Chỉ số PCI và Papi ở tỉnh Bắc Ninh giải pháp nâng cao chất lượng từ điểm số đến hành động

KẾT LUẬN Qua phân tích ở trên cho thấy, chỉ số PCI và chỉ số PAPI của tỉnh Bắc Ninh đã có những tiến triển đáng kể và vẫn nằm trong nhóm các tỉnh/ thành phố đạt điểm số cao nhất trong cả nước. Nhưng thông qua việc đánh giá chi tiết từng chỉ số thành phần cho thấy chính quyền Bắc Ninh cần nỗ lực hơn nữa trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; cải thiện hiệu quả hơn nữa quản trị và hành chính công nhất là Bắc Ninh đang hướng tới mục tiêu xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương. Do đó, tỉnh cần phải quyết liệt trong xây dựng chính quyền điện tử tiến tới xây dựng thành phố thông minh, nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức trong thực thi công vụ, cần có những quy định cụ thể rõ ràng về trách nhiệm của đội ngũ cán bộ nhằm giảm thiểu những hành vi gây cản trở, phiền hà cho doanh nghiệp, người dân khi làm thủ tục hành chính. Có như vậy, mục tiêu tiếp tục tiếp tục đứng trong nhóm tốt của cả nước về chỉ số PCI và chỉ số PAPI của Bắc Ninh mới chắc chắn và bền vững./.

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 274 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chỉ số PCI và Papi ở tỉnh Bắc Ninh giải pháp nâng cao chất lượng từ điểm số đến hành động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
68 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật CHỈ SỐ PCI VÀ PAPI Ở TỈNH BẮC NINH GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỪ ĐIỂM SỐ ĐẾN HÀNH ĐỘNG Khổng Vĕn Thắng1* TÓM TẮT Chỉ số nĕng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tiếng Anh “Provincial Competitiveness Index” là chỉ số xếp hạng chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền cấp tỉnh trong việc tạo lập môi trường chính sách thuận lợi cho việc phát triển Doanh nghiệp dân doanh. Đồng thời là kênh thông tin tốt, từ đó định hướng và cải thiện môi trường kinh doanh, cũng như nâng cao nĕng lực cạnh tranh nhằm thu hút các nguồn lực đầu tư. Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) tiếng Anh ‘Provencial Governance and Public Administration Performance Index’ nhằm đánh giá trải nghiệm và cảm nhận của người dân về hiệu quả của các cấp chính quuyền trong thực hiện vai trò quản lý nhà nước, thực thi chính sách, pháp luật, cung ứng dịch vụ hành chính và dịch vụ công cĕn bản tới mọi người dân. Chính vì lý do này, mà nhiều nĕm qua Bắc Ninh đã không ngừng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao hiệu quả của các cấp chính quyền, liên tục là đơn vị trong Top đầu cả nước về 2 chỉ số này. Tuy nhiên, vài nĕm gần đây Bắc Ninh đã có một số chỉ tiêu thành phần liên tục suy giảm về điểm số và tụt hạng về thứ bậc. Do vậy, bài viết đã tiến hành phân tích kỹ lưỡng các nguyên nhân, vấn đề tồn tại thông qua các chỉ số thành phần, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp điều chỉnh và cải thiện một cách đúng đắn, kịp thời để PCI và PAPI của Bắc Ninh được cải thiện. Từ khóa: Bắc Ninh, hành chính, doanh nghiệp. PCI AND PAPI IN BAC NINH PROVINCE SOLUTIONS TO IMPROVE THE QUALITY OF THE ACTION POINTS ABSTRACT Provincial Competitiveness Index (PCI) in English “Provincial Competitiveness Index” is an index ranking the quality of economic governance of the provincial government in creating policy environment favorable for the development of enterprise business people. Also is good information channel, from which direction and to improve the business environment, as well as enhance the competitiveness to attract investment resources. Index effective governance and public administration at provincial level (PAPI) English ‘Provencial Governance and Public Administration Performance Index’ to assess the experiences and feelings of the people on the effectiveness of the government and Posting in implementing role state management, policy enforcement, law, providing administrative services and basic public services to all citizens. Because of this reason, which for years Bac Ninh has not stopped efforts to improve the investment and business environment, improve the effectiveness of the authorities, is constantly in the top unit in the country of 2 indicators. However, in recent years, Bac Ninh has some component indicators continuous decline in scores and relegation in the hierarchy. Therefore, the article has conducted a thorough analysis of the causes, problems exist through the index components, based on which the proposed solutions to adjust and improve properly and promptly to PCI and PAPI of Bac Ninh is improved. Keywords: Bac Ninh, administration, business. * Thạc sỹ, Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh, ĐT: 0982857009 69 Tác động của các yếu tố Văn hóa... 1. THỰC TRẠNG CẢI CÁCH CHỈ SỐ NĔNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CỦA BẮC NINH Theo bảng xếp hạng Chỉ số nĕng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) nĕm 2018, tỉnh Bắc Ninh đứng thứ 15/63 tỉnh, thành phố với 64,5 điểm, tĕng 2 bậc và tĕng 0,14 điểm so với nĕm 2017 (xem biểu 1). Biểu 1: Điểm số và xếp hạng PCI của tỉnh Bắc Ninh từ 2010-2018 Xếp hạng, 2010, 6 Xếp hạng, 2012, 10 Xếp hạng, 2014, 10 Xếp hạng, 2015, 13 Xếp hạng, 2016, 17 Xếp hạng, 2017, 17 Xếp hạng, 2018, 15 Tổng điểm PCI, 2010, 64.48 Tổng điểm PCI, 2012, 62.26 Tổng điểm PCI, 2014, 60.92 Tổng điểm PCI, 2015, 59.91 Tổng điểm PCI, 2016, 60.35 Tổng điểm PCI, 2016, 60.35 Tổng điểm PCI, 2018, 64.5 Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2019 Đây là nĕm thứ 4 liên tiếp, điểm PCI của tỉnh có sự tĕng trưởng. Nếu như nĕm 2015, Bắc Ninh chỉ đạt 59,91 điểm thì lần lượt các nĕm 2016, 2017 đạt 60,35 và 64,36 điểm và nĕm 2018 tĕng lên 64,5 điểm. Dù vậy, tổng điểm PCI của tỉnh vẫn ở trong nhóm các tỉnh có chất lượng khá đòi hỏi tỉnh Bắc Ninh phải nỗ lực vượt lên chính mình, phấn đấu vào nhóm các địa phương có chất lượng điều hành tốt, xứng đáng với tiềm nĕng và sự kỳ vọng của lãnh đạo tỉnh. Đối với các chỉ số thành phần, Bắc Ninh có 5 chỉ số tĕng điểm so với nĕm 2017 là: Chi phí thời gian, tĕng 0,47 điểm; Cạnh tranh bình đẳng, tĕng cao nhất 1,45 điểm; Tính nĕng động của chính quyền tỉnh, tĕng 0,18 điểm; Đào tạo lao động, tĕng 0,13 điểm; Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự, tĕng 0,67 điểm. Trong khi đó có tới 5 chỉ số giảm điểm gồm: Gia nhập thị trường, giảm 0,05 điểm; Tiếp cận đất đai, giảm 0,18 điểm; Tính minh bạch, giảm 0,08 điểm; Chi phí không chính thức giảm mạnh nhất với 0,58 điểm; Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp giảm cũng khá cao 0,34 điểm (xem bảng 1). Bảng 1: Điểm số các chỉ số thành phần PCI của tỉnh Bắc Ninh từ 2014-2018 Chỉ số thành phần Nĕm Tĕng/giảm 2018 so20172014 2015 2016 2017 2018 1. Gia nhập thị trường 8.13 8.1 8.29 7.27 7.22 -0.05 2. Tiếp cận đất đai 5.38 5.85 6.04 6.57 6.39 -0.18 3. Tính minh bạch 6.35 7.11 5.87 5.93 5.85 -0.08 4. Chi phí thời gian 7.13 6.37 6.5 6.65 7.12 0.47 5. Chi phí không chính thức 5.4 4.22 5.1 5.9 5.32 -0.58 70 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Nhìn từ phổ điểm của các chỉ số thành phần có thể nhận thấy chất lượng điều hành, nĕng lực cạnh tranh của tỉnh tiếp tục được giữ vững và phát triển, tạo được niềm tin giữa chính quyền với cộng đồng DN; khuyến khích DN mở rộng đầu tư, kinh doanh tại tỉnh. Đặc biệt, nĕm qua, điểm trung bình của chỉ số Cạnh tranh bình đẳng đã được cải thiện đáng kể, nếu như liên tiếp 4 nĕm trước ở dưới mức trung bình thì nĕm nay đã tĕng 1,45 điểm lên mức trên trung bình. Hay như chỉ số Đào tạo lao động nĕm thứ 4 liên tiếp tĕng điểm. Bên cạnh đó, chỉ số Tính nĕng động của chính quyền tỉnh cũng được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao hơnTuy đạt được sự cải thiện đáng kể trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, nỗ lực trong cải cách thủ tục hành chính song nhìn chung đánh giá của DN dân doanh về những cải thiện trong môi trường đầu tư và kinh doanh ở Bắc Ninh vẫn còn những vấn đề cần đặt ra. Cụ thể, sự cải thiện các chỉ số thành phần PCI của Bắc Ninh chưa thật sự đồng đều. Nĕm 2018, các tỉnh, thành phố cần đạt trung bình 6,54 điểm/chỉ số để trở thành địa phương có chất lượng điều hành tốt. So sánh với mốc điểm này, điểm các chỉ số thành phần của Bắc Ninh dưới mốc còn nhiều (7/10 chỉ số), chỉ có 3 chỉ số là Chi phí gia nhập thị trường (7,22 điểm), Chi phí thời gian (7,12 điểm) và Đào tạo lao động (7,69 điểm) là đạt trên 7 điểm, thuộc nhóm tốt. Tuy nhiên, vẫn phải nhìn nhận rằng, các chỉ số tĕng điểm song mức độ tĕng không nhiều, nhiều chỉ số ở mức trung bình và vẫn còn 5 chỉ số thành phần sụt giảm điểm. So với các tỉnh có điểm số cao nhất toàn quốc cho thấy Bắc Ninh vẫn còn nhiều dư địa để bứt phá. Trong 10 chỉ số chỉ có 1 chỉ số về Đào tạo lao động là tiệm cận được với tỉnh có điểm số cao nhất (thấp hơn 0,23 điểm); có 8 chỉ số thấp hơn so với tỉnh có điểm số cao nhất từ 1,1 đến 1,93 điểm, còn lại 2 chỉ số là Chi phí không chính thức thấp hơn tỉnh có điểm số cao nhất đến 2,29 điểm, đặc biệt là chỉ số về Cạnh tranh bình đẳng thấp hơn tỉnh có điểm số cao nhất đến 2,57 điểm. Qua đây càng chứng minh tỉnh Bắc Ninh cần phải tập trung bứt phá quyết liệt hơn nữa về Cạnh tranh bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp cũng như ngĕn chặn quyết liệt hơn nữa các Chi phí không chính thức trong các cơ quan công quyền của tỉnh (xem bảng 2). 6. Cạnh tranh bình đẳng 4.62 3.5 4.77 3.85 5.3 1.45 7. Tính nĕng động 5.26 5.07 5.32 5.81 5.99 0.18 8. Dịch vụ hỗ trợ Doanh nghiệp 5.74 5.35 5.64 6.86 6.52 -0.34 9. Đào tạo lao động 6.73 6.82 7.17 7.56 7.69 0.13 10. Thiết chế pháp lý 5.23 5.38 4.85 5.39 6.06 0.67 Tổng điểm PCI 60.92 59.91 60.35 64.36 64.5 0.14 Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2019 Bảng 2: Điểm số các chỉ số thành phần PCI nĕm 2018 tỉnh Bắc Ninh so với tỉnh có điểm số cao nhất và thấp nhất toàn quốc Chỉ số thành phần Điểm cao nhất toàn quốc Điểm thấp nhất toàn quốc Điểm tỉnh Bắc Ninh Bắc Ninh so với điểm cao nhất Bắc Ninh so với điểm thấp nhất 71 Tác động của các yếu tố Văn hóa... So với các tỉnh có điểm số thấp nhất toàn quốc tỉnh Bắc Ninh cũng chỉ có 2 chỉ số có điểm số cao hơn từ 2 điểm trở lên là Đào tạo lao động cao hơn đến 2,99 điểm và Chi phí thời gian là 2,21 điểm; Có 5 chỉ số có mức điểm cao hơn từ 1,26 điểm đến 1,93 điểm còn lại có đến 3 chỉ số chỉ cao hơn tỉnh có điểm số thấp nhất toàn quốc dưới 1 điểm đó là chỉ số về Tính minh bạch chỉ cao hơn 0.59 điểm; chỉ số Chi phí không chính thức cao hơn 0,78 điểm và chỉ số Gia nhập thị trường cũng chỉ cao hơn 0,81 điểm. Rõ ràng khoảng cách giữa tỉnh thấp nhất toàn quốc so với tỉnh Bắc Ninh độ roãng đang có sự thu nhỏ lại đòi hỏi Bắc Ninh phải có những giải pháp mang tính đồng bộ hơn nữa để đảm bảo 10 chỉ số thành phần điều giữ và vươn lên trong từng nĕm mới đảm bảo mục tiêu đề ra là cần cải thiện hơn nữa tổng điểm PCI. 2. THỰC TRẠNG CHỈ SỐ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ VÀ HÀNH CHÍNH CÔNG Ở TỈNH BẮC NINH Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) hướng tới nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ nhân dân của chính quyền địa phương thông qua việc: Tạo cơ hội cho người dân tham gia đánh giá hiệu quả hoạt động của chính quyền, vận động chính quyền cải thiện cung cách phục vụ nhân dân; Thúc đẩy việc tự đánh giá để đổi mới, tạo tập quán cạnh tranh lành mạnh và vĕn hóa học hỏi kinh nghiệm giữa chính quyền các địa phương. Nĕm 2018 đánh dấu 10 nĕm chương trình nghiên cứu xây dựng Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam được khởi xướng với việc khảo sát hơn 14.000 người ở 63 tỉnh để đánh giá về hiệu quả hoạt động của bộ máy công quyền. Chỉ số PAPI nĕm 2018 thêm 2 hai chỉ số nội dung mới là quản trị môi trường và quản trị điện tử (6 chỉ số gốc: tham gia của người dân ở cấp cơ sở; công khai, minh bạch; trách nhiệm giải trình với người dân; kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; thủ tục hành chính công và cung ứng dịch vụ công). Như vậy, từ nĕm 2018, bộ chỉ số PAPI bao gồm 8 chỉ số nội dung ( xem bảng 3). 1. Gia nhập thị trường 8.50 6.41 7.22 -1.28 0.81 2. Tiếp cận đất đai 7.79 5.13 6.39 -1.40 1.26 3. Tính minh bạch 6.95 5.26 5.85 -1.10 0.59 4. Chi phí thời gian 8.90 4.91 7.12 -1.78 2.21 5. Chi phí không chính thức 7.61 4.54 5.32 -2.29 0.78 6. Cạnh tranh bình đẳng 7.87 3.68 5.30 -2.57 1.62 7. Tính nĕng động 7.81 4.20 5.99 -1.82 1.79 8. Dịch vụ hỗ trợ Doanh nghiệp 7.64 4.68 6.52 -1.12 1.84 9. Đào tạo lao động 7.92 4.70 7.69 -0.23 2.99 10. Thiết chế pháp lý 7.99 4.13 6.06 -1.93 1.93 Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2019 72 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Bảng 3: Điểm số các chỉ số thành phần PAPI nĕm 2018 tỉnh Bắc Ninh so với tỉnh có điểm số cao nhất toàn quốc Chỉ số Bắc Ninh Đạt điểm cao nhất toàn quốc trong nĕm Điểm trung vị toàn quốc Bắc Ninh so với điểm cao nhất toàn quốc trong nĕm Bắc Ninh so với Điểm trung vị toàn quốc Thứ hạng Điểm số 1. Tham gia của người dân ở cấp cơ sở 14 5.65 6.16 5.31 -0.51 0.34 2. Công khai, minh bạch 3 5.52 6.00 5.08 -0.48 0.44 3. Trách nhiệm giải trình với người dân 13 5.15 5.60 4.95 -0.45 0.2 4. Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công 23 6.62 7.61 6.32 -0.99 0.3 5. Thủ tục hành chính công 38 7.36 7.95 7.39 -0.59 -0.03 6. Cung ứng dịch vụ công 10 7.36 7.68 7.08 -0.32 0.28 7. Quản trị môi trường 33 4.5 6.74 4.57 -2.24 -0.07 8. Quản trị điện tử 9 3.59 4.24 3.05 -0.65 0.54 Tổng điểm x 45.75 51.98 43.75 x x Nguồn: Nĕm 2018, chỉ số PAPI của Bắc Ninh đạt 45,75 điểm (tĕng 6,55 điểm so với nĕm 2017), xếp thứ 10/63 tỉnh, thành phố. Trong đó có 5/8 chỉ số nội dung nằm trong nhóm các tỉnh đạt điểm cao nhất. Chỉ số Tham gia của người dân ở cấp cơ sở đạt 5,65 điểm, xếp hạng 14/63, trong đó ở nội dung thành phần “Chất lượng bầu cử” Bắc Ninh thuộc nhóm các tỉnh có điểm số cao nhất. Chỉ số “Công khai, minh bạch” với 5,52 điểm xếp hạng 3/63, ở nội dung thành phần “Công khai danh sách hộ nghèo” nằm trong nhóm các tỉnh đạt điểm cao nhất. Tuy nhiên, 2 nội dung thành phần “Công khai thu, chi ngân sách cấp xã/phường” và “Công khai quy hoạch/ kế hoạch sử dụng đất, khung giá đền bù” bị tụt xuống nhóm các tỉnh đạt điểm trung bình cao. Nội dung thành phần mới là “Tiếp cận thông tin”, đạt 0,9 điểm (điểm trung vị của cả nước là 0,81 điểm), nằm trong nhóm các tỉnh đạt điểm trung bình cao. Chỉ số Trách nhiệm giải trình với người dân có mức cải thiện lớn nhất về mặt thứ hạng, xếp hạng 13/63, tĕng 17 bậc so với nĕm 2017. Từ nĕm 2018, có thêm hai nội dung thành phần là “Giải đáp khiếu nại, tố cáo, khúc mắc của người dân” và “Tiếp cận dịch vụ tư pháp”, Bắc Ninh đạt kết quả tương đối tốt, nằm trong nhóm các tỉnh đạt điểm trung bình cao và cao nhất. Tuy nhiên, nội dung thành phần “Mức độ và hiệu quả tương tác với các cấp chính quyền” còn yếu, chỉ đạt 1,87 điểm (điểm trung bình của cả nước là 1,93 điểm), nằm trong nhóm các tỉnh đạt điểm trung bình thấp. Quản trị điện tử với 3,59 điểm, xếp hạng 9/63, nội dung thành phần là “Tiếp cận và sử dụng Internet tại địa phương” của tỉnh được đánh giá khá tốt với 3,03 điểm (điểm trung bình cả nước là 2,4) nằm trong 73 Tác động của các yếu tố Văn hóa... nhóm các tỉnh đạt điểm cao nhất. Song ở nội dung “Sử dụng cổng thông tin điện tử của chính quyền địa phương” ở mức rất thấp (0,56 điểm trên thang điểm từ 0,5 đến 5). Chỉ số Cung ứng dịch vụ công với 7,36 điểm, xếp hạng 10/63. 1/8 chỉ số nằm trong nhóm các tỉnh đạt điểm trung bình là Chỉ số Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công với 6,62 điểm (tĕng 0,28 điểm so với nĕm 2017), xếp hạng 23/63 (tĕng 5 bậc so với nĕm 2017). Hai nội dung thành phần “Kiểm soát tham nhũng trong chính quyền địa phương” và “Kiểm soát tham nhũng trong cung ứng dịch vụ công” vẫn duy trì nằm trong nhóm các tỉnh đạt điểm trung bình cao, nội dung “Công bằng trong tuyển dụng vào khu vực công” có bước cải thiện. Đối với nội dung thành phần “Quyết tâm chống tham nhũng” không có nhiều thay đổi về mặt điểm số nhưng lại có thay đổi lớn về mặt thứ hạng, bị tụt xuống nhóm các tỉnh đạt điểm thấp nhất. 2/8 chỉ số nằm trong nhóm các tỉnh đạt điểm trung bình thấp. Thứ nhất là Chỉ số Thủ tục hành chính công có sự thụt lùi nhiều nhất, xếp hạng 38/63, giảm 24 bậc so với nĕm 2017. Ở chỉ tiêu “Xin cấp giấy phép xây dựng” Bắc Ninh nằm trong nhóm các tỉnh đạt điểm thấp nhất, chỉ tiêu “Xin chứng thực/xác nhận của chính quyền” nằm trong nhóm các tỉnh đạt điểm trung bình thấp. Thứ hai, Chỉ số “Quản trị môi trường” đánh giá về hai vấn đề môi trường tác động trực tiếp tới sức khỏe con người: chất lượng không khí và chất lượng nguồn nước sinh hoạt, đạt 4,5 điểm, xếp hạng 33/63, nằm trong nhóm các tỉnh đạt điểm trung bình thấp. 3. MỘT SỐ TỒN TẠI HẠN CHẾ VỀ CHỈ SỐ PCI VÀ PAPI Ở TỈNH BẮC NINH Trong quá trình thực hiện các chỉ số PCI và PAPI tỉnh Bắc Ninh vẫn còn một số tồn tại hạn chế, cụ thể như sau: - Công tác hoàn thiện và công khai, minh bạch các đồ án quy hoạch dài hạn, kế hoạch sử dụng đất, đấu thầu còn ít, lãnh đạo tỉnh chưa có nhiều thông điệp mới thể hiện những cam kết đổi mới ở tầm lãnh đạo tỉnh đồng hành cùng doanh nghiệp; giải quyết tốt những vướng mắc của doanh nghiệp; kỷ cương, kỷ luật hành chính tại một số cơ quan sở ngành và địa phương nhất là cấp xã chưa nghiêm; người đứng đầu ở một số cơ quan, đơn vị chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm trong chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC); trình độ, nĕng lực, đạo đức công vụ của một bộ phận cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện nhiệm vụ CCHC chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Sự phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương triển khai các chương trình công tác liên ngành có một số mặt chưa đồng bộ, nhất là sự phối hợp trong tham mưu và tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao. Công tác phối hợp và thực hiện Quy chế phối hợp vẫn chưa thực sự được các ngành quan tâm thực hiện dẫn đến công tác tham mưu cho UBND tỉnh bị kéo dài, thời hạn trả lời cho nhà đầu tư quá thời gian quy định doanh nghiệp phải kiến nghị lên cấp trên, gây phiền hà đối với doanh nghiệp, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, giải phóng mặt bằng - Việc cải cách hành chính vẫn có nơi làm chưa tốt, ứng dụng công nghệ thông tin còn chưa đồng bộ nhất là ở cấp xã, trình độ cán bộ sử dụng công nghệ thông tin còn không đồng đều và yếu nên việc vận hành Cổng Thông tin điện tử, các websitecủa các sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố và tại trụ sở cơ quan, đơn vị nhằm thực hiện công khai, minh bạch các chủ trương, chính sách của Nhà nước, của tỉnh, nhất là các chính sách thu hút đầu tư, các thủ tục hành chính, các chính sách mới ban hành; thông tin về quy hoạch, kế hoạch, dự ánđể cho cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận, nắm bắt kịp thời các thông tin cần thiết liên quan đến lĩnh vực sản xuất - kinh doanh còn chậm nên không tận dụng tốt các cơ hội đầu tư, không đáp ứng đúng chủ trương, chính sách đã ban hành. Một số cơ quan, đơn vị việc niêm yết công khai, đầy đủ, đúng quy định các thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp 74 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật nhận và trả kết quả có nơi còn thiếu, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính. - Việc thực hiện đối thoại, giải quyết khó khĕn vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp được “ghi nhận” song vẫn còn một số đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp chưa có sự trả lời thiết thực và thấu đáo. Rõ ràng là yêu cầu của doanh nghiệp ngày càng cao nhưng chính quyền thì chưa thật sự đáp ứng. - Vấn đề lao động có kỹ nĕng ngày càng được các doanh nghiệp quan tâm vì nhân lực quyết định hiệu quả và tính bền vững của hoạt động sản xuất, kinh doanh trong khi đó nhu cầu này chưa được đáp ứng tốt. Hệ thống cơ sở dạy nghề của tỉnh tuy được đầu tư, mở rộng, nâng cấp nhưng quy mô đào tạo nghề còn nhỏ, nghề đào tạo đơn điệu, chưa đa dạng, chỉ chú trọng một số nghề; tỷ lệ lao động qua đào tạo và bồi dưỡng nghề chưa cao (khoảng 40%).Một số chính sách khuyến khích đầu tư trong đó có hỗ trợ đào tạo nghề của tỉnh cho doanh nghiệp để đào tạo công nhân kỹ thuật, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề nhưng khoản kinh phí hỗ trợ này đến được với doanh nghiệp chưa nhiều. 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ CẢI THIỆN CHỈ SỐ PCI VÀ PAPI Bên cạnh những kết quả mà các chỉ số thành phần PCI và PAPI của tỉnh Bắc Ninh đạt được ở mức khá cao vẫn còn nhiều chỉ số ở mức thấp hơn khá nhiều so vơi tỉnh, thành khác trong cả nước. Do đó, để cải thiện và nâng hạng 2 chỉ số này tỉnh cần có những giải pháp cơ bản như sau: Một là, tỉnh phải quyết tâm xây dựng Chính quyền lấy doanh nghiệp, người dân làm trung tâm phục vụ, tập trung chính vào cải thiện điểm số và nâng hạng của các chỉ số chính. Trong đó ưu tiên tập trung và cải thiện vượt bậc điểm số và thứ hạng của các chỉ số vẫn đang nằm dưới mức điểm trung bình như: Tính minh bạch, Chi phí không chính thức, Cạnh tranh bình đẳng và Tính nĕng động của chính quyền. Để làm được điều này, đòi hỏi sự tập trung đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành và hoạt động của UBND tỉnh. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC) và ứng dụng công nghệ thông tin để giảm thời gian và chi phí cho DN trong khởi sự kinh doanh và thực hiện các quy định của nhà nước. Công khai, minh bạch hóa thông tin, rút ngắn, loại bỏ những thủ tục cản trở việc đầu tư của các chủ dự án vào tỉnh, đặc biệt là các ngành: đầu tư, đất đai, xây dựng cơ bản, thuế, hải quan... Tĕng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, kỹ nĕng hành chính, tính chuyên nghiệp cho đội ngũ cán bộ, công chức. Khuyến khích và giao nhiệm vụ các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố phát huy sáng kiến, mô hình tốt trong triển khai nhiệm vụ cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao nĕng lực cạnh tranh và xây dựng hình ảnh cơ quan Nhà nước thân thiện, chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả. Hai là, Nâng cao các chỉ số thành phần trong chỉ số PCI và PAPI, thực thi các chính sách đổi mới; thu hút sự quan tâm và tạo lòng tin của doanh nghiệp và người dân trong điều kiện thực hiện các chính sách, quy hoạch theo tinh thần đổi mới. Nhanh chóng hoàn thiện các đồ án quy hoạch dài hạn, đề ra những thông điệp mới thể hiện những cam kết đổi mới ở tầm lãnh đạo tỉnh, đồng hành cùng doanh nghiệp; giải quyết tốt những vướng mắc của doanh nghiệp; Sở Tư pháp của tỉnh phải có trách nhiệm kiểm soát giúp UBND tỉnh việc ban hành vĕn bản quy phạm pháp luật theo hướng đúng luật mà không tạo thêm khó khĕn cho doanh nghiệp khi thực hiện các chính sách của Trung ương, tiếp tục thực hiện tốt việc đơn giản hoá thủ tục hành chính, vận hành hiệu quả “Trung tâm hành chính công của tỉnh”, rút ngắn và hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp, người dân đến đĕng ký kinh doanh và làm các thủ tục hành chính như: xin đầu tư, cấp chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp 75 Tác động của các yếu tố Văn hóa... phép xây dựngLàm tốt công tác quy hoạch xây dựng; quy hoạch sử dụng đất; tĕng cường hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công về đất đai, xây dựng; công tác giải phóng mặt bằng, kết nối dữ liệu giữa các ngành trong quản lý doanh nghiệp và đầu tư Ba là, Cần tạo ra bước đột phá mới trong vận hành hệ thống hướng tới mục tiêu xây dựng chính phủ điện tử, thành phố thông minh. Cùng với những kết quả đã đạt được về cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong những nĕm qua, cần đi vào các giải pháp thực chất, có hiệu quả hơn nhằm nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin, điều hành, quản lý, nâng cao chất lượng các websitecủa các sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố và tại trụ sở cơ quan, đơn vị nhằm thực hiện công khai, minh bạch các chủ trương, chính sách của Nhà nước, của tỉnh, nhất là các chính sách thu hút đầu tư, các thủ tục hành chính, các chính sách mới ban hành; thông tin về quy hoạch, kế hoạch, dự án tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận, nắm bắt kịp thời các thông tin cần thiết liên quan đến lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, tận dụng tốt các cơ hội đầu tư và tổ chức hoạt động được nhanh chóng, thuận lợi theo đúng chủ trương, chính sách đã ban hành. Nâng cao chất lượng hoạt động công chứng, tư vấn pháp lý. Nâng cao chất lượng các dịch vụ hỗ trợ DN, trước hết ở các đơn vị sự nghiệp có chức nĕng hỗ trợ DN; khuyến khích các DN cung cấp dịch vụ hỗ trợ DN (công nghệ thông tin, tư vấn tài chính, đầu tư, tiếp thị,..). Các Sở ban, ngành tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư vấn hoạt động, giới thiệu trên Website các công ty tư vấn, tạo điều kiện cho thị trường dịch vụ tư vấn phát triển; tránh tình trạng tư vấn khép kín theo các Trung tâm tư vấn của các ngành, đơn vị, địa phương. Nâng cao chất lượng hoạt động công chứng, tư vấn pháp lý; hoạt động của Toà kinh tế, hành chính, dân sự. Bốn là, Công tác phối hợp và thực hiện Quy chế phối hợp cần thực hiện một cách nghiêm túc và triệt để, gắn trách nhiệm cho người đứng đầu, đẩy mạnh công tác tham mưu của các Sở cho UBND tỉnh; Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các huyện, thành, thị rà soát, triển khai các giải pháp để thực hiện việc chuẩn hóa cán bộ, công chức cấp xã; Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương tham mưu UBND tỉnh triển khai, đôn đốc thực hiện đầy đủ các nội dung công việc liên quan đến xác định Chỉ số CCHC tỉnh hàng nĕm theo yêu cầu của Bộ Nội vụ. Sở Tư pháp tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện nội dung về xây dựng vĕn bản QPPL đảm bảo đúng tiến độ, đúng quy trình; Tham mưu xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính; Công bố, cập nhật đầy đủ, kịp thời thủ tục hành chính trên cơ sở dữ liệu Quốc gia; Đôn đốc việc công khai thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa, trên cổng/ trang thông tin điện tử của ngành, địa phương đầy đủ, đúng quy định. Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh quản lý, triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế tự chủ trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp của tỉnh. Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu UBND tỉnh thực hiện đầy đủ, đúng quy trình, có kết quả các nhiệm vụ được giao chủ trì về hiện đại hóa hành chính; Tham mưu xây dựng và triển khai kiến trúc Chính quyền điện tử; Đôn đốc việc xây dựng và cung cấp dịch vụ hành chính công...Sở Khoa học và Công nghệ tham triển khai thực hiện có hiệu quả việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, chú ý đối với việc áp dụng và chứng nhận đối với UBND cấp xã. Nĕm là, tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Hành chính công (TTHCC) các cấp; hoàn thiện những nội dung chi tiết để nâng cao chất lượng phục vụ tại TTHCC. Cùng với việc triển khai, đưa vào hoạt động TTHCC, các địa phương cần kiện toàn tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, tinh thần, thái độ phục vụ của đội ngũ cán 76 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật bộ, công chức các cấp. Cải cách hành chính theo hướng phát huy vai trò tích cực của chính quyền điện tử gắn với việc hoạt động hiệu quả của các TTHCC; lấy hiệu quả phục vụ, sự hài lòng của nhân dân, doanh nghiệp làm thước đo. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, thái độ vĕn minh, lịch sự gắn với tĕng cường kỷ luật, kỷ cương, đổi mới chế độ công chức, công vụ Nhằm hướng tới thực hiện triết lý của phát triển là “Người dân là trọng tâm của quá trình phát triển, với đầy đủ khả nĕng đánh giá chất lượng phục vụ của nhà nước và chính quyền các cấp”. 5. KẾT LUẬN Qua phân tích ở trên cho thấy, chỉ số PCI và chỉ số PAPI của tỉnh Bắc Ninh đã có những tiến triển đáng kể và vẫn nằm trong nhóm các tỉnh/ thành phố đạt điểm số cao nhất trong cả nước. Nhưng thông qua việc đánh giá chi tiết từng chỉ số thành phần cho thấy chính quyền Bắc Ninh cần nỗ lực hơn nữa trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao nĕng lực cạnh tranh cấp tỉnh; cải thiện hiệu quả hơn nữa quản trị và hành chính công nhất là Bắc Ninh đang hướng tới mục tiêu xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương. Do đó, tỉnh cần phải quyết liệt trong xây dựng chính quyền điện tử tiến tới xây dựng thành phố thông minh, nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức trong thực thi công vụ, cần có những quy định cụ thể rõ ràng về trách nhiệm của đội ngũ cán bộ nhằm giảm thiểu những hành vi gây cản trở, phiền hà cho doanh nghiệp, người dân khi làm thủ tục hành chính. Có như vậy, mục tiêu tiếp tục tiếp tục đứng trong nhóm tốt của cả nước về chỉ số PCI và chỉ số PAPI của Bắc Ninh mới chắc chắn và bền vững./. TÀI LIỆU THAM KHẢO (1) Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (2019), (2) Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2019), Báo cáo chỉ số nĕng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI nĕm 2018. (3) Khổng Vĕn Thắng (2017), Bắc Ninh đẩy mạnh cải cách chỉ số PCI và Par index, Tạp chí Con số và sự kiện, số 9/2017.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchi_so_pci_va_papi_o_tinh_bac_ninh_giai_phap_nang_cao_chat_l.pdf
Tài liệu liên quan