Kết luận
Tóm lại, các phương tiện lượng giá CLS hữu ích và
mang lại nhiều thuận lợi và rất cho bệnh nhân UTV. Việc
đưa lượng giá CLS vào thực hành lâm sàng khám chữa
bệnh có nhiều tiềm năng mang lại lợi ích cao. CLS ngày
càng trở thành một yếu tố quan trọng phải xét đến khi
điều trị toàn diện cho bệnh nhân UTV. Việc cung cấp góc
nhìn chính xác vào bên trong CLS thông qua các bộ công
cụ lượng giá, các bác sỹ lâm sàng sẽ đưa ra các quyết định
điều trị một cách tốt hơn. Ngày nay, ứng dụng phương
tiện công nghệ thông tin trong lượng giá CLS thuận lợi,
mang lại kết quả chính xác và có hiệu quả cao, do đó nó
có thể giúp thực hiện trên diện bao phủ rộng lớn.
Lợi ích của sử dụng các công cụ CLS càng được củng
cố thêm bởi các nghiên cứu so sánh các nhóm can thiệp
và nhóm chứng, tất cả đều cho kết quả rằng các nhóm
can thiệp đã nhận được nhiều tư vấn và các thảo luận
hữu ích hơn với thầy thuốc. Thông tin và lời khuyên nhận
được trong các buổi tư vấn này mang lại nhiều lợi ích.
Ngoài việc học được về UTV, bệnh nhân còn biết được
làm thế nào để sử dụng tốt nhất các lời khuyên khi họ
nhận được để cải thiện CLS của chính mình. Vì các công
cụ CLS mang lại sự lượng giá chính xác về tình trạng hài
lòng về thể chất và họat động chức năng nên việc sử
dụng chúng trong thực hành lâm sàng sẽ mang lại lợi
ích đáng kể cho bệnh nhân và giúp cho họ tự chăm sóc
bản thân được kỹ càng hơn. Các nghiên cứu tương lai
liên quan đến CLS bệnh nhân UTV sẽ khảo sát các vấn đề
khoa học nổi bật xung quanh việc thực hiện các bộ công
cụ CLS, như là các phiên bản vi tính hóa và việc lượng giá
qua điện thoại, để làm cho quá trình lượng giá được trôi
chảy hơn nữa đối với cả bệnh nhân và thầy thuốc cũng
như những nhân viên y tế khác.
Tại Việt nam chúng ta, trong bối cảnh bệnh UTV ngày
càng tăng, chúng ta càng cần phải tập trung phát triển
nhiều hơn nữa các phương tiện chẩn đoán, phát hiện
sớm, điều trị và chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân.
Theo xu hướng chung của nền y tế thế giới, chúng ta cần
sớm tiến hành nhiều nghiên cứu hơn nữa về vấn đề CLS
và sớm đưa việc lượng giá CLS trên bệnh nhân UTV vào
trong thực hành lâm sàng tại các cơ sở y tế. Có như thế
mới mang lại lợi ích toàn diện cho bệnh nhân, nâng cao
chất lượng điều trị và chăm sóc y tế.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 23 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chất lượng sống của bệnh nhân ung thư vú từ nghiên cứu đến thực tiễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Giới thiệu:
Ngày nay, trên toàn thế giới, ung thư vú (UTV) là
bệnh ung thư hàng đầu ở nữ giới. Tần suất mắc UTV khác
nhau ở các nước khác nhau, tuy nhiên tỷ lệ mắc UTV luôn
ở mức cao nhất so với các ung thư khác. Từ những năm
1990 đến nay, theo ghi nhận từ các nghiên cứu của nhiều
trung tâm ở trong nước và các bệnh viện lớn thì tỷ lệ mắc
UTV ở phụ nữ Việt nam ngày một tăng dần. Từ năm 2000
đến 2010, tần suất mắc UTV ở Việt nam đã tăng hơn hai
lần, từ 17.9/100,000 lên đến 29.9/100,000 phụ nữ; và UTV
đã thực sự trở thành loại ung thư hàng đầu ở phụ nữ Việt
nam [1]. Tại Hội nghị Phòng chống Ung thư toàn quốc
lần thứ XVI, tháng 12 năm 2013, Bùi Diệu và CS. đã đưa ra
những con số khá ấn tượng về tình hình mắc UTV và xu
hướng phát triển của bệnh tại Việt nam vào những năm
tiếp theo [2]. Ở các nước châu Âu và Mỹ, người ta ước
tính rằng cứ 1 trong 8 người phụ nữ sẽ mắc ung thư vú
tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời của họ [3]. Mỗi
năm, toàn thế giới có hơn 1,1 triệu phụ nữ được chẩn
đoán UTV và có khoảng 410.000 người chết vì UTV [4].
Chất lượng sống (CLS) là một thuật ngữ được sử
dụng để đánh giá chung về mức độ tốt đẹp của cuộc
sống đối với các cá nhân và trên phạm vi toàn xã hội,
bao gồm các lượng giá về mức độ sảng khoái, sự hài
lòng hoàn toàn về thể chất, tâm thần và xã hội. Con
người Chúng ta ngày càng coi trọng tình trạng sức khoẻ
và xem đó là một yếu tố quan trọng tạo nên CLS. Chính
vì vậy, mà trong các nghiên cứu liên quan đến sức khoẻ,
bệnh tật, và trong thực hành lâm sàng, khái niệm Chất
lượng sống luôn được hiểu theo nghĩa là Chất lượng
sống liên quan đến sức khoẻ (Health-related Quality
of Life), là một khái niệm chủ quan của người bệnh khi
bị ảnh hưởng bởi các tác động của một tình trạng sức
khoẻ hay một bệnh lý nào đó, ảnh hưởng lên khả năng
sống cuộc sống bình thường của họ. Đối với bệnh nhân
UTV, khái niệm CLS nói đến tình trạng hài lòng của bệnh
nhân về các phương diện hoạt động thể chất, tinh thần,
và xã hội trong quá trình mắc bệnh và điều trị bệnh;
cũng như nói đến tác động của bệnh UTV và quá trình
điều trị UTV đã ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống và
hoạt động bình thường của người bệnh [5].
Lượng giá CLS là sử dụng các bộ câu hỏi (các bộ
công cụ) đã được các Trung tâm nghiên cứu CLS thiết
kế nên để phỏng vấn bệnh nhân hoặc để bệnh nhân
tự trả lời. Mỗi bộ công cụ được thiết kế gồm nhiều câu
hỏi đi sâu vào chi tiết một số tiêu chí đại diện cho CLS
của bệnh nhân về mặt sức khoẻ, ví dụ mức độ đau,
nguyễn Thị Kim Tuyến
Trường Cao đẳng Bách khoa Đà Nẵng
Tóm tắt
Khái niệm chất lượng sống ngày càng đóng một vai
trò quan trọng trong vấn đề chăm sóc sức khoẻ trên toàn
thế giới, đặc biệt là trong chăm sóc và điều trị cho bệnh
nhân ung thư. Trong những năm gần đây, tần suất mắc
bệnh ung thư vú tại Việt nam ngày một gia tăng, và bệnh
lý này cũng đã được xác định là bệnh ung thư phổ biến
nhất ở phụ nữ. Mặc dù vậy, chất lượng sống và việc lượng
giá chất lượng sống vẫn còn là một khái niệm tương đối
mới mẻ trong các phác đồ điều trị và chăm sóc cho bệnh
nhân ung thư vú ở nước ta. Mục tiêu của bài báo này
nhằm tóm lược tổng quan tài liệu y văn trên thế giới được
xuất bản gần đây về những lợi ích, những thuận lợi và
không thuận lợi cũng như thực trạng của việc triển khai
áp dụng lượng giá chất lượng sống trong các nghiên cứu
y học cũng như trong thực hành lâm sàng hiện nay, góp
phần làm tiền đề cho các nghiên cứu trong lĩnh vực này
ở nước ta trong tương lai.
Abstract
Quality of life has an increasingly important role in
healthcare worldwide, especially in the management for
cancer patients. In recent years, the incidence of breast
cancer in Vietnam rises up, and the disease has been
known as the most common cancer in women nowadays.
The concept of Quality of life and its assessment, however,
remains relatively new in treatment modalities for breast
cancer patient in our country. The purpose of this article is
to review the benefits, advantages, disadvantages, as well
as the current situation of the implementation of quality
of life assessment in medical researches and in daily
practice published recently in medical literature.
CHẤT LƯỢNG SỐNG CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ
TỪ NGHIÊN CỨU ĐẾN THỰC TIỄN
Tập 12, số 01
Tháng 4-2014
Tạp chí Phụ Sản
19
Tạp chí phụ sản - 12(1), 18-26, 2014
khó thở, mất ngủ, khả năng tự mình thực hiện các sinh
hoạt cơ thểMỗi bộ công cụ có thể đi sâu vào lượng
giá một số lĩnh vực chuyên biệt khác nhau, ví dụ có
bộ chuyên về trầm cảm, có bộ chuyên về hoạt động
chức năng, có bộ chuyên cho bệnh nhân ung thư
Ngày nay, ngày càng có nhiều bằng chứng khoa học
cho thấy rằng Lượng giá CLS có một ý nghĩa quan
trọng trong chẩn đoán, dự báo tiên lượng bệnh, đánh
giá diễn tiến và theo dõi bệnh, quyết định thái độ xử
trí lâm sàng, giao tiếp giữa bệnh nhân và thầy thuốc
trong khi điều trị... Lượng giá CLS còn có thể được sử
dụng trong xây dựng chiến lược can thiệp một cách hệ
thống, phân chia nguồn lực y tế và các nỗ lực nghiên
cứu, đào tạo nhân viên y tế và làm giảm chi phí y tế.
1.2. Tác động của bệnh ung thư vú lên
người bệnh:
Bệnh nhân UTV phải chịu đựng các triệu chứng thực
thể và tình trạng đau đớn về tâm lý, ảnh hưởng xấu đến
CLS của họ. Những trải nghiệm về UTV của bệnh nhân có
thể khác nhau, nhưng hầu hết đều trải qua các giai đoạn
sau: (1) Chẩn đoán bệnh, (2) Điều trị đầu tiên, (3) Phát
hiện các nguy cơ di truyền và giải quyết tình trạng tâm lý
phát sinh khi biết nguy cơ, (4) Các vấn đề đặc thù ở mỗi
giai đoạn bệnh như: bệnh chưa xâm lấn, bệnh đã xâm
lấn hạch, bệnh tái phát, (5) Kết thúc điều trị và tái hòa
nhập với cuộc sống, (6) Thời gian sống thêm, và (7) Chăm
sóc giảm nhẹ đối với bệnh ở giai đoạn muộn. Các vấn đề
tâm lý xã hội cùng với những khó khăn do triệu chứng
thực thể của bệnh gây ra ảnh hưởng xấu đến CLS. Tình
trạng đau đớn về tâm lý và xã hội khi được chẩn đoán
UTV có thể ảnh hưởng xấu đến việc điều trị bởi vì khi đó
những triệu chứng này đã lấn át tất cả. Người ta cảm thấy
buồn rầu, lo lắng bất an, thậm chí sốc và quá sợ hãi [6].
Theo Sharpe và CS., một vấn đề quan trọng của việc
sống chung với bệnh chính là quá trình mà một người
quen dần với bệnh và tự điều chỉnh cuộc sống để thích
nghi. Nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân gần đây
được chẩn đoán UTV di căn đã báo cáo ngày một nhiều
các lĩnh vực họ xem là quan trọng trong cuộc sống
qua những lần được hỏi. Đặc biệt, 47% người tham gia
nghiên cứu đã thay đổi những vấn đề mà họ cho là quan
trọng nhất qua 2 lần hỏi cách nhau 3 tháng. 43% người
tham gia đã thay đổi các câu trả lời từ lần hỏi thứ hai
sang thứ ba (tức sau 6 tháng kể từ lần hỏi đầu tiên) [7].
1.3. Điều trị UTV và chất lượng sống:
Trong đa số các trung tâm y tế trên thế giới, khi điều
trị bệnh ung thư thì Tiêu chí Đáp ứng của khối u một cách
khách quan và Sự sống còn sau bệnh đã được sử dụng
một cách thường quy để đánh giá kết cục/dự hậu của
việc điều trị. Tuy nhiên, do nhận thức về CLS và nhu cầu
về CLS của bệnh nhân ngày một cao, nên đã có 2 thay
đổi quan trọng trong y học đã diễn ra trong khoảng 10
năm gần đây. Thứ nhất là việc nhận thức được rằng tình
trạng hài lòng của người bệnh là rất quan trọng khi điều
trị ung thư, và CLS của bệnh nhân ung thư đã được xem
là một Tiêu chí quan trọng thứ ba để lượng giá kết quả
điều trị. Thứ hai, việc sử dụng các bộ công cụ lượng giá
CLS để đánh giá tình trạng hài lòng của người bệnh. Các
bộ công cụ CLS hiện nay đang được dùng trong nhiều
thử nghiệm lâm sàng để dự báo thời gian sống thêm,
đáp ứng với điều trị, và để phát hiện sớm các biến chứng
về tâm lý/tâm thần [8]. Việc hiểu được tác động của điều
trị UTV lên CLS của người bệnh đã trở thành một vấn
đề trung tâm của nhiều nghiên cứu và thử nghiệm lâm
sàng kể từ hơn 25 năm qua. Theo Ganz và Goodwin, với
thời gian sống sau điều trị ngày càng tăng, bệnh nhân
UTV đã được lượng giá với nhiều công cụ CLS khác nhau
để so sánh tác động của bệnh UTV và điều trị UTV với
những người mắc các bệnh mạn tính khác cũng như với
những người phụ nữ khỏe mạnh [9].
1.4. Tầm quan trọng của việc đáp ứng được
những nhu cầu của bệnh nhân UTV:
Theo Ganz và Goodwin, khi lượng giá CLS của bệnh
nhân UTV, ta cần chú ý đến các giai đoạn của bệnh, bao
gồm: bệnh nhân UTV chưa xâm lấn; UTV giai đoạn sớm
hoặc UTV tại chỗ giai đoạn muộn; bệnh nhân đang sống
thêm không bệnh sau điều trị bước một; người sống
thêm 5 năm hay nhiều hơn; người mắc UTV tái phát lần
đầu sau một thời gian sống thêm không bệnh; và cuối
cùng là những người đang sống hoặc đang chết dần với
bệnh tái phát giai đoạn muộn [9]. Một tình huống hay
gặp là trong khi người bệnh muốn nhân viên y tế hỏi
thăm về sự hài lòng và họat động hằng ngày của họ thì
nhân viên y tế lại hiếm khi quan tâm đến điều đó [10].
Tuy nhiên, nếu không quan tâm đến kết quả tổng thể
của bệnh nhân thì việc thăm khám, theo dõi sau điều trị
trở nên vô nghĩa.
Các bác sỹ ung thư, điều dưỡng và bác sỹ tâm lý
đều thống nhất rằng CLS là một biến quan trọng khi
xem xét đánh giá việc điều trị ung thư [11]. Sử dụng
quan điểm của bệnh nhân trong khi ra quyết định
sẽ không những đề cao người bệnh mà còn giúp cải
thiện được mức độ hài lòng và thái độ hợp tác của
người bệnh. Bằng cách lượng giá CLS người ta có thể
phát hiện và điều trị các vấn đề thuộc về tâm lý và
chức năng mà trước đây ít được quan tâm [12].
1.5. Mục tiêu của bài viết này
CLS và việc lượng giá CLS trên bệnh nhân nói chung
và bệnh nhân UTV nói riêng tại Việt nam chúng ta vẫn
còn là một khái niệm khá mới mẻ và chưa được nghiên
nguyễn Thị Kim TuyếnTỔNG QUAN
Tập 12, số 01
Tháng 4-2014
Tạp chí Phụ Sản
20
cứu nhiều, chưa thực sự trở thành một tiêu chí trong
điều trị và theo dõi bệnh nhân. Tổng hợp y văn trong
nước cho đến này chỉ có Trường Đại học Y Dược Huế và
gần đây là Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh có hai
báo cáo về CLS trên bệnh nhân UTV nhưng đó mới chỉ là
những nghiên cứu cắt ngang, nhằm lượng giá CLS của
bệnh nhân tại một thời điểm nào đó, chứ không có sự
theo dõi biến đổi của CLS qua nhiều thời điểm [13,14].
Chúng tôi thực hiện bài viết này nhằm mục đích điểm lại
một số y văn trên thế giới để cung cấp một cái nhìn tổng
quát về khái niệm và tầm quan trọng của CLS, tình hình
ứng dụng lượng giá CLS trong thực hành lâm sàng và
ý nghĩa của nó. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi cũng
giới thiệu tóm tắt các bộ công cụ lượng giá CLS đã được
sử dụng trong y văn, đồng thời cũng nêu lên những
quan điểm hiện nay có tính đồng thuận về ý nghĩa, tầm
quan trọng của CLS và phạm vi ứng dụng của nó.
2. Các bộ công cụ lượng giá Chất
lượng sống:
Do tính phức tạp của bệnh UTV và bản chất khác
nhau của các quần thể người bệnh trong các nghiên
cứu nên không thể có được một bộ công cụ nào vừa
có tính bao quát, lại vừa đủ nhạy để nói lên những biến
đổi có ý nghĩa lâm sàng trong những kết quả điều trị
trên bệnh nhân trong mọi giai đoạn của sự chăm sóc
y tế. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này
đã cố gắng xây dựng được một số bộ câu hỏi “cốt lõi”
để lượng giá kết quả của UTV. Dưới đây là một số bộ
công cụ được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu, tập
trung vào một số điểm ưu tiên trong CLS. Tuy nhiên,
cũng có nhiều nghiên cứu sử dụng phối hợp hai bộ
công cụ hoặc nhiều hơn để đánh giá được đầy đủ hơn.
2.1. The Breast Cancer Chemotherapy
Questionnaire (BCQ)
Gồm 30 câu, nhằm lượng giá kết quả của bệnh
nhân UTV giai đoạn II có hoá trị hỗ trợ. Bộ này bao
gồm 7 trường (hậu quả rụng tóc, hài lòng chủ quan,
triệu chứng thực thể, bất tiện và phiền toái, mệt mỏi,
rối loạn cảm giác, nôn mửa) [15].
2.2. Breast Cancer Prevention Trial Symptom
Checklist (BCPT)
Gồm 43 câu, khảo sát các triệu chứng thực thể và
tâm lý liên quan đến mãn kinh và sử dụng Tamoxifen,
như: bốc hỏa, nôn mửa, kiểm soát bàng quang, rối
loạn ở âm đạo, đau cơ xương khớp, vấn đề về nhận
thức, về cân nặng, và các vấn đề của tay) [16].
2.3. Cancer Needs Questionnaire – Short
Form (CNQ-SF)
Gồm 32 câu, nhằm lượng giá các nhu cầu của
bệnh nhân ung thư. Bao gồm 5 trường (tâm lý, thông
tin về sức khỏe, hoạt động thể lực và cuộc sống hằng
ngày, sự chăm sóc và hỗ trợ dành cho bệnh nhân, và
trao đổi thông tin giữa người với người) [17].
2.4. Cancer Rehabilitation Evaluation System
– Short Form (CARES-SF)
Gồm 59 câu, nhằm lượng giá các vấn đề liên quan
đến bệnh ung thư. Bao hàm 6 trường (thể chất, tâm
lý, tương tác y tế, bề ngoài, tình dục và sự hài lòng
chung); và được phân chia thành thang điểm gồm 5
mức, từ 0 (không có gì) đến 4 (rất nhiều) [18].
2.5. European Organization for Research and
Treatment of Cancer QOL Cancer Specific Version
(EORTC QLQ-C30) [19,20].
Gồm 30 câu đặc thù để khảo sát CLS của bệnh nhân
ung thư. Lượng giá gồm 9 trường (thể chất, vai trò, nhận
thức, cảm xúc, xã hội, mệt mỏi, đau, buồn nôn và nôn)
2.6. European Organization for Research and
Treatment of Cancer QOL Breast Cancer Specific
Version (EORTC QLQ-BR23)
Gồm 23 câu đặc thù cho bệnh UTV, thường được
khảo sát chung với bộ EORTC QLQ30, dùng để lượng giá
CLS của cộng đồng UTV ở nhiều giai đoạn và được điều trị
với các mô thức khác nhau. Bộ bao gồm 5 lĩnh vực (hình
ảnh cơ thể, tình dục, các triệu chứng ở tay, các triệu chứng
ở vú, và các tác dụng phụ của điều trị toàn thân) [21].
2.7. Functional Assessment of Cancer Therapy
– Breast Symptom Index (FACT-B – FBSI) (44 items)
Gồm 44 câu đặc thù dành cho bệnh nhân UTV,
bao hàm 6 lĩnh vực (hài lòng về thể chất; hài lòng về
các yếu tố xã hội/gia đình; quan hệ với thầy thuốc, hài
lòng về cảm xúc; về họat động chức năng; và những
mối quan tâm khác) [22].
2.8. Functional Assessment of Cancer Therapy
– Endocrine Symptom Subscale (FACT-ES)
Gồm 18 câu, thường dùng chung với bộ FACT-B,
tập trung vào các vấn đề về nội tiết mà bệnh nhân trải
qua trong quá trình điều trị bệnh UTV[23].
2.9. Life Satisfaction Questionnaire (LSQ)
Gồm 32 câu, dùng để lượng giá cảm giác chung về
sự thỏa mãn trong cuộc sống vì nó liên quan đến trường
học, các mối quan hệ, thời gian rỗi, tín ngưỡng và sự hài
lòng chung. Bộ này thiết kế dành riêng cho phụ nữ bị
UTV, bao hàm 6 trường: chất lượng các mối quan hệ gia
đình, triệu chứng thực thể, tình hình KTXH, chất lượng
của họat động hằng ngày, ảnh thưởng của bệnh tật,
chất lượng của các mối quan hệ bạn thân [24].
2.10. World Health Organization Quality of
Life – Brief Version (WHOQOL-BREF)
Gồm 26 câu để khảo sát các mức độ về từng lĩnh vực
Tập 12, số 01
Tháng 4-2014
Tạp chí Phụ Sản
21
Tạp chí phụ sản - 12(1), 18-26, 2014
trong lượng giá CLS. Bao hàm 4 lĩnh vực (sức khỏe thể
chất, tâm lý, mối quan hệ xã hội, yếu tố môi trường) [25].
3. Lợi ích của việc giá CLS:
3.1. Lợi ích chung của việc lượng giá CLS:
Lượng giá CLS có thể được dùng trong các can
thiệp dự phòng cũng như để thông tin cho bác sỹ về
tình trạng bệnh lý của bệnh nhân, giúp bác sỹ biết một
phương pháp điều trị nào đó có thể ảnh hưởng như
thế nào đến CLS. Theo Jacobsen, sự hiểu biết về CLS
sẽ cải thiện mối liên hệ giao tiếp giữa bác sỹ với bệnh
nhân [26]. Sau khi xem xét các ưu điểm của lượng giá
CLS, Viện Y tế quốc gia và Viện Ung thư quốc gia Hoa
Kỳ đã kết luận cần phải đưa việc lượng giá CLS vào
trong các nghiên cứu bất cứ khi nào có thể.
3.2. Lợi ích của lượng giá CLS trong thực hành
lâm sàng:
Magruder-Habib [27] và Rubenstein [28] báo cáo
đã có nhiều thay đổi hơn một cách có ý nghĩa về điều
trị trong nhóm có can thiệp- tức nhóm có lượng giá
CLS - so với nhóm chứng- tức nhóm không lượng
giá CLS. Các thầy thuốc đã tác động nhiều hơn lên
các phạm trù được bệnh nhân báo cáo trong nhóm
nghiên cứu so với nhóm chứng (73% so với 68,3%)
[27]. Theo Gold, Baraff [29] và Mazonson [30], có một
tỷ lệ chuyển bệnh đến các bác sỹ chuyên khoa cao
hơn một cách có ý nghĩa ở nhóm có can thiệp so với
nhóm chứng. Các bác sỹ đã nhận ra rằng, các bộ công
cụ trở nên hữu ích hơn nhiều đối với những bệnh
nhân có lượng giá điểm chức năng ban đầu là xấu
[31]. Như vậy, lượng giá CLS đã phần nào giúp phân
loại bệnh nhân để có thái độ điều trị chuyên biệt hơn.
Về phía bệnh nhân, theo Detmar, 97% bệnh nhân nói
rằng điểm số CLS đã mang lại sự lượng giá đầy đủ về sức
khỏe và hoạt động chức năng của họ; 57% nói rằng các
bác sỹ đã dùng điểm số CLS một cách rõ ràng khi khám
bệnh; 79% tin rằng điểm số CLS làm tăng hiểu biết của
bác sỹ về bệnh nhân; và 87% cho rằng rất hữu ích khi coi
CLS là một tiêu chuẩn trong khi khám bệnh. Về thời gian
khám bệnh, nghiên cứu này không thấy có sự khác biệt
có ý nghĩa nào về khoảng thời gian khám giữa hai nhóm,
hơn thế nữa, thời gian khám ở nhóm chứng còn dài hơn
ở nhóm can thiệp (20.4 phút so với 19.8 phút) [32].
3.3. Vai trò của lượng giá CLS trong việc tạo
thuận lợi cho giao tiếp:
Mazonson [30] báo cáo có sự tăng giao tiếp giữa
thầy thuốc và bệnh nhân ở nhóm can thiệp so với nhóm
chứng. Theo Wagner [31], có 67% bệnh nhân báo cáo
có thái độ tích cực về việc hoàn thành lượng giá cũng
như chia sẻ cảm giác và những khả năng về thể chất của
họ với thầy thuốc. Hơn nữa, nghiên cứu còn cho thấy
có nhiều bệnh nhân muốn các bác sỹ hỏi về các cảm
xúc (80%), so với số người muốn hỏi về khả năng thể
chất (71%). Hầu hết bệnh nhân muốn bác sỹ hỏi về sự
sống còn, họat động thể chất, và các hạn chế trong thể
hiện vai trò do các vấn đề thể chất. Những nghiên cứu
khác cho một tỷ lệ trung bình các bác sỹ đã có thay đổi
trong việc khám chữa bệnh của mình kể từ khi bắt đầu
sử dụng các bộ công cụ lượng giá CLS [33].
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các vấn đề về CLS trong
nhóm can thiệp đã được thảo luận thường xuyên hơn
khi các lượng giá CLS, đặc biệt là bộ EORTC-C30 được
sử dụng, so với nhóm chứng [32,34]. Theo Taenzer, 49%
các câu hỏi CLS bệnh nhân nhận diện đã được các bác sỹ
nêu ra trong quá trình khám [34]. Trong nghiên cứu của
Detmar, 10 trong 12 vấn đề CLS đã được thảo luận nhiều
hơn trong nhóm có can thiệp. Các bác sỹ trong nhóm
can thiệp đã có thể chỉ ra một tỷ lệ bệnh nhân lớn hơn có
các vấn đề CLS từ trung bình đến nặng (ví dụ: khó khăn
trong sinh hoạt, cảm giác, hoạt động xã hội, đau, mệt
mỏi); so với bác sỹ ở nhóm chứng - chỉ nhận diện được
các vấn đề khó khăn trong sinh hoạt và đau. Sự gia tăng
đáng lưu ý nhất là việc thảo luận về những vấn đề ít quan
sát thấy, như chức năng xã hội, hoặc những vấn đề mà
bản chất của nó có tính lan tỏa và lâu dài hơn như là mệt
mỏi- vấn đềcác bác sỹ thường ít nhắc đến [32].
Cũng trong nghiên cứu của Detmar [32], nhóm can
thiệp đã nhận được nhiều tư vấn hơn về việc làm sao
giải quyết những vấn đề sức khỏe so với nhóm chứng.
Khi khảo sát mức độ thỏa mãn, sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê duy nhất giữa hai nhóm được chỉ ra là mức độ
hỗ trợ về cảm xúc mà họ nhận được- nhóm can thiệp
nhận được nhiều hơn nhóm chứng. Nhìn chung, nhóm
can thiệp có sự cải thiện khác biệt có ý nghĩa qua thời
gian liên quan đến sức khỏe tinh thần và thể hiện vai trò
(vai trò gì?). Tất cả các bác sỹ đều nói rằng hồ sơ CLS đã
tạo ra bức tranh toàn cảnh về các trải nghiệm liên quan
đến sức khỏe; họ cũng chỉ ra rằng chúng cũng giúp cho
việc thông tin qua lại, đặc biệt là trong khi nói đến các
chủ đề về tâm lý xã hội và những triệu chứng “không
mong đợi” như là rối loạn giấc ngủ.
3.4. Vai trò của lượng giá CLS trong ra quyết
định lâm sàng:
Bendsten và CS. kết luận rằng, các bác sỹ lâm sàng
đã cho rằng cách tiếp cận toàn diện, bao gồm cả lượng
giá CLS là rất cần thiết cho việc điều trị bệnh nhân [35].
Cả Di Maio, và Le đã phát hiện ra một lợi ích quan trọng
của CLS là để khuyến khích việc chia sẻ các quyết định và
để tạo thuận lợi cho trao đổi thông tin giữa thầy thuốc
và bệnh nhân [36,37] bằng cách cung cấp sự phản hồi
nguyễn Thị Kim TuyếnTỔNG QUAN
Tập 12, số 01
Tháng 4-2014
Tạp chí Phụ Sản
22
từ phía bệnh nhân liên quan đến quá trình (điều trị) của
họ, mục tiêu điều trị và những kỳ vọng họ sẽ đạt được.
Những lợi ích lớn khác của lượng giá CLS bao gồm phát
hiện những vấn đề có thể xử lý được mà thường thì
chúng hay bị bỏ qua trong quá trình chăm sóc như việc
giáo dục về bệnh, tư vấn về dinh dưỡng cũng như việc
đạt được một sự đồng thuận cơ bản giữa bác sỹ và bệnh
nhân khi bắt đầu chăm sóc hoặc điều trị. Lượng giá CLS
có thể rất hữu ích trong theo dõi suy giảm năng lực hoạt
động chức năng và trong nhận diện những vấn đề về
thể chất lẫn cảm xúc khác. Bendsten và Le đã tìm thấy
rằng việc phản hồi đều đặn có thể làm giảm lo âu, từ đó
tránh được sự hạn chế đi khám hoặc gọi điện thoại cho
bác sỹ, nhờ đó mà cải thiện được sự thỏa mãn trong quá
trình chăm sóc [35,37]. Nếu bệnh nhân làm chủ được
vai trò tự mình xử lý tình huống nhiều hơn khi sử dụng
thước đo CLS, thì việc sử dụng các nguồn lực sẽ hiệu quả
hơn, chi phí sẽ giảm đi.
Detmar khám phá rằng ngay cả khi tất cả thầy thuốc
lâm sàng nói họ muốn sử dụng liên tục thước đo CLS
trong việc khám chữa bệnh, thì nhiều thầy thuốc vẫn
cho rằng họ cần có các bộ công cụ chi tiết hơn, dành cho
các nhóm bệnh nhân đặc thù, ví dụ vị trí đau và việc giảm
đau cho bệnh nhân di căn xương [32]. Một nghiên cứu
của Middeke cho thấy tất cả thầy thuốc tham gia nghiên
cứu cho rằng các điểm số CLS đều dễ hiểu và rất thuận
tiện trong lâm sàng, và hơn một nửa số bác sỹ nói rằng
các điểm số CLS đã cung cấp được những thông tin hỗ
trợ giúp có được chẩn đoán đầy đủ hơn [38].
Các kế họach điều trị có thể được thay đổi hoặc
phụ thuộc vào chỉ số CLS của từng cá thể. Di Maio
[36] thấy rằng bệnh nhân ung thư lớn tuổi thường ưa
thích những trị liệu nào có thể làm tăng được CLS của
họ hơn là những trị liệu giúp kéo dài thời gian sống
thêm; chỉ 22% chọn lựa hóa trị vì được biết trị liệu đó
theo lý thuyết sẽ có thể kéo dài thời gian sống thêm
là 3 tháng, và 68% chọn lựa hóa trị nếu như nó có thể
làm giảm triệu chứng một cách rõ ràng, cho dù không
kéo dài thời gian sống thêm bao nhiêu.
3.5. Lợi ích của lượng giá CLS không dựa vào
thăm khám:
Một nghiên cứu của Donaldson cho thấy rằng
internet, máy tính, điện thoại và những thiết bị công
nghệ cầm tay ngày nay có thể cho phép lượng giá
được CLS mà không cần thăm khám bệnh. Những
công nghệ này giúp tiếp cận với việc lượng giá CLS có
hiệu quả cao, kịp thời và cá nhân hóa hơn.
Với phương thức cho bệnh nhân ghi chú toàn bộ
vào các bộ câu hỏi lượng giá CLS ngay khi họ không
ở trong phòng khám và khi đang trải qua các triệu
chứng của bệnh, sau đó nộp lại phản hồi của mình
bất cứ lúc nào trong ngày. Các bảng kết quả do bệnh
nhân tự báo cáo (Patient- reported Outcomes- báo
cáo PRO), nếu nộp trong ngày có thể được các bác sỹ
xem xét ngay lập tức, và nếu nộp sau giờ làm việc sẽ
được xem xét vào hôm sau. Bằng cách đánh giá các
báo cáo PRO, bác sỹ có thể ưu tiên lọc ra những bệnh
nhân nào là cần thiết can thiệp trước nhất và quyết
định chọn phương án điều trị nào thích hợp nhất [39].
4. Tính chấp nhận của lượng giá CLS:
4.1. Tổng quan:
Nhân viên y tế lẫn bệnh nhân đều nhận thấy rằng
việc lượng giá CLS là chấp nhận được trong việc giúp
cho bệnh nhân UTV vượt qua những vấn đề về CLS
do bệnh gây ra. Có nhiều nghiên cứu đã minh họa
được những lý do tại sao các thầy thuốc cho rằng việc
thực hiện lượng giá CLS là chấp nhận được.
4.2. Tính chấp nhận trong nhân viên y tế:
Finlay cũng như Bezjak báo cáo rằng nhân viên y tế
đồng ý lượng giá CLS có giá trị trong thực hành lâm sàng.
Bezjak tiến hành điều tra trên 271 thầy thuốc của Nhóm
Hợp tác Ung thư học miền Đông (Eastern Cooperative
Oncology Group- ECOG) và thấy rằng 94% số người trả
lời không đồng ý với phát biểu “Tôi không có kế hoạch
đưa các dữ kiện về CLS vào thực hành lâm sàng”. Ngoài
ra, 75% không đồng ý với câu phát biểu “Tôi chỉ sẵn sàng
sử dụng các công cụ lượng giá CLS chính thức khi mà
bệnh viện hoặc cấp trên của tôi yêu cầu”. 82% cho rằng
họ đã có khuynh hướng gia tăng việc sử dụng CLS trong
việc chăm sóc bệnh nhân của họ trong tương lai [11].
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy ít nhất cũng có một tỷ
lệ trung bình các thầy thuốc đã có thái độ tích cực về
việc thực hiện và sự dễ dàng áp dụng của lượng giá CLS
trong thực hành. Moore [40] cho thấy có một tỷ lệ lớn
các bác sỹ nội khoa và bác sỹ gia đình báo cáo các thông
tin CLS một cách chính xác và sẽ sử dụng công cụ này
nhiều hơn trong tương lai.
Một nghiên cứu khác của Taenzer cho thấy có đáp
ứng tích cực trong một tỷ lệ lớn các điều dưỡng viên
ung thư, liên quan đến tính hữu ích của một bảng câu
hỏi được quản lý bằng máy tính, với 91% nói rằng bản
cáo cáo đã cho thấy những mối quan tâm phù hợp,
và 74% nói rằng bản báo cáo đã cho thấy các lĩnh vực
cần thiết cho bệnh nhân [41]. Velikova báo cáo rằng
khi đánh giá các bảng kiểm của bác sỹ ung thư, người
ta thấy các bác sỹ lâm sàng nghĩ rằng thông tin về
CLS là rất hữu ích trong 43% các cuộc thăm khám;
khá hữu ích trong 28%; ít hữu ích trong 21% và không
hữu ích trong 9% [42].
Tập 12, số 01
Tháng 4-2014
Tạp chí Phụ Sản
23
Tạp chí phụ sản - 12(1), 18-26, 2014
4.3. Mức độ chấp nhận của bệnh nhân:
Stiggelbout [43] thấy rằng việc sử dụng các bảng
hỏi để lượng giá cảm xúc của bệnh nhân liên quan đến
CLS là dễ dàng. Apolone [44] khảo sát tính chấp nhận
của các bộ công cụ CLS trong cộng đồng bệnh nhân và
cho thấy tỷ lệ đáp ứng là 64% với một vài câu hỏi còn bị
bỏ ngỏ. Kết quả này là một ví dụ về tính chấp nhận của
bệnh nhân đối với các bộ công cụ, trong nghiên cứu
này, bộ được sử dụng là bộ EORTC QLQ-C30.
Để dễ được chấp nhận, các bộ công cụ phải nhạy với
các nhu cầu của bệnh nhân. Bệnh nhân ung thư cho rằng
lượng giá dùng các câu hỏi bằng lời để hỏi thường dễ
chấp nhận hơn các câu hỏi chỉ dùng số và đưa ra ít chọn
lựa trả lời. Hơn nữa, các nghiên cứu của Pijls-Johannesma
đã phát hiện rằng người được hỏi thường thích các câu
hỏi không có những câu quá thiên về cá nhân, về cảm
giác, hoặc ít liên quan đến vấn đề họ cần [45].
5. Những khó khăn trong lượng giá CLS
và những rào cản trong việc thực hiện:
5.1. Tổng quan:
Morris thấy rằng mặc dù 80% nhân viên y tế tin rằng
thông tin lấy từ các lượng giá CLS là có giá trị, nhưng
chỉ dưới 50% trong số họ đưa CLS vào thực hành. Các
tác giả quy vấn đề này cho sự không sẵn lòng sử dụng
của các thầy thuốc bởi họ cho rằng điều đó không cần
thiết; cho niềm tin của một số bác sỹ rằng họ không có
đủ công cụ thích hợp; và cho những khó khăn thực tế
như hạn chế về nguồn lực và ít thời gian [46].
5.2. Các khó khăn do những đặc tính của các bộ
công cụ lượng giá CLS:
Mặc dù thông tin về CLS là có giá trị trong lâm sàng,
các thầy thuốc vẫn thường cho rằng nó chỉ cung cấp
những dữ liệu “mềm” mà không phải là những thông
số “cứng” như các dữ liệu từ các phòng xét nghiệm. Các
rào cản trong việc thực hiện cũng có thể phát sinh do
loại hình câu hỏi được đưa ra. Những câu quá thiên về
cá nhân, quá nhạy cảm, hoặc những câu ít liên quan
thường bị người trả lời bỏ qua. Ví dụ, những câu hỏi về
sự nghiệp của bệnh nhân chẳng hạn. Những bộ công
cụ như thế là không thích hợp với cộng đồng người lớn
tuổi, bởi vì nhiều người trong số đó đã nghỉ hưu [45].
5.3. Các khó khăn trong thực hiện có liên quan
đến cộng đồng bệnh nhân:
Một số khó khăn trong lượng giá CLS có thể phát sinh
từ trước khi đưa chúng vào thực hành. Một vài nghiên
cứu đã lượng giá CLS trên những bệnh nhân sống được
lâu sau bệnh (hơn 5 năm sau chẩn đoán), trong khi đó
hầu hết chỉ lượng giá trên bệnh nhân vào 1 năm sau
chẩn đoán. Việc đưa vào nghiên cứu những bệnh nhân
sống lâu sau bệnh sẵn lòng tham gia là rất cần thiết bởi
vì quan điểm của họ có thể được gắn kết, hòa vào trong
quá trình phát triển của bộ công cụ ban đầu.
Một khó khăn khác là ở cộng đồng lớn tuổi, các công
cụ lượng giá CLS có thể khó phối hợp vào thực hành
lâm sàng vì trong số họ có tỷ lệ cao không biết đọc, khó
làm được theo yêu cầu của câu hỏi, hoặc có rối loạn về
nhận thức, hoặc có nhiều bệnh đi kèm, và khó khăn khi
sử dụng các bộ công cụ chưa được lượng giá trong cộng
đồng này. Di Maio và Perrone [36] thấy rằng tỷ lệ làm
theo là thấp ở người lớn tuổi, chỉ có 21,5% bệnh nhân
lớn tuổi trả lời xong bảng hỏi sau 6 tháng, trong khi đó
có 37,2% bệnh nhân trẻ hơn đã hoàn thành bảng hỏi.
5.4. Các khó khăn trong thực hiện có liên quan
đến việc sử dụng của nhân viên y tế:
Một số nghiên cứu cho thấy rằng thầy thuốc vẫn
còn chưa quen với các lượng giá CLS, so với các chẩn
đoán hình ảnh hay các xét nghiệm, và thường là không
hề quen với việc làm thế nào để diễn giải kết quả hoặc
những câu trả lời dành cho họ. Người ta thường nói đến
việc hạn chế thời gian như là một trong những khó khăn
gắn liền với việc thực hiện lượng giá CLS trong thực hành;
tuy nhiên, Maguire thấy rằng thường chỉ tốn khoảng 60
giây nhiều hơn để người bác sỹ trích xuất toàn bộ các
vấn đề hiện tại của bệnh nhân mà thôi [47].
5.5. Những vấn đề khó khăn khác:
Gotay thấy rằng các rào cản khác của việc thực hiện
lượng giá CLS bao gồm các hạn chế về nhân lực và tài
chính cần thiết để tạo ra các dữ liệu chất lượng cao, có
kiểm soát; các thủ thuật theo dõi, thu thập dữ liệu và
trình ra xem xét [48]. Một số tác giả tin rằng nên dùng
các cuộc phỏng vấn bởi chuyên gia hơn là các bộ công
cụ tự lượng giá để hạn chế lượng dữ liệu bị mất.
Như Velikova và Allenby đã báo cáo, điểm số CLS
thường được thu thập từ các bộ công cụ tự lượng giá
in sẵn và được nhập bằng tay vào cơ sở dữ liệu [8], hiện
nay đây vẫn đang là phương pháp được dùng phổ biến
nhất. Tuy nhiên, Le cho thấy phương pháp này mất nhiều
công sức, nhiều thời gian (phát và thu lại bảng hỏi), và
có nhiều sai số [37]. Gần đây, người ta đã phát triển các
hệ thống nhận diện điểm số bằng quang học (optical
mark-recognition systems) để thúc đẩy việc nhập dữ liệu
vào cơ sở dữ liệu. Hình thức nhập dữ liệu này có thể xử
lý được một số lượng lớn dữ liệu và rất thực dụng đối với
các bảng hỏi được gửi tới bằng bưu điện. Tuy nhiên, hệ
thống này cũng có khó khăn nhất định, ví dụ nó đòi hỏi
các biểu mẫu đặc biệt, nhận diện được nhiều câu trả lời,
vấn đề mất dữ liệu và chúng ta phải kiểm tra cơ sở dữ
liệu mới phát hiện được sai số. Velikova và Allenby báo
cáo rằng, gần đây, các phương tiện điện tử để quản lý các
nguyễn Thị Kim TuyếnTỔNG QUAN
Tập 12, số 01
Tháng 4-2014
Tạp chí Phụ Sản
24
lượng giá CLS đã được đưa vào sử dụng để chống lại một
số trục trặc có liên quan đến các biểu mẫu in sẵn và các hệ
thống đọc quang học.
6. Bàn luận:
6.1. Tổng quan:
Mục tiêu chung của bài viết này là tìm hiểu trong y văn
thế giới về một vấn đề còn tương đối khá mới mẻ ở Việt
nam, đó là các nghiên cứu về CLS cũng như khả năng ứng
dụng của lượng giá CLS vào trong thực hành lâm sàng
trên bệnh nhân nói chung và bệnh nhân UTV nói riêng.
Bài viết cũng nhằm tìm hiểu xem việc đưa lượng giá CLS
vào thực hành có mang lại lợi ích đối với CLS của bệnh
nhân hay không, bằng cách khảo sát tính chấp nhận của
lượng giá CLS trong giới nhân viên y tế, chỉ ra các lượng
giá CLS được sử dụng như thế nào, gợi ý các giải pháp đối
với những thách thức của việc thực hiện, và tìm ra các giải
pháp kỹ thuật có thể cải thiện được tính chính xác của
lượng giá CLS giúp việc đưa nó vào thực hành lâm sàng
về ung thư một cách dễ dàng.
6.2. Tính chấp nhận và lợi ích chung của lượng
giá CLS cho bệnh nhân UTV
Lượng giá CLS đã được chứng minh là được chấp
nhận cao trong giới thầy thuốc, điều dưỡng, và các nhân
viên làm về tâm lý vì nhiều lý do. Lượng giá CLS mang lại
lợi ích cho bệnh nhân UTV bởi nó cho phép ta nhìn sâu
vào bên trong các của cuộc sống bị ảnh hưởng bởi UTV
mà thường không được đề cập đến, bao gồm sức khỏe
tinh thần, tình trạng hài lòng về cảm giác, về gia đình và xã
hội, và khả năng duy trì sự nghiệp, tăng thu nhập tài chính
và theo đuổi các họat động vui chơi giải trí. Kiến thức này
là quan trọng bởi vì nhiều bệnh nhân UTV luôn nghĩ rằng
CLS không quan trọng bằng thời gian được sống. Nỗ lực
tìm hiểu, điều tra về CLS đã cải thiện được mối liên hệ giữa
bác sỹ và bệnh nhân và cho bệnh nhân thấy rằng bác sỹ
đã luôn chăm sóc và quan tâm tới tình trạng sức khỏe của
họ. Đối với bệnh nhân, điều này thực sự có ý nghĩa.
6.3. Hướng đi tương lai trong lĩnh vực lượng giá
CLS trên bệnh nhân UTV- Các đề xuất đối với việc
thực hiện lượng giá CLS
Việc đưa vào thực hiện trong tương lai sẽ không diễn
ra theo hướng đơn giản là thêm việc lượng giá CLS vào
trong các nhiệm vụ hằng ngày của nhân viên y tế chăm
sóc bệnh ung thư. Với mục đích cung cấp các đáp ứng
kịp thời đối với nhu cầu của bệnh nhân, CLS sẽ được gắn
vào trong quá trình chăm sóc bệnh nhân theo mô hình
Báo cáo PRO (Patient-reported Outcomes) bằng cách
thiết kế lại việc chăm sóc, đặc biệt là hết sức chú ý đến
các nguyên tắc phân bố có hiệu quả cũng như đưa vào
các cấu trúc hạ tầng và các kỹ thuật mới [49].
Để được coi là một hệ thống lượng giá lý tưởng, hệ
thống đó phải thuận tiện về lâm sàng (phải hữu ích và
được trình bày theo thứ tự thời gian), phải nhạy với các
thay đổi, nhạy về văn hóa, gánh nặng thấp, ít tốn kém,
được gắn kết vào trong các thủ thuật vận hành tiêu
chuẩn và đáp ứng được các đòi hỏi của cộng đồng, của
người sử dụng và người điều phối [50]. Để phương pháp
lượng giá CLS dễ dàng đưa vào thực hiện hằng ngày, đòi
hỏi chúng phải ngắn, dễ diễn dịch kết quả, và không
cần thiết phải đào tạo hay ghi điểm rắc rối [51]. Những
lượng giá này phải được bệnh nhân dễ dàng chấp nhận
và phản hồi nhanh chóng, không gây gián đoạn [37].
Lưu ý rằng, do hạn chế thời gian nên cả bệnh nhân, bác
sỹ và nhân viên y tế đều không muốn đưa vào điều gì
mới trong công việc hằng ngày của họ. Việc cung cấp các
bảng diễn giải, các khuyến cáo về những nguồn lực có
sẵn và bảng điểm có thể hữu ích hơn là chỉ cung cấp cho
các bác sỹ một thang điểm về trạng thái chức năng [52].
6.4. Đề xuất các giải pháp hướng đến các thách
thức trong việc thực hiện
Qua tham khảo nhiều nghiên cứu, chúng tôi tổng
kết được một số đề xuất của các tác giả về những giải
pháp nhằm vượt qua những thách thức hay rào cản
để đưa việc lượng giá CLS vào với thực hành lâm sàng
ngày một nhiều hơn, như sau:
6.5. Sử dụng công nghệ để làm dễ cho việc
lượng giá CLS trong thực hành lâm sàng
Sử dụng công nghệ vào việc đưa lượng giá CLS vào
Khó khăn thách thức giải pháp được đề xuất
Về đặc điểm của bộ công cụ:
Lượng giá cLs chỉ cung cấp
những dữ liệu “mềm”
các kiểu câu hỏi có thể quá
nhạy cảm, mang tính cá nhân
hoặc không phù hợp
Khuyến cáo thực hiện lượng giá cLs, vì nó cung cấp cái
nhìn sâu vào bên trong tình trạng sức khoẻ bệnh nhân;
cung cấp các dữ liệu chất lượng, khác với các dữ liệu số
lượng mà các đo đạc “cứng” mang lại
Khi xây dựng một bộ công cụ, cần nhắm đến một
nhóm bệnh nhân cụ thể; cần test bộ công cụ nhiều lần
trước khi ứng dụng
Về cộng đồng bệnh nhân:
Không lượng giá bệnh nhân sống
lâu (trên 5 năm) mà chỉ lượng giá
bệnh nhân sống sau 1 năm
người già, ít đáp ứng, khó
nhận biết, không biết chữ
phải xây dựng và thẩm định ngay từ đầu những
bộ công cụ phù hợp với những người sống sau
bệnh trên 5 năm
nên dùng hình thức phỏng vấn trực tiếp hơn là gửi
bảng hỏi để bệnh nhân tự lượng giá
Về nhân viên y tế:
Thầy thuốc chưa quen với lượng
giá cLs và diễn giải kết quả
Không có sẵn các bộ công cụ
thích hợp để tiện dùng khi
cần thiết
Tốt nhất là tổ chức các khoá học về vấn đề ứng dụng
lượng giá cLs vào thực hành
các cơ sở y tế cần xây dựng, nghiên cứu và đưa vào
ứng dụng một số bộ công cụ thích hợp, có sẵn tại cơ sở
của mình để làm dễ cho việc sử dụng
Một số khó khăn khác:
Thiếu thời gian
các bảng lượng giá thường
được báo cáo “bằng tay”, tốn
nhiều thời gian và ít chính xác.
nên cho bệnh nhân tự lượng giá cLs trong lúc chờ đợi
đến lượt vào khám bệnh
Khuyến cáo sử dụng việc nhập dữ liệu bằng máy
vi tính để tránh sai sót, dễ dàng thống kê và báo
cáo kết quả.
Tập 12, số 01
Tháng 4-2014
Tạp chí Phụ Sản
25
Tạp chí phụ sản - 12(1), 18-26, 2014
trong thực hành lâm sàng đã mang lại nhiều thuận lợi
và làm dễ dàng hơn cho thầy thuốc sử dụng thông tin
về CLS với bệnh nhân. Ví dụ máy tính màn hình cảm
ứng giúp bệnh nhân dễ thao tác. Các phương pháp
lượng giá điện tử chính xác hơn và ít tốn thời gian
hơn các bảng hỏi bằng giấy bút.
7. Kết luận
Tóm lại, các phương tiện lượng giá CLS hữu ích và
mang lại nhiều thuận lợi và rất cho bệnh nhân UTV. Việc
đưa lượng giá CLS vào thực hành lâm sàng khám chữa
bệnh có nhiều tiềm năng mang lại lợi ích cao. CLS ngày
càng trở thành một yếu tố quan trọng phải xét đến khi
điều trị toàn diện cho bệnh nhân UTV. Việc cung cấp góc
nhìn chính xác vào bên trong CLS thông qua các bộ công
cụ lượng giá, các bác sỹ lâm sàng sẽ đưa ra các quyết định
điều trị một cách tốt hơn. Ngày nay, ứng dụng phương
tiện công nghệ thông tin trong lượng giá CLS thuận lợi,
mang lại kết quả chính xác và có hiệu quả cao, do đó nó
có thể giúp thực hiện trên diện bao phủ rộng lớn.
Lợi ích của sử dụng các công cụ CLS càng được củng
cố thêm bởi các nghiên cứu so sánh các nhóm can thiệp
và nhóm chứng, tất cả đều cho kết quả rằng các nhóm
can thiệp đã nhận được nhiều tư vấn và các thảo luận
hữu ích hơn với thầy thuốc. Thông tin và lời khuyên nhận
được trong các buổi tư vấn này mang lại nhiều lợi ích.
Ngoài việc học được về UTV, bệnh nhân còn biết được
làm thế nào để sử dụng tốt nhất các lời khuyên khi họ
nhận được để cải thiện CLS của chính mình. Vì các công
cụ CLS mang lại sự lượng giá chính xác về tình trạng hài
lòng về thể chất và họat động chức năng nên việc sử
dụng chúng trong thực hành lâm sàng sẽ mang lại lợi
ích đáng kể cho bệnh nhân và giúp cho họ tự chăm sóc
bản thân được kỹ càng hơn. Các nghiên cứu tương lai
liên quan đến CLS bệnh nhân UTV sẽ khảo sát các vấn đề
khoa học nổi bật xung quanh việc thực hiện các bộ công
cụ CLS, như là các phiên bản vi tính hóa và việc lượng giá
qua điện thoại, để làm cho quá trình lượng giá được trôi
chảy hơn nữa đối với cả bệnh nhân và thầy thuốc cũng
như những nhân viên y tế khác.
Tại Việt nam chúng ta, trong bối cảnh bệnh UTV ngày
càng tăng, chúng ta càng cần phải tập trung phát triển
nhiều hơn nữa các phương tiện chẩn đoán, phát hiện
sớm, điều trị và chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân.
Theo xu hướng chung của nền y tế thế giới, chúng ta cần
sớm tiến hành nhiều nghiên cứu hơn nữa về vấn đề CLS
và sớm đưa việc lượng giá CLS trên bệnh nhân UTV vào
trong thực hành lâm sàng tại các cơ sở y tế. Có như thế
mới mang lại lợi ích toàn diện cho bệnh nhân, nâng cao
chất lượng điều trị và chăm sóc y tế.
Tài liệu tham khảo
1. NB Đức, B Diệu, TV Thuấn, NTH Nga, TT Hoa, V Hô, NL Hoà,
ND Thăng, HQ Thắng, NC Hùng, PX Dũng, BĐ Tùng, LH Minh và
CS (2010): Tình hình mắc Ung thư vú tại Việt nam năm 2010 qua số
liệu của 6 vùng ghi nhận giai đoạn 2004-2008. Tạp chí Ung thư học
Việt nam Hội thảo phòng chống Ung thư quốc gia, Hà nội 2010. Số
1-2010;73-80.
2. B Diệu, NTH Nga, TV Thuấn, LH Minh, PX Dũng, NC Hùng.
Xu hướng của bệnh ung thư vú tại Việt nam. Tạp chí Ung thư học
Việt nam, số 4-2013; 34-39.
3. NNT Bảo, NĐ Tùng, NVQ Huy. Nghiên cứu chất lượng sống
bệnh nhân ung thư vú bằng các bộ công cụ FACT-G, SF-36 và
QLQ-C30. Tạp chí Y Dược học số 4 (2011);98-105.
4. CTT Anh, HV Trung, NQ Điền, TT Xuân, LVĐ Nhân, NTH
Nguyên, NHV Thanh, NQ Bảo, NĐT Thanh. Khảo sát chất lượng
cuộc sống trên bệnh nhân ung thư vú giai đoạn sớm đã điều trị.
Tạp chí Ung thư học Việt nam, số 4-2013;409-417
5. Ries LAG Harkins, D, Krapcho, M, et al.: SEER Cancer
Statistics Review, 1975-2003. 2006.
6. Pfizer Oncology: Breast Cancer Fact Sheet. 2006.
7. Hewitt M Herdman, R., and Holland, J., Editors, National
Research Council: Meeting Psychosocial Needs of Women with
Breast Cancer. 2004, :229-233.
8. Wen KY, Gustafson DH: Needs assessment for cancer
patients and their families. Health Qual Life Outcomes 2004, 2:11.
9. Sharpe L, Butow P, Smith C, McConnell D, Clarke S: Changes
in quality of life in patients with advanced cancer: Evidence of
response shift and response restriction. Journal of Psychosomatic
Research 2005, 58:497-504
10. Donaldson MS: Taking stock of health-related quality-of-life
measurement in oncology practice in the United States. Journal of
the National Cancer Institute Monographs 2004, :155-167
11. Schor EL, Lerner DJ, Malspeis S: Physicians’ assessment
of functional health status and well-being. Archives of Internal
Medicine 1995, 155:309-314.
12. 17 Finlay IG, Dunlop R: Quality of life assessment in palliative
care. Annals of Oncology 1994, 5(1):13-18
13. Ganz PA: Impact of quality of life outcomes on clinical
practice. Oncology 1995, 9(11):61-65.
14. Sprangers MA, Schwarz CE: Integrating response shift into
health-related quality of life research: A theoretical model. Social
Science and Medicine 1999, 48:1507-1515
15. Levine MN, Guyatt GH, Gent M, De Pauw S, Goodyear MD,
Hryniuk WM, Arnold A, Findlay B, Skillings JR, Bramwell VH, et al.:
Quality of life in stage II breast cancer: an instrument for clinical
trials. Journal of Clinical Oncology 1988, 6(12):1798-1810.
16. Day R, Ganz PA, Costantino JP, Cronin WM, Wickerham
DL, Fisher B: Health-related quality of life and tamoxifen in breast
cancer prevention: a report from the National Surgical Adjuvant
Breast and Bowel Project P-1 Study. Journal of Clinical Oncology
1999, 17(9):2659-2669
17. Cossich T, Schofield P, McLachlan SA: Validation of the
cancer needs questionnaire (CNQ) short-form version in an
ambulatory cancer setting. Qual Life Res 2004, 13(7):1225-1233.
18. Turner J, Kelly B, Swanson C, Allison R, Wetzig N:
Psychosocial impact of newly diagnosed advanced breast cancer.
Psycho-Oncology 2005, 14(5):396-407.
nguyễn Thị Kim TuyếnTỔNG QUAN
Tập 12, số 01
Tháng 4-2014
Tạp chí Phụ Sản
26
19. Aaronson NK, Ahmedzai S, Bergman B, Bullinger M, Cull A,
Duez NJ, Filiberti A, Flechtner H, Fleishman SB, Dehaes J, Kaasa
S, Klee M, Osoba D, Razavi D, Rofe PB, Schraub S, Sneeuw K,
Sullivan M, Takeda F: The European-Organization-for-Research-
and-Treatment-of-Cancer QLQ-C30 - a Quality-of-Life Instrument
for Use in International Clinical-Trials in Oncology. Journal of the
National Cancer Institute 1993, 85(5):365-376.
20. McLachlan SA, Devins GM, Goodwin PJ: Validation of
the European Organization for Research and Treatment of
Cancer Quality of Life Questionnaire (QLQ-C30) as a measure
of psychosocial function in breast cancer patients. European
Journal of Cancer 1998, 34(4):510-517.
21. Sprangers MAG, Groenvold M, Arraras JI, Franklin J,
teVelde A, Muller M, Franzini L, Wiliams A, deHaes H, Hopwood
P, Cull A, Aaronson NK: The European Organization for Research
and Treatment of Cancer breast cancer-specific quality-of-life
questionnaire module: First results from a three-country field
study. Journal of Clinical Oncology 1996, 14(10):2756-2768.
22. Brady MJ, Cella DF, Mo F, Bonomi AE, Tulsky DS, Lloyd SR,
Deasy S, Cobleigh M, Shiomoto G: Reliability and validity of the
Functional Assessment of Cancer Therapy-Breast quality-of-life
instrument. Journal of Clinical Oncology 1997, 15(3):974-986
23. Fallowfield LJ, Leaity SK, Howell A, Benson S, Cella D:
Assessment of quality of life in women undergoing hormonal therapy
for breast cancer: validation of an endocrine symptom subscale for the
FACT-B. Breast Cancer Research and Treatment 1999, 55(2):189-199.
24. Carlsson M, Hamrin E: Measurement of quality of life in
women with breast cancer. Development of a Life Satisfaction
Questionnaire (LSQ-32) and a comparison with the EORTC
QLQ-C30. Quality of Life Research 1996, 5(2):265-274.
25. da Silva Lima AF, Fleck M, Pechansky F, de Boni R, Sukop P:
Psychometric properties of the World Health Organization quality
of life instrument (WHOQoL-BREF) in alcoholic males: a pilot
study. Quality of Life Research 2005, 14(2):473-478.
26. Jacobsen PB, Davis K, Cella D: Assessing quality of life
in research and clinical practice. Oncology (Williston Park) 2002,
16(9 Suppl 10):133-139.
27. 44 Magruder-Habib K, Zung WWK: Improving Physicians
Recognition and Treatment of Depression in General Medical-
Care - Results from a Randomized Clinical-Trial. Medical Care
1990, 28(3):239-250.
28. Rubenstein LV, McCoy JM, Cope DW, Barrett PA, Hirsch
SH, Messer KS, Young RT: Improving patient quality of life with
feedback to physicians about functional status. Journal of General
Internal Medicine 1995, 10(11):607-614.
29. Gold I, Baraff LJ: Psychiatric Screening in the Emergency
Department - Its Effect on Physician Behavior. Annals of
Emergency Medicine 1989, 18(8):875-880.
30. Mazonson PD, Mathias SD, Fifer SK, Buesching DP, Malek
P, Patrick DL: The mental health patient profile: does it change
primary care physicians’ practice patterns? Journal of the
American Board of Family Practice 1996, 9(5):336-345.
31. Maguire P: Barriers to Psychological Care of the Dying.
British Medical Journal 1985, 291(6510):1711-1713
32. Detmar SB, Muller MJ, Schornagel JH, Wever LDV, Aaronson
NK: Health-related quality-of-life assessments and patient-physician
communication - A randomized controlled trial. Jama-Journal of the
American Medical Association 2002, 288(23):3027-3034.
33. Wasson J, Hays R, Rubenstein L, Nelson E, Leaning
J, Johnson D, Keller A, Landgraf J, Rosenkrans C: The short-
term effect of patient health status assessment in a health
maintenance organization. Qual Life Res 1992, 1(2):99-106.
34. Taenzer P, Bultz BD, Carlson LE, Speca M, DeGagne T,
Olson K, Doll R, Rosberger Z: Impact of computerized quality of
life screening on physician behaviour and patient satisfaction in
lung cancer outpatients. Psycho-Oncology 2000, 9:203-213.
35. Bendtsen P, Leijon M, Sommer AS, Kristenson M: Measuring
health-related quality of life in patients with chronic obstructive
pulmonary disease in a routine hospital setting: Feasibility and
perceived value. Health and Quality of Life Outcomes 2003, 1:5.
36. Di Maio M, Perrone F: Quality of Life in elderly patients with
cancer. Health Qual Life Outcomes 2003, 1(1):44.
37. Le PP, Kohane IS, Weeks JC: Using a pen-based computer
to collect health-related quality of life and utilities information.
Proceedings of the 19th Annual Symposium on Computer
Application in Medical Care 1995, :839-842.
38. Middeke M, Bauhofer A, Koller M: Computerized visualization
of quality of life data of individual cancer patients - the QoL-Profiler.
Inflammation Research 2004, 53(Supplement 2):S175-S178.
39. Donaldson M: Using patient-reported outcomes in clinical
oncology practice: benefits, challenges and next steps. Expert Rev
Pharmacoeconomics Outcomes Res 2006, 6(1):87-95.
40. Moore AA, Siu AL, Partridge JM, Hays RD, Adams J: A
randomized trial of office-based screening for common problems
in older persons. American Journal of Medicine 1997, 102(4):371-378
41. Taenzer PA, Speca M, Atkinson MJ, Bultz BD, Page S,
Harasym P, Davis JL: Computerized quality-of-life screening in an
oncology clinic. Cancer Practice 1997, 5(3):168-175.
42. Velikova G, Booth L, Smith AB, Brown PM, Lynch P, Brown
JM, Selby PJ: Measuring quality of life in routine oncology practice
improves communication and patient well-being: A randomized
controlled trial. Journal of Clinical Oncology 2004, 22(4):714-724
43. Stiggelbout AM, De Haes JCJM, Kiebert GM, Kievit J,
Leer JWH: Tradeoffs between Quality and Quantity of Life:
Development of the QQ Questionnaire for Cancer Patient
Attitudes. Med Decis Making 1996, 16(2):184-192.
44. Apolone G, Filiberti A, Cifani S, Ruggiata R, Mosconi P:
Evaluation of the EORTC QLQ-C30 questionnaire: a comparison
with SF-36 Health Survey in a cohort of Italian long-survival
cancer patients. Ann Oncol 1998, 9(5):549-557.
45. Pijls-Johannesma MC, Pijpe A, Kempen GI, Lambin
P, Dagnelie PC: Health related quality of life assessment
instruments: a prospective study on preference and acceptability
among cancer patients referred for radiotherapy. Eur J Cancer
2005, 41(15):2250-2256.
46. Morris J, Perez D, McNoe B: The use of quality of life data in
clinical practice. Qual Life Res 1998, 7(1):85-91.
47. Maguire P, Faulkner A, Booth K, Elliott C, Hillier V: Helping
cancer patients disclose their concerns. European Journal of
Cancer 1996, 32A(1):78-81.
48. Gotay CC, Korn EL, McCabe MS, Moore TD, Cheson BD:
Quality-of-life assessment in cancer treatment protocols: research
issues in protocol development. J Natl Cancer Inst 1992, 84(8):575-579.
49. Velikova G, Wright EP, Smith AB, Cull A, Gould A, Forman D,
Perren T, Stead M, Brown J, Selby PJ: Automated collection of quality-
of-life data: A comparison of paper and computer touch-screen
questionnaires. Journal of Clinical Oncology 1999, 17(3):998-1007.
50. Sederer LI, Dickey B, Eisen SV: Assessing outcomes in
clinical practice. Psychiatric Quarterly 1997, 68(4):311-325.
51. Buxton J, White M, Osoba D: Patients’ experiences using
a computerized program with a touch-sensitive video monitor
for the assessment of health-related quality of life. Quality of Life
Research 1998, 7(6):513-519.
52. Wasson J, Keller A, Rubenstein L, Hays R, Nelson E, Johnson D:
Benefits and Obstacles of Health-Status Assessment in Ambulatory
Settings - the Clinician Point-of-View. Med Care 1992, 30(5):Ms42-Ms49.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
chat_luong_song_cua_benh_nhan_ung_thu_vu_tu_nghien_cuu_den_t.pdf