Chỉ số tim – mắt cá chân có tương quan
đồng biến với glucose. Kết quả này tương
đồng với nghiên cứu của Su-Yeon choi và
cộng sự; Nagayama và cộng sự (2010):
glucose máu giảm đồng thời với tim - mắt cá
chân giảm khi sử dụng Glimepiride [10; 13].
Chỉ số tim - mắt cá chân không có tương
quan với ure và creatinin. Kết quả này tương
đồng với kết quả nghiên cứu của
Rattanasompattikul M; Takafumi Okura và
cộng sự; trái ngược với nghiên cứu của
Daisuke Maebuchi và cộng sự: chỉ số tim -
mắt cá chân có mối tương quan đồng biến với
creatinin [2; 10; 14]. Điều này được lý giải là
do đối tượng nghiên cứu của Daisuke
Maebuchi và cộng sự nghiên cứu trên 1000
người bệnh không có suy thận mạn khác với
đối tượng nghiên cứu của chúng tôi.
Không có tương quan giữa chỉ số tim - mắt
cá chân và cholesterol, triglycerid, HDL, LDL.
Kết quả này tương đồng với kết quả trong các
nghiên cứu của Akira Takaki và cộng sự; Takafumi Okura và cộng sự cho thấy không có
mối tương quan giữa chỉ số tim – mắt cá chân
và cholesterol, triglyceric và HDL ở cả những
bệnh nhân có và không sử dụng thuốc điều trị
rối loạn lipid máu [12; 15].
Một số hạn chế của nghiên cứu: thứ nhất,
cỡ mẫu chưa lớn do thực tế số lượng bệnh
nhân ít đồng thời một số bệnh nhân suy thận
có loạn nhịp không đo được chỉ số tim – mắt
cá chân nên bị loại khỏi nghiên cứu; thứ hai,
máy tim – mắt cá chân được sản xuất tại Nhật
Bản với các thông số tham chiếu của người
Nhật có thể chưa thực sự phù hợp với người
Việt Nam; thứ ba, các bệnh kèm theo và kết
cục lâm sàng chưa được đánh giá trong
nghiên cứu này. Cần có những nghiên cứu
trong tương lai về bệnh kèm theo và kết cục
lâm sàng ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo chu
kỳ để tìm hiểu sâu hơn về tính hữu dụng của
chỉ số tim – mắt cá chân.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 41 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chỉ số tim – mắt cá chân (cavi) và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân suy thận mạn chạy thận nhân tạo chu kỳ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
46 TCNCYH 113 (4) - 2018
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
CHỈ SỐ TIM – MẮT CÁ CHÂN (CAVI)
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN
SUY THẬN MẠN CHẠY THẬN NHÂN TẠO CHU KỲ
Bùi Mỹ Hạnh1, Nguyễn Văn Tuyên2, Trần Thị Nguyệt1
1Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, 2Bệnh viện Đa khoa Đức Giang
Nghiên cứu nhằm khảo sát chỉ số tim – mắt cá chân (CAVI) và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân suy
thận mạn chạy thận nhân tạo chu kỳ. Nghiên cứu sử dụng thiết kế mô tả cắt ngang có so sánh với nhóm
chứng người bình thường, tiến hành từ tháng 6 năm 2016 đến tháng 5 năm 2017, gồm 148 bệnh nhân suy
thận mạn thận nhân tạo chu kỳ và 92 người bình thường có cùng độ tuổi. Chỉ số tim - mắt cá chân trung bình
nhóm nghiên cứu là 8,9 ± 1,70 cao hơn nhóm chứng là 8,1 ± 0,61 (p < 0,05). Chỉ số tim - mắt cá chân có
mối liên quan với một số yếu tố: tuổi, giới, glucose máu, huyết áp tâm trương. Chỉ số tim - mắt cá chân
không có mối liên quan với BMI, huyết áp tâm thu, thời gian chạy thận, ure, creatinin, cholesterol, triglycerid,
HDL, LDL. Chỉ số tim - mắt cá chân ở bệnh nhân suy thận mạn thận nhân tạo chu kỳ cao hơn chỉ số tim -
mắt cá chân ở nhóm người bình thường. Có mối liên quan giữa chỉ số tim - mắt cá chân với một số yếu tố:
tuổi, giới, huyết áp tâm trương, glucose.
Từ khóa: suy thận mạn, thận nhân tạo chu kỳ, Chỉ số tim-mắt cá chân
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lý tim mạch là một trong những vấn
đề sức khỏe được quan tâm hàng đầu trên
toàn thế giới với hậu quả nặng nề là tử vong,
tàn phế và giảm sút chất lượng cuộc sống [1].
Độ cứng thành mạch tăng gây ra những biến
cố tim mạch: nhồi máu cơ tim, đột quị não...
Từ năm 2004, Nhật Bản đã phát triển một
thông số đánh giá độ cứng động mạch hiệu
quả và không xâm nhập, đó là chỉ số tim - mắt
cá chân (Cardio - Ankle Vascular Index -
CAVI), được nhiều tác giả trên thế giới khuyến
cáo sử dụng trên lâm sàng. Trong số đó, có
một số tác giả đã nghiên cứu về chỉ số tim -
mắt cá chân ở bệnh nhân suy thận mạn cho
thấy chỉ số tim – mắt cá chân là một thông số
chính xác đánh giá lâm sàng hữu ích độ cứng
động mạch ở các bệnh nhân suy thận mạn
tính [2; 3]. Hiện tại, ở Việt Nam chưa có
nghiên cứu nào về chỉ số tim - mắt cá chân ở
bệnh nhân suy thận mạn thận nhân tạo chu
kỳ. Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện với
mục tiêu:
1. Khảo sát chỉ số tim - mắt cá chân (CAVI)
ở bệnh nhân suy thận mạn thận nhân tạo
chu kỳ.
2. Mô tả mối liên quan giữa chỉ số tim - mắt
cá chân với một số đặc điểm bệnh nhân và
một số yếu tố.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
Nghiên cứu được tiến hành trên những
bệnh nhân được chẩn đoán suy thận mạn
thận nhân tạo chu kỳ có độ tuổi ≥ 18 tuổi và
nhóm chứng là người bình thường có độ tuổi,
giới tương đương nhóm nghiên cứu.
Địa chỉ liên hệ: Bùi Mỹ Hạnh, Khoa Thăm dò chức năng,
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Email: buimyhanh@hmu.edu.vn
Ngày nhận: 4/6/2018
Ngày được chấp thuận: 15/8/2018
TCNCYH 113 (4) - 2018 47
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Tiêu chuẩn lựa chọn
- Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân nghiên
cứu: Các bệnh nhân suy thận mạn đang chạy
thận nhân tạo tại khoa Nội thận - Tiết niệu
bệnh viện đa khoa Đức Giang, tuổi ≥ 18 tuổi,
chẩn đoán suy thận mạn tính do các nguyên
nhân khác nhau, thời gian lọc máu ≥ 3 tháng,
đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Tiêu chuẩn lựa chọn nhóm chứng: Người
bình thường đến khám sức khỏe định kỳ có
độ tuổi tương đương với bệnh nhân trong
nhóm nghiên cứu, đồng ý tham gia nghiên
cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh lý ác tính (u lympho Hodgkin, u lym-
pho non Hodgkin, Kahlerc); Suy giảm miễn
dịch như: HIV, nhiễm các vius khác; Viêm
nhiễm cấp tính (viêm não cấp, nhiễm virus
Influenzac); Suy thận cấp, bệnh gan nhiễm
sắt, bệnh Sarcoidose; Suy tim nặng
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên
cứu.
2. Phương pháp
- Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả
cắt ngang, có so sánh với nhóm chứng người
bình thường.
- Cỡ mẫu nghiên cứu: lấy mẫu thuận tiện.
- Phương pháp lựa chọn đối tượng nghiên
cứu:
+ Lựa chọn nhóm nghiên cứu: toàn bộ
bệnh nhân suy thận mạn được chạy thận
nhân tạo chu kỳ tại khoa Nội thận - Tiết niệu
bệnh viện Đa khoa Đức Giang đáp ứng tiêu
chí lựa chọn.
+ Lựa chọn nhóm chứng thông qua khám
lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng
Xử lý số liệu: xử lý số liệu bằng phần
mềm SPSS 23.0.
3. Đạo đức trong nghiên cứu
Số liệu thu thập được trong nghiên cứu là
hoàn toàn trung thực, chính xác. Các bệnh
nhân trong nghiên cứu được giải thích và
đồng ý tham gia nghiên cứu. Toàn bộ thông
tin cá nhân của các đối tượng tham gia nghiên
cứu đều được đảm bảo bí mật. Nghiên cứu
được thực hiện nhằm phục vụ mục đích khoa
học, không nhằm mục đích cá nhân nào khác.
III. KẾT QUẢ
1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Không có sự khác biệt về tuổi và tỉ lệ giới,
mức triglycerid và LDL giữa hai nhóm. Có sự
khác biệt về huyết áp, BMI, Glucose, ure,
creatinin, cholesterol, HDL giữa hai nhóm
(bảng 1).
Bảng 1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng p
Tỉ lệ nam (%) 53,4 42,4 0,098
Tuổi 52,18 ± 12,86 56,3 ± 12,5 0,008
BMI (kg/m2) 20,5 ± 2,6 24,3 ± 2,5 0,037
Huyết áp tâm thu (mmHg) 158,57 ± 29,6 124,85 ± 9,7 < 0,001
Huyết áp tâm trương (mmHg) 92,31 ± 15,78 76,97 ± 7,39 < 0,001
Thời gian chạy thận (năm) 4,6 ± 0,85
48 TCNCYH 113 (4) - 2018
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng p
Glucose (mmol/L) 6,63 ± 3,76 5,36 ± 0,97 0,04
Ure (mmol/L) 26,02 ± 6,31 5,36 ± 1,18 < 0,001
Creatinin (µm/L) 996,85 ± 254,53 92,62 ± 11,7 < 0,001
Cholesterol (mmol/L) 3,91 ± 0,82 1,78 ± 1,06 < 0,001
Triglycerid (mmol/L) 1,77 ± 1,15 1,78 ± 1,06 0,935
HDL (mmol/L) 1,01 ± 0,30 1,25 ± 0,38 < 0,001
LDL (mmol/L) 2,66 ± 0,70 2,84 ± 0,83 0,123
2. Đặc điểm chỉ số tim - mắt cá chân ở bệnh nhân suy thận mạn thận nhân tạo chu kỳ
Bảng 2. Chỉ số tim - mắt cá chân
Chỉ số tim – mắt cá chân Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng
X ± SD (min, max) 8,9 ± 1,70 (6; 14,15) 8,1 ± 0,61 (6,67; 9,49)
p < 0,001
Chỉ số tim – mắt cá chân trung bình ở nhóm nghiên cứu (8,9 ± 1,70) cao hơn nhóm chứng
(8,1 ± 0,61) . Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
3. Mối liên quan giữa chỉ số tim - mắt cá chân với một số yếu tố
Bảng 3. Mối liên quan giữa chỉ số tim - mắt cá chân với một số yếu tố
Chỉ số tim - mắt cá chân
Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng
r p r p
Tuổi 0,6 < 0,05 0,7 < 0,05
BMI (kg/m2) - 0,058 0,483 0,028 0,793
Huyết áp tâm thu (mmHg) 0,29 > 0,05 0,14 > 0,05
Huyết áp tâm trương (mmHg) 0,18 < 0,05 0,102 < 0,05
Thời gian chạy thận 0,15 > 0,05
Glucose (mmol/L) 0,39 0,035 0,062 < 0,05
Ure (mmol/L) - 0,154 0,179 0,036 0,735
Creatinin (µm/L) - 0,234 0,039 0,111 0,239
Cholesterol (mmol/L) - 0,038 0,74 0,042 0,69
Triglycerid (mmol/L) 0,086 0,44 - 0,165 0,015
HDL (mmol/L) 0,098 0,068 - 0,011 0,192
LDL (mmol/L) 0,021 0,185 - 0,117 0,268
TCNCYH 113 (4) - 2018 49
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Chỉ số tim - mắt cá chân có mối tương quan đáng kể với tuổi, nồng độ glucose máu, tương
quan yếu với huyết áp tâm trương và nồng độ creatinin máu; không tương quan với huyết áp tâm
thu, thời gian chạy thận nhân tạo, ure, cholesterol, triglycerid, HDL, LDL.
IV. BÀN LUẬN
Chỉ số tim – mắt cá chân ở bệnh nhân suy
thận mạn chạy thận nhân tạo chu kỳ cao hơn
so với người bình thường. Kết quả này cũng
tương tự trong nghiên cứu của Kohji Shirai và
cộng sự [4]: Chỉ số tim - mắt cá chân ở nhóm
chạy thận tử vong cao hơn nhóm không tử
vong, chỉ số tim - mắt cá chân ≥ 9,4 là một yếu
tố dự đoán tử vong độc lập ở bệnh nhân chạy
thận nhân tạo chu kỳ. Như vậy, ở những
người bệnh có yếu tố nguy cơ xơ cứng mạch
(suy thận, tăng huyết áp, bệnh mạch vành...),
chỉ số tim - mắt cá chân đều cao hơn so với
những người khỏe mạnh bình thường.
Tuy nhiên, chỉ số tim - mắt cá chân trung
bình trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn
trong các nghiên cứu của các tác giả Nhật
Bản và cao hơn so với một số tác giả [5 - 7].
Do thời điểm đo chỉ số tim - mắt cá chân khác
nhau giữa các nghiên cứu. Chúng tôi đo ngay
sau khi lọc máu, trong khi những tác giả khác
thực hiện tại thời điểm từ 30 đến 60 phút trong
phiên lọc máu, sau khi hoàn thành lọc máu
hoặc vào ngày không lọc máu [5 - 7]. Lọc máu
làm giảm thể tích dịch cơ thể, từ đó làm tăng
chỉ số tim - mắt cá chân đặc biệt ở những
bệnh nhân có tỷ lệ loại bỏ cao hơn (> 5%
trọng lượng khô), vì vậy, sự khác biệt về thời
điểm đo có thể ảnh hưởng đến kết quả ở
bệnh nhân chạy thận nhân tạo [5]. Cần nghiên
cứu thêm để xác định thời điểm thích hợp dự
đoán kết quả lâm sàng đáng tin cậy hơn.
Nhiều nghiên cứu cho thấy chỉ số tim - mắt
cá chân tăng tuyến tính theo tuổi [2; 4]. Các
nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng độ cứng
động mạch liên quan chặt chẽ với tuổi, yếu tố
chính ảnh hưởng đến tính chất cơ học của
động mạch. Có sự gia tăng độ cứng động
mạch và huyết áp động mạch (tăng huyết áp
tâm thu và giảm huyết áp tâm trương theo
tuổi) theo tuổi ở cả quần thể khỏe mạnh và
quần thể bị bệnh, ảnh hưởng của sự lão hóa
khác nhau ở các động mạch trung tâm (độ
đàn hồi), so với các động mạch ngoại vi (cơ
bắp) và tiểu động mạch. Độ cứng của động
mạch trung tâm tăng dần theo độ tuổi trong
khi độ cứng của các động mạch ngoại vi ít
thay đổi theo tuổi [8; 9]. Những kết quả này
được báo cáo ở cả hai giới, mặc dù đường
kính và chiều dài động mạch ở nữ thấp hơn ở
nam giới.
Chỉ số tim - mắt cá chân không có mối liên
quan với BMI. Điều này tương đồng với kết
quả nghiên cứu của Daisuke Maebuchi và
cộng sự; Kohji Shirai và cộng sự; Su - Yeon
Choi và cộng sự cho rằng: chỉ số tim - mắt cá
chân tương quan nghịch biến với BMI nhưng
sự tương quan này rất yếu, không có sự khác
biệt có ý nghĩa về chỉ số tim - mắt cá chân
theo BMI ở cả nam và nữ [2; 4; 10].
Chỉ số tim - mắt cá chân không có tương
quan với huyết áp tâm thu và tương quan yếu
với huyết áp tâm trương. Một nghiên cứu tính
độc lập về mặt lý thuyết của tim - mắt cá chân
đối với huyết áp tại thời điểm đo bằng cách sử
dụng một loại thuốc chẹn β1 chọn lọc [11]. Khi
thuốc chẹn β1 chọn lọc được dùng cho 12
người đàn ông, chỉ số tim - mắt cá chân
không thay đổi. Kết quả này chứng minh rõ
ràng rằng chỉ số tim - mắt cá chân không bị
ảnh hưởng bởi huyết áp tại thời điểm đo. Do
50 TCNCYH 113 (4) - 2018
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
đó, chỉ số tim – mắt cá chân có thể được sử
dụng để so sánh tính chất của các động
mạch, mặc dù huyết áp có thể thay đổi, từ đó
chỉ số tim – mắt cá chân cho phép phân tích
ảnh hưởng của các phương pháp điều trị hạ
huyết áp lên độ cứng động mạch. Một số
nghiên cứu cũng chứng minh rằng chỉ số tim –
mắt cá chân không phụ thuộc vào huyết áp tại
thời điểm đo [3; 4; 6; 12].
Chỉ số tim – mắt cá chân không có mối liên
quan với thời gian chạy thận nhân tạo. Kết
quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương
với kết quả nghiên cứu của Atsuhiro Ichihara
và cộng sự: nghiên cứu 103 bệnh nhân chạy
thận nhân tạo cho thấy chỉ số tim – mắt cá
chân không có tương quan với thời gian chạy
thận [3].
Chỉ số tim – mắt cá chân có tương quan
đồng biến với glucose. Kết quả này tương
đồng với nghiên cứu của Su-Yeon choi và
cộng sự; Nagayama và cộng sự (2010):
glucose máu giảm đồng thời với tim - mắt cá
chân giảm khi sử dụng Glimepiride [10; 13].
Chỉ số tim - mắt cá chân không có tương
quan với ure và creatinin. Kết quả này tương
đồng với kết quả nghiên cứu của
Rattanasompattikul M; Takafumi Okura và
cộng sự; trái ngược với nghiên cứu của
Daisuke Maebuchi và cộng sự: chỉ số tim -
mắt cá chân có mối tương quan đồng biến với
creatinin [2; 10; 14]. Điều này được lý giải là
do đối tượng nghiên cứu của Daisuke
Maebuchi và cộng sự nghiên cứu trên 1000
người bệnh không có suy thận mạn khác với
đối tượng nghiên cứu của chúng tôi.
Không có tương quan giữa chỉ số tim - mắt
cá chân và cholesterol, triglycerid, HDL, LDL.
Kết quả này tương đồng với kết quả trong các
nghiên cứu của Akira Takaki và cộng sự; Ta-
kafumi Okura và cộng sự cho thấy không có
mối tương quan giữa chỉ số tim – mắt cá chân
và cholesterol, triglyceric và HDL ở cả những
bệnh nhân có và không sử dụng thuốc điều trị
rối loạn lipid máu [12; 15].
Một số hạn chế của nghiên cứu: thứ nhất,
cỡ mẫu chưa lớn do thực tế số lượng bệnh
nhân ít đồng thời một số bệnh nhân suy thận
có loạn nhịp không đo được chỉ số tim – mắt
cá chân nên bị loại khỏi nghiên cứu; thứ hai,
máy tim – mắt cá chân được sản xuất tại Nhật
Bản với các thông số tham chiếu của người
Nhật có thể chưa thực sự phù hợp với người
Việt Nam; thứ ba, các bệnh kèm theo và kết
cục lâm sàng chưa được đánh giá trong
nghiên cứu này. Cần có những nghiên cứu
trong tương lai về bệnh kèm theo và kết cục
lâm sàng ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo chu
kỳ để tìm hiểu sâu hơn về tính hữu dụng của
chỉ số tim – mắt cá chân.
V. KẾT LUẬN
- Chỉ số tim - mắt cá chân ở bệnh nhân suy
thận mạn thận nhân tạo chu kỳ (8,9 ± 1,70)
cao hơn những người bình thường (8,1 ±
0,61).
- Chỉ số tim - mắt cá chân có mối tương
quan mạnh mẽ với tuổi, tuổi càng tăng thì chỉ
số tim - mắt cá chân càng cao. Chỉ số tim -
mắt cá chân có mối tương quan với Glucose
và huyết áp tâm trương.
VI. KIẾN NGHỊ
Cần mở rộng phạm vi nghiên cứu trên các
bệnh nhân suy thận mạn chạy thận nhân tạo
chu kỳ và các đối tượng khám sức khỏe, đánh
giá chỉ số tim - mắt cá chân 3 - 6 tháng một
lần đồng thời đánh giá các bệnh kèm theo và
kết cục lâm sàng để phát hiện sớm các yếu tố
nguy cơ gây xơ cứng động mạch.
TCNCYH 113 (4) - 2018 51
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Lời cảm ơn
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban
Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, Ban
Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và toàn
thể cán bộ Khoa Thăm dò chức năng Bệnh
viện Đại học Y Hà Nội đã tạo điều kiện, hợp
tác nghiên cứu và nhiệt tình giúp đỡ trong
suốt thời gian tiến hành nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. WHO (2013). A global brief on Hyperten-
sion. World Health Organization Monograph
Series, 7.
2.Daisuke Maebuchu, Sakamoto Mune-
hisa, Fuse Jun et al (2013). The cardio-ankle
vascular index predicts chronic kidney disease
in Japanese subjects".
3. Atsuhiro Ichihara, Norimasa Yama-
shita, Tomoko Takemitsu et al (2008).
Cardio-ankle vascular index and ankle pulse
wave velocity as a marker of arterial fibrosis in
kidney failure treated by hemodialysis. Am J
Kidney Dis, 52(5), 947 - 955.
4. Shirai K., Takaki K (2013). Cardio - an-
kle vascular index (CAVI) is an independent
predictor of death in maintenance hemodialy-
sis patients.
5. Akihiko Kato,1 Takako Takita,3 Mitsu-
yoshi Furuhashi et al (2012). Brachial-Ankle
Pulse Wave Velocity and the Cardio-Ankle
Vascular Index as a Predictor of Cardiovascu-
lar Outcomes in Patients on Regular Hemodi-
alysis. Therapeutic Apheresis and Dialysis, 16
(3), 232 - 241.
6. Shirai K., Utino J., Otsuka K., Takata
M (2006). A novel blood pressure-independent
arterial wall stiffness parameter; cardio-ankle
vascular index (CAVI). J Atheroscler Thromb,
13(2), 101 - 107.
7. Takenaka T, Hoshi H, Kato N et al
(2008). Cardio-Ankle Vascular Index to Screen
Cardiovascular Diseases in Patients with End-
Stage Renal Diseases. J Atheroscler Thromb,
15, 339 - 344.
8. Sarnak MJ, Levey AS, Schoolwerth
AC et al (2003). American Heart Association
Councils on Kidney in Cardiovascular Dis-
ease, High Blood Pressure Research, Clinical
Cardiology, and Epidemiology and Prevention:
Kidney disease as a risk factor for develop-
ment of cardiovascular disease: a statement
from the American Heart Association Councils
on Kidney in Cardiovascular Disease, High
Blood Pressure Research, Clinical Cardiology,
and Epidemiology and Prevention. Circulation,
108, 2154 - 2169.
9. Shulman NB, Ford CE, Hall WD et al
(1989). Prognostic value of serum creatinine
and effect of treatment of hypertension on re-
nal function. Results from the hypertension
detection and follow-up program. The Hyper-
tension Detection and Follow-up Program Co-
operative Group. Hypertension, 13(5), I80 - 93.
10. Su-Yeon Choi (0000). The association
of Cardio ankle vascular index with different
fat compartment. CAVI now and future, 3,
9 - 13.
11. Kohji Shirai, Noriyuki Hiruta,
Mingquiang Song et al (0000). Cardio-Ankle
Vascular Index (CAVI) as a Novel Indicator of
Arterial Stiffness: Theory, Evidence and Per-
spectives. Journal of Atherosclerosis and
Thrombosis, 18(11), 924 - 938
12. Takaki A., Ogawa H., Wakeyama T.,
Iwami T et al (2008). Cardio-ankle vascular
index is superior to brachial-ankle pulse wave
velocity as an index of arterial stiffness. Hyper-
tens Res, 31(7), 1347 - 1355.
13. Nagayama D., Saiki A., Endo K., Ya-
maguchi T et al (2010). Improvement of
52 TCNCYH 113 (4) - 2018
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
cardio-ankle vascular index by glimepiride in
type 2 diabetic patients. Int J Clin Pract, 64
(13), 1796 - 1801.
14. Rattanasompattikul M., Chanchairujira
K., On-Ajyooth L., Chanchairujira T (2011).
Evaluation of atherosclerosis, arterial stiffness
and related risk factors in chronic hemodialysis
patients in Siriraj Hospital. Journal of the Medi-
cal Association of Thailand, 94(1), 117 - 124.
15. Takafumi Okura, Sanae Wanatabe, et
al (2007). Relationship betwen cardio ankle
vascular index (CAVI) and carotid atheroscle-
rosis in patients with essential hypertension.
Hypertens Res, 30(4), 335 - 340.
Summary
THE CARDIO-ANKLE VASCULAR INDEX (CAVI) AND ASSOCIATED
FACTORS IN CHRONIC KIDNEY DISEASE PATIENTS WITH DIALYSIS
The purpose of this study is to investigate the Cardio-ankle vascular index (CAVI) in chronic
kidney disease patients undergoing dialysis, describing the association between CAVI and related
factors. The cross-sectional descriptive study, conducted from June 2016 to May 2017, consisted
of 148 chronic kidney disease patients with dialysis and 92 healthy persons with the same age.
The mean CAVI of the study group was 8.9 ± 1.70, significantly higher than the control group of
8.1 ± 0.61 (p < 0.001). CAVI is associated to several factors: age, diastolic blood pressure and
blood glucose. CAVI is not associated with BMI, systolic blood pressure, dialysis time, urea,
creatinine, cholesterol, triglyceride, HDL, LDL. CAVI index in patients with chronic kidney disease
on hemodialysis is higher than that of the control group. There is a relationship between CAVI and
several factors, such as age, diastolic blood pressure, and blood glucose.
Keywords: renal kidney, dialysis, cardio-ankle vascular index
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chi_so_tim_mat_ca_chan_cavi_va_mot_so_yeu_to_lien_quan_o_ben.pdf