quản trị” nêu trên, cần thiết phải có những
sửa đổi, bổ sung hoàn thiện về mặt thể chế
quản lý với các vấn đề sau:
- Sửa đổi các quy định của pháp luật,
đặc biệt là Luật Tổ chức Chính phủ năm
2015 để tạo ra tổ chức bộ máy Chính phủ
gọn đầu mối tham mưu (chỉ nên có khoảng
dưới 18 bộ và cơ quan ngang bộ); trao quyền
cho Thủ tướng Chính phủ về xử lý kỷ luật
đối với các chức vụ, chức danh do Thủ
tướng bổ nhiệm để đảm bảo tính nhanh gọn,
thực thi và kiến tạo tốt.
- Xây dựng và ban hành các quy định
pháp luật theo hướng quản trị hơn là quản lý
nhằm tạo sự đồng thuận của người dân khi
các quy định đó thực sự là ý kiến, là nguyện
vọng của Nhân dân. Đồng thời, tính quản trị
trong pháp luật sẽ tạo cho Chính phủ làm
việc linh hoạt, chủ động hơn nhưng cũng
phải tuân thủ triệt để pháp luật, chịu sự giám
sát thường xuyên của người dân. Theo đó,
cán bộ, công chức có cơ hội tương tác với
Nhân dân trong việc xây dựng và ban hành
chính sách, đặc biệt là sẽ tạo cơ hội để Bộ
trưởng, Thủ tướng có nhiều điều kiện, thời
gian hơn gần gũi với Nhân dân, thực hiện
nhiều cuộc “vi hành” để có những thông tin
xác thực với đời sống người dân.
- Xây dựng và ban hành các mô hình,
chương trình tạo sự tương tác ngày càng
nhiều của Chính phủ với cá nhân, tổ chức,
đặc biệt là doanh nghiệp.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 232 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chính phủ kiến tạo, liêm chính – từ nhận thức, tư duy đến hành động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÍNH PHỦ KIẾN TẠO, LIÊM CHÍNH
– TỪ NHẬN THỨC, TƯ DUY ĐẾN HÀNH ĐỘNG
Tóm tắt:
Để xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính cần phải có nhận thức
đúng, tư duy đúng, cách làm đúng thì mới đạt hiệu quả. Chính phủ
có chức năng, nhiệm vụ là kiến tạo với bản chất là liêm chính thì
mới phát huy được vai trò điều hành và phát triển nền kinh tế đất
nước.
Phan Hải Hồ*
* TS. Trưởng khoa Quản lý hành chính, Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh.
Abstract
For effective development of a tectonic integrity government, it is
necessary to have the thoughtful awareness, the right thinking, the
proper manner. The government has functions and mandates which
provide tectonic grounds with the nature of integrity to promote
the executive role for development of the national economy.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Chính phủ, kiến tạo, liêm
chính, nhận thức, tư duy, hành động
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 08/05/2018
Biên tập : 19/06/2018
Duyệt bài : 26/06/2018
Article Infomation:
Keywords: Government, tectonic,
integrity, awareness, thinking, action.
Article History:
Received : 08 May 2018
Edited : 19 Jun 2018
Approved : 26 Jun 2018
1. Nhận thức về Chính phủ kiến tạo,
liêm chính
Chính phủ kiến tạo phát triển
(developmental government), nhà nước
kiến tạo phát triển (developmental state)
là các thuật ngữ được nghiên cứu từ những
năm 80 của thế kỷ trước1. “Chính phủ kiến
tạo” được vận dụng từ thực tiễn của một số
nước như Nhật Bản, Mỹ, Liên hiệp Anh,
1
2 Báo điện tử Đảng cộng sản Việt nam (2017), “Lãnh đạo kháng chiến và kiến quốc 1945-1954”.
Singapore, Phần Lan Các nước này xem
đây là “thuyết kiến tạo” tiến bộ và đưa vào
các chương trình quản lý nhà nước, giáo
dục, khoa học và công nghệ.
Tại Việt Nam, thuật ngữ “Chính phủ
kháng chiến và kiến quốc” có nội hàm rộng
và phần nào cũng bao hàm quan điểm “kiến
tạo” trong kiến quốc2. “Chính phủ kiến tạo”
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
3Số 4(380) T2/2019
thực chất là sự cụ thể hóa của “Chính phủ
kiến quốc”, theo đó,“ Kiến tạo là hành
động tạo ra những cơ hội, bớt đi những cản
trở cho sự phát triển” và “Chính phủ là phải
hành động chứ không thể ngồi trên dân rồi
tọa hưởng,... Ở đây, là phải hành động đúng,
hành động vì lợi ích của quốc gia, dân tộc,
thì sự kiến tạo đó, hành động đó mới hợp
lòng dân”3.
Trong thời gian qua, Chính phủ đã
quán triệt xuyên suốt quan điểm kiến tạo, cụ
thể: nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn
Tấn Dũng đã khẳng định trong việc xác định
nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ nhiệm
kỳ 2011 - 2016 là “phải chuyển mạnh từ nhà
nước điều hành nền kinh tế sang nhà nước
kiến tạo phát triển”; Thủ tướng Chính phủ
Nguyễn Xuân Phúc trong phiên họp đầu tiên
sau khi nhậm chức ngày 26/7/2016 trước
Quốc hội và cử tri cả nước, đã xác định rõ
mục tiêu xây dựng Chính phủ mới là “Chính
phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành
động quyết liệt, phục vụ Nhân dân”4.
Như vậy, có thể thấy, Chính phủ kiến
tạo sẽ gồm hai vế của một vấn đề: kiến tạo
phải liêm chính, liêm chính phải kiến tạo5.
Điều này được xem là kim chỉ nam cho
lãnh đạo Chính phủ nỗ lực thực hiện vì hiển
nhiên kiến tạo, liêm chính là để hành động
phát triển. Theo đó, chức năng của Chính
phủ kiến tạo là xây dựng chiến lược phát
triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo môi
trường và điều kiện cho các thành phần kinh
tế phát huy mọi tiềm năng trong môi trường
cạnh tranh và hội nhập quốc tế, tăng cường
giám sát để phát hiện các mất cân đối có thể
3 Vũ Minh Giang,
thuc-tien-301840/
4
5 Quan điểm của chúng tôi là không cần thiết phải sắp xếp thứ tự, mà cái nào nói trước cũng được (xem thêm các quan
điểm tại
6
xảy ra, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và an
toàn hệ thống.
Thay cho việc đưa ra khái niệm Chính
phủ kiến tạo, liêm chính là gì, xin được trích
dẫn câu nói của Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc: “Nội hàm của Chính phủ kiến tạo là
chủ động thiết kế chính sách pháp luật để
đất nước phát triển, Nhà nước không làm
thay thị trường. Kiến tạo cũng có nghĩa là
Chính phủ phải kiến thiết được môi trường
kinh doanh thuận lợi. Cuối cùng là phúc lợi
xã hội phải tốt và quan trọng hơn cả, Chính
phủ kiến tạo là nói phải đi đôi với làm. Thay
ngay những cán bộ "giao mãi không chịu
làm". "Cán bộ kém, dân kêu mà mãi không
thay được thì kiến tạo cái gì?"6.
2. Những thách thức đặt ra đối với Chính
phủ kiến tạo, liêm chính
Thứ nhất, Chính phủ kiến tạo, liêm
chính cần áp dụng cơ chế quản trị nhà nước
nên sẽ gặp phải các vấn đề sẽ phát sinh sau
đây:
Một là, trách nhiệm báo cáo của Chính
phủ, nghĩa là gắn liền với việc cán bộ, công
chức có trách nhiệm báo cáo trước Nhân
dân những vấn đề thuộc về hoạt động của
Chính phủ. Trên thực tế, Chính phủ chỉ mới
làm được vế thứ nhất là trách nhiệm báo
cáo công việc của một số cơ quan, đơn vị
và cán bộ, công chức trước cơ quan cấp trên
mà chưa báo cáo trước Nhân dân. Thời gian
qua, Chính phủ chỉ công khai các thủ tục
hành chính để Nhân dân biết; báo cáo mức
độ hoàn thành nhiệm vụ, công vụ theo cách
thức báo cáo tổng kết của Bộ Nội vụ trước
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
4 Số 4(380) T2/2019
Chính phủ và Quốc hội, theo đó Nhân dân
có thể nghe và tiếp cận thông tin.
Hai là, Chính phủ kiến tạo, liêm chính
phải xây dựng được cơ chế minh bạch để cá
nhân, tổ chức có thể tiếp cận hoạt động của
Nhà nước theo cách thức dễ dàng nhất, ít tốn
kém nhất. Điều này đang được Chính phủ nỗ
lực công khai thủ tục hành chính, đặc biệt là
các thủ tục về đầu tư, thành lập và hoạt động
của doanh nghiệp, các thủ tục về hộ tịch...
Tuy nhiên, để đảm bảo các tiêu chí đặt ra thì
còn nhiều điều cần phải làm, cần phải nỗ lực
trong thời gian tới. Ví dụ, những mệnh lệnh,
chỉ đạo từ Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính
phủ vẫn chưa được triển khai thực hiện hiệu
quả, vấn nạn “trên bảo dưới không nghe”
vẫn xảy ra. Do vậy, Thủ tướng phải quyết
định thành lập tổ công tác kiểm tra việc thực
hiện nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính
phủ và Thủ tướng7.
Ba là, Chính phủ kiến tạo, liêm chính
phải đảm bảo thông tin về pháp luật, nghĩa
là Nhân dân phải được biết trước và đảm bảo
thực hiện thống nhất pháp luật. Hiện nay, đã
có các quy định của pháp luật về thông tin
và đã được công khai, các dự án, dự thảo
văn bản pháp luật đều nằm trên cổng thông
tin điện tử của Chính phủ8. Tuy nhiên, Chính
phủ vẫn chưa có cơ chế về cung cấp thông
tin theo cách thức mà Luật Tiếp cận thông
7
8 Xem thêm: Luật Tiếp cận thông tin năm 2016.
9 Xem thêm: điểm a khoản 1 Điều 35 Luật Tiếp cận thông tin:“Ban hành theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà
nước có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật về tiếp cận thông tin»; khoản 2 Điều 36 Luật
Tiếp cận thông tin:“Công dân có thể yêu cầu cung cấp thông tin thông qua tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp của mình
trong trường hợp nhiều người của tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp đó cùng có yêu cầu cung cấp thông tin giống nhau”.
10 Xem thêm Luật tổ chức Chính phủ năm 2015.
11 Rất nhiều quan điểm cho rằng, thủ tục hành chính là nhiệm vụ của Nhà nước mang tính bắt buộc, thủ tục dịch vụ công
là các dịch vụ cung ứng theo nhu cầu của Nhà nước, của cá nhân, tổ chức hoặc vừa là nhu cầu của Nhà nước, vừa là của
cá nhân, tổ chức; có nhu cầu mang tính bắt buộc, có nhu cầu cung ứng theo nguyện vọng của cá nhân, tổ chức.
12 Có quan điểm cho rằng, không cần công chứng hay chứng thực các hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất vì đã có
thủ tục chuyển các quyền do cơ quan cung ứng là đơn vị sự nghiệp công lập nhà nước kiểm soát việc chuyển quyền rất
chặt chẽ nên có thủ tục công chứng, chứng thực là thừa, gây rắc rối, ví dụ: Văn phòng đăng ký đất đai đã có chức năng
kiểm soát các hoạt động này.
tin quy định do chưa có các văn bản lập quy
có liên quan đến quyền tiếp cận thông tin9.
Bốn là, sự tham gia của Nhân dân trong
việc kiểm tra, giám sát hoạt động của Chính
phủ. Đây là điểm mấu chốt của Chính phủ
kiến tạo theo quan điểm quản trị nhà nước,
nghĩa là Chính phủ hành động trên cơ sở sự
kiểm tra, giám sát của Nhân dân. Muốn thực
hiện được điều này phải thay đổi nhiều vấn
đề, từ thể chế, cơ chế, phương pháp quản trị,
đặc biệt là pháp luật về tổ chức và hoạt động
của Chính phủ10.
Năm là, Chính phủ kiến tạo theo định
hướng quản trị nhà nước phải tạo ra cơ chế
phân biệt thủ tục hành chính với các thủ tục
về cung ứng dịch vụ công11; các dịch vụ
công không cần thiết phải được loại bỏ12 vì
điều này hiện nay đang có sự nhầm lẫn, gây
ra nhiều khó khăn cho cá nhân, tổ chức trong
việc yêu cầu cung ứng các dịch vụ. Hiểu như
thế nào là thủ tục hành chính, như thế nào là
thủ tục dịch vụ hành chính công, thủ tục nào
là không cần thiết phải loại bỏ đang là thách
thức phải làm rõ thì Chính phủ hành động
mới hiệu quả.
Thứ hai, thách thức từ xây dựng và
ban hành thể chế quản lý hành chính theo
phương thức kiến tạo và liêm chính của
Chính phủ. Cần hoàn thiện thể chế bao hàm
pháp luật, chính sách và quy chế, kế hoạch
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
5Số 4(380) T2/2019
và triển khai thực hiện có hiệu quả trên thực
tế. Hiện nay, việc tổ chức và hoạt động của
Chính phủ vẫn được thực hiện theo Luật Tổ
chức Chính phủ với bộ máy quan liêu, nhiều
tầng nấc hành chính ngay trong nội bộ các
cơ quan tham mưu của Chính phủ13. Vì vậy,
cần quy gọn về đầu mối quản lý, đó là Chính
phủ có ít Phó Thủ tướng, ít Bộ trưởng và Bộ
phải đa ngành, đa lĩnh vực, đảm bảo khái
quát về quản lý nhà nước tầm vĩ mô, không
có nhiều cục, tổng cục, trong đó không có
phòng14...
Thứ ba, thách thức từ việc Chính phủ
kiến tạo, liêm chính phải có pháp luật tiệm
cận công lý, có nghĩa là pháp luật đúng, phù
hợp với đạo đức xã hội, với lợi ích toàn thể
Nhân dân. Tuy nhiên, văn bản pháp quy của
Chính phủ vẫn cứng nhắc, nguyên tắc nhưng
lại chưa đảm bảo sự công bằng, minh bạch
và quyền lợi cho tất cả người dân. Nhiều
quy định được ban hành vẫn có tính lợi ích
nhóm, tách bạch lợi ích Nhà nước với lợi ích
Nhân dân, chưa đảm bảo lợi ích của toàn xã
hội, chưa đảm bảo các giá trị đạo đức của
Nhân dân. Hoặc pháp luật chỉ đúng mà chưa
phù hợp với quy luật phát triển của tự nhiên,
xã hội, tạo nên nhiều bất cập, mâu thuẫn
trong cuộc sống15.
Thứ tư, Chính phủ kiến tạo, liêm
chính phải sử dụng có hiệu quả nguồn nhân
lực và các nguồn năng lực khác, giải phóng
được nguồn năng lực tự nhiên, xã hội của
đất nước. Hiện nay, nguồn nhân lực là cán
bộ, công chức của Chính phủ vẫn chưa được
13 Xem thêm: https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/dai-bieu-quoc-hoi-khong-the-de-qua-nhieu-tong-cuc-nhu-hien-
nay-3662700.html
14 Hiện nay, Chính phủ các nước trên thế giới trung bình có 12-16 bộ, trong khi Chính phủ Việt Nam hiện có 22 bộ, cơ
quan ngang bộ.
xem:https://tuoitre.vn/cac-nghi-quyet-trung-uong-6-vua-co-ban-vua-cap-bach-20171129112818553.htm.
15 Xem thêm: Khoản 2 Điều 12 của Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 của Chính phủ; khoản 1 Điều 9 Nghị
định số 81/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
16 Các sai phạm, tiêu cực vẫn xảy ra thường xuyên, liên tục.
bảo đảm về chất lượng, kể cả bảo đảm về
đạo đức công vụ16. Trong khi đó, các nguồn
nhân lực và nguồn năng lực khác lại chưa
được sử dụng tương xứng hoặc vẫn bỏ ngỏ
gây lãng phí tiềm năng nguồn lực, cụ thể:
- Chính phủ kiến tạo chưa mời gọi
được nhân tài làm việc cho đất nước bằng
các cơ chế, chính sách thu hút nhân tài. Các
chế độ, chính sách phải được sự đồng thuận
của nguồn nhân lực này.
- Chính phủ vẫn chưa khai thác hết
được các tiềm năng về tự nhiên, xã hội là
nguồn lực mà không phải quốc gia nào
cũng có: tiềm năng về tự nhiên là đất đai,
tài nguyên, khoáng sản; tiềm năng về sự an
lành của xã hội không chiến tranh, không
xung đột sắc tộc tôn giáo; tiềm năng về hòa
bình
Thứ năm, tính minh bạch, khả năng
giải trình và chịu trách nhiệm của Chính
phủ kiến tạo. Đây là một thách thức tương
đối lớn với Chính phủ trong bối cảnh hiện
tại vì nhiều vấn đề lớn đang phát sinh hàng
ngày, ví dụ: các chính sách của Chính phủ
chưa thực sự có sự phản biện của xã hội,
hoặc sự phản biện của xã hội chỉ mang tính
hình thức, mặc dù có lấy ý kiến khi dự thảo
nhưng khi ban hành thì chủ yếu theo ý kiến
chủ quan của cơ quan tham mưu cho Chính
phủ về vấn đề, lĩnh vực đó. Điều này gây
nên nhiều hệ lụy khi các chính sách không
phù hợp với quan hệ xã hội đang phát triển,
gây hệ quả không tốt cho các quan điểm
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
6 Số 4(380) T2/2019
Chính phủ kiến tạo, liêm chính17.
Thứ sáu, mối quan hệ và sự tương tác
của Chính phủ với xã hội. Đây rõ ràng là
thách thức lớn vì Chính phủ hiện tại chưa
có được kênh thông tin thực tiễn từ xã hội.
Chính phủ kiến tạo phải dành thời gian
nghiên cứu thực tiễn xã hội, có các kênh
tương tác trực tiếp với doanh nghiệp, với
người dân, không thể chỉ bằng các hội nghị,
hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp, người dân.
Ngược lại, doanh nghiệp, người dân cũng
cần có các kênh thông tin đối với Chính phủ.
Những vấn đề này mặc dù hiện nay đã có
Luật Tiếp cận thông tin quy định, tuy nhiên,
đây mới là những quy định chung, mang tầm
vĩ mô, chưa phải là những vấn đề cụ thể mà
Chính phủ cần phải có những hoạch định cụ
thể để thực thi trong thực tiễn18.
3. Đề xuất, kiến nghị
Một là, Chính phủ cần xây dựng được
chương trình thực hiện quản trị nhà nước,
thay cho việc áp dụng chương trình quản lý
nhà nước như hiện nay vì quản trị đề cao
tính định hướng kiến tạo, trong đó Nhà nước
có cơ chế thực thi các nhiệm vụ theo thỏa
thuận; có “mô hình Nhà nước nhỏ, Nhân dân
to”; pháp luật của Chính phủ là ý kiến người
dân thực thụ; chính sách Chính phủ là điều
người dân cần, người dân biểu đạt... Chính
những điều này làm sẽ làm cho Chính phủ
không “nặng gánh” khi ban hành chính sách,
pháp luật mà chỉ quan tâm các vấn đề định
hướng, đó là “Chính phủ không chèo thuyền
mà lái thuyền”, thực hiện theo cách thức
“Chính phủ quản trị” không phải là “Chính
phủ quản lý” như mô hình lâu nay.
Hai là, theo cách thức “Chính phủ
17 Xem thêm:
nhieu-rao-can-quot--47685.html; khoản 1 Điều 7 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/09/2015 của Chính phủ về
đăng ký doanh nghiệp.
18 Xem thêm: Luật Tiếp cận thông tin năm 2016.
quản trị” nêu trên, cần thiết phải có những
sửa đổi, bổ sung hoàn thiện về mặt thể chế
quản lý với các vấn đề sau:
- Sửa đổi các quy định của pháp luật,
đặc biệt là Luật Tổ chức Chính phủ năm
2015 để tạo ra tổ chức bộ máy Chính phủ
gọn đầu mối tham mưu (chỉ nên có khoảng
dưới 18 bộ và cơ quan ngang bộ); trao quyền
cho Thủ tướng Chính phủ về xử lý kỷ luật
đối với các chức vụ, chức danh do Thủ
tướng bổ nhiệm để đảm bảo tính nhanh gọn,
thực thi và kiến tạo tốt.
- Xây dựng và ban hành các quy định
pháp luật theo hướng quản trị hơn là quản lý
nhằm tạo sự đồng thuận của người dân khi
các quy định đó thực sự là ý kiến, là nguyện
vọng của Nhân dân. Đồng thời, tính quản trị
trong pháp luật sẽ tạo cho Chính phủ làm
việc linh hoạt, chủ động hơn nhưng cũng
phải tuân thủ triệt để pháp luật, chịu sự giám
sát thường xuyên của người dân. Theo đó,
cán bộ, công chức có cơ hội tương tác với
Nhân dân trong việc xây dựng và ban hành
chính sách, đặc biệt là sẽ tạo cơ hội để Bộ
trưởng, Thủ tướng có nhiều điều kiện, thời
gian hơn gần gũi với Nhân dân, thực hiện
nhiều cuộc “vi hành” để có những thông tin
xác thực với đời sống người dân.
- Xây dựng và ban hành các mô hình,
chương trình tạo sự tương tác ngày càng
nhiều của Chính phủ với cá nhân, tổ chức,
đặc biệt là doanh nghiệp.
Ba là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống
văn bản pháp quy bảo đảm sự phù hợp với
các giá trị xã hội, lợi ích của Nhân dân, đặc
biệt là các văn bản điều chỉnh về đất đai,
thuế, kinh tế, văn hóa - xã hội, ngân sách
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
7Số 4(380) T2/2019
Những lĩnh vực này còn nhiều bất cập, hạn
chế, chưa phù hợp nên ảnh hưởng lớn đến
quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.
Bốn là, cần mạnh dạn cắt bỏ các thủ
tục hành chính không cần thiết, lập và công
khai danh mục thủ tục hành chính công, thủ
tục dịch vụ hành chính công, tránh việc lạm
dụng, vận dụng tùy tiện thủ tục hành chính.
Năm là, Chính phủ kiến tạo phải được
xây dựng và phát triển trên cơ sở nền tảng
các chính sách của mình. Các chính sách của
Chính phủ phải có sự tham vấn của người
dân, nghĩa là phải mang tính thực tế chứ
không phải là tính hình thức. Do vậy, trên
cơ sở Luật Trưng cầu ý dân19, Chính phủ
phải thực thi một cách nghiêm túc các quy
định của Luật này, phân định rõ nhiệm vụ
của mình đối với các chính sách kinh tế, văn
19 Xem thêm: Luật Trưng cầu ý dân năm 2015.
hóa - xã hội và các chính sách khác cần có ý
kiến của người dân để đảm bảo sát hợp thực
tế, phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn.
Sáu là, phải xây dựng được sách lược
sử dụng nguồn nhân lực và khai thác có hiệu
quả các tiềm năng của đất nước. Cần xây
dựng chương trình thu hút nhân tài, nguồn
nhân lực trẻ, có tri thức cao trong và ngoài
nước vào làm việc cho Chính phủ; xây dựng,
hoạch định kế hoạch sử dụng các tiềm năng
khác của đất nước về tự nhiên, xã hội; có các
định hướng tranh thủ “hòa bình” trong bối
cảnh hiện nay để gia tăng các nguồn lực phát
triển đất nước■
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam (2017), “Lãnh đạo kháng chiến và kiến quốc
1945-1954;
2. Chính phủ (2015), Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/09/2015;
3. Chính phủ (2012), Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012;
4. Chính phủ (2013), Nghị định số 81/2013/NĐ-CPngày 19/07/2013;
5.
tien-301840;
6.
nhieu-rao-can-quot--47685.html;
7. https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/dai-bieu-quoc-hoi-khong-the-de-qua-nhieu-tong-cuc-nhu-hien-
nay-3662700.html;
8. h t t p : / / vneconomy.vn / tho i - su / ch inh -phu-quye t -xoa - t i nh - t r ang - t r en -bao -duo i -khong-
nghe-201608200903443.htm;
9. Quốc hội (2016), Luật Tiếp cận thông tin;
10. Quốc hội, (2015), Luật Tổ chức Chính phủ;
11. Quốc hội (2015), Luật Trưng cầu ý dân.
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
8 Số 4(380) T2/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chinh_phu_kien_tao_liem_chinh_tu_nhan_thuc_tu_duy_den_hanh_d.pdf