KẾT LUẬN
Chỉ số côn trùng tăng gấp đôi vào mùa mưa
và chỉ số Aedes aegypti tại các hộ tăng trong mùa
mưa. Chỉ số côn trùng tăng sau 1 tháng từ khi có
mưa xuất hiện trong suốt thời gian khảo sát.
Dụng cụ có chứa lăng quăng nhiều hơn là lu,
khạp, phuy và chân chén; tổng số vật chứa có lăng
quăng trong cộng đồng là 3%. Chỉ số côn trùng tại
các xã đều giảm theo thời gian nghiên cứu.
Hành vi không thường xuyên súc rửa vật
chứa; không tham gia xử lý rác thải bằng dịch vụ
công cộng; không treo quần áo trong nhà gọn
gàng có liên quan với gia tăng lăng quăng
Aedes.
Đề xuất trong phòng chống dịch bệnh
Bắt đầu sớm diệt lăng quăng trước mùa mưa
từ 1 tháng và tăng cuờng truớc và trong các
tháng mưa nhiều hàng năm. Tập trung tuyên
truyền cho nguời dân cách nhận biết lăng quăng
và cách diệt lăng quăng, nhất là lăng quăng
trong nhà. Chú ý vệ sinh thuờng xuyên các dụng
cụ lu, khạp, phuy và chân chén, dọn dẹp nhà
cửa. Sự hỗ trợ của thành viên gia đình,đặc biệt là
nam giới trong việc vệ sinh dụng cụ, nhà cửa có
thể cần thiết. Duy trì hoạt đồng thăm viếng diệt
lăng quăng là quan trọng.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 206 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chỉ số côn trùng sốt xuất huyết, sự thay đổi theo mùa và mối liên quan với hành vi người dân tại Cần Thơ 2012‐2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 436
CHỈ SỐ CÔN TRÙNG SỐT XUẤT HUYẾT, SỰ THAY ĐỔI THEO MÙA
VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI HÀNH VI NGƯỜI DÂN TẠI CẦN THƠ 2012‐2013
Nguyễn Phương Toại*, Đặng Văn Chính**, Amy Vittor***, Nguyễn Ngọc Huy****
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Tại Việt Nam hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về sự thay đổi các chỉ số côn trùng Sốt xuất
huyết (SXH) theo mùa và mối liên quan với hành vi người dân.
Mục tiêu: Xác định hành vi của nguời dân và yếu tố thời tiết có liên quan đến chỉ số côn trùng SXH tại các
khu vực có mức độ lây lan khác nhau ở Cần Thơ, từ 06/2012‐06/2013.
Phương pháp: Nghiên cứu dọc, từ 06/2012‐06/2013. Khảo sát 600 hộ gia đình hàng tháng tại 06 xã, phường
thuộc 02 quận, thành phố Cần Thơ. Sử dụng bộ câu hỏi và bảng kiểm để đánh giá hành vi nguời dân trong cộng
đồng có liên quan đến việc phòng tránh bệnh SXH. Thu thập các chỉ số lăng quăng/nhộng và phân tích ở phòng thí
nghiệm côn trùng. Hàng tháng số liệu nhập viện do SXH và chỉ số khí hậu như cũng được thu thập.
Kết quả: Tỷ lệ các vật dụng chứa nước có lăng quăng là 3%. Trong số các vật chứa nước có lăng quăng, lu,
khạp, phuy chiếm tỷ lệ cao nhất với 6,8%. Các chỉ số côn trùng vào mùa mưa đều tăng cao so với mùa khô. Có
mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa chỉ số tổng vật chứa có lăng quăng ở hộ gia đình (trong nhà, ngoài nhà)
và vật chứa có lăng quăng là lu, khạp, phuy theo mùa. Theo khu vực nông thôn và thành thị, mặc dù trung bình
dụng cụ chứa nước ở thành thị thấp hơn nông thôn nhưng tỷ lệ lu, khạp, phuy chứa lăng quăng cao gấp đôi so
với nông thôn, đặc biệt là lu, khạp, phuy trong nhà. Những hộ gia đình không thường xuyên súc rửa dụng cụ
chứa nước có tỷ lệ lăng quăng Aedes cao gấp 2,5 lần, treo quần áo không gọn gàng có tỷ lệ lăng quăng Aedes
tăng 1,85 lần, tham gia xử lý rác thải bằng dịch vụ công cộng có tỷ lệ có lăng quăng Aedes trong nhà thấp hơn
3,15 so với những hộ gia đình khác. Trong mùa mưa tỷ lệ lăng quăng Aedes tại các hộ nghiên cứu tăng 3,1 lần
cao hơn trong mùa khô.
Kết luận: Có sự khác biệt ý nghĩa về các chỉ số lăng quăng giữa 2 mùa trong năm. Các hành vi súc rửa
dụng cụ, treo mắc quần áo gọn gàng làm giảm tỷ lệ lăng quăng trong nhà.
Từ khóa: chỉ số côn trùng, sốt xuất huyết
ABSTRACT
AEDES AEGYPTI ENTOMOLOGICAL INDICES: CHANGES TO SEASONS AND RELATIONSHIP
WITH PEOPLE’S BEHAVIOR IN CAN THO 2012‐2013
Nguyen Phuong Toai, Dang Van Chinh, Amy Vittor, Nguyen Ngoc Huy
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 436 – 442
Background: In Viet Nam, there have been a few studies on changes to seasons of Aedes Aegypti
entomological indices and their relationship with residents’ behavior.
Objectives: To determine the relationship between Aedes Aegypti entomological indices and residents’
behavior as well as climate factor at high risk and low risk areas in Can Tho from 06/2012 to 06/2013.
Method: A longitudinal study was implemented from 06/2012 to 06/2013. 600 households at 6
communes/wards in two districts in Can Tho city were visited every month. People were interviewed by a
* Trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ **Viện Y tế công cộng Tp.HCM
***Viện đại học Pennsylvania, Philadelphia PA 19104, USA
****Nghiên Cứu Chuyển Đổi Môi Trường và Xã Hội (ISET)
Tác giả liên lạc: TS.Nguyễn Phương Toại ĐT: 0939766866 Email: phuongtoai@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 437
questionnaire and a checklist about dengue prevention behavior. Larvae/ pupae were collected and then analysed
in the entomological laboratory. Dengue hospitalization casesand climate indices werealso recorded every month.
Results: In all, 3% of the water containers had larvae. Jars/casks/jugs were accounted for the highest
proportion (6.8%) of water containers with larvae. Aedes Aegypti indices were higher in rainy season than in dry
season. There was significantlystatistic relationship between seasonal element with total water container which
had larva in househods (indoor and outdoor)and water containers which had larva.Compared with rural areas, the
average number of water containersin urban areas was lower, but the proportion of jars/casks/jugs (especially
indoor containers) with lavae was double. The Aedes Aegypti larval index in the households which didn’t often
clean water containers was 2.5 times that in those householdswhich often cleaned water containers. Similarly, the
Aedes index in households whereclothes were hung up untidily wasabout double that in householdswhereclothes
were hung up tidily. The Aedes index in households using public garbage collection service was about one third of
that inhouseholds which didn’t use public garbage collection service. Compared to dry season, the Aedes index in
rainy season increased threefold.
Conclusion: There was significant difference in larvae/pupae index between the dry and rainy season.
Cleaning water container frequently and hanging clothes tidely reduced larvae/pupae index.
Keywords: Insect indicators,dengue fever
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sốt xuất huyết (SXH) là bệnh nhiễm trùng có
số ca nhập viện chiếm tỷ lệ cao ở Việt Nam. Số
ca mắc SXH hàng năm ở Việt Nam tăng không
ngừng, từ 2007 đến nay ghi nhận mỗi năm có
hơn 100 000 ca mắc. Trong đó, trên 70% số ca xảy
ra ở khu vực miền Nam Việt Nam. Dịch SXH ở
khu vực này làm tăng đáng kể chi phí y tế toàn
xã hội. Các trận dịch xảy ra theo mùa(8), chủ yếu
là liên quan đến sự tăng giảm điều kiện phát
sinh muỗi(4), tần suất chích hút máu(2), tuổi thọ
của muỗi(12), giai đoạn phát triển của virus trong
cơ thể muỗi (thời gian từ khi muỗi hút máu có
mầm bệnh đến khi virus tồn tại trong tuyến
nước bọt của muỗi)(12). Ảnh hưởng của thời tiết
và khí hậu đối với số ca mắc mới liên quan nhiều
đến các khu vực khác nhau, tùy vào các yếu tố
tác động tùy từng vùng (như nhiệt độ tối thiểu,
lượng mưa)(3,9). Số liệu hồi cứu về mối liên quan
giữa dịch SXH và BĐKH tại Cần Thơ từ 2001‐
2011 cho thấy xu hướng dịch tăng có ý nghĩa
thống kê. Đồng thời, có mối tương quan giữa
dịch SXH với lượng mưa. Trong khi độ ẩm là
yếu tố tốt nhất dùng trong dự báo số ca mắc
bằng mô hình SARIMA (Seasonal Auto‐
Regressive Integrated Moving Average) với
AR(1); MAR(1,12),p=2.09.
Điều kiện kinh tế xã hội và hành vi con người
là những yếu tố quan trọng có liên quan đến tình
trạng lây nhiễm SXH ở đồng bằng sông Cửu
Long, vì thói quen dự trữ nước(7) và mật độ dân
số(5) đã được chứng minh có tác động quan trọng.
Ở biên giới Mỹ ‐ Mexico, hành vi con người như
sử dụng máy điều hòa nhiệt độ và thuốc xua
muỗi có liên quan âm đối với nguy cơ SXH(6).
Thành phố Cần Thơ là một trong năm thành
phố lớn trực thuộc trung ương ở Việt Nam, nằm
trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa
mưa nắng rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
10, mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4. Độ ẩm
trung bình 83%, lượng mưa hàng năm từ 1,500 ‐
1,800 mm năm.Nhiệt độ trung bình hàng năm
khoảng 27°C. Lượng mưa gần đây có giảm
nhưng không rõ rệt. Hiện nay, thành phố đang
thực hiện công nghiệp hoá và đô thị hóa. Trong
đó, quận Ninh Kiều được xem là trung tâm, với
mật độ dân cư cao nhất (7,392 người/km2).
Ngoài ra, các quận Bình Thủy, Cái Răng, Thốt
Nốt cũng là các quận có khu công nghiệp và
công trình xây dựng quan trọng.
Với nỗ lực chuẩn bị ứng phó cho tác động
bất lợi của biến đổi khí hậu (BĐKH), nhóm
nghiên cứu trường Cao đẳng Y tế thành phố Cần
Thơ, Việt Nam, phối hợp với các tổ chức phi lợi
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 438
nhuận Viện Nghiên Cứu Chuyển Đổi Môi
Trường và Xã Hội (ISET) tiến hành khảo sát sự
liên quan giữa BĐKH và dịch SXH nhằm thúc
đẩy hành vi có lợi cho sức khỏe.
Mục tiêu tổng quát
Xác định hành vi của nguời dân và yếu tố
thời tiết có liên quan đến chỉ số côn trùng SXH
tại các khu vực có mức độ lây lan khác nhau ở
Cần thơ, Việt Nam từ 2012‐2013.
Mục tiêu chuyên biệt
Khảo sát sự thay đổi chỉ số nhộng, lăng
quăng theo mùa khô và mưa, từ 6/2012 ‐ 6/2013.
Khảo sát sự thay đổi hành vi người dân theo
mùa, liên quan đến nguy cơ bệnh SXH.
So sánh chỉ số côn trùng và yếu tố nguy cơ ở
khu vực lưu hành SXH cao và SXH thấp.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Một nghiên cứu dọc, thu thập dữ liệu mãng
bằng các khảo sát cắt ngang.
Mẫu được thực hiện tại 06 xã, phường, trực
thuộc 02 quận của thành phố Cần Thơ. Trong
đó, một quận tiêu biểu cho khu vực đô thị (Ninh
Kiều) và một quận vùng ven có sinh thái nửa
thành thị, nửa nông thôn (Bình Thủy). Cụ thể, tại
mỗi quận chọn 02 phường để tiến hành khảo sát
và 01 phường để làm chứng (chỉ khảo sát tháng
đầu và tháng cuối của nghiên cứu) nhằm kiểm
tra và so sánh sự ảnh hưởng của quá trình thăm
viếng đối với hành vi chủ hộ.
Mỗi phường chọn ngẫu nhiên 100 hộ để tiến
hành khảo sát. Khảo sát được tiến hành mỗi 2
tháng/lần, vào các ngày 23‐24‐25‐26 của tháng,
trong thời gian từ 6/2012 đến 6/2013.
Kỹ thuật khảo sát côn trùng
Thực hiện kỹ thuật vợt 5 vòng, hay pipet để
lấy hết lăng quăng ‐ nhộng trong vật chứa nước,
cho vào lọ bảo quản có ghi rõ thông tin hộ gia
đình, loại vật chứa theo thường quy được hướng
dẫn bởi Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh(10).
Mẫu được gửi về phòng định loại vào thời gian
sớm nhất trong ngày khảo sát (trong phạm vi bán
kính 10 km) kèm theo phiếu giám sát.
Phương pháp phỏng vấn và quan sát hành
vi chủ hộ gia đình
Sử dụng bộ câu hỏi soạn sẵn phỏng vấn đại
diện cho hộ gia đình, thu thập các thông tin về:
vị trí địa lý, kinh tế xã hội, sức khỏe, nhận thức
của người dân về vấn đề liên quan đến SXH. Sử
dụng một bảng kiểm và quan sát, ghi lại cấu trúc
nhà ở, điều kiện sinh hoạt, điều kiện môi trường,
vật chứa nước trong nhà và quanh nhà. Số ca
bệnh SXH được thu thập từ số liệu ghi nhận và
báo cáo chính thức của trung tâm YTDP TP Cần
Thơ, dựa theo hướng dẫn của Bộ Y tế(11).
Xử lý và phân tích số liệu
Số liệu được nhập bằng phần mềm Epidata
và Microsoft Office Excel. Xử lý và phân tích
bằng phần mềm Stata. Phân tích mối tương quan
giữa yếu tố hành vi của hộ gia đình với số nhộng
Aedes được điều tra, dùng phương trình ước
lượng tổng quát (Generalized EstimatingModel)
với nhóm (family) nhị thức âm (negative
binomial) cho các phân tích đơn biến và đa biến.
KẾT QUẢ
Đặc tính chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 1: Giới tính, chủng tộc, nghề nghiệp và học vấn
của đối tượng khảo sát (06/2012)
Biến số Phân loại Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Giới tính Nam 208 34,7
Nữ 392 65,3
Dân tộc Kinh 589 98,2
Khác 11 1,8
Nghề nghiệp
Nội trợ 176 29,4
Buôn bán 116 19,3
Nông dân 71 11,8
Khác 180 30
Viên chức 22 3,7
Công nhân 35 5,8
Học vấn
Mù chữ 27 4,5
Biết đọc – viết 43 41,6
Trung học 253 42,2
CĐ – ĐH và cao hơn 70 11,7
Hộ nghèo Có 19 3,1
Không 581 96,9
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 439
Biến số Phân loại Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Bảo hiểm YT Có 453 75,9
Không 11 24,1
Tổng cộng 100
Nữ giới chiếm 65,3% và nam giới chiếm
34,7%. 98,2% đối tượng có dân tộc kinh, nghề
nghiệp chủ yếu là nội trợ và buôn bán (48,7%).
Có 53,9% đối tượng có học vấn trên cấp 2, tuy
nhiên vẫn còn 4,5% đối tượng mù chữ và 41,6%
người chỉ biết đọc biết viết (chưa hoàn thành cấp
1). Có 3,1% hộ gia đình còn thuộc diện có sổ hộ
nghèo, 24,1% hộ gia đình chưa tham gia bảo
hiểm y tế.
Vật chứa nuớc sinh hoạt và sự phát triển
của lăng quăng
Bảng 2: Vật dụng chứa nước và lăng quăng theo loại
vật chứa tại 6 phường nghiên cứu (06/2012)
Vật chứa Trong nhà Ngoài nhà Tổng cộng
Lu, khạp,
phuy
Tổng 2619 3583 6202
LQ 159 265 424
% 6,1 7,4 6,8
Hồ Tổng 527 300 827
LQ 23 16 39
% 4,4 5,3 4,7
Xô, thùng Tổng 5284 2368 7652
LQ 35 55 90
% 0,7 2,3 1,2
Bình bông Tổng 1449 345 1794
LQ 5 5 10
% 0,3 1,4 0,6
Chân chén Tổng 266 136 402
LQ 21 0 21
% 7,9 0 5,2
Vật dụng khác Tổng 1801 4400 6201
LQ 14 93 107
% 0,8 2,1 1,7
Tổng cộng Tổng 11946 11132 23078
LQ 257 434 691
% 2,2 3,9 3,0
Tổng số vật chứa nước ở 600 hộ gia đình là
23.078 vật chứa. Trong số đó có 6.202 vật chứa là
lu, khạp, phuy (chiếm tỷ lệ 26,9%), 827 hồ (chiếm
tỷ lệ 3,6%) và 7.652 là xô thùng (chiếm tỷ lệ
33,2%), còn lại là các vật chứa khác như bình
bông, chân chén, vật linh tinh. Tỷ lệ các vật dụng
chứa nước có lăng quăng là 3%. Trong số các vật
chứa nước có lăng quăng, lu, khạp, phuy chiếm
tỷ lệ cao nhất với 6,8%, chân chén 5,2%, hồ có
chứa lăng quăng là 4,7% và xô, thùng là 1,2%.
Chỉ số côn trùng theo thời gian
Bảng 3: Các chỉ số côn trùng và số ca bệnh (06/2012
– 06/2013)
Tháng House Index
Container
Index
Breteau
Index
Số ca
bệnh
06/2012 17,2 3,4 23 13
07/2012 19 4,9 18,3 10
08/2012 15,5 4,5 16,7 18
09/2012 18,3 4,5 17,3 13
10/2102 17,5 3,9 15,2 8
12/2012 8,0 1,7 5,7 13
02/2013 5,8 1,3 4,5 3
04/2013 9,3 1,9 6,8 9
06/2013 8,7 1,6 9,5 9
Trong khoảng thời gian 6/2012 đến 6/2013
chỉ số côn trùng tại 04 xã theo dõi đều giảm. Chỉ
số HI giảm từ 17,2% xuống 8,7%. Chỉ số BI giảm
23% xuống 9,5% và CI giảm từ 3,4 còn 1,6%. Các
chỉ số có xu hướng tăng cao vào mùa mưa
(tháng 6 – tháng 11) và giảm vào mùa khô (tháng
12 – tháng 5).
Chỉ số côn trùng/dụng cụ chứa nước/hộ
theo mùa
Bảng 4: Chỉ số côn trùng theo mùa (06/2012 – 06/2013)
Đặc điểm Mùa
Khô Mưa
Trung bình dccn (cái/nhà) 5 6
Chỉ số BI (/100 nhà) 9 21
Chỉ số HI (/100 nhà) 8 16
Trung bình lăng quăng (con/nhà) 3 9
Trung bình lăng quăng Ae (con/nhà) 2 8
Trung bình nhộng (con/100 nhà) 25 74
Trung bình nhộng Ae (con/100 nhà) 22 70
Trung bình số dụng cụ chứa nước của hộ gia
đình vào mùa mưa là 6 dụng cụ, cao hơn một
dụng cụ so với mùa khô. Các chỉ số côn trùng
vào mùa mưa đều tăng cao so với mùa khô, chỉ
số BI là 21% so với 9%, chỉ số HI là 16% so với
8%, chỉ số lăng quăng/hộ gia đình và lăng quăng
Ae/hộ gia đình lần lượt là 9 so với 3 và 8 so với 2
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 440
con/nhà. Chỉ số nhộng/nhà và nhộng Ae/nhà lần
lượt là 73 so với 25 và 70 so với 22 con/100 nhà.
Mối lên quan của vật chứa nuớc theo mùa
Bảng 6: Trung bình dcccn/tháng theo mùa (06/2012
– 06/2013)
Mùa khô Mùa mưa
pvalue
Tổng LQ % Tổng LQ %
Tổng dcccn 2096 33 1,6 2373 85 3,6 *
Dcccn trong
nhà
1086 9
0,8
1258 32
2,5
*
Dcccn ngoài
nhà
1011 24
2,4
1115 52
4,7
*
Hồ 71 2 2,8 87 5 5,7 ‐
Lu, khạp,
phuy
518 23
4,4
632 49
7,8
*
Xô, thùng 737 4 0,5 781 12 1,5 ‐
Bình bông 235 0 0,0 157 2 1,3 ‐
Chân chén 28 0 0,0 48 2 4,2 ‐
Vật khác 507 5 1,0 668 14 2,1 ‐
*: p0,05 (khác biệt
không có ý nghĩa thống kê)
Có mối liên quan ý nghĩa giữa chỉ số tổng vật
chứa nước có lăng quăng ở hộ gia đình, vật chứa
nước có lăng quăng trong nhà, vật chứa nước có
lăng quăng ngoài nhà và vật chứa nước có lăng
quăng là lu, khạp, phuy theo mùa. Mùa mưa các
chỉ số này thường cao gấp đôi so với mùa khô, và
sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.
Dụng cụ chứa nuớc theo khu vực thành thị
và nông thôn
Bảng 7: Chỉ số côn trùng theo khu vực
Đặc điểm Khu vực
Nông Thôn Thành Thị
Trung bình dccn (cái/nhà) 7 4
Chỉ số BI (/100 nhà) 19 15
Chỉ số HI (/100 nhà) 15 11
Trung bình lăng quăng (con/nhà) 9 5
Trung bình lăng quăng Ae
(con/nhà)
8 4
Trung bình nhộng (con/100 nhà) 58 60
Trung bình nhộng Ae (con/100
nhà)
54 55
Nông thôn Long Tuyền, Trà Nóc quận Bình Thủy. Thành
Thị: An Hòa, Cái Khế quận Ninh Kiều
Bảng 8: Trung bình dcccn/tháng theo khu vực
Nông thôn Thành thị
pvalue
Tổng LQ % Tổng LQ %
Tổng dcccn 1430 38 2,7 851 30 3,5 -
Dcccn trong nhà 518 6 1,2 683 18 2,6 -
Dcccn ngoài nhà 912 32 3,5 168 11 6,5 -
Hồ 30 1 3,3 51 3 5,9 -
Lu, khạp, phuy 469 25 5,3 126 16 12,7 *
Lu, khạp, phuy
trong nhà
164 4
2,4
90 11
12,2
*
Lu, khạp, phuy
ngoài nhà
305 21
6,9
36 5
13,9
-
Xô, thùng 382 5 1,3 385 5 1,3 -
Bình bông 113 1 0,9 70 0 0,0 -
Chân chén 28 1 3,6 14 0 0,0 -
Vật khác 408 6 1,5 206 4 1,9 -
Nông thôn: Long Tuyền, Trà Nóc quận Bình Thủy. Thành
Thị: AnHòa, Cái Khế quận Ninh Kiều
*: p0,05 (khác biệt
không có ý nghĩa thống kê)
Trung bình dụng cụ chứa nước ở nông thôn
cao hơn thành thị (7 so với 4), chỉ số BI và HI
cũng cao hơn (19% so với 15% và 15% so với
11%). Phân tích mối liên quan cho thấy khu vực
thành thị có tỷ lệ lu, khạp, phuy chứa lăng
quăng cao gấp đôi so với nông thôn, đặc biệt là
lu, khạp, phuy trong nhà cao hơn nhiều lần so
với ngoài nhà, sự khác biệt này có ý nghĩa thống
kê (bảng 7, bảng 8).
Hành vi có nguy cơ SXH của nguời dân
Bảng 9: Mô hình phương trình ước lượng tổng quát
giữa nhộng Aedes aegypti và yếu tố nguy cơ
Đặc tính RR p- value 95% CI
Súc rửa thường xuyên dụng cụ chứa nước
Có 1,0
0,002 1,59 – 3,66
Không 2,5
Xử lý rác thải bằng dịch vụ công cộng
Có 1,0
<0,001 2,09 – 4,75
Không 3,15
Treo quần áo gọn gàng trong nhà
Có 1,0
<0,001 1,24– 2,74
Không 1,85
Mùa
Mùa khô 1
<0,001 2,18 – 4,48
Mùa mưa 3,1
Những hộ gia đình không thường xuyên súc
rửa dụng cụ chứa nước có tỉ lệ lăng quăng Aedes
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 441
cao gấp 2,5 lần so với những hộ gia đình có súc
rửa thường xuyên. Những hộ gia đình tham gia
xử lý rác thải bằng dịch vụ công cộng có tỷ lệ có
lăng quăng Aedes trong nhà thấp hơn 3,15 lần so
với các hộ gia đình không sử dụng dịch vụ này.
Những hộ gia đình không treo quần áo trong
nhà gọn gàng có tỷ lệ lăng quăng Aedes tăng
1,85 lần so với những hộ gia đình treo quần áo
gọn gàng. Trong mùa mưa tỷ lệ lăng quăng
Aedes tại các hộ nghiên cứu tăng 3,1 lần cao hơn
trong mùa khô.
BÀN LUẬN
Đặc tính chung của đối tượng nghiên cứu
Nữ giới thường có xu hướng ở nhà nhiều
hơn so với nam giới, do đó tỷ lệ đối tượng
nghiên cứu là nữ giới trong nghiên cứu chúng
tôi cao gấp 2 lần so với nam giới. Nhưng chính
vì vậy, đối tượng cung cấp thông tin tốt hơn về
hoạt động của côn trùng và hành vi có liên quan.
Không có nhiều sự khác biệt về dân tộc, hầu hết
các đối tượng đều là dân tộc Kinh, do đó những
hành vi và tập quán tương đương nhau. Tỷ lệ
trình độ học vấn trên cấp 3 chiếm hơn 50%
thuận lợi cho việc truyền thông. Tuy nhiên cũng
còn 4,5% đối tượng mù chữ và 41,6% chỉ biết đọc
biết viết, nên cần quan tâm hình thức tuyên
truyền phù hợp. Vẫn còn 3% hộ nghèo và 24%
hộ không có bảo hiểm y tế, có thể xem là đối
tượng dễ tổn thương, cần có sự quan tâm và
thường xuyên tiếp cận các đối tượng này hơn
trong chăm sóc các dịch vụ sức khỏe.
Các chỉ số côn trùng và số ca bệnh
Vào mùa mưa các chỉ số về côn trùng đều cao
hơn mùa khô, vì có vật chứa nước nhiều hơn, chỉ
số lăng quăng, ao tù nước đọng quanh nhà cao
hơn. Trong khi đó, người chủ yếu thực hiện việc
vệ sinh vật chứa nước là phụ nữ, điều này sẽ gặp
khó khăn đối với các vật chứa lớn và nặng.
Số ca tăng cao sau các chỉ số HI, CI, BI tăng
cao trước khi mưa 1 tháng, suốt thời gian 13
tháng. Phù hợp với các nghiên cứu trước đây ở
Cần Thơ và Việt Nam(1). Đây là điểm cần lưu ý
trong can thiệp.
Vật dụng chứa nước và lăng quăng – nhộng
tại các hộ gia đình
Hầu hết các hộ đều có dụng cụ chứa nước
trong ngoài nhà. Đây là nguy cơ tiềm ẩn của
dịch SXH. Số lượng vật chứa và các chỉ số côn
trùng đều tăng cao và có liên quan thống kê
theomùa mưa so với mùa khô. Các tháng có chỉ
số cao 7‐8‐9‐10. Diễn biến các chỉ số thể hiện tùy
theo địa phương. Có 3% dụng cụ chứa nuớc có
chứa lăng quăng, trong đó đặc biệt phổ biến tập
trung vào các dụng cụ lớn (lu, khạp, phuy) và
bình bông, chân chén có tỷ lệ cao hơn các vật
dụng khác. Do đó, cần chú ý trong quá trình
giám sát và giáo dục người dân quan tâm quan
sát, vệ sinh thường xuyên nhất là vào mùa mưa.
Số liệu trung bình dụng cụ chứa nước ở nông
thôn cao hơn thành thị, do bao phủ của mạng
lưới cấp nước chưa đáp ứng đủ. Theo đó chỉ số
côn trùng ở nông thôn cũng cao hơn thành thị.
Mật độ lăng quăng, nhộng thay đổi theo
mùa và theo số lần thăm viếng. Thể hiện sự
giảm chung so với thời gian đầu nghiên cứu của
cả 2 nhóm đối tượng khảo sát và nhóm chứng.
Có thể là do sự tác động của chương trình can
thiệp hiện hữu tại địa phương. Hiện tượng này
cùng xảy ra giống nhau ở cả 2 nhóm. Vì vậy, việc
vận động người dân thuờng xuyên vệ sinh vật
dụng chứa nước, chứa lăng quăng là cần thiết
phải thực hiện liên tục, nhất là từ tháng 7 đến
tháng 10, nên đặc biệt chú ý các dụng cụ lớn khó
vệ sinh, bình bông chân chén trong nhà. Cần vận
động sự hợp tác của thành viên trong gia đình
để thường xuyên làm công việc nầy.
Mô hình phương trình ước lượng tổng quát
(GEE) về nguy cơ tương đối và các yếu tố có
liên quan
Hành vi không thường xuyên súc rửa vật
chứa; không tham gia xử lý rác thải bằng dịch vụ
công cộng; không treo quần áo trong nhà gọn
gàng có nguy cơ tương đối về tỷ lệ lăng quăng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 442
Aedes cao hơn với ý nghĩa thống kê. Hành vi dự
trữ nước cũng là nguy cơ tạo điều kiện cho lăng
quăng phát triển trong nhà. Trong mùa mưa tỷ
lệ lăng quăng Aedes tại các hộ nghiên cứu tăng
3,1 lần cao hơn trong mùa khô. Đây là các đặc
điểm cần sự quan tâm tác động trong quá trình
can thiệp sau nầy.
KẾT LUẬN
Chỉ số côn trùng tăng gấp đôi vào mùa mưa
và chỉ số Aedes aegypti tại các hộ tăng trong mùa
mưa. Chỉ số côn trùng tăng sau 1 tháng từ khi có
mưa xuất hiện trong suốt thời gian khảo sát.
Dụng cụ có chứa lăng quăng nhiều hơn là lu,
khạp, phuy và chân chén; tổng số vật chứa có lăng
quăng trong cộng đồng là 3%. Chỉ số côn trùng tại
các xã đều giảm theo thời gian nghiên cứu.
Hành vi không thường xuyên súc rửa vật
chứa; không tham gia xử lý rác thải bằng dịch vụ
công cộng; không treo quần áo trong nhà gọn
gàng có liên quan với gia tăng lăng quăng
Aedes.
Đề xuất trong phòng chống dịch bệnh
Bắt đầu sớm diệt lăng quăng trước mùa mưa
từ 1 tháng và tăng cuờng truớc và trong các
tháng mưa nhiều hàng năm. Tập trung tuyên
truyền cho nguời dân cách nhận biết lăng quăng
và cách diệt lăng quăng, nhất là lăng quăng
trong nhà. Chú ý vệ sinh thuờng xuyên các dụng
cụ lu, khạp, phuy và chân chén, dọn dẹp nhà
cửa. Sự hỗ trợ của thành viên gia đình,đặc biệt là
nam giới trong việc vệ sinh dụng cụ, nhà cửa có
thể cần thiết. Duy trì hoạt đồng thăm viếng diệt
lăng quăng là quan trọng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cuong HQ, Hien NT, Duong TN, Phong TV, Cam NN, Farrar
J, Nam VS, Thai KT, Horby P (2011) Quantifying the
emergence of dengue in Hanoi, Vietnam: 1998 – 2009. PLoS
NTD, 5(9):e1322.
2. Gillies MT (1953) The duration of the gonotrophic cycle in
Anopheles gambiae and A. funestus with a note on the
efficiency of hand catching. East African Medical Journal,
30:129‐135.
3. Johansson MA, Dominici F, Glass GE (2009) Local and global
effects of climate on dengue transmission in Puerto Rico. PLoS
Negl Trop Dis, 3(2):e382.
4. Mohammed A, Chadee DD (2011) Effects of different
temperature regimens on the development of Aedes aegypti
(L.) (Diptera: Culicidae) mosquitoes. Acta Tropica, 119:38‐43.
5. Padmanabha HDD, Correa F, Diuk‐Wasser M, Galvani A
(2012) The interactive roles of Aedes aegypti super‐
production and human density in dengue transmission. PLoS
Negl Trop Dis, 6(8):e1799.
6. Reiter PLS, Bunning M, Biggerstaff B, Singer D, Tiwari T,
Baber L, Amador M, Thirion J, Hayes J, Seca C, Mendez J,
Ramirez B, Robinson J, Rawlings J, Vorndam V, Waterman S,
Gubler D, Clark G, Hayes E (2003) Texas lifestyle limits
transmission of dengue virus. Emerg Infect Dis, 9(1):86‐89.
7. Schmidt WP SM, Thiem VD, White RG (2011) Population
density, water supply, and the risk of dengue fever in
Vietnam: cohort study and spatial analysis. PLoS Med,
8(8):e1001082.
8. Thai KT, Cazelles B, Nguyen NV, Vo LT, Boni MF, Farrar J,
Simmons CP, van Doorn HR, de Vries PJ. (2010) Dengue
dynamics in Binh Thuan province, southern Vietnam:
periodicity, synchronicity and climate variability. PLoS NTD,
4:e747.
9. Thai KT, Anders KL. (2011) The role of climate variability and
change in the transmission dynamics and geographic distribution
of dengue. ExpBiol Med (Maywood), 236(8):944‐954.
10. Viện Pasteur thành phố HCM (2011) Quy trình giám sát ổ bọ
gậy nguồn tuyến tỉnh. Viện Pasteur thành phố HCM. Tr. 14‐56.
11. Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương (1999) Tiêu chuẩn chẩn đoán:
Thực hiện theo ʺHướng dẫn chẩn đoán và điều trị sốt xuất
huyết dengueʺ được ban hành kèm Quyết định số 1330/QĐ‐
BYT ngày 03/5/1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Hà Nội. Tr.199.
12. Watts DM, Burke DS, Harrison BA, Whitmire RE, Nisalak A.
(1987) Effect of temperature on the vector efficiency of Aedes
aegypti for dengue 2 virus. Am J Trop Med Hyg, 36(1):143‐152.
Ngày nhận bài báo: 8/5/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 14/6/2014
Ngày bài báo được đăng: 14/11/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chi_so_con_trung_sot_xuat_huyet_su_thay_doi_theo_mua_va_moi.pdf