Để bảo đảm thực thi các chế định pháp luật
về quyền con người, quyền công dân được nêu
tại Luật Thư viện, xin đưa ra một số khuyến
nghị như sau:
Một là, liên quan đến việc cụ thể hóa các
nội dung được Luật Thư viện giao, các cơ quan,
đơn vị có liên quan (Chính phủ, Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch) cần tiếp tục nghiên cứu
sớm xây dựng và ban hành các văn bản hướng
dẫn thi hành, nhằm cụ thể hóa các quy định của
Luật, bảo đảm tính thực thi, hiệu lực hiệu quả
trong thi hành Luật Thư viện.
Hai là, cơ quan chủ trì soạn thảo Luật Thư
viện tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật về thư viện để tổ chức, cá nhân có thể
nắm bắt đầy đủ các quy định về quyền, nghĩa vụ,
trách nhiệm của mình khi tham gia các quan hệ
pháp luật do Luật Thư viện điều chỉnh.
Ba là, hệ thống thư viện trong toàn quốc
đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hiện
đại hóa và thực hiện liên thông theo tinh thần
của Luật Thư viện nhằm bảo đảm quyền tiếp
cận thông tin, tiếp cận và hưởng thụ các giá trị
văn hóa tại mọi thời điểm trong bối cảnh phát
triển của khoa học và công nghệ. Đi kèm theo
đó là trách nhiệm của tổ chức, các nhân liên
quan trong việc bảo đảm các nguồn lực thúc
đẩy việc đổi mới, chuẩn hóa hoạt động thư viện.
12 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 213 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chế định pháp luật về bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong luật thư viện 2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 3 (2020) 62-73
62
Review Article
Legal institution to ensure human rights, civil rights
in Viet Nam Library Law 2019
Le Tung Son*
Ministry of Culture, Sports and Tourism, 51 Ngo Quyen, Hoan Kiem Ha Noi
Received 09 July 2020
Revised 11 September 2020; Accepted 26 September 2020
Abstract: Abstracts: Library Law No. 46/2019 / QH14 passed by the National Assembly of the
Socialist Republic of Vietnam on November 21, 2019, effective July 1st, 2020, has important
implications for the completion of legal regulations on ensuring human rights and civil rights
which is stipulated by the Constitution with the basic rights: the right to access information and the
right to access and enjoy cultural values, to participate in cultural life and to use of cultural
facilities. The study focuses on overview, analysis and identification of legal institution on
ensuring human rights and civil rights in the Library Law, then recommends measures for the Law
to be implemented in the coming time.
Keywords: Human rights, civil rights, library law, library activities.
D*
_______
* Corresponding author.
E-mail address: tungson.hlu@gmail.com
https://doi.org/10.25073/2588-1167/vnuls.4309
N.D. Duc et al. / VNU Journal of Science: Education Research, Vol. 35, No. 2 (2019) 62-73
63
Chế định pháp luật về bảo đảm quyền con người,
quyền công dân trong Luật Thư viện 2019
Lê Tùng Sơn*
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 51 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Nhận ngày 09 tháng 7 năm 2020
Chỉnh sửa ngày 11 tháng 9 năm 2020; Chấp nhận đăng ngày 26 tháng 9 năm 2020
Tóm tắt: Luật Thư viện số 46/2019/QH14 được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2019, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 mang ý
nghĩa quan trọng trong việc hoàn thiện các chế định pháp luật về bảo đảm quyền con người, quyền
công dân được Hiến pháp quy định với các quyền cơ bản đó là: quyền tiếp cận thông tin và quyền
tiếp cận và hưởng thụ các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa và sử dụng các cơ sở văn
hóa. Nghiên cứu tập trung tổng quan, phân tích và nhận diện các chế định pháp luật về bảo đảm
quyền con người, quyền công dân trong Luật Thư viện từ đó khuyến nghị các biện pháp để Luật
được thực thi trong thời gian tới.
Từ khóa: Quyền con người, quyền công dân, Luật Thư viện, hoạt động thư viện.
Dẫn nhập *
Ngày 21 tháng 11 năm 2019, Quốc hội
nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã
thông qua Luật Thư viện số 46/2019/QH14, có
hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020, sự
kiện này không chỉ đánh dấu một bước phát
triển mới đối với sự nghiệp thư viện tại Việt
Nam, mà còn mang một ý nghĩa hết sức quan
trọng trong việc hoàn thiện các chế định pháp
luật về quyền con người, quyền của công dân
đã được Hiến định đó là quyền tiếp cận thông
tin quy định tại Điều 25 của Hiến pháp, quyền
hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham
gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở
văn hóa quy định tại Điều 41 của Hiến pháp. Từ
đó, người dân có thêm nhiều cơ hội được tiếp
cận thông tin, hưởng thụ, tiếp cận với các giá trị
văn hóa thông qua hoạt động thư viện, người
dân trở thành chủ thể chính làm nên những giá
trị cơ bản của hoạt động thư viện, là trung tâm
_______
* Tác giả liên hệ.
Địa chỉ email: tungson.hlu@gmail.com
https://doi.org/10.25073/2588-1167/vnuls.4293
trong hoạt động của thư viện, tạo động lực cho
việc học tập suốt đời, phát triển kỹ năng thông
tin, góp phần phát triển văn hóa, con người Việt
Nam đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững đất
nước. Gắn với các quyền cơ bản này đó là nghĩa
vụ của Nhà nước trong việc bảo đảm thực thi
thông qua các quy định có liên quan đến nâng
cao chất lượng, phát triển sự nghiệp thư viện và
các quy định khuyến khích tổ chức cá nhân
tham gia thành lập và hoạt động thư viện.
Trong nghiên cứu này, trên cơ sở phân tích
các quy định của Luật Thư viện, Tác giả đưa ra
những nhận diện và đánh giá những chế định
của pháp luật về quyền con người, quyền của
công dân và những biện pháp để bảo đảm thực
thi những quyền này, nghiên cứu này trả lời cho
câu hỏi: Chế định pháp luật về bảo đảm quyền
con người, quyền của công dân được đề cập
trong Luật Thư viện bao gồm những nội dung
gì? được bảo đảm thực thi như thế nào? Trên cơ
sở đó, Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp
nhằm tăng cường việc thực thi pháp luật về thư
viện, để phát huy vai trò của thư viện trong việc
bảo đảm thực thi các quyền cơ bản của con
người và của công dân.
L.T. Son / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 3 (2020) 62-73
64
1. Cơ sở lí luận về bảo đảm quyền con người,
quyền công dân trong lĩnh vực thư viện
1.1. Quyền con người, quyền công dân
Quyền con người, quyền công dân là những
chế định pháp luật quan trọng được ghi nhận
trong Hiến pháp và các đạo luật của một quốc
gia. Tư tưởng về quyền con người được hình
thành từ những nền văn minh cổ đại, nó xuất
phát từ các quyền thiêng liêng, vốn có của con
người và không do chủ thể nào ban phát [1].
Trên bình diện quốc tế, Quyền con người,
quyền công dân được ghi nhận trong nhiều văn
kiện quan trọng như công ước quốc tế về loại
trừ các hình thức phân biệt chủng tộc năm
1965, Công ước quốc tế về các quyền dân sự,
chính trị năm 1966, Công ước quốc tế về các
quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966,
công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân
biệt đối xử với phụ nữ năm 1979, Công ước về
quyền trẻ em năm 1989 Ở Việt Nam, các
quyền cơ bản này được ghi nhận trong Hiến
pháp các năm 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013.
Có thể nhận diện nội hàm của 02 chế định pháp
luật quan trọng này như sau:
a) Quyền con người
Quyền con người (Human Rights) là một
trong những động lực của sự ra đời và cũng là
mục tiêu mà những bản Hiến pháp của mỗi
quốc gia hướng tới. Có nhiều hướng tiếp cận
khác nhau khi đưa ra định nghĩa về quyền con
người. Theo tổng hợp từ một tài liệu của Liên
hợp quốc, đến nay, có đến gần 50 định nghĩa về
quyền con người được đưa ra [2].
Trên bình diện quốc tế, Văn phòng Cao
ủy Liên hợp quốc về quyền con người đưa ra
định nghĩa: quyền con người là những bảo
đảm pháp lý toàn cầu, có tác dụng bảo vệ các
cá nhân và các nhóm chống lại những hành
động hoặc sự bỏ mặt mà làm tổn hại đến
nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ
bản của con người [3].
Ở Việt Nam, trong công trình nghiên cứu về
Quyền con người trong thế giới hiện đại, Phạm
Khiêm Ích, Hoàng Văn Hảo đã đưa ra định
nghĩa: đó là những khả năng hành động một
cách có ý thức, tránh, từ chối hoặc yêu cầu
giành lấy những cái gì đó, nhất là tự vệ [4,tr19]
. Một số công trình của các học giả khác nhận
diện đó là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn
có của con người được ghi nhận và bảo vệ trong
pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý
quốc tế [4].
Trong từ điển Luật học, quyền con người
được định nghĩa là quyền của thành viên trong xã
hội loài người - quyền của tất cả mọi người. Đó là
nhân phẩm, nhu cầu, lợi ích và năng lực của con
người được thể chế hóa (ghi nhận) trong pháp luật
quốc tế và pháp luật quốc gia [5].
b) Quyền công dân
Thuật ngữ “công dân” (citizen), theo Từ
điển Merriam Webster’s Collegiate Dictionary
là một thành viên của một nhà nước mà người
đó có nghĩa vụ trung thành và được hưởng sự
bảo vệ. Quyền công dân (Citizen Rights) có thể
hiểu là những lợi ích pháp lý được nhà nước
thừa nhận và bảo vệ cho người có quốc tịch của
nước mình.
Theo từ điển Luật học, quyền công dân là
khả năng tự do lựa chọn hành vi của công dân
mà nhà nước phải bảo đảm khi công dân yêu
cầu. Quyền của công dân liên quan đến nghĩa
vụ tương ứng của Nhà nước phải bảo đảm các
điều kiện cần thiết cho công dân thực hiện các
quyền đã được pháp luật quy định [6, 648-649].
Ngoài ra quyền của công dân có thể được hiểu
là những gì được hưởng, được bảo vệ mà một
quốc gia dành cho công dân của mình thông
qua những thừa nhận và bảo đảm thực thi bởi
pháp luật quốc gia [6, 649]. Như vậy, khác với
quyền con người được thừa nhận trên bình diện
quốc tế, quyền công dân được thừa nhận và bảo
đảm thực thi ở góc độ quốc gia, và là cách thức
mà mỗi quốc gia đối xử với công dân của nước
mình, tùy theo thể chế, chế độ chính trị mà
quyền này được ghi nhận và bảo đảm thực hiện
ở các mức độ khác nhau. Quyền của công dân
được thừa nhận trong Hiến pháp của một quốc
gia bao gồm các quyền cơ bản như: quyền về
chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục và
các quyền tự do cá nhân [7].
1.2. Thư viện với việc bảo đảm quyền con
người, quyền công dân
L.T. Son / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 3 (2020) 62-73
65
i) Khái niệm thư viện
Thư viện là thiết chế đã xuất hiện trên thế
giới từ lâu đời, gắn với lịch sử phát triển, tiến
bộ của nhân loại. Tại nhiều quốc gia trên thế
giới, thư viện là biểu tượng của nền học vấn, tri
thức của một dân tộc; là nơi lưu giữ những di
sản thành văn, tri thức khoa học, giá trị văn hóa
của một đất nước.
Thư viện là một thiết chế văn hóa-thông tin,
có bộ sưu tập tài liệu được thu thập, xử lý, tổ
chức, lưu giữ, bảo quản bởi các chuyên gia
thông tin thư viện theo tiêu chuẩn về chuyên
môn, nghiệp vụ thư viện, để tạo lập, cung cấp
thông tin, sản phẩm và dịch vụ thông tin thư
viện đáp ứng quyền tiếp cận thông tin và hưởng
thụ các giá trị văn hóa, phục vụ học tập, nghiên
cứu, giải trí và các nhu cầu về thông tin khác
của mỗi cá nhân, tổ chức.
Từ định nghĩa này, có thể nhận diện:
1) Thư viện là một thiết chế văn hóa - thông
tin của xã hội. Thiết chế này giữ vai trò quan
trọng trong việc lưu giữ, bảo tồn, phát triển các
giá trị văn hóa trong toàn xã hội, truyền bá
thông tin, tri thức, phục vụ các nhu cầu khác
nhau trong xã hội.
2) Thư viện mang chức năng văn hóa,
chức năng thông tin và chức năng giáo dục và
chức năng giải trí, trong đó nhấn mạnh thư
viện là một trong những công cụ của Nhà
nước nhằm bảo đảm quyền tiếp cận thông tin
và hưởng thụ các giá trị văn hóa, tham gia
vào hoạt động văn hóa, sử dụng các thiết chế
văn hóa của người dân.
ii) Vai trò của thư viện trong việc bảo đảm
quyền con người, quyền công dân
Từ việc nhận diện bản chất của thư viện, có
thể thấy, thư viện là một thiết chế quan trọng
của một quốc gia, giữ vai trò trong việc bảo
đảm quyền tiếp cận thông tin, quyền hưởng thụ
các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn
hóa và sử dụng các thiết chế văn hóa. Những
quyền này nhằm thúc đẩy việc học tập, nâng
cao trình độ, tri thức, phát triển đời sống văn
hóa tinh thần của người dân, thúc đẩy việc xây
dựng văn hóa, con người đáp ứng yêu cầu phát
triển bền vững đất nước. Như vậy, 02 quyền
con người, quyền công dân được mỗi quốc gia
thừa nhận mà thư viện là công cụ để bảo đảm
thực thi đó là:
- Quyền tiếp cận thông tin (Điều 69 Hiến
pháp 1992 gọi là “quyền được thông tin”, Hiến
pháp 2013 gọi là “quyền tiếp cận thông tin”);
trong nghiên cứu này, quyền tiếp cận thông tin
được hiểu là: quyền công dân được tạo ra
thông tin, tìm kiếm, tiếp nhận, phổ biến, trao
đổi và sử dụng thông tin; quyền được sử dụng
các sản phẩm và dịch vụ từ các thiết chế cung
cấp thông tin trên nguyên tắc tự do, bình đẳng
trong tiếp cận [11 - 13]. Quyền tiếp cận thông
tin trong nghiên cứu này được hiểu theo nghĩa
rộng, theo đó, chủ thể tham gia trong quan hệ
pháp luật về tiếp cận thông tin không chỉ bao
gồm giữa công dân với cơ quan nhà nước, mà
còn giữa công dân với các thiết chế cung cấp
thông tin (đó là các thư viện), trong đó Nhà
nước giữ vai trò điều tiết, tạo hành lang pháp lý
để bảo đảm quyền tiếp cận thông tin thông qua
các chế định của pháp luật về tiếp cận thông tin.
- Quyền hưởng thụ các giá trị văn hóa, tham
gia vào đời sống văn hóa và sử dụng các thiết
chế văn hóa được đề cập tại Điều 41 Hiến pháp
2013; trên bình diện quốc tế, Điều 27 của
Tuyên ngôn Quốc tế về nhân quyền có khẳng
định: mọi người có quyền tự do tham gia vào
đời sống văn hóa của cộng đồng, được
thưởng thức nghệ thuật và chia sẻ những tiến
bộ khoa học cũng như những lợi ích xuất phát
từ những tiến bộ khoa học. Trong Điều 15
Công ước Quốc tế về các Quyền kinh tế, xã
hội và văn hóa đã cụ thể hóa Điều 27 bao
gồm các quyền: a) được tham gia vào đời
sống văn hóa; b) được hưởng các lợi ích của
tiến bộ khoa học và ứng dụng của nó; c)
Được bảo hộ các quyền lợi tinh thần và vật
chất phát sinh từ bất kỳ sáng tạo khoa học,
văn học, nghệ thuật nào của mình [8 - 9].
Thư viện là một trong những thiết chế bảo
đảm các quyền cơ bản nêu trên thông qua việc
thực hiện các chức năng của mình đó là: chức
năng thông tin, chức năng văn hóa, chức năng
giáo dục và chức năng giải trí. Trong Tuyên
ngôn của UNESCO về thư viện công cộng đã
khẳng định “Thư viện công cộng mở ra sự tiếp
cận tới tri thức ở cơ sở, bảo đảm khả năng chủ
yếu cho việc học tập liên tục cho việc tự mình
L.T. Son / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 3 (2020) 62-73
66
đưa ra quyết định và cho sự phát triển văn hóa
của cá nhân và các nhóm xã hội. Tuyên ngôn
này bày tỏ niềm tin của UNESCO vào thư viện
công cộng như là lực lượng tích cực tác động
đến việc phổ cập giáo dục, văn hóa và thông
tin, cũng là yếu tố quan trọng nhất giúp củng cố
hòa bình và cuộc sống tinh thần trong tâm trí của
nam giới và nữ giới” [10].
Thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, mạng lưới
thư viện phát triển rộng khắp với nhiều loại
hình thư viện trong đó, hệ thống thư viện công
cộng bao gồm: Thư viện Quốc gia Việt Nam,
63 thư viện cấp tỉnh, 665 thư viện cấp huyện,
2.970 thư viện cấp xã và gần 17.385 phòng đọc,
tủ sách cơ sở; Mạng lưới thư viện chuyên ngành
cũng có sự phát triển với 400 thư viện các
trường đại học, cao đẳng, học viện; 25.915 thư
viện các trường phổ thông, trên 100 thư viện
chuyên ngành trong các cơ quan nhà nước, thư
viện lực lượng vũ trang)1, ngoài ra còn có các
thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng. Sự phát
triển của thư viện trong suốt thời gia qua đã góp
phần đắc lực trong công cuộc nâng cao dân trí,
bồi dưỡng nhân tài và phát triển văn hóa đọc
trong cộng đồng trên nguyên tắc bình đẳng
trong tiếp cận thông tin, tri thức.
iii) Chế định pháp luật về quyền con người,
quyền công dân trong Luật Thư viện
Theo từ điển pháp luật, Chế định pháp luật
là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh
các nhóm quan hệ xã hội gần gũi, có cùng tính
chất [6,tr259]. Như vậy, chế định pháp luật về
bảo đảm quyền con người, quyền công dân
trong Luật Thư viện là tổng thể các quy phạm
pháp luật điều chỉnh các quan hệ liên quan đến
quyền con người, quyền công dân bao gồm:
Quyền tiếp cận thông tin, quyền hưởng thụ các
giá trị văn hóa, quyền tham gia vào đời sống
văn hóa và sử dụng các thiết chế văn hóa được
đề cập trong Luật Thư viện và những biện pháp
bảo đảm thực hiện các quyền này.
_______
1 Nguồn: Số liệu được nêu tại Báo cáo đánh giá tác động
các chính sách được nêu tại Dự án Luật Thư viện do Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng.
2. Tổng quan về những chế định Pháp luật
về quyền con người và quyền công dân được
đề cập trong Luật Thư viện
2.1. Nội dung quyền tiếp cận thông tin, tiếp cận
và hưởng thụ các giá trị văn hóa, tham gia vào
đời sống văn hóa, sử dụng các thiết chế văn hóa
i) Quyền tiếp cận thông tin, tiếp cận và
hưởng thụ các giá trị văn hóa và sử dụng cơ sở
văn hóa
Luật Thư viện đã cụ thể hóa quyền tiếp cận
thông tin, hưởng thụ các giá trị văn hóa và sử
dụng các thiết chế văn hóa thông qua các quy
định tại các Điều 42,43, 44 của Luật Thư viện,
theo đó, người sử dụng thư viện (bao gồm cả tổ
chức và cá nhân) có các quyền:
- Được sử dụng thư viện, tiếp cận và sử
dụng tài nguyên thông tin và tiện ích thư viện
phù hợp với nội quy thư viện, pháp luật về sở
hữu trí tuệ, bảo vệ bí mật nhà nước và quy định
pháp luật khác có liên quan.
- Được miễn phí tại thư viện công lập đối
với các hoạt động: Sử dụng tài nguyên thông tin
tại thư viện, mượn theo thời hạn quy định định
trong nội quy của thư viện; Tra cứu thông tin
trên không gian mạng; tiếp nhận thông tin về tài
nguyên thông tin qua hệ thống tra cứu hoặc
hình thức tiếp nhận thông tin, tra cứu khác;
Được giúp đỡ, tư vấn về tìm kiếm, lựa chọn tài
nguyên thông tin phù hợp với yêu cầu; Các hoạt
động khác theo quy định.
Ngoài ra người sử dụng thư viện còn có các
quyền: được sử dụng dịch vụ thư viện theo
danh mục dịch vụ do thư viện cung cấp; được
hướng dẫn sử dụng thư viện, hỗ trợ trang bị kỹ
năng tìm kiếm, khai thác và sử dụng thông tin;
được tham gia các hoạt động dành cho người sử
dụng thư viện do thư viện tổ chức; được lựa
chọn thư viện phù hợp với nhu cầu và quy chế,
nội quy thư viện; được khiếu nại, tố cáo về
hành vi hạn chế quyền sử dụng thư viện.
Đối với những nhóm đặc thù, những đối
tượng yếu thế trong xã hội, Luật Thư viện cũng
có những quy định quan trọng nhằm bảo đảm
việc thực hiện quyền con người, quyền công
dân, một cách bình đẳng với các chủ thể khác
L.T. Son / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 3 (2020) 62-73
67
trong xã hội, theo đó, Điều 44 của Luật Thư
viện quy định:
Người dân tộc thiểu số được tạo điều kiện
sử dụng tài nguyên thông tin bằng tiếng nói,
chữ viết của dân tộc mình phù hợp với điều
kiện của thư viện.
Người sử dụng thư viện là người cao tuổi
hoặc người khuyết tật mà không thể tới thư viện
được tạo điều kiện sử dụng tài nguyên thông tin
tại nhà thông qua dịch vụ thư viện lưu động
hoặc gửi qua bưu chính, không gian mạng khi
có yêu cầu phù hợp với hoạt động của thư viện.
Người khiếm thị, người khiếm thính có
quyền sử dụng tài nguyên thông tin theo quy
định và được tạo điều kiện sử dụng tài liệu in
chữ nổi Braille, tài liệu nghe, nhìn, tài liệu ngôn
ngữ ký hiệu hoặc tài liệu đặc biệt khác.
Trẻ em được tạo điều kiện sử dụng tài nguyên
thông tin phù hợp với lứa tuổi, cấp học tại thưu
viện cơ sở giáo dục và thư viện công cộng.
Trẻ em, người cao tuổi, thương binh, người
khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo
được miễn các khoản chi phí làm thẻ thư viện.
Người đang chấp hành hình phạt tù, học
tập, cải tạo tại trại giam, cơ sở giáo dục bắt
buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt
buộc được tạo điều kiện sử dụng tài nguyên
thông tin của thư viện tại nơi giam giữ, học tập
và chữa bệnh.
Tổng quan các quy định nêu trên, có thể
nhận diện, Luật Thư viện đã bao phủ và đề cập
hầu hết các nội dung trong việc bảo đảm việc
tiếp cận thông tin, tiếp cận các giá trị văn hóa,
hưởng thụ các giá trị văn hóa và sử dụng cơ sở
văn hóa (sử dụng thư viện) đối với mọi đối
tượng trong xã hội bao gồm cả những đối tượng
đặc thù trong xã hội như: những người chấp
hành hình phạt tù, học tập, cải tạo tại trại giam,
đây là những đối tượng bị cách ly khỏi xã hội,
mất một phần hoặc toàn bộ quyền công dân,
song vẫn còn quyền con người; thông qua tiếp
cận các giá trị văn hóa từ sách, báo và tri thức
giúp họ sớm hoàn lương. Các đối tượng yếu thế
trong xã hội như người khiếm thị, người khuyết
tật, trẻ em, người cao tuổi.. cũng được bảo đảm
việc tiếp cận thông tin một cách tối đa thông
qua các quy định có tính đặc thù, đáp ứng với
việc tiếp cận và sử dụng thư viện phù hợp với
điều kiện, hoàn cảnh, lứa tuổi của họ. Đặc biệt,
nâng cao mức hưởng thụ các giá trị văn hóa cho
đồng bào dân tộc thiểu số, Luật Thư viện cũng
đã có quy định có liên quan đến việc bảo đảm
cho việc người dân tộc thiểu số có thể tiếp cận
với ngôn ngữ và chữ viết của dân tộc mình
trong thư viện.
Đi cùng với việc xác định những quyền con
người, quyền công dân, Luật Thư viện đã xác
định những gianh giới, trong việc thực hiện các
quyền này nhằm bảo đảm việc thực thi nó một
cách hiệu quả. Điều 7 của Luật đã quy định về
tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng trong thư
viện, nhằm giới hạn việc tiếp cận thông tin bao
gồm:
- Tài nguyên thông tin có nội dung nếu sử
dụng rộng rãi có thể ảnh hưởng đến lợi ích của
Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân;
- Tài nguyên thông tin thuộc bí mật nhà
nước, hạn chế sử dụng, tiếp cận có điều kiện,
hạn chế quyền tiếp cận theo quy định của pháp
luật về bảo vệ bí mật nhà nước, tiếp cận thông
tin và lưu trữ;
- Bản gốc tài liệu cổ, quý hiếm, tài nguyên
thông tin là di sản văn hóa đang lưu giữ trong
thư viện;
- Bản gốc tài liệu bị hư hỏng.
Như vậy, Luật Thư viện đã “khoanh vùng”
những nguồn thông tin mà công dân hạn chế
tiếp cận, với các quy định về hạn chế trong nội
dung thông tin và hình thức thể hiện của thông
tin. Đặc biệt đối với các dạng thông tin hạn chế
sử dụng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều
7, Luật đã quy định các thư viện được lưu giữ
để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu (khoản 10
Điều 38 Luật Thư viện) nhằm bảo đảm cho việc
phát huy một cách tối đa giá trị của các thông
tin này, bảo đảm cho mọi đối tượng có thể tiếp
cận và sử dụng sách, báo và các giá trị của thư
viện phục vụ học tập, nghiên cứu và hưởng thụ
các giá trị văn hóa.
ii) Quyền tham gia vào hoạt động văn hóa
Luật Thư viện đã cụ thể hóa quyền của con
người, quyền của công dân trong việc tham gia
vào hoạt động văn hóa được quy định tại Hiến
pháp. Thông qua các quy định này, người dân
trở thành trung tâm và là chủ thể chính tham gia
L.T. Son / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 3 (2020) 62-73
68
vào hoạt động văn hóa với tư cách là đối tượng
hưởng thụ các giá trị hoặc với tư cách là đối
tượng tạo ra các giá trị văn hóa.
Khi tham gia vào hoạt động văn hóa với tư
cách là đối tượng hưởng thụ văn hóa, người dân
có các quyền đã được phân tích ở mục a; tại
mục này chủ yếu tập trung phân tích, nhận diện
các quyền của người dân với tư cách là đối
tượng tạo ra các giá trị văn hóa trong thư viện
thông qua việc thành lập thư viện và tham gia
các hoạt động thư viện.Theo đó, Điều 20 Luật
Thư viện đã quy định về quyền thành lập thư
viện ngoài công lập khi đáp ứng đủ các điều
kiện theo quy định của Luật. Ngoài ra, bằng
việc đa dạng hóa các loại hình thư viện, Luật
Thư viện đã có các quy định tạo điều kiện để tổ
chức, cá nhân có thể thành lập thư viện theo mô
hình doanh nghiệp nhằm tạo ra lợi nhuận, cung
ứng các sản phẩm và dịch vụ văn hóa, thông tin
tốt hơn. Từ đây có thể thấy, Luật Thư viện đã
phần nào cụ thể hóa quyền tự do kinh doanh,
tham gia vào các hoạt động văn hóa-thông tin
của tổ chức cá nhân, đồng thời góp phần hoàn
thiện các chính sách của nhà nước trong xã hội
hóa hoạt động văn hóa.
Để cụ thể hóa quyền của tổ chức, cá nhân trong
tham gia hoạt động thư viện với từ cách là chủ thể
thành lập thư viện, Điều 38 của Luật Thư viện đã
quy định các quyền của Thư viện bao gồm: 1)
xác định nội dung và hình thức hoạt động phù
hợp với chức năng, nhiệm vụ của thư viện; 2)
trao đổi tài nguyên thông tin, tham gia vào hệ
thống thư viện trong nước và nước ngoài theo
quy định của pháp luật; 3) từ chối yêu cầu sử
dụng tài nguyên thông tin trái với quy định của
pháp luật, quy chế, nội quy thư viện; 4) thu phí,
giá từ việc cung cấp dịch vụ thư viện theo quy
định của pháp luật; 5) nghiên cứu, ứng dụng
thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, thiết
lập cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu hiện
đại hóa thư viện; 6) vận động, tiếp nhận tài trợ,
viện trợ, tặng, cho, đóng góp cho thư viện theo
quy định của pháp luật; 7) mở rộng phục vụ đối
tượng người sử dụng thư viện phù hợp với quy
định của pháp luật và quy chế thư viện; 8) Hợp
tác quốc tế về thư viện; 9) xác định hình thức
và giá trị bồi thường thiệt hại do người sử dụng
thư viện cây ra theo quy định của pháp luật và
nội quy thư viện.
Tổ chức cá nhân tham gia hoạt động thư
viện với tư cách là người làm công tác thư viện,
Điều 40 của Luật Thư viện đã quy định các
quyền cơ bản như: 1) được học tập, bồi dưỡng,
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến
thức quản lý thư viện và kỹ năng sử dụng trang
thiết bị, phương tiện kỹ thuật hiện đại ứng dụng
trong hoạt động thư viện, 2) được tham gia
nghiên cứu khoa học, sinh hoạt chuyên môn,
nghiệp vụ; tham gia tổ chức xã hội nghề nghiệp
về thư viện; 3) được hưởng lương; chế độ,
chính sách ưu đãi nghề nghiệp theo quy định
của pháp luật.
Như vậy thông qua quy định về quyền của
tổ chức cá nhân tham gia hoạt động thư viện
trong Luật thư viện, các chế định về quyền tiếp
cận thông tin, quyền được hưởng thụ các giá trị
văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa và sử
dụng cơ sở văn hóa đã được cụ thể hóa, tạo cơ
sở pháp lý quan trọng trong việc thúc đẩy việc
nâng cao dân trí, năng lực thông tin, khả năng
tiếp cận và hưởng thụ các giá trị văn hóa của
người dân thông qua tham gia vào hoạt động
thư viện.
2.2. Các biện pháp thực thi quyền tiếp cận
thông tin, tiếp cận và hưởng thụ các giá trị văn
hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng
các thiết chế văn hóa
Để bảo đảm cho việc thực thi quyền tiếp
cận thông tin, tiếp cận và hưởng thụ các giá trị
văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử
dụng các thiết chế văn hóa, Luật Thư viện đã có
những quy định tạo hành lang pháp lý trong
việc thực hiện các quyền con người, quyền
công dân được quy định tại Hiến pháp, cụ thể:
i) Quy định về chính sách của Nhà nước
trong phát triển sự nghiệp thư viện
Luật Thư viện đã cụ thể hóa các chính sách
của Nhà nước trong phát triển sự nghiệp thư
viện nhằm nâng cao năng lực cung ứng các sản
phẩm và dịch vụ thông tin thư viện, phục vụ
nhu cầu tiếp cận thông tin, tiếp cận và hưởng
thụ các giá trị văn hóa của người dân. Chính
sách của Nhà nước trong phát triển sự nghiệp
L.T. Son / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 3 (2020) 62-73
69
thư viện được quy định tại Điều 5 của Luật Thư
viện bao gồm các nội dung cơ bản như: i) Đầu
tư cho thư viện công lập với các nội dung: Ưu
tiên đầu tư cho Thư viện Quốc gia Việt Nam,
Thư viện công cộng tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương và thư viện có vai trò quan trọng;
hiện đại hóa thư viện; xây dựng thư viện số, tài
nguyên thông tin dùng chung, tài nguyên thông
tin mở; liên thông thư viện trong nước và nước
ngoài; sưu tầm, bảo quản và phát huy giá trị tài
liệu cổ quý hiếm, các bộ sưu tập tài liệu đặc biệt
có giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học; tổ chức
dịch vụ thư viện lưu động, luân chuyển tài
nguyên thông tin phục vụ khu vực biên giới, hải
đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có
điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, đặc biệt khó
khăn; đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực
phát triển nguồn nhân lực thư viện; nghiên cứu,
ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ tiên
tiến trong hoạt động thư viện. ii) Nhà nước hỗ
trợ đầu tư các nội dung: cung cấp các dịch vụ
sự nghiệp công trong lĩnh vực thư viện, phát
triển văn hóa đọc; duy trì và phát triển cộng
đồng, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng
không vì mục tiêu lợi nhuận và cước vận
chuyển tài liệu thư viện phục vụ nhiệm vụ
chính trị, khu vực biên giới, hải đảo, vùng có
điều kiện khó khăn, đặc biệt khó khăn.
Đi cùng với đó, Nhà nước cũng có các
chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân tham
gia hoạt động thư viện với tư cách là chủ thể
thành lập thư viện thông qua chính sách xã hội
hóa trong hoạt động thư viện, theo đó, tại Điều
6 của Luật quy định (1) cộng đồng dân cư, tổ
chức, cá nhân được tạo điều kiện để đầu tư, tài
trợ, viện trợ, tặng, cho, đóng góp phát triển sự
nghiệp thư viện, văn hóa đọc, xây dựng và phát
huy không gian đọc. (2) Cộng đồng dân cư, tổ
chức, cá nhân tham gia hoạt động thư viện được
hưởng ưu đãi theo quy định của pháp luật; (3)
cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân đầu tư xây
dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho thư viện;
tài trợ, viện trợ, tặng, cho, đóng góp để phát
triển sự nghiệp thư viện và phát triển văn hóa
đọc được ghi nhận và vinh danh theo quy định
của pháp luật về thi đua khen thưởng.
Các chính sách này đều nhằm hướng tới
việc tăng cường tiềm lực cho hoạt động thư
viện, bảo đảm thực hiện các quyền của tổ chức,
cá nhân trong hoạt động thư viện với vai trò là
chủ thể tham gia sử dụng thư viện, tham gia
thành lập và hoạt động thư viện.
ii) Thiết lập mạng lưới thư viện
Luật Thư viện đã thiết lập một mạng lưới
thư viện rộng khắp với đầy đủ các loại hình, mô
hình hoạt động thư viện phù hợp với thông lệ
quốc tế trong phân chia các loại hình thư viện,
từ đó tạo cơ hội cho người dân có thể tiếp cận
đến thư viện, sử dụng và hưởng thụ các giá trị
văn hóa-thông tin mà thư viện mang lại. Luật
Thư viện đã xây dựng 08 loại hình cơ bản trong
mạng lưới thư viện của quốc gia tương ứng với
từng nhu cầu sử dụng thông tin của các nhóm
đối tượng xã hội khác nhau bao gồm: Thư viện
Quốc gia Việt Nam, Thư viện công cộng (Phục
vụ cho mọi đối tượng người sử dụng); Thư viện
chuyên ngành (phục vụ cho các đối tượng
nghiên cứu chuyên biệt trong các cơ quan nhà
nước, viện nghiên cứu..), thư viện lực lượng vũ
trang nhân dân (Phục vụ cho các đối tượng
trong lực lượng vũ trang nhân dân), thư viện
trong cơ sở giáo dục đại học, thư viện trong cơ
sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo
dục nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục khác
(phục vụ cho đối tượng trong các cơ sở giáo
dục quốc dân).
Một trong những điểm mới so với Pháp
lệnh Thư viện năm 2000, Luật Thư viện đã
phân chia các loại hình này theo 02 nhóm đối
tượng: thư viện công lập và thư viện ngoài công
lập, trong thư viện ngoài công lập có các loại
hình như: thư viện thư viện tư nhân có phục vụ
công đồng, thư viện cộng đồng và thư viện của
tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người
Việt Nam. Việc mở rộng phạm vi điều chỉnh
của Luật Thư viện mang một ý nghĩa cực kỳ
quan trọng không chỉ đối với vấn đề quản lý
nhà nước về thư viện, mà nó còn tạo hành lang
pháp lý trong việc thúc đẩy người dân tham gia
hoạt động thư viện với tư cách là chủ thể thành
lập thư viện; khuyến khích việc hội nhập quốc
tế trong hoạt động thư viện. Từ sự mở rộng này,
tạo cơ hội cho người dân có thêm nhiều lựa
chọn trong việc thực hiện các quyền con người,
quyền công dân, tạo ra sự liên kết, hỗ trợ giữa
L.T. Son / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 3 (2020) 62-73
70
các loại thư viện trong phục vụ người dân tiếp
cận và sử dụng thư viện.
Cùng với việc xác định các loại hình thư
viện trong hệ thống thư viện quốc gia, Luật Thư
viện đã xác định vị trí, vai trò và nhiệm vụ của
mỗi thư viện trong mạng lưới thư viện quốc gia,
tương ứng với từng loại hình thư viện được quy
định từ Điều 10 đến Điều 17 của Luật Thư viện
với các loại hình: Thư viện Quốc gia Việt Nam
(Điều 10), Thư viện Công cộng (Điều 11), Thư
viện chuyên ngành (Điều 12), Thư viện lực
lượng vũ trang nhân dân (Điều 13), Thư viện
Đại học (Điều 14), Thư viện cơ sở giáo dục
mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo
dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác (Điều
15), Thư viện cộng đồng và thư viện tư nhân có
phục vụ cộng đồng (Điều 16) và Thư viện của
tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người
Việt Nam (Điều 17) từ đó tạo ra những trật tự
nhất định thông qua việc phân công vai trò,
trách nhiệm của từng loại hình thư viện trong
việc bảo đảm cho người dân có thể tiếp cận với
thông tin, tri thức. phục vụ phát triển văn hóa.
Việc thiết lập mạng lưới thư viện còn gắn
với việc xác định điều kiện thành lập và thẩm
quyền thành lập các loại thư viện. Theo đó,
Điều 18 của Luật Thư viện đã xác định thư viện
được thành lập khi đáp ứng các điều kiện về:
mục tiêu, đối tượng phục vụ; tài nguyên thông
tin phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, đối tượng
phục vụ của thư viện; cơ sở vật chất, trang thiết
bị bảo đảm phục vụ hoạt động thư viện; người
làm công tác thư viện có chuyên môn, nghiệp
vụ phù hợp với hoạt động thư viện; người đại
diện theo pháp luật của thư viện có năng lực
hành vi dân sự đầy đủ. Việc xác định điều kiện
thành lập thư viện mang một ý nghĩa quan trọng
trong việc tạo điều kiện cho người dân có thể
tham gia vào hoạt động văn hóa với tư cách là
chủ thể thành lập thư viện. Các quy định về
thành lập thư viện được xây dựng trên tinh thần
đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện
để các chủ thể khác nhau tham gia thành lập
hoạt động thư viện.
iii) Chuẩn hóa hoạt động thư viện
Hoạt động thư viện được xem là một trong
những phương tiện quan trọng để bảo đảm các
quyền con người, quyền của công dân trong
hoạt động của thư viện. Trong toàn bộ kết cấu
của Luật Thư viện, hoạt động thư viện chiếm
một số lượng nhiều nhất (bao gồm 14 điều) từ
Điều 24 đến Điều 37 với các quy định nhằm
chuẩn hóa hoạt động thư viện, thiết lập các cơ
chế vận hành trong hoạt động thư viện, thúc đẩy
hoạt động thư viện không ngừng đổi mới, sáng
tạo trong hoạt động để nâng cao năng lực cung
ứng thông tin, sản phẩm và dịch vụ thư viện
nhằm bảo đảm quyền tiếp cận thông tin, tiếp
cận và hưởng thụ các giá trị văn hóa của người
dân trong bối cảnh phát triển của khoa học và
công nghệ. Các quy định về chuẩn hóa hoạt
động thư viện được xem là những quy định mới
so với Pháp lệnh Thư viện năm 2000.
Việc chuẩn hóa hoạt động thư viện được
xây dựng trên nền tảng nguyên tắc cơ bản được
quy định tại Điều 24 của Luật với các quy định:
1) lấy người sử dụng thư viện làm trung tâm;
tạo lập môi trường thân thiện, bình đẳng; bảo
đảm quyền tiếp cận và sử dụng thư viện của tổ
chức, cá nhân; 2) tài nguyên thông tin được thu
thập xử lý, lưu giữ, bảo quản và phổ biến tuân
thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và
chuẩn nghiệp vụ trong lĩnh vực thư viện; 3)
thường xuyên đổi mới sáng tạo về quy trình,
sản phẩm thông tin, dịch vụ thư viện trên cơ sở
ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ tiên
tiến; 4) Thực hiện liên thông thư viện; 5) Tuân
thủ quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ,
khoa học và công nghệ, công nghệ thông tin và
các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Đây là 05 nguyên tắc xuyên suốt trong từng
hoạt động của thư viện thúc đẩy sự chuẩn hóa
trong hoạt động của thư viện. Trong đó,việc lấy
người sử dụng làm trung tâm, tạo lập môi
trường bình đẳng, thân thiện là một trong những
nguyên tắc mang tính triết lý nhằm hướng hoạt
động thư viện trong việc thực hiện quyền con
người, quyền công dân. Các nguyên tắc còn lại
thúc đẩy quá trình chuẩn hóa trong hoạt động
thư viện, để hoạt động này góp phần thực thi
các quyền cơ bản này trong bối cảnh phát
triển của khoa học và công nghệ tác động đến
phương thức tiếp cận, hưởng thụ các giá trị
L.T. Son / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 3 (2020) 62-73
71
văn hóa, tiếp cận đến các cơ sở văn hóa của
người dân.
Luật Thư viện đã quy phạm hóa các hoạt
động chuyên môn quan trọng của thư viện
nhằm tiến đến chuẩn hóa hoạt động thư viện
như: Xây dựng tài nguyên thông tin, xử lsy tài
nguyên thông tin và tổ chức hệ thống tra cứu
thông tin; bảo quản tài nguyên thông tin; tạo lập
cung cấp sản phẩm thông tin thư viện và dịch
vụ thư viện; truyền thông thư viện và đánh giá
hoạt động thư viện. Đây là những nội dung cơ
bản mà mỗi thư viện cần triển khai để phục vụ
người sử dụng. Ngoài ra Luật Thư viện cũng
đã quy định những hoạt động có tính chất bổ
trợ cho hoạt động thư viện như vân đề hiện
đại hóa thư viện, nguồn tài chính cho hoạt
động thư viện, hợp tác quốc tế về thư viện..
nhằm giúp thư viện khẳng định vị trí, vị thế
của mình trong việc bảo đảm quyền tiếp cận
thông tin, tiếp cận và hưởng thụ các giá trị
văn hóa đối với người dân.
Đặc biệt, để thúc đẩy phát triển văn hóa nói
chung, và văn hóa đọc của cộng đồng nói riêng,
Luật Thư viện đã quy định 01 điều về phát triển
văn hóa đọc (Điều 30), theo đó, ngày 21 tháng
4 hằng năm là ngày Sách và Văn hóa đọc Việt
Nam. Đồng thời có các quy định về phát triển
văn hóa đọc thông qua các hoạt động: tổ chức
hoạt động hình thành thói quen đọc trong gia
đình, trường học, cơ quan, tổ chức trong phạm
vi cả nước; hướng dẫn phương pháp, kỹ năng
đọc, khai thác tài nguyên thông tin cho trẻ em
tại thư viện cơ sở giáo dục mầm non, thư viện
cơ sở giáo dục phổ thông; phát triển kỹ năng
tìm kiếm, khai thác và sử dụng thông tin, mở
rộng tri thức cho người sử dụng thư viện; đẩy
mạnh liên thông giữa thư viện công cộng với
các thư viện khác trên địa bàn; truy cập và khai
thác thông tin, tri thức từ thư viện số dùng
chung thông qua thiết bị điệu tử; sử dụng dịch
vụ thư viện lưu động và luân chuyển tài nguyên
thông tin. Quy định này nhằm thúc đẩy thư viện
thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa,
tạo cơ hội cho người dân tiếp cận và hưởng thụ
các giá trị văn hóa, tạo động lực phát triển văn
hóa đọc trong cộng đồng.
iv) Các chế định về nghĩa vụ trong hoạt
động của thư viện
Quyền con người, quyền công dân sẽ tương
ứng với nghĩa vụ của Nhà nước trong bảo đảm
thực thi các quyền này, Nhà nước thực hiện
nghĩa vụ này thông qua các quy định về nghĩa
vụ, trách nhiệm của thư viện và các chủ thế có
liên quan trong việc bảo đảm quyền tiếp cận
thông tin, tiếp cận và hưởng thụ các giá trị văn
hóa, tham gia vào đời sống văn hóa và sử dụng
các cơ sở văn hóa của người dân trên các khía
cạnh khác nhau của lĩnh vực thư viện. Luật Thư
viện đã quy định 02 điều về trách nhiệm của thư
viện (Điều 39) và nghĩa vụ của người làm công
tác thư viện (Điều 41) để cụ thể hóa các nội
dung này, theo đó:
Thư viện có trách nhiệm bảo đảm thực hiện
quyền tiếp cận thông tin và sử dụng dịch vụ thư
viện; tổ chức dịch vụ thư viện, bố trí thời gian
phục vụ phù hợp với điều kiện sinh hoạt, làm
việc, học tập của ngưới sử dụng thư viện, công
bố nội quy, hướng dẫn sử dụng thư viện, công
khai minh bạch về tài nguyên thông tin và hoạt
động thư viện. Ngoài ra, việc nâng cao chất
lượng hoạt động thư viện hông qua việc tổ chức
hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ thư viện theo
quy định và hoạt động khác phù hợp với chức
năng nhiệm vụ của thư viện cũng là một trong
những nội dung cơ bản trong trách nhiệm của
thư viện. Các quy định về trách nhiệm của thư
viện đều hướng tới 02 yếu tố: đó là tạo thuận lợi
cho người dân có thể dễ dàng tiếp cận với thư
viện và tạo động lực để nâng cao chất lượng
hoạt động thư viện.
Đối với người làm công tác thư viện, một
trong những nghĩa vụ quan trọng về bảo đảm
quyền tiếp cận thông tin được Luật quy định đó
là: tạo điều kiện để người sử dụng thư viện tiếp
cận, sử dụng tài nguyên thông tin và tiện ích
thư viện; bảo đảm quyền bình đẳng và các
quyền khác của người sử dụng thư viện được
quy định tại Luật này; hỗ trợ, trang bị kỹ năng
tìm kiếm, khai hác và sử dụng thông tin cho
người sử dụng thư viện, đây là những biện pháp
bảo đảm thực thi quan trọng được nêu tại Luật
Thư viện.
Ngoài ra, Luật Thư viện đã đề cao và bổ
sung trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân
trong thành lập, quản lý và có liên quan đến
L.T. Son / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 3 (2020) 62-73
72
hoạt động thư viện nhằm bảo đảm các nguồn
lực cho thư viện hiệu quả, tạo điều kiện để
người dân trở thành chủ thể chính tham gia vào
hoạt động thư viện theo quy định của pháp luật.
Điều 45 của Luật Thư viện quy định về trách
nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập
với các trách nhiệm khác nhau nhằm bảo đảm
cơ chế vận hành cho của thư viện: như liên
quan đến bảo đảm nguồn lực như: nguồn nhân
lực, cơ sở vật chất bảo đảm điều kiện về phòng
cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường và phòng
chống thiên tai; ban hành các quy chế hoạt
động, thực hiện chế độ chính sách, ưu đãi nghề
nghiệp cho người làm công tác thư viện và
những trách nhiệm đặc thù tương ứng với từng
loại hình thư viện.
Điều 46 của Luật Thư viện quy định về
trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trực
tiếp quản lý thư viện với 05 trách nhiệm gắn với
việc xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt
động thư viện, phát triển tài nguyên thông tin và
phát triển văn hóa đọc; sử dụng hiệu quả nguồn
lực đầu tư cho thư viện; tạo điều kiện cho người
làm công tác thư viện được bồi dưỡng, nâng
cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của thư
viện và các nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ
khác có liên quan.
Điều 47 của Luật Thư viện quy định trách
nhiệm của các chủ thể khác nhau trong xã hội
trong việc phát triển hoạt động thư viện, trong
đó đề cao trách nhiệm của các chủ thể như: cơ
quan, tổ chức xuất bản, báo chí, người bảo vệ
luận án tiến sĩ ở trong nước, nước ngoài; công
dân nước ngoài bảo vệ luận án tiến sĩ ở Việt
Nam; người dạy trong cơ sở giáo dục, tổ chức
xã hội-nghề nghiệp về thư viện trong việc hỗ
trợ các nguồn lực bảo đảm cho sự phát triển của
thư viện.
Các chế định về nghĩa vụ này nhằm tạo
điều kiện để mọi người có thể tham gia đóng
góp công sức, tiền của, vật chất trong việc
phát triển sự nghiệp thư viện đồng thời trở
thành chủ thể chính với vị trí là trung tâm
trong hoạt động thư viện.
3. Kết luận và kiến nghị
Thư viện là một trong những yếu tố bảo
đảm công bằng, bình đẳng và lợi ích cho toàn
thể mọi người trong xã hội trong việc tiếp cận
thông tin, tiếp cận và hưởng thụ các giá trị văn
hóa, tham gia vào đời sống văn hóa và sử dụng
cơ sở văn hóa từ đó thúc đẩy việc học tập suốt
đời, nâng cao trình độ, phát triển văn hóa đọc
và các hoạt động giải trí phục vụ các nhu cầu
khác nhau của mỗi cá nhân; nhiều học giả quốc
tế cho rằng, thư viện là hiện thân của một xã hội
xã hội chủ nghĩa hiện đại. Sự có mặt của Luật
Thư viện đã bổ sung những chế định pháp lý
hết sức quan trọng về quyền tiếp cận thông tin
đối với những thông tin không hình thành và
phát sinh trong hoạt động quản lý nhà nước của
cơ quan công quyền, bảo đảm cho công dân có
thể tiếp cận thông tin một cách bình đẳng để
phục vụ cho lợi ích của mình; bổ sung các chế
định pháp lý quan trọng về quyền được hưởng
thụ các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống
văn hóa và sử dụng các cơ sở văn hóa của
người dân thông quá các quy định về quyền của
người sử dụng thư viện, quyền của các đối
tượng đặc thù, từ đó quy định những biện pháp
bảo đảm các quyền này thông qua các quy định
về chức năng, nhiệm vụ của từng loại hình thư
viện, các nội dung trong hoạt động thư viện, các
nghĩa vụ, trách nhiệm của tổ chức cá nhân liên
quan trong hoạt động thư viện.
Để bảo đảm thực thi các chế định pháp luật
về quyền con người, quyền công dân được nêu
tại Luật Thư viện, xin đưa ra một số khuyến
nghị như sau:
Một là, liên quan đến việc cụ thể hóa các
nội dung được Luật Thư viện giao, các cơ quan,
đơn vị có liên quan (Chính phủ, Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch) cần tiếp tục nghiên cứu
sớm xây dựng và ban hành các văn bản hướng
dẫn thi hành, nhằm cụ thể hóa các quy định của
Luật, bảo đảm tính thực thi, hiệu lực hiệu quả
trong thi hành Luật Thư viện.
Hai là, cơ quan chủ trì soạn thảo Luật Thư
viện tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật về thư viện để tổ chức, cá nhân có thể
L.T. Son / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 3 (2020) 62-73
73
nắm bắt đầy đủ các quy định về quyền, nghĩa vụ,
trách nhiệm của mình khi tham gia các quan hệ
pháp luật do Luật Thư viện điều chỉnh.
Ba là, hệ thống thư viện trong toàn quốc
đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hiện
đại hóa và thực hiện liên thông theo tinh thần
của Luật Thư viện nhằm bảo đảm quyền tiếp
cận thông tin, tiếp cận và hưởng thụ các giá trị
văn hóa tại mọi thời điểm trong bối cảnh phát
triển của khoa học và công nghệ. Đi kèm theo
đó là trách nhiệm của tổ chức, các nhân liên
quan trong việc bảo đảm các nguồn lực thúc
đẩy việc đổi mới, chuẩn hóa hoạt động thư viện.
Tài liệu tham khảo
[1] Nguyễn Duy Quốc: Hiến pháp năm 2013 về quyền
con người, quyền cơ bản của công dân, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp số 12 (268), tháng 6 năm 2014.
[2] Uniterd Nations, Human Rights: Question and
Anwers, Geneva, 1994, tr 4.
[3] OHCHR, Freequently Asked Question on a
Human Rights-based Approach to Development
Cooperation, New York and Geneva, 2006, tr 1.
[4] Phạm Khiêm Ích, Hoàng Văn Hảo (Chủ biên):
Quyền con người trong thế giới hiện đại, Viện
thông tin khoa học xã hội, Hà Nội 1995, tr19.
[5] Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình
Lý luận và pháp luật về quyền con người, NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009, tr 38.
[6] Từ điển Luật học, NXB Tư pháp - NXB từ điển
bách khoa.
[7] Vũ Công Giao, Nguyễn Minh Tâm ( 2015):
Quyền công dân và cơ chế bảo vệ quyền công dân
theo Hiến pháp năm 2013.
[8] Tuyên ngôn Thế giới về Quyền con người được
Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua tại Nghị
quyết số 217 A (III) ngày 10/12/1948.
[9] Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị
năm 1976.
[10] UNESCO, Tuyên ngôn năm 1994 của UNESCO
về thư viện công cộng, Lê Văn Viết dịch theo bản
tiếng Nga 1995 - số 6, tr6 (phụ chương).
[11] Nguyễn Đăng Dung (2016): Bình luận khoa học
hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam năm 2013, NXB Chính trị Quốc gia.
[12] Học viện chính trị quốc gia. Trung tâm Nghiên
cứu quyền con người. Các văn kiện thế giới về
quyền con người, Sđd, tr187.
[13] Nguyễn Minh Thuyết (2016): Những vấn đề lý
luận và thực tiễn về quyền tiếp cận thông tin ở
nước ta hiện nay, Chương trình khoa học và công
nghệ trọng điểm cấp Nhà nước KX.03/11-15.
K
p
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- che_dinh_phap_luat_ve_bao_dam_quyen_con_nguoi_quyen_cong_dan.pdf