Chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh Phú Yên: Nhìn từ mô hình tăng trưởng Solow

Kết luận Chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh Phú Yên trong những năm qua có sự chuyển biến tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2001 - 2011, CLTTKT nhìn chung còn thấp, đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp TFP chỉ chiếm 6,61%, TTKT theo chiều rộng, chủ yếu dựa vào sự gia tăng của yếu tố vốn, khai thác tài nguyên thiên nhiên, chiếm 65,77% và yếu tố lao động phổ thông, giá rẻ, chiếm 27,62%. Phú Yên cần có chính sách dài hạn nhằm nâng cao hiệu quả của từng yếu tố đầu vào của sản xuất, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng năng suất lao động, tham gia sản xuất theo chuỗi giá trị, cải thiện môi trường đầu tư thông thoáng hơn nữa, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 287 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh Phú Yên: Nhìn từ mô hình tăng trưởng Solow, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology Số 1/2016 No. 1/2016 52 CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH PHÚ YÊN: NHÌN TỪ MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG SOLOW ThS.NCS. Võ Xuân Hội Khoa Lý luận Chính trị, Trường Đại học Xây dựng Miền Trung Tóm tắt Chất lượng tăng trưởng kinh tế (CLTTKT) có vai trò hết sức quan trọng đối với tất cả các tỉnh, thành phố, cũng như các quốc gia, theo quan điểm của nhiều nhà kinh tế thì CLTTKT được đánh giá thông qua bốn khía cạnh chủ yếu về mặt kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế, trong đó, khía cạnh kinh tế luôn được xem là yếu tố quan trọng bậc nhất và có tính chất quyết định. Tuy nhiên, do bị giới hạn về các nguồn lực cho tăng trưởng, để duy trì được sự tăng trưởng kinh tế (TTKT) trong một khoảng thời gian dài, ổn định và có chất lượng thì việc gia tăng sự đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) có tính chất quyết định đến CLTTKT. Trong bài viết này, tác giả sử dụng mô hình tăng trưởng kinh tế của Solow để phân tích CLTTKT tỉnh Phú Yên giai đoạn 2001- 2011 dưới sự đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp (TFP). Từ khóa Tăng trưởng kinh tế, nhân tố kinh tế, TFP Phú Yên, mô hình Solow. Giới thiệu Phú Yên là tỉnh thuộc khu vực Duyên hải Nam trung bộ, với tổng dân số tính đến năm 2011 là 871.949 người, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của tỉnh bình quân đầu người đạt 19.8 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001-2011 bình quân là 11.72%/năm. Để đạt được điều đó, sự đóng góp của các nhân tố trong tăng trưởng kinh tế là hết sức to lớn. Tuy nhiên, trên thực tế, tỉnh Phú Yên vẫn còn những nguồn lực như vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên, kỹ thuật công nghệ, chưa được khai thác hết, sử dụng chưa đạt hiệu quả cao, còn gây thất thoát và lãng phí. Do đó, cần có nghiên cứu để đánh giá đúng vai trò, vị trí, sự đóng góp của từng nhân tố tác động đến TTKT, CLTTKT tỉnh Phú Yên thời gian qua, trên cơ sở đó đề xuất những kiến nghị, định hướng nhằm nâng cao CLTTKT tỉnh Phú Yên trong những năm tới. 1. Mô hình tăng trưởng Solow Mô hình tăng trưởng Solow được phát triển bởi nhà kinh tế học Robert Solow vào năm 1956 và từ đó đến nay nó được xem như là một mô hình tăng trưởng tân cổ điển chuẩn trong hệ thống lý thuyết tăng trưởng trong dài hạn. Ông đã phê phán mô hình Harrod-Domar khi cho rằng tăng trưởng là do kết quả tương tác giữa tiết kiệm với đầu tư và đầu tư là động lực cơ bản của tăng trưởng. Ông cho rằng trên thực tế TTKT có thể xảy ra không phải vì lý do tăng đầu tư hoặc ngược lại, nếu đầu tư không có hiệu quả vẫn có thể dẫn đến không có sự tăng trưởng. Kể cả trong trường hợp đầu tư có hiệu quả thì sự gia tăng tỷ lệ tiết kiệm cũng chỉ có thể tạo nên gia tăng tốc độ Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology Số 1/2016 No. 1/2016 53 TTKT trong ngắn hạn chứ không thể đạt được trong dài hạn. Mô hình Solow ngoài xét vai trò của vốn sản xuất đối với tăng trưởng còn đưa thêm các yếu tố như lao động, tiến bộ công nghệ và ông cho rằng tiến bộ kỹ thuật là yếu tố quyết định đến tăng trưởng kể cả trong ngắn hạn và dài hạn, thể hiện chất lượng của tăng trưởng. Mô hình này cho biết tiết kiệm, tăng dân số và tiến bộ công nghệ có ảnh hưởng như thế nào tới mức sản lượng và tốc độ tăng trưởng của một nền kinh tế theo thời gian. Mô hình Solow giải thích nguồn gốc của TTKT thông qua hàm sản xuất Cobb- Douglas. Hàm số này nêu lên mối quan hệ giữa sự tăng lên của đầu ra với sự tăng lên của các yếu tố đầu vào như vốn, lao động, tài nguyên và khoa học công nghệ. Và cho rằng khoa học công nghệ có vai trò quan trọng nhất với sự phát triển kinh tế. Hàm sản xuất Cobb-Douglas có dạng : Y = f (K,L,R,T,) Trong đó: Y là sản lượng đầu ra (GDP, GNI) ; K là vốn sản xuất ; L là số lượng lao động; R là nguồn tài nguyên thiên nhiên ; T là khoa học – công nghệ. Theo Solow, có thể có nhiều nhân tố khác nhau tham gia vào quá trình sản xuất nên hàm sản xuất có dấu chấm lững. Hàm sản xuất trên có thể viết lại dưới dạng: Y = TFPµ Lα Kβ Hàm sản xuất trên không đưa yếu tố tài nguyên thiên nhiên vào vì theo các nhà kinh tế học hiện đại thì đất đai là yếu tố cố định còn tài nguyên có xu hướng giảm sút. Những yếu tố này đang sử dụng có thể gia nhập dưới dạng yếu tố vốn sản xuất. Như vậy, ba yếu tố trực tiếp tác động đến tăng trưởng là vốn, lao động và yếu tố năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP). Từ hàm sản xuất trên, lấy Logarit hai vế của phương trình ta được: LnY = µLnTFP + α LnL + β LnK, tiếp tục lấy vi phân hai vế phương trình này theo thời gian t, sử dụng phương pháp toán học sau khi biến đổi ta xác định được đóng góp của các nhân tố vào tốc độ TTKT theo công thức: µgTFP = gy – α gl – β gk Trong đó: µgTFP là đóng góp của yếu tố TFP vào tốc độ tăng trưởng GDP α gl là đóng góp của yếu tố lao động vào tốc độ tăng trưởng GDP; β gk là đóng góp của yếu tố vốn vào tốc độ tăng trưởng GDP ; gy là tốc độ tăng trưởng GDP ; gl là tốc độ tăng trưởng lao động; gk là tốc độ tăng trưởng vốn; gTFP là tốc độ tăng trưởng TFP. α, β, µ là các số lũy thừa, phản ánh tỷ lệ cận biên của các yếu tố đầu vào, còn gọi là hệ số co dãn của lao động, vốn và TFP theo GDP. Thông thường để tính toán người ta dùng hồi quy mô hình kinh tế lượng cho hàm sản xuất Cobb-Douglas bằng phần mềm SPSS để xác định đóng góp của từng nhân tố trong tăng trưởng. Lý thuyết tăng trưởng Solow nhấn mạnh vai trò các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, mỗi yếu tố đều có một vai trò nhất định đối với tăng trưởng và chúng có mối quan hệ lẫn nhau. Trong đó, tư bản được quan tâm nhất bởi vì nó đi liền với tiến bộ khoa học - công nghệ, lao động được coi là nguồn vốn ban đầu thiết yếu nhất của tăng trưởng. Trong phạm vi nghiên cứu, bài viết đề cập đến ba yếu nguồn lực chủ yếu của TTKT là vốn (K), lao động (L), và yếu tố năng suất các nhân tố tổng hợp TFP (bao gồm hiệu quả đầu tư, năng suất lao động, công nghệ, phương pháp quản lý, điều hành, ) – đây được xem là yếu tố chất lượng của tăng trưởng. 2. Đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh Phú Yên qua mô hình tăng trưởng kinh tế Solow Trên cơ sở lý luận về mô hình tăng trưởng kinh tế Solow, tác giả vận dụng Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology Số 1/2016 No. 1/2016 54 vào điều kiện tỉnh Phú Yên, đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh giai đoạn 2001-2011. Từ số liệu niên giám thống kê tỉnh Phú Yên các năm 2001-2011, tác giả tính toán các giá trị LnY, LnL, LnK để làm cơ sở cho các ước lượng. Bảng 1: Tổng sản phẩm (GDP), vốn (K), lao động (L) của tỉnh Phú Yên giai đoạn 2001-2011 Năm GDP(tỷ đồng) L (nghìn người) K (tỷ đồng) LnY LnL LnK 2001 1,694.77 412.69 900.52 7.44 6.02 6.80 2002 1,875.39 425.32 966.52 7.54 6.05 6.87 2003 2,094.80 438.68 1,110.46 7.65 6.08 7.01 2004 2,337.58 448.45 1,247.29 7.76 6.11 7.13 2005 2,603.03 455.97 1,355.64 7.86 6.12 7.21 2006 2,913.81 460.42 1,590.78 7.98 6.13 7.37 2007 3,305.16 465.89 1,787.49 8.10 6.14 7.49 2008 3,709.37 473.17 2,172.68 8.22 6.16 7.68 2009 4,125.26 480.81 2,373.62 8.32 6.18 7.77 2010 4,650.38 495.36 2,605.50 8.44 6.21 7.87 2011 5,261.35 498.71 2,711.00 8.57 6.21 7.91 (Nguồn: tính toán của tác giả từ Niên giám thống kê tỉnh Phú Yên các năm) Vận dụng mô hình tăng trưởng kinh tế Solow để phân tích các nhân tố tác động đến TTKT tỉnh Phú Yên. Sử dụng phần mềm SPSS 16.0, chạy số liệu thống kê về GDP (Y), lao động (L), vốn(K), tỉnh Phú Yên giai đoạn 2001- 2011, ta có các kết quả ước lượng α và β như sau: Hệ số co dãn của lao động theo GDP tỉnh Phú Yên là α = 1.704 Hệ số co dãn của vốn theo GDP tỉnh Phú Yên là β = 0.691 Từ kết quả ước lượng α và β, ta thấy: Khi tăng 1% yếu tố đầu vào lao động thì sản lượng GDP nền kinh tế của tỉnh sẽ tăng 1.704% (giả sử yếu tố khác không đổi). Khi tăng 1% yếu tố đầu vào vốn thì sản lượng GDP của nền kinh tế tỉnh sẽ tăng 0.691% (giả sử yếu tố khác không đổi). Tổng hệ số co dãn (α+β) = 2.395>1, có ý nghĩa năng suất biên tăng dần, tức trong điều kiện của tỉnh Phú Yên, khi tăng 1% các yếu tố đầu vào thì sản lượng GDP của nền kinh tế tỉnh tăng 2.395%. Kết quả mô hình cho thấy các kiểm định thống kê đều có ý nghĩa. Biến độc lập K đảm bảo có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 99.9%, biến độc lập L đảm bảo ý nghĩa thống kê 91.2%. Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology Số 1/2016 No. 1/2016 55 Bảng 2: Kết quả hệ số hồi quy của mô hình Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients Model B Beta T Sig. VIF Constant -7.550 -1.707 0.126 LnL 1.704 0.270 1.944 0.088 4.501 1 LnK 0.691 0.731 5.253 0.001 4.501 (Nguồn: số liệu tính toán từ Niên giám thống kê tỉnh Phú Yên 2001-2011, ước lượng bằng mô hình kinh tế lượng SPSS 16.0) Tầm quan trọng của các biến độc lập K và L: chúng ta thấy, yếu tố đầu vào vốn có ảnh hưởng lớn nhất và chiếm 72.98% đến TTKT tỉnh, tiếp theo là yếu tố lao động chiếm 27.02% TTKT tỉnh. Bảng 3: Hệ số hồi quy chuẩn hóa Standardized Coefficients Model Beta Tỷ lệ % LnL 0.270 27.02 LnK 0.731 72.98 Total 1.001 100.00 (Nguồn: số liệu tính toán từ Niên giám thống kê tỉnh Phú Yên 2001-2011, ước lượng bằng mô hình kinh tế lượng SPSS 16.0) Từ kết quả số liệu thống kê về GDP (Y), vốn (K), lao động (L) giai đoạn 2001- 2011 của tỉnh Phú Yên, tác giả sử dụng mô hình Solow để xác định đóng góp của các yếu tố vào tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Phú Yên theo công thức: gY= µgTFP + α gL + β gK, trong đó: α gL là đóng góp của yếu tố lao động β gK là đóng góp của yếu tố vốn µ gTFP là đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp TFP. Bảng 4: Đóng góp của yếu tố TFP đến TTKT tỉnh Phú Yên (Đơn vị:%) Năm gY gL gK Đóng góp của yếu tố lao động (α gL) Đóng góp của yếu tố vốn (β gK) Đóng góp của yếu tố năng suất nhân tố tổng hợp (µ gTFP) 2001-2005 10.86 2.37 9.68 4.05 6.69 0.12 2006-2011 12.44 1.51 12.39 2.56 8.56 1.32 2001-2011 11.72 1.90 11.16 3.23 7.71 0.78 (Nguồn: số liệu tính toán từ Niên giám thống kê tỉnh Phú Yên 2001-2011, ước lượng bằng mô hình kinh tế lượng SPSS 16.0) Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology Số 1/2016 No. 1/2016 56 Bảng 5: Tỷ phần đóng góp của các yếu tố vào TTKT tỉnh Phú Yên qua các giai đoạn Tỷ phần đóng góp vào tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Phú Yên (%) Giai đoạn Tổng cộng Yếu tố lao động (L) Yếu tố vốn (K) Yếu tố năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) 2001-2005 100.00 37.22 61.64 1.14 2006-2011 100.00 20.64 68.77 10.59 2001-2011 100.00 27.62 65.77 6.61 (Nguồn: số liệu tính toán của tác giả từ Niên giám thống kê tỉnh Phú Yên 2001-2011 và ước lượng từ mô hình kinh tế lượng SPSS 16.0) Từ kết quả ước lượng trên cho thấy: Trong thời gian qua, TTKT tỉnh phần lớn là do yếu tố vốn quyết định, vốn chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực xây dựng cơ bản, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội, chiếm 84.7% tổng vốn đầu tư toàn bộ nền kinh tế tỉnh. Điều này cho biết năng lực sản xuất của nền kinh tế tỉnh không có nhiều thay đổi sau 11 năm, vốn đầu tư trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh thấp; Đóng góp của yếu tố lao động trong TTKT có xu hướng giảm dần, chất lượng nguồn nhân lực cải thiện không đáng kể, tình trạng vừa thiếu vừa thừa lao động diễn ra ngày càng phổ biến, đặc biệt là thiếu lao động có trình độ kỹ thuật chuyên môn cao, thiếu những chuyên gia giỏi, chính sách ưu đãi thu hút nhân tài về phục vụ và cống hiến tại Phú Yên không được quan tâm đúng mức. Tình trạng lao động thất nghiệp tại các vùng nông thôn và thành phố còn cao, thời gian lao động khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ thấp. Chưa gắn chính sách đào tạo với bố trí và sử dụng nguồn nhân lực dẫn đến tình trạng thất nghiệp hoặc làm việc không đúng chuyên môn sau khi ra trường. Chất lượng giáo dục giữa các vùng, miền còn có sự chênh lệch, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; Trình độ dân trí và nhận thức của một bộ phận nhân dân còn hạn chế; chất lượng phổ cập giáo dục chưa bền vững. Đóng góp của yếu tố năng suất các nhân tố tổng hợp mà trước hết là tiến bộ công nghệ có xu hướng tăng dần, khoa học và công nghệ phát triển chậm, trình độ nhìn chung còn lạc hậu, vẫn ở mức thấp so với nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Việc ứng dụng những thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật phát triển kinh tế - xã hội còn nhiều hạn chế, chưa phát huy vị trí, vai trò là động lực trong phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Như vậy, trong ba yếu tố đầu vào tác động đến TTKT tỉnh Phú Yên giai đoạn 2001-2011 thì yếu tố vốn có ảnh hưởng lớn nhất tiếp theo đó là yếu tố lao động và yếu tố năng suất các nhân tố tổng hợp. Trong đó, đóng góp của yếu tố lao động có xu hướng giảm dần qua các năm, đóng góp của yếu tố vốn và công nghệ có xu hướng tăng dần. Tuy nhiên, tốc độ tăng của yếu tố vốn không ổn định và có xu hướng giảm dần qua các năm. Mô hình TTKT tỉnh Phú Yên đã có bước chuyển dịch từ chiều rộng chủ yếu dựa vào vốn và lao động sang kết hợp giữa chiều rộng và chiều sâu, khẳng định vai trò đóng góp ngày càng tăng lên của yếu tố chất lượng tăng trưởng - TFP hay TTKT ngày càng có chất lượng hơn. Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology Số 1/2016 No. 1/2016 57 4. Một số kiến nghị Để nâng cao CLTTKT tỉnh Phú Yên trong thời gian tới, theo tác giả cần tập trung giải quyết một số vấn đề sau: Một là, đẩy mạnh thu hút và sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả, cải thiện môi trường đầu tư để thu hút mạnh đầu tư của khu vực tư nhân và các doanh nghiệp nước ngoài. Hai là, phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế. Một là, phải ra sức phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ đáp ứng với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Tiếp tục đầu tư và trang bị cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại cho các đơn vị hoạt động khoa học - công nghệ của tỉnh, nhằm đủ sức nghiên cứu cơ bản và ứng dụng triển khai trong thực tế. Có chính sách tạo vốn, quản lý, sử dụng vốn cho đầu tư phát triển khoa học - công nghệ một cách hiệu quả. Đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Bốn là, tiếp tục đổi mới mô hình TTKT, từ TTKT theo chiều rộng là chủ yếu sang kết hợp giữa chiều rộng và chiều sâu. 3. Kết luận Chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh Phú Yên trong những năm qua có sự chuyển biến tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2001 - 2011, CLTTKT nhìn chung còn thấp, đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp TFP chỉ chiếm 6,61%, TTKT theo chiều rộng, chủ yếu dựa vào sự gia tăng của yếu tố vốn, khai thác tài nguyên thiên nhiên, chiếm 65,77% và yếu tố lao động phổ thông, giá rẻ, chiếm 27,62%. Phú Yên cần có chính sách dài hạn nhằm nâng cao hiệu quả của từng yếu tố đầu vào của sản xuất, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng năng suất lao động, tham gia sản xuất theo chuỗi giá trị, cải thiện môi trường đầu tư thông thoáng hơn nữa, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.TS Nguyễn Thị Cành, 2004. Các mô hình tăng trưởng và dự báo kinh tế: Lý thuyết và thực nghiệm. NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. 2. GS.TS Nguyễn Thị Cành, ThS Nguyễn Anh Phong, ThS Trần Hùng Sơn, số Xuân Tân Mão, 2011. Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Tạp chí Công nghệ Ngân hàng. 3. Cục thống kê Phú Yên. Niên giám thống kê tỉnh Phú Yên các năm 2001, 2002, 2003, 2005, 2006, 2007, 2009, 2010, 2011. 4. Đảng bộ tỉnh Phú Yên. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIII trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2005-2010. 5. Đảng bộ tỉnh Phú Yên. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2011-2015. 6. PGS.TS Trần Thọ Đạt. Một số đánh giá về chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian qua, Tạp chí Kinh tế và Phát triển. 7. PGS.TS Đinh Phi Hổ, 2008. Kinh tế học nông nghiệp bền vững. NXB Phương Đông. 8. TS. Bùi Đức Hùng, NCS. Hoàng Hồng Hiệp, ThS. Huỳnh Công Minh và Võ Thị Anh Thy, 2010. Lượng hóa tác động của các nhân tố sản xuất đến tăng trưởng công nghiệp vùng Tây Nguyên. Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 21/2010. 9. Quyết định số 122/2008/QĐ-TTg ngày 29/08/2008 của Thủ Tướng Chính Phủ, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Yên đến năm 2020. 10. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. NXB Hồng Đức.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchat_luong_tang_truong_kinh_te_tinh_phu_yen_nhin_tu_mo_hinh.pdf
Tài liệu liên quan