Từ các nghiên cứu ở trên cho thấy trà túi
lọc rong mơ được phối chế theo tỷ lệ rong mơ/
cỏ ngọt/ nụ vối/ lá mã đề (30/25/25/20) có chất
lượng cảm quan tốt nhất, hoạt tính chống oxy
hóa tổng và khử sắt ở nhóm cao nhất, hàm
lượng phlorotannin, hoạt tính bắt gốc tự do và
ức chế enzyme lipoxygenase ở mức trung bình
so với các công thức trà túi lọc rong mơ đã thử
nghiệm.
Từ các nghiên cứu ở trên cho phép đề nghị
tiếp tục thử nghiệm sản xuất trà túi lọc theo
công thức rong mơ/ cỏ ngọt/ nụ vối/ lá mã đề
là (30/25/25/20) và đánh giá các chỉ tiêu chất
lượng, tính toán chi phí nguyên vật liệu làm cơ
sở cho việc thương mại hóa sản phẩm. Đối với
trà túi lọc rong mơ được phối trộn theo công
thức (50/50; 30/25/20/25; 30/20/25/25) cần
tiếp tục nghiên cứu, phối trộn để loại trà này
không còn mùi tanh đặc trưng của rong biển
thì tính thương mại hóa của sản phẩm trà mới
khả thi
7 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 590 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chất lượng cảm quan, hoạt chất và hoạt tính sinh học của một số loại trà túi lọc rong mơ sargassum crassifolium, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
68 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2018
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC
CHẤT LƯỢNG CẢM QUAN, HOẠT CHẤT VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA
MỘT SỐ LOẠI TRÀ TÚI LỌC RONG MƠ Sargassum crassifolium
SENSORY QUALITY, ACTIVE SUBSTANCE AND BIOACTIVE OF SOME BROWN
ALGAE TEA BAGS Sargassum crassifolium
Nguyễn Thị Mỹ Trang¹, Vũ Ngọc Bội¹, Đặng Xuân Cường²
Ngày nhận bài: 27/8/2018; Ngày phản biện thông qua: 20/9/2018; Ngày duyệt đăng: 28/9/2018
TÓM TẮT
Bài báo tập trung vào đánh giá chất lượng cảm quan, hoạt chất, hoạt tính sinh học của các loại trà túi
lọc đã sản xuất. Các công thức trà túi lọc khác nhau được xây dựng từ các nguyên liệu: rong mơ, cỏ ngọt, nụ
vối và lá mã đề. Hoạt chất phlorotannin đã được phân tích, hoạt tính chống oxy hóa, hoạt tính ức chế enzyme
lipoxygenase của dịch chiết trà túi lọc đã được đánh giá. Kết quả cho thấy, công thức trà rong mơ/ cỏ ngọt/ nụ
vối/ lá mã đề (30/25/25/20) cho tổng điểm cảm quan, hoạt tính chống oxy hóa tổng và khử sắt tốt nhất. Hàm
lượng phlorotannin, hoạt tính bắt gốc tự do DPPH và ức chế enzyme lipoxygenase của trà này ở mức trung
bình. Hàm lượng phlorotannin cao nhất ở trà túi lọc công thức rong mơ/ cỏ ngọt (50/50). Hoạt tính bắt gốc tự
do cao nhất ở trà túi lọc có công thức rong mơ/ cỏ ngọt/ nụ vối/ mã đề (30/20/25/25). Hoạt tính ức chế enzyme
lipoxygenase cao nhất ở trà túi lọc có công thức rong mơ/cỏ ngọt/nụ vối/lá mã đề (30/25/20/25). Như vậy, trà
túi lọc rong mơ/ cỏ ngọt/ nụ vối/ mã đề (30/25/25/20) hoàn toàn có tiềm năng triển khai thương mại hóa trên
thị trường.
Từ khóa: Cảm quan, chống oxy hóa, phlorotannin, rong mơ, trà túi lọc
ABSTRACT
This article focuses on the evaluation of the sensory quality, active ingredients and biological activity of
various tea bags. The different tea bags formulas are based on the ingredients of seaweed, stevia, Syzygium
nervosumseeds, and Plantago asiatica L leaves. Phlorotannin active ingredients were analyzed and
antioxidant activity, enzyme lipoxygenase inhibitory activity of tea extracts were evaluated. The results
showed that the seaweed / stevia / Syzygium nervosum seeds / Plantago asiatica L leaves (30/25/25/20) formula
gave the highest average sensory point, total antioxidant activity and reducing power. Its phlorotannin content,
DPPH free radical scavenging and enzyme lipoxygenase inhibitory activity were average, compared to other
tea bags. Phlorotannin content was the highest in seaweed / stevia tea bags (50/50). The highest DPPH free
radical scavenging activity was detected in tea bags of seaweed / stevia / Syzygium nervosum seeds / Plantago
asiatica L leaves (30/20/25/25). The highest enzyme lipoxygenase inhibitory activity was found in tea bags of
seaweed / stevia / Syzygium nervosum seeds / Plantago asiatica L leaves (30/25/20/25). Thus, seaweed / stevia
/ Syzygium nervosum seeds / Plantago asiatica L leaves tea bags (30/25/25/20) have the potential to be
commercialized in the market.
Keywords: sensory, antioxidant, phlorotannin, seaweed, tea bag
I. Lời mở đầu
Rong mơ là loại rong mơ có chứa nhiều
chất sinh học (như fucoidan, alginate, phloro-
tannin, laminarin,) có hoạt tính chống oxy
hóa, ngăn ngừa ung thư, chống đông máu,
chống tiểu đường, [1], [4], [5], [7÷12]. Do
vậy, rong mơ được coi là nguồn dược liệu quý
trong việc giúp con người chống lại bệnh tật, ¹ Khoa Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Nha Trang
² Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha Trang, VHLKHCNVN
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2018
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 69
ngăn ngừa sự lão hóa, và loại bỏ các gốc tự do
giúp cơ thể con người lành mạnh hơn [7÷12].
Tuy vậy, hiện ở Việt Nam, rong mơ chỉ chủ yếu
được sử dụng làm nguyên liệu dùng để nghiên
cứu chiết tách các chất có hoạt chất sinh học
làm cơ sở cho việc sản xuất một số sản phẩm
ở quy mô thí nghiệm, chẳng hạn như fucoidan
[3], [4], [12]. Để đa dạng hóa các sản phẩm từ
rong mơ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu chế
biến trà túi lọc từ rong mơ.
Theo Đỗ Tất Lợi, mã đề (Plantago asiatica
L.) là loại thực vật có hoa có thể sử dụng thân
và lá để nấu nước uống và nước sắc mã đề có
thể giúp tăng đào thải nước tiểu, tăng đào thải
urea, acid uric,. Do vậy, cây mã đề thường
được sử dụng để uống với mục đích lợi tiểu
và tăng thải độc [2]. Nụ vối (Cleistocalyx
operculatus (Roxb). Merr et Perry) không
độc và được sử dụng để nấu nước uống.
Nước nụ vối có mùi thơm và có tác dụng tăng
cường tiêu hóa, có tính kháng khuẩn và chữa
trị các bệnh đường ruột, viêm họng, [2]. Cỏ
ngọt (Stevia rebaudiana) là loại thực vật có hoa
có nguồn gốc từ châu Mỹ, hiện được trồng ở
nhiều nơi trên thế giới để làm chất tạo ngọt và
làm thuốc. Hoạt chất chính trong cỏ ngọt là một
glycoside tên là steviol, có độ ngọt gấp 300 lần
so với đường mía. Cỏ ngọt được sử dụng trong
các thực đơn ít năng lượng để điều trị các bệnh
như đái tháo đường, cao huyết áp... [2].
Rong mơ nói riêng và rong biển nói chung
thường có nhược điểm là dịch chiết có mùi
tanh, vị nồng đặc trưng cho sản phẩm từ biển
nên ít hấp dẫn người tiêu dùng. Vì vậy, chúng
tôi tiến hành phối trộn bột rong mơ với một số
loại dược liệu tự nhiên như cây mã đề, nụ vối,
cỏ ngọt với mong muốn tạo ra sản phẩm trà túi
lọc có mùi vị hài hòa, phù hợp với người tiêu
dùng và có hoạt tính chống oxy hóa cao, góp
phần nâng cao sức khỏe cho người tiêu dùng
[2], [7], [10]. Bài báo này tập trung vào đánh
giá, so sánh một số chỉ tiêu chất lượng của một
số sản phẩm trà túi lọc được tạo thành từ bột
rong mơ phối trộn với một số dược liệu khác.
Trong sản phẩm trà túi lọc được thử nghiệm
sản xuất luôn có thành phần rong mơ với tỷ lệ
cao, do vậy chúng tôi gọi tên là trà túi lọc rong
mơ để tạo điểm nhấn về ngồn gốc từ biển.
II. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Nguyên vật liệu
+ Rong mơ (Sargassum crassifolium)
nguyên liệu: Rong mơ (S. crassifolium)
nguyên liệu được thu mẫu tại vùng biển Ninh
Thuận. Sau khi thu mẫu và rửa sạch bằng nước
biển, rong mơ sẽ được vận chuyển về phòng
thí nghiệm và được PGS. TS. Nguyễn Hữu
Đại định danh và phân loại. Sau đó, rong được
ngâm trong nước lạnh ở nhiệt độ 6±1ºC trong 6
giờ sau đó thay nước và ngâm tiếp trong 4 giờ
để loại muối và sấy khô bằng kỹ thuật sấy lạnh
kết hợp với bức xạ hồng ngoại ở nhiệt độ 47ºC,
tốc độ gió là 2m/s và thời gian sấy 3,0 giờ đến
độ ẩm 13,5 ± 2% thì dừng quá trình sấy, thu
rong khô và xay nhỏ.
+ Mã đề (Plantago asiatica L.): Mã đề được
thu mua tươi tại Đà Lạt. Sau khi thu mua, mã
đề được rửa sạch, chần ở nhiệt độ 90ºC trong
10 giây và sấy khô bằng kỹ thuật sấy lạnh kết
hợp với bức xạ hồng ngoại ở nhiệt độ 47ºC, tốc
độ gió 2m/s đến độ ẩm 13,5 ± 2% thì dừng quá
trình sấy và xay nhỏ.
+ Nụ vối (Cleistocalyx operculatus (Roxb).
Merr et Perry): Nụ vối khô là sản phẩm của
Thảo Dược Trường An và được bán tại siêu
thị Vinmax. Sau khi thu mua, nụ vối được rửa
sạch, sấy khô bằng kỹ thuật sấy lạnh và xay vỡ.
+ Cỏ ngọt (Stevia rebaudiana): Cỏ ngọt
được trồng tại Đà Lạt theo tiêu chuẩn Vietgap.
Sau khi thu mua, cỏ ngọt được rửa sạch, chần ở
nhiệt độ 90ºC trong 10 giây và sấy khô bằng kỹ
thuật sấy lạnh kết hợp với bức xạ hồng ngoại ở
nhiệt độ 47ºC, tốc độ gió 2m/s đến độ ẩm 13,5
± 2% thì dừng quá trình sấy và xay nhỏ.
2. Chuẩn bị mẫu trà túi lọc
Trà túi lọc được phối trộn các thành phần
rong mơ, cỏ ngọt, nụ vối, lá mã đề theo các tỷ lệ
phối trộn khác nhau: rong mơ/cỏ ngọt (50/50),
rong mơ/ cỏ ngọt/ nụ vối (40/30/30), rong mơ/
cỏ ngọt/ nụ vối/lá mã đề (25/25/25/25), rong
mơ/ cỏ ngọt/nụ vối/lá mã đề (30/25/25/20),
rong mơ/cỏ ngọt/nụ vối/lá mã đề (30/25/20/25),
rong mơ/cỏ ngọt/nụ vối/lá mã đề (30/20/25/25)
và đóng gói 3g bột hỗn hợp/túi. Sau khi sản
70 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2018
xuất trà túi lọc, tiến hành ngâm trà túi lọc trong
nước sôi 100ºC trong thời gian 10 phút và thu
dịch trà để đánh giá cảm quan, hoạt chất sinh
học, hoạt tính chống oxy hóa, hoạt tính ức chế
enzyme lipoxygenase.
3. Phương pháp phân tích
+ Đánh giá chất lượng cảm quan: đánh
giá chát lượng cảm quan dịch trà theo phương
pháp cho điểmtheo TCVN 3218-2012 [6].
+ Đánh giá hàm lượng phlorotannin,
hoạt tính chống oxy hóa tổng, hoạt tính khử
sắt, hoạt tính bắt gốc tự do: định lượng hàm
lượng phlorotannin theo phương pháp của
(Swanson và cộng sự, 2002), xác định hoạt
tính chống oxy hóa tổng theo phương pháp của
Prieto và cộng sự, (1999), hoạt tính khử sắttheo
phương pháp của Zhu và cộng sự, (2002), xác
định hoạt tính bắt gốc tự do theo phương pháp
của Blois M. S. (1958) [7], [10].
+ Đánh giá hoạt tính ức chế enzyme li-
poxygenase: Chuẩn bị hỗn hợp dung dịch chứa
(đệm citrate - phosphate 0,2M (pH-9,0), 0,25%
Tween 20, acid linoleic 0,125mM và dung dịch
enzyme lipoxygenase (57µg protein). Tiếp theo,
lấy 990 µL hỗn hợp đã chuẩn bị để bổ sung vào
10 µL mẫu dịch chiết để tạo ra hỗn hợp 1ml. Đối
với mẫu kiểm soát, 10 µL dịch chiết được thay
thế bằng 10 µL nước. Hỗn hợp được đo ở bước
sóng 234 nm. Acid Linoleic được sử dụng để
xây dựng đường chuẩn [9].
4. Phân tích dữ liệu
Mỗi nghiệm thức được lặp lại ít nhất là 3
lần và giá trị được thể hiện trong bài là giá trị
của 3 lần lặp lại (TB±SE). Phân tích thống kê,
ANOVA bằng phần mềm MS. Excel 2010. Loại
bỏ giá trị bất thường bằng phương pháp Duncan.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Chất lượng cảm quan
Kết quả đánh giá chất lượng cảm quan cho
thấy tỷ lệ phối trộn rong mơ với các thành phần
khác như cỏ ngọt, nụ vối, mã đề khác nhau thì
sản phẩm trà túi lọc thu được có tổng điểm
cảm quan chất lượng (TĐCQ) khác nhau trong
khoảng từ 17 ÷18,5 điểm và trà túi lọc có công
thức phối chế rong mơ/cỏ ngọt/nụ vối/mã đề
(30/25/25/20 (w/w)) có TĐCQ cao nhất18.5
điểm. Trong khi đó TĐCQ của trà túi lọc phối
chế rong mơ và cỏ ngọt theo tỷ lệ 50/50 (w/w)
có TĐCQ chất lượng thấp nhất, chỉ đạt 17 điểm
(Hình 1). Như vậy, trà túi lọc có thành phần
rong mơ càng cao thì TĐCQ chất lượng càng
thấp. Sở dĩ như vậy là do bản thân nước chiết
từ rong mơ có mùi hơi đặc trưng của rong mơ
do vậy tỷ lệ rong mơ càng nhiều thì nước trà
càng có chất lượng cảm quan thấp. Chính vì
thế khi bổ sung đồng thời các thành phần dược
liệu như cỏ ngọt, nụ vối, mã đề, thì dịch trà túi
lọc sẽ có mùi thơm, vị chua nhẹ, vị ngọt có hậu,
hoạt tính sinh học của dịch trà tăng lên. Nếu
bổ sung các thành phần dược liệu đã sử dụng
với tỷ lệ thấp hoặc bổ sung một hoặc hai loại
dược liệu thì dịch trà sẽ còn mùi vị của rong
mơ nên tổng điểm cảm quan chất lượng trà túi
lọc sẽ thấp. Từ các phân tích ở trên cho thấy trà
túi lọc chế biến từ rong mơ với tỷ lệ rong mơ/
cỏ ngọt/nụ vối/ mã đề là 30/25/25/20 (w/w) thì
dịch trà sẽ có tổng điểm cảm quan chất lượng
Hình 1. Sự thay đổi chất lượng cảm quan của dịch trà túi lọc
được phối chế với thành phần và tỷ lệ khác nhau
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2018
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 71
cao nhất và có vị trà hài hòa. Do vậy, nếu xét
theo khía cạnh chất lượng cảm quan, chúng tôi
nên chọn công thức phối trộn rong mơ/cỏ ngọt/
nụ vối/mã đề là 30/25/25/20 (w/w) làm công
thức phối chế trà túi lọc từ rong mơ.
2. Hàm lượng phlorotannin
Kết quả hàm lượng phlorotannin có trong
dịch chiết trà túi lọc cho thấy cho thấy tỷ lệ
phối trộn rong mơ với các thành phần khác
khác nhau thì hàm lượng phlorotannin có
trong dịch chiết trà túi lọc cũng khác nhau và
tỷ lệ rong mơ sử dụng càng lớn thì hàm lượng
phlorotannin có trong dịch trà càng cao và
ngược lại (Hình 2).
Hình 2. Sự thay đổi hàm lượng phlorotannin của dịch trà túi lọc được phối chế
với thành phần và tỷ lệ khác nhau
Kết quả phân tích cũng cho thấy hàm lượng
phlorotannin của dịch chiết từ trà túi lọc với
tỷ lệ phối trộn các thành phần như sau: rong
mơ, cỏ ngọt, nụ vối, lá mã đề khác nhau có
sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê (p<0,05),
ngoại trừ các dịch trà túi lọc được phối chế với
các tỷ lệ sau: rong mơ/cỏ ngọt/nụ vối/lá mã đề
(30/25/25/20), rong mơ/cỏ ngọt/nụ vối/lá mã đề
(30/25/20/25), rong mơ/cỏ ngọt/nụ vối/lá mã đề
(30/20/25/25) là không có sự khác biệt mang ý
nghĩa thống kê. Hàm lượng phlorotannin trong
dịch trà cao nhất khi trà túi lọc được phối chế
với tỷ lệ rong mơ/cỏ ngọt là 50/50 và thấp nhất
khi trà túi lọc được phối chế rong mơ/cỏ ngọt/
nụ vối/lá mã đề theo tỷ lệ (25/25/25/25). Sở
dĩ hàm lượng phlorotannin ở một số mẫu trà
không có sự khác biệt nhau là do tỷ lệ rong ở
các công thức trà trên giống nhau. Theo Đỗ Tất
Lợi, hàm lượng polyphenol của dịch chiết từ
các loại lá mã đề và nụ vối khá thấp so với hàm
lượng polyphenol của dịch chiết từ rong mơ do
vậy khi hàm lượng rong mơ cao sẽ dẫn tới hàm
lượng polyphenol của dịch chiết cao [2]. Kết
quả phân tích thống kê còn cho thấy không có
mối tương quan giữa hàm lượng phlorotannin
có trong dịch trà và tổng điểm cảm quan chung
của dịch trà (R²<0,05). Tức là hàm lượng
phlorotannin không ảnh hưởng quyết định
tới chất lượng màu sắc, mùi, vị và trạng thái
của dịch trà túi lọc từ rong mơ.
3. Hoạt tính chống oxy hóa tổng
Kết quả đánh giá hoạt tính chống oxy hóa
tổng của dịch trà túi lọc cho thấy hoạt tính
chống oxy hóa tổng của dịch trà bị ảnh hưởng
mạnh mẽ bởi thành phần các nguyên liệu phối
trộn (p<0,05) và hoạt tính chống oxy hóa tổng
bị tác động mạnh bởi sự thay đổi thành phần
nguyên liệu hơn là tỷ lệ thành phần nguyên
liệu. Kết quả phân tích cũng cho thấy hoạt tính
chống oxy hóa tổng giảm khi tỷ lệ rong mơ
giảm, hoạt tính chống oxy hóa tổng của dịch
trà tăng khi tỷ lệ mã đề tăng hoặc tỷ lệ rong mơ
tăng. Hoạt tính chống oxy hóa tổng của dịch
trà cao nhất khi trà túi lọc rong mơ được phối
trộn rong mơ/cỏ ngọt/ nụ vối/ lá mã đề theo
tỷ lệ 30/20/25/25 và hoạt tính chống oxy hóa
tổng của dịch trà túi lọc thấp nhất khi trà túi lọc
được phối trộn theo tỷ lệ rong mơ/ cỏ ngọt/ nụ
vối là 40/30/30 (Hình 3). Tuy nhiên, khi phân
tích ANOVA cho thấy, hoạt tính chống oxy hóa
tổng ở dịch trà có công thức rong mơ/cỏ ngọt/
nụ vối/ lá mã đề (30/25/25/20; 30/25/20/25;
30/20/25/25) là không có sự khác biệt mang ý
nghĩa thống kê.
72 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2018
5. Hoạt tính khử sắt
Hoạt tính khử sắt của dịch chiết trà túi lọc
được xây dựng từ các công thức 2, 3 và 4 thành
phần nguyên liệu có sự khác biệt thống kê
(p<0,05), điều này cho thấy thành phần nguyên
liệu tác động mạnh mẽ lên hoạt tính khử sắt
của trà túi lọc. Sự khác biệt thống kê về hoạt
tính khử sắt của dịch chiết trà túi lọc được xây
dựng từ công thức 4 thành phần nguyên liệu đã
không xảy ra khi phân tích ANOVA (p>0,05).
Hoạt tính khử sắt của dịch chiết từ các trà túi
lọc khác nhau dao động từ 14,3 – 16,79 mg
FeSO4/ g DW. Mối tương quan giữa hàm lượng
phlorotannin và hoạt tính khử sắt là mạnh mẽ
(R²>0,9), chúng tương tác với nhau và biến đổi
theo mô hình polynomial bậc 2 (y = -4.3339x²
+ 11.508x + 9.2659) (Hình 4). Điều này cho
thấy, hoạt tính khử sắt của phlorotannin (poly-
phenol) được chiết từ các nguyên liệu cỏ ngọt,
nụ vối, lá mã đề mạnh mẽ hơn so với hoạt tính
khử sắt của phlorotannin rong mơ.
Hình 3. Sự thay đổi hoạt tính chống oxy hóa tổng của dịch trà túi lọc được phối chế
với thành phần và tỷ lệ khác nhau
Hình 4. Sự thay đổi hoạt tính khử sắt của dịch trà túi lọc được phối chế
với thành phần và tỷ lệ khác nhau
6. Hoạt tính bắt gốc tự do DPPH
Kết quả phân tích cho thấyhoạt tính bắt gốc
tự do DPPH của dịch trà túi lọc từ rong mơ tăng
dần theo trình tự các công thức phối trộn sau:
rong mơ/ cỏ ngọt (50/50), rong mơ/cỏ ngọt/ nụ
vối (40/30/30), rong mơ/cỏ ngọt/ nụ vối/ lá mã
đề (25/25/25/25), rong mơ/ cỏ ngọt/ nụ vối/
lá mã đề (30/25/25/20), rong mơ/cỏ ngọt/nụ
vối/lá mã đề (30/25/20/25), rong mơ/cỏ ngọt/
nụ vối/lá mã đề (30/20/25/25). Như vậy, hoạt
tính bắt gốc tự do DPPH của dịch trà túi lọc
cao nhất khi trà được phối chế theo tỷ lệ rong
mơ/cỏ ngọt/nụ vối/lá mã đề (30/20/25/25). Mặt
khác, hoạt tính bắt gốc tự do của dịch chiết trà
túi lọc bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi thành phần
nguyên liệu trong trà túi lọc (p<0,05) và dao
động trong khoảng 69,29% ÷ 77,03% (Hình 5).
Kết quả phân tích cũng cho thấy khi giảm
tỷ lệ rong mơ và cỏ ngọt, bổ sung nụ vối vào trà
túi lọc, hoạt tính bắt gốc tự do (DPPH) của dịch
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2018
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 73
trà tăng lên 4,3% so với trà túi lọc chỉ có rong
mơ và cỏ ngọt. Khi tiếp tục giảm tỷ lệ rong mơ,
cỏ ngọt và nụ vối, bổ sung lá mã đề vào trà túi
lọc, hoạt tính bắt gốc tự do DPPH tăng 7,4% so
với trà túi lọc chỉ có rong mơ và cỏ ngọt. Khi
tăng tỷ lệ rong mơ, cân bằng tỷ lệ nụ vối và
lá mã đề, giảm tỷ lệ cỏ ngọt, hoạt tính bắt gốc
(DPPH) của trà túi lọc cao nhất. Kết quả này
cho thấy nguyên liệu có ảnh hưởng quyết định
đến hoạt tính bắt gốc tự do (DPPH) của dịch
trà giảm theo trình tự: lá mã đề>nụ vối>rong
mơ> cỏ ngọt.
7. Hoạt tính ức chế enzymelipoxygenase
Kết quả đánh giá hoạt tính ức chế enzyme
lipoxygenase của dịch chiết trà túi lọc cho
thấy hoạt tính ức chế enzyme lipoxygenase
của dịch chiết trà túi lọcgiảm dần theo trình
tự: trà túi lọc rong mơ/ cỏ ngọt/ nụ vối/ lá mã
đề (30/25/20/25), trà túi lọc rong mơ/ cỏ ngọt/
nụ vối/ lá mã đề (30/20/25/25), trà túi lọc rong
mơ/ cỏ ngọt/ nụ vối (40/30/30), trà túi lọc rong
mơ/ cỏ ngọt/ nụ vối/ lá mã đề (30/25/25/20),
trà túi lọc rong mơ/ cỏ ngọt/ nụ vối/ lá mã đề
(25/25/25/25), trà túi lọc rong mơ/ cỏ ngọt
(50/50). Tuy vậy, sự sai khác về hoạt tính ức
chế enzyme lipoxygenase của dịch trà từ trà túi
lọc được phối chế theo tỷ lệ rong mơ/ cỏ ngọt/
nụ vối/ lá mã đề (30/25/20/25) và trà túi lọc
phối chế theo tỷ lệ rong mơ/ cỏ ngọt/ nụ vối/ lá
mã đề (30/20/25/25) không nhiều.
Hình 5. Sự thay đổi hoạt tính bắt gốc tự do của dịch trà túi lọc được phối chế
với thành phần và tỷ lệ khác nhau
Hình 6. Sự thay đổi hoạt tính ức chế enzyme lipoxygenase của dịch trà túi lọc
được phối chế với thành phần và tỷ lệ khác nhau
Như vậy, hoạt tính ức chế enzyme lipoxy-
genase của dịch chiết trà túi lọc cũng bị ảnh
hưởng mạnh mẽ bởi thành phần nguyên liệu
trong trà túi lọc (p<0,05) và dao động trong
khoảng 32,41 ÷ 38,02 µM acid linoleic/ 100
µl dịch chiết.
Từ tất cả các phân tích ở trên cho thấy trà
túi lọc rong mơ được phối chế theo tỷ lệ rong
mơ/ cỏ ngọt/ nụ vối/ lá mã đề (30/25/25/20) có
chất lượng cảm quan tốt nhất, hoạt tính chống
oxy hóa tổng và khử sắt ở nhóm cao nhất, hàm
lượng phlorotannin, hoạt tính bắt gốc tự do và
74 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2018
ức chế enzyme lipoxygenase ở mức trung bình
so với các loại trà túi lọc rong mơ khác đã được
phối trộn. Do vậy, loại trà túi lọc này nên được
thử nghiệm sản xuất để thăm dò ý kiến người
tiêu dùng nhằm tiến tới thương mại hóa sản
phẩm.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Từ các nghiên cứu ở trên cho thấy trà túi
lọc rong mơ được phối chế theo tỷ lệ rong mơ/
cỏ ngọt/ nụ vối/ lá mã đề (30/25/25/20) có chất
lượng cảm quan tốt nhất, hoạt tính chống oxy
hóa tổng và khử sắt ở nhóm cao nhất, hàm
lượng phlorotannin, hoạt tính bắt gốc tự do và
ức chế enzyme lipoxygenase ở mức trung bình
so với các công thức trà túi lọc rong mơ đã thử
nghiệm.
Từ các nghiên cứu ở trên cho phép đề nghị
tiếp tục thử nghiệm sản xuất trà túi lọc theo
công thức rong mơ/ cỏ ngọt/ nụ vối/ lá mã đề
là (30/25/25/20) và đánh giá các chỉ tiêu chất
lượng, tính toán chi phí nguyên vật liệu làm cơ
sở cho việc thương mại hóa sản phẩm. Đối với
trà túi lọc rong mơ được phối trộn theo công
thức (50/50; 30/25/20/25; 30/20/25/25) cần
tiếp tục nghiên cứu, phối trộn để loại trà này
không còn mùi tanh đặc trưng của rong biển
thì tính thương mại hóa của sản phẩm trà mới
khả thi.
Tài liệu tham khảo
Tiếng việt
1. Đặng Xuân Cường, Vũ Ngọc Bội, Trần Thị Thanh Vân, Ngô Đăng Nghĩa, (2013). Sàng lọc hoạt tính kháng
oxy hóa của một số loài rong mơ Sargassum Ở Khánh Hòa, Việt Nam. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần
Thơ, Phần B: Nông nghiệp, Thủy sản và Công nghệ Sinh học, 25, 36-42.
2. Đỗ Tất Lợi (2005). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học.
3. Lê Xuân Sơn, Vũ Ngọc Bội, Nguyễn Duy Nhứt (2016). Tối ưu hóa công đoạn chiết fucoidan từ rong mơ
Sargassum polycystum C. Agardh 1824. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 24, 86-90.
4. Lê Xuân Sơn, Nguyễn Duy Nhứt, Vũ Ngọc Bội, Đặng Xuân Cường, (2017). Cắt mạch fucoidan tách chiết từ
Rong mơ Sargassum polycystum và đánh giá hoạt tính kháng loạn lipit máu của sản phẩm fucoidan khối lượng
phân tử thấp. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thông, 18, 100-105.
5. Nguyễn Văn Thành, Bùi Văn Nguyên, Nguyễn Đình Thuất, Trần Thị Thanh Vân, Vũ Ngọc Bội (2017). Tối
ưu hóa quá trình nấu chiết alginate từ bã rong mơ Turbinaria ornata (Turner) J. Agardh. Tạp chí Khoa học
Trường Đại học Cần Thơ, 49b, 116-121.
6. TCVN 3218-2012. Chè - Xác định các chỉ tiêu cảm quan. Bằng phương pháp cho điểm. Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn.
Tiếng Anh
7. Dang Xuan Cuong, Vu Ngoc Boi, Tran Thi Thanh Van, Le Nhu Hau, (2016). Effect of storage time on phlo-
rotannin content and antioxidant activity of six Sargassum species from Nhatrang Bay, Vietnam. Journal of
Applied Phycology, 28(1), 567–572.
8. Devillé, C., Gharbi, M., Dandrifosse, G., Peulen, O., (2007). Study on the effects of laminarin, a polysac-
charide from seaweed, on gut characteristics. J. Sci. Food Agric., 87, 1717–1725.
9. Dische, Z., Shettles, L. B. (1948). A specifi c color reaction of methylpentoses and a spectrophotometric
micromethod for their determination. J. Biol Chem., 175, 595–603.
10. Indu., H., Seenivasan., R., (2013). In vitro antioxidant activity of selected seaweeds from southeast coast
of india. International Journal of Pharmacy and Pharmaceutical Sciences, 5(2), 474-484.
11. Richardson, J. C., Dettmar, P. W., Hampson, F. C., Melia, C. D., (2004). A simple, high throughput method
for the quantification of sodium alginates on oesophageal mucosa. European Journal of Pharmaceutics and
Biopharmaceutics, 57, 299–305.
12. Usov, A. I., Smirnova, G. P., Klochkova, N. G., (2001). Algae polysaccharides. 55. Polysaccharide compo-
sition of some brown Kamchatka algae. Bioorg Khim., 27(6), 444-8.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10_nguyen_thi_my_trang_4052_2094407.pdf