Chính sách phát triển nền “kinh tế số” ở Việt Nam – một số vấn đề đặt ra

KẾT LUẬN Ở Việt Nam, “kinh tế số” là vấn đề khá mới mẻ, cần được quan tâm nhận diện thấu đáo, có chính sách hợp lí để từng bước đón nhận, hình thành, xây dựng và phát triển trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đối với quá trình phát triển kinh tế thị trường hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thời gian tới, “kinh tế số” mang lại không gian mới đầy hứa hẹn, triển vọng song đồng thời đặt ra nhiều vấn đề chưa có tiền lệ trong quản trị quốc gia. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận vấn đề này thấu đáo, có chính sách và biện pháp hữu hiệu, tất yếu, “kinh tế số” sẽ là đòn bẩy quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng bao trùm, phát triển kinh tế nhanh, bền vững gắn với đảm bảo an sinh và giải quyết tốt thách thức về mặt xã hội của nước ta./.

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 418 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chính sách phát triển nền “kinh tế số” ở Việt Nam – một số vấn đề đặt ra, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
105 Chính sách phát triển nền “Kinh tế số”... Nghiên cứu - Trao đổi CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NỀN “KINH TẾ SỐ” Ở VIỆT NAM – MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA Bùi Nghĩa*, Hồ Thức Tài** TÓM TẮT Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (cách mạng 4.0) và mạng lưới Internet toàn cầu làm xuất hiện những nội hàm, yếu tố mới trong nền kinh tế - “kinh tế số”. Bài viết giới thiệu những biểu hiện cơ bản của nền “kinh tế số” và đề xuất một số khuyến nghị chính sách nhằm xây dựng, phát triển nền kinh tế số Việt Nam thời gian tới. Từ khóa: Chính sách, cách mạng 4.0, kinh tế số, Việt Nam. POLICY DEVELOPMENT POLICY “SOCIO-ECONOMIC” IN VIETNAM ABSTRACT The rapid development of the 4th Industrial Revolution (Revolution 4.0) and the global Internet network has brought new content, elements in the economy -“digital economy”. This article introduces the basic features of the digital economy, supplies some policy recommendations to build and develop Vietnam’s digital economy in the coming time. Keyword: Policy, Revolution 4.0, Digital Economy, Vietnam. * TS, Giảng viên chính, Học viện Chính trị khu vực II. ** Th.s, Giảng viên, Học viện Chính trị khu vực II. 1 Theo nghiên cứu này, người dân Thái Lan dành 4 giờ 56 phút/ ngày sử dụng mobile internet, người Indonesia, Philipines, Malaysia khoảng 4 giờ trong khi các nước khác như Pháp, Đức, Nhật chỉ khoảng 1 giờ 30 phút. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sau hơn 30 nĕm tìm tòi, khảo nghiệm, đến nay, quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện đại, hội nhập quốc tế của nước ta đang diễn ra trong không gian mới, đan cài cả thời cơ và thách thức (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2016, tr. 102). Điển hình nhất chính là sự phát triển mạnh mẽ, chi phối sâu sắc của cách mạng 4.0 và sự phát triển mạnh mẽ, mau lẹ của mạng Internet toàn cầu, Theo Báo cáo nền kinh tế số khu vực Đông Nam á nĕm 2018 (tên tiếng Anh là “e-Conomy SEA 2018”) cho thấy khu vực này sở hữu đến hơn 350 triệu người dùng Internet nĕm 2018, tĕng đến hơn 90 triệu người dùng so với nĕm 2015 (Google, Temasek, 2018, tr. 3). Đặc biệt, theo nghiên cứu của Hootsuite, người sử dụng moblie internet luôn nằm trong nhóm 10 nước đứng đầu thế giới1. Thêm vào đó, trung bình người dùng Internet tại Đông Nam Á dành đến 140 phút mỗi 106 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Bối cảnh này đã và đang làm gia tĕng tính thuận tiện, kết nối, linh hoạt và nĕng suất trong qua trình lao động, sản xuất; đồng thời, làm biến chuyển bộ mặt của nền kinh tế quốc gia và quốc tế. Có thể thấy, tất cả các nhân tố trên đây đã và đang làm thay đổi về “chất” của nền kinh tế ở mỗi quốc gia. Trong đó, bên cạnh yếu tố tri thức - chất xám trong lao động với phương thức sản xuất, tiêu dùng và trao đổi truyền thống thì sự xuất hiện và tác động của các yếu tố “công tháng để mua sắm trên mạng, cao gấp đôi so với thị trường thương mại điện tử Mỹ cùng với sự tĕng trưởng nhanh chóng số lượng người dùng internet, mạng xã hội khiến giá trị có được từ nền kinh tế số với các lĩnh vực chính như Online Travel, E-Commerce, Online Media và Ride Hailing đạt giá trị 72 tỉ USD trong nĕm 2018 và dự kiến đạt mốc 20 tỉ USD vào nĕm 2025, cao hơn 40 tỉ USD so với các dự báo trước đó (Google, Temasek, 2018, tr. 3). Biểu đồ 1. Tỉ trọng giá trị giao dịch nền “kinh tế số”/GDP của ASEAN giai đoạn 2015 - 2018 và dự kiến đến 2025 (Đơn vị tính: %) Biểu đồ 2. Tỉ trọng giá trị giao dịch nền “kinh tế số”/GDP của một số nước ASEAN trong nĕm 2018 (Đơn vị tính: %) nghệ”, “tin học hoá”, “số hóa”, “trí tuệ nhân tạo”, “internet” đã làm bộc lộ nhiều thuộc tính mới trong nội tại của nền kinh tế quốc gia, làm xuất hiện những “dạng thức mới” của nền kinh tế - nền kinh tế “không biên giới” dựa trên nền khoa học công nghệ. Đối với nước ta, sự xuất hiện và phát triển của các yếu tố trong nền kinh tế số trở thành đặc trưng, là bổ sung hợp lí, cần thiết cho mô hình kinh tế mà Việt Nam đang chủ trương xây dựng, hoàn thiện; đồng thời, tạo 107 Chính sách phát triển nền “Kinh tế số”... ra không gian mới đầy tiềm nĕng, triển vọng hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế nhanh và bền vững vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, vĕn minh”. Như vậy, kinh tế số là chủ đề mới, đầy thách thức không chỉ ở giác độ lý luận mà còn thực tiễn quản trị kinh tế quốc gia trong kỷ nguyên 4.0. Bài viết không chỉ góp phần gia tĕng nhận thức về một nội dung mới trong kinh tế học mà còn cung cấp luận cứ cần thiết phục vụ việc đưa ra các khuyến nghị mang tầm chính sách để Việt Nam dần thích ứng, tận dụng có hiệu quả từ nền kinh tế số trong thời gian tới. 2. NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ “KINH TẾ SỐ” Nền kinh tế số là chủ đề nhận được nhiều quan tâm của các nhà quản trị bởi những đóng góp to lớn của nó vào tĕng trưởng kinh tế trong bối cảnh thế giới đang bước vào cuộc cách mạng 4.0 và Việt Nam đang thúc đẩy khởi nghiệp (Lê Thị Thanh Huyền, 2017, tr. 5) và đổi mới sáng tạo quốc gia. Theo các chuyên gia kinh tế, nền kinh tế số là bước phát triển tất yếu, phù hợp với xu thế khi nền kinh tế truyền thống đang dần bão hoà. Tuy nhiên, hiện nay, quan điểm của các nhà nghiên cứu, quản trị vẫn còn khác nhau về cách tiếp cận vấn đề này. Quan điểm 1: Nền kinh tế số (hay còn gọi là nền kinh tế Internet hoặc kinh tế mới) là một nền kinh tế dựa trên các công nghệ kỹ thuật số. Sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực công nghệ kỹ thuật số phát triển đã mở đường cho sự đổi mới và phát triển trên toàn cầu. Quan điểm 2: Kinh tế số (hay nền kinh tế số) là mạng lưới các hoạt động kinh tế toàn cầu được hỗ trợ bởi công nghệ thông tin và truyền thông (ICT). Nói một cách đơn giản thì kinh tế số là một nền kinh tế dựa trên công nghệ số (digital technology). Quan điểm 3: Kinh tế số đôi khi cũng được gọi là Kinh tế mới, kinh tế Web hay Kinh tế Internet. Tuy nhiên nhiều nhà kinh tế học cho rằng nó phức tạp hơn kinh tế Internet (mang lại giá trị gia tĕng từ Internet). Các thành phần kinh tế số bao gồm các thành phần ẩn và thành phần hiện hiện hữu. Các thành phần kinh tế số ẩn bao gồm cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin kèm theo như phần cứng, phần mềm, hệ thống mạng Các thành phần kinh tế số hiện bao gồm kinh doanh trực tuyến (e-business) và thương mại điện tử (e-commerce). Quan điểm 4: Kinh tế số không đơn thuần là chuyển dịch từ kinh doanh trực tiếp mặt đối mặt (face to face) sang trực tuyến (online). Kinh tế số là chuyển hóa mọi mặt đời sống kinh tế từ tương tác đến các giao dịch và nó thúc đẩy sự sáng tạo trong nền kinh tế. Ví dụ việc giao dịch qua Internet và thẻ tín dụng đã làm cho tiền giấy trở nên thừa thãi và nó thúc đẩy đồng tiền mới và phương thức lưu trữ tiền mới ra đời như là “Bitcoin” và “Ví điện tử”. - Theo Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế của Liên Hợp quốc (OECD), kinh tế số có nghĩa là: “the full range of our economic, social and cultural activities supported by the Internet and related information and communications technologies” (OECD, 2013, tr. 6). Tức là, không chỉ trình độ trong các hoạt động kinh tế mà cả trong lĩnh vực đời sống, vĕn hóa xã hội cũng có sự hỗ trợ của hệ thống thông tin toàn cầu (Internet) cũng như hệ thống công nghệ thông tin và truyền thông. Như vậy, dù tiếp cận nhiều góc độ nghĩa khác nhau, tuy nhiên, nội hàm kinh tế số biểu hiện ở các phương diện chủ yếu sau: Một là, kinh tế số là nấc thang phát triển mới về chất của nền kinh tế nhân loại trong bối cảnh khoa học - công nghệ có vai trò then chốt; Hai là, kinh tế số phát triển dựa trên nền tảng của công nghệ số; truyền thông và công nghệ thông tin ngày càng có vị trí quan trọng với kinh tế số; Ba là, kinh tế số gia tĕng tính tương tác, sử dụng và ứng dụng một cách thuận tiên vào mạng 108 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật máy tính toàn cầu (Internet), hệ thống máy tính nhằm thực hiện các hoạt đông như bao gồm kinh doanh trực tuyến (e-business) và thương mại điện tử (e-commerce); Bốn là, kinh tế số dần xóa nhòa ranh giới về phạm vi kinh tế giữa các vùng miền, quốc gia, quốc tế; tĕng cường tính kết nối và tương tác mạnh giữa các chủ thể trong xã hội, nhất là các chủ thể kinh tế. 3. HIỆN TRẠNG NỀN “KINH TẾ SỐ” Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Ở Việt Nam, kinh tế số đã “len lỏi” vào khắp các lĩnh vực đời sống xã hội như giao thông, giáo dục, y tế, dịch vụ ĕn uống, tài chính, giải trí, Trong nĕm 2018, kinh tế số đã đạt quy mô 9 tỉ USD, tĕng trưởng bình quân 38% chỉ trong 3 nĕm từ 2015 - 2018. Đặc biệt, nĕm 2018, thị trường e-Commerce tĕng gấp đôi nĕm 2017, Online Advertsing and Game tĕng đều 50% mỗi nĕm,... và đang được ghi nhận là một “con rồng” mới nổi của ASEAN về kinh tế số (Google, Temasek, 2018, tr. 6). Như đã đề cập, kinh tế số biểu hiện rõ nét ở hai lĩnh vực kinh doanh vốn lấy công nghệ - Internet làm phương thiện thực hiện, tương tác là: e-Commerce/ e-Comm/ EC - Thương mại điện tử (TMĐT)1 và e-business- kinh doanh trực tuyến (KDTT). Trong bài viết này, biểu hiện về nền kinh tế số ở nước ta được khái quát chủ yếu 02 lĩnh vực nêu trên, qua một số nội dung chủ yếu như sau: Một là, thương mại điện tử nước ta có tốc độ tĕng trưởng mạnh mẽ, cao và liên tục. Nĕm 2018, lĩnh vực này tĕng trưởng 30% so với nĕm 2017. Quy mô từ 4 tỉ USD nĕm 2015 nay đạt 7,8 tỉ USD vào nĕm 2018. Thị trường thương mại điện tử nước ta chủ yếu hình thành và phát triển mạnh ở các lĩnh vực như bán lẻ trực tuyến, du lịch trực tuyến, tiếp thị trực tuyến, giải trí trực tuyến, mua bán trực tuyến dịch vụ và sản phẩm số hoá khác (Hiệp hội Thương mại điện tử, 2019, tr. 9). Hai là, trong thương mại điện tử và kinh doanh trực tuyến, kênh mua bán hàng trực trực tuyến phổ biến nhất là mạng xã hội và website2. Theo khảo sát của Hiệp hội Thương mại điện tử nĕm 2018, mạng xã hội tiếp tục là kênh tiếp thị phổ biến nhất của doanh nghiệp. Trong đó, có 45% doanh nghiệp bán hàng hiệu quả qua kênh này, 32% qua Website và 22% qua ứng dụng trên ứng dụng di động (Hiệp hội Thương mại điện tử, 2019, tr. 11). Việc giao kết hợp đồng trực tuyến có thể thực hiện qua messenger, comments, form online (trang Facebook) hay links (đường dẫn) đến ứng dụng đặt hàng trực tuyến bên thứ 3, qua trao đổi bằng điện thoại, Whatsapp, Viber, Zalo, Mocha, email, tương tác Website,... 1 Tháng 7/1997, Chính phủ Hoa Kỳ công bố vĕn bản “khung thương mại điện tử” thì thuật ngữ này mới bắt đầu được sử dụng rãi trên toàn cầu. 2 Theo Báo cáo của Hiệp Hội thương mại điện tử Việt Nam, nĕm 2018, chỉ có 44% doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến đã xây dựng Webiste bán hàng, con số này nĕm 2017 là 43% và không thay đổi nhiều trong vài nĕm trở lại đây. Trong đó, mức độ chĕm sóc Webiste của doanh nghiệp được chú trọng hơn: 47% cập nhật tin bài bán hàng trực tuyến hằng ngày, 23% cập nhật hằng tuần. Bảng 1. Thống kê hình thức kinh doanh trực tuyến của doanh nghiệp Việt Nam nĕm 2018 Hình thức kinh doanh Nĕm 2016 Nĕm 2017 Nĕm 2018 1. Kinh doanh qua mạng xã hội 34% 32% 36% 2. Kinh doanh qua sàn thương mại điện tử 13% 11% 12% 3. Kinh doanh trên nền tảng di động 19% 17% 17% 109 Chính sách phát triển nền “Kinh tế số”... Biểu đồ 3. Các hình thức quảng cáo trong kinh doanh trực tuyến trên Webiste/ di động của doanh nghiệp nĕm 2018 Ba là, sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ logistic trong thương mại điện tử và kinh doanh trực tuyến là đáng ghi nhận. Theo khảo sát của Hiệp hội Thương mại điện tử, nĕm 2018, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) là doanh nghiêp chiếm 61% cung cấp dịch vụ chuyển phát cho các đơn vị bán hàng trực tuyến thuê, 25% là Công ty Bưu chính Viettel (Viettel Post), EMS (5%), Giao hàng nhanh (1%), Giao hàng tiết kiệm (1%), các đơn vị chuyển phát khác chỉ chiếm khoảng 13% (Hiệp hội Thương mại điện tử, 2019, tr. 15). Bốn là, sự phát triển của một số lĩnh vực kinh doanh trực tuyến Việt Nam trong tương quan với nhiều nước trong ASEAN là đáng khích lệ. Đối với lĩnh vực truyền thông trực tuyến (Online Media). Lĩnh vực này gồm Online Advertising, Gaming, Subscription Music and Video Demand. Ở cấp độ ASEAN, tốc độ tĕng trưởng của lĩnh vực này đạt mức 11 tỉ USD, riêng Việt Nam là 2,2 tỉ USD và ước đạt 6 tỉ USD vào nĕm 2025 (Google, Temasek, 2018, tr. 10). 110 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Biểu đồ 4. Tĕng trưởng Online Media của Việt Nam và ASEAN giai đoạn 2015 – 2025 (đơn vị tính: tỉ USD) Đối với lĩnh vực kinh doanh vận tải và thực phẩm trực tuyến (Online Trasport và Food Dilivery). Đây là lĩnh vực khá mới mẻ và đầy tiềm nĕng với các doanh nghiệp mới nổi như Grab, GoViet, Now, Foody, Cooky,... Tĕng trưởng nĕm 2018 ở lĩnh vực này còn khá khiêm tốn (0,5 tỉ USD), tuy nhiên ước tính đến nĕm 2025, con số này sẽ đạt 2,0 tỉ USD (Google, Temasek, 2018, tr. 16). Đối với lĩnh vực du lịch trực tuyến (Online Travel). Đây là lĩnh vực đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam, bao gồm từ việc đặt vé máy bay, khách sạn, kỳ nghỉ,... Theo báo cáo, hiện tại, tĕng trưởng lĩnh vực kinh doanh trực tuyến này đạt 3,5 tỉ USD và ước tính đạt 9,0 tỉ USD vào nĕm 2025 (Google, Temasek, 2018, tr. 13). Biểu đồ 5. Tĕng trưởng Online Travel của Việt Nam và ASEAN giai đoạn 2015 - 2025 (đơn vị tính: tỉ USD) 111 Chính sách phát triển nền “Kinh tế số”... Biểu đồ 6. Tĕng trưởng Online Trasport và Food Dilivery của Việt Nam và ASEAN giai đoạn 2015 - 2025 (đơn vị tính: tỉ USD) 4. MỘT SỐ KHÓ KHĔN, TỒN TẠI VỀ XÂY DỰNG NỀN “KINH TẾ SỐ” Ở VIỆT NAM Bên cạnh những yếu tố và điều kiện thuận lợi, Việt Nam cũng đang đối mặt với không ít rào cản, ảnh hưởng đến sự phát triển nhanh của thương mại điện tử, kinh doanh trực tuyến như: Một là, sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ, lòng tin của người tiêu dùng khi mua sắm trực tuyến còn thấp, dịch vụ chuyển phát và hoàn tất đơn hàng chưa theo kịp nhu cầu... Hai là, dù có sự tĕng trưởng khá nhanh trong thời gian gần đây, thanh toán điện tử ở Việt Nam vẫn đang ở dạng tiềm nĕng, kém xa so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới (mới đạt 25% trong tổng số thanh toán mua hàng online) (Google, Temasek, 2018, tr. 29). Ba là, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, trình độ công nghệ của ngành này còn nhiều bất cập mà hệ quả trực tiếp là lĩnh vực kinh tế số dựa trên nền tảng Internet vẫn chứa đựng nhiều nguy cơ về bảo mật, an toàn thông tin. Bốn là, vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực công nghệ thông tin đang là một trong những thách thức lớn đối với lĩnh vực kinh tế số của nước ta. Nĕm là, nhận thức của doanh nghiệp, nhất là cá nhân, hộ gia đình tham gia kinh doanh trực tuyến trong nền kinh tế số còn nhiều hạn chế, nhất là pháp lý trong kinh doanh. 5. KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH TRONG QUẢN TRỊ NỀN “KINH TẾ SỐ” Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Sự phát triển của nền kinh tế số là bước phát triển tất yếu, phù hợp với xu thế khi nền kinh tế truyền thống đang dần bão hoà. Phát triển nền kinh tế số sẽ mở ra nhiều cơ hội cho cả người tiêu dùng, các doanh nghiệp (trong đó có cộng đồng start - up Việt Nam), đồng thời, thách thức cho nền quản trị quốc gia. Do vậy, thời gian tới, để xây dựng từng bước và hoàn thiện nền kinh tế số Việt Nam cần, thiết nghĩ các nhà quản trị vĩ mô cần quan tâm một số vấn đề sau đây dưới góc độ chính sách: Một là, tạo lập được một môi trường, chính sách tốt cho phát triển công nghệ số; từ đó là động lực và nền tảng cần thiết cho phát triển kinh tế số Việt Nam, trọng tâm là thực hiện tốt Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tĕng cường nĕng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Trong đó, chú trọng xây dựng nền quản trị thông minh, ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ số, nông nghiệp thông minh, du lịch thông minh, 112 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật đô thị thông minh,... Đối với nội dung này, công tác quản trị quốc gia cần hướng đến 04 mục đích chính sau: (i). Xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật thông tin có cấu hình mạnh, hiện đại, rộng khắp. Để làm điều này phải việc “đi tắt, đón đầu”, cần có chính sách phát triển doanh nghiệp phần mềm tầm quốc gia và khu vực. (ii). Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân sự công nghệ thông tin mang đẳng cấp khu vực, quốc tế và sử dụng hợp lí đội ngũ này trong nền kinh tế số ở Việt Nam. Điều này đòi hỏi các nhà quản ý giáo dục mạnh dạn đổi mới chương trình, mục tiêu giáo dục công nghệ thông tin, từng bước hình thành đội ngũ chuyên gia, tập hợp đông đảo đội ngũ kỹ sư công nghệ thông tin kết hợp đầu tư hợp lí ngân sách cho lĩnh vực này để thúc đẩy phát triển về lâu dài cho nền kinh tế số. (iii). Đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng chính phủ điện tử (E-Gov), chính phủ số có thể hoạt động 24/24, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa nền hành chính quốc gia và hình thành kho “dữ liệu kinh doanh, khởi nghiệp” gắn kết với khu vực, quốc tế; từng bước xây dựng một chính phủ gần với người dân và doanh nghiệp mà cơ chế tương tác thông qua mạng xã hội, trang thông tin, cổng thông tin và các ứng dụng từ công nghệ thông tin điện tử. (iv). Tĕng cường tính thuận lợi và tương thích cửa nền quản trị quốc gia với yêu cầu phát triển nền kinh tế số, thúc đẩy quá trình khởi nghiệp: + Đẩy mạnh cải cách thể chế hành chính nhà nước, tạo hành lang pháp lý, không gian khởi nghiệp lảnh mạnh, nĕng động cho đổi mới, khởi nghiệp, kiến tạo quốc gia. + Thúc đẩy, hỗ trợ dự án, ý tưởng khởi nghiệp quốc gia; hình thành vườn ươm khởi nghiệp, gắn doanh nghiệp và nhà khởi nghiệp, từng bước hình thành thị trường thương mại ý tưởng và sản phẩm khởi nghiệp. Hai là, có lộ trình triển khai thực hiện chính sách an toàn mạng trong bối cảnh kinh tế số nói riêng, trong đó cần hướng tới các biện pháp về bảo vệ dữ liệu cá nhân, dữ liệu kinh doanh, ứng phó xử lý sự cố, an ninh mạng, sự cố đường truyền, Sự tự do lưu chuyển dữ liệu là yếu tố nền tảng của nền kinh tế số. Vì vậy, Việt Nam cần thúc đẩy các quốc gia ASEAN đối thoại với nhau và với các đối tác để hài hòa chính sách, tạo ra một môi trường số chung thống nhất, an toàn và đảm bảo. Ba là, các chính phủ cần cùng nhau tạo ra một môi trường pháp lý cho thanh toán thông thoáng hơn, quan tâm đến môi trường thanh toán có yếu tố “số hóa”. Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các khuôn khổ pháp lý và cơ chế chính sách cho phát triển thanh toán điện tử, doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến, thương mại trực tuyến,... Trong đó, khung pháp lý rõ ràng, minh bạch và sự giám sát hợp lý của Ngân hàng Nhà nước đối với hệ thống thanh toán điện tử là một yếu tố quan trọng trong việc tĕng cường lòng tin của người sử dụng và giới doanh nghiệp vào hệ thống thanh toán điện tử. Ngoài ra, cần tĕng cường điều phối, hợp tác chính sách phát triển dịch vụ thanh toán điện tử trong nước và quốc tế, liên quốc gia, liên ngành. Chính phủ cần đầu tư trực tiếp và có chính sách tiếp tục khuyến khích và thu hút đầu tư của xã hội, đầu tư tư nhân nhằm phát triển hạ tầng kỹ thuật cho thanh toán điện tử. Tĕng cường các chính sách khuyến khích phát triển các thị trường tiềm nĕng ứng dụng thanh toán điện tử như thị trường giao thông vận tải, logistic Bốn là, ứng dụng một cách sâu rộng, hiệu quả của công nghệ thông tin vào mọi hoạt động của nền kinh tế, góp phần hình thành một nền kinh tế số không biên giới, mang lại giá trị lợi nhuận cao. Công nghệ số thúc đẩy nhiều ngành kinh doanh cải tiến mô hình phát triển, tạo ra nhiều ngành công nghiệp mới và xóa mờ đường biên giới địa lý. Hiện nay, hầu hết nền kinh tế phát triển trên thế giới có một chiến lược phát triển 113 Chính sách phát triển nền “Kinh tế số”... công nghệ số, tập trung vào việc nghiên cứu để có thể áp dụng công nghệ mới vào việc tĕng trưởng kinh tế. 6. KẾT LUẬN Ở Việt Nam, “kinh tế số” là vấn đề khá mới mẻ, cần được quan tâm nhận diện thấu đáo, có chính sách hợp lí để từng bước đón nhận, hình thành, xây dựng và phát triển trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đối với quá trình phát triển kinh tế thị trường hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thời gian tới, “kinh tế số” mang lại không gian mới đầy hứa hẹn, triển vọng song đồng thời đặt ra nhiều vấn đề chưa có tiền lệ trong quản trị quốc gia. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận vấn đề này thấu đáo, có chính sách và biện pháp hữu hiệu, tất yếu, “kinh tế số” sẽ là đòn bẩy quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu tĕng trưởng bao trùm, phát triển kinh tế nhanh, bền vững gắn với đảm bảo an sinh và giải quyết tốt thách thức về mặt xã hội của nước ta./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. The Boston Consulting Group, Report - The Internet Economy in the G-20. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Vĕn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. CTQG, Hà Nội. 3. Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tĕng cường nĕng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. 4. Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (2019), Báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2019, Hà Nội. 5. Google, Temasek (2018), e-Conomy SEA 2018 - Southeast Asia’s internet economy hits an inflec- tion point. 6. Lê Thị Thanh Huyền (2017), Phát triển nền kinh tế số trong bối cảnh Việt Nam gia nhập yêu cầu và AEC, Tạp chí Tài chính, kỳ 2, số tháng 2/2017. 7. Karim Temsamani (2018), Nền kinh tế kỹ thuật số 200 tỉ USD của ASEAN, nhipcaudautu.vn, https://nhipcaudautu.vn/thuong-truong/nen-kinh-te-ky-thuat-so-200-ti-usd-cua-asean-3324446/, đĕng tải: 19/6/2018. 8. OECD (2013), “Measuring the Internet Economy: A Contribution to the Research Agenda”,OECD Digital Economy Papers, No. 226, OECD Publishing. 9. Trpc Pte Ltd, Số hóa - Thực trạng và tiềm nĕng của nền kinh tế dựa trên Internet tại Châu Á. 10. Trung tâm Internet Việt Nam (2018), Báo cáo tài nguyên Internet Việt Nam nĕm 2018, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchinh_sach_phat_trien_nen_kinh_te_so_o_viet_nam_mot_so_van_d.pdf
Tài liệu liên quan