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả và tính an toàn của gây tê tuỷ sống bằng Bupivicaine 0,5%
liều thấp 5mg trong mổ trĩ tại khoa phẫu thuật gây mê hồi sức (PTGMHS), Bệnh viện Nhân Dân Gia Định,
từ 01/2009 đến 07/2009.
Thiết kế nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu trên 50 bệnh nhân gây tê tuỷ sống để mổ trĩ tại khoa
PTGMHS Bv. Nhân Dân Gia Định, được chia làm hai nhóm: nhóm A: 25 bệnh nhân với liều Bupivacaine
0,5% 5mg; nhóm B: 25 bệnh nhân với liều Bupivacaine 0,5% 10mg.
Kết quả: Qua khảo sát, hai nhóm A và B: Nhóm A với liều thấp Bupivacaine 5mg làm giảm mức tê, ít
liệt vận động, không thay đổi huyết động, không phải sử dụng tới Ephedrin, không có trường hợp nào có tác
dụng phụ như nôn ói, lạnh run mà hiệu quả vô cảm vẫn đảm bảo cho cuộc phẫu thuật được tốt.
Kết luận: Gây tê tuỷ sống liều thấp Bupivacaine 0,5% 5mg thích hợp trong mổ trĩ với mức độ an toàn
cao, hạn chế các tác dụng phụ, phù hợp với phẫu thuật về trong ngày.
Từ khóa: Tê tủy sống bupivacaine 0,5% liều thấp, cắt chỉ.
ABSTRACT
EVALUATE THE EFFICACCY AND SAFETY OF A LOW – DOSE SPINAL ANESTHESIA WITH 5MG
BUPIVACINE 0.5% IN HAEMOROIDECTOMY.
Dinh Huu Hao, Le Thi Ngoc Cang, Trinh Minh Duc, Nguyen Trong Thang, Lai Hong Thai
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 6 – 2009: 217 - 223
Background – Objective: To evaluate efficacy and safety of a low-dose spinal anesthesia with 5mg
Bupivacain in patients undergoing haemorrhoidectomy in Surgery - Anesthesia-Intensive care Department,
Gia Dinh Hospital from January 2009 to October 2009.
Material and Method: A randomized controlled trials with 50 patients undergoing
hemorrhoidectomy. Of these, 25 were randomly allocated to receive spinal anesthesia with 5mg Bupivacain
(group A) while 25 received 10mg Bupivacain (group B). All patients were injected in sitting position and at
the L3-4 intervertebral level. Vital signs, sensory block level, degre of motor block were recorded every 3 – 5
minutes in 30 minutes after anesthesia, and every 15 – 30 minutes in surgery and in recovery room.
Duration of surgery, sensory and motor block, volume of intravenous infuson, Ephedrine dose used and the
side effects (vomit, shivering) were noted and compared in 2 groups A and B.
Results: Low-dose spinal anesthesia with 5mg Bupivacain (group A) reduces sensory block level and
degree of motor block. There was no hemodynamic alteration, no use of Ephedrine and no side effect among
the patients of group A. The efficacy of low-dose of 5mg Bupivacain is enough and suitable for
hemorrhoidectomy.
Conclusion: Low-dose spinal anesthesia with 5mg Bupivacain for hemorrhoidectomy is highly safe, no
* Khoa phẫu thuật Gây mê hồi sức Bệnh viện Nhân dân Gia Định
Địa chỉ liên lạc: BS Đinh Hữu Hào ĐT: 0913.714.038 Email: dinhhuuhao@gmail.com
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Nhân dân Gia Định 2009 218
side effect and suitable for ambulatory anesthesia.
Keywords: Spinal anesthesia, low-dose bupivacaine 0.5%, haemorroidectomy
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh trĩ là bệnh thường gặp hằng ngày trong lĩnh vực ngoại khoa. Trong phẫu thuật trĩ người ta có
thể tiến hành các phương pháp vô cảm như: Gây mê nội khí quản, gây mê tĩnh mạch, gây tê xương
cùng, gây tê ngoài màng cứng, gây tê tuỷ sống
Tại khoa phẫu thuật gây mê hồi sức bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ trước đến nay chúng tôi
thường dùng liều Bupivacaine 0,5% trong tê tuỷ sống mổ trĩ là 10mg, với liều thuốc tê này vô cảm rất
tốt tuy nhiên mức tê thường lên quá cao gây tụt huyết áp, chậm nhịp tim, buồn nôn ức chế vận động
kéo dài gây cảm giác khó chịu cho bệnh nhân.
Do đó qua tham khảo các tài liệu chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm đánh giá hiệu quả
và tính an toàn khi tê tuỷ sống Bupivacaine 0,5% liều thấp 5mg trong mổ trĩ để hạn chế những tác dụng
phụ không mong muốn, tạo cảm giác thoải mái cho bệnh nhân thích hợp với xu hướng gây tê mổ về
trong ngày.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiệu quả và tính an toàn của gây tê tuỷ sống bằng Bupivacaine 0,5% liều thấp 5mg trong
phẫu thuật trĩ tại khoa PTGMHS Bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ 01/2009 đến 10/2009.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiệu quả và tính an toàn của gây tê tuỷ sống bằng Bupivacaine 0,5% liều thấp 5mg trong
phẫu thuật trĩ tại khoa PTGMHS Bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ 01/2009 đến 10/2009.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân chẩn đoán trĩ lên chương trình mổ theo phương pháp cắt trĩ tại khoa PTGMHS Bệnh
vịên Nhân Dân Gia Định từ tháng 01 đến tháng 07 năm 2009.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Tất cả những bệnh nhân được chẩn đoán trĩ lên chương trình mổ theo phương pháp cắt trĩ tại khoa
PTGMHS Bệnh vịên Nhân Dân Gia Định từ tháng 01 đến tháng 07 năm 2009.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân có chống chỉ ñịnh với gây tê tuỷ sống. Bệnh trĩ ñược mổ theo phương pháp Longo. Phương
pháp nghiên cứu
Mô tả, tiến cứu cắt ngang.
Thực hiện
Đánh giá bệnh trước mổ.
Thiết lập đường truyền bằng kim luồn 18 - 20G truyền dịch tinh thể, đặt điện cực theo dõi điện
tim, đo mạch, huyết áp, SP02 trước khi gây tê.
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Nhân dân Gia Định 2009 219
Tiến hành
Tư thế: tê tủy sống tư thế ngồi.
Mốc tê: khoang đốt sống thắt lưng L3-L4
Kỹ thuật: Bệnh nhân được đặt ở tư thế ngồi đi tê tuỷ sống bằng kim tê tuỷ sống 25G
đoạn thắt lưng L3-L4 thấy dịch não tuỷ chảy ra trong, đều giọt, tiến hành bơm thuốc tê theo
hai liều đã chọn nhóm A: 5mg, nhóm B:10mg sau đó đặt bệnh nhân nằm lại tư thế sản khoa.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua khảo sát 50 trường hợp, chia thành hai nhóm A và B, mỗi nhóm 25 trường hợp, kết
quả như sau:
Đặc ñiểm dịch tễ học về ñối tượng nghiên cứu
Độ tuổi
Tuổi nhỏ nhất nhóm A là 24, tuổi lớn nhất là 70; nhóm B là 25 và 69.
Bảng 1: Tuổi trung bình và độ lệch chuẩn
Nhóm A Nhóm B p
Tuổi trung
bình (năm) 40,64±12,5 42,24 ±0,07 0,621
Biểu đồ 1: phân loại theo giới
Bảng 2: phân loại theo chiều cao trung bình
Nhóm A Nhóm B p
Chiều cao trung
bình (cm)
157,64 ±
7,21
157,32 ±
7,78 0,881
Chiều cao thấp nhất của nhóm A là 145 cm, cao nhất nhóm A là 173 cm.
Chiều cao thấp nhất của nhóm B là 140 cm, cao nhất nhóm B là 170 cm.
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Nhân dân Gia Định 2009 220
Biểu đồ 2: Phân loại sức khỏe bệnh nhân theo ASA
88
92
12
8
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
5mg 10mg
ASA I
ASA II
Bảng 3: thời gian phẫu thuật trung bình
Nhóm A Nhóm B p
Thời gian PT trung
bình (phút)
30,60 ±
7,94
28,60 ±
6,21 0,326
Thời gian phẫu thuật ngắn nhất của nhóm A là 20 phút, dài nhất là 45 phút.
Thời gian phẫu thuật ngắn nhất của nhóm B là 15 phút, dài nhất là 40 phút.
Đặc ñiểm liên quan ñến Gây Mê Hồi Sức
Bảng 4: Dịch truyền trung bình trong mổ
A B p
Dịch truyền trong mổ±Độ
lệch chuẩn (ml)
326±
63,11
492 ±
75,93 <0,005
Lượng dịch truyền trong mổ sử dụng ít nhất nhóm A là 200 ml nhiều nhất là 500ml.
Lượng dịch truyền trong mổ sử dụng ít nhất nhóm A là 300 ml nhiều nhất là 600ml.
Hiệu quả vô cảm
100% trường hợp đạt hiệu quả vô cảm hoàn toàn.
Biểu đồ 3: mức tê
0
76
68
24
32
0
0
10
20
30
40
50
60
70
80
5mg 10mg
T10 T12 L1
Bảng 5: Độ phong bế vận động theo thang điểm Bromage
Độ Nhóm A Tỷ lệ% Nhóm B Tỷ lệ%
I 0 0 24 96
II 0 0 0 0
III 0 0 1 4
IV 25 100 0 0
Bảng 6: Ảnh hưởng huyết động:
Nhóm A Nhóm B
Có tụt HA 0 21 21
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Nhân dân Gia Định 2009 221
Không tụt HA 25 4 29
25 25 50
Nhật xét: χ2= 4,34, p = 0,037. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0.05.
Lượng Ephedrine sử dụng
Nhóm A do không có trường hợp nào bị tụt huyết áp nên không phải sử dụng đến
Ephedrine, nhóm B có 4 trường hợp bị tụt huyết áp phải sử dụng thuốc co mạch
Ephedrine < 10 mg.
Tác dụng phụ tức thời: (lạnh run, buồn nôn, nôn, ngộ độc)
Nhóm A: không ghi nhận trường hợp nào.
Nhóm B: 8% trường hợp buồn nôn.
Đánh giá của phẫu thuật viên
Qua kết quả nhận xét của phẫu thuật viên nhận thấy tất cả các bệnh nhân ở cả hai nhóm
A và B đều đạt độ dãn cơ và độ tê tốt không có trường hợp nào gây khó khăn cho phẫu
thuật.
Đánh giá của bệnh nhân
Hầu hết các bệnh nhân trong nhóm A đều cảm thấy hài lòng, thoải mái và an tâm trong
gây tê phẫu thuật, không có trường hợp nào cảm thấy đau đớn trong khi làm phẫu thuật.
Còn đối với nhóm B do bị liệt vận động bệnh nhân có cảm giác như mất đi một phần của cơ
thể, như có vật gì đè nặng lên cơ thể họ, và phải nằm lâu gây khó chịu.
BÀN LUẬN
Nghiên cứu của chúng tôi do thời gian ngắn, lượng bệnh có hạn nên chúng tôi chọn tất
cả những bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chọn mẫu vào trong nghiên cứu không phân biệt tuổi,
giới. Chúng tôi nghiên cứu trên 50 bệnh nhân, phân làm hai nhóm theo phương pháp thống
kê ngẫu nhiên. Số lượng này tuy còn ít song cũng đủ lớn trong việc xử lý các số liệu theo
phương pháp thống kê y học và có ý nghĩa thống kê. Chúng tôi hy vọng trong thời gian tới
sẽ tiến hành nghiên cứu trên một số lượng lớn bệnh nhân hơn nữa, để đưa ra những vấn đề
có thể áp dụng rộng rãi được.
Với kết quả thu được và xử lý số liệu chúng tôi nhận thấy
Về tuổi
Như đã trình bày đối tượng nghiên cứu của chúng tôi gồm nhiều lứa tuổi khác nhau,
bệnh nhân nhỏ tuổi nhất chúng tôi gặp là 17 tuổi, bệnh nhân lớn tuổi nhất chúng tôi gặp là
70 tuổi. Tuy nhiên tuổi bệnh nhân đa số là trung niên với độ tuổi trung bình của nhóm A là:
40,64 ± 12,50, nhóm B là: 42,24 ± 10,07, sự khác biệt về độ tuổi giữa hai nhóm nghiên cứu rất
ít, do đó đặc điểm về giải phẫu và sinh lý tuỷ sống không có sự khác nhau nhiều. Điều này
cũng phù hợp với một số tác giả trong nước là bệnh cảnh này thường xảy ra ở người trung
và lớn tuổi, ít gặp ở trẻ em(6).
Về giới
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ nữ mắc bệnh nhóm A là: 64%, nhóm B là: 52%
cao hơn nam, hơi khác so với một số tác giả. Theo Lê Quang Nghĩa(6) thì tỷ lệ mắc bệnh ở
nam cao hơn nữ. Tuy nhiên, do số lượng mẫu còn ít nên cũng chưa nói lên một cách
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Nhân dân Gia Định 2009 222
chính xác về phương diện dịch tể học, chúng tôi hy vọng sẽ tiến hành thêm nhiều hơn
nữa để có thống kê dịch tễ chính xác hơn.
Về chiều cao
Trong tê tuỷ sống yếu tố ảnh hưởng lớn đó là chiều cao của bệnh nhân, sự khác biệt
về chiều cao dẫn đến đặc điểm về giải phẫu và sinh lý học của tuỷ sống như: nếu chều
cao mà cao hơn sẽ làm tăng thể tích khoang dưới nhện và làm ảnh hưởng đến sự
khuyếch tán của thuốc tê. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy sự chênh lệch
chiều cao giữa hai nhóm nghiên cứu là không đáng kể, không có ý nghĩa thống kê (p=
0,881). Chiều cao trung bình nhóm A là 157,64 ± 7,21, chiều cao trung bình nhóm B là
157,32 ± 7,78.
Về thời gian phẫu thuật
Thời gian phẫu thuật bệnh lý trĩ theo phương pháp cắt trĩ là tương đối ngắn, trung bình
nhóm A là: 30,60 ± 7,94, trung bình nhóm B là: 28,60 ± 6,21. Với thời gian phẫu thuật như
trên thì thời gian tê trung bình đủ để phẫu thuật, đồng thời vẫn có thể duy trì giảm đau sau
mổ thêm một gian nữa.Theo y văn, dược lực của một số thuốc, Bupivacaine thuộc loại có
dược lực ba pha, thời gian bán huỷ thải trừ là 3,5 giờ. Bupivacaine 0,5% dùng gây tê tuỷ
sống cũng như gây tê ngoài màng cứng có thời gian tác dụng 195 ± 30 phút(5,12). Theo Paul G.
Barash và cộng sự, khi dùng 15 mg Bupivacaine 0,5% tăng trọng trong gây tê tuỷ sống thì
thời gian tác dụng kéo dài khoảng 3 – 4 giờ(3).
Về mức tê
Trong nghiên cứu của chúng tôi nhóm A mức tê phần lớn đạt được sau tê là từ T10 trở
xuống, có 32% đạt ở mức tê L1, nhóm B mức tê đạt được sau tê là cao hơn phần lớn ở mức
T10, có 24% ở mức tê T12, sau đó mức tê giảm dần theo thời gian sau đó.
Theo Rowan Molnar trong tê tuỷ sống đối với người có chiều cao từ 160 cm, liều
Bupivacaine trung bình để đạt được mức tê T10, T8, T6 tương ứng là 7,5 mg, 9 mg, 10,5 mg
với thời gian tê kéo dài khoảng 90 – 120 phút.
Theo tác giả Lê Thị Hồng Hoa (8), khi sử dụng Bupivacaine 0,5% tăng trọng 5 mg sẽ đạt
được mức tê ở T10, chúng tôi chỉ cần đạt được mức tê thấp hơn hơn mức tê này do đó
chúng tôi tê ở tư thế ngồi và Bupivacaine 0,5% được sử dụng là thuốc tê tăng trọng nên sẽ
đọng ở vùng thấp hơn, nên kết quả mức tê đạt được thấp như mong muốn.
Trong lĩnh vực gây mê hồi sức khi tiến hành một phương pháp vô cảm nào đó đòi hỏi
đến hiệu quả và tính an toàn của phương pháp vô cảm đó. Đặc biệt là trong gây tê tuỷ sống
cần xác định mức tê tối thiểu cho mỗi loại phẫu thuật. Trong phẫu thuật bệnh trĩ với mục
đích là vô cảm vùng hậu môn trực tràng có mức chi phối cảm giác theo khoanh tuỷ là S1 –
S4(6,13). Điều này cho thấy mức tê đạt được với liều 5 mg còn cao hơn nhiều so với yêu cầu
của phẫu thuật. Với liều 10 mg mức tê quá cao không cần thiết với phẫu thuật trĩ, với mức tê
cao sẽ kèm theo các biến chứng, tác dụng phụ trong gây tê tuỷ sống không có lợi cho bệnh
nhân nhất là đối với những bệnh nhân lớn tuổi, có bệnh lý kèm theo.
Về kết quả tê
Chúng tôi thực hiện gây tê tuỷ sống 25 bệnh nhân với liều 5 mg Bupivacaine 0,5% và 25
bệnh nhân với liều 10 mg Bupivacaine 0,5%. Kết quả tê là tốt hoàn toàn ở cả hai nhóm, dựa
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Nhân dân Gia Định 2009 223
theo thang điểm đau VAS không có bệnh nhân nào có dấu hiệu của sự đau, không có
trường hợp nào phải cho thêm thuốc giảm đau trong suốt cuộc mổ, cũng không có trường
hợp nào gây tê tuỷ sống thất bại phải chuyển sang phương pháp vô cảm nào khác. Với kết
quả này chúng tôi nhận thấy với liều Bupivacaine 0,5% 5mg đủ đạt hiệu quả và an toàn về
phương diện vô cảm trong và sau mổ đối với bệnh lý trĩ mổ theo phương pháp cắt trĩ.
Về ñặc ñiểm vận ñộng
Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở nhóm B có tới 96% liệt hoàn toàn, và 4% liệt
độ III theo thang điểm Bromage. Còn ở nhóm A không có trường hợp nào bị liệt, tuy chỉ có
một số bệnh nhân có cảm giác nặng chân hơn so với bình thường nhưng bệnh nhân vẫn cử
động được chân sau khi tê và tự qua giường được sau khi phẫu thuật.
Theo nghiên cứu của Lê Thị Hồng Hoa(8) với liều thấp Bupivacaine phối hợp Fentanyl
trong mổ nội soi tiền liệt tuyến thì có 59% không liệt, 33,3% liệt độ III, 7,7% liệt độ II. Kết quả
này có sự khác biệt có thể là do số lượng mẫu chúng tôi nghiên cứu còn ít, hơn nữa chúng
tôi tê ở tư thế ngồi và không có phối hợp Fentanyl.
Điều này chứng tỏ với liều 10mg Bupivacaine 0,5% đạt được mức tê cao hơn mức tê cần
thiết và gây liệt vận động kéo dài làm cho bệnh nhân có cảm giác khó chịu, họ có cảm giác
như mất đi một phần của cơ thể, như có vật gì đè nặng lên cơ thể họ. Còn với liều 5mg
Bupivacaine 0,5% mức tê đủ đạt để cho cuộc phẫu thuật, lại không gây liệt vận động tạo
cảm giác thoải mái, an tâm cho người bệnh.
Thời gian ức chế vận động ngắn sẽ giúp người bệnh giảm thời gian phải nằm tại hồi sức
theo dõi sau mổ, sớm vận động đi lại, hạn chế một số biến chứng do nằm lâu nhất là ở một
số bệnh nhân lớn tuổi có bệnh lý về hô hấp hay những bệnh lý khác đi kèm theo. Bệnh nhân
an tâm hơn, chăm sóc hậu phẫu nhẹ nhàng hơn thích hợp với gây mê, tê về trong ngày.
Về mức ñộ ảnh hưởng huyết ñộng và lượng dịch truyền trong mổ
Trong nghiên cứu của chúng tôi trên 50 bệnh nhân chia làm hai nhóm với hai liều khác
nhau, trong đó đa số là bệnh nhân thuộc phân loại ASA I, ASA II không có bệnh nhân nào
có bệnh lý cao huyết áp kèm theo, có duy nhất một bệnh nhân có bệnh lý thiếu máu cơ tim
kèm theo.
Kết quả thu thập và xử lý số liệu cho thấy: Đối với nhóm A với liều Bupivacaine thấp
không có trường hợp nào bị hạ huyết áp cũng như chậm nhịp tim. Nhịp tim và huyết áp
trước và sau khi gây tê thay đổi không đáng kể, còn nhóm B có 4 bệnh nhân bị tụt huyết áp
chúng tôi phải dùng Ephedrine để nâng huyết áp. Vì thế với cùng khoảng thời gian phẫu
thuật tương đương nhau, đối tượng nghiên cứu sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê
nhưng lượng dịch truyền trong mổ trung bình nhóm A là 326 ± 63,11 dùng ít hơn so với
nhóm B trung bình là 492 ± 75,93.
Vấn đề điều trị giảm huyết áp trong mổ và sau mổ đó là bù dịch nhanh và dùng thuốc
co mạch, tuy nhiên chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây đó là đối với những bệnh nhân lớn
tuổi và những bệnh nhân có bệnh lý tim mạch đi kèm thì việc bù dịch nhanh là không tốt dễ
dẫn đến nguy cơ phù phổi cấp nguy hiểm đến tính mạng.
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Nhân dân Gia Định 2009 224
Do đó đối với một bác sĩ gây mê hồi sức thì vấn đề ổn định nhịp tim, ổn định huyết
động học trong và sau mổ đối với tất cả các bệnh nhân dù làm phương pháp vô cảm nào:
gây tê tuỷ sống hay mê nội khí quản là hết sức cần thiết và quan trọng.
Vì vậy với liều thấp 5mg Bupivacaine 0,5% trong mổ cắt trĩ rất phù hợp cả về hiệu quả
cũng như độ an toàn về huyết động học.
Về các tác dụng phụ
Kết quả nghiên cứu cho thấy với nhóm A mức tê thấp, ổn định huyết động học không
có trường hợp nào xảy ra tác dụng phụ: lạnh run, buồn nôn, nôn, ngứa, còn ở nhóm B do
có sự xáo trộn huyết động học, tụt huyết áp gây thiếu 02 não nên có 8% bệnh nhân có tác
dụng phụ buồn nôn.
Điều này cũng phù hợp với một số tác giả là nếu dùng liều cao hay gặp các tác dụng
phụ này nhiều hơn(1,11).
Điều này chứng tỏ với liều thấp 5mg Bupivacaine 0,5% trong mổ trĩ hạn chế được rất
nhiều những tác dụng phụ không mong muốn trong gây tê tuỷ sống, tạo cảm giác an tâm
cho người bệnh trong quá trình điều trị.
Tóm lại
Trong gây tê tuỷ sống mổ trĩ việc sử dụng liều thấp Bupivacaine 0,5% đạt hiệu quả về
mặt mức tê phong bế cảm giác, ổn định về mặt huyết đông học hơn, hạn chế phong bế liệt
vận động, giảm những tác dụng phụ không mong muốn so với liều Bupivacaine 0,5%
thường dùng. Do đó với liều thấp Bupivacaine 0,5% phù hợp gây tê tuỷ sống để mổ trĩ, tạo
cảm giác thoải mái, an tâm cho người bệnh.
KẾT LUẬN
Liều 5mg Bupivacaine 0,5% là thích hợp để tê tuỷ sống mổ trĩ với các lý do
- Đảm bảo an toàn cho bệnh nhân trong và sau mổ về mặt huyết động học đặc biệt là ở
những người già, người có những bệnh lý đi kèm theo. Hạn chế được các tai về tim mạch
trong gây tê tuỷ sống đơn thuần.
- Mức độ phong bế đủ làm mất cảm giác đau cho bệnh nhân trong suốt thời gian phẫu thuật,
đảm bảo thuận lợi cho phẫu thuật viên. Liệt vận động ít xảy ra tạo cảm giác thoải mái cho người
bệnh.
- An toàn về mặt huyết động học, không liệt vận động, hạn chế các tai biến trong gây tê
tủy sống có thể xảy ra thấp nhất, thời gian người bệnh phải nằm tại hồi sức ngắn thích hợp
với mổ về trong ngày.
Đề tài của chúng tôi mới chỉ nghiên cứu với số lượng mẫu nhỏ do đó chúng tôi hy vọng
tiếp tục triển khai tê tủy sống với liều thấp 5 mg để hoàn thiện hơn, có thể áp dụng cho các
bệnh lý vùng tầng sinh môn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công Quyết Thắng (2002), “ Gây tê tuỷ sống – gây tê ngoài màng cứng” Bài giảng gây mê hồi sức tập I, trường Đại học Y
Hà Nội, NXB Y học, HN, tr. 44 - 83.
2. Ben – David, Bruce (2000) “Minidose Bupivacaine – Fentanyl Spinal Anesthesia for surgical Repair of Hip Fracture in the
Ages” Anesthesiology, pp. 6 -10.
3. Paul G. Burash, Bruce F. Cullen, Pobert K. Stoeltioug (1993), “Local anesthetics” Handbook of clinical anesthesia, second
edition, Lippincott, Philadelphia, pp. 203 – 218.
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Nhân dân Gia Định 2009 225
4. Hirao O, Kinouchi K, Haruna J, Matsuda Y, Kawaraguchi Y, Miyamoto Y, Nakao F, Taniguchi A, Fukumitsu K, Katamusa
S (2003) “ Spinal anesthesia using hyperbaric Bupivacaine HCL for cesarean section”, departement of Health & Human
service, pp. 953.
5. Lê Minh Đại (1995) “ Thốc tê : nguyên tắc sử dụng, tai biến và điều trị” Bài giảng gây mê hồi sức cấp cứu cho các lớp
chuyên khoa nội, ngoại tổng quát và gây mê hồi sức sau đại học, tr. 15 -18.
6. Lê Quang Nghĩa (2002), Bệnh trĩ, NXB Y học, TPHCM.
7. Lê Thị Hồng Hoa, Nguyễn Văn Chừng (2004), “ Gây tê tuỷ sống với Bupivacaine trong mổ cắt đốt nội soi tiền liệt tuyến”,
Tạp chí Y học chuyên đề hội nghị khoa học kỹ thuật lần thứ 21, NXB Y học, TPHCM, tr. 58 – 63.
8. Nguyễn Văn Chừng ( 2004) “ Gây tê tuỷ sống” Gây mê hồi sức trường Đại học Y Dược TPHCM, NXB Y học, TPHCM, tr.
105 - 119.
9. Nguyễn Văn Chừng ( 2004) “ Đại cương về vô cảm” Gây mê hồi sức trường Đại học Y Dược TPHCM, NXB Y học,
TPHCM, tr. 30 - 32.
10. Nguyễn Văn Chừng ( 2002) “ Gây mê hồi sức trong phẫu thuật vùng hậu môn trực tràng” NXB Y học TPHCM, tr. 167 -
192.
11. Nguyễn Văn Chừng ( 2004) “ Thuốc tê và các phương pháp gây tê” Gây mê hồi sức trường Đại học Y Dược TPHCM,
NXB Y học, TPHCM, tr. 79 - 91.
12. Nguyễn Thụ (2002) “ Sinh lý thần kinh về đau” Bài giảng gây mê hồi sức tập I, trường Đại học Y Hà Nội, NXB Y học, HN,
tr. 142 - 151.
13. Nguyễn Thị Thanh (2004) “ Thuốc dùng trong gây mê hồi sức” Gây mê hồi sức trường Đại học Y Dược TPHCM, NXB Y
học, TPHCM, tr 2009 – 226.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_hieu_qua_va_tinh_an_toan_cua_gay_te_tuy_song_bang_b.pdf