Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ
RHM
Tại các cơ sở RHM nhà nước: các nhà quản
lý và Y- BS RHM cho là thiếu nhân lực, thiếu trang
thiết bị nha khoa và cho rằng loại hình điều trị quá
đơn giản. Tại các cơ sở RHM tư nhân: các nhà
quản lý cho rằng chưa có mô hình quản lý thống
nhất giữa cơ sở RHM nhà nước và tư nhân.
Ngoài ra, còn một số yếu tố khác cũng làm
ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của các cơ sở
RHM như: có 50% cơ sở RHM nhà nước, 36,7%
cơ sở tư nhân không được kiểm tra, giám sát
hàng năm. Và chỉ có 62,5% Y – BS RHM tạm hài
lòng khi làm việc tại cơ sở RHM nhà nước.
Do các cơ sở RHM nhà nước tại các huyện,
thị của tỉnh Bình Dương còn thiếu nhân lực,
thiếu trang thiết bị và loại điều trị quá đơn giản
cho nên chất lượng dịch vụ RHM chỉ đạt mức
trung bình chưa thể hiện vai trò chủ đạo trong
công tác chăm sóc và điều trị răng miệng cho
người dân.
12 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 217 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chất lượng dịch vụ của các cơ sở RHM tỉnh Bình Dương năm 2006, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
54
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA CÁC CƠ SỞ RHM
TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2006
Nguyễn Đức Huệ*, Ngô Đồng Khanh*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát và so sánh nhân lực RHM, trang thiết bị nha khoa, loại hình, chất lượng điều trị, kinh phí
hoạt động và thực hành kiểm soát lây nhiễm tại các cơ sở RHM nhà nước và tư nhân tỉnh Bình Dương.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả có sử dụng bộ câu hỏi tự điền trên 3 nhóm đối tượng:
12 cán bộ quản lý ngành RHM, ngành Y tế tuyến tỉnh và huyện, 38 cơ sở RHM nhà nước, tư nhân và 302 bệnh
nhân. Thời gian tiến hành từ 20/04.2006 đến 10/06/2006.
Kết quả: Nhân lực RHM thiếu (tỷ lệ BS/Dân: 1/33.000), phân bố BS RHM không đều (cơ sở RHM nhà nước có
23%, tư nhân có 77%); 50% các cơ sở RHM tư nhân tập trung tại thị xã Thủ Dầu Một; hai huyện Dầu Tiếng và Tân
Uyên chưa có BS RHM. Trang thiết bị nha khoa tại phòng răng tư khá đầy đủ: 100% có ghế máy nha khoa, đèn trám
răng thẩm mỹ, 93,3% cơ sở có máy cạo vôi răng siêu âm. 37,5% cơ sở RHM nhà nước tuyến huyện chưa có ghế máy
nha khoa, 50% cơ sở chưa có đèn trám răng thẩm mỹ và 25% chưa có máy cạo vôi răng siêu âm. Giá viện phí của các
cơ sở RHM nhà nước còn thấp, chưa hợp lý.
Kết luận: Chất lượng điều trị của các cơ sở RHM nhà nước chỉ đạt mức trung bình trong khi các cơ sở tư nhân
có chất lượng điều trị khá hơn. Thực hành kiểm soát lây nhiễm chưa tốt chỉ có 37,5% cơ sở nhà nước và 53,3% cơ sở
tư nhân đạt yêu cầu.
ABSTRACT
QUALITY OF DENTAL SERVICES IN BINH DUONG
Nguyen Duc Hue, Ngo Dong Khanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 2 - 2009: 54 - 64
Objective: evaluation and comparison of dental manpower, facilities, budgets, treatment modalities, quality of
service, infection control at public and private clinics in Binh Duong province.
Methods: cross sectional study with questionnaire on 12 managers of dental practice, health professionals at
provicial and village level, 38 public and private clinics and 302 patients.
Results: dental manpower was not sufficient (the ratio dentist/population: 1/33.000) with private clinics
occupying 77% and 50% of which was Thu Dau Mot town. There were no dentist at Dau Tieng and Tan Uyen.
Dental facilities were relevant in private clinics: 100% with dental chair end halogen light, 93.3% with ultrasonic
scaler, whereas 37.5% public clinics at village level were deprived of dental chair, 50% without halogen light, and 25%
without scaler. The treatment fees in public clinics were not appropriate.
Conclusion: the quality of services in public clinics was rated as average and better with private practice. Infection
control was not satisfactory with only 37.5% and 53.3% of public and private clinics up to requirements.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Để thực hiện thành công chiến lược y tế quốc
gia, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chính
sách, trong đó có chính sách xã hội hóa về y tế
nhằm huy động các nguồn lực xã hội, đa dạng
các loại hình dịch vụ CSSK cho nhân dân. Công
tác chăm sóc sức khỏe nói chung và chăm sóc
sức khỏe răng miệng nói riêng ngày càng phát
triển, đa dạng với các loại hình dịch vụ y tế công
lập (nhà nước) và ngoài công lập (tư nhân) tạo
* Bệnh viện RHM Trung Ương – TP. Hồ Chí Minh
55
điều kiện cho người dân có cơ hội chọn lựa các
cơ sở y tế khi có nhu cầu(10, 16).
Chất lượng dịch vụ y tế răng miệng (Chất
lượng dịch vụ RHM) rất quan trọng và chịu ảnh
hưởng bởi nhiều yếu tố như: nhân lực răng hàm
mặt, trang thiết bị nha khoa, loại hình điều trị,
kinh phí hoạt động, thực hành kiểm soát lây
nhiễm (KSLN)(25, 26)...
Ở Việt Nam, đã có một số công trình nghiên
cứu đánh giá về chất lượng dịch vụ y tế nói chung,
tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào đánh
giá về chất lượng dịch vụ của các cơ sở RHM.
Để có cơ sở khoa học đánh giá về chất lượng
dịch vụ RHM tuyến cơ sở chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Chất lượng dịch vụ của các cơ
sở RHM tại tỉnh Bình Dương” với mục tiêu
nghiên cứu như sau:
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá chất lượng dịch vụ của các cơ sở
RHM bao gồm cơ sở RHM nhà nước và tư
nhân tại các huyện, thị xã của tỉnh Bình
Dương, năm 2006.
Mục tiêu chuyên biệt
1. Mô tả về nhân lực RHM, trang thiết bị nha
khoa, loại hình điều trị, chất lượng điều trị và
kinh phí hoạt động tại các cơ sở RHM nhà nước
và tư nhân tỉnh Bình Dương.
2. So sánh về nhân lực RHM, trang thiết bị
nha khoa, loại hình điều trị, chất lượng điều trị
và kinh phí hoạt động giữa các cơ sở RHM nhà
nước và tư nhân tỉnh Bình Dương.
3. Mô tả và so sánh về thực hành KSLN tại
các cơ sở RHM nhà nước, tư nhân và xác định tỉ
lệ phần trăm cơ sở RHM có thực hành KSLN đạt
yêu cầu.
4. Xác định yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
dịch vụ các cơ sở RHM nhà nước và tư nhân tỉnh
Bình Dương.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu dựa trên thiết kế cắt ngang mô
tả có sử dụng bộ câu hỏi tự điền. Thời gian tiến
hành nghiên cứu từ 20/04/2006 đến 10/06/2006.
Đối tượng nghiên cứu
Dân số mục tiêu
- Đối với các cơ sở RHM: Các cơ sở RHM nhà
nước, tư nhân tại tỉnh Bình Dương
- Đối với cán bộ quản lý: Cán bộ quản lý
ngành RHM, ngành y tế ở tuyến tỉnh và tuyến
huyện, thị xã của tỉnh Bình Dương.
- Đối với bệnh nhân: Bệnh nhân đến khám,
điều trị tại cơ sở RHM nhà nước, tư nhân trên địa
bàn tỉnh Bình Dương vào thời điểm nghiên cứu.
Chọn mẫu
* Đối với các cơ sở RHM: cơ sở RHM nhà
nước: chọn BS RHM hay nhân viên phụ trách cơ
sở RHM của BVĐK tỉnh và BVĐK các huyện, thị
xã. Cơ sở RHM tư nhân: chọn BS RHM phụ
trách cơ sở tư nhân có giấy phép hành nghề, trên
địa bàn tỉnh Bình Dương.
* Cán bộ quản lý: chọn bác sĩ Trưởng khoa
RHM của BVĐK tỉnh, Phòng quản lý hành nghề
y dược tư nhân, Phòng tổ chức Sở Y tế và đại
diện Ban Giám đốc của BVĐK hay Phòng y tế
huyện, thị xã.
* Bệnh nhân: chọn ngẫu nhiên các BN trên 18
tuổi là những người biết đọc, biết viết đến khám,
điều trị tại cơ sở RHM nhà nước, tư nhân và
đồng ý tham gia nghiên cứu.
Kỹ thuật chọn mẫu: theo 2 cách chọn mẫu cho
từng đối tượng.
Phương pháp chọn mẫu toàn bộ
* Đối với các cơ sở RHM: khảo sát toàn bộ
các cơ sở RHM nhà nước. Khảo sát toàn bộ các
cơ sở RHM tư nhân.
* Cán bộ quản lý: chọn tất cả các cán bộ quản
lý trực tiếp ngành RHM, ngành y tế tuyến tỉnh,
huyện của tỉnh Bình Dương.
Phương pháp chọn mẫu xác suất
- Được áp dụng đối với các BN đến khám và
điều trị tại các cơ sở RHM.
56
Chọn ngẫu nhiên BN trên 18 tuổi là những
người biết đọc, biết viết đến khám, điều trị tại cơ
sở RHM nhà nước, tư nhân và đồng ý tham gia
nghiên cứu.
Cỡ mẫu được tính theo công thức:
Z 2 (1- / 2) x p(1 – p)
n = = 267
d 2
Với: Z = Trị số từ phân phối chuẩn với độ tin cậy
95%; p = Tỉ lệ mức độ hài lòng của bệnh nhân 50%. d
= Độ chính xác mong muốn 6%.
Theo công thức mẫu tối thiểu cho nghiên
cứu này là 267 bệnh nhân. Thực tế, nghiên cứu
đã khảo sát 302 bệnh nhân.
Kiểm soát sai lệch thông tin
Thử nghiệm và điều chỉnh bộ câu hỏi.
Soạn cấu trúc bộ câu hỏi, tham vấn ý kiến
các nhà quản lý. Soạn và điều chỉnh bộ câu hỏi.
Tập huấn nhóm nghiên cứu (Định chuẩn).
Thời gian tập huấn: 01 ngày (12/04/2006), tại
BV RHM Trung Ương -TP HCM.
Số lượng điều tra viên: 12 BS RHM. Nội
dung tập huấn: phân tích, góp ý và bổ sung để
hoàn chỉnh bộ câu hỏi. Thử nghiệm trên 5
bệnh nhân tại BV RHM Trung Ương. Cách ghi
bảng kiểm (Check list). Tỉ lệ nhất trí giữa các
điều tra viên khi phỏng vấn và đánh giá bảng
kiểm: 88,9%.
Đặc điểm nghiên cứu
Yếu tố cấu trúc: nhân lực RHM, trang thiết bị,
kinh phí hoạt động, chi phí điều trị.
Yếu tố quá trình hoạt động: loại hình điều trị,
thực hành KSLN, sự kiểm tra, giám sát.
Yếu tố kết quả: chất lượng điều trị răng miệng,
sự hài lòng của bệnh nhân, đánh giá về thực
hành KSLN.
* Về thực hành KSLN: thực hành KSLN được
đánh giá gồm 9 nội dung
Bảng 1: Các tiêu chí đánh giá về thực hành KSLN(12).
NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ ĐIỂM
Có sử dụng Autoclave ñể tiệt khuẩn dụng cụ
Có qui trình xử lý dụng cụ.
Bảo quản dụng cụ kín và sạch sẽ.
Thay mới dụng cụ sau khi ñiều trị.
Có xử lý tay khoan sau khi ñiều trị.
Sử dụng găng, kim, thuốc tê 1 lần.
Nơi nhổ nước bọt của ghế nha khoa sạch sẽ.
Có bồn rửa tay và bồn rửa dụng cụ riêng biệt
Rửa tay với dung dịch sát khuẩn trước và sau
ñiều trị.
2
1
1
1
1
1
1
1
1
TỔNG 10 ñiểm
Tiêu chuẩn xếp loại: đạt yêu cầu ≥ 7 điểm;
không đạt yêu cầu: < 7 điểm.
Phương tiện nghiên cứu
Gồm 3 bộ câu hỏi và 1 bảng kiểm đánh giá
thực hành KSLN.
- Bộ câu hỏi tự điền dành cho Y- BS tại các
cơ sở RHM nhà nước, tư nhân.
- Bộ câu hỏi tự điền dành cho cán bộ quản
lý tuyến tỉnh, huyện.
- Bộ câu hỏi tự điền dành cho BN đến
khám, điều trị tại các cơ sở RHM.
- Bảng kiểm ghi nhận thực trạng về thực
hành KSLN tại các cơ sở RHM.
Thu thập và xử lý dữ liệu
Thu thập dữ liệu
Điều tra viên gặp trực tiếp các cán bộ quản lý
tuyến tỉnh, huyện; Y - BS RHM và BN đến
khám- điều trị tại các cơ sở RHM để tiến hành
khảo sát.
Qui trình khảo sát gồm các bước sau: giới
thiệu về mục đích của nghiên cứu; phát bộ câu
hỏi và hướng dẫn cách trả lời; thời gian trả lời bộ
câu hỏi từ 10 – 15 phút.
Xử lý và phân tích dữ liệu
Dữ liệu được nhập, xử lý với phần mềm thống
kê SPSS phiên bản 10.0. Phân tích kết quả với:
+ Thống kê mô tả như tỉ lệ phần trăm, số
trung bình.
+ Thống kê suy lý với phép kiểm χ2 và phép
kiểm chính xác Fisher.
57
KẾT QUẢ – BÀN LUẬN
Thông tin tổng quát về mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ 20/04/2006 đến 10/6/2006.
Bảng 1: Thông tin tổng quát về mẫu nghiên cứu.
RHM nhà nước RHM tư nhân tổng Đối tượng
Số lượng % Số lượng % Số lượng %
- BVĐK tuyến tỉnh 1 100 0 0 1 100 Cơ sở
RHM
- BVĐK
tuyến
huyện
Thị xã TDM
Bến Cát
Dầu Tiếng
Dĩ An
Phú Giáo
Thuận An
Tân Uyên
1
1
2
1
1
1
1
12,5
12,5
25,0
12,5
12,5
12,5
12,5
15
2
1
3
0
8
1
50
6,7
3,3
10
0
26,7
3,3
16
3
3
4
1
9
2
42,2
07,9
07,9
10,5
02,6
23,6
05,3
CÁN BỘ
QUẢN
LÝ
BS RHM
BS ña khoa
Dược sĩ
3
7
2
25,0
58,3
16,7
0
0
0
0
0
0
3
7
2
25,0
58,3
16,7
BỆNH
NHÂN
Nam
Nữ
32
50
39,0
61,0
82
138
37,3
62,7
114
188
37,7
62,3
Nghiên cứu đã khảo sát tất cả 9 cơ sở RHM
nhà nước: 1 khoa RHM của BVĐK tỉnh và 8 cơ
sở RHM tại các huyện, thị xã. Và khảo sát tất
cả 30 cơ sở RHM tư nhân, 50% (15/30) cơ sở
RHM tư nhân tập trung tại thị xã Thủ Dầu
Một. Khảo sát 12 cán bộ quản lý ngành y tế,
với 3 cán bộ đang công tác tại tuyến tỉnh và 9
cán bộ công tác tại các huyện, thị. Đồng thời
nghiên cứu đã khảo sát tại chỗ 302 BN, với 82
BN tại các cơ sở RHM nhà nước và 220 BN tại
các cơ sở RHM tư nhân.
Mô tả và so sánh về nhân lực, trang thiết bị, kinh phí, loại điều trị và chất lượng điều trị tại các cơ sở RHM
nhà nước, tư nhân
Về nhân lực RHM và cơ sở RHM
Bảng 2: Phân bố nhân lực RHM tại cơ sở RHM nhà nước
Cơ Sở RHM
Các bv ña khoa
BS
RHM
BS RHM
ñịnh hướng
Điều dưỡng
nha khoa
KTV
PHR
YS
RHM
Nha
tá tổng
I. BVĐK tỉnh 4 0 3 2 4 2 15
TX TDM 1 1 0 1 0 0 3
Bến Cát 1 0 0 0 1 0 2
BV cao su Dầu Tiếng 1 0 0 1 0 1 3
Dầu Tiếng 0 0 1 0 1 0 2
Dĩ An 1 0 0 0 0 0 1
Phú Giáo 1 0 0 0 0 0 1
Thuận An 1 0 1 0 0 0 2
II. BVĐK
huyện
Tân Uyên 0 0 0 1 0 0 1
Bảng 2 cho thấy: toàn tỉnh Bình Dương có 10
BS RHM công tác tại BVĐK tỉnh và BVĐK các
huyện, thị xã. Trong 8 cơ sở RHM nhà nước ở các
huyện, thị xã. Còn 2 cơ sở RHM của BVĐK huyện
Dầu Tiếng và huyện Tân Uyên chưa có BS RHM.
Tại thời điểm nghiên cứu, 3/8 cơ sở RHM nhà
nước tuyến huyện chỉ có một nhân viên RHM
làm việc thường trực tại khoa (chiếm 37,5%).
Bảng 3: Thông tin tổng quát về BS RHM tại các cơ
sở nhà nước và tư nhân.
58
RHM nhà nước RHM tư nhân
Đối Tượng Số lượng % Số lượng %
Nhân lực RHM
BS RHM tại BVĐK
tỉnh 04 40,0 0 0
BS RHM tại BVĐK
huyện 06 60,0 30 100
Trình ñộ chuyên môn
Thạc sĩ 1 10,0 2 6,7
Chuyên khoa I 2 20,0 8 26,7
BS RHM 6 60,0 19 63,3
BS ñịnh hướng RHM 1 10,0 1 3,3
Số năm công tác
01 - 05 năm 1 10,0 3 10,0
06 -10 năm 5 50,0 8 26,6
11 - 15 năm 1 10,0 9 30,0
16 - 20 năm 2 20,0 5 16,7
> 20 năm 1 10,0 5 16,7
Hành nghề
Chỉ hành nghề tư
nhân 0 0 9 30,0
Vừa làm nhà nước, tư
nhân 10 100 21 70,0
Kết quả Bảng 3 ghi nhận: 40% BS RHM đang
công tác tại BVĐK tỉnh và 60% BS RHM công tác
tại BVĐK huyện.
Trong số 30 BS RHM có phòng răng tư nhân,
có 9 BS RHM hoàn toàn hành nghề RHM tư
nhân (chiếm 30%).
Về trang thiết bị nha khoa: trang thiết bị nha
khoa tại các cơ sở RHM.
Bảng 4: Số lượng trang thiết bị nha khoa tại các cơ sở
RHM.
RHM nhà
nước (tuyến
huyện)
RHM tư nhân Loại trang thiết bị Nha
khoa
SL % SL %
Cơ sở có ghế nha khoa 8/8 100 30/30 100
Cơ sở có máy nha khoa 5/8 62,5 30/30 100
Cơ sở có máy X quang
nha khoa
1/8 12,5 05/30 16,7
Cơ sở có máy cạo vôi
siêu âm
4/8 50 28/30 93,3
Cơ sở có ñèn trám thẩm
mỹ
4/8 50 30/30 100
Tại các cơ sở RHM nhà nước: Các cơ sở
RHM tuyến huyện chỉ có 62,5% cơ sở có máy
nha khoa. 50% cơ sở có đèn trám răng thẩm mỹ
và có máy cạo vôi siêu âm và chỉ có 1/8 cơ sở có
máy X quang (chiếm 12,5%).
Tại các cơ sở RHM tư nhân: 100% cơ sở có
máy ghế nha khoa và có đèn trám thẩm mỹ.
93,3% có máy cạo vôi siêu âm. Chỉ có 5/30 cơ sở
có máy X quang (16,7%).
Phân bố BS RHM và máy ghế nha khoa tại
các cơ sở RHM nhà nước.
Bảng 5: Phân bố BS RHM và máy ghế nha khoa tại
cơ sở RHM Nhà nước.
Nhân sự và máy ghế
Cơ sở RHM Tỉnh –
Huyện
BS
RHM
máy ghế
nha khoa
tình trạng thực
tế
Khoa RHM của BVĐK
tỉnh
+ + Đủ nhân lực +
máy ghế
Cơ sở RHM BVĐK huyện
Thị xã Thủ Dầu Một + +
Huyện Thuận An + +
Huyện Bến Cát + +
Công ty Cao su Dầu
Tiếng
+ +
Huyện Dĩ An + -
Huyện Phú Giáo + -
Chỉ có ghế
nhổ răng
Huyện Tân Uyên - +
Huyện Dầu Tiếng - - Chỉ có mô tơ
treo
* Ghi chú: (+) Có, ( -) Không
Bảng 5 cho thấy sự phân bố nhân lực RHM
và máy nha khoa tại các cơ sở RHM nhà nước
tuyến huyện còn chưa hợp lý. Nơi có máy nha
khoa thì không có BS RHM, ngược lại nơi có BS
RHM lại thiếu máy nha khoa.
Phòng khám RHM của BVĐK huyện Dĩ An,
huyện Phú Giáo và huyện Dầu Tiếng chưa có
máy nha khoa.
Về loại hình điều trị.
Các loại hình điều trị
Thực tế hiện nay, việc đầu tư trang thiết bị
nha khoa tại các phòng răng tư nhân khá đầy đủ
và khá hiện đại. Trong khi trang thiết bị tại các
cơ sở nhà nước còn thiếu. Chính việc thiếu trang
thiết bị nha khoa đã làm ảnh hưởng đến công tác
điều trị tại các cơ sở RHM nhà nước và chưa làm
tốt các qui định của Bộ Y tế về phân tuyến kỹ
thuật cho RHM tuyến huyện.
Bảng 6: Các loại điều trị răng miệng hàng ngày tại
các cơ sở RHM
Loại ñiều trị
hàng ngày
RHM nhà nước RHM tư nhân
59
số lượng % số lượng %
Cấp cứu nha khoa 3 37,5 10 33,3
Khám sức khỏe
răng miệng 8 100,0 00
0,0
Nhổ răng 8 100,0 30 100,0
Trám răng 6 75,0 27 90,0
Trám răng thẩm mỹ 4 50,0 30 100,0
Điều trị tủy răng 5 62,5 29 96,7
Cạo vôi răng 6 75,0 28 93,3
Phục hình răng
tháo lắp 3 37,5 29
96,7
Phục hình răng cố
ñịnh 2 25,0 28
93,3
Phục hình răng sứ 0 0,0 25 83,3
Tẩy trắng răng
Chỉnh hình răng
mặt
0
0
0,0
0,0
10
8
33,3
26,7
Bảng 6 ghi nhận các loại hình điều trị tại các
cơ sở RHM nhà nước: Chỉ có 62,5% có triển khai
điều trị tủy răng, 50% cơ sở không có trám răng
thẩm mỹ. 62,5% cơ sở không triển khai phục
hình tháo lắp, 75% cơ sở không triển khai phục
hình cố định và 100% cơ sở chưa làm phục hình
sứ. Trong khi các phòng răng tư nhân với đa
dạng các loại hình điều trị như: 100% cơ sở có
trám răng thẩm mỹ; 96,7% cơ sở đã triển khai
điều trị tủy răng; 96,7% triển khai phục hình
răng tháo lắp, 93,3% triển khai phục hình răng cố
định và 83,3% cơ sở triển khai phục hình sứ. Cấy
ghép nha khoa là loại hình điều trị kỹ thuật cao
nên 100% cơ sở RHM nhà nước và tư nhân tỉnh
Bình Dương đều chưa triển khai.
Về chất lượng điều trị tại các cơ sở RHM
Nghiên cứu tiến hành khảo sát các nhà quản
lý, Y – BS RHM và BN về chất lượng điều trị của
các cơ sở RHM nhà nước và tư nhân với ghi
nhận như sau:
Đánh giá của nhà quản lý, Y - BS RHM và
BN về chất lượng điều trị.
Bảng 7: Đánh giá của cán bộ QL, Y- BS RHM, BN
về chất lượng điều trị
RHM nhà
nước
RHM tư
nhân
giá trị
p
Đối
tượng
ñánh
giá
Nội dung Số
lượng %
Số
lượng %
Khá tốt 2 16,7 5 41,7
Trung bình 9 75,0 5 41,7
Kém 1 08,3 1 08.3
Cán Bộ
Q.Lý
Không trả lời 0 0 1 08,3
Rất tốt 0 0,0 2 06,6 Y – BS
RHM
Khá tốt 3 37,5 23 76,7
χ2 =
20,372
p =
0,0000
1
RHM nhà
nước
RHM tư
nhân
giá trị
p
Đối
tượng
ñánh
giá
Nội dung Số
lượng %
Số
lượng %
Trung bình 4 50,0 5 16,7
Kém 1 12,5 0 0
Rất kém 0 0 0 0
Rất tốt 25 30,5 85 38,6
Khá tốt 29 35,4 109 49,6
Bệnh
nhân
Chấp nhận 28 34,1 26 11,8
Bảng 7 cho thấy: tại các cơ sở RHM nhà
nước: 75% các nhà quản lý cho rằng chất lượng
điều chỉ ở mức trung bình; và 8,3% cho rằng chất
lượng điều trị tại các cơ sở RHM nhà nước còn ở
mức độ kém. Và 50% Y – BS RHM cho rằng chất
lượng điều trị của các cơ sở RHM nhà nước chỉ
đạt mức trung bình và 37,5% ý kiến cho là khá
tốt.
Tại các cơ sở RHM tư nhân: 41,7% các nhà
quản lý cho rằng chất lượng điều trị khá tốt và
41,7% ý kiến cho rằng chất lượng điều trị chỉ đạt
mức trung bình. Trong khi đó có đến 76,7% Y –
BS RHM cho rằng cơ sở tư nhân có chất lượng
điều trị khá tốt.
Đánh giá của bệnh nhân về chất lượng điều
trị tại các cơ sở RHM nhà nước có kém hơn so
với các cơ sở tư nhân. Sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê, p < 0,05).
Về kinh phí hoạt động và viện phí.
Về kinh phí hoạt động của các cơ sở RHM
Bảng 8: Kinh phí hoạt động của các cơ sở RHM nhà
nước và tư nhân.
RHM nhà nước RHM tư nhân Kinh phí
hoạt ñộng Số lượng % Số lượng %
Rất ñầy ñủ 0 0,0 3 10,0
Khá ñầy ñủ 2 25,0 15 50,0
Trung bình 1 12,5 4 13,3
Tạm ñủ 2 25,0 1 3,4
Rất thiếu 3 37,5 0 0,0
Không trả lời 0 0,0 7 23,3
Ý kiến của 38 Y– BS RHM về kinh phí hoạt
động các cơ sở RHM nhà nước: Có đến 37,5%
cho là rất thiếu kinh phí. Chỉ có 25% cho là tạm
đủ kinh phí để cơ sở hoạt động.
Trong khi đó, tại các cơ sở RHM tư nhân có
khá hơn: Có đến 50% ý kiến cho là kinh phí khá
60
đầy đủ, 10% cho là rất đầy đủ. Chỉ có 13,3% ý
kiến cho là chỉ ở mức trung bình.
Nhận xét về giá viện phí
Kết quả lấy ý kiến đánh giá của các nhà quản
lý, Y – BS RHM và bệnh nhân về giá viện phí tại
các cơ sở RHM nhà nước, tư nhân như sau:
Bảng 9: Nhận xét về chi phí điều trị tại các cơ sở RHM.
RHM nhà nước rhm tư nhân Nhận xét về chi phí
ñiều trị Số lượng % Số lượng %
Cán bộ quản lý
Khá cao, nhưng
chấp nhận
1
8,3
7
58,4
Vừa phải, phù hợp 9 75,0 4 33,3
Thấp 2 16,7 1 08,3
Y – BS RHM
Khá cao, nhưng
chấp nhận
0 0,0 3 10,0
Vừa phải, phù hợp 2 25,0 25 83,3
Thấp 3 37,5 2 6,7
Rất thấp 3 37,5 0 0,0
Bệnh nhân
Rất cao, không
chấp nhận
1 1,2 2 0,9
Khá cao, nhưng
chấp nhận
7 8,5 40 18,1
Vừa phải, phù hợp 63 76,8 161 73,2
Thấp 0 0,0 3 1,4
Bảo hiểm chi trả 5 6,2 0 0,0
Không trả lời 6 7,3 14 6,3
Nhận xét của các nhà quản lý về giá viện phí:
75% cho rằng viện phí tại các cơ sở nhà nước là
vừa phải, hợp lý. 58,4% cho rằng giá viện phí tại
cơ sở tư nhân là khá cao.
Kết quả nhận xét của Y, BS RHM: 75% cho
rằng giá viện phí tại cơ sở nhà nước là thấp và
rất thấp. 83,3% cho rằng giá thu tại các cơ sở tư
nhân là vừa phải, hợp lý.
Nhận xét của bệnh nhân về giá viện phí:
76,8% và 73,2% ý kiến cho rằng giá viện phí
tại các cơ sở nhà nước và tư nhân là vừa phải,
hợp lý.
Về thực hành KSLN tại các cơ sở RHM nhà nước
Có đến 62,5% cơ sở không có qui trình xử lý
dụng cụ; 62,5% cơ sở nhà nước đã sử dụng
Autoclave tiệt khuẩn dụng cụ; 50% cơ sở nhà
nước có bố trí bồn rửa tay và bồn rửa dụng cụ
riêng; 12,5% cơ sở, Y – BS RHM chỉ đeo găng 1
tay khi nhổ răng; 100% cơ sở nhà nước không sử
dụng dung dịch sát khuẩn để rửa tay.
Tại các cơ sở RHM tư nhân
Chỉ có 50% (15/30) cơ sở có sử dụng
Autoclave. Còn 26,7% sử dụng lò nướng để hấp
dụng cụ và 23,3% cơ sở sử dụng nồi luộc dụng
cụ. 76,7% cơ sở tư nhân chỉ có 1 bồn vừa rửa tay
và rửa dụng cụ chung. 13,3% cơ sở, nhân viên
không thay ống chích nha khoa sau nhổ răng.
23,3% không xử lý tay khoan bằng dung dịch
khử khuẩn. Có 63,3% cơ sở tư nhân sử dụng
dung dịch sát khuẩn để rửa tay.
So sánh về thực hành KSLN tại các cơ sở RHM
nhà nước, tư nhân
Mô tả và so sánh về thực hành KSLN tại cơ
sở RHM nhà nước, tư nhân.
Về thực hành KSLN tại các cơ sở RHM.
Thực hành KSLN tại các cơ sở RHM nhà
nước và tư nhân được ghi nhận: tại các cơ sở
RHM nhà nước của BVĐK huyện, thị xã chỉ có
37,5% đạt yêu cầu về thực hành KSLN. Tại các
cơ sở RHM tư nhân có 53,3% đạt yêu cầu về thực
hành KSLN và 46,7% chưa đạt yêu cầu.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ
RHM.
Chất lượng dịch vụ y tế nói chung hay chất
lượng dịch vụ RHM nói riêng được đánh giá
thường dựa vào: yếu tố đầu vào, quá trình hoạt
động và yếu tố kết quả.
Đánh giá của nhà quản lý về các yếu tố ảnh
hưởng đến dịch vụ RHM
Tại các cơ sở RHM nhà nước
100% ý kiến cho là thiếu nhân lực RHM;
66,7% cho là thiếu trang thiết bị nha khoa; 66,7%
cho rằng do loại hình điều trị quá đơn giản;
66,7% ý kiến cho rằng giá viện phí chưa hợp lý;
50% cho là có sự cạnh tranh của các cơ sở RHM
tư nhân.
Bảng 10: Kết quả đánh giá về thực hành KSLN.
Nội dung RHM NN RHM TN tổng
61
SL % SL % SL %
1. Qui trình
xử lý dụng
cụ
- Có
- Không
03
05
37,5
62,5
14
16
46,7
53,3
17
21
44,7
55,3
2. Tiệt khuẩn
dụng cụ
- Sử dụng Autoclave.
- Sử dụng lò nướng
- Nồi luộc dụng cụ
05
01
02
62,5
12,5
25,0
15
08
07
50,0
26,7
23,3
20
09
09
52,6
23,7
23,7
3. Bảo quản
dụng cụ
- Bằng hộp inox
- Để trên khay, không
có hộp
07
01
87,5
12,5
29
01
96,7
03,3
36
02
94,7
05,3
4. Thay dụng
cụ
Sau khi ñiều
trị
- Thay mới dụng cụ
- Dùng lại ống chích
nha khoa
06
02
75,0
25,0
26
04
86,7
13,3
32
06
84,2
15,8
5. Xử lý
Tay khoan
- Bằng cồn, dung dịch
khử khuẩn
- Không xử lý
05
03
62,5
37,5
23
07
76,7
23,3
28
10
73,7
26,3
6. Kim, găng,
thuốc tê
- Kim, găng, thuốc tê
1 lần
- Dùng găng 1 tay
07
01
87,5
12,5
29
01
96,7
03,3
36
02
94,7
05,3
7. Nơi nhổ
Nước bọt
- Sạch khi kiểm tra.
- Không sạch, có vết
máu, dơ
05
03
62,5
37,5
27
03
90,0
10,0
32
06
84,2
15,8
8. Bồn rửa
tay
- 2 bồn: 1 rửa tay, 1
rửa dụng cụ
- 1 bồn rửa tay + rửa
dụng cụ
04
04
50,0
50,0
07
23
23,3
76,7
11
27
28,9
71,1
9. Rửa tay
Sau ñiều trị
- Với dung dịch sát
khuẩn.
- Với xà bông thường.
00
08
0
100
19
11
63,3
26,7
19
19
50,0
50,0
Tại các cơ sở RHM tư nhân
83,3% cho là chưa có mô hình quản lý thống
nhất giữa RHM nhà nước-tư nhân; 66,7% cho
rằng chưa có sự kết hợp giữa RHM nhà nước và
tư nhân;Và 25% cho là loại hình điều trị vượt qui
định của Sở Y tế.
Bảng 11: Đánh giá của cán bộ quản lý về các yếu tố
ảnh hưởng chất lượng dịch vụ RHM (Kết quả khảo
sát 12 cán bộ quản lý tuyến tỉnh, huyện).
Cơ sở Yếu tố ảnh hưởng Số lượng %
Thiếu nhân lực RHM. 12 100
Thiếu trang thiết bị, máy ghế
nha khoa 08 66,7
Loại hình ñiều trị quá ñơn
giản. 08 66,7
Giá viện phí chưa hợp lý,
thu không ñủ chi. 08 66,7
Thiếu dụng cụ, vật liệu. 07 58,3
Thiếu kinh phí hoạt ñộng. 06 50,0
Sự cạnh tranh của cơ sở
RHM tư nhân. 06 50,0
Cơ sở
RHM nhà
nước
Khoa RHM làm việc chưa
hiệu quả kinh tế 05 41,7
Cơ sở Yếu tố ảnh hưởng Số lượng %
RHM chưa là vấn ñề ưu tiên
của y tế huyện. 05 41,7
Thu nhập của nhân viên quá
thấp. 05 41,7
Làm giờ hành chính, không
phù hợp với BN 05 41,7
RHM nhà nước chưa ñóng
vai trò chủ ñạo 03 25,0
Ý thức và nhu cầu CSRM
của BN chưa cao. 03 25,0
Chưa có mô hình quản lý
thống nhất 10 83,3
2. Chưa có sự kết hợp giữa
nhà nước, tư nhân 08 66,7
3. Chi phí ñiều trị cao so với
thu nhập của BN 05 41,7
4. Không ñược ñào tạo và
cập nhật kiến thức 04 33,3
5. Loại ñiều trị vượt quá qui
ñịnh của Sở Y tế. 03 25,0
6. Công tác phòng chống lây
nhiễm chưa tốt. 02 16,7
Cơ sở
RHM tư
7. Thiếu trang thiết bị, máy
ghế nha khoa. 01 08,3
Đánh giá của Y – BS RHM về các yếu tố ảnh
hưởng đến chất lượng dịch vụ của các cơ sở RHM
Tại các cơ sở RHM nhà nước
87,5% cho rằng khoa RHM chưa là vấn đề
ưu tiên của y tế huyện; 87,5% Y - BS RHM cho là
thiếu trang thiết bị nha khoa; 75% cho là thiếu
nhân lực RHM và do loại điều trị quá đơn giản.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến các cơ sở
RHM tư nhân
73,3% Y- BS RHM cho rằng nhu cầu CSRM
của người dân chưa cao. 56,7% cho rằng chưa có
sự phối hợp giữa RHM nhà nước và tư nhân.
Kết quả từ bảng 13 cho thấy có sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê về việc hướng dẫn của nhân
viên y tế giữa 2 cơ sở RHM nhà nước và tư nhân
(p < 0,05).
Ngoài ra, không có sự khác biệt về thái độ
phục vụ, quan hệ với bệnh nhân, chi phí điều trị
giữa cơ sở RHM nhà nước và tư nhân (p > 0,05).
Bảng 12: Đánh giá của Y- BS RHM về yếu tố ảnh hưởng chất lượng dịch vụ RHM (Kết quả khảo sát 8 Y- BS
RHM tại cơ sở RHM nhà nước và 30 BS RHM tư nhân)
Cơ sở Yếu tố ảnh hưởng Số lượng %
1. RHM chưa là ưu tiên của y tế huyện 7 87,5
2. Thiếu trang thiết bị 7 87,5
Cơ sở RHM nhà
nước
3. Thiếu nhân lực RHM. 6 75,0
62
Cơ sở Yếu tố ảnh hưởng Số lượng %
4. Thiếu dụng cụ, vật liệu. 6 75,0
5. Loại hình ñiều trị quá ñơn giản. 6 75,0
6. Nhu cầu CSRM của BN chưa cao 6 75,0
7. Thủ tục quá mất nhiều thời gian. 5 62,5
8. Thiếu kinh phí hoạt ñộng. 4 50,0
9. Sự cạnh tranh của RHM tư nhân. 4 50,0
10. RHM nhà nước chưa ñóng vai trò chủ ñạo 3 37,5
11. Thu nhập của nhân viên quá thấp. 3 37,5
12. Nhân viên RHM quá bận nhiều công tác 3 37,5
13. Vị trí cơ sở RHM không thuận tiện 3 37,5
14. Làm giờ hành chính, không phù hợp BN 2 25,0
15. Nhân viên RHM chưa ñược ñào tạo 2 25,0
16. Công tác phục vụ BN chưa tốt. 1 12,5
1. Nhu cầu CSRM của BN chưa cao 22 73,3
2. Chưa có sự phối hợp giữa nhà nước, tư nhân 17 56,7
3. Loại hình ñiều trị quá ñơn giản. 15 50,0
4. Thiếu trang thiết bị 14 46,7
5. Thiếu dụng cụ, vật liệu. 12 40,0
6. RHM chưa là ưu tiên của y tế huyện 12 40,0
7. Thu nhập của nhân viên quá thấp. 12 40,0
8. Thiếu kinh phí hoạt ñộng. 11 36,7
9. RHM nhà nước chưa ñóng vai trò chủ ñạo 11 36,7
10. Sự cạnh tranh của RHM tư nhân. 9 30,0
11. Nhân viên RHM quá bận nhiều công tác 8 26,7
12. Nhân viên RHM chưa ñược ñào tạo 8 26,7
13. Lãnh ñạo BV chưa quan tâm. 8 26,7
14. Thủ tục quá mất nhiều thời gian. 7 23,3
15. BN bị hẹn quá nhiều lần. 6 20,0
Cơ sở RHM tư
16. Công tác phục vụ BN chưa tốt. 4 13,3
Bảng 12 cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến
chất lượng dịch vụ RHM:
Đánh giá của BN về yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ RHM.
Bảng 13: Đánh giá của bệnh nhân về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ RHM.
RHM NN RHM TN Nội dung
SL % SL %
GIÁ TRỊ
χ2, p
Ân cần, niềm nở, vui vẻ 63 76,8 180 81,8 χ2 = 0,946 1. Thái ñộ
phục vụ
Bình thường 19 23,2 40 18,2 p = 0,332
Rất tốt, 37 45,1 104 47,3 χ2 = 2,926
Khá tốt 27 32,9 85 38,6 p = 0,403
Trung bình 11 13,4 20 09,1
2. Quan hệ
với bn
Không ý kiến 07 08,6 11 05,0
Rất tận tình, kỹ lưỡng, dễ hiễu 31 37,8 132 60,0 χ2 = 28,532
Khá tận tình. 23 28,0 67 30,5 p = 0,00001
Chấp nhận ñược. 13 15,8 12 5,5
3. Hướng dẫn
của nhân viên
y tế
Không ý kiến 15 18,4 09 4,0
Khá cao, nhưng chấp nhận ñược 08 09,8 42 19,1 χ2 = 5,335
Vừa phải, vì phù hợp người dân 63 76,8 161 73,2 p = 0,069
4. Chi phí
ñiều trỊ
Không ý kiến 11 13,4 17 7,7
Một số yếu tố khác ảnh hưởng đến chất lượng
dịch vụ RHM
Ngoài các yếu tố nói trên, còn một số yếu tố
khác cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch
vụ RHM như sự kiểm tra, giám sát và sự hài
lòng của nhân viên y tế.
Số lần kiểm tra, giám sát
Tại các cơ sở RHM nhà nước: 50% cơ sở RHM
không được kiểm tra, giám sát hàng năm. 25% cơ
sở chỉ được kiểm tra chuyên ngành 1 lần trong
năm. Tại các cơ sở RHM tư nhân: 36,7% không
được kiểm tra. 40% cơ sở chỉ được kiểm tra 1 lần
63
và 16,7% cho rằng được kiểm tra 2 lần /năm.
Sự hài lòng của nhân viên y tế khi làm việc tại các
cơ sở
Khảo sát về mức độ hài lòng của các nhân
viên y tế khi làm việc tại các cơ sở nhà nước và
tư nhân (Bảng 14).
Bảng 14: Sự hài lòng của Y - BS RHM về nơi công
tác.
RHM nhà nước RHM tư nhân Mức ñộ hài
lòng Số lượng % Số lượng %
Rất hài lòng 0 0,0 4 13,3
Khá hài lòng 1 12,5 15 50,0
Tạm hài lòng 5 62,5 11 36,7
Không hài lòng 2 25,0 0 0,0
TỔNG 8 100,0 30 100,0
Kết quả khảo sát chỉ có 12,5% Y - BS RHM
đang làm việc tại các cơ sở RHM nhà nước hài
lòng với công việc hiện tại. 62,5% chỉ tạm hài
lòng và 25% không hài lòng. Trong khi đó có
50% bác sĩ tại các cơ sở tư nhân hài lòng với công
việc và 36,7% tạm hài lòng.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu về “chất lượng dịch vụ của
các cơ sở RHM tại tỉnh Bình Dương, năm 2006”
chúng tôi kết luận như sau:
Về nhân lực RHM
Thiếu (Tỉ lệ BS RHM/Dân: 1/33.000). Phân bố
BS RHM không đều (Cơ sở RHM nhà nước
chiếm 23%, RHM tư nhân chiếm 77%). 50% cơ sở
RHM tư nhân tập trung tại thị xã Thủ Dầu Một.
Còn 2 BVĐK huyện Dầu Tiếng và Tân Uyên
chưa có BS RHM.
Về trang thiết bị nha khoa
Việc đầu tư máy ghế, trang thiết bị nha khoa
tại các phòng răng tư khá đầy đủ với 100% cơ sở có
máy ghế nha khoa, đèn trám răng thẩm mỹ và 93,3
% cơ sở có máy cạo vôi răng siêu âm. Trong khi đó,
còn 37,5% cơ sở nhà nước chưa có máy nha khoa,
50% cơ sở chưa có đèn trám răng thẩm mỹ và 25%
cơ sở chưa có máy cạo vôi siêu âm(18).
Về kinh phí hoạt động và viện phí
Về Kinh phí, các nhà quản lý và Y – BS RHM
cho rằng các cơ sở RHM nhà nước còn thiếu
kinh phí hoạt động. Về giá viện phí tại cơ sở
RHM nhà nước: 75% Y - BS cho rằng giá viện phí
còn thấp, chưa hợp lý(16, 17). Tại các cơ sở tư nhân
58,4% các nhà quản lý cho rằng giá viện phí là
khá cao. Trái ngược với ý kiến trên có 83,3% Y-
BS RHM và 73,2% BN cho rằng giá viện phí tại
cơ sở tư nhân là vừa phải, hợp lý.
Về loại hình điều trị
Các cơ sở RHM nhà nước tuyến huyện chưa
thực hiện tốt qui định về phân tuyến điều trị của
Bộ Y tế, trong khi các cơ sở tư nhân thực hiện
khá tốt.
Tại các cơ sở RHM nhà nước: Chỉ có 75% cơ
sở có cạo vôi răng. 62,5% cơ sở có điều trị tủy
răng. 50% cơ có trám răng thẩm mỹ. 37,5% có
triển khai phục hình răng tháo lắp. 25% triển
khai phục hình răng cố định. 100% cơ sở chưa
triển khai phục hình sứ cố định.
Tại các cơ sở tư nhân: 93,3% cơ sở có cạo vôi
răng. 96,7% cơ sở có điều trị tủy răng. 100% cơ sở
có trám răng thẩm mỹ. 96,7% cơ sở có làm phục
hình tháo lắp. 93,3% cơ sở đã triển khai phục
hình cố định.
Về chất lượng điều trị
Các nhà quản lý và Y- BS RHM và bệnh
nhân đều cho rằng chất lượng điều trị của các cơ
sở RHM nhà nước chỉ đạt mức trung bình và cho
rằng cơ sở RHM tư nhân có chất lượng điều trị
khá hơn.
Về thực hành KSLN tại các cơ sở RHM
Thực hành KSLN tại các cơ sở RHM chưa tốt
vì các lý do sau: Chỉ có 37,5% cơ sở RHM nhà
nước đạt yêu cầu về thực hành KSLN, vì 62,5%
cơ sở không có qui trình xử lý dụng cụ và 37,5%
cơ sở chưa trang bị Autoclave. Tại các cơ sở
RHM tư nhân chỉ có 53,3% cơ sở đạt yêu cầu về
thực hành KSLN, vì 50% cơ sở chưa trang bị
Autoclave; 26,7% còn sử dụng lò nướng để tiệt
khuẩn dụng cụ và 23,3% còn luộc dụng cụ.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ
RHM
Tại các cơ sở RHM nhà nước: các nhà quản
lý và Y- BS RHM cho là thiếu nhân lực, thiếu trang
64
thiết bị nha khoa và cho rằng loại hình điều trị quá
đơn giản. Tại các cơ sở RHM tư nhân: các nhà
quản lý cho rằng chưa có mô hình quản lý thống
nhất giữa cơ sở RHM nhà nước và tư nhân.
Ngoài ra, còn một số yếu tố khác cũng làm
ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của các cơ sở
RHM như: có 50% cơ sở RHM nhà nước, 36,7%
cơ sở tư nhân không được kiểm tra, giám sát
hàng năm. Và chỉ có 62,5% Y – BS RHM tạm hài
lòng khi làm việc tại cơ sở RHM nhà nước.
Do các cơ sở RHM nhà nước tại các huyện,
thị của tỉnh Bình Dương còn thiếu nhân lực,
thiếu trang thiết bị và loại điều trị quá đơn giản
cho nên chất lượng dịch vụ RHM chỉ đạt mức
trung bình chưa thể hiện vai trò chủ đạo trong
công tác chăm sóc và điều trị răng miệng cho
người dân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bệnh viện RHM Trung Ương - Tp Hcm (2004). tài liệu hướng
dẫn và báo cáo chương trình chỉ đạo điểm hỗ trợ cho y tế tuyến
cơ sở - tài liệu lưu hành nội bộ, tr. 1 - 7.
2. Đỗvăn Dũng (2000). dự báo tình hình sức khỏe bệnh tật ở việt
nam đến năm 2010, tạp chí y học tp hcm, tập 4, tr. 1 - 8.
3. Ekanayake L., dharmawardena d. (2001). dental anxiety in
patients seeking care at the university dental hospital in sri
lanka, hospital of peradeniya university, pp. 112 - 116.
4. Eric S. (2001). a study of relationship between the university of
colorado, dental school and supply of dentists in colorado, a
note to the reader of “the colorado report” on the supply of
dentist in colorado, pp. 1 - 5.ngô toàn định, nguyễn thanh hải
(2003), đổi mới cơ chế quản lý hệ thống tổ chức trong bệnh viện
công, tạp chí y học thực hành, bộ y tế, tr. 35 - 39.
5. Lê Nữ Thanh Uyên, Trương Phi Hùng (2005). mức độ hài lòng
của bệnh nhân về dịch vụ y tế tại bệnh viện đa khoa huyện bến
lức, tỉnh long an, tạp chí y học tp hcm, tập 10, phụ bản số 1, tr.
43 - 47.
6. Lê Thị Lợi (2000). khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành phòng
chống hiv/aids của y sĩ, bác sĩ rhm và nha công thành phố cần
thơ, luận văn thạc sĩ y học, tr. 32 - 38.
7. Lê Thị Minh Hiếu (2005). khảo sát mức độ hài lòng của người
sử dụng thẻ bảo hiểm y tế để điều trị nha khoa, tại bệnh viện
bình thuận, luận văn thạc sĩ y học, tr. 20 - 23.
8. Nguyễn Đoan Nghiêm (2002). đánh giá mức độ hài lòng của
người đến khám và điều trị bệnh răng miệng tại khoa RHM -
Đại học Y Dược TP HCM, luận văn tốt nghiệp BS RHM, tr. 33 -
34.
9. Nguyễn Đức Huệ, Ngô Đồng Khanh (1998). kiểm soát lây
nhiễm tại phòng răng hàm mặt, nhà xuất bản tạp chí tem việt
nam, tr. 39 - 63.
10. Nguyễn Đức Huệ, Ngô Đồng Khanh (2000). bước đầu đánh giá
mô hình khoa RHM tuyến quận - huyện các tỉnh, thành phía
nam, kỷ yếu công trình khoa học - viện RHM TP HCM, tr. 57 -
62.
11. Nguyễn Đức Huệ, Ngô Đồng Khanh (2004). thực trạng sự phân
bố bs rhm đang công tác tại các cơ sở y tế nhà nước ở 32 tỉnh,
thành phía nam, báo cáo tại hội nghị khoa học RHM toàn quốc -
Khánh Hòa, tháng 6/2004, tr. 25 - 27.
12. Nguyễn Hồng Nguyên (2003). khảo sát thăm dò một số yếu tố
ảnh hưởng đến việc lựa chọn cơ sở điều trị nha khoa của bệnh
nhân, luận văn tốt nghiệp BS RHM, tr. 19 - 30.
13. Nguyễn Thị Thu Nga (2001). khảo sát kiến thức và thái độ về
kiểm soát lây nhiễm HIV/AIDS của y - bác sĩ RHM, quận 11, tp
Hồ Chí Minh, luận văn thạc sĩ y học, tr. 36 - 37.
14. Oral health manpower - Malaysia (2001). Oral Health Division,
Ministry of Health, Oral Health Country – area profile
programme, pp. 1 - 12.
15. Petersen P.E. (1992). effectiveness of Oral Health Care – some
danish experiences, proc finn dent soc, 1992, 88, no 1 - 2, pp. 13 -
25. 21
16. Petersen P.E. (1994). evaluation for dental public health
program for old – age pensioner in Denmark, Journal of Public
Health Dentistry, vol 54, no2, spring, pp. 73 - 79.
17. Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân (2003), số: 07/2003/pl -
UBTVQH khóa 11, ngày 25/02/2003, tr. 1 - 19.
18. Qui hoạch phát triển sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe
nhân dân tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006 đến 2020, sở y tế, tr. 1
- 5.
19. Quyết định số: 105/2006/QĐ - UBND tỉnh Bình Dương, ngày
26/04/2006, về việc ban hành bảng giá thu một phần viện phí
cho các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương, tr.
1 - 8.
20. Quyết định số: 133/ 2005/QĐ - UBND tỉnh Bình Dương, ngày
19/07/2005, về việc tổ chức lại trung tâm y tế huyện, thị.
21. Seppo K.J., Miira M. (2003). dental indices and their impact on
targeting of dental prevention periodontal and filling therapy in
young adults undergoing subsidised public dental care,
community dental health, pp. 100 - 105.
22. Trương Phi Hùng (2000). chính sách chăm sóc sức khỏe trong
thời kỳ đổi mới (1986-1999), tạp chí y học TP HCM, tập 4, tr. 76 -
85.
23. Trương Phi Hùng (2000). khảo sát sự đòi hỏi và nhu cầu chăm
sóc sức khỏe cộng đồng tuyến y tế cơ sở tại 6 tỉnh đồng bằng
sông Cửu Long, tạp chí y học TP HCM, tập 4, tr. 68 - 75.
24. Vibeke J.P. (1991). Caries risk children in the danish child dental
service. Institute For Community Dentistry, Royal Dental
College, University of Copenhagen - Denmark, pp. 169 - 175.
25. WHO - Oral health data bank (2001), Singapore - country
situation and trends, national health priorities and health
resources, pp. 7 - 18.
26. WHO - Oral health data bank (2005), estimates of health
personnel, oral health manpower in searo, wpro, amro, pp. 1 - 5.
65
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chat_luong_dich_vu_cua_cac_co_so_rhm_tinh_binh_duong_nam_200.pdf