Thứ tư, chia sẻ du lịch lên MXH là kênh
chia sẻ tốn khá t chi ph quảng bá. Trước mỗi sự
kiện du lịch, tỉnh đã kêu gọi người dân địa
phương cập nhật đăng tải các nội dung, hình ảnh
về sự kiện quảng bá du lịch. Tuy nhiên, vẫn chưa
phát huy được hết sức mạnh lan tỏa của MXH.
Đã có một số fanpage du lịch địa phương được
tạo ra, tuy nhiên vẫn chưa được đ u tư bài bản,
chuyên nghiệp, chưa được khai thác hiệu quả thế
mạnh của fanpage, rất t người theo dõi và chia
sẻ. Do đó, c n xây dựng các fanpage facebook
chuyên nghiệp, làm cho nhiều du khách biết đến.
Like và chia sẻ là vô cùng quan trọng trong vấn
đề chia sẻ du lịch, nên đưa ra nhiều chiến dịch ưu
đãi cho khách nếu khách hàng đó like và share
trang fanpage. Định kì theo ngày, xây dựng các
bài viết về các địa điểm du lịch, đưa các hình ảnh
đẹp, dịch vụ du lịch, từ việc hành trình của tour,
chi ph , thuê khách sạn, ăn uống, kinh nghiệm đi
các điểm du lịch lên trang fanpage. Tăng t n xuất
đăng bài trên một ngày, giúp đảm bảo lượng
tương tác cho fanpage luôn được giữ vững trước
những thuật toán thay đổi hiển thị của facebook.
Ngoài ra, tỉnh nên chú trọng đ u tư chất lượng du
lịch để bản thân khách du lịch khi đến Tuyên
Quang trải nghiệm, họ sẽ chia sẻ thông tin, kinh
nghiệm chuyến đi của mình trên trang MXH của
cá nhân facebook, zalo, stwiter, và các hội nhóm.
Thứ năm, thực hiện chụp các bộ ảnh đẹp về
du lịch địa phương, xây dựng các video quảng bá
du lịch địa phương chuyên nghiệp, hấp dẫn, viết
bằng nhiều ngôn ngữ, để quảng bá du lịch ra thị
trường trong nước và quốc tế trên các nền tảng
video lớn nhất thế giới Youtube và thư viện văn
hóa nghệ thuật trực tuyến hàng đ u thế giới
Google Arts and Culture. Các video và hình ảnh
c n phải đẹp cả về nội dung lẫn hình thức, nên
được thực hiện theo kịch bản.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 286 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chia sẻ du lịch Tuyên Quang trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên mục: Du lịch - Quản lý TN & MT - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 11 (2019)
25
CHIA SẺ DU LỊCH TUYÊN QUANG TRONG BỐI CẢNH
CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Trần Thị Xuân1, Lê Thu Hà2
Tóm tắt
Hiện nay, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin (CNTT), đặc biệt là hệ thống thông tin
toàn cầu có thể được truy cập công cộng nhờ internet đã mở ra cho các doanh nghiệp nói chung và
doanh nghiệp kinh doanh du lịch nói riêng một phương thức quảng bá, chia sẻ du lịch hữu hiệu, đó là
hoạt động quảng bá, chia sẻ trực tuyến. Du lịch với tính chất là ngành kinh tế tổng hợp có tính xã hội
hóa cao thì vị trí, vai trò của truyền thông lại càng trở lên quan trọng. Bên cạnh các phương tiện quảng
bá, chia sẻ du lịch truyền thống như báo chí, đài phát thanh, truyền hình, hội nghị, hội thảo,...; ngày nay
hoạt động quảng bá, chia sẻ du lịch đã có một phương thức giao tiếp mới vô cùng hiệu quả, đó là quảng
bá, chia sẻ trực tuyến thông qua mạng Internet với một số công cụ phổ biến nhất hiện nay có thể kể đến
là: mạng xã hội (social media), thư điện tử (email), trang web (website). Tuyên Quang là tỉnh có nhiều
tiềm năng du lịch, tuy nhiên vẫn chưa được khai thác hiệu quả, nhiều khách du lịch trong nước và quốc
tế chưa biết đến; việc chia sẻ, quảng bá du lịch tại Tuyên Quang còn chưa khai thác triệt để. Nghiên cứu
này chủ yếu sử dụng dữ liệu thứ cấp để phân tích thực trạng việc quảng bá, chia sẻ thông tin du lịch tại
tỉnh Tuyên Quang. Từ đó, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm chia sẻ thông tin du lịch tại tỉnh
Tuyên Quang trong bối cảnh cách mạng công nghiệp hiện nay.
Từ khóa: Chia sẻ, quảng bá, du lịch, cách mạng công nghiệp 4.0, tỉnh Tuyên Quang.
SHARING THE TOURISM IN TUYEN QUANG PROVINCE IN
THE FOURTH INDUSTRIAL REVOLUTION
Abstract
Currently, with the rapid development of information technology (IT), especially the global information
system that can be accessed publicly by the internet, it has been opened for businesses in general and
tourism enterprises in particular an effective way to promote and share tourism experience – online
promotion and sharing. Tourism is a highly integrated social and economic activity; so, the position and
role of the media become more important. Beside the traditional means of advertising and sharing
tourism such as newspapers, radio, television, conferences, seminars, today tourism promotion and
sharing activities have had a new effective communication method, which is to advertise and share
online via the Internet with some of the most popular tools available including social networks, email,
website. Tuyen Quang is a province with great potential for tourism; however, it has not been exploited
effectively. Many tourists in the country and internationally do not know about the province; the tourism
sharing and promotion in Tuyen Quang has not been fully exploited. This study mainly uses secondary
data to analyze the status of the promotion and sharing of tourism information in Tuyen Quang
Province. Then, the authors propose a number of solutions to share tourism information in Tuyen
Quang Province in the context of the current industrial revolution.
Keywords: Sharing, promoting, tourism, industrial revolution 4.0, Tuyen Quang Province.
JEL classification: O; O14
1. Đặt vấn đề
Chia sẻ, quảng bá thông tin du lịch có tác
động rất lớn tới sự phát triển du lịch tại Việt Nam
nói chung và đặc biệt ở tỉnh Tuyên Quang nói
riêng. Cách mạng công nghệp 4.0 đã giúp việc
chia sẻ thông tin trong ngành du lịch trở lên dễ
dàng và tiện lợi. G n đây, ngày càng nhiều cá
nhân đề xuất việc chia sẻ tạm thời với khách du
lịch những gì họ sở hữu (ví dụ như nơi ở, phương
tiện di chuyển) hoặc những hoạt động họ sẽ thực
hiện trong hành trình du lịch của mình (ví dụ như
lịch trình, bữa ăn, dịch vụ,). Bên cạnh đó, sự ra
đời của các công nghệ truyền thông cho phép
khách du lịch chia sẻ nhanh chóng và thuận tiện
các trải nghiệm du lịch của cá nhân. Thông tin
được chia sẻ đó được đánh giá là một nguồn thông
tin quan trọng có thể ảnh hưởng đến việc ra quyết
định du lịch cho lượng khách hàng tiềm năng.
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía Bắc
cách thủ đô Hà Nội 165 km với diện tích 5.867,9
km
2
được thiên nhiên ưu đãi với nhiều cảnh đẹp
hùng vĩ, độc đáo. Tuy nhiên, du lịch Tuyên
Quang chưa được nhiều khách du lịch trong và
ngoài nước biết đến, chưa phát triển tương xứng
Chuyên mục: Du lịch - Quản lý TN & MT - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 11 (2019)
26
với tiềm năng. Sự ra đời của cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0 sẽ là động lực quan trọng để
phát triển du lịch tại địa phương. Cho đến nay đã
có một số nhóm nghiên cứu về vấn đề quảng bá,
chia sẻ du lịch trong bối cảnh cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0 như bài viết của tác giả Lê Sĩ Tr
[10]; tác giả Nguyễn Văn Lược [5] nghiên cứu
phát triển du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đề cập
tới các giải pháp chia sẻ, quảng bá du lịch bằng
phương pháp truyền thông trực tuyến ..; tuy
nhiên chưa có một nghiên cứu nào về việc chia
sẻ du lịch tại Tuyên Quang trong bối cảnh cách
mạng công nghiệp 4.0. Trong bài viết này, nhóm
tác giả phân t ch, đánh giá hiệu quả một số
phương pháp chia sẻ thông tin du lịch, thực trạng
chia sẻ du lịch Tuyên Quang. Trên cơ sở đó, đề
xuất một số giải pháp chia sẻ, quảng bá du lịch
tại tỉnh Tuyên Quang.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu: Nghiên cứu
thu thập, sử dụng số liệu thứ cấp từ nguồn của Sở
Văn hóa –Thể thao và Du lịch Tuyên Quang,
tổng cục du lịch Việt Nam.
Phương pháp phân t ch, tổng hợp, thống kê
mô tả, so sánh được sử dụng để xử lý số liệu.
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Một số phương pháp quảng bá, chia sẻ du
lịch
Tại Việt Nam, theo thống kê của Viện Chiến
lược Thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin
và Truyền thông), đến giữa năm 2018 Việt Nam
có khoảng 360 mạng xã hội của tổ chức, doanh
nghiệp trong nước được cấp giấy phép và đang
hoạt động. Với khoảng 55 triệu người sử dụng
mạng xã hội, chiếm khoảng 57% dân số và chủ
yếu tập trung sử dụng các mạng xã hội lớn như
Facebook, YouTube, Zalo, instagram, facebook
messenger, tiktok, mocha, Google +, Line, Flickr,
Pinterest [2]. Chia sẻ, quảng bá thông tin du lịch
có tác động rất lớn tới sự phát triển du lịch tại
Việt Nam nói chung và đặc biệt ở tỉnh Tuyên
Quang nói riêng. Trước kia, để quảng bá, giới
thiệu, phát triển điểm đến sẽ phải mất rất nhiều
thời gian cũng như chi ph để quảng cáo trên các
phương tiện thông tin truyền thống như báo ch ,
đài truyền hình, đài phát thanh, tờ rơi, hội nghị,
hội thảo... hay thậm chí phải đến tận nơi giới
thiệu các tour du lịch. Ngày nay hoạt động quảng
bá, chia sẻ du lịch đã có một phương thức giao
tiếp mới vô cùng hiệu quả, đó là quảng bá, chia
sẻ trực tuyến thông qua mạng Internet với một số
công cụ phổ biến nhất hiện nay có thể kể đến là:
Mạng xã hội (social media), thư điện tử (email),
trang web (website). Dưới đây là một số phương
pháp chia sẻ thông tin đã và đang được áp dụng:
Thứ nhất, chia sẻ thông tin du lịch qua các
kênh truyền hình. Kênh truyền hình có thể chia
sẻ thông tin, tiếp cận được đại chúng nhanh nhất.
Tuy nhiên, nếu sử dụng phương pháp chia sẻ
thông tin, kinh nghiệm du lịch với khách du lịch
quốc tế qua kênh truyền hình địa phương và quốc
gia thì chi phí quảng cáo rất tốn kém so với hiệu
quả mà nó mang lại bởi thời lượng phát sóng
ngắn và chỉ phát vào một thời điểm nhất định.
Thứ hai, chia sẻ thông tin du lịch qua kênh
báo chí. Bên cạnh báo giấy truyền thống thì hiện
nay báo điện tử đã d n d n chiếm lĩnh toàn bộ thị
trường báo chí. Ngày nay mọi người h u hết sử
dụng thiết bị thông minh có thể truy cập Internet
bất cứ nơi đâu, tất cả mọi tin tức tài chính, kinh
tế, chính trị, văn hóa, xã hội đều được cập nhật
liên tục mỗi giờ và vì vậy việc đọc báo giấy cập
nhật tin tức hàng ngày d n biến mất khỏi thói
quen sinh hoạt của người dân. Chính nhờ sự tiện
lợi này mà các trang báo điện tử phát huy được
rất nhiều thế mạnh của mình và đây cũng là
mảnh đất màu mỡ cho các bài viết về du lịch,
cũng như chia sẻ kinh nghiệm đi du lịch của mỗi
cá nhân. Việc cập nhật thông tin về du lịch cũng
nhanh chóng hơn và được nhiều người đọc biết
đến hơn, vì vậy đây là một kênh khá quan trọng
trong việc quảng bá du lịch cũng như cập nhật,
tìm kiếm thông tin về du lịch cho mọi người [7].
Thứ ba, chia sẻ thông tin du lịch qua các
website quảng bá du lịch hoặc chia sẻ thông tin
du lịch qua các trang thương mại điện tử nổi
tiếng như: Amazon.com, Bestbuy.com Đây là
một kênh quan trọng trong việc chia sẻ, quảng bá
thông tin du lịch. Giúp cho các doanh nghiệp có
cơ hội quảng bá sản phẩm dịch vụ tới khách hàng
trở nên dễ dàng hơn, khẳng định thương hiệu
dịch vụ riêng của mình. Đồng thời, có thể liên
kết tạo ra chuỗi cung ứng dịch vụ: Vận tải, lưu
trú, ăn uống, mua sắm, mở ra môi trường hợp
Chuyên mục: Du lịch - Quản lý TN & MT - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 11 (2019)
27
tác phát triển lành mạnh, bền vững. Tuy nhiên,
doanh nghiệp c n chú ý đến việc là làm thế nào
để website quảng bá du lịch được máy tìm kiếm
hiển thị đ u tiên trên danh sách kết quả tìm kiếm.
Tăng cường hình ảnh và tốc độ hiển thị nhanh
nhất của điểm đến Việt Nam trên công cụ tìm
kiếm bằng việc trả phí hoặc thông qua việc sử
dụng các ph n mềm miễn phí giúp trang web
tương th ch tốt nhất với công cụ tìm kiếm [9].
Thứ tư, chia sẻ thông tin du lịch qua mạng
xã hội (MXH) Facebook, instagram, Twitter,
zalo, yahoo, messenger, Mạng xã hội là một
trong những nguồn thông tin tham khảo quan
trọng trước khi du lịch. Không chỉ vậy, người
tiêu dùng qua đó còn dễ dàng ―giao tiếp‖ với nhà
cung cấp tour hoặc những người tiêu dùng khác
nhằm thỏa mãn nhu c u thông tin. Một số nghiên
cứu khoa học đã khẳng định rằng những thông
tin từ MXH và người có mức ảnh hưởng.
(Influencer) là nhân tố then chốt tác động
đến hành vi người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ
khi họ nghiên cứu thông tin du lịch. MXH là
công cụ cho phép thực hiện việc đo đếm hiệu quả
bởi có sự tương tác qua like và comment. Khi
công ty mở một chiến dịch giảm giá, nếu khách
hàng quan tâm đến tour, khách hàng sẽ hỏi sâu
hơn và công ty có thể tư vấn qua tin nhắn,
comment bình luận, hoặc gọi điện tăng t nh
tương tác giữa doanh nghiệp kinh doanh du lịch
tới khách du lịch. Đây là một cách làm tương đối
tiết kiệm và hiệu quả so với các kênh khác như
báo chí và truyền hình. Qua kênh MXH, chính
bản thân khách du lịch đã trải nghiệm sẽ chia sẻ
lại các thông tin du lịch của mình cho bạn bè,
doanh nghiệp không tốn chi phí quảng bá hình
ảnh du lịch. MXH là kênh giúp khách du lịch có
quyết định đi du lịch cao hơn từ các thông tin của
các khách du lịch trước đó [9].
Thứ năm, chia sẻ thông tin du lịch, quảng bá
du lịch ra thị trường trong nước và quốc tế trên
nền tảng video lớn nhất thế giới Youtube và thư
viện văn hóa nghệ thuật trực tuyến hàng đ u thế
giới Google Arts and Culture.
Google Arts and Culture là trang giới thiệu,
quảng bá những giá trị văn hóa, du lịch tiêu biểu
nhất của các tỉnh, các quốc gia trên nền tảng tìm
kiếm Google. Các quốc gia, các tỉnh, các nhà
phát triển du lịch thường chụp những bộ ảnh giới
thiệu cụ thể về những danh lam thắng cảnh, công
trình văn hóa tiêu biểu sau đó tải lên lên Google
Arts and Culture. Trang này có khoảng 370 triệu
lượt xem từ hơn 66 triệu người dùng khắp nơi
trên thế giới, với khoảng 2000 đối tác toàn c u
của hơn 80 nước [3].
Youtube là trang có khoảng 2 tỉ lượt truy
cập mỗi ngày và là trang thứ 3 trên toàn c u chỉ
sau Google và Facebook. Vì vậy việc truyền bá,
chia sẻ du lịch qua Youtube và Google Arts and
Cultrure sẽ tiếp cận được nhiều khách du lịch
khắp mọi nơi trên thế giới. Youtube và Google
Arts and Culture là hai kênh không chỉ doanh
nghiệp kinh doanh du lịch, hay quốc gia quảng
bá hình ảnh du lịch mà chính khách du lịch cũng
có thể sử dụng hai kênh này để chia sẻ chuyến đi,
thông tin và kinh nghiệm du lịch của họ tới cộng
đồng người trên toàn thế giới [4].
Các doanh nghiệp khai thác du lịch nên xây
dựng các đoạn phim ngắn (video), chụp các bức
ảnh đẹp, sau đó đưa các video này lên Youtube,
Google Arts and Culture hay MXH, những đoạn
phim ngắn này cung cấp hình ảnh trực quan, sống
động nhất giúp quảng bá các giá trị thương hiệu
và dễ dàng thu hút sự quan tâm của du khách.
Thứ sáu, chia sẻ du lịch qua việc gửi email
thông tin du lịch tới các khách hàng. Rất nhiều
doanh nghiệp kinh doanh du lịch đã và đang làm
theo cách này. Email marketing là công cụ đặc
biệt hiệu quả đối với ngành du lịch khi có nhiều
đặc tính phù hợp để tiếp cận khách hàng. Ưu
điểm của phương pháp này là có mức giá thấp,
gửi thông tin đến đúng đối tượng một cách nhanh
nhất; Dễ dàng đo lường được kết quả của chiến
dịch email marketing nhanh chóng, không mất
thời gian chờ đợi; linh hoạt có thể chủ động hẹn
ngày giờ gửi thư, đặc biệt không hạn chế hình
thức thiết kế và khối lượng nội dung, số lượng
người nhận bản tin và có thể điều chỉnh nội dung
bất kỳ lúc nào; Tốc độ nhanh chóng giúp doanh
nghiệp dễ dàng gửi thông điệp của mình tới hàng
nghìn khách hàng; Một ưu điểm quan trọng nữa
là hướng đúng mục tiêu, có thể gửi những nội
dung liên quan đến các đối tượng có mục tiêu cụ
thể dựa trên mối quan tâm và sở thích của họ [7].
Chuyên mục: Du lịch - Quản lý TN & MT - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 11 (2019)
28
3.2. Thực trạng việc chia sẻ du lịch tại Tuyên
Quang
Nằm ở trung tâm vùng núi ph a Bắc, Tuyên
Quang không chỉ là địa danh nổi tiếng với phong
cảnh hữu tình mà còn là cái nôi cách mạng của
dân tộc. Bên cạnh đó, đây còn là nơi giao lưu văn
hóa của các dân tộc miền núi Tây Bắc, với nhiều
di sản, giá trị trị văn hóa, giá trị tinh th n vô cùng
quý báu được gìn giữ và phát triển. Các địa điểm
du lịch nổi tiếng ở Tuyên Quang được biết đến
như: khu di t ch Tân Trào, Bản Ba, Hồ Na Hang,
Thác Mơ, Suối Khoáng Mỹ Lâm, thác Bản Ba,
Động Tiên, Lễ hội thành Tuyên.
Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch, năm 2018, toàn tỉnh hiện có 288 cơ sở
lưu trú, với 2.946 phòng, 4.116 giường, trên 200
nhà hàng và có 07 công ty lữ hành đang hoạt
động đưa, đón phục vụ khách du lịch đến Tuyên
Quang [8].
Bảng 1: Thống kê khách du lịch, doanh thu từ khách du lịch tại tỉnh Tuyên Quang 3 năm gần đây
Năm
Khách du lịch Doanh thu
Lƣợt khách du lịch
(triệu)
Tăng so với
năm trƣớc
Doanh thu (tỷ
đồng)
Tăng so với
năm trƣớc
2017 1,569 9,7% 1343 9,5%
2018 1,7 10,7% 1556 12,8%
2019 (5 tháng đ u năm) 1,020 8,3% 923 8,5%
Nguồn http:/baotuyenquang.com.vn
Du lịch cộng đồng tại Tuyên Quang chưa
được khai thác triệt để như các điểm du lịch cộng
đồng khác trong cả nước. Du lịch cộng đồng tại
địa bàn tỉnh tập trung ở Lâm Bình, Sơn Dương,
Na Hang, Yên Sơn với một số điểm như điểm du
lịch Làng văn hóa-du lịch thôn Tân Lập xã Tân
Trào (Sơn Dương), điểm du lịch thôn Nà Tông
thôn Nà Đông xã Thượng Lâm; Điểm du lịch
thôn Nà Muông xã Khuôn Hà; Điểm du lịch thôn
Nặm Đ p xã Lăng Can (Lâm Bình); khu du lịch
sinh thái Na Hang. Trong các điểm du lịch cộng
đồng ở Tuyên Quang thì nổi bật nhất phải kể đến
là du lịch cộng đồng ở huyện Lâm Bình. Lâm
Bình là huyện vùng cao mới thành lập, hạ t ng
phục vụ ngành du lịch h u như còn rất sơ khai,
năm 2017 huyện đã thu hút trên 35.000 lượt
khách du lịch, đạt 291,7% kế hoạch, tăng 161,2%
so với cùng kỳ năm 2016, doanh thu xã hội về du
lịch 21 tỷ đồng, đạt 350% kế hoạch. Chỉ t nh
trong 4 tháng đ u năm 2019, Lâm Bình đã thu
hút 23.000 lượt khách, doanh thu từ du lịch đạt
hơn 13 tỷ đồng [6].
Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh
Tuyên Quang l n thứ XV, XVI giai đoạn 2010-
2020 xác định Du lịch là một trong các lĩnh vực
đột phá và đặt mục tiêu trở thành ngành kinh tế
quan trọng của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2020, thu
hút trên 2,2 triệu lượt khách du lịch, tổng doanh
thu du lịch đạt trên 6% GDP, tạo việc làm cho
trên 16.000 lao động ngành du lịch [2]. Để đạt
được mục tiêu đề ra, ngoài các ch nh sách, quyết
sách phát triển du lịch, thì vấn đề quảng bá và
chia sẻ du lịch đến cộng đồng khách du lịch
trong nước và quốc tế c n được đ u tư nhiều hơn
và khai thác hiệu quả hơn nữa.
Việc chia sẻ, quảng bá du lịch tại Tuyên
Quang hiện đang tập trung ở các kênh như: Báo
ch , truyền hình, website, các trang Facebook
(page Lễ hội Thành Tuyên, page Du lịch Na
Hang) [1]. Công tác tuyên truyền trên báo, đài
Trung ương và địa phương luôn được tỉnh Tuyên
Quang chú trọng thực hiện. Đài Phát thanh và
Truyền hình tỉnh hàng tu n đều có những chuyên
trang, chuyên mục, bài viết về du lịch Tuyên
Quang. Đặc biệt vào các dịp lễ hội, sự kiện văn
hóa, Báo Tuyên Quang thường kỳ và Báo Tuyên
Quang điện tử đã mở chuyên mục hướng tới sự
kiện với những bài viết sâu sắc, ảnh đẹp thu hút
được sự quan tâm của độc giả g n xa. Hàng năm,
Trung tâm Xúc tiến đ u tư tỉnh đã chú trọng xuất
bản hàng loạt các ấn phẩm quảng bá du lịch, tạo
điều kiện cho du khách trong và ngoài nước biết
đến những địa danh du lịch, nét văn hóa nổi bật
của đất và người xứ Tuyên [6].
Ngoài ra thông tin du lịch tỉnh Tuyên Quang
đã được chia sẻ, quảng bá trên các trang báo
thương mại điện tử về du lịch nổi tiếng ở trong
nước như trang:
http:/Vietnamtourism.gov.com;http:/news.zin
g.vn,http:/vntrip.vn,http:/dulichfun.com,https:/cun
gphuot.info,http:/dulich9.com,http:/didauchoigi.co
m, http:/thichdi.com. Tuy nhiên nhóm nghiên cứu
chưa tìm được thông tin du lịch Tuyên Quang trên
báo nước ngoài từ máy tìm kiếm Goolge.
Chuyên mục: Du lịch - Quản lý TN & MT - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 11 (2019)
29
Bảng 2: Thống kê các website quảng bá về du lịch tại Tuyên Quang
Trang web Ngôn ngữ Mục tiêu quảng bá
Tiếng Việt Quảng bá du lịch tỉnh Tuyên Quang
https://www.tripadvisor.com Tiếng Anh Quảng bá du lịch tỉnh Tuyên Quang
http:/dulichlambinh.gov.vn Tiếng Việt Quáng bá du lịch tại huyện Lâm Bình –
Tuyên Quang
http:/dulichnahang.com Tiếng Việt Quáng bá du lịch tại huyện Na Hang; du
lịch Homstay Nà Tông thôn Nà Đông xã
Thượng Lâm – Na Hang– Tuyên Quang
Anh, Nga, Pháp,
Nhật, Trung
Quáng bá lễ hội thành Tuyên
g.gov.vn
Tiếng Việt Quảng bá du lịch Suối khoáng Mỹ Lâm
Tiếng Việt, Anh Quảng bá du lịch Tân Trào
Số liệu điều tra tháng 10/2019
Chia sẻ du lịch Tuyên Quang qua MXH
fanpage facebook là kênh quảng bá du lịch hiệu
quả cao và t tốn kém. Tuy nhiên theo thống kê
của nhóm nghiên cứu cho thấy các trang fanpage
facebook chia sẻ du lịch tại Tuyên Quang còn t
và chưa khai thác hiệu quả. Các trang có nội
dung nghèo nàn, lượng khách th ch và theo dõi
trang còn rất thấp so với các trang về du lịch
khác tại Việt Nam (bảng 3,4).
Bảng 3: Thống kê trang Facebook về du lịch Tuyên Quang
Trang Facebook (fanpage) Lƣợt ngƣời thích Lƣợt ngƣời theo dõi
Trung thu Tuyên Quang 15.962 16.074
Du lịch Na Hang 15.990 16.627
Thác Bản Ba 1.460 1.471
Du lịch Lâm Bình, Tuyên Quang, Lâm Binh Tourism 2.183 2.184
Số liệu điều tra 10/ 2019
Bảng 4: Top 5 trang Facebook về du lịch tại Việt Nam
Trang Facebook (fanpage) Lƣợt ngƣời thích Lƣợt ngƣời theo dõi
Checkin Việt Nam 2.200.708 2.200.697
Tôi mê du lịch Dulich.me 1.66.768 1.105.194
Em Th ch Đi Đâu. Nói Anh Nghe. Anh Đưa Em Đi 988.662 1.094.916
Em Nói Em Th ch Đi. Vậy Để Anh Đưa Em Đi 637.566 654.213
Th ch là đi 623.044 632.718
Số liệu điều tra 12/ 2019
4 . Kết luận và một số khuyến nghị
Để du lịch Tuyên Quang phát triển và được
nhiều du khách trong nước và quốc tế biết đến, tạo
nguồn thu nhập cao cho tỉnh cũng như người dân
nơi đây thì c n phải có những cơ chế, ch nh sách,
tài ch nh, tổ chức, quản lý, kiểm soát chất lượng
hoạt động du lịch, .đặc biệt là hoạt động quảng
bá, chia sẻ du lịch cho du khách trong và ngoài
nước. Trong đó các yếu tố chia sẻ thông tin về du
lịch qua các trang MXH cũng như mạng Internet
có tác động lớn đến ngành du lịch của cả nước nói
chung và tỉnh Tuyên Quang nói riêng. Nhóm
nghiên cứu đưa ra một vài khuyến nghị trong việc
chia sẻ thông tin du lịch Tuyên Quang tới du
khách trong thời đại công nghệ 4.0 như sau:
Thứ nhất, chia sẻ du lịch qua kênh truyền
hình hiện nay vẫn được tỉnh Tuyên Quang chú
trọng và thực hiện tốt. Trước mỗi sự kiện du lịch
đều được truyền hình trực tiếp trên đài phát
thanh và truyền hình của tỉnh và các kênh truyền
hình kỹ thuật số, các kênh truyền hình khác trong
cả nước. Tuy nhiên, việc phát sóng các chương
trình này trên kênh truyền hình thế giới vẫn chưa
được đ u tư nhiều vì chi ph rất cao. Nhóm tác
Chuyên mục: Du lịch - Quản lý TN & MT - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 11 (2019)
30
giả đề xuất, các sự kiện này nên biên tập, xây
dựng thành các video bằng nhiều ngôn ngữ sau
đó đưa lên kênh Youtube và Google Arts and
Culture sẽ giảm được chi ph quảng bá mà đem
lại hiệu quả cao.
Thứ hai, quảng bá chia sẻ du lịch trên các
trang báo truyền thống đặc biệt là báo điện tử.
Hiện nay, kênh chia sẻ này tỉnh Tuyên Quang
đang thực hiện khá tốt. Tuy nhiên, các trang báo
này hiện được xây dựng bằng ngôn ngữ tiếng
Việt và một số trang có thêm tiếng Anh. Nhóm
tác giả đề xuất nên xây dựng trang báo bằng
nhiều ngôn ngữ phổ biến khác nhau để khách
hàng đến từ nhiều quốc gia có thể tiếp cận.
Thứ ba, một số trang web quảng bá du lịch
địa phương tại Tuyên Quang đa ph n viết bằng
ngôn ngữ tiếng Việt, một số trang web được viết
bằng ngôn ngữ tiếng Anh sẽ khó tiếp cận với du
khách quốc tế đến từ các quốc gia trên thế giới.
Đa ph n các website chỉ cung cấp thông tin cơ
bản và giới thiệu các sản phẩm/dịch vụ du lịch của
doanh nghiệp với hình thức trình bày còn đơn
giản, sơ sài và không có nhiều hình ảnh bắt mắt về
địa điểm du lịch để lôi cuốn, hấp dẫn người xem.
Tuyên Quang nên đ u tư xây dựng trang web
quảng bá du lịch chuyên nghiệp cả về hình thức
lẫn nội dung và bằng nhiều thứ tiếng khác nhau,
đ u tư đưa trang web chuẩn SEO (viết tắt của
Search Engine Optimization) là quá trình tối ưu
hóa website nhằm cạnh tranh thứ hạng từ khóa
trên các trang kết quả công cụ tìm kiếm, từ đó
tăng số lượng và chất lượng để trang web có khả
năng thân thiện với những công cụ tìm kiếm cơ
bản, quan trọng như Google, Bing, hay Yahoo.
Các trang web c n có giao diện đẹp, bố cục hợp
lý, thông tin rõ ràng và dễ tìm kiếm. Các thông tin
c n phải được cập nhật thường xuyên. Tốc độ truy
cập nhanh và cung cấp đ y đủ chức năng tiện ch
cho khách hàng như: giới thiệu sản phẩm/dịch vụ,
chọn dịch vụ, đặt chỗ dịch vụ, tìm kiếm nâng cao,
hỗ trợ khách hàng, thông tin phản hồi, các chương
trình khuyến mại,...
Thứ tư, chia sẻ du lịch lên MXH là kênh
chia sẻ tốn khá t chi ph quảng bá. Trước mỗi sự
kiện du lịch, tỉnh đã kêu gọi người dân địa
phương cập nhật đăng tải các nội dung, hình ảnh
về sự kiện quảng bá du lịch. Tuy nhiên, vẫn chưa
phát huy được hết sức mạnh lan tỏa của MXH.
Đã có một số fanpage du lịch địa phương được
tạo ra, tuy nhiên vẫn chưa được đ u tư bài bản,
chuyên nghiệp, chưa được khai thác hiệu quả thế
mạnh của fanpage, rất t người theo dõi và chia
sẻ. Do đó, c n xây dựng các fanpage facebook
chuyên nghiệp, làm cho nhiều du khách biết đến.
Like và chia sẻ là vô cùng quan trọng trong vấn
đề chia sẻ du lịch, nên đưa ra nhiều chiến dịch ưu
đãi cho khách nếu khách hàng đó like và share
trang fanpage. Định kì theo ngày, xây dựng các
bài viết về các địa điểm du lịch, đưa các hình ảnh
đẹp, dịch vụ du lịch, từ việc hành trình của tour,
chi ph , thuê khách sạn, ăn uống, kinh nghiệm đi
các điểm du lịch lên trang fanpage. Tăng t n xuất
đăng bài trên một ngày, giúp đảm bảo lượng
tương tác cho fanpage luôn được giữ vững trước
những thuật toán thay đổi hiển thị của facebook.
Ngoài ra, tỉnh nên chú trọng đ u tư chất lượng du
lịch để bản thân khách du lịch khi đến Tuyên
Quang trải nghiệm, họ sẽ chia sẻ thông tin, kinh
nghiệm chuyến đi của mình trên trang MXH của
cá nhân facebook, zalo, stwiter, và các hội nhóm.
Thứ năm, thực hiện chụp các bộ ảnh đẹp về
du lịch địa phương, xây dựng các video quảng bá
du lịch địa phương chuyên nghiệp, hấp dẫn, viết
bằng nhiều ngôn ngữ, để quảng bá du lịch ra thị
trường trong nước và quốc tế trên các nền tảng
video lớn nhất thế giới Youtube và thư viện văn
hóa nghệ thuật trực tuyến hàng đ u thế giới
Google Arts and Culture. Các video và hình ảnh
c n phải đẹp cả về nội dung lẫn hình thức, nên
được thực hiện theo kịch bản.
Thứ sáu, chia sẻ du lịch qua việc gửi email
thông tin du lịch tới các khách hàng. Email
marketing là công cụ đặc biệt hiệu quả đối với
ngành du lịch khi có nhiều đặc tính phù hợp để
tiếp cận khách hàng. Mảng này, hiện nay chưa
được đ u tư, khai thác nhiều. Tỉnh nên chú trọng
đ u tư mảng email marketing nhiều hơn nữa vì
đây là mảng tiếp cận khách hàng trực tiếp và tốn
rất t chi ph . Để tối ưu hóa phương thức này,
doanh nghiệp c n có một cơ sở dữ liệu khách
hàng và khách hàng tiềm năng, danh sách này
c n được phân loại, chọn lọc và thường xuyên
cập nhật. Doanh nghiệp khai thác du lịch không
được lạm dụng công cụ này bằng cách liên tục
Chuyên mục: Du lịch - Quản lý TN & MT - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 11 (2019)
31
gửi các thông điệp đến người nhận. Ngược lại,
doanh nghiệp c n ghi rõ cách thức từ chối tiếp
nhận email từ doanh nghiệp nếu họ không thích.
Khách hàng sẽ có tâm lý thoải mái và có thiện
cảm với doanh nghiệp hơn khi họ được chủ động
nhận hay không nhận email từ doanh nghiệp.
Nếu không, phương thức giao dịch qua email này
sẽ trở nên phản tác dụng.
Tỉnh Tuyên Quang cũng như tất cả các địa
phương trong cả nước đều chịu tác động rất lớn
từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trên tất cả
các lĩnh vực trong đó có sự phát triển của ngành
du lịch. Cuộc cách mạng công nghiệp l n thứ tư
vừa tạo ra những thời cơ nhưng cũng không t
những thách thức cho sự phát triển của du lịch
Tuyên Quang. Vì vậy, việc thực hiện những giải
pháp đề xuất ở trên sẽ góp ph n cho sự phát triển
du lịch của địa phương trong thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Du lịch Tuyên Quang. (15.4.2019). Tổng quan du lịch Tuyên Quang. Truy cập ngày 15/9/2019, từ
[2]. Võ Dũng. (26.6.2019). Quảng bá du lịch Quảng Bình ra thế giới trên Youtube và Google Arts &
Culture. Truy cập ngày 20.9.2019, từ
Binh-ra-the-gioi-tren-Youtube-va-Google-Arts-Culture-550733/
[3]. HR Insider. (7.6.2019). Chín thống kê quan trọng về Youtube dành cho Marketer năm 2019. Truy
cập ngày 20/9/2019, từ
youtube-danh-cho-marketer-nam-2019
[4]. Lược, N. V., & Vân, N. T. (2018). Phát triển du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu trong Cách mạng công
nghiệp 4.0. Phát triển du lịch trong cách mạng công nghiệp 4.0, (p. 56).
[5]. Giang Nam. (26.2.2018). Đa dạng các hoạt động quảng bá du lịch. Truy cập ngày 20/9/2019, từ
[6]. Schuett, M. A. (2013). Determinants of Sharing Travel Experiences in Social Media. Journal of
Travel and Tourism marketing, 301-2, 93-107
[7]. Phương Thùy. (24.8.2019). Các nhà hàng, khách sạn chuẩn bị lễ hội Thành Tuyên. Truy cập ngày
21/9/2019, từ
khach-san-chuan-bi-le-hoi-thanh-tuyen-121293.html
[8]. Trí, L. S. (2018). Quảng bá du lịch trong thời kỳ 4.0 –vấn đề đặt ra và kiến nghị. Phát triển du lịch
trong cách mạng công nghiệp 4.0, (p. 170).
[9]. Website: (20.7.2019). Thống kê khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.
Truy cập ngày 18/9/2019, từ
[10]. Website: (11.2.2019). Điểm danh 11 mạng xã hội ưa thích của người
Việt Nam. Truy cập ngày 18/9/2019, từ
mang-xa-hoi-ua-thich-cua-nguoi-viet-nam-118867
Thông tin tác giả:
1. Trần Thị Xuân
- Đơn vị công tác: Trường ĐH Kinh tế & QTKD
- Địa chỉ email: tranxuantbhd@tueba.edu.vn
2. Lê Thu Hà
- Đơn vị công tác: Trường ĐH Kinh tế & QTKD
Ngày nhận bài: 2/12/2019
Ngày nhận bản sửa: 20/12/2019
Ngày duyệt đăng: 31/12/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chia_se_du_lich_tuyen_quang_trong_boi_canh_cuoc_cach_mang_co.pdf