Chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan ở người tăng huyết áp từ 50 tuổi trở lên tại xã Phước Lợi, huyện Bến Lức, tỉnh Long An, năm 2013

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CLCS bệnh nhân THA đạt mức trung bình ở hầu hết các lĩnh vực sức khỏe, ngoại trừ khá thấp ở lĩnh vực SKTT. Do đó cần đẩy mạnh vai trò của các câu lạc bộ người lớn tuổi, các tổ chức xã hội, tổ chức y tế trong việc giúp đỡ, quan tâm động viên tinh thần bệnh nhân THA là người lớn tuổi. Tình trạng hôn nhân và hoạt động thể chất là hai yếu tố quan trọng tác động lên CLCS ở cả 4 lĩnh vực SKTC, SKTT, QHXH, MTS. Tuân thủ điều trị tác động tích cực lên CLCS ở lĩnh vực SKTC, SKTT và MTS. Tuổi lớn hơn có liên quan đến CLCS thấp hơn ở lĩnh vực SKTC và SKTT. Bên cạnh đó, suy dinh dưỡng và mắc kèm theo bệnh Đái tháo đường ảnh hưởng tiêu cực đến CLCS lĩnh vực SKTC và SKTT. Phụ nữ bị THA đánh giá CLCS lĩnh vực SKTT thấp hơn so với nam giới. Bệnh nhân THA có trình độ học vấn cao hơn có CLCS lĩnh vực MTS cũng cao hơn. Nơi cư trú có liên quan đến CLCS ở lĩnh vực QHXH. Ngoài ra, mắc kèm theo bệnh mạn tính ở bệnh nhân THA là yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng đến CLCS ở lĩnh vực SKTC. Theo đó, chương trình can thiệp với mục tiêu cải thiện CLCS bệnh nhân THA cần thiết được thực hiện. Trong đó, chú trọng quan tâm đến đối tượng là bệnh nhân THA lớn tuổi, bệnh nhân THA là nữ giới, bệnh nhân có trình độ học vấn thấp, bệnh nhân cư trú tại khu vực dân cư thư thớt, bệnh nhân sống độc thân, góa, ly dị/ly thân, người THA bị suy dinh dưỡng hoặc mắc kèm theo các bệnh mãn tính khác. Ngoài ra, khuyến khích động viên bệnh nhân THA thực hiện tốt việc tái khám định kỳ cũng như uống thuốc đều đặn theo đúng hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ kết hợp với vận động thể lực, thể thao đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày là việc làm cần thiết.

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 180 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan ở người tăng huyết áp từ 50 tuổi trở lên tại xã Phước Lợi, huyện Bến Lức, tỉnh Long An, năm 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  211 CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN   Ở NGƯỜI TĂNG HUYẾT ÁP TỪ 50 TUỔI TRỞ LÊN TẠI XàPHƯỚC LỢI,  HUYỆN BẾN LỨC, TỈNH LONG AN, NĂM 2013  Duy Thị Hoa*, Lê Hoàng Ninh*  TÓM TẮT  Đặt vấn đề: Tỉ lệ người mắc bệnh tăng huyết áp (THA) tại Việt Nam ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, chất  lượng cuộc sống (CLCS) của người bệnh vẫn chưa được quan tâm. Chúng tôi khảo sát CLCS và các yếu tố liên  quan ở bệnh nhân THA nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc, nâng cao sức khỏe của người bệnh.  Mục tiêu: Xác định điểm trung bình chất lượng cuộc sống (TB CLCS) và các yếu tố liên quan ở người THA  từ 50 trở lên.  Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên 275 bệnh nhân THA được chọn  ngẫu nhiên cư trú tại xã Phước Lợi, huyện Bến Lức, tỉnh Long An vào tháng 4 năm 2013 bằng phương pháp  phỏng vấn trực tiếp sử dụng bộ câu hỏi CLCS của Tổ chức y tế thế giới. Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến  được sử dụng để đo lường mối liên quan giữa điểm CLCS các lĩnh vực và các biến độc lập.  Kết quả: Tuổi trung bình của đối tượng tham gia nghiên cứu là 66 tuổi (ĐLC=9,9); 59% là nữ giới. Điểm  TB CLCS về quan hệ xã hội, môi trường sống, sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần của bệnh nhân THA lần  lượt là: (64,12 ± 14,06), (59,52 ± 10,39), (54,73 ± 14,94) và (49,42 ± 12,73). Các yếu tố liên quan đến CLCS của  bệnh nhân THA gồm tuổi, giới tính, hôn nhân, học vấn, nơi cư trú, vận động thể  lực, tuân thủ điều trị, tình  trạng dinh dưỡng và một số bệnh kèm theo như: đái tháo đường, bệnh thận, bệnh tim, bệnh về khớp, tai biến  mạch máu não.  Kết luận: CLCS bệnh nhân THA thấp ở lĩnh vực SKTT. Vận động thể lực đều đặn ở mức độ vừa phải, tuân  thủ điều trị theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ là các yếu tố cần được khuyến khích thực hiện giúp cải thiện  CLCS người bệnh THA. Bệnh nhân THA là phụ nữ, người lớn tuổi, người suy dinh dưỡng, người có trình độ  học vấn thấp, người bệnh THA mắc kèm thêm bệnh mãn tính là những đối tượng cần được quan tâm và hướng  tới trong các chương trình, hoạt động với mục tiêu cải thiện CLCS người bệnh.  Từ khoá: Tăng huyết áp, chất lượng cuộc sống, WHOQOL – BREF  ABSTRACT  QUALITY OF LIFE AND ITS ASSOCIATED FACTORS   AMONG PATIENTS WITH HYPERTENSION AGED 50 YEARS AND OVER   IN PHUOC LOI COMMUNE, BEN LUC DISTRICT, LONG AN PROVINCE, 2013  Duy Thi Hoa, Le Hoang Ninh   * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 212 – 220  Background:  The  prevalence  of  hypertension  has  been  increasing  in  Vietnam. However,  quality  of  life  (QOL)  among  the  patients  has  not  yet  been  considered.  To  improve QOL  and  health  care  for  hypertensive  patients, it is crucial to measure their quality of life and its associated factors.  Objectives: To determine average score of QOL and its associated factors among hypertensive patients aged  50 years and over.   * Viện Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh   Tác giả liên lạc: Ths. Duy Thị Hoa     ĐT: 0989813786  Email: flowerduy@yahoo.com  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 212 Methods:  A  cross‐sectional  study was  conducted  at  Phuoc  Loi  commune,  Ben  Luc  district,  Long An  province. 275 hypertensive patients were randomly selected. Data were collected by a face‐to‐face interview using  WHOQOL – BREF. Multivariable linear regression analyses were used to measure the association between QOL  and independent variables.   Result: Mean age of participants was 66 years (SD 9.9); 49% were women. The mean scores in the domains  of social relation, environmental health, physical health, and psychological health were (64,12 ± 14,06), (59,52 ±  10,39),  (54,73  ±  14,94),  and  (49,42  ±  12,73)  respectively. Factors  associated with QOL  among  hypertensive  patients  were  age,  gender,  marital  status,  education  level,  residence,  physical  activity  level,  adherence  to  treatment, nutritional  status,  and  presence  of  co‐morbidity  (diabetes,  kidney  diseases,  coronary  heart  disease,  arthritis, and stroke).  Conclusion: The mean score in the domain of psychological health among the hypertensive patients was low.  Encouraging physical activities and strengthening treatment adherence should be considered to improve QOL for  hypertensive  patients. Actions  to  improve QOL  should  be  targeted  at  hypertensive  patients  female,  elderly,  undernourished, low educated and/or with co‐morbidity.   Keywords: Hypertension, quality of life, WHOQOL – BREF  ĐẶT VẤN ĐỀ  Tăng huyết áp là một bệnh phổ biến trên thế  giới cũng như ở Việt Nam. Theo thống kê của Tổ  chức y tế thế giới, năm 2000 THA ảnh hưởng sức  khỏe của gần 1  tỉ người  trên  toàn  thế giới, ước  tính lên tới 1,56 tỉ người vào năm 2025(7, 22). THA  là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến tử vong và  mắc  bệnh  (12,7%)(12).  Vào  năm  2005,  THA  là  nguyên  nhân  trực  tiếp  gây  tử  vong  7,1  triệu  người  trong  số 17,5  triệu người  tử vong vì  các  bệnh tim mạch(12). Không chỉ vậy, THA còn ảnh  hưởng nghiêm  trọng đến chất  lượng cuộc sống  (CLCS)  người  bệnh(15),  làm  suy  yếu  đáng  kể  CLCS bệnh nhân cả về sức khỏe thể chất lẫn tinh  thần(19). Nhiều nghiên cứu phát hiện CLCS bệnh  nhân THA giảm rõ rệt do ảnh hưởng bởi nhiều  yếu tố khác nhau như tuổi tác(8, 10), giới tính và có  xu hướng giảm ở bệnh nhân THA mắc kèm theo  các bệnh mãn tính khác(1, 5).   Tại  khu  vực  phía Nam Việt Nam  chưa  có  nghiên cứu về CLCS bệnh nhân THA ở khu vực  nông thôn được thực hiện. Long An là tỉnh có tỉ  lệ THA khá  caoso với  tỉ  lệ THA  chung  của  cả  nước (28,41%)(18), trong đó có xã Phước Lợi là xã  nông  thôn  thuộc  huyện  Bến  Lức,  đây  là một  trong  những  xã  đầu  tiên  của  tỉnh  triển  khai  chương  trình  tầm  soát  THA  trong  cộng  đồng.  Theo đó, khảo sát về CLCS bệnh nhân THA tại  địa phương xã Phước Lợi là điều rất quan trọng  và cần  thiết nhằm cung cấp  thông  tin giúp các  nhà hoạch định chính sách và quản lý y tế lên kế  hoạch cũng như các giải pháp phù hợp phục vụ  công  tác  chăm  sóc, bảo vệ, nâng  cao  sức khỏe,  nâng cao CLCS người bệnh THA tại xã. Từ lý do  nêu  trên,  nghiên  cứu  được  thực  hiện  với mục  tiêu đo lường CLCS bệnh nhân THA và các yếu  tố liên quan đến CLCS cụ thể trên bốn lĩnh vực  sức  khỏe  thể  chất  (SKTC),  sức  khỏe  tinh  thần  (SKTT), quan hệ xã hội (QHXH) và môi trường  sống  (MTS)  bằng  cách  sử  dụng  bộ  công  cụ  WHOQOL‐BREF. Nghiên cứu tập trung vào đối  tượng  là  người  THA  từ  50  trở  lên  vì  theo  các  nghiên cứu thực hiện trước, đây là lứa tuổi có tỉ  lệ mắc THA cao(2, 3, 13, 14, 18). Kết quả nghiên cứu  cũng là tiền đề cho các nghiên cứu liên quan sâu  rộng hơn sau này.   Mục tiêu nghiên cứu  Xác  định  điểm  trung  bình  CLCS  bốn  lĩnh  vực  sức  SKTC,  SKTT, QHXH và MTS  ở người  THA từ 50 tuổi trở lên.  Xác định các yếu tố (đặc điểm dân số xã hội,  tình  trạng THA,  các bệnh kèm  theo,  thói quen  sinh  hoạt)  liên  quan  đến  điểm CLCS  bốn  lĩnh  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  213 vực SKTC, SKTT, QHXH, MTS của người THA  từ 50 tuổi trở lên.  ĐÓI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Nghiên  cứu  cắt  ngang  với  phương  pháp  chọn mẫu ngẫu nhiên đơn thực hiện vào tháng 4  năm 2013 trên 275 bệnh nhân THA từ 50 tuổi trở  lên  cư  trú  tại xã Phước Lợi, một xã nông  thôn  thuộc huyện Bến Lức, tỉnh Long An nằm ở đồng  bằng sông Cửu Long thuộc phía Nam Việt Nam.  Đây là xã thí điểm triển khai chương trình sàng  lọc THA, trong đó bệnh nhân THA từ 50 tuổi trở  lên được ghi nhận, theo dõi và cập nhật.  Cỡ mẫu nghiên cứu được tính dựa vào công  thức ước  lượng một  trung bình với khoảng  tin  cậy 95%, sử dụng độ lệch chuẩn 8,1 theo nghiên  cứu  được  thực  hiện  tại Hóc Môn,  TP. Hồ Chí  Minh năm 2012(6). Cỡ mẫu cần thiết cho nghiên  cứu là 252 người.Sau khi dự tính tình trạng thiếu  mẫu có thể xảy ra với ước đoán khoảng 10%, cỡ  mẫu tính được gồm 280 đối tượng.  Thực  hiện  chương  trình mục  tiêu Quốc  gia  phòng chống THA, vào tháng 02 năm 2013, tổng  cộng  có  389 bệnh nhân THA  từ  50  tuổi  trở  lên  được ghi nhận và quản lý tại Trạm Y tế xã Phước  Lợi. Danh sách 389 bệnh nhân được sử dụng làm  khung mẫu nhằm chọn ngẫu nhiên đơn 280 đối  tượng (bằng phần mềm R) đưa vào nghiên cứu.  Đối tượng được chọn hoàn thành bộ câu hỏi cấu  trúc bằng phương pháp phỏng vấn  trực  tiếp  tại  hộ  gia  đình  kết  hợp  đối  chiếu  sổ  khám  bệnh  nhằm  thu  thập  thông  tin về  các bệnh kèm  theo  (nếu  có),  cân  nặng  bằng  cân  đo  đã  được  hiệu  chỉnh  và  đo  chiều  cao.  Điều  tra  viên  gồm  05  phỏng vấn viên công  tác  tại Viện Vệ sinh  ‐ Y  tế  công  cộng  thành  phố  Hồ  Chí  Minh,  có  kinh  nghiệm trong việc thu thập số liệu tại cộng đồng,  được  tập  huấn  kỹ  về  đối  tượng  nghiên  cứu,  phương pháp  thu  thập số  liệu, nắm rõ các định  nghĩa về biến số. Kết  thúc đợt khảo sát, số mẫu  thực tế thu được là 275 bệnh nhân THA (5 trường  hợp bị loại do không thể trả lời phỏng vấn).  WHOQOL‐BREF  là  bộ  công  cụ  đo  lường  CLCS miễn phí được Tổ chức y  tế  thế giới xây  dựng và phát  triển  từ năm 1991(21), bao gồm 26  câu  hỏi  với  2  câu  đánh  giá  sức  khỏe  chung,  SKTC  (7  câu), SKTT  (6  câu), QHXH  (3  câu) và  MTS  (8  câu)(20, 21). Mỗi  câu hỏi  tương  ứng với 5  câu trả lời tương đương thang điểm từ 1 đến 5.  CLCS của bệnh nhân THA  theo 4  lĩnh vực sức  khỏe sẽ được đánh giá theo thang điểm 100 sau  khi  quy  đổi  từ  thang  điểm  thô.  Bốn  lĩnh  vực  SKTC, SKTT, QHXH và MTS là các biến kết quả.  Biến độc lập được thu thập gồm:   Các đặc điểm dân số xã hội: tuổi tác, giới tính,  học vấn  (<cấp 2 và  ≥cấp 2),  tình  trạng đi  làm  (đi  làm và không đi làm), tình trạng hôn nhân, nơi cư  trú (ấp 1, 2, 3A, 3B: dân cư thưa thớt và ấp 4, 5, ấp  Chợ: dân cư đông đúc), tôn giáo (Phật giáo, không  tôn giáo, tôn giáo khác), hôn nhân (có vợ/chồng và  độc thân/góa/ly dị/ly thân), đối tượng sống chung  (người thân và sống một mình). Kinh tế gia đình  được  phân  loại  theo  hộ  nghèo  (có  sổ  hộ  nghèo  hoặc cận nghèo) và hộ không nghèo. Gia đình có  tiền sử mắc bệnh THA khi có ông/bà/cha/mẹ hay  anh/chị em ruột bị THA.   Tình  trạng THA: Thời gian phát hiện bệnh  THA là thời gian của cá nhân được chẩn đoán bị  THA  cho  đến  thời  điểm  tiến hành nghiên  cứu  (<1 năm, từ 1 đến dưới 5 năm, từ 5 đến dưới 10  năm và từ 10 năm trở  lên). Tuân thủ điều trị  là  khi bệnh nhân tái khám định kỳ theo đúng yêu  cầu của bác sĩ đồng thời nếu được chỉ định dùng  thuốc THA, bệnh nhân có uống  thuốc đều đặn  mỗi ngày theo đúng chỉ định và hướng dẫn của  bác sĩ.   Các bệnh kèm  theo: Tình  trạng dinh dưỡng  gồm 3 giá  trị  (Suy dinh dưỡng: BMI<18,5; bình  thường: BMI từ 18,5 – 24,99 và thừa cân/béo phì:  BMI≥25). Ngoài ra là các bệnh kèm theo gồm đái  tháo đường, bệnh thận, bệnh tim, khớp, từng bị  tai biến mạch máu não được báo cáo.   Thói quen sinh hoạt: Hút thuốc lá mỗi ngày  (không hút, hút  <10  điếu, hút  ≥10  điếu). Uống  rượu  được  tính khi  tổng  số  đơn vị  rượu uống  vào  trong một 1  lần  ≥1 đơn vị chuẩn  (1 đơn vị  chuẩn  tương  đương  10gram  Ethanol,  tương  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 214 đương 330ml bia, 30ml rượu mạnh, 120ml rượu  vang), trong đó bệnh nhân lạm dụng rượu là khi  có ≥5 ngày/tháng uống từ 5 ly chuẩn trở lên đối  với nam hoặc  từ 4  ly chuẩn  trở  lên đối với nữ.  Vận động thể lực (cường độ thấp, trung bình và  cường độ nặng); vận động với cường độ thấp là  khi người bệnh THA không tập thể dục hoặc tập  thể dục <30 phút mỗi ngày, cường độ trung bình  khi  bệnh  nhân  THA  tập  thể  dục  (đi  bộ,  tập  dưỡng  sinh)  hay  đi nhanh,  đi  lại  bằng  xe  đạp  hoặc mang vác vật nhẹ ≥30 phút/ngày, vận động  với cường độ nặng  là khi bệnh nhân vận động,  làm việc nặng nhọc ≥30 phút/ngày (chạy bộ, làm  việc nặng nhọc để mưu sinh như nâng đồ nặng,  cuốc đất, xây dựng).  Trong nghiên cứu, thống kê mô tả bao gồm  tần  số,  tỉ  lệ phần  trăm, phạm vi  số  liệu,  trung  bình và độ lệch chuẩn (ĐLC). Phân tích đơn biến  gồm kiểm định  t.test độc  lập xác định mối  liên  quan  giữa  điểm  CLCS  bốn  lĩnh  vực  SKTC,  SKTT, QHXH, MTS với các biến số giới tính, học  vấn, tình trạng đi làm, nơi cư trú, tình trạng hôn  nhân,  đối  tượng  sống  chung, kinh  tế gia  đình,  tiền sử gia đình THA, tuân thủ điều trị, các bệnh  kèm theo (đái tháo đường, bệnh thận, bệnh tim,  tai biến mạch máu não, bệnh khớp). Phép kiểm  ANOVA  xác  định  mối  liên  quan  giữa  điểm  CLCS bốn lĩnh vực sức khỏe với biến số tôn giáo,  tình trạng dinh dưỡng, hút thuốc lá, uống rượu,  hoạt động thể  lực, thể thao, thời gian phát hiện  THA (ngoại trừ mối  liên quan giữa điểm CLCS  lĩnh vực QHXH với thời gian phát hiện THA xác  định  bằng  kiểm  phi  tham  số  Kruskal‐Wallis).  Ngoài ra tương quan hồi quy, hồi quy tuyến tính  đơn  biến  được  sử  dụng  nhằm  xác  định  mối  tương quan giữa  điểm CLCS bốn  lĩnh vực  sức  khỏe  với  biến  số  tuổi.  Sau  khi  phân  tích  đơn  biến,  các  biến  số  khi  xét mối  liên  quan  trong  phân tích đơn biến có giá trị p≤0,2 được tiếp tục  đưa  vào phân  tích hồi quy  tuyến  tính  đa  biến  theo phương pháp backward (phương pháp loại  bỏ từng bước)nhằm xác định các yếu tố dự báo  liên quan  thực sự đến điểm CLCS các  lĩnh vực  SKTC,  SKTT,  QHXH  và  MTS  của  bệnh  nhân  THA với ngưỡng ý nghĩa p<0,05.  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  Đặc điểm dân số xã hội  Tuổi  trung  bình  của  đối  tượng  tham  gia  nghiên cứu là 66 tuổi (ĐLC=9,9); 59% là nữ giới;  60% có trình độ học vấn dưới cấp 2; 36,7% bệnh  nhân THA hiện còn đi làm; 54,5% hiện sinh sống  tại khu vực dân cư thua thớt (ấp 1, ấp 2, 3A và  3B); 45,8% bệnh nhân THA theo đạo Phật, 29,8%  đã  góa  vợ/chồng,  ly  dị/ly  thân  hoặc  còn  độc  thân; 4% bệnh nhân hiện đang sống một mình;  4,7% bệnh nhân có gia đình thuộc diện hộ nghèo  của xã.   Tình trạng THA   Trong 275 bệnh nhân THA, 41,4% bệnh nhân  có tiền sử gia đình THA, hầu hết người tham gia  nghiên cứu (73,5%) đã được chẩn đoán phát hiện  bệnh từ 1 năm trở lên; 53,5% bệnh nhân tuân thủ  điều trị THA theo đúng hướng dẫn và chỉ định  của bác sĩ.   Các bệnh kèm theo  Thừa cân/béo phì (21,5%), bệnh về tim (15,3%),  bệnh về khớp (14,2%), suy dinh dưỡng (12%), Đái  tháo đường (10,5%) là các bệnh kèm theo phổ biến  ở đối tượng nghiên cứu; số ít bệnh nhân THA còn  lại mắc kèm bệnh về thận (2,2%), hoặc từng bị tai  biến mạch máu não (MMN) (1,5%).  Thói quen sinh hoạt  Tỉ lệ bệnh nhân THA hút thuốc lá mỗi ngày  chiếm  24,4%,  trong  đó  13,1%  bệnh  nhân  hút  thuốc mỗi  ngày  từ  10  điếu  trở  lên.  Có  23,6%  bệnh nhân THA uống  rượu/bia,  trong  đó 8,3%  bệnh nhân có biểu hiện lạm dụng rượu/bia. Hơn  phân nửa người bệnh THA (52,7%) vận động thể  lực và tham gia luyện tập thể dục, thể thao đều  đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày.   Điểm trung bình CLCS của bệnh nhân THA  Điểm  trung  bình CLCS  bốn  lĩnh  vực  sức  khỏe  của bệnh nhân THA dao  động  từ  49,42  đến 64,12 điểm. Trong đó, điểm TB CLCS lĩnh  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  215 vực QHXH là cao nhất (64,12 ± 14,06), tiếp theo  là điểm trung bình CLCS  lĩnh vực MTS (59,52  ± 10,39), điểm trung bình CLCS lĩnh vực SKTC  (54,73  ±  14,94),  thấp  nhất  là  điểm  trung  bình  CLCS lĩnh vực SKTT (49,42 ± 12,73).  Bảng 1: Điểm trung bình CLCS của bệnh nhân  THA (n=275)  Lĩnh vực GTNN GTLN TB  ĐLC Sức khỏe thể chất 19 88 54,73 ± 14,94 Sức khỏe tinh thần 13 81 49,42 ± 12,73 Quan hệ xã hội 19 100 64,12 ± 14,06 Môi trường sống 25 88 59,52 ± 10,39 Các yếu tố dự báo liên quan đến CLCS bệnh nhân THA   Bảng 2: Các yếu tố liên quan đến CLCS bệnh nhân THA sau khi phân tích đa biến(n=275)  Nội dung Điểm CLCS SKTC SKTT QHXH MTS Hệ số KTC 95% Hệ số KTC 95% Hệ số KTC 95% Hệ số KTC 95% Tuổi -0,32*** -0,48-(-0,17) -0,27*** -0,41-(-0,12) Giới tính Nữ 1,00 Nam 4,24** 1,25-7,24 Học vấn < Cấp 2 1,00 ≥ Cấp 2 2,63* 0,27-4,99 Tình trạng đi làm Không đi làm 1,00 Đi làm -2,92 -6,03-0,19 Nơi cư trú Ấp 1, 2, 3A, 3B Ấp 4, 5, ấp Chợ 5,26*** 2,28-8,23 Tình trạng hôn nhân Độc thân, goá, ly dị/ly thân 1,00 1,00 1,00 1,00 Có vợ/chồng 4,82** 1,60-8,05 3,39* 0,18-6,59 6,59*** 2,82-10,36 4,82*** 2,09-7,55 Tuân thủ điều trị Không 1,00 1,00 1,00 Có 7,70*** 4,45-10,95 6,70*** 3,70-9,70 3,89** 1,09-6,70 Tình trạng dinh dưỡng Bình thường 1,00 1,00 Suy dinh dưỡng -4,63* -9,02-(-0,22) -5,19* -9,25-(-1,13) Thừa cân/ béo phì -0,30 -3,84-3,24 -2,74 -5,97-0,49 Bệnh đái tháo đường Không 1,00 1,00 Có -8,38*** -13-(-3,24) -5,45* -9,66-(-1,23) Bệnh thận Không 1,00 Có -10,27* -19,97-(-0,56) Bệnh tim Không 1,00 Có -6,19** -10,19-(-2,20) Từng bị tai biến MMN Không 1,00 Có -17,60** -29,41-(-5,78) Bệnh về khớp Không 1,00 Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 216 Nội dung Điểm CLCS SKTC SKTT QHXH MTS Hệ số KTC 95% Hệ số KTC 95% Hệ số KTC 95% Hệ số KTC 95% Có -7,99*** -12,04-(-3,94) Vận động thể lực Cường độ trung bình 1,00 Cường độ thấp -5,07** -8,46-(-1,16) -4,75** -7,86-(-1,64) -5,26** -8,54-(-1,98) -3,47* -6,39-(-0,56) Cường độ nặng -6,05 -12,61-0,51 -3,57 -9,74-2,61 -7,23 -15,35-0,88 -2,98 -8,87-2,88 * p≤0,05; ** p≤0,01; *** p≤0,001 (Hồi quy tuyến tính đa biến) Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến  cho thấy tình trạng hôn nhân và vận động thể lực  có liên quan đến CLCS ở cả 4 lĩnh vực sức khỏe  (p<0,05).  Trong  đó,  bệnh  nhân  THA  đang  có  vợ/chồng  có  điểm CLCS  các  lĩnh  vực  sức  khỏe  đều cao hơn so với nhómbệnh nhânđộc thân, goá,  ly dị/ly thân; bệnh nhân THA vận động thể lực ở  mức  độ  trung bình  có  điểm CLCS  các  lĩnh vực  sức khỏe đều cao hơn có ý nghĩa thống kê so với  bệnh nhân vận động thể lực ở cường độ thấp.  Tuân thủ điều trị có liên quan đến CLCS lĩnh  vực  SKTC,  SKTT,  MTS  (p<0,05).  Những  bệnh  nhân  THA  tuân  thủ  điều  trị  theo  đúng  hướng  dẫn và chỉ định của bác sĩ có điểm CLCS lĩnh vực  SKTC, SKTT, MTS đều cao hơn có ý nghĩa thống  kê so với bệnh nhân không tuân thủ điều trị.  Tuổi,  tình  trạng dinh dưỡng, mắc kèm  theo  bệnh  Đái  tháo  đường  có  liên  quan  đến  CLCS  lĩnh vực SKTC, SKTT  (p<0,05). Trong  đó, bệnh  nhân THA  tuổi  càng  cao  có  điểm CLCS  ở  lĩnh  vực SKTC, SKTT càng giảm. Bệnh nhân THA bị  suy dinh dưỡng hoặc mắc  kèm  theo  bệnh  Đái  tháo đường có điểm CLCS lĩnh vực SKTC, SKTT  thấp hơn so với nhóm còn lại.  Giới  tính  có  liên  quan  đến CLCS  lĩnh  vực  SKTT  của  bệnh  nhân  THA  (p<0,05),  trong  đó  nam giới có điểm CLCS lĩnh vực SKTT cao hơn  nữ giới.  Học  vấn  có  liên  quan  đến  CLCS  lĩnh  vực  MTS  (p<0,05),  trong đó bệnh nhân THA có học  vấn từ cấp 2 trở lên có điểm CLCS lĩnh vực MTS  cao hơn người bệnh THA  có  trình  độ học vấn  dưới cấp 2.  Nơi cư  trú có  liên quan đến CLCS  lĩnh vực  QHXH (p<0,05), bệnh nhân THA cư trú tại khu  vực dân cư đông đúc (ấp 4, 5, ấp Chợ) có điểm  CLCS lĩnh vực QHXH cao hơn bệnh nhân THA  cư trú tại ấp 1, 2, 3A, 3B.  Bệnh kèm  theo gồm  các bênh về  thận,  tim,  tai biến mạch máu não, các bệnh về khớp có liên  quan  đến CLCS  lĩnh vực SKTC của bệnh nhân  THA  (p<0,05). Người bệnh THA mắc kèm  theo  một  trong các bệnh về  thận,  tim,  tai biến mạch  máu não, các bệnh về khớp có điểm CLCS  lĩnh  vực SKTC đều thấp hơn so với nhóm không mắc  kèm một trong các bệnh trên.  BÀN LUẬN  Điểm  TB  CLCS  lĩnh  vực  SKTC,  SKTT,  QHXH và MTS của người bệnh THA từ 50 tuổi  trở lên cư trú tại xã Phước Lợi dao động từ 49,42  đến  64,12  điểm,  cao  hơn  kết  quả  nghiên  cứu  được  thực hiện  tại Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh  vào  năm  2012(6). Do  nghiên  cứu  tại Hóc Môn  chọn mẫu thuận tiện với cỡ mẫu nhỏ nên nghiên  cứu của chúng tôi cho kết quả đáng tin cậy hơn.  Tuy nhiên CLSC  của bệnh nhân THA  tại Nam  Brazil là cao hơn (từ 59,7 đến 72,3 điểm)(9). Điều  này  có  thể  do  độ  tuổi  bệnh  nhân  THA  trong  nghiên  cứu  ở Nam Brazil  thấp hơn;  đồng  thời  đây  là nghiên  cứu  chọn mẫu  thuận  tiện  tất  cả  bệnh  nhân  đang  dùng  ít  nhất một  loại  thuốc  kiểm  soát THA,  tham gia  các  đơn vị  chăm  sóc  sức khỏe ban đầu trong thời gian diễn ra nghiên  cứu và được hỗ trợ về chăm sóc y tế; trong khi  nghiên cứu của chúng tôi chọn mẫu ngẫu nhiên  và  thực hiện  tại  cộng  đồng  trên  cả  bệnh nhân  đang điều trị và không điều trị THA. Ngoài ra,  điểm TB CLCS lĩnh vực QHXH của người THA  từ 50 tuổi trở lên tại xã Phước Lợi là cao nhất và  phù hợp với kết quả nghiên cứu  tại phía Nam  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  217 Brazil. Điều này phản ánh đặc điểm văn hoá của  người dân Việt Nam vốn thân thiện, luôn đề cao  mối quan hệ hàng xóm láng giềng, bạn bè, người  thân  và  gia  đình;  đặc  biệt  ở  những  người  lớn  tuổi.Tuy  nhiên,  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  cho  thấy người THA từ 50 tuổi trở lên có điểm trung  bình CLCS ở lĩnh vực SKTT là thấp nhất.  Kết quả phân  tích  đa biến phát hiện CLCS  bệnh nhân THA giảm dần  theo  tuổi ở  lĩnh vực  SKTC và SKTT. Kết quả này tương đồng với kết  quả  một  nghiên  cứu  được  thực  hiện  tại  Việt  Nam  trên người dân  từ 50  tuổi  trở  lên(4), đồng  thời phù hợp với kết quả các nghiên cứu được  thực hiện tại Ba Lan(8, 10). Điều này phản ánh đặc  điểm  tâm  sinh  lý  con người,  tuổi  càng  cao  sức  khỏe thể chất và tinh thần càng giảm.  Nhất quán với kết quả các nghiên cứu  thực  hiện  tại  Việt  Nam(4),  Brazil(1),  và  nghiên  cứu  thực hiện tại Ba Lan(8, 10), nghiên cứu của chúng  tôi cho  thấy  điểm TB CLCS của nam giới cao  hơn  nữ  giới  ở  tất  cả  các  lĩnh  vực  sức  khỏe.  Điều này phù hợp, vì tại các nước Á Đông cũng  như Việt Nam và một vài quốc gia trên thế giới  vẫn còn tồn tại sự phân biệt giới tính; đặc biệt ở  nông  thôn,  đa  phần  người  phụ  nữ  sống  cuộc  sống cam chịu, họ thường phải đảm nhiệm đồng  thời  nhiều  công  việc  trong  khi  ít  có  tiếng  nói  trong gia đình.   Trình độ học vấn cao  là yếu  tố dự báo  tích  cực  liên quan đến tình trạng sức khỏe và CLCS  của người cao tuổi(4). Nghiên cứu của chúng tôi  cũng cho thấy học vấn cao hơn tác động tích cực  lên CLCS của người THA,  tuy nhiên chỉ ở  lĩnh  vực MTS.  Điều  này  khẳng  định  hiệu  quả  của  công tác giáo dục, kiến thức và sự nhận thức về  MTS cũng như điều kiện sống của người có trình  độ học vấn cao hơn có thể tốt hơn nên CLCS lĩnh  vực MTS của họ từ đó cũng cao hơn.  Kết  quả  nghiên  cứu  cho  thấy  bệnh  nhân  THA  cư  trú  tại  khu  vực  dân  cư  đông  đúc  có  điểm CLCS lĩnh vực QHXH cao hơn bệnh nhân  cư  trú  tại khu vực dân cư  thưa  thớt. Phát hiện  này phù hợp với đặc điểm thực tế địa phương xã  Phước Lợi vốn là một xã thuần nông nhưng hiện  nay theo xu hướng phát triển kinh tế ‐ văn hóa  xã hội chung của đất nước, nền kinh tế ‐ văn hóa  của xã  đã dần  thay  đổi  theo hướng ngày  càng  hiện đại hóa và phát triển. Trong đó, các ấp 4, 5  và ấp Chợ tập trung đông đúc dân cư, gia đình,  hàng  xóm  láng  giềng,  bạn  bè  gần  gũi  chia  sẻ  giúp đỡ lẫn nhau.  Bệnh nhân THA đang có vợ/chồng có điểm  CLCS tất cả các  lĩnh vực sức khỏe đều cao hơn  đáng kể so với nhóm góa vợ/chồng, ly dị/ly thân,  độc thân. Điều này hợp lý vì đối với bệnh nhân  THA  lớn  tuổi,  việc  được  quan  tâm  chăm  sóc,  động viên chia sẻ  từ bạn đời  là yếu  tố vô cùng  quan  trọng và  có  lợi,  điều này  có  thể  tác  động  tích  cực  lên CLCS  của bệnh nhân về mọi mặt.  Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu  trước đó tại Việt Nam(4).  Nhóm bệnh nhân THA vận động thể lực với  cường  độ  trung  bình  được  phát  hiện  có  điểm  trung bình CLCS tất cả các lĩnh vực đều cao hơn  đáng kể  so với nhóm bệnh nhân vận  động  thể  lực, thể thao với cường độ thấp. Đồng nhất với  nghiên cứu được thực hiện tại Mỹ(16) và phù hợp  với đặc điểm sức khỏe thực tế của người THA,  vận động thể lực và luyện tập thể thao ở mức độ  vừa phải (ít nhất 30 phút mỗi ngày) sẽ góp phần  tích  cực  trong  việc  kiểm  soát THA,  giúp  bệnh  nhân  cải  thiện  sức khỏe và nâng  cao CLCS về  mọi mặt.   Nghiên  cứu  của  chúng  tôi  đồng  thời  phát  hiện  bệnh  nhân  THA  tuân  thủ  điều  trị  theo  hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ có điểm CLCS  lĩnh  vực  SKTC,  SKTT  và MTS  cao  hơn  so  với  bệnh nhân không tuân thủ điều trị. Kết quả này  là phù hợp vì bệnh nhân THA khi  tuân  thủ  tái  khám và uống thuốc đều đặn theo hướng dẫn và  chỉ định của bác sĩ có thể dần đưa giá trị HA về  giới hạn bình  thường  từ đó kiểm soát được chỉ  số huyết áp. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của  chúng  tôi không đồng nhất với kết quả nghiên  cứu được  thực hiện  tại Nam Brazil(9). Điều này  có thể do sự khác nhau về định nghĩa tuân thủ  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 218 điều trị, nghiên cứu tại Nam Brazil đánh giá tình  trạng kiểm soát THA và độ THA của bệnh nhân  ngay tại thời điểm nghiên cứu,  trong khi CLCS  bệnh nhân THA được đo lường bởi thang đo thu  thập  thông  tin  đánh  giá CLCS  của  bệnh  nhân  trong vòng 1 tháng tính từ thời điểm nghiên cứu  trở về trước.   Bệnh  nhân  THA  suy  dinh  dưỡng  trong  nghiên cứu của chúng tôi có điểm CLCS lĩnh vực  SKTC và SKTT đều thấp hơn so với bệnh nhân  THA  có  tình  trạng  dinh  dưỡng  bình  thường.  Điều này phù hợp với đặc điểm sức khỏe và tinh  thần  của  người  bệnh  suy  dinh  dưỡng;  thông  thường, người suy dinh dưỡng có sức khỏe thể  chất  yếu,  có  thể  ảnh  hưởng  tiêu  cực  đến  sức  khỏe  tinh  thần.Phát  hiện  của  chúng  tôi  đồng  nhất với kết quả nghiên  cứu  của  tác giả  Solah  Rasheed  và  cộng  sự(17)và  kết  quả  nghiên  cứu  được thực hiện tại Mỹ(11).  Nhất quán với các nghiên cứu  trên  thế giới  phát hiện CLCS bệnh nhân THA bị ảnh hưởng  tiêu  cực  nếu  bệnh  nhân  đồng  thời mắc  thêm  bệnh mãn  tính khác(8, 9, 10), kết quả nghiên  cứu  của chúng tôi cũng ghi nhận việc mắc thêm một  trong các bệnh đái tháo đường, bệnh thận, bệnh  tim, bệnh khớp hoặc từng bị tai biến MMN đều  ảnh  hưởng  tiêu  cực  đến  điểm  CLCS  lĩnh  vực  SKTC  của người bệnh THA. Một  trong những  hạn chế của nghiên cứu ở phần này là chỉ khảo  sát CLCS bệnh nhân THA khi người bệnh mắc  kèm  theo  các  bệnh  về  thận  hoặc  về  tim  nói  chung mà chưa đánh giá được CLCS bệnh nhân  THA theo từng mức độ nặng nhẹ các  loại bệnh  đối  tượng  nghiên  cứu mắc  phải.  Việc  chỉ  xác  định mối liên hệ giữa điểm CLCS của bệnh nhân  THA  với  một  số  bệnh  nhất  định  (đái  tháo  đường, bệnh  thận, bệnh  tim, bệnh về khớp,  tai  biến mạch máu não)  cũng  là một  trong những  hạn chế của đề tài, vì theo y văn còn nhiều bệnh  khác ảnh hưởng tiêu cực đến CLCS người bệnh  THA đã được ghi nhận(10).  Nghiên cứu được thiết kế  là nghiên cứu cắt  ngang vì vậy không thể phát biểu về mối liên hệ  nhân quả giữa các biến số, đây  là một hạn chế  của đề tài.  KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ  CLCS bệnh nhân THA đạt mức trung bình ở  hầu  hết  các  lĩnh  vực  sức  khỏe,  ngoại  trừ  khá  thấp ở lĩnh vực SKTT. Do đó cần đẩy mạnh vai  trò của các câu lạc bộ người lớn tuổi, các tổ chức  xã hội, tổ chức y tế trong việc giúp đỡ, quan tâm  động  viên  tinh  thần  bệnh  nhân THA  là  người  lớn tuổi.   Tình trạng hôn nhân và hoạt động thể chất là  hai yếu tố quan trọng tác động lên CLCS ở cả 4  lĩnh  vực  SKTC,  SKTT, QHXH, MTS. Tuân  thủ  điều  trị  tác  động  tích  cực  lên CLCS  ở  lĩnh vực  SKTC, SKTT và MTS. Tuổi lớn hơn có liên quan  đến CLCS  thấp hơn ở  lĩnh vực SKTC và SKTT.  Bên cạnh đó, suy dinh dưỡng và mắc kèm theo  bệnh  Đái  tháo  đường  ảnh hưởng  tiêu  cực  đến  CLCS  lĩnh vực SKTC và SKTT. Phụ nữ bị THA  đánh giá CLCS  lĩnh vực SKTT  thấp hơn so với  nam giới. Bệnh nhân THA có  trình độ học vấn  cao hơn  có CLCS  lĩnh vực MTS  cũng  cao hơn.  Nơi  cư  trú  có  liên  quan  đến CLCS  ở  lĩnh  vực  QHXH. Ngoài ra, mắc kèm theo bệnh mạn tính  ở bệnh nhân THA là yếu tố quan trọng khác ảnh  hưởng  đến  CLCS  ở  lĩnh  vực  SKTC.  Theo  đó,  chương  trình  can  thiệp  với mục  tiêu  cải  thiện  CLCS bệnh nhân THA cần thiết được thực hiện.  Trong đó, chú trọng quan tâm đến đối tượng là  bệnh nhân THA lớn tuổi, bệnh nhân THA là nữ  giới, bệnh nhân có trình độ học vấn  thấp, bệnh  nhân cư  trú  tại khu vực dân cư  thư  thớt, bệnh  nhân  sống  độc  thân,  góa,  ly  dị/ly  thân,  người  THA bị suy dinh dưỡng hoặc mắc kèm theo các  bệnh mãn  tính  khác.  Ngoài  ra,  khuyến  khích  động viên bệnh nhân THA thực hiện tốt việc tái  khám  định  kỳ  cũng  như  uống  thuốc  đều  đặn  theo đúng hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ kết  hợp với vận  động  thể  lực,  thể  thao  đều  đặn  ít  nhất 30 phút mỗi ngày là việc làm cần thiết.   TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Carvalho MA, Silva IB, Ramos SB, Coelho LF, Goncalves ID,  Figueiredo NJA (2012). Quality of life of hypertensive patients  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  219 and  comparison  of  two  instruments  of  HRQOL  measure.  Hypertension. 56 (5): 67‐89.  2. Chu Hồng Thắng  (2008). Nghiên  cứu  thực  trạng bệnh  tăng  huyết áp và rối loạn chuyển hóa ở người tăng huyết áp tại xã  Hóa Thượng huyện Đồng Hỷ ‐ tỉnh Thái Nguyên. Luận văn  thạc sỹ Y học. Trường Đại học Y Dược ‐ Đại học Thái Nguyên.  Tr.36‐41.  3. Fields LE, Burt VL, Cutler JA, Hughes J, Roccella EJ, Sorlie P  (2004). The burden of adult hypertension in the United States  1999 to 2000: a rising tide. Hypertension. 44 (4): 398‐404.  4. Hoang VM, Peter B, Nguyen TKC, Stig W (2010). Patterns of  health status and quality of  life among older people  in rural  Viet Nam. Global Health Action. Vol 3.23‐65  5. Hodgson  TA,  Cai  L  (2001). Medical  care  expenditures  for  hypertension.  its  complications.  and  its  comorbidities.  Medical care. 39 (6): 599‐615.  6. Huỳnh Ngọc Vân Anh, Tô Gia Kiên, Tô Gia Quyền, Đỗ Thị  Thu Trang, Nguyễn Thị Thu Sương, Lê Anh Tuấn, Mai Chí  Công (2012). Độ tin cậy và tính giá trị của WHOQOL‐BREF ở  người  lớn  tuổi có huyết áp bình  thường và huyết áp cao. Y  Học TP. Hồ Chí Minh. 16(1)356‐364.  7. Kearney PM, Whelton M, Reynolds K, Muntner P, Whelton  PK, He  J  (2005). Global burden of hypertension: analysis of  worldwide data. Lancet. 365 (9455): 217‐23.  8. Klocek M, Kawecka‐Jaszcz K (2003). Quality of life in patients  with  arterial  hypertension.  Part  I:  The  effect  of  socio‐ demographic factors. Przegl Lek. 60.92‐100.  9. Melchiors AC, Correr CJ, Pontarolo R, Santos FO, Paulae SRA  (2010). Quality of life in hypertensive patients and concurrent  validity  of  Minichal‐Brazil.  Arquivos  brasileiros  de  cardiologia. 94 (3): 337‐44.  10. Monika  Z,  Aleksander  O,  Adam  E,  Jerzy  C  (2012).  Comorbidities and the quality of life in hypertensive patients.  Original article. 122(7‐8): 333‐340.  11. Neva  LC,  Alice  P  (2003).  The  Influence  of  Protein‐Calorie  Malnutrition on Quality of Life in Nursing Homes. J Gerontol  A Biol Sci Med Sci. 58(2): 159‐64.  12. Nguyễn Lân Việt  (2011). Tăng huyết áp  ‐ Vấn đề đáng báo  động  (Chương  trình mục  tiêu  quốc  gia  phòng  chống  tăng  huyết  áp).  Viện  Tim  Mạch  ‐  Bệnh  viện  bạch  Mai.  http:  //huyetap.vn/news/vn/tin‐tuc‐su‐kien/tin‐noi‐bat/danh‐sach‐ 21‐bai‐phat‐thanh‐cua‐du‐an.html. Truy cập ngày 4/6/2012.  13. Nguyễn Thị Phương Lan  (2010).Tỷ  lệ  tăng huyết áp và  các  hành vi nguy cơ tăng huyết áp ở người từ 25‐64 tuổi tại huyện  Củ Chi – TP. Hồ Chí Minh. Luận án chuyên khoa cấp II. Đại  học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Tr.44‐48.  14. Nguyễn Văn Phúc (2011). Tỷ lệ hiện mắc tăng huyết áp và các  yếu tố nguy cơ ở người lớn 25‐64 tuổi tại quận 12 thành phố  Hồ Chí Minh. Luận án chuyên khoa cấp II. Đại học Y Dược  TP. Hồ Chí Minh. Tr.55‐70.  15. Phạm Mạnh Hùng. Tìm hiểu và kiểm soát tăng huyết áp. Hội  tim  mạch  học  Việt  Nam.  http:  //vnha.org.vn/tapchi/TimHieuKiemSoatTHA.indd.pdf.  6/5/2012. Truy cập ngày 4/6/2012.  16. Phillips SM, Wójcicki TR, McAuley E (2013). Physical activity  and quality of life in older adults: an 18‐month panel analysis.  Qual Life Res.22(7): 1647‐54.  17. Solah R. Robert TW (March 2013). Malnutrition and quality of  life  in older people: A systematic review and meta‐analysis.  Ageing Research Reviews. 12(2): 561‐566.  18. Võ Thị Dễ. Đặng Vạn Phước (2007). Tần suất tăng huyết áp và  các yếu tố nguy cơ ở tỉnh Long An năm 2005. Y Học TP. Hồ  Chí Minh. 11(1)122‐127.  19. Wang R, Zhao Y, He X, Ma X, Yan X, Sun Y, Liu W, Gu Z,  Zhao J, He J (2009). Impact of hypertension on health‐related  quality of life in a population‐based study in Shanghai. China.  Public Health. 123(8)534‐9.  20. WHO  (1997). WHOQOL: Measuring  quality  of  life. World  Health Organization. Pp. 67‐89.  21. WHO (2012). WHO Quality of Life‐BREF (WHOQOL‐BREF).  World  Health  Organization.  http:  //www.who.int/substance_abuse/research_tools/whoqolbref/e n/. Accessed on 8/6/2012  22. WHO  ‐  Regional  Office  for  South  ‐  East  Asia  (2011).  Hypertension  fact  sheet.  Department  of  Sustainable  Development and Healthy Environment.Geneva. Pp 23‐45.  Ngày nhận bài báo:       5/5/2014  Ngày phản biện nhận xét bài báo:   12/6/2014  Ngày bài báo được đăng:     14/11/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchat_luong_cuoc_song_va_cac_yeu_to_lien_quan_o_nguoi_tang_hu.pdf
Tài liệu liên quan