Chẩn đoán và điều trị tắc nghẽn âm đạo bẩm sinh
Đối với vách ngăn âm đạo, cách điều trị phẫu thuật phụ thuộc vào vị trí và độ
dày mỏng của vách ngăn, nhưng thường là cắt vách ngăn và khâu với niêm mạc âm
đạo bằng đường tầng sinh môn, trong trường hợp vách ngăn nằm cao 1/3 trên cần
kết hợp ngã bụng. Trong nghiên cứu này, có 4 ca vách ngăn âm đạo trong đó có 3 ca
nằm trên và 1 ca nằm 1/3 dưới. Cả 3 ca nằm trên được phẫu thuật 1 thì đường tầng
sinh môn kết hợp đường bụng, 1 ca vách ngăn nằm thấp được phẫu thuật 1 thì
đường dưới cho kết quả tốt, không có trường hợp nào phải mổ lại. Thông âm đạo
được rút HPN2. Theo nghiên cứu của Zafar thì chỉ có 2 ca vách ngăn âm đạo, 1 ca
vách ngăn nằm 1/3 trên được phẫu thuật tạo hình âm đạo đường tầng sinh môn và
đường bụng, 1 ca vách ngăn nằm 1/3 dưới được phẫu thuật đường tầng sinh môn,
không có trường hợp nào phải mổ lại(7).
Điều trị bất sản âm đạo là việc tạo hình âm đạo. Trong trường hợp đoạn bất sản quá dài
không đủ mô âm đạo để khâu nối, có thể sử dụng đoạn đại tràng sigma hoặc dung vạt da
làm âm đạo mới. Theo nghiên cứu của chúng tôi, có 9 ca bất sản âm đạo được tạo hình âm78
đạo đường tầng sinh môn kết hợp đường bụng. Không có trường hợp nào phải mổ lại,
thông âm đạo rút HPN2.
Trong dị dạng tử cung đối với âm đạo bít một bên thì chẩn đoán sớm và giải quyết tắc
nghẽn vách âm đạo là cần thiết để bảo tồn chức năng sinh sản và tránh làm tổn thương vòi
trứng bên đó. Đối với trường hợp túi cùng bất thường xuống thấp có thể tiếp cập từ ngã
dưới, chỉ cần rạch chữ X. thường có chỉ định cắt phần tử cung bít nếu nhiễm trùng tái đi tái
lại. Nếu túi cùng nằm cao phải sử dụng đường bụng và cắt bỏ tử cung này là biện pháp duy
nhất
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 295 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chẩn đoán và điều trị tắc nghẽn âm đạo bẩm sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
73
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ TẮC NGHẼN ÂM ĐẠO BẨM SINH
Phạm Ngọc Thạch*, Lê Tấn Sơn**, Nguyễn Văn Quang*, Ngô Tấn Vinh*, Phan Tấn Đức*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát các hình thái lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị các dị dạng gây tắc nghẽn âm đạo bẩm
sinh ở trẻ em.
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả.
Kết quả: Từ 1/2004 đến 1/2009 có 47 bệnh nhi được điều trị tắc nghẽn âm đạo bẩm sinh tại bệnh viện
Nhi đồng 1 và bệnh viện Nhi đồng 2. Trong đó có 26 ca màng trinh không thủng, 4 ca vách ngăn âm đạo, 9
ca bất sản âm đạo, và 8 ca tử cung đôi. Đau bụng không có kinh là lí do chính yếu đưa bệnh nhân nhập viện
chiếm 51%. Khi thăm khám triệu chứng nổi bật nhất là khối u vùng âm hộ chiếm tỉ lệ 68%. Siêu âm thấy bất
sản thận ở trẻ nữ cần nghĩ tới dị tật tử cung đôi. Điều trị càng sớm càng tốt, phẫu thuật mở màng trinh và
tạo hình âm đạo cho kết quả tốt, 2 trường hợp chảy máu hậu phẫu và 2 trường hợp hẹp âm đạo tái phát phải
phẫu thuật lại.
Kết luận: Dị tật hiếm gặp, kết quả điều trị tại bệnh viện nhi đồng 1 và 2 tốt.
Từ khóa: Tắc nghẽn âm đạo bẩm sinh.
ABSTRACT
CONGENITAL VAGINAL OBSTRUCTIONS: DIAGNOSIS AND SURGICAL MANAGEMENT
Pham Ngoc Thach, Le Tan Son, Nguyen Van Quang, Ngo Tan Vinh, Phan Tan Duc
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 - Supplement of No 6 - 2009: 73 - 77
Objectives: Study the clinical diagnosis, paraclinical diagnosis and treatment of malformation causing
congenital vaginal obstructions in children.
Methods: Retrospective study.
Results: From January 2004 to January 2009, 47 children have been under treatment of congenital vaginal
obstruction at Children’s Hospital 1 and Children’s Hospital 2. There are 26 cases of imperforate hymen, 4 cases
of transverse vaginal septum, 9 cases of vaginal agenesis, and 8 cases of duplication of uterus. 51% of cases were
admitted to hospital due to abdominal pain with amenorrhea. Swollen vulva was the most obvious symptom and
present in 68% of cases. Hymenotomy and vaginal plasty delivered good result. There were 2 bleeding cases after
surgery and 2 cases of recidivism of vaginal atresia requiring surgery again. If ultrasound indicated renal aplasia
in female children, the presence of duplication of uterus would be possible. Surgical management is required as
early as possible.
Conclusion: Malformation is rare. The results of surgical management at both Children’s Hospital 1 and
Children’s Hospital 2 have been good.
Key words: Congenital vaginal obstructions.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tắc nghẽn âm ñạo bẩm sinh là dị tật bộ phận sinh dục của bé gái, tần suất bệnh khoảng 1/4500(4) và thay
ñổi theo từng nguyên nhân, bệnh cảnh lâm sàng ña dạng, tuy nhiên kiến
(*) Khoa Thận niệu Bệnh viện Nhi ñồng 2, (**) Bộ môn Ngoại nhi Trường Đại Học Y Dược Tp HCM
Địa chỉ liên lạc: Thạc sỹ BS Phạm Ngọc Thạch, ĐT: 0902187095, Email: dr.thachpham@yahoo.fr
74
thức về bệnh chưa được phổ biến rộng rãi, tất cả những điều này có thể dẫn đến những
chẩn đoán không chính xác, việc điều trị có thể sai lầm hoặc vào những thời điểm không
thích hợp.
Mục đích của nghiên cứu này nhằm thống kê lại một cách hệ thống những hình thái lâm
sàng, cận lâm sàng, những khó khăn của quá trình chẩn đoán và điều trị các nguyên nhân
gây tắc nghẽn âm đạo bẩm sinh ở trẻ em, từ đó rút ra những kinh nghiệm thực tế góp phần
nâng cao hiệu quả trong việc điều trị dị dạng này.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Khảo sát các hình thái lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị các dị dạng gây tắc nghẽn âm
đạo bẩm sinh ở trẻ em.
Mục tiêu chuyên biệt
- Khảo sát các đặc điểm dịch tể học của các dị dạng gây tắc nghẽn âm đạo bẩm sinh.
- Khảo sát các đặc điểm lâm sàng của các dị dạng gây tắc nghẽn âm đạo bẩm sinh ở trẻ
em.
- Khảo sát các đặc điểm cận lâm sàng của các dị dạng gây tắc nghẽn âm đạo bẩm
sinh ở trẻ em.
- Khảo sát các phương pháp điều trị các dị dạng gây tắc nghẽn âm đạo bẩm sinh ở trẻ
em.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu hồi cứu mô tả từ tháng 1/2004 đến tháng 1/2009, tất cả các bệnh nhân được
chẩn đoán và điều trị tắc nghẽn âm đạo bẩm sinh tại bệnh viện nhi đồng 1 và nhi đồng 2
được đưa vào nghiên cứu.
KẾT QUẢ
Tháng 1/2004 đến tháng 1/2009 có 47 bệnh nhi được điều trị tắc nghẽn âm đạo bẩm sinh
tại bệnh viện Nhi đồng 1 và bệnh viện Nhi đồng 2, đủ tiêu chuẩn đưa vào diện nghiên cứu.
Phân bố theo bệnh nguyên
Nguyên nhân Số ca Tỉ lệ
Màng trinh không thủng 26 55%
Vách ngăn âm ñạo 4 8,50%
Bất sản âm ñạo 9 19%
Tử cung ñôi 8 17,50%
Tổng cộng 47 100%
75
Phân bố theo tuổi
9
3
1
8
7
11
3
4
1
0
2
4
6
8
10
12
< 1
thaùng
6-12
thaùng
1 - 7
tuoåi
8 - 9
tuoåi
10 - 11
tuoåi
12 tuoåi 13 tuoåi 14 tuoåi 15 tuoåi
S
oá
c
a
Tuổi phát hiện bất thường trong lô nghiên cứu của chúng tôi trung bình là 9,5 ± 5,4 tuổi,
sớm nhất là 2 ngày tuổi và trễ nhất là 15 tuổi, đại đa số bệnh biểu hiện ở lứa tuổi sơ sinh
(30%) và giai đoạn dậy thì (70%).
Chẩn đoán tuyến trước
Chẩn ñoán tuyến trước Tần số Tỉ lệ
U nang buồng trứng 2 22%
Bí tiểu không rõ nguyên nhân 1 11%
Dị vật âm ñạo 1 11%
Khối u vùng bụng dưới to gây
bí tiểu
1 11%
Theo dõi viêm ruột thừa tiểu
khung
1 11%
Màng trinh không thủng 3 34%
Tổng cộng 9 100%
Chẩn đoán tại bệnh viện:
Trong 47 trường hợp chẩn đoán tại bệnh viện, chỉ có 2 trường hợp tử cung âm đạo đôi
được mổ với chẩn đoán ban đầu là áp xe ruột thừa và u nang buồng trứng xoắn. Tỉ lệ chẩn
đoán đúng chiếm 95,7% (45/47).
Triệu chứng lâm sàng
Tắc nghẽn âm đạo bẩm sinh biểu hiện bằng hai bệnh cảnh: đau bụng và các triệu chứng
của sự tắc nghẽn như bí tiểu, u hạ vị hay khối phồng vùng âm hộ. Theo nghiên cứu của
chúng tôi, đau bụng là lí do nhập viện thường gặp nhất, 21/47 trường hợp chiếm tỉ lệ 51%.
Bí tiểu là triệu chứng thường gặp xếp thứ hai khiến bệnh nhân nhập viện chiếm tỉ lệ 30%.
Các lí do nhập viện ít gặp hơn là u nề vùng hạ vị chiếm 13% và u vùng âm hộ chiếm 6%.
Triệu chứng cận lâm sàng
Với ưu điểm rẻ tiền và không xâm nhập siêu âm được thực hiện ở cả 47 ca chiếm tỉ lệ
100%. UIV được thực hiện ở 8 ca tử cung đôi nhằm xác định chức năng thận duy nhất. MRI
chỉ được thực hiện ở 3 ca tử cung đôi có chẩn đoán khó khăn chiếm tỉ lệ 6%.
76
Phương pháp phẫu thuật
Tất cả các trường hợp trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi phần lớn đều được phẫu
thuật trong vòng 24 giờ sau nhập viện. Khi phẫu thuật tiến hành sớm thời gian nằm viện
ngắn, giảm chi phí điều trị cho bệnh nhi.
Đối với màng trinh không thủng phẫu thuật đơn giản mở màng trinh thoát máu tụ hiện
vẫn là điều trị chuẩn mực nhất. Theo nghiên cứu của chúng tôi 26 ca màng trinh không
thủng gồm có 14 ca ứ dịch và 12 ca ứ kinh. Không có trường hợp nào đặt thông âm đạo và
phải mổ lại.
Đối với vách ngăn âm đạo, cách điều trị phẫu thuật phụ thuộc vào vị trí và độ dày mỏng
của vách ngăn, nhưng thường là cắt vách ngăn và khâu với niêm mạc âm đạo bằng đường
tầng sinh môn, trong trường hợp vách ngăn nằm cao 1/3 trên cần kết hợp ngã bụng. Trong
nghiên cứu này, có 4 ca vách ngăn âm đạo trong đó có 3 ca nằm trên và 1 ca nằm 1/3 dưới.
Cả 3 ca nằm trên được phẫu thuật 1 thì đường tầng sinh môn kết hợp đường bụng, 1 ca
vách ngăn nằm thấp được phẫu thuật 1 thì đường dưới cho kết quả tốt, không có trường
hợp nào phải mổ lại. Thông âm đạo được rút HPN2.
Điều trị bất sản âm đạo là việc tạo hình âm đạo. Trong trường hợp đoạn bất sản quá dài
không đủ mô âm đạo để khâu nối, có thể sử dụng đoạn đại tràng sigma hoặc dung vạt da
làm âm đạo mới. Theo nghiên cứu của chúng tôi, có 9 ca bất sản âm đạo được tạo hình âm
đạo đường tầng sinh môn kết hợp đường bụng. Không có trường hợp nào phải mổ lại,
thông âm đạo rút HPN2.
Theo nghiên cứu của chúng tôi có 8 ca tử cung đôi, 3 ca túi cùng nằm thấp được xẻ qua
đường tầng sinh môn, 1 trường hợp nhiễm trùng sau mổ nhiễm trùng dai dẳng có chỉ định
cắt phần tử cung bít. 5 trường hợp túi cùng nằm cao được cắt bỏ phần tử cung bít và vòi
trứng ứ máu cùng bên. Thông âm đạo rút HPN4.
BÀN LUẬN
Tỉ lệ phân bố các nguyên nhân gây tắc nghẽn âm đạo bẩm sinh phù hợp trong các y văn.
Theo nghiên cứu của tác giả Zafar Narir thì các tỉ lệ là màng trinh không thủng (65%), vách
ngăn âm đạo (4,5%), bất sản âm đạo (16%) và tử cung âm đạo đôi (14,5%)(7).
Tắc nghẽn âm đạo bẩm sinh cần phải được phát hiện và chẩn đoán càng sớm càng tốt để
điều trị sớm và phù hợp. Sự chậm trễ trong chẩn đoán và điều trị có thể dẫn đến các biến
chứng như bí tiểu, ứ máu tai vòi, chảy máu vào phúc mạc, viêm nội mạc tử cung, về lâu dài
gây biến chứng vô sinh(2).
Trong 9 trường hợp được tuyến trước chuyển viện đến đa số là chẩn đoán sai. Chỉ có 2/9
trường hợp là chẩn đoán đúng tỉ lệ 22,2%. Tỉ lệ chấn đoán sai khá cao ở tuyến trước cho
thấy rằng dị dạng này chưa được quan tâm đúng mức, các kiến thức về các dị tật gây tắc
nghẽn âm đạo chưa được phổ biến rộng rãi.
Trong khi đó trong 47 trường hợp chẩn đoán tại bệnh viện nhi đồng 1 và 2 chỉ có 2
trường hợp âm đạo đôi được mổ với chẩn đoán là áp xe ruột thừa và u nang buồng trứng
xoắn. Tỉ lệ chẩn đoán đúng chiếm 95,7%(45/47). Điều này có thể giải thích là do bệnh viện
nhi đồng 1 và 2 là tuyến cao nhất, hai trung tâm nhi khoa lớn nhất khu vực phía Nam.
Trong các nguyên nhân, tử cung đôi luôn là dị dạng gây khó khăn trong chẩn đoán nhất.
77
Bệnh nhân vẫn có kinh bình thường như các trẻ gái dậy thì khác, u hạ vị lệch bên dễ nhầm
lẫn với áp xe ruột thừa và u nang buồng trứng xoắn(6).
Theo nghiên cứu của chúng tôi, đau bụng là lí do nhập viện thường gặp nhất, 21/47
trường hợp chiếm tỉ lệ 51%. Tác giả Strickland(2006) báo cáo 56 trường hợp thì có tới 33
trường hợp đau bụng, Zafar cũng ghi nhận trong 26 trường hợp ông gặp thì triệu chứng
đau bụng là lí do nhập viện hàng đầu. Bí tiểu là triệu chứng thường gặp xếp thứ hai khiến
bệnh nhân nhập viện chiếm tỉ lệ 30%(5). Ở trẻ gái lớn thì triệu chứng bí tiểu biểu hiện rõ với
cầu bàng quang kèm theo bí tiểu và đau bụng, trong khi đó ở trẻ nhỏ, bé quấy khóc, đỏ mặt
mỗi khi rặn tiểu. Các lí do nhập viện ít gặp hơn là u nề vùng hạ vị chiếm 13% và u vùng âm
hộ chiếm 6%. Ở trẻ gái tiền dậy thì chưa có kinh, tâm lí ngại ngùng, không dám thổ lộ khiến
triệu chứng u vùng âm hộ ít được phát hiện mặc dù đây là một triệu chứng cực kì quan
trọng và đặc hiệu(2).
Với ưu điểm rẻ tiền và không xâm nhập siêu âm được thực hiện ở cả 47 ca chiếm tỉ lệ
100%. UIV được thự hiện ở 8 ca tử cung đôi nhằm xác định chức năng thận duy nhất. MRI
chỉ được thực hiện ở 3 ca tử cung đôi có chẩn đoán khó khăn chiếm tỉ lệ 6%. Theo tác giả
Olivier(1999) vai trò của siêu âm là không thay thế, rẻ tiền, dễ dàng và không xâm nhập,
MRI được chỉ định rộng rãi ở hầu hết các trường hợp nghi ngờ tắc nghẽn âm đạo bẩm sinh
không do nguyên nhân màng trinh không thủng hoặc trong những trường hợp chẩn đoán
khó khăn(3).
Đối với màng trinh không thủng phẫu thuật đơn giản mở màng trinh thoát máu tụ hiện vẫn
là điều trị chuẩn mực nhất. Điều này được thực hiện một cách cẩn thận phân biệt các ranh giới
giải phẫu, giữa niệu đạo và các bờ rìa cạnh bên của màng trinh. Bệnh nhi được đặt sonde tiểu,
chọc thăm dò trước khi rạch hình chữ thập ngay dưới miệng sáo, sau khi thoát máu kinh các bờ
rìa được xén bỏ để tránh tình trạng chít hẹp sau này, tùy theo tác giả khâu mép màng trinh cầm
máu hay chỉ đốt điện(1). Theo nghiên cứu của chúng tôi 26 ca gồm có 14 ca ứ dịch và 12 ca ứ máu
âm đạo tử cung đều được xẻ màng trinh thoát máu tụ. Không có trường hợp nào đặt thông âm
đạo. Không có trường hợp nào phải mổ lại.
Đối với vách ngăn âm đạo, cách điều trị phẫu thuật phụ thuộc vào vị trí và độ
dày mỏng của vách ngăn, nhưng thường là cắt vách ngăn và khâu với niêm mạc âm
đạo bằng đường tầng sinh môn, trong trường hợp vách ngăn nằm cao 1/3 trên cần
kết hợp ngã bụng. Trong nghiên cứu này, có 4 ca vách ngăn âm đạo trong đó có 3 ca
nằm trên và 1 ca nằm 1/3 dưới. Cả 3 ca nằm trên được phẫu thuật 1 thì đường tầng
sinh môn kết hợp đường bụng, 1 ca vách ngăn nằm thấp được phẫu thuật 1 thì
đường dưới cho kết quả tốt, không có trường hợp nào phải mổ lại. Thông âm đạo
được rút HPN2. Theo nghiên cứu của Zafar thì chỉ có 2 ca vách ngăn âm đạo, 1 ca
vách ngăn nằm 1/3 trên được phẫu thuật tạo hình âm đạo đường tầng sinh môn và
đường bụng, 1 ca vách ngăn nằm 1/3 dưới được phẫu thuật đường tầng sinh môn,
không có trường hợp nào phải mổ lại(7).
Điều trị bất sản âm đạo là việc tạo hình âm đạo. Trong trường hợp đoạn bất sản quá dài
không đủ mô âm đạo để khâu nối, có thể sử dụng đoạn đại tràng sigma hoặc dung vạt da
làm âm đạo mới. Theo nghiên cứu của chúng tôi, có 9 ca bất sản âm đạo được tạo hình âm
78
đạo đường tầng sinh môn kết hợp đường bụng. Không có trường hợp nào phải mổ lại,
thông âm đạo rút HPN2.
Trong dị dạng tử cung đối với âm đạo bít một bên thì chẩn đoán sớm và giải quyết tắc
nghẽn vách âm đạo là cần thiết để bảo tồn chức năng sinh sản và tránh làm tổn thương vòi
trứng bên đó. Đối với trường hợp túi cùng bất thường xuống thấp có thể tiếp cập từ ngã
dưới, chỉ cần rạch chữ X. thường có chỉ định cắt phần tử cung bít nếu nhiễm trùng tái đi tái
lại. Nếu túi cùng nằm cao phải sử dụng đường bụng và cắt bỏ tử cung này là biện pháp duy
nhất.
KẾT LUẬN
- Kết quả điều trị dị tật này tại hai bệnh viện nhi đồng 1 và nhi đồng 2 cho kết quả tốt.
- Dị tật hiếm gặp nên cần phổ biến kiến thức rộng rãi, tập huấn kỹ năng thăm khám cho
Bs nhi khoa và sản khoa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Trọng Việt (1997). Một số nhận xét về bệnh màng trinh không thủng. Sinh hoạt khoa học, trang 19-23. Hội ngoại nhi
thành phố Hồ Chí Minh.
2. Lê Tấn Sơn và cộng sự (2000). Bế kinh một bên. Số đặc biệt hội nghị khoa học. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, trang
90-94.
3. Oliver GD (1999). Imaging of Pediatric Uterovaginal Anomalies. Pediatric Radiol. 29 : 163 -170.
4. Schmitt. M, Merdassik (1990). Hematohydrocolpos in Gynecologie de l’enfant et de l’adolescente. IX è Séminaire
d’Enseignement,pp. 280 – 215.
5. Strickland J. Pediatric and adolescent Gynecology(2006). Pediatric surgery 74:1066-1079.
6. Trần Lý Trung, Lê tấn Sơn, Lê Công Thắng, Lê Thanh Hùng (2003). Bế kinh một bên: biểu hiện lâm sàng muộn. Chuyên đề
nhi khoa- Tập 7, phụ bản số 1, trang 274-277.
7. Zafar N, et al (2006). Congenital vaginal obstructions: Varied presentation and Outcome. Pediatric surgery international 22,
pp. 749-753.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chan_doan_va_dieu_tri_tac_nghen_am_dao_bam_sinh.pdf