Phụ nữ MK có chỉ số HATĐ
(136,1±25,0mmHg),HATT(82,0±13,5 mmHg) tỷ
lệ THA giai đoạn I (29,2%), giai đoạn II (20,8%)
cao hơn phụ nữ độ tuổi 25- 39, trong khi tỉ lệ
có HA bình thường (16%), tiền THA (34%) lại
thấp hơn.
Việc thay đổi các giá trị HA không chỉ phụ
thuộc vào sự tăng lên của tuổi tác, ở phụ nữ MK
có sự giảm nồng độ estrogen, một yếu tố quan
trọng làm THA(1,6,11,4,12). Kết quả này cũng phù
hợp với nghiên cứu của Phan Văn Các và Phạm
Công Khánh(6,8).
Tuổi MK phụ nữ có HA cao hơn, tỷ lệ THA
cũng nhiều hơn phụ nữ 25- 39 tuổi.
Do điều kiện nghiên cứu giới hạn nên chỉ
khảo sát nồng độ lipid máu trên 56 phụ nữ MK,
56 phụ nữ tuổi 25- 39. Kết quả cho thấy nồng độ
Cholesterol toàn phần (5,7±1,21 mmol/L), LDLcholesterol (3,6±1,18 mmol/L), triglycerid
(3,5±2,94 mmol/L) ở phụ nữ MK cũng tăng hơn
phụ nữ tuổi 25- 39. Dựa vào y văn đã ghi nhận
estrogen làm ngăn cản quá trình XVĐM bằng
cách ngăn cản quá trình oxy hóa giúp loại bỏ
cholesterol ra khỏi thành mạch. Có thể ở phụ
nữ MK do sự thiếu hụt về estrogen nên những
ảnh hưởng có lợi cho hệ tim mạch giảm(6,4,11, 12).
Vì vậy ở phụ nữ MK cần quan tâm nhiều
hơn về HA, chỉ số Sokolov Lyon, rối loạn lipid
máu. Tuy nhiên cũng cần có những nghiên
cứu sâu hơn về sự ảnh hưởng của nồng độ
estrogen lên HA, nồng độ cholesterol, các chỉ
số ĐTĐ và so sánh với nam cùng độ tuổi để
làm nổi bật vấn đề.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 256 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chỉ số huyết áp, Lipid máu trên phụ nữ mãn kinh ở Cần Thơ, năm 2006, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 1
CHỈ SỐ HUYẾT ÁP, LIPID MÁU TRÊN PHỤ NỮ MÃN KINH
Ở CẦN THƠ, NĂM 2006
Phạm Hùng Lực*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Vào khoảng 40-50 tuổi, do sự suy giảm hoạt động không hồi phục của buồng trứng hiện tượng
này gọi là mãn kinh. Từ đó tăng nguy cơ loãng xương, thay đổi tâm lý, rối loạn vận mạch, rối loạn lipid
máu....nhất là xơ vữa động mạch (XVĐM) cho người phụ nữ. Đây là một thách thức, khó khăn lớn mà người
phụ nữ MK sẽ gặp phải và họ rất cần được giúp đỡ về thể chất lẫn tinh thần.
Mục tiêu nghiên cứu: So sánh các chỉ số huyết áp (HA), tỷ lệ tăng huyết áp (THA), các chỉ số Lipid
máu:cholesterol toàn phần, LDL- cholesterol, HDL- cholesterol, triglycerid huyết thanh, tỷ lệ rối loạn lipid máu
giữa phụ nữ MK và phụ nữ 25- 39 tuổi ở thành phố Cần Thơ.
Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, các chỉ số nghiên cứu gồm: huyết áp, lipid
máu. được tiến hành trên 288 phụ nữ mãn kinh và 288 phụ nữ độ tuổi 25-39.
Kết quả nghiên cứu: cho thấy phụ nữ mãn kinh có huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu, tỷ lệ tăng huyết áp;
nồng độ cholesterol toàn phần, LDL- cholesterol, triglycerid và tỷ lệ rối loạn lipid máu gây nguy cơ XVĐM cao
hơn phụ nữ tuổi 25- 39.
Kết luận: - Phụ nữ MK có HATĐ (136,1 ± 25,0 mmHg), HATT (82,0 ± 13,5 mmHg), tỷ lệ THA (50%)
cao hơn phụ nữ 25- 39 tuổi. - Phụ nữ MK có nồng độ cholesterol toàn phần (5,7 ± 1,21 mmol/L), LDL-
cholesterol (3,6 ± 1,18 mmol/L), triglycerid (3,5 ± 2,94 mmol/L), tăng hơn phụ nữ tuổi 25- 39.
ABSTRACT
BLOOD PRESSURE, LIPIDEMIA LEVELS IN MENOPAUSAL WOMEN,
CAN THO PROVINCE, IN THE YEAR 2006
Pham Hung Luc * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - Supplement of No 4 - 2008: 148 - 151
Background: On female, at the ages of 40-50 years old the ovary glands were decreased function, that was
caused of menopause. This increase the risk of osteoporose, mental health, dysfunction of vascular contraction,
lipidemiasclerose vasculars. This also become challenge for health of the menopause persons and needs to be
helped.
Objective: To compare the value of blood pressure,rate of hypertension, lipidemia index, HDL, LDL between
menopausal and 25-39 years old women.
Method: The method was used cross- sectional surveys and comparision, blood pressure, serum lipid
concentration of two groups: 288 menopausal women and 288 women aged 25- 39 years old
Results: menopausal women had higher systolic and diastolic blood pressure, higher rate of hypertension,
higher serum total cholesterol, LDL- cholesterol, triglycerid levels and higher frequency of dyslipidemia had a
significant meaning in comparision with women aged 25- 39 years old group.
Conclusion: menopausal women had higher systolic and diastolic blood pressure, higher hypertension rate,
higher serum total cholesterol, LDL- cholesterol, triglycerid levels and higher frequency of dyslipidemia in
comparision with the women aged 25- 39 years old group.
*Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 2
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vào khoảng 40-50 tuổi chu kỳ kinh nguyệt ở
người phụ nữ có thể trở nên không đều sau
nhiều tháng đến khi chấm dứt hoàn toàn do sự
suy giảm hoạt động của buồng trứng và không
hồi phục, hiện tượng này gọi là mãn kinh
(MK)(1,6,12). Buồng trứng giảm khả năng đáp ứng
với kích thích của LH và FSH dân đến giảm
lượng estrogen là tác nhân thay đổi về tinh thần,
thể lực, dinh dưỡng, tuần hoàn, vận động....Từ
đó tăng nguy cơ loãng xương, thay đổi tâm lý,
rối loạn vận mạch, rối loạn lipid máu....nhất là xơ
vữa động mạch (XVĐM) cho người phụ nữ. Vì
vậy đây là một thách thức, khó khăn lớn mà
người phụ nữ MK sẽ gặp phải và họ rất cần
được giúp đỡ về thể chất lẫn tinh thần.
Hiện nay, thế giới đã có nhiều nghiên cứu
về sức khỏe sinh sản phụ nữ MK, tuy nhiên ở
Việt Nam khoảng 10 năm trở lại đây mới bắt
đầu quan tâm vấn đề này nên các nghiên cứu
còn rất ít ở một vài địa phương. Xuất phát từ
thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu
này với mục tiêu:
- So sánh các chỉ số huyết áp huyết áp (HA):)
, tỷ lệ tăng huyết áp (THA) giữa phụ nữ MK và
phụ nữ 25- 39 tuổi ở thành phố Cần Thơ.
- So sánh các chỉ số Lipid máu: nồng độ
cholesterol toàn phần, LDL- cholesterol, HDL-
cholesterol, triglycerid huyết thanh, tỷ lệ rối loạn
lipid máu giữa phụ nữ MK và phụ nữ 25- 39 tuổi
ở thành phố Cần Thơ.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Là những phụ nữ đã và đang sinh sống bình
thường tại thành phố Cần Thơ tối thiểu 3 năm,
không có tiền sử phẫu thuật cắt tử cung, buồng
trứng, không gù vẹo cột sống, bệnh gan- thận
mạn tính, THA thứ phát, các bệnh lý về tim
mạchvà hiện không dùng bất kỳ các loại thuốc
nào. Nhóm phụ nữ MK là những phụ nữ MK tự
nhiên và tuổi MK từ 45- 55. Nhóm phụ nữ sinh
sản tuổi từ 25- 39 không mang thai, không cho
con bú và hiện vẫn đang trong lứa tuổi có hành
kinh hàng tháng.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang có
phân tích.
- X : giá trị trung bìnhtừ các nghiên cứu trước.
- S : Độ lệch chuẩn dựa vào các nghiên cứu
trước.
- δ : Giá trị sai số chấp nhận δ = 10%.
- Chọn sai số α = β = 5%, độ tin cậy là 95%.
Dựa vào kết quả nghiên cứu trước chúng tôi
tính ra mỗi nhóm đối tượng n = 288. Vậy tổng số
đối tượng nghiên cứu là 576.
Phương pháp chọn mẫu: phương pháp chọn
mẫu phân tấng kết hợp chọn ngẫu nhiên đơn.
Bước 1: Ở mỗi quận huyện bốc thăm chọn 1
xã/phường.
Bước 2: Mỗi xã/phường bốc thăm chọn 36
phụ nữ MK và 36 phụ nữ 25- 39 tuổi đo HA
Bước 3: Trong 36 phụ nữ MK, 36 phụ nữ 25-
39 tuổi trên chúng tôi lại bốc thăm ngẫu nhiên ra
mỗi nhóm 7 đối tượng lấy máu xét nghiệm tìm
nồng độ lipid máu.
Phương pháp đo các thông số: tất cả được
nghỉ ngơi 15 phút trước khi tiến hành lấy mẫu.
HA: ống nghe, HA kế đồng hồ của Nhật đã
chuẩn hóa. Đo ở tay trái, 2 lần cách nhau 5 phút
và lấy giá trị trung bình của 2 lần đo, nếu giữa 2
lần đo vượt quá 5mmHg thì đo thêm lần 3 và lấy
trung bình. Phân loại HA theo JNC VII.
Lipid máu: lấy máu vào buổi sáng sớm cách
bữa ăn gần nhất tối thiểu 12 giờ, không sử dụng
chất kích thích cách 24 giờ. Lấy 1ml máu tĩnh
mạch để đông tự nhiên ly tâm tại chỗ tách huyết
thanh, bảo quản lạnh. Định lượng cholesterol và
triglicerid theo phương pháp enzym tại Trung
Tâm Y Khoa Medic- 254 Hòa Hảo, quận 10,
Thành Phố Hồ Chí Minh. Phân loại nồng độ
lipid máu có nguy cơ XVĐM theo Đỗ Đình Hồ(2):
cholesterol toàn phần > 5 mmol/L, HDL –
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 3
cholesterol 3,37,
triglycerid > 1,3 mmol/L.
Xử lý số liệu: bằng máy vi tính với phần
mềm SPSS 13.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1: So sánh chỉ số HA ( SDX ± ) giữa 2 nhóm
nghiên cứu
Nhóm
Chỉ số
Phụ nữ MK
(n= 288)
Phụ nữ sinh
sản (n=288) p
HATĐ (mmHg) 136,1± 25,0 114,5±12,9 0,000
HATT (mmHg) 82,0±13,5 73,0±8,9 0,000
Kết quả bảng 1 cho thấy phụ nữ MK có
HATĐ và HATT cao hơn phụ nữ độ tuổi 25-39
Bảng 2: phân loại HA theo JNC VII giữa 2 nhóm
nghiên cứu
Phụ nữ
MK
(n= 288)
Phụ nữ sinh
sản
(n= 288)
p
Bình thường 16,0 % 49,7 %
Tiền THA 34,0 % 43,4 %
THA giai đoạn I 29,2 % 5,2 %
THA giai đoạn II 20,8 % 1,7 %
0,000
Kết quả bảng 2 cho thấy tỷ lệ phụ nữ MK có
THA (50%) cao hơn có ý nghĩa so với phụ nữ
tuổi 25- 39 (6,9%) với p < 0,001.
Bảng 3: So sánh các chỉ số Lipid máu ( SDX ± )
giữa 2 nhóm nghiên cứu
Nhóm Chỉ số Phụ nữ MK (n= 56)
Phụ nữ
sinh sản
(n= 56)
p
Cholesterol toàn
phần (mmol/L) 5,7 ± 1,21 3,8 ± 0,42 0,000
LDL- cholesterol
(mmol/L) 3,6 ± 1,18 2,5 ± 0,46 0,000
HDL- cholesterol
(mmol/L) 0,9 ± 0,44 0,9 ± 0,18 0,305
Triglycerid
(mmol/L) 3,5 ± 2,94 1,2 ± 0,56 0,000
Kết quả bảng 3 cho thấy ở phụ nữ MK có
nồng độ Cholesterol toàn phần, LDL-
cholesterol, triglycerid huyết thanh cao hơn so
với phụ nữ 25-39 tuổi (p < 0,001). Sự khác biệt về
nồng độ HDL- cholesterol giữa 2 nhóm không có
ý nghĩa (p=0,3).
Bảng 4: Tỷ lệ mức bình thường và mức nguy cơ
đánh giá tình trạng XVĐM về các chỉ số lipid máu
ở 2 nhóm nghiên cứu
Nhóm
Chỉ số
Phụ nữ
MK
(n= 56)
Phụ nữ
sinh sản
(n= 56)
p
Bình
thường 33,9 % 94,6 % Cholesterol
toàn phần Nguy
cơ
66,1 % 5,4 %
0,000
Bình
thường 44,6 % 50,0 % HDL-
cholesterol Nguy
cơ
55,4 % 50,0 %
0,57
Bình
thường 39,3 % 91,1 % LDL-
cholesterol Nguy
cơ
60,7 % 8,9 %
0,000
Bình
thường 14,3 % 64,3 % Triglycerid
Nguy
cơ
85,7 % 35,7 %
0,000
Kết quả bảng 4 cho thấy phụ nữ MK có tỷ lệ
cholesterol toàn phần, LDL- cholesterol,
triglycerid thuộc loại nguy cơ XVĐM cao hơn
phụ nữ 25- 39 tuổi (p < 0,001).
BÀN LUẬN
Phụ nữ MK có chỉ số HATĐ
(136,1±25,0mmHg),HATT(82,0±13,5 mmHg) tỷ
lệ THA giai đoạn I (29,2%), giai đoạn II (20,8%)
cao hơn phụ nữ độ tuổi 25- 39, trong khi tỉ lệ
có HA bình thường (16%), tiền THA (34%) lại
thấp hơn.
Việc thay đổi các giá trị HA không chỉ phụ
thuộc vào sự tăng lên của tuổi tác, ở phụ nữ MK
có sự giảm nồng độ estrogen, một yếu tố quan
trọng làm THA(1,6,11,4,12). Kết quả này cũng phù
hợp với nghiên cứu của Phan Văn Các và Phạm
Công Khánh(6,8).
Tuổi MK phụ nữ có HA cao hơn, tỷ lệ THA
cũng nhiều hơn phụ nữ 25- 39 tuổi.
Do điều kiện nghiên cứu giới hạn nên chỉ
khảo sát nồng độ lipid máu trên 56 phụ nữ MK,
56 phụ nữ tuổi 25- 39. Kết quả cho thấy nồng độ
Cholesterol toàn phần (5,7±1,21 mmol/L), LDL-
cholesterol (3,6±1,18 mmol/L), triglycerid
(3,5±2,94 mmol/L) ở phụ nữ MK cũng tăng hơn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 4
phụ nữ tuổi 25- 39. Dựa vào y văn đã ghi nhận
estrogen làm ngăn cản quá trình XVĐM bằng
cách ngăn cản quá trình oxy hóa giúp loại bỏ
cholesterol ra khỏi thành mạch.... Có thể ở phụ
nữ MK do sự thiếu hụt về estrogen nên những
ảnh hưởng có lợi cho hệ tim mạch giảm(6,4,11, 12).
Vì vậy ở phụ nữ MK cần quan tâm nhiều
hơn về HA, chỉ số Sokolov Lyon, rối loạn lipid
máu. Tuy nhiên cũng cần có những nghiên
cứu sâu hơn về sự ảnh hưởng của nồng độ
estrogen lên HA, nồng độ cholesterol, các chỉ
số ĐTĐ và so sánh với nam cùng độ tuổi để
làm nổi bật vấn đề.
KẾT LUẬN
- Phụ nữ MK có HATĐ (136,1±25,0 mmHg),
HATT (82,0±13,5 mmHg), tỷ lệ phụ nữ MK có
THA (50%) cao hơn phụ nữ 25- 39 tuổi.
- Phụ nữ MK có nồng độ cholesterol toàn
phần (5,7±1,21 mmol/L), LDL- cholesterol
(3,6±1,18 mmol/L), triglycerid (3,5±2,94 mmol/L),
tỷ lệ cholesterol toàn phần (66,1 %), LDL-
cholesterol (60,7 %), triglycerid (85,7 %) có nguy
cơ mắc XVĐM cao hơn phụ nữ 25- 39 tuổi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Comlombia University (1996), Nhóm Bác Sĩ bệnh viện Từ
Dũ dịch (1998), Thiếu hụt estrogen và mãn kinh, Bệnh viện
phụ sản Từ Dũ, Tp Hồ Chí Minh.
2. Đào Phong Trần, Phạm Khuê, Tống Thị Hanh và CS
(1993), “Đặc điểm điện tâm đồ bình thường ở người có
tuổi qua 4 đợt điều tra ở các vùng địa dư khác nhau”, Một
số vấn đề về lý luận và thực tiễn về lão khoa cơ bản, tr
459-488.
3. Đỗ Đình Hồ (2004), Xét nghiệm hóa sinh lâm sàng, NXB Y
học, Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Epstein FH (1999), “The protective effect of Estrogen on
the cardiovascular system”, The new England journal of
medical, Vol 340, No 23, pp 1801-1807.
5. Nguyễn Trung Kiên (2000), Nghiên cứu một số sinh học
trên phụ nữ mãn kinh ở Thành Phố Hà Nội, Luận văn
Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
6. Phạm Công Khánh (2003), Xác định đường huyết, huyết
áp, một số chỉ số nhân trắc và các bệnh lý liên quan trên
phụ nữ mãn kinh ở thành phố Cần Thơ, Tiểu luận tốt
nghiệp Bác sỹ, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Cần Thơ.
7. Phạm Thị Minh Đức (2001), “Sinh lý sinh sản nữ”, Sinh lý
học, tập II, tr 138-150.
8. Phan Văn Các (2001), Nghiên cứu đánh giá thực trạng về
sức khoẻ sinh sản phụ nữ mãn kinh ở vùng núi tỉnh Thái
Nguyên xác định các yếu tố nguy cơ và các vấn đề cần
quan tâm trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản, Trường Đại
học Y Thái Nguyên, Thái Nguyên.
9. Rozenbaum H, Birkhauser MH (1998), Official organ of the
european menopause socienty, Editions ESKA, Paris.
10. Trần Minh Mẫn (1993), “Rối loạn mãn kinh”, Một số vấn
đề về lý luận và thực tiễn về lão khoa cơ bản, tr 181-186.
11. Trần Đức Thọ (1998), Bệnh tim mạch người già, NXB Y
học, Thành phố Hồ Chí Minh.
12. World Health Organization (1996), “Cardiovascular
disease and hormon therapy”, Research on the menopause
in the 1990s, pp 54-62.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 5
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chi_so_huyet_ap_lipid_mau_tren_phu_nu_man_kinh_o_can_tho_nam.pdf