Oxygent (perflubron) là nhũ tương thế hệ 2
được nghiên cứu dùng để pha loãng máu tiền
phẫu thuật [11]. Oxygent sử dùng chất nhũ hóa
phospholipid, có ưu điểm là thời gian tuần hoàn
trong máu dài (t1/2 = 9h) trong khi thời gian lưu
trong cơ thể ngắn (4 ngày) [28]. Các nghiên cứu
tiền lâm sàng và lâm sàng cho thấy oxygent ở
liều tương đối thấp (1,35 g/kg) có thể cung cấp
đủ oxy cho cơ thể người và động vật trong điều
kiện giảm hemoglobin do chảy máu [34, 35].
Trong một nghiên cứu pha III tại Châu Âu,
oxygent phối hợp pha loãng máu đẳng thể tích
(Acute Normovolemic Hemodilution) giúp
giảm truyền máu ngoài cũng như giảm số đơn
vị máu phải truyền ở bệnh nhân thực hiện phẫu
thuật ngoài tim. Tuy nhiên, PFC có xu hướng
làm tăng nguy cơ gặp các biến cố bất lợi và tỉ lệ
tử vong ở nhóm dùng oxygent cao gấp đôi so
với nhóm chứng [36]. Đây có thể là lý do các
thử nghiệm lâm sàng trên oxygent đã buộc phải
dừng lại
9 trang |
Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 651 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chất vận chuyển oxy Perfluorocarbon và triển vọng phát triển hồng cầu nhân tạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 32, Số 2 (2016) 1-9
1
Chất vận chuyển oxy Perfluorocarbon và triển vọng
phát triển hồng cầu nhân tạo
Nguyễn Thị Thanh Thủy1, Trịnh Ngọc Dương2,
Nguyễn Thị Thanh Bình2,*, Bùi Thanh Tùng2, Nguyễn Thanh Hải2
1Trường Đại học Dược Hà Nội, 13-15 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
2Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt
Máu nhân tạo, hay còn gọi là chất thay thế máu, là những dạng bào chế sử dụng các chất khác nhau, dùng để
bù dịch và/hoặc vận chuyển khí oxy cũng như các khí khác trong hệ tuần hoàn thay cho chức năng tự nhiên của
máu. Với nhiều ưu điểm so với máu hiến tặng tự nhiên, nhiều hợp chất khác nhau có nguồn gốc tổng hợp hóa
học hoặc sinh học đã được nghiên cứu để sử dụng cho mục đích này. Máu nhân tạo được chia thành hai nhóm
chính: Nhóm bào chế từ perfluorocarbon (các phân tử hydrocarbon được flor hoá) có khả năng bắt giữ oxy ở môi
trường giàu oxy và nhả oxy ở môi trường nghèo oxy; nhóm còn lại là các chất thay thế máusử dụng hemoblobin.
Bài tổng quan này trình bày các tính chất lý hoá, các dạng bào chế và các chế phẩm máu nhân tạo có nguồn gốc
perfluorocarbon đang được nghiên cứu đồng thời nêu các vấn đề gặp phải khi sử dụng các perfluorocarbon làm
chất vận chuyển oxy trong cơ thể.
Nhận ngày 26 tháng 9 năm 2015, Chỉnh sửa ngày 07 tháng 11 năm 2015, Chấp nhận đăng ngày 05 tháng 12 năm 2016
Từ khóa: Perfluorocarbon, máu nhân tạo, chất thay thế máu, chất vận chuyển oxy.
1. Giới thiệu *
Kể từ khi William Harvey lần đầu tiên mô
tả vòng tuần hoàn cũng như tính chất và vai trò
của máu vào năm 1616, các chế phẩm có thể
thay thế máu (máu nhân tạo) đã bắt đầu được
tìm kiếm và phát triển. Từ đầu thế kỉ 20, các
chế phẩm này thực sự nhận được nhiều quan
tâm và phát triển vì việc truyền máu có nhu cầu
cao, nguồn cung cấp máu có hạn, và ẩn chứa
nhiều nguy cơ khi truyền máu tự nhiên [1, 2].
Máu nhân tạo được định nghĩa là các sản phẩm
dùng để thay thế máu thật nhằm bù dịch
và/hoặc vận chuyển khí trong hệ tuần hoàn [3].
Theo, định nghĩa này, máu nhân tạo hiện nay
chưa có những vai trò khác của máu thật như
_______
* Tác giả liên hệ. ĐT: 84-1687768293
Email: binhnguyen@vnu.edu.vn
tham gia vào hệ miễn dịch hay quá trình đông
máu. Máu nhân tạo được phát triển trên cơ sở
sử dụng các chất tổng hợp có khả năng vận
chuyển oxy được gọi chung là chất mang oxy.
Chúng được chia thành hai nhóm chính là nhóm
perflurocarbon (PFC) và nhóm dựa trên
hemoglobin (HBOC) [1]. Bài tổng quan này tập
trung giới thiệu nhóm chất mang oxy thứ nhất.
2. Cấu trúc và tính chất perflurocarbon
PFC tồn tại dưới dạng lỏng, được tổng hợp
toàn phần, có cấu trúc giống hydrocarbon
nhưng các nguyên tử hydro (H) được thay thế
bằng flor (F) hoặc flor và các halogen khác như
brom (Br), clor (Cl), chúng có thể ở dạng mạch
thẳng, mạch nhánh hoặc mạch vòng. PFC hiện
N.T.T. Thủy và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 32, Số 2 (2016) 1-9
2
được tổng hợp hoàn toàn bằng các quá trình
chọn lọc, có hiệu suất cao và ít tạp chất có thể
gây độc [4]. Đây là lợi thế lớn của PFC so với
các HBOC vì chúng có thể dễ dàng được sản
xuất công nghiệp với chi phí rẻ, không phụ
thuộc vào nguồn nguyên liệu sinh học [5, 6].
PFC được tổng hợp từ những năm 1920, nhưng
mãi đến năm 1996, khả năng sử dụng như chất
mang oxy mới được biết đến khi Clark và
Gollan mô tả thí nghiệm cho chuột thở trong
PFC bão hoà oxy [7].
Hình 1. Chuột thở trong fluorocarbon lỏng
được bão hoà oxy [8].
Hình 2. Cấu trúc một số perflurocarbon đang
được thử nghiệm lâm sàng: (1) Perfluorodecalin
C10F18, (2) Triperfluoropropylaminel N(C3F7)3,
(3) C9NF17, (4) Perfluorobron C8F17Br,
(5) Dichloroperfluoro-n-octane C8F16Cl2 [6].
PFC là các chất lỏng trong suốt, không
màu, không mùi, không tan trong nước, có độ
nhớt động học xấp xỉ nước, sức căng bề mặt
thấp (12-18 dyne/cm) [9]. Nhờ sự có mặt của
các nguyên tử F mà tính chất lý hóa của PFC rất
đặc biệt so với các hydrocarbon tương ứng.
PFC có thế ion hóa cao nhưng rất khó bị phân
cực. Liên kết C-F (485 kJ/mol) là liên kết bền
vững nhất được tìm thấy trong hóa học hữu cơ.
Liên kết này còn trở nên bền vững hơn nữa nếu
tiếp tục thế nguyên tử H bằng F (531 kJ/mol đối
với nhóm CF3 tận cùng) [6]. Tính trơ của PFC
còn do lớp electron dày đặc của nguyên tử F
hình thành rào không gian có tác dụng chắn,
bảo vệ tránh khỏi sự tấn công của các tác nhân
hóa học. Quá trình flor hóa làm tăng tính kỵ
nước của PFC so với các hydrocarbon tương
ứng, nhưng tương tác giữa các mạch lại giảm.
Lực liên kết Van der Waals yếu có thể là lí do
giải thích một số đặc tính của PFC như hằng số
điện môi thấp [10], sức căng bề mặt thấp, chỉ số
trải rộng cao, nhiệt độ nóng chảy cao, áp suất
hơi và khả năng hòa tan các khí cao [6].
3. Nguyên lý sử dụng perfluorocarbon làm
máu nhân tạo và ưu nhược điểm
PFC có khả năng hòa tan các chất khí vượt
trội so với các chất lỏng khác. Độ tan của khí
trong PFC phụ thuộc vào thể tích phân tử
(CO2>O2>N2) và tuân theo định luật Henry
[11]. Độ tan của O2 trong các PFC nằm trong
khoảng 37,5 - 55,5 ml/100 ml [12]. Khi thay
nguyên tửF bằng Br hoặc Cl, khả năng hòa tan
O2 của PFC giảm [6]. Dựa vào khả năng hòa
tan tốt các khí ở phổi và dễ dàng giải phóng khí
ở mô, PFC có thể được ứng dụng làm chất vận
chuyển oxy thay thế hồng cầu.
Tương tự như hồng cầu, PFC vận chuyển
khí trong cơ thể theo sự chênh lệch gradient
nồng độ [1]. PFC hòa tan một lượng lớn O2 tại
phổi, nơi có áp suất khí oxy riêng phần cao, rồi
vận chuyển đến các mô và giải phóng O2 tại
đây. Do tương tác giữa dung môi và chất tan
yếu (tương tác vật lý) nên khả năng giải phóng
O2 của PFC cao đến 90% trong khi của
hemoglobin (có tương tác hóa học) là 25 - 30%
[6]. Tuy nhiên, trong điều kiện bình thường,
nhũ tương PFC chỉ hòa tan được lượng O2 rất
thấp so với hemoglobin nên thực tế trên lâm
sàng bệnh nhân phải thở khí chứa 70 - 100% O2
N.T.T. Thủy và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 32, Số 2 (2016) 1-9 3
[13]. Theo chiều ngược lại, PFC vận chuyển
CO2 từ các mô và thải ra ngoài theo đường
phổi. Siêu vi nhũ tương PFC (nano nhũ tương)
có diện tích bề mặt lớn, tạo điều kiện trao đổi
O2 và CO2 hiệu quả cao [14]. Ưu điểm của
nhóm chất vận chuyển oxy perfluorocarbon so
với máu thật được trình bày trong bảng 1.
Bảng 1. Ưu điểm của máu nhân tạo perfluorocarbon
so với máu thật [1, 2, 11, 15]
Máu thật Perfluorocarbon
Phải bảo quản lạnh,
thời gian bảo quản
ngắn (42 ngày)
Bảo quản ở nhiệt độ
thường, thời gian bảo
quản dài hơn, có thể tới
một năm
Khả năng vận
chuyển oxy giảm
theo thời gian
Khả năng vận chuyển
oxy không thay đổi theo
thời gian
Lượng máu hiến
tặng không đáp ứng
đủ nhu cầu
Không phụ thuộc vào
nguồn hiến tặng
Nguy cơ lây truyền
các bệnh truyền
nhiễm như HIV,
viêm gan do virus,
Tránh các bệnh truyền
nhiễm lây truyền qua
đường máu do sản phẩm
hoàn toàn tinh sạch
Cần có sự tương
thích về nhóm máu
Có thể sử dụng cho mọi
nhóm máu
Hồng cầu thật
không thể di chuyển
qua những mạch
máu bị tắc
Kích thước giọt vi nhũ
tương PFC chỉ bằng
khoảng 1/40 của hồng
cầu nên có thể đến được
những mô mà hồng cầu
không thể tới khi mạch
máu bị tắc
Chi phí cao Chi phí thấp hơn
Trong cơ thể, các PFC không bị chuyển
hóa, chúng được thải trừ qua da và phổi ở dạng
nguyên vẹn. Đây là một đặc điểm có lợi của các
thuốc sử dụng trên người. Nói chung, các PFC
có từ 9 - 12 carbon có tính chất thải trừ phù hợp
[16]. Ví dụ, perfluorodecalin có thời gian bán
thải khỏi vòng tuần hoàn là 24 giờ và thải trừ
khỏi cơ thể trong 8 - 9 ngày [12]. Các PFC chứa
ít hơn 9 carbon có áp suất hơi quá cao, được
thải trừ quá nhanh và dễ gây tắc mạch do tạo
bọt khí. Ngược lại, các PFC vớinhiều hơn 12
carbon có áp suất hơi thấp, thải trừ rất chậm và
có thể không thải trừ hoàn toàn khỏi cơ thể
được [12, 16].
4. Bào chế các chế phẩm chứa perfluorocarbon
PFC có thể được bào chế dưới các dạng đặc
biệt như nhũ tương,vi nhũ tương, nano nhũ
tương, liposome.
Nhũ tương PFC có thể được bào chế theo
phương pháp đồng nhất hóa sử dụng áp suất cao
hoặc sóng siêu âm. Tuy nhiên, siêu âm làm cho
PFC bị phá hủy một phần, giải phóng ion F-,
làm thay đổi cấu trúc của nhũ dịch và tăng nguy
cơ gây độc [4]. Mặc dù PFC có độ nhớt và sức
căng bề mặt thấp, sự có mặt của các chất nhũ
hóa là cần thiết để giữ ổn định nhũ tương PFC
trong nước. Các chất nhũ hóa đã được sử dụng
để bào chế nhũ tương PFC bao gồm: Pluronic
F68 (copolymer oxyethylene-polypropylene),
phospholipid từ lòng đỏ trứng, các hợpchất flor
hóa (FA) hoặc bán flor hóa (SFA). Mặc dù các
chất diện hoạt không ion hóa không ảnh hưởng
đến sự trao đổi oxy qua bề mặt dầu - nước của
nhũ tương PFC nhưng lại có thể là nguyên nhân
gây độc cho cơ thể [17]. Pluronic F68 được sử
dụng trong nhũ tương PFC thế hệ 1, được cho
là nguyên nhân gây hoạt hóa bổ thể kèm theo
giảm bạch cầu, mặc dù các tác dụng không
mong muốn này có thể đảo ngược và thường
không nghiêm trọng [18]. Tác dụng không
mong muốn tương tự không còn xuất hiện ở
nhũ tương PFC thế hệ 2, sử dụng phospholipid
làm chất nhũ hóa [4, 18]. Hiện nay, các nhũ
tương PFC thế hệ 3 sử dụng phối hợp
phospholipid và các FA hoặc SFA làm chất nhũ
hóa. Phối hợp các FA có thể làm giảm sức căng
bề mặt nước dầu xuống còn vài dyn/cm, mức
mà không một chất nhũ hóa hydrogen nào đạt
tới [10, 19]. Do hiệu quả nhũ hóa cao nên nồng
độ của các chất này thấp hơn từ 10 - 100 lần các
chất diện hoạt thông thường [10]. Các SFA
được dùng làm chất diện hoạt ở nồng độ thấp vì
chúng dễ dàng tập trung ở bề mặt giữa hai
tướng dầu/nước và trơ về mặt hóa học [20].
Nhờ phối hợp thêm các chất nhũ hóa này mà
nhũ tương thế hệ 3 có nồng độ PFC đạt đến đến
90% (w/v), kích thước khoảng 220 nm và ổn
định ít nhất 6 tháng ở nhiệt độ 40°C (điều kiện
lão hóa cấp tốc) [4].
Khác với nhũ tương, vi nhũ tương được
hình thành tự phát bằng cách phối hợp chất diện
N.T.T. Thủy và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 32, Số 2 (2016) 1-9
4
hoạt với tỉ lệ thích hợp vào hỗn hợp dầu/nước
không trộn lẫn mà không cần lực phân tán[21].
Do không phụ thuộc vào phương pháp bào chế
và không cần cung cấp năng lượng nên độ lặp
lại của quá trình vi nhũ tương hóa rất cao. Tuy
nhiên, để hình thành vi nhũ tương ổn định đòi
hỏi lượng lớn chất nhũ hóa [10]. Nhũ tương
Perfluorooctyl bromide (PFOB) có ổn định cao,
kích thước tiểu phân nhỏ và phân bố hẹp được
bào chế bằng cách sử dụng các chất nhũ hóa là
phospholipid và SFA CnF2n+1CmH2m+1 (diblock
FnHm). SFA được thêm vào với mục đích ổn
định lớp màng phân cách giữa hai pha dầu và
nước [13].
Hiện nay, hướng bào chế các chất vận chuyển
oxy dưới các dạng: liposome, PEGylated
transfersome, dendrimer hoặc polymerosome
đang thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa
học do có thể giúp hạn chế các tác dụng không
mong muốn (như độc tính với thận, hoạt hóa phản
ứng miễn dịch,) đồng thời tăng thời gian tuần
hoàn và thời gian bảo quản [22]. Phối hợpcác
diblock FnHm với phospholipid làm thay đổi đáng
kể đặc tính lý hóa của liposome [23, 24]. Chẳng
hạn như khi phối hợp FnHm với
phosphatidylserine, quá trình hình thành màng
lipid kép cũng như tốc độ giải phóng các chất bên
trong giảm đáng kể so với chỉ có phospholipid
[25]. Độ ổn định của liposome ở 25°C tăng lên
đáng kể khi có mặt F4H10E so với liposome chỉ
dùng dimyristoylphosphatidyl choline (DMPC).
F4H10E có tác dụng làm giảm tính thấm của màng
phospholipid, tăng độ bền nang hóa, kéo dài t1/2
của liposome 16 lần so với liposome chỉ dùng
DMPC [24].
Khi nhắc tới các dạng bào chế thuốc thuộc
hệ phân tán với kích thước nano, các yếu tố cần
quan tâm là kích thước, phân bố kích thước tiểu
phân và điện thế bề mặt. Điện thế bề mặt tiểu
phân được cho là có ảnh hưởng đến tốc độ bị
thực bào và tương tác giữa tiểu phân với tiểu
cầu [26]. Sử dụng các polymer thân nước như
PEG để xử lý bề mặt là một cách phổ biến để
kéo dài thời gian tồn tại của các tiểu phân trong
vòng tuần hoàn. Bên cạnh đó, việc kiểm soát
kích thước của tiểu phân rất quan trọng vì khi
kích thước tiểu phân trên 300 nm, độc tính của
hệ tăng lên và thời gian tuần hoàn trong máu
giảm [22]. Tốc độ tăng kích thước của tiểu phân
nhũ tương phụ thuộc vào bản chất của PFC, đặc
biệt là khả năng khuếch tán, hòa tan của PFC
trong nước và ngược lại [6, 19]. Nghiên cứu
cho thấy nhũ tương Perfluorotributylamine ổn
định hơn nhiều so với nhũ tương
Perfluorodacelin trong cùng điều kiện bào chế
và bảo quản. Số lượng nguyên tử carbon nhiều
hơn làm tăng tính kỵ nước của phân tử PFC có
thể là lý do chính giải thích sự ổn định này. Tuy
nhiên tăng tính kỵ nước cũng đồng nghĩa kéo
dài thời gian thải trừ khỏi cơ thể. Điều này dẫn
đến việc phải lựa chọn PFC vừa có khả năng
tạo nhũ tương ổn định vừa có thời gian bán thải
mong muốn [19]. Một biện pháp đã được áp
dụng thành công để dung hòa hai yêu cầu trên
là phối hợp các PFC với nhau. Phối hợp PFOB
với một lượng nhỏ Perfluorodecylbromide
(PFDB) giúp tạo ra nhũ tương với kích thước
giọt dưới 100 nm so với nhũ tương kích thước
200 nm nếu chỉ sử dụng PFOB. PFDB cực kỳ
kị nước, có tác dụng ức chế sự khuếch tán tiểu
phân PFC bằng cách làm giảm độ tan trong
nước của pha dầu [27]. Sự không ổn định của
nhũ tương PFC có thể đượcgiải thích dựa trên
định luật Ostwald - ripening [19].
5. Các nghiên cứu và ứng dụng
perfluorocarbon trong lâm sàng
Nhờ có những đặc tính riêng biệt, PFC đã
được nghiên cứu và ứng dụng trên lâm sàng với
nhiều chỉ định khác nhau. PFC có thể dùng làm
chất lỏng hô hấp do có tác dụng củng cố bão
hòa oxy trong tổn thương phổi cấp, cải thiện sự
kích ứng phổi và ức chế viêm phổi [6, 9], đưa
thuốc đến phổi với nồng độ cao (ví dụ các
kháng sinh) [10], chẩn đoán bằng tia X sử dụng
đặc tính từ của 19F-PFC, điều trị ung thư và bảo
quản các cơ quan nội tạng [4]. Tuy nhiên, có
thể thấy các ứng dụng làm chất vận chuyển O2
trong phẫu thuật ngoại khoa, điều trị thiếu máu,
mất máu thu hút được nhiều sự quan tâm hơn
cả. Nhiều chế phẩm từ PFC đã và đang được
nghiên cứu và thử nghiệm ở các giai đoạn khác
nhau [6, 11, 28].
N.T.T. Thủy và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 32, Số 2 (2016) 1-9 5
Bảng 2. Một số chế phẩm từ Perfluorocarbon đã và đang được thử nghiệm [29]
Tên sản
phẩm
Công ty Loại PFC Chỉ định
Giai đoạn
nghiên cứu
Fluosol
DA
Green Cross
Corp., Osaka,
Nhật Bản
Perfluorodecaline và
Perfluorotripropylamine
20% (kl/tt)
- Phẫu thuật thông mạch
vành
- Bổ trợ hóa/xạ trị
Được cấp phép
tại Mỹ (1989),
đã ngừng sản
xuất
- Pha loãng máu trước phẫu
thuật, chống thiếu máu
- Bổ trợ hóa/xạ trị
Pha II/III,
ngừng thử
nghiệm do độc
tính trên não
và tăng nguy
cơ sốc
Oxygent Alliance
Pharmaceutical
Corp., San
Diego, CA, Mỹ
Perfluorooctylbromide
90% (kl/tt)
- Nghiên cứu hình ảnh
fMRI chức năng của não
đáp ứng với rTMS trong
điều trị trầm cảm nặng
Đang tuyển
tình nguyện
viên
Oxyfluor HemaGenPFC
Inc.,St Louis,
MO, Mỹ
Perfluorodichlorooctane Pha loãng máu trước phẫu
thuật, chống thiếu máu
Pha I/II
Oncosol Sierra Ventures,
Menlo Park, CA,
Mỹ
Perfluorophenanthrene Bổ trợ hóa/xạ trị Pha I
S-9156 Sonus Corp.,
Seattle, WA, Mỹ
Dodecafluoropentane * Tiền lâm sàng
Perftoran Perftoran, St.
Petersburg, Nga
Perfluorodecalin và
Perfluoromethyl
cyclohexylpiperidine
- Chống thiếu máu
- Bảo quản cơ quan nội
tạng trong phẫu thuật
Được cấp phép
tại Nga (1996)
Oxyflour HemaGen, St.
Louis, MO, Mỹ
Perfluorodichlorooctane
40% (kl/tt)
* Tiền lâm sàng
- Ngăn thiếu oxy mô trong
phẫu thuật tạo hình hoặc
phẫu thuật tim
Pha II Oxycyte Oxygen
Biotherapeutics
Inc., NC, Mỹ
F-tertbutylcyclohexane
- Tăng lượng oxy đến não
cho bệnh nhân bị tổn
thương não trầm trọng
Pha II, một số
đã kết thúc
L
*: Không có thông tin
Fluosol DA 20 là nhũ tương PFC đầu tiên
được cấp phép lưu hành với chỉ định dùng trong
phẫu thuật mạch vành [2]. Tuy nhiên, fluosol đã
bị ngừng sản xuất không chỉ bởi tác dụng điều
trị hạn chế mà còn do gây nhiều tác dụng phụ,
đặc biệt nguy cơ gặp các biến chứng nghiêm
trọng như phù phổi, suy tim tắc nghẽn với nguy
cơ tử vong cao [30-32].
Perftoran đã được cho phép sử dùng tại Nga
từ 1996 và tới trước năm 2000, sản phẩm đã
được dùng trên 2.000 bệnh nhân cho rất nhiều
các trường hợp lâm sàng khác nhau [28].
Perftoran cho thấy tác dụng tăng nồng độ oxy
bão hòa, giảm tổn thương do thiếu máu hoặc
thiếu oxy và cải thiện động học của máu. Tuy
nhiên, nhiều dữ liệu lâm sàng chi tiết, bao gồm
cả liều dùng chưa rõ ràng [28, 33].
Oxyfluor là sản phẩm được nghiên cứu với
chỉ định làm giảm tắc nghẽn mạch gây tổn
thương thần kinh trong phẫu thuật ngoài tim
phổi [11]. Trong một nghiên cứu tiền lâm sàng,
Oxyfluor cho thấy tác dụng cải thiện mức oxy
bão hòa tại mô và tổng lượng oxy tiêu thụ của
cơ thể [13]. Hiện chưa có thông tin thử lâm
sàng của oxyfluor.
N.T.T. Thủy và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 32, Số 2 (2016) 1-9
6
Oxygent (perflubron) là nhũ tương thế hệ 2
được nghiên cứu dùng để pha loãng máu tiền
phẫu thuật [11]. Oxygent sử dùng chất nhũ hóa
phospholipid, có ưu điểm là thời gian tuần hoàn
trong máu dài (t1/2 = 9h) trong khi thời gian lưu
trong cơ thể ngắn (4 ngày) [28]. Các nghiên cứu
tiền lâm sàng và lâm sàng cho thấy oxygent ở
liều tương đối thấp (1,35 g/kg) có thể cung cấp
đủ oxy cho cơ thể người và động vật trong điều
kiện giảm hemoglobin do chảy máu [34, 35].
Trong một nghiên cứu pha III tại Châu Âu,
oxygent phối hợp pha loãng máu đẳng thể tích
(Acute Normovolemic Hemodilution) giúp
giảm truyền máu ngoài cũng như giảm số đơn
vị máu phải truyền ở bệnh nhân thực hiện phẫu
thuật ngoài tim. Tuy nhiên, PFC có xu hướng
làm tăng nguy cơ gặp các biến cố bất lợi và tỉ lệ
tử vong ở nhóm dùng oxygent cao gấp đôi so
với nhóm chứng [36]. Đây có thể là lý do các
thử nghiệm lâm sàng trên oxygent đã buộc phải
dừng lại.
Oxycyte là nhũ tương PFC thế hệ 3, có kích
thước tiểu phân 150-300 nm của perfluoro (tert-
butylcyclohexane) trong môi trường đệm trung
tính, đẳng trương [37]. Sau khi hoàn thành pha I
và IIa tại Mỹ, oxycyte được tiếp tụcthử lâm
sàng pha IIb trên đối tượng bệnh nhân chấn
thương sọ não ở Châu Âu. Tuy nhiên nghiên
cứu đã bị ngừng lại vào năm 2014 [38].
6. Tác dụng không mong muốn
PFC gây ra các tác dụng không mong muốn
trên lâm sàng ở những mức độ khác nhau, đây
là một trong những trở ngại chính trong việc
ứng dụng rộng rãi PFC. Điểm qua một số chế
phẩm PFC có thể thấy hiện chưa có một chế
phẩm nào được sử dụng rộng rãi trên lâm sàng,
trừ perftoran được dùng tại Nga.
PFC thường không gây tác dụng không
mong muốn trên tiền lâm sàng hoặc các pha đầu
lâm sàng nhưng các tác dụng không mong
muốn nghiêm trọng như sốc, giảm tiểu cầu xuất
hiện ở pha II hoặc pha III dẫn tới nhiều nghiên
cứu lâm sàng bắt buộc phải dừng lại [28]. Tuy
nhiên cũng không loại trừ nguyên nhân khiến
một số nghiên cứu phải dừng lại giữa chừng là
do sai sót trong protocol nghiên cứu chứ không
phải là do thuốc [39]. Một số tác dụng không
mong muốn đã tìm được nguyên nhân, nhưng
nói chung đa số có cơ chế chưa rõ ràng. PFC bị
bắt giữ ở hệ thống lưới nội mô trước khi thải
trừ, do đó có thể gây quá tải, tăng men gan, làm
gan lách to [2]. PFC làm giảm chức năng của
bạch cầu trung tính nhưng lại hoạt hoá đại thực
bào và bạch cầu đơn nhân giải phóng các chất
trung gian hóa học như prostaglandin, cytokine,
endopreoxide. Đây có thể là nguyên nhân dẫn
đến các tác dụng không mong muốn như đau
đầu, sốt, rét run, nôn mửa và đau lưng trên các
thử nghiệm lâm sàng. PFC làm thay đổi bề mặt
tiểu cầu, tăng mức thanh thải, gây giảm số
lượng tiểu cầu (có thể tới 40%). PFC còn có thể
kéo dài thời gian tác dụng của một số thuốc bao
gồm các barbiturate [15].
7. Triển vọng tương lai
Cùng với các HBOC, các chế phẩm từ PFC
với hiệu quả trị liệu cao và an toàn được mong
đợi sẽ sớm có ứng dụng rộng rãi trên lâm sàng.
Để làm được điều nàycần phải vượt qua nhiều
khó khăn và thử thách. Thứ nhất, thời gian bán
thải ngắn và khả năng mang oxy tỷ lệ với áp
suất riêng phần của khí đã làm cho ứng dụng
của PFC chỉ hạn chế trong những trường hợp
cần cung cấp oxy trong thời gian ngắn, tại
những nơi có nguồn cung cấp oxy [40]. Thứ
hai, cần áp dụng các kỹ thuật bào chế hiện đại
để tăng nồng độ PFC trong nhũ tương, hạn chế
tác dụng không mong muốn (đặc biệt các biến
cố nghiêm trọng như giảm tiểu cầu, đột quỵ),
kéo dài thời gian tuần hoàn trong máu đồng thời
giảm thời gian tồn lưu trong cơ thể, tăng độ bền
của chế phẩm. Thứ ba, thiết kế thí nghiệm đánh
giá khả năng vận chuyển oxy hoặc đánh giá
mức độ điều trị thành công, các vấn đề đạo đức
trong lâm sàng cần phải được nghiên cứu, cải
thiện, từ đó thu thập được những thông tin lâm
sàng hữu ích [1].
Hiện nay PFC đang được nghiên cứu với
những cách tiếp cận mới đáng chú ý. Nghiên
cứu bước đầu cho thấy tác dụng hiệp đồng khi
phối hợp cả hai dạng vận chuyển oxy PFC và
N.T.T. Thủy và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 32, Số 2 (2016) 1-9 7
HBOC [41]. Nhũ dịch PFC đang được nghiên
cứu ứng dụng với các mục đích khác như chẩn
đoán hình ảnh MRI và siêu âm [39]. Các dạng
bào chế như nhũ tương nước/PFC, dầu/PFC,
dầu/PFC/nước có thể phát triển thành hệ vận
chuyển cả thuốc thân dầu và thân nước tới phổi
một cách đồng đều, lặp lại và có kiểm soát [10].
Một số nghiên cứu sử dụng tiểu phân nano chứa
PFC như là tá dược mang oxy nhằm chống ung
thư kháng điều trị trong điều kiện thiếu oxy
(hypoxia-associated cancer therapeutic
resistance) [42, 43]. Không chỉ ứng dụng để vận
chuyển O2 và CO2, các PFC cũng có thể được
dùng trong điều trị bệnh khí ép khi lặn biển [12].
Hy vọng các nghiên cứu về PFC sẽ sớm thu
được những kết quả đột phá, đem lại những ứng
dụng hữu ích cho nhân loại.
Tài liệu tham khảo
[1] Shalini S. A Review On Artificial Blood. Int J
Pharm Pract Drug Res, 2(1) (2012) 8.
[2] Henkel-Hanke T, Oleck M. Artificial oxygen
carriers: a current review. AANA J. 75(3)
(2007) 205.
[3] Amberson WR, Flexner J, Steggerda FR,
Mulder AG, Tendler MJ, Pankratz DS, et al.
On the use of ringer - locke solutions
containing hemoglobin as a substitute for
normal blood in mammals. J Cell Comp
Physiol, 5(3) (1934) 359.
[4] Remy B, Deby-Dupont G, Lamy M. Red
blood cell substitutes: fluorocarbon emulsions
and haemoglobin solutions. Br Med Bull.
1999;55(1): 277-98.
[5] Kjellström BT. Blood substitutes: where do
we stand today? J Intern Med.
2003;253(5):495-7.
[6] Gomes L, Gomes ER. Perfluorocarbons
compounds used as oxygen carriers: from
liquid ventilation to blood substitutes. Rev
Fac Ciênc Saúde. 2007; (4).
[7] Clark LC, Gollan F. Survival of mammals
breathing organic liquids equilibrated with
oxygen at atmospheric pressure. Science.
1966;152(3730): 1755-6.
[8] Oxygenated Water [Internet]. MU Science blog.
2010 [cited 2016 Oct 27]. Available from:
https://marianuniversityscienceblog.wordpress
.com/page/7/
[9] Tawfic QA, Kausalya R. Liquid ventilation.
Oman Med J. 2011; 26(1): 4-9.
[10] Krafft MP. Fluorocarbons and fluorinated
amphiphiles in drug delivery and biomedical
research. Adv Drug Deliv Rev. 2001; 47(2):
209-28.
[11] Frietsch T, Lenz C, Waschke KF. Artificial
oxygen carriers. Eur J Anaesthesiol. 1998;
15(05): 571-84.
[12] Spiess BD. Perfluorocarbon emulsions: one
approach to intravenous artificial respiratory
gas transport. Int Anesthesiol Clin. 1995;
33(1): 103-14.
[13] Kobayashi K, Tsuchida E, Horinouchi H.
Artificial oxygen carrier: its front line. Rev
Inst Med Trop, Paulo. 2005; 47(1).
[14] Paxian M, Keller SA, Huynh TT, Clemens
MG. Perflubron emulsion improves hepatic
microvascular integrity and mitochondrial
redox state after hemorrhagic shock. Shock.
2003; 20(5): 449-57.
[15] Schubert A. Current Artificial Oxygen
Carriers and Their Potential Role in the
Management of Hemorrhage. J Trauma. 2008;
18(1): 86-93.
[16] Clark Jr LC, Moore RE. Selecting
perfluorocarbon compounds for synthetic
blood. Google Patents; 1981.
[17] Ju L-K, Lee JF, Armiger WB. Effect of the
interfacial surfactant layer on oxygen transfer
through the oil/water phase boundary in
perfluorocarbon emulsions. Biotechnol
Bioeng. 1991; 37(6): 505-11.
[18] Geycr RP. Perfluorochemicals as oxygen
transport vehicles. Biomater Artif Cells Artif
Organs. 1988; 16(1-3): 31–49.
[19] Kabalnov AS, Shchukin ED. Ostwald ripening
theory: applications to fluorocarbon emulsion
stability. Adv Colloid Interface Sci. 1992; 38:
69-97.
[20] Meinert H, Knoblich A. The use of
semifluorinated alkanes in blood-substitutes.
Biomater Artif Cells Immobilization
Biotechnol. 1993; 21(5): 583-95.
[21] Lattes A, Rico-Lattes I. Microemulsions of
perfluorinated and semifluorinated
compounds. Artif Cells Blood Substit
Biotechnol. 1994; 22(4): 1007-18.
[22] Sharma A, Arora S, Grewal P, Dhillon V,
Kumar V. Recent innovations in delivery of
artificial blood substitute: a review. Int J App
Pharm. 2011; 3(2): 1-5.
[23] Schmutz M, Michels B, Marie P, Krafft MP.
Fluorinated vesicles made from combinations
of phospholipids and semifluorinated alkanes.
N.T.T. Thủy và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 32, Số 2 (2016) 1-9
8
Direct experimental evidence of the location
of the semifluorinated alkane within the
bilayer. Langmuir. 2003; 19(12): 4889-94.
[24] Trevino L, Frézard F, Rolland JP, Postel M,
Riess JG. Novel liposome systems based on
the incorporation of (perfluoroalkyl) alkenes
(FmHnE) into the bilayer of phospholipid
liposomes. Colloids Surf Physicochem Eng
Asp. 1994; 88(2-3): 223-33.
[25] Ferro Y, Krafft MP. Incorporation of semi-
fluorinated alkanes in the bilayer of small
unilamellar vesicles of phosphatidylserine:
impact on fusion kinetics. Biochim Biophys
Acta BBA-Mol Cell Biol Lipids, 2002;
1581(1): 11-20.
[26] Virginia R. The risks of blood transfusions
and the shortage of supply leads to the quest
for blood substitutes. AANA J. 2004;72(5):
359-64.
[27] Weers JG, Ni Y, Tarara TE, Pelura TJ,
Arlauskas RA. The effect of molecular
diffusion on initial particle size distributions
in phospholipid-stabilized fluorocarbon
emulsions. Colloids Surf Physicochem Eng
Asp. 1994; 84(1): 81-7.
[28] Kim HW, Greenburg AG. Artificial oxygen
carriers as red blood cell substitutes: a
selected review and current status. Artif
Organs. 2004; 28(9): 813-28.
[29] National Institutes of Health Clinical Trials
(US). ClinicalTrial.gov [Internet]. [cited 2016
Oct 27]. Available from:
[30] Gould SA, Rosen AL, Sehgal LR, Sehgal HL,
Langdale LA, Krause LM, et al. Fluosol-DA
as a red-cell substitute in acute anemia. N
Engl J Med. 1986; 314(26): 1653-6.
[31] Vercellotti GM, Hammerschmidt DE,
Craddock PR, Jacob HS. Activation of plasma
complement by perfluorocarbon artificial
blood: probable mechanism of adverse
pulmonary reactions in treated patients and
rationale for corticosteroids prophylaxis.
Blood. 1982; 59(6): 1299-304.
[32] Wall TC, Califf RM, Blankenship J, Talley
JD, Tannenbaum M, Schwaiger M, et al.
Intravenous Fluosol in the treatment of acute
myocardial infarction. Results of the
Thrombolysis and Angioplasty in Myocardial
Infarction 9 Trial. TAMI 9 Research Group.
Circulation. 1994; 90(1): 114-20.
[33] Ordodi V, Popa IM, Bolte S. Comparative
study regarding the influence of Perftoran-
HSS association on blood gases parameters in
rat model of haemoragic shock. Bull Univ
Agric Sci Vet Med Cluj-Napoca Vet Med.
2008; 65(2): 31-6.
[34] Keipert PE. Use of OxygentTM, a
perfluorochemical-based oxygen carrier, as an
alternative to intraoperative blood transfusion.
Artif Cells Blood Substit Biotechnol. 1995;
23(3): 381-94.
[35] Wahr JA, Trouwborst A, Spence RK, Henny
CP, Cernaianu AC, Graziano GP, et al. A pilot
study of the effects of a perflubron emulsion,
AF 0104, on mixed venous oxygen tension in
anesthetized surgical patients. Anesth Analg.
1996; 82(1): 103-7.
[36] Spahn DR, Waschke KF, Standl T, Motsch J,
Van Huynegem L, Welte M, et al. Use of
Perflubron Emulsion to Decrease Allogeneic
Blood Transfusion in High-blood-loss Non-
Cardiac SurgeryResults of a European Phase 3
Study. J Am Soc Anesthesiol. 2002; 97(6):
1338-49.
[37] Ward KR, Spiess B. Novel combinatorial
approaches to enhancing oxygen transport to
tissues. Google Patents; 2009.
[38] Oxygen Biotherapeutics Announces Halt of
Oxycyte Phase IIb Traumatic Brain Injury
Trial [Internet]. 2014 [cited 2016 Oct 27].
Available from:
40911006403/en/Oxygen-Biotherapeutics-
Announces-Halt-Oxycyte-Phase-IIb
[39] Krafft MP, Chittofrati A, Riess JG. Emulsions
and microemulsions with a fluorocarbon
phase. Curr Opin Colloid Interface Sci. 2003;
8(3): 251-8.
[40] Scott MG, Kucik DF, Goodnough LT, Monk
TG. Blood substitutes: evolution and future
applications. Clin Chem. 1997; 43(9):
1724-31.
[41] Chen G, Palmer AF. Mixtures of hemoglobin -
based oxygen carriers and perfluorocarbons
exhibit a synergistic effect in oxygenating
hepatic hollow fiber bioreactors. Biotechnol
Bioeng. 2010; 105(3): 534-42.
[42] Cheng Y, Cheng H, Jiang C, Qiu X, Wang K,
Huan W, et al. Perfluorocarbon nanoparticles
enhance reactive oxygen levels and tumour
growth inhibition in photodynamic therapy.
Nat Commun. 2015; 6:1-8.
[43] Song G, Liang C, Yi X, Zhao Q, Cheng L,
Yang K, et al. Perfluorocarbon - oaded
Hollow Bi2Se3 Nanoparticles for Timely
Supply of Oxygen under Near‐Infrared Light
to Enhance the Radiotherapy of Cancer. Adv
Mater. 2016; 28: 2716-23.
N.T.T. Thủy và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 32, Số 2 (2016) 1-9 9
Perfluorocarbon-Based Artificial Blood
Nguyen Thi Thanh Thuy1, Trinh Ngoc Duong2,
Nguyen Thi Thanh Binh2, Bui Thanh Tung2, Nguyen Thanh Hai2
1Hanoi University of Pharmacy, 13-15 Le Thanh Tong, Hoan Kiem, Hanoi, Vietnam
2VNU School of Medicine and Pharmacy, 144 Xuan Thuy, Cau Giay, Hanoi, Vietnam
Abstract: Artificial bloods, also calledblood substitutes, are compounds used to fill fluid volume
and/or carry oxygen and other blood gases in the cardiovascular system. With many advantages
compared to donated blood, various compounds synthesized by chemical or biological methods have
been investigated for this purpose. Artificial bloods are categorized in two main groups. The first one
is composed of perfluorocarbon-based substances. These fluorinated hydrocarbon molecules are
capable of physically dissolving a large amount of oxygenin oxygen-rich environment and releasing
oxygen in oxygen-poor environment. The other group is hemoglobin-based blood substitute. This
review presents the physico-chemical properties, dosage formsof perfluorocarbon-based artificial
bloods. The clinical problems encountered when using perfluorocarbons as oxygen carriers are
also discussed.
Keywords: Perfluorocarbon-based, artificial blood, blood substitute, oxygen carrier.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3576_1_6422_1_10_20170103_4779.pdf