(iv) Nâng cao ý thức người dân trong
học tập, tự vươn lên
Ngoài các biện pháp tác động từ phía
chính quyền, doanh nghiệp và đội ngũ giáo
dục, đào tạo, cần nâng cao ý thức người dân
trong việc học tập, tự vươn lên. Người dân
phải thật sự nhận thức được lợi ích từ việc
nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn kỹ
thuật thì mới có nhu cầu theo học và phát
triển chuyên môn cho bản thân.
(v) Huy động nguồn vốn cho giáo dục,
đào tạo
Một yếu tố không thể thiếu là nguồn
vốn cho giáo dục, đào tạo. Trước hết, các
cơ sở giáo dục phải biết tận dụng, sử dụng
hợp lý và hiệu quả nguồn vốn được phân bổ
từ Nhà nước. Bên cạnh đó, cần huy động
vốn từ các tổ chức phi chính phủ, các doanh
nghiệp thông qua cam kết về trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp. Cần tăng đầu tư,
xây dựng, phát triển hệ thống đào tạo trong
doanh nghiệp nhằm trực tiếp đào tạo nhân
lực phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp hoặc
tăng nguồn kinh phí của doanh nghiệp cho
đào tạo nguồn nhân lực
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 280 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chất lượng nguồn nhân lực và vấn đề việc làm vùng Tây Nam bộ qua 30 năm đổi mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chất lượng nguồn nhân lực... 51
Chất lượng nguồn nhân lực và vấn đề việc làm
vùng Tây Nam bộ qua 30 năm đổi mới
Trần Thị Thanh Tuyến(*)
Tóm tắt: Chất lượng nguồn nhân lực của vùng Tây Nam bộ đã được cải thiện qua các
thời kỳ của 30 năm sau Đổi mới, tuy nhiên, tỷ lệ người lao động qua đào tạo của vùng vẫn
thấp nhất cả nước. Điều này dẫn tới một thực trạng là tỷ lệ người có việc làm thấp, tỷ lệ
thiếu việc làm và thất nghiệp của vùng cao nhất cả nước. Bài viết tập trung mô tả biến đổi
của lực lượng lao động, chất lượng nguồn nhân lực của vùng Tây Nam bộ trong 30 năm
đổi mới, mối liên hệ giữa chất lượng nguồn nhân lực và thực trạng việc làm của vùng và
đưa ra một số kiến nghị giải pháp nhằm cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, việc làm
đối với vùng Tây Nam bộ(**).
Từ khóa: Lao động, Việc làm, Chất lượng nguồn nhân lực, Tây Nam bộ
Abstract: Human resource quality in the Southwest Region has been improved over 30
years of Doi moi. However, the lowest percentage of trained labor remains unsolved which
also results in a low employment rate and the highest unemployment and underemployment
rates among all regions in Vietnam. This paper focuses on describing changes of labor
force, human resource quality and the correlation between human resource quality and
employment situation in the Southwestern region over 30 years of renovation. Some
suggestions to improve human resource quality and employment creation are also provided.
Key words: Labor, Employment, Human Resource Quality, Southwest Region
1. Đặt vấn đề
Tây Nam bộ là một vùng đồng bằng
rộng lớn, có vị trí địa lý và điều kiện tự
nhiên thuận lợi trong phát triển kinh tế -
xã hội so với các vùng khác của Việt Nam.
Tổng dân số toàn vùng là 17.660,7 nghìn
người (Tổng cục Thống kê, 2017b), chiếm
19,05% so với tổng dân số cả nước, trong
đó có 59,56% dân số là lực lượng lao động
và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đạt tới
60,8% (Tổng cục Thống kê, 2017b). Tây
Nam bộ là vùng được coi là vựa lúa lớn
nhất, có nguồn thủy sản và trái cây phong
phú nhất cả nước, chiếm 50% sản lượng
lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản
(*) Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn về Phát triển,
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; E-mail:
tuyenthanhtran2017@gmail.com
(**) Bài viết là sản phẩm của Đề tài cấp Nhà nước
“Tổng kết 30 năm đổi mới và phát triển vùng Tây
Nam bộ trên quan điểm phát triển bền vững” (Mã số
TNB.ĐT/14-19/X09) thuộc Chương trình KH&CN
cấp Quốc gia “Khoa học và công nghệ phụ c vụ phá t
triể n bề n vữ ng vù ng Tây Nam bộ”.
Thông tin Khoa học xã hội, số 5.201852
và 70% các loại trái cây (Chính phủ Việt
Nam - Hà Lan, 2013). Mặc dù vậy, mức
sống của người dân vùng Tây Nam bộ vẫn
còn thấp, thu nhập bình quân đầu người của
vùng năm 2016 là 2.798.000 đồng/người/
tháng, thấp hơn so với mức thu nhập bình
quân cả nước cùng thời điểm (3.049.000
đồng/người/tháng). Tỷ lệ hộ nghèo của
vùng là 8,6%, cao thứ tư trong cả nước
(Tổng cục Thống kê, 2016c). Một trong
những nguyên nhân khiến việc phát triển
kinh tế - xã hội của vùng Tây Nam bộ còn
yếu kém là do chất lượng nguồn nhân lực
chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển thực
tế của vùng. Qua từng giai đoạn trong suốt
30 năm sau Đổi mới, đặc biệt là giai đoạn
10 năm trở lại đây, chất lượng nguồn nhân
lực của vùng Tây Nam bộ đã dần được cải
thiện, nhưng tỷ lệ người lao động qua đào
tạo vẫn còn thấp nhất trên cả nước (12%)
(Tổng cục Thống kê, 2017b), tỷ lệ người
lao động có việc làm thấp, tỷ lệ thất nghiệp
của vùng cao nhất (2,89%) so với cả nước
(2,3%) (Tổng cục Thống kê, 2017b).
2. Chất lượng nguồn nhân lực qua 30 năm
sau Đổi mới
Chất lượng nguồn nhân lực của vùng
qua 30 năm đổi mới được phân tích theo ba
giai đoạn 10 năm, 20 năm và 30 năm sau
Đổi mới, tương ứng với phân đoạn theo mỗi
mốc thời gian của 02 kỳ đại hội Đảng kể
từ thời điểm đại hội Đảng lần thứ VI năm
1986, đánh dấu thời kỳ “Đổi mới” của đất
nước. Việc phân tích chất lượng nguồn nhân
lực của vùng sẽ được đặt trong sự so sánh,
đối chiếu với số liệu chung của cả nước hoặc
với số liệu các vùng kinh tế - xã hội khác.
a. Quy mô của lực lượng lao động
Trong suốt giai đoạn 30 năm sau Đổi
mới, lực lượng lao động của vùng Tây
Nam bộ luôn chiếm trên 50% tổng dân số
của vùng. Lực lượng lao động vùng có sự
gia tăng trong giai đoạn 10 năm, 20 năm
sau Đổi mới và có xu hướng giảm ở thời
điểm 30 năm sau Đổi mới. Theo Báo cáo
Quy hoạch tổng thể Đồng bằng sông Cửu
Long đến năm 2010, lực lượng lao động
của vùng Tây Nam bộ ở giai đoạn 10 năm
sau Đổi mới được ước tính là 9 triệu người
(chiếm 55,8% tổng dân số của vùng ở thời
điểm này). Tới thời điểm 20 năm sau Đổi
mới, tổng lực lượng lao động của vùng Tây
Nam bộ là 11.001.621 người, chiếm 68%
tổng dân số của vùng (Tổng cục Thống kê,
2006). Tại thời điểm 30 năm sau Đổi mới,
lực lượng lao động của vùng là 10.334.600
(chiếm 60% tổng dân số của vùng) (Tổng
cục Thống kê, 2016a).
b. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động
Tỷ lệ tham gia lao động của vùng có sự
tăng lên theo từng giai đoạn - 10 năm, 20
năm và 30 năm sau Đổi mới. Vào thời điểm
10 năm sau Đổi mới, tỷ lệ dân số trong độ
tuổi lao động tham gia vào hoạt động kinh
tế chiếm 63,13% (năm 1995) (Tổng cục
Thống kê, 1996). Bước sang giai đoạn 20
năm sau Đổi mới, tỷ lệ tham gia lực lượng
lao động gia tăng đáng kể, từ 63,13% lên
73,25% (Tổng cục Thống kê, 2002). Tiếp
tục với xu hướng gia tăng, vào thời điểm 30
năm sau Đổi mới, tỷ lệ tham gia lực lượng
lao động vùng theo Báo cáo Điều tra lao
động việc làm năm 2015 đã tăng lên tới
75,9%. Trong giai đoạn này, các đô thị lớn
của vùng Tây Nam bộ đã được hình thành
và tạo ra nhiều cơ hội việc làm thu hút lao
động nhàn rỗi từ các vùng nông thôn. Bên
cạnh đó, trải qua quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, các khu công nghiệp được xây
dựng tạo thêm nhiều việc làm mới cho công
nhân, người lao động làm thuê ở các lĩnh
vực nên đã có những tác động lớn đến thị
trường lao động của vùng, dẫn tới việc gia
tăng tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động.
Chất lượng nguồn nhân lực... 53
(c) Cơ cấu lao động theo lĩnh vực
kinh tế
Cơ cấu lao động của vùng có sự thay
đổi theo chiều hướng chuyển từ lĩnh vực
nông nghiệp, thủy sản và lâm nghiệp sang
lĩnh vực dịch vụ. Trong giai đoạn 10 năm
sau Đổi mới, khoảng 70% lực lượng lao
động của vùng tham gia vào hoạt động nông
nghiệp, thủy sản và lâm nghiệp do trong
các giai đoạn này, quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa của vùng diễn
ra chậm nên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
vẫn chưa được thúc đẩy mạnh mẽ. Tỷ lệ
người lao động hoạt động trong lĩnh vực
công nghiệp và xây dựng chỉ chiếm 10,5%
và trong lĩnh vực dịch vụ chiếm 25% (Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, 1996). Vào thời điểm
20 năm sau Đổi mới, tỷ lệ người lao động
tham gia vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp
và thủy sản là 70,3%, lĩnh vực dịch vụ là
20,2% và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng
là 9,5%. Tới thời điểm 30 năm sau Đổi
mới, đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh
tế mạnh mẽ từ nông, lâm, thủy sản sang
loại hình kinh tế phi nông nghiệp như xây
dựng, công nghiệp và dịch vụ. Tỷ lệ người
lao động làm việc trong lĩnh vực nông,
lâm nghiệp, thủy sản đã giảm từ 70,3%
năm 2005 xuống còn 49,3%. Số người làm
trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng tăng
lên 18,6% và dịch vụ tăng lên 32,1% (Tổng
cục Thống kê, 2016a).
(d) Chất lượng nguồn nhân lực
Trong phạm vi bài viết này, chất lượng
nguồn nhân lực được phân tích qua chỉ số
trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao
động. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của
người lao động vùng đã có sự cải thiện rõ
rệt theo từng giai đoạn nhưng vẫn luôn ở
mức thấp nhất cả nước. Nhìn trên số liệu
thống kê về tỷ lệ lao động đã qua đào tạo
so với tổng dân số trong độ tuổi lao động
Bảng 1. So sánh tỷ lệ lao động qua đào tạo
vùng Tây Nam bộ với các vùng kinh tế - xã hội
khác trên cả nước thời kỳ sau Đổi mới (%)
Các vùng
kinh tế - xã hội
Tổng
số
Trong đó:
Dạy
nghề
Trung
cấp
Cao
đẳng,
đại học
trở lên
Giai đoạn 10 năm sau Đổi mới
Miền núi Trung
du Bắc bộ
11,3 5,23 4,5 1,7
Đồng bằng sông
Hồng 13,12 6,51 3,96 2,89
Bắc Trung bộ
và Duyên Hải
miền Trung
13.24 5.1 3.24 3.38
Tây Nguyên - - - -
Đông Nam bộ 8,89 3,9 2,62 2,37
Đồng bằng sông
Cửu Long 3,52 1,47 1,36 0,69
Giai đoạn 20 năm sau Đổi mới
Trung du và
miền núi phía
Bắc
13,4 2,3 6,3 4,8
Đồng bằng
sông Hồng 21,2 4,1 7,1 10,0
Bắc Trung bộ
và Duyên hải
miền Trung
13,8 2,5 5,3 6,0
Tây Nguyên 11,0 2,2 4,1 4,7
Đông Nam bộ 19,4 4,7 4,6 10,1
Đồng bằng sông
Cửu Long 7,8 1,7 2,6 3,5
Giai đoạn 30 năm sau Đổi mới
Miền núi Trung
du Bắc bộ
20,3 5,1 4 11,3
Đồng bằng sông
Hồng 17,4 4,1 4,9 8,4
Bắc Trung bộ
và Duyên Hải
miền Trung
25.1 12.4 9.1 26.4
Tây Nguyên 13,6 3 3,5 7
Đông Nam bộ 25,6 6 3,5 7
Đồng bằng sông
Cửu Long 11,6 2,9 2,6 6,2
Nguồn: Tổng cục Thống kê (1990; 2010;
2016b); Ghi chú (-): Không có số liệu.
Thông tin Khoa học xã hội, số 5.201854
của vùng qua từng giai đoạn thấy rằng, tỷ
lệ người lao động đã qua đào tạo ở từng
giai đoạn 10 năm, 20 năm và 30 năm sau
Đổi mới đều thấp hơn các vùng kinh tế -
xã hội khác của cả nước (Bảng 1). Cụ thể,
trong giai đoạn 10 năm sau Đổi mới, chỉ
có 3,53% trong tổng số người lao động của
vùng đã qua đào tạo, trong đó đã qua dạy
nghề là 1,47%, đã qua đào tạo trung cấp
là 1,36% và đã qua đào tạo cao đẳng, đại
học trở lên là 0,69% (Tổng cục Thống kê,
1990). Vào thời điểm 20 năm sau Đổi mới,
tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đã tăng từ
3,53% lên 7,8%, trong đó tỷ lệ người lao
động đã qua dạy nghề là 1,7%, đã qua đào
tạo trung cấp là 2,6% và đã qua đào tạo cao
đẳng, đại học trở lên là 3,5% (Tổng cục
Thống kê, 2010). Tiếp tục với xu hướng
tăng lên, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở
thời điểm 30 năm sau Đổi mới đã tăng lên
tới 11,6% trong tổng số người lao động của
vùng, trong đó đã qua dạy nghề là 2,9%, đã
qua đào tạo trung cấp là 2,6% và đã qua đào
tạo cao đẳng, đại học trở lên là 6,2% (Tổng
cục Thống kê, 2016b, Bảng 1).
Tóm lại, quá trình thay đổi về chất
lượng nguồn nhân lực của vùng Tây Nam
bộ qua 30 năm sau Đổi mới cho thấy, quy
mô của lực lượng lao động có sự tăng lên
trong giai đoạn 20 năm đầu nhưng có xu
hướng giảm trong giai đoạn 10 năm trở lại
đây. Mặc dù quy mô lực lượng lao động có
xu hướng giảm nhưng tỷ lệ tham gia lực
lượng lao động vẫn có xu hướng tăng theo
từng giai đoạn do số lượng người có nhu
cầu việc làm gia tăng. Cơ cấu lao động của
vùng có xu hướng chuyển dịch từ lĩnh vực
nông nghiệp, thủy sản và lâm nghiệp sang
lĩnh vực dịch vụ. Chất lượng nguồn nhân
lực của vùng đã có sự cải thiện rõ rệt theo
từng giai đoạn, đặc biệt là trong giai đoạn
10 năm trở lại đây. Có được kết quả đó là
do Chính phủ đã có sự tập trung nguồn lực,
ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm
thúc đẩy đầu tư, nâng cấp hệ thống giáo dục
của vùng. Đặc biệt kể từ năm 2012, Chính
phủ đã ban hành một cơ chế đặc thù cho
việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
đáp ứng nhu cầu phát triển của vùng thông
qua việc ban hành Quyết định số 1033/QĐ-
TTg ngày 30/6/2011 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phát triển giáo dục - đào tạo và
dạy nghề vùng Đồng bằng sông Cửu Long
giai đoạn 2011-2015 nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng nhu cầu
nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã
hội nhanh, bền vững cho vùng Tây Nam bộ.
Mặc dù đã có sự đầu tư vào giáo dục nhằm
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhưng
việc đầu tư còn dàn trải, thiếu tập trung, vì
vậy chất lượng đào tạo vẫn chưa đạt yêu
cầu. So với các vùng kinh tế - xã hội khác
trong cả nước, chất lượng nguồn nhân lực
của vùng Tây Nam bộ vẫn là thấp nhất.
3. Vấn đề việc làm vùng Tây Nam bộ
Vấn đề việc làm của vùng Tây Nam bộ
hiện nay vẫn là một bài toán khó cho các nhà
lãnh đạo địa phương cũng như Chính phủ
Việt Nam. Tây Nam bộ có nguồn nhân lực
dồi dào nhưng chất lượng lại chưa đủ để đáp
ứng nhu cầu thực tế về việc làm tại vùng.
Bên cạnh đó, điều kiện phát triển kinh tế của
vùng cũng chưa đủ để thu hút được người
lao động có trình độ đã qua đào tạo, điều đó
dẫn tới tình trạng người lao động “vừa thừa
lại vừa thiếu”, thừa người lao động không có
kỹ năng nhưng lại thiếu người lao động đã
qua đào tạo nên tỷ lệ người lao động có việc
làm của Tây Nam bộ vẫn thấp hơn so với
các vùng kinh tế - xã hội của cả nước. Kết
quả điều tra lao động việc làm toàn quốc quý
III/2017 cho thấy, tỷ lệ người dân trên 15
tuổi có việc làm trên tổng dân số của vùng
Tây Nam bộ chỉ đạt 64%, thấp hơn tỷ lệ
Chất lượng nguồn nhân lực... 55
người lao động có việc làm trung bình trung
của cả nước là 70,1% (Tổng cục Thống kê,
2017a). Xét đến tình trạng thất nghiệp, tỷ lệ
thất nghiệp của vùng có xu hướng giảm theo
từng giai đoạn. Nếu như ở giai đoạn 10 năm
sau Đổi mới, tỷ lệ thất nghiệp của vùng là
4,52% thì sang tới giai đoạn 20 năm sau Đổi
mới giảm còn 4,1% và giai đoạn 30 năm sau
Đổi mới đã giảm mạnh còn 3,52%.
Nguồn: Tổng cục Thống kê (1996; 2006;
2016a).
Ở thời điểm quý III/2017, tỷ lệ thất
nghiệp của vùng chỉ còn 2,92%. Tuy nhiên,
so với các vùng kinh tế - xã hội khác của cả
nước, tỷ lệ thất nghiệp của vùng Tây Nam
bộ vẫn là cao nhất. Đặc biệt, tỷ lệ thiếu việc
làm của Tây Nam bộ hiện đang đứng đầu cả
nước (3,23%), trong khi đó tỷ lệ này ở các
vùng khác đều ở mức dưới 2% (Tổng cục
Thống kê, 2017a).
Bảng 2. Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm
vùng Tây Nam bộ hiện nay (%)
Vùng
kinh tế - xã hội
Tỷ lệ thất
nghiệp
(2017)
Tỷ lệ thiếu
việc làm
(2017)
Trung du và miền núi
phía Bắc
0,98 1,16
Đồng bằng sông Hồng 2,1 1,18
Bắc Trung bộ và
Duyên Hải miền Trung
2,48 1,47
Tây Nguyên 1,33 1,61
Đông Nam bộ 2,69 0,57
Đồng bằng sông Cửu Long 2,92 3,23
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2017a).
Tình trạng thiếu việc làm của một vùng
có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác
nhau, nhưng nguyên nhân chủ chốt của
vùng Tây Nam bộ là do chất lượng nguồn
nhân lực, trong đó yếu tố đào tạo có vai trò
hàng đầu. Công tác đào tạo của vùng hiện
nay vẫn còn dàn trải, chưa tập trung chuyên
sâu. Mạng lưới đào tạo nghề cho người lao
động ở nông thôn được phát triển rộng khắp
nhưng chưa đi vào chiều sâu, thiếu tính
hiệu quả. Số lượng sinh viên được đào tạo
hàng năm từ các trường đại học, cao đẳng,
học nghề tương đối lớn, nhưng chất lượng
chưa đáp ứng được thực tế yêu cầu công
việc. Ngoài ra, vùng Tây Nam bộ còn thiếu
nguồn nhân lực có chất lượng cao. Nhiều
doanh nghiệp e ngại khi đầu tư vào vùng,
đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao trong khi đây là lĩnh vực
được các tỉnh của vùng quan tâm phát triển.
4. Kết luận và kiến nghị giải pháp
Có thể nói, tiến trình phát triển kinh
tế - xã hội sau thời kỳ Đổi mới đã giúp
cho Việt Nam nói chung và vùng Tây Nam
bộ nói riêng có được nhiều thành tựu trong
phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, so
với các vùng khác trong cả nước, Tây Nam
bộ vẫn là vùng có tốc độ phát triển kinh tế
chậm do có nguồn nhân lực dồi dào nhưng
chất lượng lại thấp nhất cả nước. Đảng và
Chính phủ Việt Nam đã có nhiều giải pháp
nhằm phát triển nguồn nhân lực của vùng,
đặc biệt là chú trọng vào công tác đào tạo.
Điều này đã phần nào cải thiện được chất
lượng nguồn nhân lực vùng nhưng vẫn
chưa thể đưa Tây Nam bộ ra khỏi vị trí
vùng có chất lượng lao động thấp nhất cả
nước. Chất lượng nguồn nhân lực yếu kém
dẫn tới tình trạng thiếu việc làm và tỷ lệ
thất nghiệp cao. Trong suốt thời kỳ 30 năm
qua, tỷ lệ thất nghiệp của vùng vẫn luôn
dẫn đầu cả nước.
ϰ͕ϱϮ
ϰ͕ϭ
ϯ͕ϱϮ
*LDLÿRҥQ
QăPVDX
ĈәLPӟL
*LDLÿRҥQ
QăPVDX
ĈәLPӟL
*LDLÿRҥQ
QăPVDX
ĈәLPӟL
7ӹOӋWKҩWQJKLӋSYQJ7k\1DPEӝ
FiFJLDLÿRҥQVDXQăPÿәLPӟL
Thông tin Khoa học xã hội, số 5.201856
Đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài
viết phân tích về nguyên nhân tác động tới
chất lượng nguồn nhân lực của vùng Tây
Nam bộ, nhưng trong phạm vi bài viết
này, tác giả thống nhất với quan điểm của
Hoàng Mạnh Tưởng (2015) rằng, các yếu
tố ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân
lực vùng Tây Nam bộ gồm có: 1) Tỷ lệ đói
nghèo cao và chất lượng sống của người
dân thấp ảnh hưởng trực tiếp tới việc đầu tư
cho nhân tố con người ở khu vực này; 2) Ý
thức nâng cao trình độ học vấn của người
dân và hiệu quả giáo dục các cấp còn thấp;
3) Chất lượng lao động đã qua đào tạo chưa
đáp ứng nhu cầu thị trường và cơ cấu ngành
nghề thiếu hợp lý và 4) Quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế chậm.
Để đẩy mạnh phát triển hơn nữa kinh
tế của vùng, cần tập trung giải quyết vấn
đề phát triển nguồn nhân lực trong đó tập
trung vào một số giải pháp cụ thể như:
(i) Nâng cao chất lượng cuộc sống cho
người dân
Trước hết, cần tập trung phát triển kinh
tế, xã hội để tạo việc làm, nâng cao mức
sống cho người dân. Phát triển kinh tế trước
hết là tạo thêm cơ hội việc làm cho người
lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tạo động
lực, mục tiêu cho nền giáo dục hướng tới,
tạo điều kiện giải quyết đầu ra cho hệ thống
giáo dục, đào tạo nghề của vùng. Bên cạnh
đó, việc phát triển kinh tế sẽ góp phần cải
thiện mức sống cho các hộ gia đình. Khi
mức sống được nâng cao, người dân sẽ có
cơ sở, điều kiện và động lực để đầu tư vào
giáo dục cho thế hệ con cái nhiều hơn, việc
này cũng góp phần cải thiện chất lượng
nguồn nhân lực của vùng trong tương lai.
(ii) Nâng cao hiệu quả công tác giáo
dục đào tạo của vùng
Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục
là một yếu tố cốt lõi giúp cải thiện thành
công chất lượng nguồn nhân lực của vùng.
Việc đào tạo cần chú trọng tới kết quả đầu
ra, trong đó gắn mạng lưới các cơ sở đào
tạo với đặc thù từng địa phương của vùng.
Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ sở
đào tạo với các doanh nghiệp tại địa phương
để có chất lượng đào tạo phù hợp với yêu
cầu thực tế công việc, tránh dư thừa người
lao động qua đào tạo không cần thiết tại địa
phương. Đa dạng hóa loại hình đào tạo, đặc
biệt là đào tạo tại chỗ, thực hành tại chỗ và
sử dụng nhân lực tại chỗ. Phân bổ chỉ tiêu
đào tạo các trường phù hợp với tình hình
thực tế tại địa phương. Bên cạnh đó, cần có
sự liên kết đào tạo giữa các trường trong địa
phương cũng như với các cơ sở đào tạo tại
các vùng khác. Các cơ sở đào tạo cần sử
dụng đúng nguồn lực có được từ Chính phủ,
các chương trình, dự án, các công tác xã hội
hóa giáo dục để chọn hướng đi đúng đắn,
phù hợp với thực tế phát triển của vùng.
(iii) Nâng cao công tác quản lý về giáo
dục đào tạo
Quản lý giáo dục đóng vai trò quan
trọng trong việc định hướng và đạt chỉ tiêu
theo định hướng của ngành giáo dục. Để có
được thành công trong công tác giáo dục,
cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ban,
ngành từ Trung ương tới cấp ủy, chính quyền
địa phương vùng Tây Nam bộ để thực hiện
tốt vấn đề trước mắt và lâu dài cho cải thiện
chất lượng nguồn nhân lực của vùng. Các
cơ quan chức năng cần có sự phân bổ chỉ
tiêu đào tạo phù hợp với thực tế từng địa
phương. Bên cạnh đó, cần rà soát, kiểm tra,
đánh giá các cơ sở đào tạo nghề thuộc phạm
vi quản lý của ngành, địa phương theo các
tiêu chí như kết quả tuyển sinh, hiệu quả đào
tạo, hiệu suất sử dụng cơ sở vật chất, thiết
bị, thực trạng đội ngũ giáo viên và cán bộ
quản lý dạy nghề để có phương án sắp xếp
các cơ sở đào tạo nghề, đảm bảo điều kiện
Chất lượng nguồn nhân lực... 57
giảng dạy cũng như chất lượng đầu ra nhằm
cung cấp lực lượng lao động có chất lượng
tốt cho thị trường lao động. Ngoài ra, các
cơ quan chức năng cũng cần ưu tiên trong
phân bổ chỉ tiêu về đào tạo nguồn nhân lực
chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu về phát
triển kinh tế trong thời đại mới.
(iv) Nâng cao ý thức người dân trong
học tập, tự vươn lên
Ngoài các biện pháp tác động từ phía
chính quyền, doanh nghiệp và đội ngũ giáo
dục, đào tạo, cần nâng cao ý thức người dân
trong việc học tập, tự vươn lên. Người dân
phải thật sự nhận thức được lợi ích từ việc
nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn kỹ
thuật thì mới có nhu cầu theo học và phát
triển chuyên môn cho bản thân.
(v) Huy động nguồn vốn cho giáo dục,
đào tạo
Một yếu tố không thể thiếu là nguồn
vốn cho giáo dục, đào tạo. Trước hết, các
cơ sở giáo dục phải biết tận dụng, sử dụng
hợp lý và hiệu quả nguồn vốn được phân bổ
từ Nhà nước. Bên cạnh đó, cần huy động
vốn từ các tổ chức phi chính phủ, các doanh
nghiệp thông qua cam kết về trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp. Cần tăng đầu tư,
xây dựng, phát triển hệ thống đào tạo trong
doanh nghiệp nhằm trực tiếp đào tạo nhân
lực phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp hoặc
tăng nguồn kinh phí của doanh nghiệp cho
đào tạo nguồn nhân lực
Tài liệu tham khảo
1. Chính phủ Việt Nam - Hà Lan (2013),
Kế hoạch đồng bằng sông Cửu Long,
Tầm nhìn và chiến lược dài hạn
nhằm phát triển đồng bằng sông Cửu
Long trù phú và bền vững, http://
www,vinafood2,com,vn/thu-vien/van-
ban/ke-hoach-dong-bang-song-cuu-
long.html.
2. Hoàng Mạnh Tưởng (2015), “Nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực vùng
Tây Nam bộ trong tiến trình đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Tạp chí
Khoa học chính trị, số 7/2015, Chuyên
mục Phát triển nguồn nhân lực vùng
Nam bộ thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
3. Hồng Hiếu (2015), Nguồn nhân lực
cho Đồng bằng sông Cửu Long, http://
www,qdnd,vn/cung-ban-luan/nguon-
nhan-luc-cho-dong-bang-song-cuu-
long-460933
4. Tổng cục Thống kê (1990), Kết quả
Tổng Điều tra dân số và nhà ở Việt Nam
1989.
5. Tổng cục Thống kê (1996), Niên giám
thống kê năm 1995.
6. Tổng cục Thống kê (2002), Kết quả
Tổng Điều tra dân số và nhà ở Việt Nam
1999, Chuyên khảo về lao động và việc
làm tại Việt Nam.
7. Tổng cục Thống kê (2006), Niên giám
thống kê năm 2005.
8. Tổng cục Thống kê (2010), Kết quả
Tổng Điều tra dân số và nhà ở Việt Nam
2009, Kết quả chủ yếu,
9. Tổng cục Thống kê (2016a), Niên giám
thống kê năm 2015.
10. Tổng cục Thống kê (2016b), Báo cáo
Điều tra lao động việc làm 2015.
11. Tổng cục Thống kê (2017a), Báo cáo
Điều tra lao động việc làm, quý III năm
2017.
12. Tổng cục Thống kê (2017b), Niên giám
thống kê năm 2016.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chat_luong_nguon_nhan_luc_va_van_de_viec_lam_vung_tay_nam_bo.pdf