Gánh nặng tài chính của suy thận mạn tính
giai đoạn cuối có điều trị lọc máu chu kỳ
Điều trị STM giai đoạn cuối bằng lọc máu chu kỳ
đã kéo dài tuổi thọ của người bệnh, tuy nhiên đã
tạo ra gánh nặng tài chính lên các hộ gia đình của
họ. Vấn đề này có thể được giải thích bởi hai lý do:
thứ nhất, đây là một bệnh mạn tính mà chi phí điều
trị không phải tính theo mỗi lần điều trị mà cho cả
phần đời còn lại của họ, thứ hai đa số bệnh nhân
STM giai đoạn cuối không thể đủ sức khoẻ để có
thể tạo ra thu nhập như người bình thường, thậm
chí không thể lao động kiếm thu nhập được, trong
100 bệnh nhân ở nghiên cứu chúng tôi có đến 62
người bệnh không có thu nhập, và 12 người có thu
nhập không ổn định (Bảng 1). Thu nhập bình quân
đầu người của hộ gia đình trong nhóm nghiên cứu
là 1.827.306 đồng/tháng, thấp hơn nhiều so với
báo cáo thu nhập bình quân đầu người của thành
phố Hồ Chí Minh năm 2014 hơn 9 triệu đồng/tháng
(5131 USD/người/năm) [6]. Kết quả này phù hợp với
đa số hộ gia đình của người bệnh được xếp loại hộ
gia đình nghèo và cận nghèo [7]. Trong khi đó, chi
phí bình quân bệnh nhân tự chi trả để điều trị lọc
máu chu kỳ hàng tháng chiếm một tỉ lệ đáng kể so
với tổng thu nhập của hộ gia đình sau khi đã đáp
ứng những nhu cầu cơ bản. Với nhóm bệnh nhân
không thuộc nhóm nghèo và cận nghèo, chi phí này
chiếm 29,4%, với bệnh nhân thuộc nhóm cận nghèo
khoản chi để điều trị bệnh chiếm 80,5% tổng thu
nhập còn lại hàng tháng. Theo Tổ chức Y tế thế giới,
chi tiêu cho y tế được xem là thảm hoạ khi khoản
chi này chiếm từ 40% trở lên trong tổng thu nhập
của hộ gia đình sau khi đã trừ đi những khoản chi
cho nhu cầu cơ bản của hộ gia đình [18]. Khoản chi
phí lớn và kéo dài theo thời gian để điều trị bệnh
sẽ nhanh chóng vượt quá khả năng chi trả của hộ
gia đình đẩy họ rơi vào cảnh đói nghèo. Thực vậy,
đối với nhóm nghèo chi phí điều trị bệnh đã vượt
qúa khả năng chi trả của hộ gia đình, cao hơn gần
gấp 7 lần tổng thu nhập sau khi đã trừ đi những chi
tiêu cơ bản của họ (Biểu đồ 1). Ngay cả những người
bệnh có tham gia BHYT, khoản chi này cũng cao gấp
5,6 lần tổng thu nhập còn lại của hộ gia đình. Khoản
đồng chi trả 80% của BHYT đối với nhóm bệnh nhân
này đã không làm giảm được tác động nặng nề của
bệnh lên kinh tế hộ gia đình.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 4 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chi phí điều trị bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối lọc máu chu kỳ tại bệnh viện quận Thủ Đức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
34
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 6, số 4 - tháng 8/2016
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ BỆNH SUY THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI
LỌC MÁU CHU KỲ TẠI BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC
Nguyễn Hoàng Lan1, Phù Văn Hưng2
(1) Khoa Y tế công cộng, Trường Đại học Y Dược Huế
(2) Khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh
Tóm tắt
Mục tiêu: Tính chi phí y học trực tiếp hàng tháng điều trị bệnh suy thận mạn tính giai đoạn cuối bằng lọc
máu chu kỳ và đánh giá gánh nặng tài chính của chi phí lọc máu chu kỳ lên hộ gia đình người bệnh. Đối tượng
và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện tại Bệnh viên quận Thủ Đức, thành
phố Hồ Chí Minh. Thông tin thu thập từ phỏng vấn trực tiếp 100 bệnh nhân đang điều trị lọc máu chu kỳ
và hoá đơn chi phí điều trị được dùng để tính chi phí y học trực tiếp hàng tháng để điều trị bệnh theo quan
điểm người chi trả. Gánh nặng tài chính do lọc máuđược tính bởi tỉ lệ chi phí người bệnh phải chi trả trực tiếp
trên tổng thu nhập của hộ gia đình sau khi đã trừ đi khoản chi tiêu cho nhu cầu cần thiết. Kết quả: Tổng chi
phí trực tiếp y học trung bình hàng tháng là 9.591.443 đồng/người ($5,377US/người/năm), trong đó chi phí
người bệnh phải tự chi trả là 3.192.610 đồng. Khoản chi phí này chiếm 80,5% tổng thu nhập của hộ gia đình
cận nghèo sau khi đáp ứng những chi tiêu cho nhu cầu cần thiết và vượt quá 7 lần thu nhập của những hộ gia
đình người bệnh nghèo hàng tháng.
Từ khoá: bệnh thận giai đoạn cuối, lọc máu chu kỳ, chi phí y học trực tiếp, gánh nặng tài chính.
Abstract
THE TREATMENT COST OF END-STAGE
RENAL DISEASE WITH HEMODIALYSIS
IN THU DUC DISTRICT HOSPITAL
Nguyen Hoang Lan1, Phu Van Hung2
(1) Faculty of Public Health, Hue University of Medicine and Pharmacy
(2) Hospital of Post and Telecoms, Ho Chi Minh city
Background: Treatment of end-stage renal disease (ESRD) patients resulted in extension of their
life expectancy, however they poses a financial burden on patients and their households. The study was
conducted at Thu Duc district Hospital with the aim at calculating the monthly medical direct cost of ESRD
patients with hemodialysis, and assessing financial burden of the disease treatment on their households.
Method: A cross-sectional descriptive study. Cost data was collected by interviewing 100 patients dialysed.
Financial invoices of patients were used to calculate monthly medical direct costs on the basis of health
care payer’s perspective. Results: The financial burden of the treatmen was measured by proportion out-of-
pocket payment from total household income remaining after subsistence needs met. The results showed
that the monthly average total medical cost was 9,591,443 VND per person ($5,377US per year per person) in
which out of pocket payments of patient was 3,192,610 VND. Out-of-pocket cost was 80.5% of total income
remaining after subsistence needs met of the near poor households and exceeded near 7 times of that of the
poor households every month.
Keywords: end-stage renal disease, hemodialysis, direct medical costs, out-of-pocket, financial burden
-----
- Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Hoàng Lan, email: hoanglanytcc@gmail.com
- Ngày nhận bài: 7/5/2016; Ngày đồng ý đăng: 12/9/2016; Ngày xuất bản: 20/9/2016
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy thận mạn (STM) là hậu quả cuối cùng của
các bệnh thận tiết niệu mạn tính, làm giảm dần
chức năng thận và cuối cùng dẫn đến suy thận giai
đoạn cuối, lúc này hai thận mất chức năng hoàn
toàn đòi hỏi phải điều trị thay thế thận suy. Với
sự tiến bộ của y học, hiện này có nhiều phương
pháp điều trị STM giai đoạn cuối đã kéo dài số năm
sống cho người bệnh. Tuy nhiên chăm sóc và điều
35
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 6, số 4 - tháng 8/2016
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
trị bệnh STM giai đoạn cuối tốn kém do cần sự
chăm sóc và điều trị toàn diện. Suy thận mạn do
đó dần trở thành gánh nặng trong nhiều gia đình
và xã hội. Tại Châu Âu, theo El Nahas và Bello chi
phí cho lọc máu chiếm khoảng 2% tổng ngân sách
y tế cho khoảng chưa đến 0,1% dân số cần điều trị
[12]. Ở Mỹ theo báo cáo của hệ thống dữ liệu bệnh
thận Medicare đã chi 12.700 USD cho mỗi người
bệnh STM giai đoạn cuối trong năm 2010 [10]. Một
nghiên cứu của Goeree ở Canada cho biết bình
quân xã hội tốn khoảng 88.585 đô la Canada cho
mỗi bệnh nhân STM cần lọc máu trong năm 1995
[14]. Ở Nhật theo Masahiro Kaminota, năm 1996
chi phí lọc máu nội trú và ngoại trú cho mỗi bệnh
nhân lần lượt 9073,6 và 5380,3 ngàn Yen/năm [13].
Theo số liệu thống kê, hiện ở Việt Nam có khoảng
6 triệu người bị bệnh thận mạn chiếm 6,73% dân
số. Trong đó, có khoảng 800.000 bệnh nhân ở tình
trạng suy thận mạn giai đoạn cuối cần điều trị thay
thế nhưng chỉ có 10% bệnh nhân được điều trị lọc
máu [1]. Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu:
1. Tính chi phí trực tiếp trung bình điều trị hàng
tháng của bệnh suy thận mạn giai đọan cuối lọc
máu chu kỳ tại bệnh viện quận Thủ Đức trên quan
điểm người chi trả dịch vụ, và 2. Đánh giá gánh
nặng tài chính do điều trị lọc máu chu kỳ ở các hộ
gia đình người bệnh, trên cơ sở đó có thể đưa ra
được những giải pháp hỗ trợ hiệu quả cho nhóm
bệnh nhân này.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân được
chẩn đoán xác định suy thận mạn giai đoạn cuối
vào lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện quận Thủ Đức từ
tháng 06/2014 đến tháng 4/2015, đáp ứng các tiêu
chuẩn sau: từ 18 tuổi trở lên, đang lọc máu chu kỳ,
tỉnh táo, tiếp xúc tốt và đồng ý tham gia nghiên cứu.
Nghiên cứu không bao gồm các đối tượng có một
trong những đặc điểm sau: được chẩn đoán suy
thận cấp hoặc đợt cấp của suy thận mạn, sa sút trí
tuệ, không có khả năng giao tiếp hoặc không đồng ý
tham gia nghiên cứu.
2.2. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt
ngang. Chi phí điều trị trong 1 tháng từ ngày nhập
viện được thu thập từ hoá đơn tài chính bệnh viện
và phỏng vấn trực tiếp người bệnh dựa trên bộ câu
hỏi có cấu trúc. Ở nghiên cứu này chỉ ước tính chi
phí trực tiếp y học dựa trên quan điểm người chi
trả dịch vụ y tế, vì thế khoản chi trả từ người bệnh
và cơ quan bảo hiểm y tế (trường hợp người bệnh
có tham gia vào BHYT) đều được đưa vào tính toán.
2.3. Cỡ mẫu: Mẫu toàn thể, tổng cộng có 100
người bệnh đáp ứng tiêu chuẩn nghiên cứu đồng ý
tham gia phỏng vấn.
2.4. Nguồn thông tin
- Tất cả bệnh nhân được phỏng vấn trực tiếp dựa
vào bộ câu hỏi có cấu trúc để cung cấp những thông
tin về đặc điểm nhân khẩu học, kinh tế xã hội của cá
nhân, tham gia bảo hiểm y tế, bệnh kèm theo, thời
gian chạy thận nhân tạo và những chi phí điều trị tự
mua ngoài hoá đơn bệnh viện. Kinh tế gia đình được
phân theo hộ nghèo, cận nghèo và bình thường dựa
theo Quyết định của Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ
Chí Minh về chuẩn hộ nghèo và cận nghèo giai đoạn
2014 - 2015 [7].
- Hoá đơn tài chính bệnh viện bao gồm những
chi phí điều trị trong một tháng.
2.5. Phân tích chi phí
- Chi phí điều trị là chi phí các dịch vụ y tế mà
người bệnh sử dụng trong quá trình lọc máu như
thuốc, máu và các chế phẩm của máu, dịch chuyền,
vật tư y tế tiêu hao, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh,
thủ thuật, phẫu thuật.
- Chi phí bệnh nhân tự chi trả là khoản tiền bệnh
nhân phải đóng cho bệnh viện khi lọc máu chu kỳ,
đối với bệnh nhân có BHYT đó là khoản đồng chi trả
hoặc/và số tiền mà bệnh nhân phải đóng thêm cho
một lần lọc máu để mua thêm thuốc và vật tư y tế
tiêu hao không có trong BHYT. Đối với người bệnh
không có BHYT, chi phí này bệnh nhân phải đóng
100%.
- Nghiên cứu không bao gồm những chi phí trực
tiếp không liên quan đến y học và chi phí gián tiếp.
- Chi phí điều trị được phân tích theo các cấu
phần và so sánh giữa các nhóm bệnh nhân theo các
đặc điểm nhóm tuổi, tham gia bảo hiểm y tế, bệnh
kèm theo, thời gian chạy thận. Bởi vì dữ liệu chi phí
không phân bố chuẩn (test Shapiro-Wilk, p-values
<0,05) nên sử dung các test Mann-Whitney hay
Kruskal Wallis để so sánh các phân bố giữa hai hay
nhiều nhóm. Kết quả có ý nghĩa thống kê khi giá trị
p ≤ 0,05.
- Gánh nặng tài chính chi phí điều trị lọc máu
chu kỳ được ước tính bằng tỉ lệ chi phí bệnh nhân
tự chi trả trung bình hàng tháng và tổng thu nhập
hộ gia đình hàng tháng trừ đi chi tiêu cho những
nhu cầu cần thiết của hộ gia đình trong tháng đó.
Chi tiêu cho những nhu cầu cần thiết sử dụng
chuẩn nghèo chung của Chính phủ giai đoạn 2011-
2015 được cập nhật theo chỉ số giá tiêu dùng năm
2014 cho khu vực thành thị là 750.000 đồng/
người/tháng [5].
36
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 6, số 4 - tháng 8/2016
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
3. KẾT QUẢ
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 1. Đặc điểm về nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu
Nhận xét: Số bệnh nhân lọc máu chu kỳ trong nghiên cứu có nam nhiều hơn nữ (56% và 44%); hầu hết là
dân tộc kinh (97%), độ tuổi từ 50 trở lên chiếm chủ yếu (51%). Đa số người bệnh không có thu nhập (62%).
Bảng 2. Đặc điểm bệnh tật và tham gia bảo hiểm y tế của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm Số lượng (n=100) Tỉ lệ (%)
Số năm lọc máu
Dưới 1 năm 10 10,0
Từ 1 năm trở lên 90 90,0
Bệnh kèm theo
Không có 7 7,0
1 bệnh 36 36,0
2 bệnh trở lên 57 57,0
Tham gia BHYT
Có 97 97,0
Không 3 3,0
Nhận xét: Đa số bệnh nhân đã được lọc máu trên 1 năm (90%) và có 2 bệnh kèm theo, chiếm 57%. Hầu
hết bệnh nhân đều tham gia BHYT chiếm 97%.
Bảng 3. Tình hình kinh tế hộ gia đình người bệnh
Nhóm thu nhập Số hộ Tỉ lệ (%)
Thu nhập/người/tháng (đồng)
Trung bình SD Trung vị
Nghèo 49 49,0 887.585 301.789 1.000.000
Cận nghèo 12 12,0 1.625.000 97.312 1.666.667
Bình thường 39 39,0 3.070.228 1.334.004 2.500.000
Chung 100 100 1.827.306 1.333.752 1.500.000
Nhận xét: Thu nhập bình quân ở các hộ gia đình người bệnh là 1.827.306 đồng/người. Đa số người bệnh
thuộc hộ gia đình được xếp loại nghèo và cận nghèo chiếm 61%.
Đặc điểm cá nhân Số lượng (n=100) Tỉ lệ (%)
Giới tính Nam 56 56,0
Nữ 44 44,0
Dân tộc Kinh 97 97,0
Dân tộc thiểu số 3 3,0
Nhóm tuổi
Trung bình (SD): 49,6 (16)
Min: 21; Max: 85
<40 tuổi 31 31,0
40-49 tuổi 18 18,0
50-59 tuổi 26 26,0
≥60 tuổi 25 25,0
Nghề nghiệp
Có thu nhập ổn định 26 26,0
Không có thu nhập ổn định 12 12,0
Không có thu nhập 62 62,0
37
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 6, số 4 - tháng 8/2016
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
3.2. Chi phí lọc máu trung bình hàng tháng
Bảng 3. Chi phí lọc máu trung bình hàng tháng theo loại chi phí và theo đối tượng chi trả
Đơn vị: đồng
Chi phí n Trung bình SD Trung vị Tối thiểu Tối đa
Phẫu thuật – thủ thuật 100 5.109.661 1.674.174 5.445.000 1.485.000 12.255.000
Thuốc 100 3.895.145 2.220.311 3.539.491 1.600 18.901.658
Vật tư tiêu hao 100 92.166 294.447 11.140 3.342 2.528.000
Chi phí bệnh kèm theo 97 476.651 316.980 385.000 276.000 2.158.000
Chẩn đoán hình ảnh 8 68.765 55.231 39.500 11.122 150.000
Chi phí khác 85 25.709 23.468 22.000 11.000 180.400
Tổng chi phí 100 9.591.443 3.355.044 9.418.425 3.034.019 29.883.150
Bảo hiểm chi trả 97 6.596.734 2.548.297 6.363.535 671.837 21.300.858
Người bệnh trả 100 3.192.610 1.830.541 3.021.473 608.912 12.969.100
- Có BHYT 97 2.981.505 1.268.096 2.985.384 608.912 8.582.292
- Không có BHYT 3 10.018.343 4.078.473 11.721.600 5.364.330 12.969.100
Nhận xét: Tổng chi phí bình quân mỗi bệnh nhân
lọc máu chu kỳ trong một tháng là 9.591.443 đồng,
trong đó chi phí trung bình cho phẫu thuật – thủ
thuật cao nhất 5.109.661 đồng/người; tiếp theo
là chi phi cho thuốc trung bình là 3.895.145 đồng/
người. Có 98 bệnh nhân cần xét nghiệm, chi phí
trung bình 476.651 đồng/người. Chỉ có 8 bệnh
nhân được chỉ định chẩn đoán hình ảnh với chi phí
bình quân 68.765 đồng/người. Chi phí bình quân
BHYT chi trả cho những người bệnh có tham gia
BHYT là 6.596.734 đồng/người. Tổng chi phí bình
quân bệnh nhân phải tự chi trả là 3.192.610 đồng/
người. Trong đó bình quân người bệnh có BHYT chỉ
trả 2.981.505 đồng/người, trong khi những người
bệnh không có BHYT phải tự chi trả đến 10.018.343
đồng/người.
Bảng 4. Tổng chi phí lọc máu trung bình theo các đặc điểm người bệnh
Đơn vị: đồng
Đặc điểm Trung bình SD Trung vị Giá trị p
Giới
Nam 9.623.016 3.863.353 9.244.344
0,994
Nữ 9.551.260 2.611.899 9.570.167
Tuổi
< 40 tuổi 9.510.019 2.968.277 10.063.495
0,505
40-49 tuổi 9.834.513 1.491.424 9.749.633
50-59 tuổi 9.890.832 4.739.659 9.201.625
≥ 60 tuổi 9.206.035 3.184.075 8.193.504
Thời gian chạy thận
< 1 năm 8.822.469 4.402.751 8.193.202
0,307
≥ 1 năm 9.676.885 3.238.372 9.582.050
Bệnh kèm theo
Không 7.378.178 1.979.687 8.009.435
0,0301 bệnh 9.570.799 4.245.415 9.289.628
≥ 2 bệnh 9.876.285 2.742.219 9.763.151
Nhận xét: Những người bệnh có bệnh kèm theo
càng nhiều, tổng chi phí điều trị càng tăng lên, tổng
chi phí lọc máu trung bình là 7.378.178 đồng/người;
9.570.799 đồng/người; 9.876.285 đồng/người tương
38
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 6, số 4 - tháng 8/2016
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Nhận xét: Chi phí tự chi trả cho lọc máu chu
kỳ bình quân đầu người/tháng giảm dần từ nhóm
nghèo đến nhóm thu nhập bình thường. Tuy nhiên
sự khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Biểu đồ 1. Gánh nặng chi phí điều trị lọc máu chu kỳ theo nhóm thu nhập
ứng với không có bệnh kèm, có 1 bệnh kèm và 2 bệnh
kèm, theo thứ tự (p < 0,05). Tổng chi phí bình quân
giữa các nhóm bệnh nhân nam nữ, nhóm tuổi và thời
gian chạy thận không khác nhau có ý nghĩa thống kê.
3.3. Đánh giá gánh nặng tài chính điều trị bệnh thận giai đoạn cuối
Bảng 5. Chi phí bệnh nhân tự chi trả theo nhóm thu nhập
Đơn vị: đồng
Nhóm thu nhập
Chi phí lọc máu bình quân/tháng/người bệnh
Giá trị p
Trung bình SD Trung vị
Nghèo 3.511.631 2.340.910 3.201.484
0,588Cận nghèo 2.934.122 957.935 2.642.647
Bình thường 2.871.325 1.133.179 3.046.235
Nhận xét: Biểu đồ 1 cho thấy ở nhóm bệnh nhân
nghèo, bình quân chi phí tự chi trả cho LMCK mỗi
tháng lớn gấp 7 lần tổng thu nhập hộ gia đình sau
khi đã trừ đi chi ti êu cho những nhu cầu thiết yếu
hàng tháng. Đối với nhóm cận nghèo và nhóm bình
thường, chi phí này chiếm 80,5% và 29,4% tổng thu
nhập hộ gia đình còn lại hàng tháng, theo thứ tự.
4. BÀN LUẬN
4.1. Chi phí trực ti ếp điều trị suy thận mạn tí nh
giai đoạn cuối
Nghiên cứu của chúng tôi ước tính chi phí trực
tiếp y học trong một tháng ở 100 người bệnh có điều
trị LMCK tại bệnh viện. Bảng 3 cho biết tổng chi phí
trực ti ếp y học lọc máu chu kỳ ở mỗi bệnh nhân là
9.591.443 đồng/tháng, tương đương 115.097.316
đồng/năm (5.377 USD). Kết quả này cao hơn kết quả
của Nguyễn Chánh Bảo Sơn và cộng sự (2010), theo
tác giả này chi phí trực ti ếp y học trung bình cho
điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối bằng phương
pháp LMCK là 98.875.360 ± 12.298.340VND/bệnh
nhân/năm, tương ứng 4494±559 USD/năm [4]. Sự
khác biệt này có thể được giải thích do đối tượng
nghiên cứu của tác giả là trẻ em và sự chênh lệch
giá các yếu tố đầu vào của năm 2014 so với năm
2010. Tuy nhiên chi phí LMCK ở bệnh nhân suy thận
mạn giai đoạn cuối ở các nghiên cứu Việt Nam thấp
hơn nhiều so với các nước trên thế giới, tổng chi phí
trực ti ếp điều trị lọc máu chu kỳ năm 2010 ở Saudi
Arabia là 37.598 USD/người/năm vào [15] và 38.686
USD/người ở Samoa, một quần đảo thuộc Thái Bình
Dương [8]. Chi phí này cao hơn rất nhiều ở Mỹ, theo
Ariel Berger và cộng sự (2009), chi phí trung bình
chăm sóc y học trực ti ếp của một bệnh nhân LMCK
là 140.633 USD/năm ($81,752-$211,574) [9]. Không
tí nh đến sự khác nhau về kỹ thuật lọc máu ở các
quốc gia, sự chênh lệch về chi phí còn bởi các thành
phần chi phí đưa vào tính toán và chi phí đơn vị của
các thành phần chi phí. Ở nghiên cứu chúng tôi, chỉ
có chi phí điều trị nội trú y học trực tiếp được ước
tính, chi phí này chủ yếu dựa vào giá viện phí được
qui định bởi chính phủ cho các bệnh viện công lập,
theo đó chi phí cho cán bộ y tế và chi phí bảo trì,
khấu hao trang thiết bị không được bao gồm trong
ước tí nh. Trong khi đó những loại chi phí này, đặc
biệt là chi phí nhân lực chiếm phần lớn trong tổng
chi phí lọc máu ở các nghiên cứu của các nước,
nghiên cứu của Khalid ở Saudi Arabia, chi phí cho
39
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 6, số 4 - tháng 8/2016
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
đầu người của hộ gia đình trong nhóm nghiên cứu
là 1.827.306 đồng/tháng, thấp hơn nhiều so với
báo cáo thu nhập bình quân đầu người của thành
phố Hồ Chí Minh năm 2014 hơn 9 triệu đồng/tháng
(5131 USD/người/năm) [6]. Kết quả này phù hợp với
đa số hộ gia đình của người bệnh được xếp loại hộ
gia đình nghèo và cận nghèo [7]. Trong khi đó, chi
phí bình quân bệnh nhân tự chi trả để điều trị lọc
máu chu kỳ hàng tháng chiếm một tỉ lệ đáng kể so
với tổng thu nhập của hộ gia đình sau khi đã đáp
ứng những nhu cầu cơ bản. Với nhóm bệnh nhân
không thuộc nhóm nghèo và cận nghèo, chi phí này
chiếm 29,4%, với bệnh nhân thuộc nhóm cận nghèo
khoản chi để điều trị bệnh chiếm 80,5% tổng thu
nhập còn lại hàng tháng. Theo Tổ chức Y tế thế giới,
chi tiêu cho y tế được xem là thảm hoạ khi khoản
chi này chiếm từ 40% trở lên trong tổng thu nhập
của hộ gia đình sau khi đã trừ đi những khoản chi
cho nhu cầu cơ bản của hộ gia đình [18]. Khoản chi
phí lớn và kéo dài theo thời gian để điều trị bệnh
sẽ nhanh chóng vượt quá khả năng chi trả của hộ
gia đình đẩy họ rơi vào cảnh đói nghèo. Thực vậy,
đối với nhóm nghèo chi phí điều trị bệnh đã vượt
qúa khả năng chi trả của hộ gia đình, cao hơn gần
gấp 7 lần tổng thu nhập sau khi đã trừ đi những chi
tiêu cơ bản của họ (Biểu đồ 1). Ngay cả những người
bệnh có tham gia BHYT, khoản chi này cũng cao gấp
5,6 lần tổng thu nhập còn lại của hộ gia đình. Khoản
đồng chi trả 80% của BHYT đối với nhóm bệnh nhân
này đã không làm giảm được tác động nặng nề của
bệnh lên kinh tế hộ gia đình. Sự túng quẫn, nợ nần
khiến nhiều hộ gia đình phải cắt giảm những nhu
cầu cần thiết như thức ăn, áo quần hoặc trẻ em phải
bỏ học do không có khả năng trả học phí hoặc bệnh
nhân phải bỏ điều trị chấp nhận cái chết. Đói nghèo
là yếu tố làm hạn chế sự tiếp cận của người bệnh
đến các cơ sở y tế để được áp dụng các biện pháp
kiểm soát chức năng thận sớm do đó STM thường
được phát hiện ở giai đoạn muộn, bệnh kèm theo
nhiều, làm tăng chi phí điều trị và làm ảnh hưởng
đến thu nhập của bản thân người bệnh và hộ gia
đình. Chi phí cao và kéo dài không chỉ làm kinh tế hộ
gia đình càng kiệt quệ mà còn có thể làm gián đoạn
quá trình điều trị bệnh. Đây thực sự là bẫy nghèo
đói. Để có thể hạn chế vấn đề này, chính phủ cần có
những chính sách như giảm khoản đồng chi trả hoặc
hỗ trợ kinh phí điều trị cho những nhóm bệnh nhân
nghèo mắc bệnh STM giai đoạn cuối cần điều trị lọc
máu nói riêng và các bệnh mạn tính khác nói chung
khi chi phí điều trị vượt quá khả năng chi trả của họ.
Một hạn chế ở nghiên cứu cần bàn luận là thu
nhập bình quân của hộ gia đình được thu thập dựa
vào kết quả phỏng vấn người bệnh có thể thấp hơn
nhân lực chiếm đến 50,6% trong tổng chi phí trực
tiếp điều trị LMCK, chi phí khấu hao và bảo trì trang
thiết bị y tế chiếm 5,6%. Điều này có nghĩa là loại trừ
các chi phí này có thể làm giảm trên 56% tổng chi phí
trực tiếp LMCK tại bệnh viện [15]. Theo một thống
kê ở Việt Nam, kể thêm khoản hỗ trợ của nhà nước
cho chi phí cán bộ y tế và khấu hao trang thiết bị sẽ
làm tăng tổng chi phí của các dịch vụ y tế công lên
30-40% [2]. Khác với các nghiên cứu ở các nước, chi
phí thủ thuật và thuốc chiếm tỉ lệ đáng kể trong tổng
chi phí LMCK nội trú ở bệnh viện Thủ Đức với 53%
và 40,6%, theo thứ tự. Chi phí cao cho thuốc và vật
tư ngoại nhập sử dụng trong các thủ thuật đã làm
tăng tổng chi phí không chỉ ở LMCK mà còn ở điều
trị một số bệnh mạn tính khác, báo cáo của Bộ Y tế
cho biết chi tiền thuốc chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
chi y tế. Tiền thuốc bình quân đầu người tăng từ 22
USD từ năm 2010 lên 31,2 USD vào năm 2013[3].
Nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân có bệnh kèm
theo càng nhiều, chi phí cho điều trị hàng tháng
càng cao, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (Bảng 3).
Điều đáng lưu ý là tuổi bệnh nhân STM giai đoạn
cuối cần điều trị lọc máu ở nghiên cứu của chúng tôi
nói riêng và ở Việt Nam nói chung trẻ hơn các nước
khác, ở Chile là 58±18 tuổi [17], tại Canada là 60±23
tuổi [11] nhưng đến 93% số bệnh nhân đều có tối
thiểu một bệnh kèm theo (Bảng 1 &2). Việc kiểm
soát và phòng ngừa cho bệnh nhân trong giai đoạn
đầu của bệnh thận ở nước ta còn hạn chế, phần lớn
bệnh nhân thường chỉ đi khám bệnh khi đã có vấn
đề sức khỏe chứ không đi khám sức khỏe định kỳ,
vì thế suy thận thường chỉ được phát hiện khi đã
thành suy thận mạn giai đoạn cuối và làm tăng số
bệnh kèm theo. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã
cho thấy phát hiện sớm STM và áp dụng các biện
pháp kiểm soát chức năng thận tốt có thể kéo dài
tuổi thọ người bệnh và giảm chi phí liên quan đến
điều trị bệnh thận giai đoạn cuối [16].
4.2. Gánh nặng tài chính của suy thận mạn tính
giai đoạn cuối có điều trị lọc máu chu kỳ
Điều trị STM giai đoạn cuối bằng lọc máu chu kỳ
đã kéo dài tuổi thọ của người bệnh, tuy nhiên đã
tạo ra gánh nặng tài chính lên các hộ gia đình của
họ. Vấn đề này có thể được giải thích bởi hai lý do:
thứ nhất, đây là một bệnh mạn tính mà chi phí điều
trị không phải tính theo mỗi lần điều trị mà cho cả
phần đời còn lại của họ, thứ hai đa số bệnh nhân
STM giai đoạn cuối không thể đủ sức khoẻ để có
thể tạo ra thu nhập như người bình thường, thậm
chí không thể lao động kiếm thu nhập được, trong
100 bệnh nhân ở nghiên cứu chúng tôi có đến 62
người bệnh không có thu nhập, và 12 người có thu
nhập không ổn định (Bảng 1). Thu nhập bình quân
40
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 6, số 4 - tháng 8/2016
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
số thực tế do khó khăn khi tính thu nhập ở những
hộ gia đình có nguồn thu không ổn định và đặc điểm
người dân thường kê khai thu nhập ít hơn họ có.
Điều này có thể làm tăng tỉ lệ chi tiêu cho điều trị
bệnh trong tổng số thu nhập còn lại hộ gia đình,
tuy nhiên chúng tôi sử dụng chuẩn nghèo chung áp
dụng cho vùng thành thị để tính chi tiêu cho những
nhu cầu cần thiết của hộ gia đình, chuẩn này thấp
hơn nhiều chuẩn nghèo của thành phố Hồ Chí Minh
năm 2014 (750.000 đồng vs 1.333.333 đồng), vì thế
sai số khi đánh giá gánh nặng chi phí điều trị tìm
được từ nghiên cứu không quá lớn.
5. KẾT LUẬN
Tổng chi phí trực tiếp y học lọc máu chu kỳ ở mỗi
bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối là 9.591.443
đồng/tháng, tương đương 115.097.316 đồng/năm
(5377 USD).
Chi phí này chiếm 80,5% và vượt quá gần gấp 7
lần tổng thu nhập sau khi đã đáp ứng nhu cầu cơ
bản của của hộ gia đình bệnh nhân thuộc nhóm cận
nghèo và nhóm nghèo, theo thứ tự. Cần có những
chính sách hỗ trợ về chi phí điều trị để có thể giúp
những bệnh nhân này tiếp tục liệu trình điều trị kéo
dài tuổi thọ.
-----
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hải Âu (2015), Khoảng 6 triệu người Việt Nam
mắc bệnh suy thận mạn”, Báo Giao thông online, website
viet-nam-mac-benh-suy-than-man-d102491.html, ngày
16/4/2015. Download ngày 22/12/2015
2. Bộ Y tế (2006). Báo cáo những hoạt động chăm sóc
sức khoẻ năm 2006. Hội nghị tổng kết hoạt động bệnh
viện ở Việt Nam, Hà Nội. Vụ Điều trị, Bộ Y tế.
3. Bộ Y tế (2015). Báo cáo chung tổng quan ngành y tế
năm 2014. Tăng cường dự phòng và kiểm soát bệnh không
lây nhiễm. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội tháng 3 năm 2015.
4. Nguyễn Chánh Bảo Sơn, và cộng sự (2010), “Chi
phí trung bình điều trị bệnh thận giai đoạn cuối ở trẻ em
tại bệnh viện Nhi Đồng 2, Tp Hồ Chí Minh (2009 - 2010)”,
Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 14 (Phụ bản số 4),
tr. 1 - 9.
5. Tổng cục thống kê Việt Nam (2015). Y tế, văn hoá,
thể thao và mức sống dân cư. Trật tự, an toàn xã hội và
môi trường. Trang 731.
6. Tuổi trẻ online (2014). Thu nhập bình quân đầu
người thành phố Hồ Chí Minh năm 2014. Website:
nhap-binh-quan-dau-nguoi-5131-usd/691494.html, ngày
28/12/2014. Download ngày 26/12/2015.
7. Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (2014),
Quyết định số 03/2014/QĐ-UBND ngày 14/01/2014 ban
hành chuẩn hộ nghèo và hộ cận nghèo thành phố áp dụng
cho giai đoạn 2014 – 2015
8. Ian Anderson, et al (2012). The economic costs of
non-communicable diseases in the Pacific Islands. A rapid
Stocktake of the situation in Samoa, Tonga and Vamuatu.
Final report November 2012.
9. Ariel Berger, et al (2009). “Cost Comparison of
Peritoneal Dialysis Versus Hemodialysis in End-Stage
Renal Disease”, Am J Manag Care; 15(8): 509-518
10. Amanda A. Honeycutt, et al. (2013), “Medical costs
of CKD in the medicare population”, J Am Soc Nephrol 24:
1478–1483
11. Manns B.J., Mendelssohn D.C., Taub K.J. (2007),
“The economics of end-stage renal disease care in Canada:
incentives and impact on delivery of care”, International
journal of health care finance and economics, 7(2-3), pp.
149-169.
12. Sennfalt K., Magnusson M., Carlsson P. (2002),
“Comparison of hemodialysis and peritoneal dialysis--a
cost-utility analysis”, Peritoneal Dialysis International,
22(1), pp. 39-47.
13. Kaminota M. (2001), “Cost-effectiveness analysis
of dialysis and kidney transplants in Japan”, The Keio
journal of medicine, 50(2), pp. 100-108.
14. Goeree R, et al. (1995), “Cost analysis of dialysis
treatment for end-stage renal disease (ESRD)”, Clin Invest
Med 18 (6): 455-64
15. Khalid Al Saran, Alaa Sabry (2012). “The Cost of
Hemodialysis in a Large Hemodialysis Center”, Saudi J
Kidney Dis Transpl; 23(1):78-82
16. Patrick S. Tucker, et al. (2014), “The Increasing
Financial Impact of Chronic Kidney Disease in Australia,
International Journal of Nephrology, Volume 2014,
Hindawi Publishing Corporation.
17. Guerra-Guerrero V., Sanhueza-Alvarado O.,
Cáceres-Espina M. (2012), “Quality of life in people with
chronic hemodialysis: association with sociodemographic,
medical-clinical and laboratory variables”, Revista latino-
americana de enfermagem, 20(5), pp. 838-846.
18. Ke xu, et al. (2005), Designing health financing
systems to reduce catastrophic health expenditure. Technical
Briefs for Policy-Makers. Number 2-2005. WHO, Geneva.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chi_phi_dieu_tri_benh_suy_than_man_giai_doan_cuoi_loc_mau_ch.pdf