Chất lượng việc làm của lao động làm công ăn lương ở Việt Nam

Một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao chất lượng việc làm, đặc biệt chú trọng việc làm trong khu vực phi chính thức Có bước chuyển căn bản từ giải quyết việc làm theo số lượng sang tập trung nâng cao chất lượng việc làm, đảm bảo việc làm ổn định, có thu nhập cao. Cần có chính sách quan tâm hơn đến chất lượng việc làm trong khu vực phi chính thức, chuyển dần từ việc làm phi chính thức sang việc làm khu vực chính thức. Nâng cao hiệu quả của chính sách tiền lương. Đẩy mạnh việc thực hiện các chương trình cải cách tiền lương để bảo đảm tăng tiền lương thực tế cho người lao động. Gia tăng tỷ lệ tham gia BHXH trong bối cảnh kinh tế biến động nhanh và già hóa dân số nhằm tăng cường ASXH cho người lao động. Tiếp tục tăng tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực chính thức và tăng cường chế tài đối với việc tuân thủ tham gia BHXH bắt buộc. Mở rộng sự tham gia của lao động khu vực phi chính thức vào hệ thống BHXH tự nguyện thông qua việc tiếp tục hoàn thiện các chính sách BHXH phù hợp với đặc điểm việc làm và khả năng thu nhập của người lao động. Nhà nước có chính sách khuyến khích người lao động thuộc nhóm hộ nghèo, cận nghèo tham gia BHXH tự nguyện thông qua hỗ trợ một phần phí tham gia BHXH, đảm bảo cho họ có lương hưu từ quỹ bảo hiểm xã hội khi về già. Mở rộng cơ hội tham gia BHTN cho mọi người lao động làm trong khu vực chính thức, không phân biệt tình trạng hợp đồng lao động và qui mô sử dụng lao động của doanh nghiệp. Tăng cường chất lượng hợp đồng lao động thông qua công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện luật pháp lao động, có các biện pháp thưởng phạt thoả đáng, kịp thời nhằm tăng cường tính tuân thủ của luật pháp của người sử dụng lao động và người lao động. Nâng cao chất lượng đối thoại xã hội. Tăng cường xây dựng mối quan hệ hài hoà tại nơi làm việc, tăng cường vai trò của công đoàn, của đối thoại.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 281 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chất lượng việc làm của lao động làm công ăn lương ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 35/Quý II - 2013 12 CHẤT LƯỢNG VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG LÀM CÔNG ĂN LƯƠNG Ở VIỆT NAM Ths. Chử Thị Lân Viện Khoa học Lao động và Xã hội Tóm tắt: Việc làm đầy đủ, có năng suất chất lượng là mục tiêu của mọi người lao động tất cả các quốc gia trên thế giới nhằm hướng tới việc làm bền vững (decent work). Việc làm không đơn thuần là vấn đề kinh tế mà còn có ý nghĩa xã hội và chính trị, nhất là trong bối cảnh kinh tế suy giảm như hiện nay. Bài viết này sẽ tập trung phân tích bức tranh về chất lượng việc làm của lao động làm công ăn lương của Việt Nam ở các khu vực kinh tế khác nhau trên các khía cạnh: tiền lương, phúc lợi, thời gian làm việc, tham gia các loại hình bảo hiểm, hợp đồng lao động,v.v. Từ đó, đưa ra những kết luận và hàm ý chính sách nâng cao chất lượng việc làm của người lao động trong tương lai. Từ khóa: chất lượng việc làm, lao động làm công ăn lương Summary: Sufficient employment with high productivity and quality is objective of all labors in the World in order to reach the decent work. Employment do not only have the economic sense, they also have the social, political significance, especially in the downturn economic situation. The writing will analyse the whole picture of the job quality of wage labors in Vietnam by different economic sectors interms of salary, benefit, working time, insurance participation, labor contract, v.v. Then, the conclusion and policy implications for job quality improvement will be proposed. Key words: job quality, wage employment Giới thiệu Việc làm đầy đủ, có năng suất chất lượng là mục tiêu của mọi người lao động tất cả các quốc gia trên thế giới nhằm hướng tới việc làm bền vững (decent work). Việc làm không đơn thuần là vấn đề kinh tế mà còn có ý nghĩa xã hội và chính trị, nhất là trong bối cảnh kinh tế suy giảm như hiện nay. Năm 2012, kinh tế nước ta có nhiều biến động rất phức tạp và khó khăn, kinh tế tăng trưởng thấp ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng việc làm của người lao động nói chung và lao động làm công ăn lương nói riêng. Tiền lương, phúc lợi của người lao động chưa được cải thiện. Độ bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế chưa cao đặc biệt trong khu vực phi Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 35/Quý II - 2013 13 chính thức. Vấn đề tham vấn ba bên và đối thoại xã hội chưa thật sự thể hiện đúng vai trò quan trọng của nó và chưa được tiến hành và tổ chức thường xuyên gây ra sự phát triển chưa cân đối và hài hoà lợi ích Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. Chính vì vậy, việc đảm bảo chất lượng việc làm cho người lao động là mục tiêu, nhiệm vụ và thách thức của nước ta trong thời gian tới. 1. Thực trạng chất lượng việc làm của lao động làm công ăn lương Năm 2012, cả nước có khoảng 17,8 triệu lao động làm công ăn lương ở các khu vực khác nhau. Trong đó, có trên 6,5 triệu người trong khu vực phi chính thức (hộ cá nhân và hộ kinh doanh cá thể), chiếm tỷ trọng 36,7% trong tổng số lao động làm công ăn lương. Đây là khu vực được đánh giá là có chất lượng việc làm thấp hơn khu vực chính thức. Bảng 1. Số lượng và tỷ lệ lao động làm công ăn lương chia theo khu vực sở hữu Khu vực sở hữu Số lượng (nghìn người) Tỷ lệ (%) Hộ cá nhân 3309 18,57 Hộ kinh doanh cá thể 3234 18,14 Tập thể 130 0,73 Tư nhân 4078 22,88 Cơ quan, tổ chức Nhà nước 1687 9,46 Đơn vị sự nghiệp Nhà nước 2240 12,57 Doanh nghiệp Nhà nước 1408 7,90 Vốn đầu tư nước ngoài 1685 9,45 Không xác định 54 0,30 Tổng 17825 100,00 Nguồn: Tính toán từ Số liệu điều tra Lao động việc làm 2012 của TCTK Số giờ làm việc và kế hoạch làm việc là một khía cạnh quan trọng của chất lượng việc làm. Giờ làm việc dài hoặc không tuân theo tiêu chuẩn sẽ gây khó khăn cho người lao động trong việc cân bằng làm việc với nghỉ ngơi trong cuộc sống. Năm 2012, chỉ có khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có thời gian làm việc cao hơn số giờ làm việc theo qui định của Luật lao động là 48 giờ/tuần. Tuy nhiên, mức lương của hai khu vực này lại không phải là cao nhất cho thấy sự không phù hợp giữa lao động và tiền công và số giờ làm Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 35/Quý II - 2013 14 việc cao là biện pháp duy nhất đem lại mức thu nhập như mong muốn của người lao động. Bức tranh về tiền lương trung bình tháng của người lao động rất khá nhau giữa các khu vực, rõ ràng mức tiền lương của khu vực phi chính thức thấp hơn nhiều so với các khu vực chính thức. Mức tiền lương trung bình tháng của lao động làm việc trong các hộ cá nhân thấp nhất gần 2,5 triệu đồng năm 2012, chỉ bằng 44,7% của khu vực cao nhất là khu vực doanh nghiệp nhà nước (5,6 triệu đồng). Bảng 2. Tiền lương/tháng và thời gian làm việc/tuần bình quân của lao động làm công ăn lương trong các loại hình sở hữu Tiền lương trung bình (nghìn đồng) Thời gian làm việc bình quân (giờ) Hộ cá nhân 2.482 44,99 Hộ kinh doanh cá thể 2.908 48,73 Tập thể 2.692 44,26 Tư nhân 4.180 49,11 Cơ quan, tổ chức Nhà nước 3.887 40,00 Đơn vị sự nghiệp Nhà nước 4.316 40,88 Doanh nghiệp Nhà nước 5.557 45,62 Vốn đầu tư nước ngoài 4.464 49,76 Chung 4.162 46,12 Nguồn: Tính toán từ Số liệu điều tra Lao động việc làm 2012 của TCTK Ngoài tiền lương, cũng có sự chênh lệch khá lớn về các khoản phúc lợi cho người lao động. Tỷ lệ nhận được tiền thưởng và phúc lợi khác ở khu vực nhà nước là cao nhất với tỷ lệ tương ứng là 28,1 và 42,8%. Trong khi đó dường như người lao động trong các hộ cá nhân và kinh doanh tập thể không được hưởng gì về phúc lợi khác, chỉ có 1,4% lao động được chia tiền thưởng và 8,4% được hưởng tiền phúc lợi khác như phụ cấp nghề, đi lại, quần áo, ăn trưa,... Người lao động được tham gia chính sách an sinh xã hội cũng là một khía cạnh quan trọng của chất lượng của việc làm ví dụ như bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, v.v. Khi các khả năng rủi ro đến với người lao động những chính sách này có tính chất nhằm giảm thiểu rủi ro thông qua các chương Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 35/Quý II - 2013 15 trình bảo hiểm, tín dụng đặc biệt,sẽ giúp họ giảm bớt những khó khăn về kinh tế. Bảo hiểm xã hội (BHXH) được coi là một trong những chính sách lớn, là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam. Luật Bảo hiểm xã hội được Quốc hội thông qua vào cuối năm 2006 với 3 chính sách BHXH gồm: BHXH bắt buộc có hiệu lực từ 1/1/2007, BHXH tự nguyện có hiệu lực từ 1/1/2008 và bảo hiểm thất nghiệp có hiệu lực từ 1/1/2009. Mục tiêu phát triển hệ thống BHXH trong những năm tới là tăng nhanh diện bao phủ đối tượng tham gia BHXH, nhất là BHXH tự nguyện; phấn đấu đến năm 2015 có khoảng 30% và năm 2020 có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia BHXH; xây dựng chính sách khuyến khích nông dân, lao động trong khu vực PCT tham gia BHXH tự nguyện. Theo báo cáo cáo BHXH Việt Nam, đến hết năm 2012 (sau 5 năm triển khai), tổng số người tham gia BHXH tự nguyện ở nước ta đạt gần 140 nghìn người, chiếm 1.3% tổng số người tham gia BHXH. Tuy nhiên, ước tính trong số đó có khoảng 70% là những người đã đã có thời gian tham gia BHXH bắt buộc trước đây. Số liệu điều tra lao động việc làm 2012 cũng cho thấy mức độ tham gia BHXH của lao động trong khu vực phi chính thức rất thấp, chỉ là 0,29% trong hộ cá nhân và 0,82% trong hộ kinh doanh tập thể. Điều này cho thấy việc tổ chức thực hiện chính sách BHXH tự nguyện chưa hiệu quả, chưa thu hút sự tham gia của người lao động. Bảng 3. Tỷ lệ hưởng chế độ phúc lợi và bảo hiểm của lao động làm công ăn lương trong các loại hình sở hữu ĐVT: % Hưởng ngày nghỉ phép, nghỉ lễ Có BHYT Có BHXH Có được trả tiền làm thêm giờ Có tiền thưởng Có tiền phúc lợi khác Hộ cá nhân 1,18 0,49 0,29 0,80 1,44 8,41 Hộ kinh doanh cá thể 7,50 0,94 0,82 1,71 3,46 12,37 Tập thể 58,50 42,50 36,18 6,45 9,65 16,62 Tư nhân 66,56 61,29 58,95 15,72 19,74 30,92 Cơ quan, tổ chức Nhà nước 92,82 86,46 85,08 7,16 16,01 28,26 Đơn vị sự nghiệp Nhà nước 96,62 95,65 95,08 13,08 17,71 31,20 Doanh nghiệp Nhà nước 90,30 90,50 89,81 11,79 28,06 42,83 Vốn đầu tư nước ngoài 81,09 89,04 86,59 48,11 31,77 66,40 Nguồn: Tính toán từ Số liệu điều tra Lao động việc làm 2012 của TCTK Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 35/Quý II - 2013 16 Hầu hết người lao động mong nuốn có việc làm ổn định thường xuyên. Do vậy loại công việc phải có giao kết hợp đồng làm việc sẽ đảm bảo việc làm người lao động được bảo vệ tốt hơn. Theo bảng dưới đây, đa số lao động làm việc trong khu vực hộ cá nhân và hộ kinh doanh tập thể không ký kết hợp đồng lao động, hầu hết cũng chỉ là hợp đồng bằng miệng, không có hợp đồng lao động bằng văn bản (tương ứng 98,3% và 94,3%). Không có hợp đồng lao động, lao động làm công ăn lương không có gì để đảm bảo chắc chắn cho công việc của mình. Bảng 4. Hình thức thỏa thuận hợp đồng của lao động làm công ăn lương trong các loại hình sở hữu Hộ cá nhân Hộ kinh doanh cá thể Tập thể Tư nhân Cơ quan, tổ chức Nhà nước Đơn vị sự nghiệp Nhà nước Doanh nghiệp Nhà nước Vốn đầu tư nước ngoài Tổng HĐLĐ không thời hạn 0,41 1,11 33,06 27,42 79,50 84,37 76,89 32,88 33,76 HĐLĐ từ 1-3 năm 0,99 3,39 23,78 42,12 10,95 9,71 16,33 54,97 18,94 HĐLĐ dưới 1 năm 0,23 1,24 4,03 10,23 2,67 2,10 4,09 7,25 4,06 Thỏa thuận miệng 75,37 73,12 17,80 11,19 1,20 0,50 1,14 1,04 31,24 Không có hợp đồng 23,01 21,14 21,33 9,04 5,67 3,32 1,55 3,85 12,00 Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Nguồn: Tính toán từ Số liệu điều tra Lao động việc làm 2012 của TCTK Quyền và tiếng nói của người lao động tại nơi làm việc cũng là một yếu tố rất quan trọng của chất lượng việc làm. Điều này thể hiện qua mức độ và chất lượng đối thoại xã hội giữa người lao động với sử dụng lao động và chính phủ. Trên thực tế, chỉ có các doanh nghiệp, tổ chức khu vực chính thức có tổ chức công đoàn. Tuy nhiên, vai trò hạn chế của tổ chức công đoàn cơ sở trong đàm phán, thương lượng với chủ doanh nghiệp và đấu tranh bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động đã được bộc lộ khá rõ nét. Số vụ đình công trong vài năm gần đây gia tăng nhưng hầu hết tất cả các cuộc đình công diễn ra vẫn chưa theo đúng trình tự quy định của pháp luật. Bởi vậy, giải quyết các cuộc đình công cũng không theo các trình tự thủ tục của pháp luật: giải quyết theo cơ chế tạm thời của Nhà nước – Tổ công tác liên ngành. Điều này đặt ra câu hỏi về tính khả thi của các qui định pháp luật liên quan đến trình tự diễn ra và giải quyết các cuộc đình công. Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 35/Quý II - 2013 17 Việc ký kết thỏa ước lao động tập thể còn mang nặng tính hình thức, vai trò của công đoàn và tiếng nói của người lao động còn hạn chế và thực tế, thoả ước lao động tập thể chưa thực sự là cơ sở cho việc giải quyết về vấn đề quan hệ lao động trong doanh nghiệp. Trong khu vực phi chính thức không có tổ chức thực hiện vai trò đại diện và bảo vệ các quyền và lợi ích của người lao động. II. Một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao chất lượng việc làm, đặc biệt chú trọng việc làm trong khu vực phi chính thức Có bước chuyển căn bản từ giải quyết việc làm theo số lượng sang tập trung nâng cao chất lượng việc làm, đảm bảo việc làm ổn định, có thu nhập cao. Cần có chính sách quan tâm hơn đến chất lượng việc làm trong khu vực phi chính thức, chuyển dần từ việc làm phi chính thức sang việc làm khu vực chính thức. Nâng cao hiệu quả của chính sách tiền lương. Đẩy mạnh việc thực hiện các chương trình cải cách tiền lương để bảo đảm tăng tiền lương thực tế cho người lao động. Gia tăng tỷ lệ tham gia BHXH trong bối cảnh kinh tế biến động nhanh và già hóa dân số nhằm tăng cường ASXH cho người lao động. Tiếp tục tăng tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực chính thức và tăng cường chế tài đối với việc tuân thủ tham gia BHXH bắt buộc. Mở rộng sự tham gia của lao động khu vực phi chính thức vào hệ thống BHXH tự nguyện thông qua việc tiếp tục hoàn thiện các chính sách BHXH phù hợp với đặc điểm việc làm và khả năng thu nhập của người lao động. Nhà nước có chính sách khuyến khích người lao động thuộc nhóm hộ nghèo, cận nghèo tham gia BHXH tự nguyện thông qua hỗ trợ một phần phí tham gia BHXH, đảm bảo cho họ có lương hưu từ quỹ bảo hiểm xã hội khi về già. Mở rộng cơ hội tham gia BHTN cho mọi người lao động làm trong khu vực chính thức, không phân biệt tình trạng hợp đồng lao động và qui mô sử dụng lao động của doanh nghiệp. Tăng cường chất lượng hợp đồng lao động thông qua công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện luật pháp lao động, có các biện pháp thưởng phạt thoả đáng, kịp thời nhằm tăng cường tính tuân thủ của luật pháp của người sử dụng lao động và người lao động. Nâng cao chất lượng đối thoại xã hội. Tăng cường xây dựng mối quan hệ hài hoà tại nơi làm việc, tăng cường vai trò của công đoàn, của đối thoại. Tài liệu tham khảo: 1. Viện Khoa học Lao động và Xã hội (2013), Báo cáo Xu hướng Lao động và Xã hội 2012. 2. TCTK (2013), Số liệu điều tra Lao động – Việc làm 2012 3. European Foundation for the Improvement of Living and Working Conditions (2002) Quality of work and employment in Europe: Issues and challenges. Foundation paper number 1. www.eurofound.eu.int

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchat_luong_viec_lam_cua_lao_dong_lam_cong_an_luong_o_viet_na.pdf