Nghiên cứu 50 trường hợp UTP có chẩn đoán
tế bào chải PQ, CHKN có chẩn đoán MBH xác
chẩn chúng tôi rút ra các kết luận sau:
1. Trên các phiến đồ TBH, chẩn đoán có
ung thư đạt 76%, tỷ lệ âm tính giả chiếm 24%.
Chẩn đoán TBH chỉ xác định là UTBM mà
không xác định được typ là 24%. Cả 4 typ mô
học UTPQ thường gặp đều được xác nhận. Tỷ
lệ chính xác khi định typ so với MBH lần lượt
theo thứ tự giảm dần là: UTBMV (72,72%),
UTBMTBN (60%), UTBMTBL (42,86%) và
UTBMT (33,33%).
2. Đặc điểm TBH chính của UTBMV là các
tế bào u có kích thước lớn, bào tương rõ, có
biệt hoá sừng. UTBMT điển hình có các tế bào
u dạng trụ, nhân lẹch đáy và có chế nhầy.
UTBMTBN có các tế bào u nhỏ, bào tương rất
ít, rời rạc, nhiều nhân chia. UTBMTBL là một
UTBM tế bào không nhỏ được loại trừ
UTBMV và UTBMT.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 289 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chẩn đoán tế bào học một số ung thư phế quản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 3 * 2007 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh – Tế Bào Bệnh Học 17
CHẨN ĐOÁN TẾ BÀO HỌC MỘT SỐ UNG THƢ PHẾ QUẢN
Lê Trung Thọ*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm tế bào học của carcinôm phế quản và đối chiếu kết quả tế bào học và giải
phẫu bệnh của carcinôm phế quản.
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu dựa trên 50 cas có chẩn đoán xác định carcinôm phế quản tại Bv
Bạch Mai từ 1-2004 đến 1-2006.
Kết quả: Độ nhạy chẩn đoán tế bào học của phương pháp xét nghiệm tế bào học là 76%, âm tính giả là
24%, tỉ lệ chính xác trong chẩn đoán loại mô học của ung thư biểu mô vẩy 72,72%, biểu mô tuyến 33.33%,
biểu mô tế bào lớn 42,86%, biểu mô tế bào nhỏ 60%.
Kết luận: Đặc điểm của ung thư biểu mô vẩy là tế bào u có kích thước lớn, bào tương rõ, biệt hóa sừng;
biểu mô tuyến là tế nào u hình trụ, nhân lệch đáy, chế nhầy; biểu mô tế bào nhỏ gồm tế bào u nhỏ, bào
tương ít, rời rạc, nhiều nhân chia. Độ nhạy chẩn đoán tế bào học của phương pháp xét nghiệm tế bào học là
76%, âm tính giả là 24%.
ABSTRACT
CYTOLOGICAL DIAGNOSIS OF BRONCHIAL CARCINOMAS
Le Trung Tho * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 11 – Supplement of No 3 - 2007: 17 - 22
Purpose: Describes cytological features of bronchial carcinoma and correlation between cytological
results and pathologic results of bronchial carcinoma.
Study methods: Retrospective study of 50 cases of bronchial carcinoma from Bach Mai hospital.
Results: Cytological sensitive 76%, false negative 24%; accuracy in diagnosis of squamous cell
carcinoma 72,72%, small cell carcinoma 60%, large cell carcinoma 42,86%, adenocarcinoma 33,33%.
Conclusions: Squamous cell carcinoma has large tumor cells, large cytoplasm, keratin differentiation;
adenocarcinoma has columnar cells with mucinous secretion. Cytological sensitive 76%, false negative 24%.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong ung thư học, ung thư phế quản
(UTPQ) là kẻ thù số một và là loại ung thư làm
chết người nhiều nhất ở cả hai giới. Theo
thống kê của TCYTTG năm 1998, hàng năm có
khoảng 5 triệu trường hợp ung thư mới mắc
thì có tới 1 triệu trường hợp là UTPQ. Ở Việt
nam, số bệnh nhân UTPQ theo ước tính mỗi
năm cũng có khoảng từ 20.000-30.000 trường
hợp. Đây là loại ung thư có tiên lượng xấu,
tiến triển nhanh, tỷ lệ tử vong cao, bệnh lại
thường được phát hiện ở giai đoạn muộn nên
hạn chế khả năng phẫu thuật cũng như các
phương pháp điều trị khác. Hiện nay, có
nhiều phương pháp nhằm phát hiện UTPQ
song chẩn đoán tế bào học và/hoặc mô bệnh
học vẫn là tiêu chuẩn vàng(6,7,8). Chẩn đoán mô
bệnh học tuy chính xác nhưng khó thực hiện,
hạn chế khả năng lặp lại xét nghiệm và cũng
khó áp dụng rộng rãi, đặc biệt với các cơ sở y
tế không có đủ trang thiết bị cần thiết. Chẩn
đoán tế bào học (TBH) vừa đơn giản, dễ thực
hiện, hiệu quả và ít tốn kém hoặc kết hợp lấy
mẫu khi nội soi phế quản (tế bào học chải, rửa
phế quản, chọc hút kim nhỏ) có kết quả đạt độ
chính xác cao, ít tai biến(1,2). Những phương
pháp này, với những mẫu thoả đáng, độ nhậy
và độ đặc hiệu đạt tới 70-80%, với những điều
kiện tối ưu (số lượng mẫu, kích thước u, vị trí
* Bộ môn Giải Phẫu Bệnh – Đại Học Y Hà Nội
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 3 * 2007
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh– Tế Bào Bệnh Học 18
thuận lợi...) độ nhậy và độ đặc hiệu có thể đạt
tới >90%(2). Tính đơn giản và sự an toàn của
phương pháp này cho phép chẩn đoán bệnh
sớm hơn và do đó, việc điều trị cũng tốt hơn.
Bởi vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này
nhằm mục đích:
1. Mô tả đặc điểm về tế bào học của một số
ung thư biểu mô phế quản trên các phiến đồ
chải phế quản và chọc hút kim nhỏ.
2. So sánh kết quả chẩn đoán tế bào học
với mô bệnh học.
ĐỐI TƢỢNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng nghiên cứu
Bao gồm 50 trường hợp bệnh nhân nghi
ngờ có ung thư phế quản nguyên phát được
khoa Hô hấp Bệnh viện Bạch mai chải phế
quản (36 trường hợp) hoặc chọc hút kim nhỏ
(14 trường hợp) gửi tiêu bản xuống khoa Giải
phẫu bệnh Bệnh viện Bạch mai trong thời gian
từ 1-2004 đến 1-2006. Tất cả các bệnh nhân này
sau đó đều được xác chẩn bằng mô bệnh học là có
ung thư phế quản nguyên phát.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Những bệnh nhân sau đó có chẩn đoán
mô bệnh học xác định không có ung thư phế
quản hoặc bệnh phẩm sinh thiết không đủ để
định typ ung thư.
- Những trường hợp tiêu bản không có
bệnh phẩm.
- Những trường hợp tiêu bản chải phế
quản có tế bào có ung thư nhưng không có
chẩn đoán mô bệnh học xác chẩn.
Phƣơng pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả
cắt ngang.
- Thu thập các thông tin về tuổi, giới theo
phiếu xét nghiệm.
- Kỹ thuật tế bào học
+ Các tiêu bản sau khi lấy bệnh phẩm
được dàn mỏng như phiến đồ máu.
+ Cố định tiêu bản bằng dung dịch cồn
tuyệt đối- ether với tỷ lệ 1:1.
+ Nhuộm tiêu bản bằng dung dịch Giemsa
pha với tỷ lệ 1:10 trong thời gian 15 phút.
+ Để khô tự nhiên.
- Các trường hợp chẩn đoán là UTBMT được
nhuộm thêm PAS theo kỹ thuật thông lệ.
- Phân tế bào học theo Bejui - thivolet F &
Guérin J.C- 1992
* Ung thư biểu mô vảy
- Sừng hoá
- Không sừng hoá
* Ung thư biểu mô tế bào nhỏ
* Ung thư biểu mô tuyến
* Ung thư biểu mô tế bào lớn
- Kỹ thuật mô bệnh học được thực hiện
theo thường quy, nhuộm HE, PAS.
- Phân loại theo phân loại của TCYTTG
năm 1999.
- Xử lý số liệu bằng toán thống kê thông
thường.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kết quả chẩn đoán tế bào học
Kết quả chẩn đoán tế bào học được thể
hiện ở bảng 1. dưới đây.
Bảng 1. Kết quả chẩn đoán tế bào học
Typ ung thư
TBH chải
PQ
TBH chọc hút
kim nhỏ
Tổng
UTBMV 11 5 16
UTBMT 1 3 4
UTBMTBL 1 2 3
UTBMTBN 1 2 3
UTBM 10 2 12
Không ung thư 12 12
Tổng 36 14 50
Chẩn đoán trên các phiến đồ TBH, chúng
tôi thu được kết quả sau: 38/50 (76%) trường
hợp xác định có ung thư, 12 trường hợp (24%)
chẩn đoán không ung thư (âm tính giả, đều
trên phiến đồ chải PQ), có 12 trường hợp chỉ
chẩn đoán được là ung thư biểu mô (10/12
trường hợp là phiến đồ chải PQ).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 3 * 2007 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh – Tế Bào Bệnh Học 19
So sánh kết quả định typ TBH và MBH
Về định typ ung thư của TBH có sự khác
biệt lớn với chẩn đoán MBH. Có 26/50 trường
hợp (52%) định typ đúng so với MBH, trong
đó typ UTBMV chẩn đoán đúng 16/22 trường
hợp (tỷ lệ chính xác đạt 72,72%), UTBMT được
4/12 trường hợp (tỷ lệ chính xác đạt 33,33%),
UTBMTBL được 3/7 trường hợp (tỷ lệ chính
xác đạt 42,86%) và UTBMTBN đúng 3/5
trường hợp (tỷ lệ chính xác đạt 60%). Phân bố
các typ ung thư qua chẩn đoán TBH và MBH
được thể hiện ở bảng 2 dưới đây.
Bảng 2. So sánh khả năng định typ ung thư qua
chẩn đoán TBH và MBH
Typ ung thư
SỐ bệnh nhân Tỷ lệ đỊnh typ
TBH so MBH (%) TBH MBH
UTBMV 16 22 72,72
UTBMT 4 12 33,33
UTBMTBN 3 5 60,00
UTBMTBL 3 7 42,86
UTBM 12
Typ khác 4
Không ung thư 12
Tổng 50 50
BÀN LUẬN
Về khả năng chẩn đoán và định typ ung thƣ
trên phiến đồ TBH
Trong 50 trường hợp được xác nhận có
UTPQ trên MBH, chẩn đoán TBH đạt độ chính
xác là 76% (38/50 trường hợp). Có 12 trường
hợp âm tính giả (chiếm 24%). Kết quả xác định
có ung thư thấp hơn so với kết quả của
Nguyễn Vượng và CS công bố 1998 (85,61%)(6).
Về 12 trường hợp âm tính giả, chúng tôi thấy:
Cả 12 trường hợp là phiến đồ tế bào học chải
phế quản; trong đó có 9/12 trường hợp phiến
đồ không có tế bào u mà chỉ có tế bào viêm,
dịch nhầy nên không thể chẩn đoán là có ung
thư. Còn 3 trường hợp, trên phiến đồ tế bào
học có một vài tế bào có kích thước khá lớn,
nhân lớn với rất nhiều tế bào viêm nên chúng
tôi cho rằng đây không phải là các tế bào ung
thư (vì mật độ tế bào u quá ít) mà đây là các tế
bào phản ứng và/hoặc thoái hoá nên bỏ qua.
Tất cả 14 trường hợp CHKN đều không có âm
tính giả. Lý do chính dẫn tới chẩn đoán âm
tính giả là: 3/12 trường hợp có quá ít tế bào u;
9/12 trường hợp không thấy tế bào u do u ở
sâu, phản ứng viêm mạnh và không chải trúng
vùng có u, các trường hợp CHKN không có
âm tính giả do lượng tế bào u lấy được khá
nhiều; nhận định này cũng phù hợp với nhận
định của một số tác giả khác(3,4).
Chúng tôi nhận thấy có sự hạn chế lớn
trong việc định typ ung thư ở các phiến đồ
TBH. Khả năng định typ UTBMV chiếm tỷ lệ
cao nhất có lẽ là do các UTBMV thường ở các
PQ lớn nên dễ lấy được tế bào hơn là so với
các ung thư có định vị ngoại vi, nhất là
UTBMT(4,5). Trường hợp các UTBMTBN cũng
đạt tỷ lệ định typ chính xác cao do đặc điểm
hình thái học của các tế bào nhỏ dễ nhận hơn
các UTBM tế bào không nhỏ khác. Trong
nghiên cứu này, có 24% các trường hợp chỉ xác
định được là UTBM trên phiến đồ nhưng đều
định được typ trên MBH. Chúng tôi thấy rằng
lý do không xác định typ được phân tích sau
khi so sánh hình ảnh TBH và MBH là: Mật độ
tế bào u quá ít, rải rác (có khi 3-4 tiêu bản, chỉ
1 tiêu bản tìm thấy tế bào u); mặt khác, phiến
đồ có nhiều tế bào viêm, chất hoại tử và chất
nhầy che lấp tế bào u nên không thể định typ
mô học; ngoài ra, việc đàn tiêu bản không tốt,
tế bào tập trung tại một vùng, chồng chất lên
nhau cũng hạn chế khả năng định typ mô học.
Về tiêu chuẩn chẩn đoán TBH một số typ ung
thƣ phổi
Một nguyên tắc chung, những tế bào ung
thư thì đa dạng hơn về kích thước, hình dạng
so với các tế bào u lành hoặc hoặc các tế bào
phản ứng. Các tế bào ác tính thường lớn hơn
và có tỷ lệ nhân/ bào tương cao hơn các tế bào
u lành. Các tế bào bất thường có nhân thô, sẫm
màu, chất nhiễm sắc phân tán là chìa khoá để
chẩn đoán các u ác tính. Trong tế bào học
bong, sự hiện diện của nhân chia rất có giá trị
gợi ý tổn thương ác tính; mặt khác, sự hiện
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 3 * 2007
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh– Tế Bào Bệnh Học 20
diện của các tế bào có lông thì trong thực tế
tổn thương thường là lành tính.
Ung thư biểu mô vảy
UTBMV hay xuất hiện ở các phế quản
trung tâm và thường được chẩn đoán bằng tế
bào học đờm, chải phế quản. UTBMV có thể
được chia thành 3 mức độ biệt hoá: tốt, vừa và
kém. Trong thực tế, chẩn đoán tế bào học có
thể phân biệt 2 loại: UTBMV biệt hoá tốt và
UTBMV kém biệt hoá. Theo y văn, sự khác
biệt giữa 2 loại này về tế bào học thể hiện ở
bảng dưới đây:
Hình Ảnh Typ biỆt hoá tỐt Typ kém biỆt hoá
Liên kết các tế
bào
Các tế bào rời
rạc hơn
Các tế bào thành đám
Hình thái tế bào Rất đa hình, kỳ
quái
Đơn dạng hơn, không
kỳ quái
Bắt màu Vàng cam, hồng Xanh lá cây
Sừng hoá Các hạt trai sừng Thỉnh thoảng có loạn
sừng nhưng không có
hạt trai
Tỷ lệ nhân/bào
tương
Thay đổi Cao
Chất nhiễm sắc Đặc Thô và lộ rõ
Hạt nhân Khó thấy Nổi bật
UTBMV biệt hoá tốt được đặc trưng bởi
các tế bào ác tính sừng hoá mạnh. Những hạt
trai sừng là đặc trưng của các tế bào này. Sự
sừng hoá có thể thấy ở cả các tế bào riêng lẻ.
Nhưng những đặc tính của sự sừng hoá ít thấy
rõ trong các mẫu TBH chải phế quản. Phiến đồ
gồm những tế bào vảy bất thường với tính đa
hình rõ, các tế bào hình rắn, hình nòng nọc
hoặc hình tròn với nhân sẫm màu và có những
chấm như vết mực ở nhân(1,4). Những tế bào
nhỏ với tỷ lệ nhân/bào tương cao liền kề với
những tế bào rất lớn, tỷ lệ nhân/bào tương
thấp là điển hình của UTBMV sừng hoá. Cầu
gian bào thấy rõ sẽ rất có ích cho chẩn đoán.
Tuy nhiên, cầu gian bào khó đánh giá ở các tế
bào riêng lẻ nhưng có thể thấy được khi các tế
bào thành đám. Nhân tế bào thường đa hình,
chất nhiễm sắc thay đổi từ không đều, thô,
sẫm màu hay thành khối. Các nhân bị thoái
hoá (vỡ nhân) là một đặc điểm thường thấy
trong UTBMV sừng hoá. Hạt nhân tế bào có
khi nổi bật. UTBMV sừng hoá thường có các ổ
hoại tử lớn ở trung tâm và tạo thành hốc. Nếu
những hốc này mở thông với phế quản, trên
phiến đồ có thể có nhiều chất hoại tử chứa
những mảnh vụn tế bào, tế bào thoái hoá, tế
bào sừng hoá (những tế bào không nhân, nhân
đặc...) và cả sự bội nhiễm cũng có thể thấy trên
phiến đồ tế bào học. UTBMV kém biệt hoá có
kích thước tế bào thay đổi từ lớn, (có thể giống
ung thư biểu mô tuyến) đến nhỏ (giống ung
thư tế bào nhỏ), tính đa dạng của tế bào
UTBMV kém biệt hoá thể hiện rõ ràng nhất so
với tất cả các typ tế bào học của ung thư phổi.
Hạt nhân to, tỷ lệ nhân/bào tương tăng cao.
Bào tương bị bóp nghẹt, nhạt màu, thường ưa
kiềm (xanh- xanh lục) hơn là ưa eosin. Nhân
tăng sắc, chất nhiễm sắc thô và không đều
nhiều hơn so với UTBMV sừng hoá. Kết đặc
nhân tế bào rất hay gặp trong ung thư biểu mô
vảy không sừng hoá. Một hoặc nhiều hạt nhân
nổi bật có thể gặp. Hạt nhân điển hình và nổi
bật hơn so với UTBMV sừng hoá nhưng ít hơn
so với UTBMT.
Ung thư biểu mô tuyến
Trên các phiến đồ UTBMT, kích thước tế
bào u của UTBMT tương đối lớn, thay đổi từ
hình khối tới hình trụ. Bào tương tế bào có thể
thay đổi từ đồng nhất tới dạng bọt hoặc có các
hốc nhỏ. Tuy nhiên, các hốc không bào lớn
thường gợi ý một ung thư di căn hoặc tình
trạng phản ứng(7). Bào tương tế bào thường ưa
kiềm nhưng đây không phải là dấu hiệu đặc
trưng. Ranh giới tế bào không rõ ràng, giống
như UTBMV kém biệt hoá. Những u biệt hoá
tốt thường phát hiện được chất nhày do tế bào
u chế tiết ra. Một đặc trưng là nhân tế bào lệch
về một cực, kể cả trong UTBMT kém biệt hoá,
tính chất này thể hiện rõ cả trên MBH và TBH.
Nhân tế bào lớn, tỷ lệ nhân/bào tương rất cao.
Chất nhiễm sắc mịn, hạt nhân nổi rõ. Theo
kinh điển, thường thấy một hạt nhân màu đỏ
ở trung tâm, xung quanh chất nhân màu xám
nhạt. Tuy nhiên, đặc điểm của chất nhiễm sắc;
kích thước, màu sắc, số lượng hạt nhân là thay
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 3 * 2007 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh – Tế Bào Bệnh Học 21
đổi. Màng nhân thường không nhẵn, có chia
múi. Những tế bào nhiều nhân cũng không
quá hiếm gặp.
Ung thư biểu mô tế bào lớn
Các UTBMTBL thông thường dễ nhận ra
các đặc điểm ác tính. Tuy nhiên, trên hiển vi
quang học nó thiếu những đặc điểm biệt hoá
tuyến hoặc vảy, vì vậy có thể coi phạm trù này
như một “sọt rác” của các u khó phân loại.
Những tế bào của UTBMTBL thì to một cách
tương đối và không biệt hoá. Chúng có thể
khá đồng dạng trong một vài trường hợp
nhưng thường thì chúng đa hình. Nhiều tế
bào riêng lẻ nhưng thỉnh thoảng vẫn có các
đám tế bào. Những đám tế bào thường có
dạng hợp bào, nhân tế bào bất thường; tuy
nhiên, hình ảnh UTBMV và UTBMT là không
hiện diện.
Bào tương tế bào tương đối rộng, thay đổi
từ thanh mảnh tới nhiều (nhưng không phải
dạng vảy) hoặc có hạt. Bào tương bắt màu
thay đổi từ ưa kiềm tới ưa acid. Ranh giới tế
bào có thể rất rõ hoặc không thật rõ. Về tổng
thể, chất nhầy và sừng hoá đều vắng mặt.
Nhân tế bào thể hiện tính chất ác tính rõ.
Nhân lớn, đa hình thái hoặc tròn hoặc không
đều hoặc chia múi. Chất nhiễm sắc thay đổi từ
mịn tới thô và phân bố không đều, hạt nhân
nhiều và rõ.
Ung thư biểu mô tế bào nhỏ
Mặc dù theo một nghĩa nào đấy, bất kỳ
bệnh ung thư nào bao gồm những tế bào nhỏ
(UTBMT kém biệt hoá, UTBMV kém biệt hoá,
hoặc các ung thư không biệt hóa khác của
phổi) có thể được coi như ung thư tế bào nhỏ,
nhưng UTBMTBN được trình bày ở đây là một
typ ung thư phổi đặc biệt. Người ta cho rằng,
UTBMTBN xuất phát từ những tế bào
Kulchitsky và đây không còn là một dạng
không biệt hoá của ung thư. Trước đây, Tổ
chức y tế Thế giới chia UTBMTBN thành loại
tế bào “lúa mạch” (hoặc giống lympho bào);
typ trung gian (bao gồm typ tế bào hình thoi
và đa giác); typ hỗn hợp (với sự biệt hoá tuyến
hoặc vảy). Thật ra, nhiều trường hợp có đại
diện của cả hai kiểu tế bào trong hình thái của
một nhóm tế bào. Nhiều nghiên cứu cho thấy
sự chồng chéo về hình thái xuất hiện giữa 2
loại thứ typ lúa mạch và trung gian nhưng
không thấy sự khác nhau trong đáp ứng điều
trị hoặc tiên lượng, cũng không có những sự
khác nhau quan trọng về siêu cấu trúc, nuôi
cấy tế bào. Typ trung gian có lẽ là bệnh ung
thư tế bào nhỏ thực sự, trong khi typ tế bào
lúa mạch đơn thuần là một hiện tượng thoái
hóa có liên quan đến sự huỷ hoại tế bào, sự
thiếu ôxy mô... Bởi vậy, một thuật ngữ đã
được đề xướng là ung thư tế bào nhỏ đơn
thuần bao gồm cả loại lúa mạch và loại tế bào
trung gian và không có những thành phần
không nhỏ. Đề xuất này về sau được TCYTTG
công nhận trong phân loại lần 3-1999. Tuy
nhiên loại hỗn hợp và tổ hợp ít có khả năng
xác định bằng tế bào học chải hoặc quét nên
chúng tôi không đề cập ở đây.Trong
UTBMTBN đơn thuần thường gặp 2 dạng tế
bào u: Tế bào lúa mạch và tế bào typ trung
gian. Kích thước tế bào u thay đổi chút ít (từ 2
đến 4 lần) nhưng những sự thay đổi rõ rệt về
kích thước thì không phải là đặc trưng của
UTBMTBN đơn thuần.
* Typ tế bào lúa mạch có các tế bào u giống
như các tế bào của u lympho với tỷ lệ
nhân/bào tương rất cao. Kích thước tế bào u
vào khoảng 2 lần tế bào lympho bào nhỏ. Các
tế bào u thì đa hình hơn trên các phiến đồ chải
hoặc rửa phế quản. Những tế bào mới bong và
được bảo quản tốt có thể lớn một cách bất ngờ
(rất khó gọi là nhỏ), đặc biệt trên các phiến đồ
quét. Nhân tế bào u thường rất giống nhau.
Nhân tế bào đa hình nhẹ, có thể tròn hoặc méo
mó. Màng nhân không đều, chất nhiễm sắc
đậm và thay đổi từ mịn, hạt nhân không thấy
hoặc không rõ ràng. Nếu hạt nhân rõ thì đó là
gợi ý một ung thư biểu mô vảy kém biệt hoá
hoặc ung thư biểu mô tuyến kém biệt hoá. Bào
tương tế bào ít và khó nhận, ưa kiềm. Những
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 3 * 2007
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh– Tế Bào Bệnh Học 22
hạt thần kinh nội tiết thưa thớt cũng có thể
hiện diện. Bởi vì các tế bào u rất dễ vỡ nên
hiện tượng giả đè ép là thường gặp.
* Ung thư tế bào nhỏ typ trung gian bao
gồm những tế bào giống nhau tương tự như
typ tế bào lúa mạch, chỉ có điều kích thước của
chúng lớn hơn. Kích thước tế bào u trung bình
bằng 2-4 lần kích thước lympho bào hoặc bằng
2 lần tế bào lúa mạch. Tế bào u cũng đa hình
hơn (hình thoi, đa giác, chất nhiễm sắc thô
hơn, hạt nhân rõ hơn nhưng không nổi bật,
bào tương nhiều hơn). Hiện tượng giả đè ép là
một đặc tính điển hình thường gặp, đặc biệt
trong các phiến đồ chải phế quản.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu 50 trường hợp UTP có chẩn đoán
tế bào chải PQ, CHKN có chẩn đoán MBH xác
chẩn chúng tôi rút ra các kết luận sau:
1. Trên các phiến đồ TBH, chẩn đoán có
ung thư đạt 76%, tỷ lệ âm tính giả chiếm 24%.
Chẩn đoán TBH chỉ xác định là UTBM mà
không xác định được typ là 24%. Cả 4 typ mô
học UTPQ thường gặp đều được xác nhận. Tỷ
lệ chính xác khi định typ so với MBH lần lượt
theo thứ tự giảm dần là: UTBMV (72,72%),
UTBMTBN (60%), UTBMTBL (42,86%) và
UTBMT (33,33%).
2. Đặc điểm TBH chính của UTBMV là các
tế bào u có kích thước lớn, bào tương rõ, có
biệt hoá sừng. UTBMT điển hình có các tế bào
u dạng trụ, nhân lẹch đáy và có chế nhầy.
UTBMTBN có các tế bào u nhỏ, bào tương rất
ít, rời rạc, nhiều nhân chia. UTBMTBL là một
UTBM tế bào không nhỏ được loại trừ
UTBMV và UTBMT.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Barbazza R, Toniolo L, Pinarello A, et al (1992): Accuracy
of Bronchial Aspiration Cytology in Typing Operable
(Stage I-II) Pulmonary Carcinomas. Diagn Cytopathol 8:
3-7.
2. Johnston WW (1986): Cytologic Diagnosis of Lung Cancer:
Principles and Problems. Pathol Res Pract 181: 1-36.
3. Koss LG, Richardson HL (1955): Some Pitfalls of
Cytological Diagnosis of Lung Cancer. Cancer 8: 937-947.
4. Matsuda M, Horai T, Doi O, et al (1990): Diagnosis of
Squamous-Cell Carcinoma of the Lung by Sputum
Cytology: With Special Reference to Correlation of
Diagnostic Accuracy With Size and Proximal Extent of
Resected Tumor. Diagn Cytopathol 6: 248-251.
5. Miura H, Konaka C, Kawate N, et al (1992): Sputum
Cytology-Positive Bronchoscopically Negative
Adenocarcinoma of the Lung. Chest 192: 1328-1332.
6. Nguyễn Vượng - Nguyễn Ngọc Hùng - Lê Trung Thọ
(1998): Chẩn đoán tế bào học ung thư phế quản. Đặc san
giải phẫu bệnh - Y pháp 1998.
7. Nguyễn Vượng, Lê Trung Thọ, Đặng Thế Chân (2001):
Góp phần nghiên cứu xác định và /hoặc hoàn thiện một số
tiêu chuẩn chẩn đoán tế bào học trong ung thư phế quản thường
gặp. Y học Việt nam, No 10, Chuyên đề GPB-YP,1-6.
8. Phan Thanh Chương (1995) : Chẩn đoán ung thư phổi
nguyên phát bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm,
khả năng phân typ ung thư bằng phương pháp tế bào học
so sánh với chẩn đoán mô bệnh học. Luận văn thạc sĩ Y
học. Học viện quân Y.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chan_doan_te_bao_hoc_mot_so_ung_thu_phe_quan.pdf